Số lần đọc/download: 5824 / 104
Cập nhật: 2014-11-19 09:40:34 +0700
Chương 7
C
ũng phải đi từ sáng sớm đến quá trưa mới sang được sườn núi bên này, khuất biển. Lên tới đỉnh cao nhất, An Tiêm quay lại, nhìn trái núi tun hút xuống mặt nước. Trông lại biển, đằng sau cái ngấn chân trời, có đất quê và con sông Cái. Lát nữa, xuống núi bên này, không còn thấy như thế, có bao giờ trở lại? An Tiêm và Nàng Hoa mỗi người thoáng một vẻ ngao ngán khác nhau. Rồi trèo xuống, cả nhà lúi húi lấp dần xuống khe. Đến chỗ cách đám cọ rừng một quãng, có một hang đá phẳng, phía trên tự nhiên nhô ra như mái nhà. Đấy là chỗ An Tiêm đã đánh dấu làm nơi trú chân. Thế là mỗi người mỗi việc. Mon biết đường ra đám cây cọ, Mon đưa mẹ đi kiếm củi. Rồi An Tiêm và Mon, bố con khuân đá lên, lát nền và lấp hai bên vách kín. Thành một vuông nhà tường đá, trông ra những hòn đá tảng bậc bậc xuống phía có ánh sáng xanh những tàu lá cọ. Nàng Hoa và Gái vác về được hai bó củi cọ, đánh lửa lên. Ngọn khói xanh xanh cuốn vào vòm đá, vừa cay mắt, vừa thơm. Người ở đâu đun bếp cũng được khói lùa vào cay mắt, và ở đây, lần đầu cái hang đá thấy có người đến, người ở và người đốt lửa. Buổi tối, Mon và Gái ăn bánh xong, ngồi khơi lửa chơi một tý, rồi ngủ ngay bên cái tay nải. Mẹ kê tay nải vào sườn che lạnh bên ngoài. An Tiêm và Nàng Hoa, hai vợ chồng ngồi bàn tính công việc. An Tiêm nói:
- Trời này còn rét vài cơn nữa mới thôi. Giêng hai rét đài, rét lộc, núi còn lạnh, ta ở đây cho đến khi ấm trời có mưa xuống hãy đi tìm nơi khác.
- Cứ ở đây mà đi kiếm cái ăn về có được không?
- Không được. Đẵn hết đám cọ kia thì hết nước uống.
- ờ nhỉ, vài cây cọ khô cũng chỉ đốt sưởi mấy đêm thì hết thôi. Cái rét trên núi cao luồn vào khe đá, phả quanh người, cứ thấm dần, nửa đêm về sáng, buốt như châm gai. Chợt có lúc đợi mãi không nghe một tiếng gà eo óc, một tiếng chó sủa, tưởng những tiếng ấy đâu xa từ kiếp trước rồi. Càng buốt lạnh hơn. Đá được lấp thêm kín phía trước mặt, bây giờ vòm thành cái cửa hang tò vò một lỗ vừa người chui. Mỗi đêm, từ chặp tối, đống lửa càng cao hơn mọi khi. Nhưng ban ngày phải hà tiện. Thế mà cũng không đủ. Bởi những cây cọ thân mủn, lửa ăn ngoem ngoém, chỉ mới nửa đêm, đã vạc hết. Cái lạnh bò vào và lạnh từ trong đá toát ra, cứng chân tay, không nằm, không ngồi được. Cả nhà rúc quanh cái tay nải, đợi sáng. Sáng sớm, An Tiêm xách dao đi. Mon hỏi bố:
- Bố đi đâu? An Tiêm đáp:
- Ra rừng cọ. Đi lấy củi, Mon nghĩ thế. Nàng Hoa bảo chồng:
- Đợi chốc nữa tan sương hãy đi có hơn không? An Tiêm đáp:
- Đi sớm mới kịp được. Không hiểu kịp cái gì, Mon chỉ lúi húi đi với bố. Đến đám cọ, trông những cây cọ khô phờ phạc, mấy hôm đã chặt vãn, chẳng còn mấy. An Tiêm bảo Mon: 99 100
- Con vơ những tàu cọ kia rồi buộc lại. Bố đẵn cây cọ này.
- Bỗ đẵn làm củi à?
