Chỉ có một thành công mà thôi, đó là sống cuộc sống của mình theo cách của chính mình.

Christopher Morley

 
 
 
 
 
Tác giả: Arundhati Roy
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The God Of Small Things
Dịch giả: Thanh Vân
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 8
Cập nhật: 2023-06-18 15:52:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
5.
Đất Nước Của Riêng Chúa Trời
hiều năm sau, khi Rahel trở về với dòng sông, nó chào đón cô bằng nụ cười ghê rợn của cái đầu lâu có những hố trước kia là răng, và bằng bàn tay rũ rượi giơ lên từ giường bệnh viện.
Cả hai việc đều đã xảy ra.
Dòng sng co hẹp lại. Còn cô thì lớn lên.
Phía hạ lưu đã xây một cái đập ngăn nước mặn để đổi lấy những phiếu bầu của các điền chủ có thế lực. Cái đập ngăn không cho nước mặn chảy vào, chỉ chảy ra biển Ả Rập. Vì vậy hiện nay họ thu hoạch hai vụ một năm thay cho một vụ. Được nhiều lúa hơn, với cái giá cả một dòng sông.
Dù là tháng Sáu và đang mưa, hiện giờ dòng sông vẫn không hơn một cái rãnh sưng phồng. Một dải nhỏ nước đặc sệt vỗ yếu ớt vào hai bên bờ đầy bùn, đôi chỗ lấp lánh ánh bạc của một con cá chết. Nó bị tắc bởi một loài cỏ mọng nước, những bụi rễ mầu nâu gợn sóng như những cái xúc tu mảnh dẻ dưới nước. Những con chim có đôi cánh màu đồng đi qua lòng sông. Chân chúng bẹt, bước chân thận trọng.
Dòng sông đã một thời gây nên bao nỗi sợ hãi. Thay đổi nhiều cuộc đời. Nhưng giờ đây, những chiếc răng của nó đã mất, sức sống đã lụi tàn. Nó chỉ là một bãi cỏ xanh rờn, quánh bùn, kéo dài, nước chảy lờ đờ mang những rác rưởi hôi thối ra biển. Những cái túi nilon mỏng mầu sang bay qua mặt nước sền sệt đầy cỏ giống những bông hoa bay của miền cận nhiệt đới.
Những bậc đá có thời dẫn những người đi tắm đến với nước, những ngư dân đến với cá, nay hoàn toàn phơi nắng phơi mưa và chẳng còn dẫn đến nơi nào, giống như một đài kỉ niệm đầy những tay đòn chìa ra ngớ ngẩn và chẳng kỷ niệm một cái gì. Những cây dương xỉ chui lên qua những kẽ nứt.
Trên bờ bên kia của dòng sông, bờ sông dốc đứng đầy bùn thay đổi đột ngột thành những bức tường bùn thấp của những túp lều. Bọn trẻ con chìa đít lên trên các gờ và ỉa thẳng lên lớp bùn non của lòng sông phơi ra. Những đứa bé hơn để các sợi lầy nhầy tự tìm đường rơi xuống. Cuối cùng, đến chiều, nước sông dâng lên nhận những món quà tặng ban ngày rồi cuốn ra biển, để lại những đường lăn tăn của lớp váng dầy, mầu trắng trong lòng sông. Phía thượng lưu, các bà mẹ sạch sẽ giặt quần áo, rửa bô trong những nhánh sông còn sạch. Nhiều người tắm. Những phần thân trên nhô lên đầy bọt xà phòng trông như những tượng bán thân mầu thẫm trên một bãi cỏ chạy dài, rập rềnh.
Trong những ngày ấm áp, mùi phân bốc lên và lởn vởn phía trên Ayemenem như một cái mũ.
