Books are the quietest and most constant of friends; they are the most accessible and wisest of counselors, and the most patient of teachers.

Charles W. Eliot

 
 
 
 
 
Tác giả: Chu Sa Lan
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: James Bond
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2474 / 21
Cập nhật: 2016-03-09 16:49:18 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
iệu bước chầm chậm trên nền đất trắng mịn nơi sân trước của nhà thờ. Đứng nhìn cây thánh giá màu trắng cao vút giây lát anh rẽ vào con lộ nhỏ phía bên hông. Theo lời chỉ dẫn của Ba Chung anh biết con lộ này sẽ đụng con đường lớn hơn. Đó là liên tỉnh lộ nối liền Bến Lức với Đức Hòa. Ngay tại ngã ba này có tiệm tạp hóa và cà phê. Sở dĩ anh phải đi bộ tới ngã ba chỉ vì muốn uống cà phê mặc dù ở tàu cũng có cà phê. Cà phê ở tiệm ngon hơn. Đó là lý do khiến cho anh cuốc bộ hơn một cây số. Nhà cửa lưa thưa. Người đi bộ cũng không có mấy. Thỉnh thoảng mới có chiếc xe lôi hay xe đạp. Mặt trời lên khá cao khiến cho anh đổ mồ hôi trán. Dừng lại nơi ngã ba anh quan sát tiệm tạp hóa cất bằng tôn và vách bằng ván đoạn từ từ băng qua con lộ đá màu đỏ hoạch. Khi bước vào cửa anh hơi bở ngỡ vì tất cả người ngồi trong quán chăm chú nhìn mình. Ở đây ít khi họ thấy có người lạ, nhất là một người lính thủy. Khẽ gật đầu chào mọi người anh tiến về cái bàn đặt cạnh cửa sổ.
Chú uống cái gì?
Dạ... Bác cho tôi ly cà phê đen và tô hủ tiếu
Hiệu cười nói với bà chủ quán trọng tuổi. Trong lúc chờ cà phê anh đốt điếu thuốc ngó mong ra con đường lớn. Trời tháng tư nắng không chói chang lắm vào buổi sáng. Chút gió nhẹ lùa qua cửa sổ nhỏ song cũng đủ làm cho anh cảm thấy thoải mái. Đang ngồi ngó mong anh thấy Hiền bước ra khỏi văn phòng xã. Hôm nay cô ta mặc bộ bà ba đen và mang giày ba ta cùng màu.
Vừa bước vào tới cửa Hiền hơi khựng lại khi thấy ông lính thủy khó thương đang ngồi nhâm nhi ly cà phê. Tuy nhiên sau phút do dự nàng thong thả tiến lại bàn của Hiệu.
Chắc ông không phiền nếu tôi ngồi cũng bàn với ông?
Hiệu cười nhún vai.
Cô Hiền tự nhiên... Tôi hân hạnh được mời cô ly cà phê
Hiền nói với bà chủ quán.
Dạ Bác Hai cho con ly đá chanh
Quay sang Hiệu nàng cười tiếp.
Cám ơn ông... Chắc ông Hiệu dư thời giờ lắm nên mới lên đây uống cà phê...
Biết Hiền nói xỏ mình Hiệu sùng lắm nhưng ngoài mặt anh vẫn tỉnh bơ.
Lính hải quân của tôi không làm thời chơi mà hể làm là làm chết bỏ...
Đón lấy ly đá chanh Hiền cầm lấy cái muỗng khuấy nhè nhẹ vài lần xong mới thong thả đưa lên miệng uống ngụm nhỏ.
Tôi nghe nói lính hải quân như ông tà tà lắm mà...
Hớp một hớp cà phê Hiệu cười cười không nói. Nhận thấy câu nói của mình có thể gây hiểu lầm Hiền cười giả lả.
Tôi xin lỗi ông. Tôi chỉ lập lại lời ông anh bà con của tôi. Ông ta cũng đi hải quân... Ông ta tùng sự tại bộ tư lệnh hải quân...
Hiệu gật đầu.
Bởi vậy ông ta mới nói lính hải quân tà tà. Ở một đơn vị tác chiến của hải quân như tôi thời bị Việt Cộng dũa đều đều... Bảy lần đi ngang qua Lương Hòa là hết bốn năm lần tàu của tôi bị ăn đạn B40 và AK...
Nhìn vào khuôn mặt trái soan với đôi mắt long lanh và đôi gò má hơi rám nắng của Hiền giây lát Hiệu mới từ từ tiếp.
Cô Hiền làm cái gì mà để cho mấy thằng du kích tự do bắn tàu hoài vậy...
Hiền bật cười khi nghe câu nói của Hiệu.