- Không, làm giường, làm vách, cho ấm hơn.
Mon không hiểu bố làm giường, làm vách thế nào. Nhưng Mon không hỏi thêm, mà chỉ cắm cúi nhặt, vơ lại, rồi lên gối buộc thành một bó. An Tiêm đẵn một lúc ba cây cọ đã chọc nước. Rồi xả ra từng mảnh, chỉ còn cái thân dài, nhẵn cả hai mặt. Loay hoay gõ, tước cộc cộc, đến lúc thấy sương xuống lạnh buốt hai mang tai, biết đã chiều. Cũng vừa xong, bố con ra về, vác theo củi, cả những mảnh thân lá cọ. ở hang, trong khi Nàng Hoa thổi lửa nướng bánh, An Tiêm và Mon lục cục lát những mảnh cọ xuống mặt đá. An Tiêm đặt lá xuống trước, rồi phủ lên từng thanh cọ một. ở cả ba phía vách đá ngoài lại kê ván dựng, trông vào đống lửa ở giữa, thành hình tươm tất một mặt ván như mặt nhà sàn, có vách tựa. Lửa vừa to ngọn, mọi người ngồi xuống. Mon và Gái thử đặt lưng vào cái giường mới. Nằm lên thanh cọ phẳng thấy ấm, khác hẳn cái lạnh mặt đá. Những tàu lá cọ ở dưới làm bồng bềnh mảnh cọ, không khấp khểnh được. Thế là trong hang đá có sàn tử tế, như ở nhà, cũng đỡ lạnh. An Tiêm nói:
- Dù ở hang thì mình cũng là con người, phải có chỗ ăn chỗ nằm tử tế. Ngọn lửa đương đượm. Khói nghi ngút đầy hang. Những thân cọ đỏ hỏn. Nàng Hoa nói:
- Cái củi ọp ẹp này chỉ một lúc thì tàn. Ngủ sớm đi, còn ấm. Mon nằm trên những mảnh cọ cạnh đống lửa nhìn vẩn vơ lên vách đá. Vách đá có nước hay sao mà thấy cứ nhấp nhánh. ánh lửa càng cao thì đá càng nhấp nhánh vòng rộng ra. Rồi trông thấy nước chảy loang loáng cả đến chỗ đầu ngọn lửa đương bốc lên. Nhưng, không hiểu sao, không thấy giọt nước nào rơi xuống. Mon bảo bố:
- Trên vách đá có nước, bố ạ. An Tiêm nhìn quanh rồi nói:
- Hang này không có nhũ, phải có nhũ mới có nước.
- Nước kia kìa. An Tiêm ngẩng lên nhìn, rồi cười, nói:
- Rắn đấy.
Cả Mon và Gái sửng sốt đứng dậy. Nhưng đứng cao, gần đụng chỗ nhấp nhánh ở mái đá, lại ngồi thụp xuống. Bây giờ mới trông thấy những con rắn đương bò vằn vèo trong khe đá mà mình rắn nhấp nhánh, thoạt nhìn cứ tưởng nước chảy. Những con rắn ở các phía vách đá luồn dồn cả đến trên ngọn lửa, chốc, những cái đuôi lại thò xuống, như đuôi chuột. Gái bưng tay lên mặt, không dám nhìn. Rắn đậu tụ thành một mảng to như cả mặt vách đá nhấp nhánh. Mon rút mảnh cọ dưới chân, muốn chọc lên cho nó rơi xuống. Phải đánh rắn. Không đánh, có lúc nó cắn mình. Nhưng An Tiêm đã nói:
- Con trăn, con rắn mùa rét thì hiền lành, chẳng làm hại ai đâu. Suốt mùa này nó cuộn tròn ngủ khì trong hốc đá. Thấy lửa ấm thì mò đến. Nó cũng rét, muốn sưởi ấm như mình thôi.