Xa hơn trong đất liền, phía bên kia sông, một dãy khách sạn năm sao đã được Heart of Darkness mTimes New Roman">Ngôi nhà Lịch sử (nơi các bậc tổ tiên có móng chân bền chắc, thì thào) không còn tiếp giáp với bờ sông. Nó lùi sâu vào Ayemenem. Các vị khách đi ngược dòng từ Cochin. Họ đến bằng tàu thủy chạy nhanh rẽ nước thành hình chữ V và để lại đằng sau một lớp mỏng dầu hỏa óng ánh cầu vồng.
Từ khách sạn nhìn ra, cảnh rất đẹp, nhưng nước ở đây quá đặc và độc hại. Những tấm biển Cấm bơi viết bằng một kiểu chữ bay bướm. Chúng dựng thành một bức tường cao, ngăn tầm nhìn thấy khu nhà ổ chuột và ngừa xâm lấn đất đai của Kari Saipu. Nhưng khó mà ngăn được các thứ mùi.
Nhưng họ có cả một bể bơi. Thục đơn của họ có cá tươi tiềm và bánh kếp.
Cây cối vẫn tươi tốt, bầu trời vẫn biếc xanh như không có chuyện gì. Cho nên họ cứ thẳng tiến và bước vào một thiên đường nặng mùi. Trong các cuốn sách mỏng, người ta gọi nơi đây là “Đất nước của riêng Chúa trời”, nhưng những Người ở khách sạn đều biết rằng cái mùi khó ngửi kia giống như sự bần cùng của người khác, chỉ là một thứ phải quen dần. Một sự trừng phạt. Của Thời tiết khắc nghiệt và Điều hòa nhiệt độ. Chẳng hơn gì.
Ngôi nhà của Kari Saipu đã tân trang và sơn lại. Nó trở thành mảnh trung tâm của một quần thể phức tạp, ngã tư của những kênh đào nhân tạo và những cầu nối. Những chiếc thuyền nhỏ bập bềnh trên mặt nước. Một căn nhà gỗ của tên thực dân già, có hiên sâu thẳm và những cái cột kiểu Doric, vây quanh là nhiều ngôi nhà gỗ nhỏ hơn, cũ hơn - những căn nhà của tổ tiên truyền lại - một chuỗi khách sạn đã mua khỏi tay các gia đình cổ xưa và chuyển vào Heart of Darkness. Những khách du lịch giàu có chơi trò Lịch sử trong đó. Giống như những lượm lúa trong giấc mơ của Joseph, giống như một đám đông dân chúng háo hức đang thỉnh cầu một quan tòa người Anh, những ngôi nhà cổ được xếp đặt vây quanh Ngôi nhà Lịch sử với vẻ tôn trọng. Khách sạn được gọi là “Heritage”.
Người trong khách sạn thích kể cho các vị khách của họ rằng ngôi nhà cổ nhất trong các ngôi nhà gỗ là một nhà kho lát ván, rất khít, có thể trữ đủ lương thực nuôi quân đội trong  suốt một năm, là ngôi nhà do tổ tiên truyền lại. Đồ gỗ và những thứ lặt vặt trong nhà được đem ra trưng bày. Một cái ô bằng sậy, một cái ghế dài bằng cây liễu gai. Một cái hộp đựng hồi môn bằng gỗ. Chúng được gắn những cái nhãn đầy vẻ khai trí như Cái ô truyền thống của Kerala và Hộp đựng hồi môn truyền thống của cô dâu
Tối tối, (để tăng thêm hương vị đại phương), các vị khách du lịch được chiêu đãi những buổi biểu diễn kathakali trích đoạn (“Nhớ phải diễn hết câu chuyện đấy”, viên Quản lý khách sạn dặn dò các vũ công). Vì thế vở diễn cổ điển sáu giờ liền được rút lại thành hai mươi phút trích đoạn.
Buổi biểu diễn thường ở ngay trên sân khấu cạnh bể bơi. Trong lúc những người đánh trống gõ trống, các vũ công múa, thì các vị khách nô đùa với con trong nước. Trong lúc Kunti thổ lộ điều bí mật với Karna trên bờ sông, các cặp ve vãn mải thoa dầu chống nắng cho nhau. Trong lúc các ông bố trêu chọc các cô con gái đến tuổi cập kê của họ về những chuyện tình ái vẩn vơ, Poothna cho bé Krishna bú bằng bầu vú bị nhiễm độc. Bhima mổ bụng Dushasana và nhúng vào dầu Draupadi vào máu hắn ta.