Ông mắng vốn tôi hả. Ông đâu có biết là tôi chỉ có ba trung đội lính mà phải bao nguyên cái làng có hơn ngàn dân. Súng ống của lính thời xưa hơn trái đất. Đạn thời hiếm hơn vàng. Đã vậy tôi còn phải đương đầu với một đại đội du kích của địch trang bị AK, B40, trung liên và thượng liên...
Hiệu nhìn đăm đăm vào cô xã trưởng với ánh mắt ngạc nhiên.
Tôi đâu có biết. Tôi tưởng...
Ông tưởng gì... Ông tưởng lính của tôi là lính kiểng còn tôi là cô xã trưởng ăn hại hả. Ông đâu có biết là lính của tôi lãnh lương chết đói. Mấy trăm bạc của chánh phủ phát đâu có nuôi nổi một vợ bốn con... Còn cái chức xã trưởng của tôi đem cho không ai thèm nhận mà còn kêu lính bắt...
Hiệu muốn cười lớn một cách vui vẻ và thoải mái nhưng sợ làm phật lòng Hiền nên đành phải gượng cười và cố giữ giọng nói của mình thành ra bình thường và tự nhiên.
Tôi xin lỗi cô Hiền... Tôi không có ý nói như vậy...
Ông không có ý nói mà ông nghĩ như vậy phải hôn. Ông cứ nghĩ, cứ nói. Mình đang sống trong một nước tự do dân chủ mà... Tôi làm sao cấm ông được...
Hiệu gật đầu cười chúm chiếm. Xuyên qua câu nói anh đoán được phần nào về đời tư của cô xã trưởng không dễ thương này. Có thể cô ta sinh trưởng nơi nào đó chứ không phải là dân cố cựu của cái làng nghèo nàn mang tên Lương Hòa. Có thể cô ta lớn lên ở thành phố, được ăn học đàng hoàng và hấp thụ nền văn hóa của thành thị cho nên mới biết và nói về tự do dân chủ. Dân quê không biết, không hiểu và không nói về hai danh từ trừu tượng mà chánh phủ hoặc giới trí thức đã rêu rao. Nó giống như thứ xa xỉ phẩm đắt tiền đối với dân quê. Hiệu nhớ lại một lần ở Tắc Cậu. Trong lúc chén chú chén anh với một ông già trong quán cà phê anh cố gắng giải thích cho ông ta hiểu thế nào là tự do. Ông ta nhìn anh với cái nhìn kỳ cục rồi mới cất giọng ôn tồn.
Chú nói không đúng rồi chú ơi. Như cái vụ đi bầu thời tôi thấy trật lất. Ông đại diện gõ cửa nhà tôi mỗi đêm dặn là phải bỏ cho ông Thiệu. Bỏ trật là ông còng đầu. Huống chi ổng chỉ đưa cho mình có mỗi một lá phiếu thời mình bỏ trật sao được. Còn cái vụ dân chủ thời càng trật xa hơn nữa. Chú bảo dân chủ là dân làm chủ. Tôi mà làm chủ cái ngữ gì. Ông xã trưởng có nghe lời tôi đâu mà toàn tôi phải làm cái gì ổng sai bảo. Chú mà nói tự do, dân chủ thời dân sẽ cười chú, bảo chú điên đó chú ơi...
Từ đó Hiệu không dám nói với dân quê về tự do và dân chủ. Bây giờ ngồi trong cái quán cóc của làng Lương Hòa, nghe Hiền nói về tự do và dân chủ anh bắt tức cười. Thấy ông lính thủy nhìn mình cười cười Hiền vặn.
Tại sao ông cười tôi... Bộ tôi nói không đúng sao?
Hiệu chống chế.
Cô Hiền nói đúng tuy nhiên...
Hiệu bỏ ngang câu nói của mình bằng cách hớp ngụm cà phê và hít hơi thuốc thật dài.
Có gì ông cứ nói đại đi...
Cô Hiền có nói chuyện tự do dân chủ với dân làng của cô chưa?
Hiền làm thinh không trả lời. Tự do, dân chủ là vấn đề mới mẻ đối với dân quê do đó nó khó áp dụng vào một xã hội có hơn một ngàn năm nằm dưới sự cai trị của vua chúa, hơn một trăm năm đô hộ của thực dân Pháp và chỉ giành được chủ quyền không bao lâu. Đối người dân quê thất học, kém hiểu biết về các quyền như tư hữu, ăn nói, suy nghĩ và đi bầu thời tự do và dân chủ là một cái gì mơ hồ và không có thực. Muốn dạy cho họ biết về hai điều đó trước nhất phải bảo đảm an ninh cho họ, lo cho họ cơm no áo ấm, con cái họ được đi học. Lớp trẻ lớn lên này sẽ từ từ hấp thụ một nền văn hóa, giáo dục mới để biết thế nào là tự do và dân chủ. Điều thiết thực nhất cho nàng là diệt hết đám du kích để đem lại an ninh cho thôn xóm.