Nghe bố nói thế, Mon và Gái ngồi lặng lẽ nhìn đàn rắn bò trên vách đá. Những con rắn đến cả phía trên ngọn lửa rồi nằm im, vết nhấp nhánh bây giờ như những cái mắt đá. Không ai nghĩ đến có rắn ở cạnh mình nữa. Mon buồn ngủ, rồi ngủ thẳng một giấc đến sáng. Khi thức, đã thấy bố ngồi nướng bánh. Nhưng đầu tiên Mon trông ngay lên vách đá. Những con rắn được chỗ có hơi lửa ấm, nằm yên, có lẽ những vết nhấp nhánh đã thôi lung lay từ đêm qua. Ngày lại ngày, không còn ai ngó ngàng đến lũ rắn nằm sưởi nhờ người trên vách đá. Bởi vì, người ta còn những nỗi lo khác, lo hơn. Nàng Hoa nói:
- †n hết chiếc bánh này thì chỉ còn ba cặp bánh nữa thôi. Tuy nghe mẹ nói thế, nhưng trẻ con cũng chưa biết lo. Chỉ có An Tiêm và Nàng Hoa, từ hôm trước, đã thường bàn bạc, lo lắng. Cái lo khi chưa đến thì còn nhẹ nhàng nhưng bây giờ cứ mỗi hôm một xiết lại. Nếu ở rừng, có thể tìm ra nơi đất thịt hun làm bánh ngói ăn tạm được. Nhưng trên khe núi, một nắm đất mủn cũng không có, ngày kia, ngày kìa không còn gì ăn, sống bằng cách nào? Mấy lần, An Tiêm bảo Nàng Hoa:
- Hết cái rét này, ta sẽ vào phía trong đảo, tìm đến nơi có rừng thì mới có thể kiếm ra cái ăn được.
Nàng Hoa cũng hy vọng thế. Sự tin tưởng của Nàng Hoa vào những tính đếm của chồng cũng làm nỗi lo vơi đi. Nhưng bao giờ mới đến ngày nắng ráo? ở trên núi quanh năm mù mịt trong gió hú, ngày và đêm cuốn đi, nếu ngày nào không có một lúc hửng sáng trong làn sương đục vào lúc xế trưa thì không ai biết có ngày nữa. Mỗi ngày nỗi lo lại ló ra. Lương cạn rồi mà ngày nào cũng âm thầm thế này. Nhưng có một cái lo hơn lại đến trước. Hết nước. Mon xuống lưng núi, chặt cọ. Chặt đến hai cây cọ mà nước chỉ ra nham nháp. Mấy hôm trước, nước cây cọ phun như vòi. Bây giờ không lên nổi một giọt. Không hiểu tại sao. Mon chạy ngay về, bảo bố thế. An Tiêm xuống, trèo lên chặt luôn mấy cây. Chặt đến cả ngọn, cả bẹ, cũng chỉ có nước nham nháp. An Tiêm nhớ ra bao giờ cũng đến cuối năm khi mùa khô tới, nước ngược từ trong đất lên nuôi cây. Nhưng đến khi bắt đầu măng mọc, chớm có mưa mới và có sấm, nước trong thân cây cũng vừa cạn. Ai xưa nay đi rừng kiếm cái ăn cái uống làm miếng sống đều biết như vậy. Bọn cây cọ này cũng như thế chăng? Nhưng, nếu thế thì điềm cạn nước trong ống cây cũng là lúc trời sắp mưa? Trong cái khó khăn nhất, sẽ thấy được chỗ nút cởi. Hết nước trên mặt đất và trong cây thì trời sắp mưa. Phải thế chăng? Đêm núi hoang dại, không một tiếng động - cả tiếng dế, tiếng kiến cũng không nghe thấy ở núi đá. Con kiến, con dế cũng chưa dám đến, ở đây đêm cứ thăm thẳm thế này. Mọi khi cũng biết thế, nhưng đêm nay, đêm không còn nước uống, đêm càng sâu hơn, rợn hơn, khiếp hơn. Quanh trên đầu, những cơn gió ở đâu lại chồm đến, đuổi nhau, chạy phần phật bốn phía rồi gào lên, tuốn đi, hòa với trăm nghìn vạn tiếng gió khác, như kéo cả triền núi bay theo.