Hiên sau của Ngôi nhà Lịch sử quây kín lại thành nhà bếp rất thuận tiện (nơi đội cảnh sát không phải tầng lớp Tiện dân ùa vào, nơi một con ngỗng có thể bơm phồng vừa nổ tung). Lúc này không gì hơn món kebab và món sữa trứng caramen ở đây. Cuộc Khủng bố đã qua. Mùi thức ăn hành hạ. Lặng lẽ xào nấu tấp nập. Gừng, tỏi đập rộn rã. Lợn, dê bị mổ thịt. Thịt đem thái hạt lựu. Cá đem đánh vẩy.
Một vật gì đó bị chôn trong lòng đất. Dưới lớp cỏ. Dưới trời mưa tháng Sáu hơn hai mươi ba năm.
Một đồ vật nhỏ bị lãng quên.
Cuộc đời sẽ không quên điều gì.
Một chiếc đồng hồ đeo tay của trẻ em bằng nhựa, có chỉ giờ sẵn.
Hai giờ kém mười.
Một lũ trẻ con theo sau bước chân Rahel.
- Chào hipi - chúng nói, quá muộn đến hai nhăm năm -Tên mày là gì?
Có người nào đó ném một hòn đá vào cô, và tuổi thơ của cô bay mất, quất mạnh vào quyền lực mong manh của nó. Trên đường về, đi theo con đường vòng quanh Ngôi nhà Ayememen, Rahel xuất hiện trên đường cái. Ở đây cũng thế, các ngôi nhà mọc lên như nấm, có điều các con đường hẹp rẽ ra từ đường cái dẫn đến các ngôi nhà nép mình dưới gày không thể đi ô tô được, làm Ayemenem có một vẻ tĩnh mịch của vùng nông thôn. Thực ra, dân số của nó đã phình ra bằng một thành phố nhỏ. Đằng sau bề mặt ngoài mỏng manh của ngôi nhà kính, một đám đông dân chúng có thể tụ tập lúc có chuyện. Đánh đến chết một người lái xe buýt bất cẩn. Đập vỡ cửa kính một chiếc ôtô dám liều lĩnh ra ngoài trong ngày của phe Đối lập. Ăn cắp insulin nhập ngoại và bánh kem nho của Baby Kochamma trên đường từ Hiệu bánh ngon nhất ở Kottayam về nhà.
Bên ngoài nhà in Lucky, K.N.M. Pillai đang đứng bên bức tường ngăn, nói chuyện với một người đàn ông ở bên kia tường. Tay Pillai khoanh trước ngực, khư khư giữ lấy nách cứ như có người hỏi mượn nó mà ông ta không cho. Người đàn ông bên kia tường rút vội từ trong một cái túi nilon ra một xấp ảnh, vẻ mưu mô. Phần lớn chỗ ảnh đó là chân dung của Lenin, con trai Pillai, hiện đang sống và làm việc ở Delhi. Cậu ta nhận thầu việc sơn sửa, hàn chì và các việc về điện cho Sứ quá Hà Lan và Đức. Muốn giải tỏa những nỗi ngờ vực về thiên hướng chính trị của mình, cậu ta đã cải tên đi một chút ít. Hiện giờ cậu ta tự xưng là Levin, P.Levin.
Rahel cố đi ngang qua mà không bị chú ý tới. Thật buồn cười vì cô tưởng có thể làm được thế.
- Aiyyo, Rahel Mol! - Pillai nói, nhận ngay ra cô - Orkunnilley?
- Ower - Rahel nói.
Cô có nhớ ông ta thực không? Cô không chắc lắm.