Ông Hiệu đi lính lâu chưa?
Gần sáu năm. Cô Hiền làm xã trưởng được bao lâu rồi?
Không biết nghĩ ngợi điều gì mà Hiền cười nhỏ nói với giọng vui vẻ.
Tôi đang chuẩn bị thi vào đại học sư phạm ở Sài Gòn thời bị người ta dụ làm xã trưởng...
Thấy Hiệu trợn mắt nhìn mình vừa ngạc nhiên lẫn thắc mắc Hiền cười tiếp.
Chuyện hơi dài dòng. Tôi có ông anh bà con chú bác làm chi khu phó chi khu Bến Lức. Trong một bữa giỗ vui miệng ông ta nói nếu tôi bằng lòng thời ổng sẽ can thiệp cho tôi làm xã trưởng của làng Lương Hòa. Ổng nói muốn chống cộng hữu hiệu thời phải tiêu diệt hết đám du kích để đem lại an ninh cho dân chúng. Tôi nghe bùi tai nên bằng lòng. Thế là tôi bỏ học trở về quê làm xã trưởng. Sau khi làm một thời gian tôi mới nhận ra là tôi đã quyết định đúng. Dân làng Lương Hòa cần một cô giáo cho thời bình nhưng họ cần một xã trưởng như tôi trong thời chiến tranh. Dưới sự giúp đỡ của anh Ba và anh em nghĩa quân tôi đã dần dần chiếm được cảm tình của dân chúng...
Ngừng nói, uống ngụm nước đá chanh Hiền từ từ tiếp.
Tuy nhiên điều khó khăn cho tôi là giết được một tên du kích thời lại mọc ra hai ba thằng khác. Đại đội du kích ở đây được chỉ huy bởi Mười Tình. Hắn khôn ngoan, thủ đoạn và ác độc cho nên dân quê ai cũng sợ. Muốn đem lại an ninh cho vùng này chúng ta phải diệt được Mười Tình...
Mười Tình là ai?
Hiệu lên tiếng hỏi. Hiền nhìn chăm chú về hướng văn phòng xã lát sau mới trả lời.
Hắn bà con với tôi. Ông nội của hắn với ông nội của tôi là anh em ruột với nhau...
Hiền chợt ngưng nói khi thấy Ba Chung đứng nơi văn phòng xã đưa tay ngoắc mình.
Xin lỗi ông Hiệu tôi phải trở về xã...
Thấy Hiền định trả tiền Hiệu giơ tay ngăn.
Cô Hiền đừng làm vậy. Tôi mời cô mà...
Hiền gật đầu cười.
Cám ơn ông...
Vẫn ngồi yên tại chỗ Hiệu có vẻ đăm chiêu và suy nghĩ trong lúc nhìn theo bóng cô xã trưởng.
1 giờ sáng. Muỗi vo ve. Máy truyền tin kêu sè sè. Hiệu ngồi im trên mui. Bên cạnh anh Hiền cũng im lìm như ngủ. Tuy nhiên cả hai đều biết người bên cạnh không ngủ được. Phía bên trái đang ngồi lì trên ghế lái Đạt chợt lên tiếng.
Anh Hiệu và chị Hiền uống cà phê không tôi pha cho...
Hiền cười thành tiếng ngắn.
Uống... Dù biết uống cà phê là thức trắng đêm...
Hiệu cười lặng lẻ còn Đạt rời ghế lái đi pha cà phê. Lát sau anh trở lại với ba ly cà phê đen nóng hổi.
" Nhà ông Hiệu ở Sài Gòn? "
Hớp ngụm cà phê Hiệu gật đầu.
Dạ... Tôi ít khi về nhà..."
Hiền đưa đồng hồ lên xem đoạn chép miệng.
- Hơn hai giờ rồi... Chắc cái vụ phản phục kích của tôi không thành rồi. Thằng Mười Tình nó khôn lắm..."
Hiệu cười lặng lẻ trong bóng đêm.
" Còn sớm mà... Biết đâu..."
Ngay lúc đó chợt có tiếng súng nổ ran ran rồi dồn dập hơn nơi hướng tây bắc của làng Lương Hòa. Hiền la với giọng mừng rỡ.
" Đụng... Đụng rồi..."
Hiệu ra lệnh gọn cho Đạt đang ngủ ngồi nơi ghế lái.
" Ra giữa sông "
Trao ống nói cho Hiền Hiệu nói nhanh.
" Cần liên lạc với Ba Chung cô Hiền cứ bấm nút và nói vào đây..."
Giọng nói của Ba Chung vang sang sảng trong máy 46.
" Alpha 12 đây Ba Chung... Nghe rõ trả lời..."
" Ba Chung đây 12... Anh hốt được mấy con vịt đẹt? "
Tiếng cười vui vẻ cùng giọng nói chắc nịch của Ba Chung vang lên.