Đang ầm ầm, lại bỗng nín im, chùng xuống, nặng chịch. Rét cong sống lưng. Rét lắm. Bao nhiêu đêm thế rồi. An Tiêm nhìn ra cửa hang, vẫn tối bưng mắt như mọi đêm. Không một đốm sao. An Tiêm ra lấy củi. Đốt nữa, đốt cho trông thấy ánh lửa dập dờn lên, đỡ hiu hắt. Nàng Hoa hỏi An Tiêm:
- Mình vẫn thức à? Nàng Hoa nói to:
- Đá sao mà đổ mồ hôi, ướt nham nháp cả, mình ạ. An Tiêm quờ tay ra. Mọi khi đá khô khốc, lạnh tê, bây giờ đá ướt nhầy nhụa dưới tay. Trở trời rồi. An Tiêm lắng nghe vách đá trên đầu có tiếng rào rạo như tay ai cầm một nắm sạn cọ vào nhau. Đấy là tiếng trăn, tiếng rắn đang bò. ánh lửa hắt lên, thấy trong khe những mình rắn nhấp nhánh đuỗi dài, không cuộn tròn im phắc như mọi khi. An Tiêm bảo:
- Đá đổ mồ hôi, thế là trở trời rồi. Mọi khi, những con rắn có lửa sưởi ấm thì im thít, bây giờ vừa nồm một cái, lửa lên đã cựa quậy, không chịu được nóng, muốn bò đi nơi khác. Mình trông lại mà xem. Nàng Hoa không nhìn đám rắn trên đầu, mà chỉ hỏi:
- Trở trời mà rắn bò xuống đây thì thế nào?
- Không sao. Nàng Hoa cũng chưa đỡ lo, nhưng An Tiêm đã nói câu khác, như mong mỏi, như dè dặt:
- May ra thì có mưa. May ra... Nàng Hoa chợt nhớ ngày trước:
- Kể ra còn ở Bãi Lở thì dạo này cũng đến cữ mưa mới rồi. Không ai nói rõ hơn nữa, mà cùng nghĩ: mưa xuống thì có nước uống. Từ đấy đến sáng, thức và lặng im. Mọi ý nghĩ của hai người đều ngóng ra ngoài trời đêm. Nhưng cửa hang như cái miệng giếng, chỉ thấy đen dày, mù mịt. Một lúc, chợt mờ mờ qua cửa hang như một làn bụi sương. Mon nhỏm dậy, hỏi bố:
- Sáng rồi, hả bố? An Tiêm đặt tay lên vai con, ngước mặt và hỏi:
- Con nghe tiếng gì đấy không?
- Không.
- Tiếng gió đấy.
- Gió mọi khi hú to lắm mà.
- Không, gió đông, gió đông khác gió bão. Gió đông chỉ vờn khe khẽ, nghe kỹ mới thấy. Có gió đông về thì ấm rồi. Mon lắng tai nghe xem gió đông thổi khác gió đêm qua thế nào. Nhưng Mon lại nghe những tiếng ùng ục nổi từ đằng xa. Mon reo:
- Gió đông đương kêu ùng ục, phải không bố? An Tiêm đứng lên, cười như reo và nói:
- Không! Sấm đấy! Sấm! Sấm mới rền ở bên kia núi. Thế là đương mưa ngoài bể. Đương mưa ngoài bể rồi. An Tiêm bước ra cửa hang rồi lại quay vào ngay.
- Mưa sắp đến đây. Cả cái Gái cũng đã thức. Gái nói:
- Mưa thì có nước uống, mẹ nhỉ! Nghe câu Gái hỏi, ai đương khát nước cũng động lòng, cả nhà xôn xao lên. Bên ánh lửa nhấp nhóa trong hang, người bộn rộn, cứ ngồi đứng lố nhố trông ra. Một làn sương mỏng vẫn phủ cửa hang, nhưng bây giờ nghe và nhìn trong thinh không, cảm thấy từ bên kia núi đưa sang một đám mây mòng mọng, tưởng như có những ông sấm đương ầm ầm chạy quanh. Đám mây nước đã tràn qua hết ngọn núi sang bên này. Mọi người đều cảm thấy một cơn gió vừa mát vừa ấm hây hẩy vào hang, khác hẳn cái gió hanh hao mọi khi. Rồi còn những ông sấm đằng xa, mỗi ông lại rền một tiếng ở một góc trời, các ông sấm cũng mừng sắp có mưa mới đầu năm. Tiếng ào ào xa xa gần gần! Mưa rồi, mưa tới rồi, mưa tới ngay cửa hang rồi. Những hạt mưa to lúc đầu rơi chan chát xuống đá bỗng ào ào xối một chặp liền. Nàng Hoa và Gái, cả Mon xô ra cửa hang, tíu tít, luống cuống giơ hai bàn tay hứng mưa, vốc lấy mưa. Những hạt mưa lẹt đẹt trên bàn tay, ai cũng mút tay chùn chụt. An Tiêm ra sau, đặt cái ống cọ hứng nước, lại cầm theo cái tay nải không ném xuống bờ đá. Mưa lộp bộp trên cái nải. Mon hỏi bố:
- Bố giặt tay nải à?