Không một câu hỏi và câu trả lời nào vô nghĩa hơn là một lời mở đầu lễ phép. Cả cô và ông ta đều biết rằng có những điều có thể quên. Và có những điều không thể quên, chúng như những con chim báo điềm gở đậu trên những cái giá bụi bặm, mắt nhìn chằm chằm về một phía.
- Thế đấy! Pillai nói - Bác tưởng cháu đang ở Mỹ?
- Không ạ - Rahel nói - Cháu ở đây.
- Ờ ờ - ông ta có vẻ khá kiên nhẫn - Nhưng lúc khác thì ở Mỹ chứ gì?
- Có nhận ra không? - Pillai hất hàm chỉ Rahel với người đàn ông cầm
Người đó không biết.
- Cháu gái bà Kochamma ở Thiên đường Hoa quả dầm đấy.
Người đàn ông bối rối. Rõ ràng ông ta là người lạ. Và là ngừoi không thích ăn hoa quả dầm. Pillai đổi chiến thuật.
- Punnyan Kunza? - ông ta hỏi. Vị Giáo trưởng của Antioch thoáng hiện trên nền trời, vẫy bàn tay khô héo.
Sự việc bắt đầu sáng ra với người đàn ông cầm ảnh.
- Con trai của Punnyan Kunzu ấy mà? Benaan John Ipe? Người đã từng ở Delhi?
- Oower, oower, ooower - người đàn ông nói.
- Cô ấy là cháu ngoại ông ta. Hiện đang ở Mỹ.
Người đàn ông gật gù vì ông ta dần nhớ ra dòng dõi của Rahel.
- Oower, oower, ooower. Bây giờ đang ở Mỹ cơ à. - Đó không phải là một câu hỏi. Mà là một sự ngưỡng mộ hoàn toàn.
Ông ta lờ mờ nhớ ra một chuyện bê bối gì đấy. Ông ta đã quên chi tiết, nhưng nhớ nó dính dáng đến tình dục và chết chóc. Chuyện đó đã bị phơi lên báo. Sau một thoáng im lặng và một loạt những cái gật gù, người đàn ông đưa túi ảnh cho Pillai.
- Chào, tôi phải đi thôi.
Ông ta phải bắt kịp chuyến xe buýt.
- Thế đấy! - Pillai cười hết cỡ lúc tập trung hết sức chú ý như một ngọn đèn pha vào Rahel. Lợi ông ta hồng một cách lạ lùng, phần thưởng cho cả đời quyết ăn chay. Ông ta thuộc loại người khó mà hình dung đã có lúc từng là một đứa trẻ con. Hoặc trẻ sơ sinh. Trong ông ta như sinh ra đã là một người trung nên. Với một dải tóc kéo tít về phía sau.
- Chồng cháu đâu? - Ông ta muốn biết.
- Anh ấy không về.
- Cháu có ảnh không?
- Không ạ.
- Cậu ta tên gì?
- Larry. Lary Lawrence.
- Oower. Lawrence - Pillai gật gù như thể bằng lòng cái tên ấy. Cứ như ông ta được chọn lựa và chọn ra cái tên đó.
- Có con chưa?
- Chưa ạ.
- Đang kế hoạch, hay đang có mang?
- Không ạ.
- Phải có lấy một đứa con. Trai gái cũng được - Pillai nói - Hai đứa dĩ nhiên là phải chọn rồi.
- Chúng cháu đã ly dị - Rahel hy vọng ông ta ngạc nhiên mà im đi cho.
- Ly dị? - Giọng ông ta cao vót lên khoảng một bát độ rồi vỡ ra thành một dấu chấm hỏi. Ông ta còn phát âm từng chữ cứ như chúng là hiện thân của cái chết.
- Thật không may mắn - ông ta nói lúc đã bình tĩnh lại, Không biết vì lý do gì ông ta viện đến lối nói sách vở  “Một thời điểm không may”
Pillai nẩy ra ý nghĩ là thế hệ này có lẽ đang trả giá cho sự suy đồi tư sản của các bậc bố mẹ.