" Anh hốt trọn ổ tụi nó rồi... Em cho tàu vào bốc anh đi..."
" Anh và con cái sẵn sàng đi rồi ông Hiệu sẽ vào đón anh..."
Trong lúc Hiền nói chuyện Hiệu bảo Đạt lái tàu về phía khu vườn thơm để đón toán đi kích của Ba Chung. Dưới ánh hỏa châu Hiệu thấy mấy bóng đen đứng lố nhố trong bờ. Tàu từ từ ủi vào. Đèn pha quét sáng rực cho Hiền nhận diện đúng lính của mình. Tiểu đội nghĩa quân 12 người leo lên mang theo sáu xác chết và vũ khí tịch thu được của địch. Ba Chung cười nói đùa với Hiệu.
" Tụi này đang tính dọn chỗ ngủ thời sáu thằng em của Mười Tình lò dò ra. Cắc bùm... Thế là tôi hốt gọn... Trưa mai tôi mời chú ba chung nghe...
Hiệu cười gật đầu.
" Ba chung thôi nghe... Nhiều hơn tôi theo không nổi anh đâu...
Cười khà khà Ba Chung đùa.
Chú nói giỡn chú. Hải quân như chú thời ba chung mà nhằm nhò gì..."
Hiệu cười nhỏ khi tàu ủi vào bãi đất trống. Hiền với Ba Chung và lính lục tục lên bờ mang theo xác chết. Hiện thở dài khi ngửi mùi máu tanh tanh phảng phất trên sàn tàu.
17 giờ. Từ Trà Cú chiếc Alpha 12 rẽ sóng xuôi về Lương Hòa. Trời xanh cao. Gió nhè nhẹ. Mặt sông Vàm Cỏ Đông gờn gợn sóng. Cảnh vật im vắng và đìu hiu. Bảng ngồi trên mui cạnh Đạt đang lái tàu. Cam ngồi trong ụ súng 20 ly trên cao. Riêng Minh lãnh ụ súng đại liên 50 ở trước mũi. Vì Hiệu vẫn còn ngủ nên Bảng là thuyền phó phải thay Hiệu ngồi trên mui để nghe máy liên lạc.
Sắp tới Lương Hòa rồi...
Bảng lên tiếng khi chiếc tàu đi vào khúc quanh cuối cùng. Sau khúc quanh này sẽ là khu vườn thơm bên tay trái. Hiệu bước ra trên tay còn cầm ly nước lạnh. Hớp ngụm nước anh cười với Bảng.
Em đã báo cáo cho bộ chỉ huy chưa?
Bảng cười gật đầu.
" Tôi đã báo cáo rồi. Bravo bảo mình trở lại Lương Hòa tiếp tục công tác cũ...
Hơi gật đầu Hiệu bước tới đứng tựa vào ụ súng đại liên 50 của Minh. Cắc... Bùm... Tạch... tạch... tạch... Chíu... chíu... Tiếng súng nổ đột ngột. Đạn rít trong không khí.
" Việt Cộng bắn...
Hiệu hét vào tai Minh xong lạng người chạy ào về phía sau lái tàu nơi đặt khẩu đại liên 50. Anh miết cò khi thấy ánh lửa lóe lên trong hàng dừa nước. Hai ụ đại bác 20 ly và đại liên 12 ly 7 của Cam và Minh rống lên từng hồi hòa lẫn trong tiếng la làng của Đạt.
" Anh Hiệu... Bảng bị rồi...
Buông khẩu súng Hiệu chạy ngược về mũi tàu. Leo lên mui anh thấy Bảng nằm ngửa. Hai mắt mở trừng trừng Bảng thở phì phò và bàn tay nắm lại như cố giữ lấy tấm bản đồ đang cầm. Hiệu ứa nước mắt. Anh biết mình bất lực, không làm gì được để cứu lấy thằng em ở chung tàu với mình hơn một năm. Viên đạn của tên du kích nào đó đã bắn trúng ngay cổ của Bảng. Dù cẩn thận mặc áo giáp và đội nón sắt Bảng cũng không tránh được cái chết. Hiệu thở hắt hơi dài. Đúng ra viên đạn đó phải dành cho anh bởi vì Bảng đã ngồi thế chỗ cho anh. Số mệnh? Hiệu tự hỏi thầm. Nhấc lấy ống nói của máy 46 anh khàn giọng.
Bravo... Bravo... Đây Alpha 12...
Bravo nghe 12...
Trình Bravo tôi có thằng em vừa bị giải ngũ...
Báo cáo vắn tắt với bộ chỉ huy xong Hiệu ra lệnh cho Đạt lái tàu thẳng về Bến Lức.
Dòng Sông Cỏ Mục Dòng Sông Cỏ Mục - Chu Sa Lan Dòng Sông Cỏ Mục