- Không, để tay nải thế cho nước thấm, lấy cái mà trữ nước uống tạm.
Hai anh em Mon không có cái lo ấy mà cứ tưởng tượng được mưa to và có lẽ từ giờ ở trên núi cứ mưa to mãi, lúc nào khát chỉ việc chìa tay ra hứng. Mưa mới, mưa to lắm, mưa lâu thật. Tiếng rào rào liên miên đan khít hai bên tai. Cửa hang không tối nữa, mà bây giờ mù trắng bóng nước. Tạnh mưa, ngoài hang lộ ra một miếng trời còn mọng nước lóng lánh. Trời đã sáng từ bao giờ không biết. Bước ra, thấy trời và 109 110 núi hơn hớn như chú bọ ngựa xanh rờn vừa lột xác, khác hẳn con bọ ngựa già hôm qua. Trời quang rồi, phía nào cũng trông thấy núi đen sẫm, chạy dài hai bên đuôi mắt. Nhưng không còn cảm nỗi ghê rợn như những hôm trước. Trong tiếng gió đông giỡn qua, mặt trời chói lọi chiếu vào lớp lớp núi đá vừa tắm mưa xong, lấp lánh muôn ngàn vết sáng kỳ lạ. Những ngọn gió đông từ những vùng trời xa xôi nào đến, giỡn trên những khe đá, những hang, những vực, tiếng vờn, tiếng vui, khiến con người bỗng nhiên không còn cảm thấy ngập trong nỗi lo sợ tuyệt vọng nữa, mà thấy như đâu đây, thiên hạ đâu đâu cũng có người, tiếng vang tiếng ấm của con người từ trong bờ quê, sông quê đem đến trong tiếng gió những hy vọng khác thường. An Tiêm bước ra đứng trên một tảng đá lớn nhô ngay dưới mái hang. Nàng Hoa nhìn theo, thấy An Tiêm đương vẫy tay. Nàng Hoa và Gái với Mon cùng ra trèo lên. Một niềm vui lạ lùng đến trước mắt: mặt đá hũm chỗ chân đứng đã thành cái vũng đầy nước, lấp loáng ánh mặt trời. Không ai bảo ai, cả nhà cúi uống ngụm nước mưa mát lạnh. An Tiêm trỏ tay lên bốn phía, nói:
- Chỗ nào có tảng đá to sang sáng là có hũm nước trên nóc. Trời cho ta những cái giếng nước kia đấy.
Mon nhìn mấy tảng đá gần thấy trên nóc đều đọng nước, bóng mặt trời sáng chói. Có hũm sâu như hang, trong có rêu. Đã lâu, rêu khô xác, bây giờ nước xuống, những nạm rêu khô lại xõa ra, mềm lụa xám mờ dưới đáy nước. Mon và Gái chạy chuyền các mỏm đá ra xa, còn thấy nhiều cái giếng trời như thế. Mon về bảo bố:
- Nhiều giếng đá lắm. Chẳng cần cái tay nải thấm được vài ngụm nước của bố đâu. Chiều hôm ấy, An Tiêm bàn với Nàng Hoa:
- Nhiều nước mưa thế này, lại còn mưa suốt mùa hè nữa, ta khéo giữ thì ta có nước uống quanh năm. Không sợ chết khô trên núi đá như bọn nhà nhái bén nữa. Có cái uống, nhưng ở núi đá thì chẳng kiếm được cái ăn. Ta cũng không thể ở mãi chỗ núi đá trọc thế này. Bây giờ đã sang mùa ấm, có nắng, ta tìm ra trước mặt xem chỗ nào có rừng. Phải thấy rừng mới kiếm được cái nuôi sống người.