Một đứa thì điên rồ. Đứa nữa lại ly hôn. Thật vô tích sự.
Pillai hạ thấp giọng sợ người khác nghe thấy, d xung quanh chẳng có một ai.
- Còn anh cháu? - ông thì thào vẻ thân thiết - Nó ra sao rồi?
- Khỏe ạ - Rahel đáp - Anh cháu khỏe.
Khỏe. Nhẵn nhụi và màu vàng óng. Anh ấy giặt quần áo bằng miếng xà phòng bở tơi.
- Aiyyo paavm - Pillai thì thào - Thằng bé tội nghiệp.
Rahel không hiểu vì sao ông ta hỏi cô ra chiều thân thiết đến thế rồi lại coi thường câu trả lời của cô. Rõ ràng ông ta không mong gì cô nói thật, vậy tại sao ít ra ông ta không giả vờ khác đi?
- Lenin hiện đang ở Delhi - cuối cùng Pillai thổ lộ, không giấu nổi niềm tự hào - Nó đang làm việc với các Sứ quán nước ngoài. Xem này!
Ông ta chìa túi ảnh cho Rahel. Phần lớn là ảnh Lenin cùng gia đình anh ta. Vợ anh ta, con anh ta, chiếc môtô Bajaj mới của anh ta. Có một cái ảnh Lenin đang bắt tay một người đàn ông rất hồng hào, quần áo rất bảnh bao.
- Bí thư thứ nhất Đức đấy - Pillai nói.
Trong các bức ảnh, trông họ đều vui vẻ, Lenin và vợ anh ta. Như thể họ có một chiếc tủ lạnh mới trong phòng khách và được giảm giá thuê nhà.
Rahel nhớ lại sự việc mà Lenin đã trở thành Con người Thực sự với Rahel và Estha, lúc các em thôi nghĩ cậu là một đứa bé nép vào sari của mẹ nữa. Hồi đó em và Estha lên năm, Lenin khoảng ba hay bốn tuổi. Chúng gặp nhau tại bệnh viện của bác sỹ Verghese Verghese (người lãnh đạo bệnh viện Nhi khoa và bảo vệ bà mẹ ở Kottayam). Rahel đi với Ammu và Estha (cậu cứ đòi theo bằng được). Lenin đi với mẹ em, bà Kalyani. Cả Rahel và Lenin đều một bệnh như nhau, chúng bị dị vật trong mũi. Bây giờ dường như là một sự quá ư trùng khớp, nhưng lúc đó thì chưa thấy thế. Em là cháu ngoại của một nhà côn trùng học Hoàng gia, Lenin là con của một công nhân. Vì thế, Rahel nhét một hạt thủy tinh, còn Lenin một hạt đậu
Phòng đợi đầy ắp người.
Đằng sau tấm rèm của bác sỹ, những giọng nói cợt nhả thì thào, thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những tiếng hét của bọn trẻ con cáu kỉnh. Có tiếng loảng xoảng của thủy tinh và kim loại, tiếng nước sôi lục bục. Một cậu bé đang chơi với những dấu hiệu bằng gỗ trên tường trượt lên, xuống trên một tấm biển bằng đồng thau Bác sỹ TRONG PHÒNG, Bác sỹ RA NGOÀI. Một đứa bé nấc liên tiếp trên ngực mẹ. chiếc quạt trần quay từ từ, cắt bầu không khí đặc quánh, đáng sợ thành những vòng xoắn vô tận đến tận sàn, giống như gọt vỏ một củ khoai không bao giờ xong.
Không có ai đọc báo.
Từ phía dưới tấm rèm ngắn kéo dài dến cửa và dẫn thẳng ra đường phố, tiếng dép lê loẹt xoẹt không ngừng. Cả một Thế giới ồn ào, vô tư lự của Những người Không bị Thứ gì Trên mũi.
Ammu và Kalyani đổi con cho nhau. Mũi chúng đã được đẩy lên, đầu ngật ra sau, mũi hướng thẳng vào đèn để một bà mẹ có thể nhìn thấy cái người kia bỏ sót. Lenin mặc như một chiếc taxi - sơ mi vàng, quần xoóc đen - cố tuồi vào lòng mẹ cậu (và cả cái gói kẹo của cậu). Cậu ngồi trên chiếc sari hoa và từ vị trí không thể tấn công này, cậu bình tĩnh quan sát cảnh tượng. Cậu thọc ngón tay trỏ vào lỗ mũi còn rảnh rồi thở ầm ỹ qua đường miệng. Cậu có đường ngôi lệch. Tóc cậu chải ra sau, bôi dầu Ayurvedic. Cậu đã giữ túi kẹo trước khi bác sỹ khám cho cậu, và sau đó chén nhẵn. Mọi việc đều tốt đẹp trên đời này. Có lẽ cậu còn quá bé nên không biết rằng Bầu không khí trong Phòng đợi cộng với Tiếng la hét sau tấm rèm là hợp lôgich tăng thêm Nỗi sợ Lành mạnh của Bác sỹ v.v..
Một con chuột, vai tua tủa lông tạo thành những chuyến du ngoạn ồn ào giữa căn phòng của bác sỹ và đáy tủ phòng đợi.
Một cô y tá xuất hiện và biến mất sau tấm rèm rách rưới màu hoa cà của bác sỹ. Cô ta cầm nhiều thứ dụng cụ lạ lùng. Một lọ thủy tinh xinh xắn. Một cái cốc tam giác có vệt máu. Một ống nghiệm trong có nước tiểu lấp lánh. Một cái khay bằng thép không rỉ đựng kim tiêm đã luộc. Lông chân cô ta bị ép lại như những sợi dây xoăn trong đôi tất trắng trong mờ. Đôi gót xăng đan trắng của cô mòn lệch về phía trong, làm chân cô lệch vào nhau. Những chiếc cặp tóc mầu đen sáng ngời giống như những con rắn duỗi thẳng đờ, ghim chặt y tá hồ cứng vào mái đầu bôi dầu của cô.
Những con chuột hiện lên trên đôi mắt kính của cô. Cô chẳng buồn chú ý đến đôi vai tua tủa lông của nó, ngay cả lúc nó chạy len qua chân cô. Cô gọi tên bệnh nhân bằng cái giọng trầm như giọng đàn ông:
- A. Ninan… S. Kusumalatha… B.V. Roshini… N. Ambady - Cô phớt lờ cả bầu không khí đe dạo, cuộn xoắn lại.
Cặp mắt Estha tròn xoe vì sợ hãi. Em như bị thôi miên vì cái dấu hiệu Bác sỹ TRONG PHÒNG Bác sỹ RA NGOÀI.
Một đợt thủy triều khiếp sợ dâng lên trong lòng Rahel.
- Ammu, cho con thử lần nữa nào.
Một tay Ammu giữ lấy phía sau đầu Rahel. Ngón tay cái của chị quấn khăn tay bịt lấy lỗ mũi không có hạt. Mọi con mắt trong phòng đợi đều hướng vào Rahel. Cứ như là buổi trình diễn sinh hoạt của em. Estha sắp hỉ mũi đến nơi. Trán em nhăn lại, em hít một hơi thật sâu.
Rahel tập trung hết sức. Lạy Chúa, xin Chúa làm cho nó ra đi. Em xỉ mũi vào chiếc khăn tay của mẹ như muốn bật cả gan ruột ra.
Em đã thoát khỏi trận thò lò mũi. Một hạt nhỏ màu hoa cà trên nền chất nhờn lấp lánh. Tự hào cứ như một viên ngọc trai. Bọn trẻ con xúm quanh khâm phục. Cậu bé đang nghịch dấu hiệu kia bị coi thường ra mặt.
- Tao có thể làm thế dễ không! - Cậu ta tuyên bố.
- Thử xem ra cái gì nào - mẹ cậu nói.
- Rahel! - Cô y tá gọi to và nhìn quanh.
- Nó ra rồi! - Ammu nói với cô ý tá - Nó bật ra rồi - Chị giơ cái khăn tay nhầu nhò lên.
Cô y tá không hiểu chị định nói gì.
- Tốt rồi. Chúng ta về thôi - Ammu nói - Hạt bắn ra rồi.
- Người tiếp theo - cô y tá nói, cặp mắt nhắm lại sau cặp kính - S.V.S. Kurup!
Cậu bé bị coi thường kia hét lên lúc mẹ cậu đẩy vào phòng bác sỹ.
Rahel và Estha rời bệnh viện, rất đắc thắng. Cậu bé Lenin vẫn còn ở phía sau, bị các thứ dụng cụ bằng thép lạnh ngắt của Bác sỹ Verghese Verghese thông lỗ mũi, còn mẹ em thông bằng thứ khác, mềm hơn.
Lenin hồi đó là thế.
Bây giờ cậu ta có một ngôi nhà và cả xe Bajaj. Một người vợ và một sản phẩm.
Rahel đưa trả Pillai túi ảnh và cố bỏ đi.
- Gượm đã nào - Pillai nói. Ông ta giống như một tia sáng lóe trên hàng rào. Nhử dân chúng bằng những núm vú và những bức ảnh đầy sức thuyết phục của con trai ông ta. Ông ta liệng chiếc cuối cùng - Orkunnundo?
Đó là một tấm ảnh đen trắng đã cũ. Tấm ảnh do Chacko chụp bằng chiếc máy ảnh Rolleiflex mà Margaret Kochamma mua làm quà Giáng sinh cho anh. Trong ảnh có bốn người. Lenin, Estha, Sophie Mol và chính cô nữa, đứng trên hiên trước của Ngôi nhà Ayememen. Sau chúng là những món quà Giáng sinh của Baby Kochamma treo trên các móc rủ từ trên trần xuống. Một ngôi sao bằng các tông buộc vào một bóng đèn. Lenin, Rahel và Estha trông như những con thú nhỏ sợ hãi, bị đèn pha của chiếc ôtô chiếu thẳng vào. Đầu gối ép chặt vào nhau, nụ cười đông cứng trên mặt, cánh tay buông cứng đờ, nhìn thẳng vào người chụp. Cứ như chúng đứng sắp hàng chịu tội.
Chỉ mình Sophie Mol, đội mũ có túm lông là sắp sẵn bộ mặt cho ông bố sinh vật học của em chụp ảnh. Em lộn mí mắt từ trong ra ngoài để mắt em trông như những cánh hoa tươi có vân màu hồng (trong tấm ảnh đen trắng, nó trở thành xám). Em đeo bộ răng giả chìa ra, cắt từ vỏ màu vàng của quả chanh. Lưỡi em thè ra qua cái bẫy răng, đầu lưỡi đút cái đê bằng bạc của Mammachi. (Em đã lấy được hôm em đến, và thề rằng trong những ngày nghỉ chỉ uống bằng cái đê thôi). Mỗi tay em cầm một ngọn nến đang cháy. Một chân em xếp bằng, lộ ra cái đầu gối xương xẩu, trắng trẻo, vẽ một cáđó. Nhiều phút trước lúc chụp ảnh, em đã kiên nhẫn giải thích cho Estha và Rahel đây là một dịp tốt vì chúng là những đứa con hoang và con hoang nghĩa là gì. Chuyện này dẫn đến một sự liên quan, dù không thích hợp lắm về tình dục. “Xem chúng nó đang làm gì kìa..”.
Đó là những ngày duy nhất trước khi em chết.
Sophie Mol.
Người uống bằng cái đê khâu.
Cái xe chở quan tài.
Em đến bằng chuyến bay Bombay - Cochin. Đội mũ, khoanh chân và Được yêu thương ngay từ Buổi đầu.
Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt - Arundhati Roy Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt