How many a man has dated a new era in his life from the reading of a book.

Henry David Thoreau, Walden

 
 
 
 
 
Tác giả: Victor Hugo
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2355 / 64
Cập nhật: 2015-01-28 14:15:08 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 - Gavroche
ừ năm 1823, gia đình Thénardier thêm ba đứa con trai. Thế là quá nhiều: giờ đây cả thảy hai gái ba trai, trong đó có Gavroche.
Mụ Thénardier giũ được hai đứa con trai út nhỏ xíu và mới tí tuổi đầu một cách sung sướng không ngờ.
Giũ được là một cách nói thôi. Mụ đem để chúng ở nhà mụ Magnon giả làm hai đứa con của mụ này đã bị chết trong trận dịch hạch. Bằng cách này mụ Magnon vẫn nhận được món trợ cấp nhỏ mà lão Gillenormand, chủ cũ của mụ, chu cấp.
Sau đó vài năm và trước lúc Eponine nhận được mẩu giấy liên quan đến căn nhà phố Plumet, trong một cuộc vây ráp cảnh sát đã bắt mụ Magnon và bạn gái của mụ là "Cô Miss". Hai đứa trẻ, đang chơi trong sân sau,.khi muốn vào nhà thì thấy cửa đóng. Một người hàng xóm đưa cho chúng một mảnh giấy và nói: - Chúng mày hãy đến địa chỉ này, từ nay không ở đây nữa.
Dọc đường hai đứa trẻ đánh mất mảnh giấy quý báu và thế là chúng lang thang ngoài phố.
Mùa xuân ở Paris hay có những cơn gió bấc lạnh buốt làm cho người ta không những tái tê mà cóng người lại. Những cơn gió bấc này khiến những ngày đẹp nhất cũng đâm buồn chẳng khác gì một gian phòng ấm áp bị những luồng gió lạnh ngắt luồn vào qua khe cửa sổ hoặc qua khe cửa ra vào đóng không chặt.
Hầu như cánh cửa u ám của mùa đông khép không kín nên từ đó gió mới lùa vào.
Vào mùa xuân năm 1832, mùa xảy ra trận dịch lớn nhất thế kỷ ở châu OEu, những cơn gió bấc này càng lạnh ngơ lạnh ngắt hơn bao giờ hết.
Đó là cánh cửa khép hờ của nơi còn rét buốt hơn cả mùa đông tháng giá: cánh cửa của nấm mồ. Người ta cảm thấy trong những cơn gió bấc này luồng gió của dịch tả.
Về mặt khí tượng mà nói thì những cơn gió lạnh này rất đặc biệt vì trong đó như có điện áp mạnh. Thời kỳ này bão luôn xảy ra kèm theo sấm chớp ầm ầm.
Một buổi tối gió rét căm căm, đến mức tưởng như tháng giêng lại trở lại, dân tư sản lại phải đem măng tô ra khoác, chú bé Gavroche, lúc nào cũng run lập cập một cách vui nhộn dưới mớ quần áo rách tả rách tơi, đứng ngây ngất trước tủ kính một cửa hàng cắt tóc ở vùng phụ cận Orme - Saint - Gervais, cổ quàng chiếc khăn san phụ nữ nhặt ở đâu không biết. Chú có vẻ đang ngắm nghía một cách say mê cô dâu bằng sáp, mặc áo hở vai, đầu đội vòng hoa cam đang quay giữa hai ngọn đèn trong tủ kính và mỉm cười với mọi người qua lại, nhưng thực ra chú đang quan sát cửa hàng xem liệu có "thó" được gì trong tủ kính bày hàng không, một bánh xà phòng chẳng hạn, để rồi đem bán cho bác "thợ cắt tóc" ở ngoại ô lấy một xu. Thường chú ăn bữa sáng từ một trong những chiếc bánh này. Chú gọi loại công việc mà chú rất thiện nghệ này là "sửa râu các lão thợ cạo".
Vừa ngắm cô dâu vừa tăm bánh xà phòng, chú lẩm bẩm giữa hai hàm răng: - Thứ ba. Không phải thứ ba rồi. Có phải thứ ba không? Có lẽ thứ ba. Đúng rồi. Thứ ba..Người ta không bao giờ biết cuộc độc thoại này liên quan đến cái gì.
Nếu vô tình mà nó liên quan đến lần cuối cùng chú ăn bữa tối thì cách đây đã ba ngày. Lão thợ cạo trong cửa hiệu có cái lò sưởi rất ấm đang cạo râu cho một khách hàng, thỉnh thoảng lại ném một cái nhìn vào tên kẻ thù tức là thằng nhóc trâng tráo đang rét cóng, hai tay thủ túi nhưng rõ ràng là đầu óc không để vào cái áo dài bó sát người kia một chút nào.
Trong khi Gavroche đang ngắm nghía cô dâu, tủ kính bày hàng và những bánh xà phòng thì có hai đứa bé, một đứa lớn hơn đứa kia, ăn mặc khá sạch sẽ, đều nhỏ tuổi hơn chú, vẻ như một đứa lên bảy một đứa lên năm, mở quả đấm cửa hàng vào nói cái gì đó, có lẽ là xin bố thí chăng, giọng thì thầm than vãn giống như một tiếng rên hơn là một tiếng cầu xin. Cả hai đứa nói cùng một lúc, chúng nói gì không ai hiểu được vì những tiếng nức nở luôn ngắt giọng thằng bé và cái rét làm răng thằng lớn va vào nhau lập cập. Lão thợ cạo quay lại, mặt sát khí bừng bừng và vẫn không rời lưỡi dao cạo, tay trái đẩy thằng lớn ra, đầu gối thì huých vào thằng bé, tống chúng ra khỏi cửa, vừa đóng cửa lại vừa nói: - Vào làm người ta lạnh thêm chẳng được ích gì! Hai đứa trẻ lại tiếp tục đi, vừa đi vừa khóc.
Trong lúc đó một đám mây dày đặc bay đến, trời trở mưa.
Chú bé Gavroche chạy theo hai đứa, bắt chuyện: - Có chuyện gì thế, hai chú mày? - Chúng cháu không biết ngủ ở đâu. - Đứa lớn trả lời.
- Tưởng gì? - Gavroche bảo. - Có thế thôi à? Có thế mà cũng khóc. Chúng mày là bọn ngốc ư? Rồi với bẻ bề trên nhạo báng, chú lấy giọng quyền uy đến mủi lòng và giọng che chở bảo hai đứa trẻ: - Đi theo tao.
- Thưa ông vâng. - Thằng lớn đáp.
Thế là hai đứa trẻ đi theo Gavroche như đi theo một vị tổng giám mục. Chúng thôi không khóc nữa.
Gavroche đưa chúng lên phố Saint - Antoine về phía ngục Bastille..Khi đi qua một lưới mắt cáo dày bằng sắt chứng tỏ đây là hiệu bánh mì bởi vì người ta đặt bánh mì đằng sau nó như đặt vàng sau lưới sắt, Gavroche quay lại: - Bọn bé này, các chú mình đã ăn cơm chưa nhỉ? - Thưa ông, - Thằng lớn đáp. - từ sớm nay chúng cháu chưa ăn gì ạ.
- Thế các chú mình không cha không mẹ ư? - Gavroche nghiêm trang nói.
- Thưa ông, xin ông tha lỗi, chúng cháu có ba mẹ nhưng chúng cháu không biết ba mẹ ở đâu.
- Nhiều khi thế mà lại hay hơn là biết cơ đấy. - Vốn là một nhà tư tưởng, Gavroche nói.
Thằng lớn nói tiếp: - Chúng cháu đi lang thang đã hai tiếng đồng hồ, tìm xem có gì ở góc các cột mốc không nhưng chẳng thấy gì cả.
- Tao biết rồi. - Gavroche nói. - Chó ăn hết rồi.
Tuy nhiên chú dừng lại, và từ vài phút nay chú lục lọi hết các ngóc ngách của mớ giẻ rách mặc trên người.
Cuối cùng chú ngẩng đầu lên với một vẻ tuy chỉ muốn tỏ ra mãn nguyện thôi nhưng thực tế hóa thành chiến thắng: - Các ông nhãi ơi, yên trí rồi. Có thứ chén cho cả ba đây rồi.
Và chú lôi từ một cái túi ra một đồng xu.
Không đợi cho hai đứa trẻ có thời giờ sửng sốt, chú đẩy hai đứa lên trước vào trong cửa hàng bánh mì, đặt đồng xu của mình lên quầy, la lên: - ông bán hàng đâu, cho năm xu bánh mì đây! Người làm bánh, cũng chính là ông chủ cửa hàng, lấy ra một chiếc bánh mì với một con dao.
- Cắt làm ba, ông bán hàng! - Gavroche nói tiếp và thêm vào một cách oai nghiêm: -Bọn này ba.
Thấy ông bán bánh sau khi ngắm nghía ba khách ăn tối lấy ra loại bánh mì nâu, chú thọc sâu ngón tay vào lỗ mũi hít mạnh một cách hống hách chẳng khác gì đầu ngón tay cái của chú là nhúm thuốc lá của Fréderic vĩ đại, ném vào mặt ông hàng bánh câu hô ngữ giận dữ sau đây: - Đolacaigi?.- Đó là bánh mì chứ còn cái gì nữa, bánh mì ngon loại hai đấy.
- ông muốn nói bánh mì đen chứ gì? -Gavroche lạnh nhạt và khinh khỉnh nói tiếp. -Bánh mì trắng, hiểu không, ông bán hàng! Bánh mì trắng! Hôm nay tôi đãi khách cơ mà! ông bán bánh không ngăn nổi một nụ cười, vừa cắt bánh mì trắng ông vừa nhìn Gavroche một cách thương hại khiến Gavroche bị chạm nọc.
- ái chà, cái ông thợ phụ lò bánh này, làm gì mà ông nhìn chúng tôi từ đầu đến chân như muốn đo xem chúng tôi cao bao nhiêu thế hả? Cả ba đứa bé chồng lên nhau chưa đủ được hai mét.
Bánh cắt xong ông bán bánh thu đồng xu, Gavroche bảo hai đứa trẻ: - Nhẵn đi! Hai đứa bé trai nhìn Gavroche sững sờ.
Gavroche bèn cười: - à phải, đúng đấy, chúng còn bé quá hiểu sao được! Và chú nói: - †n đi! Đồng thời chú đưa cho mỗi đứa một mẩu bánh.
Nghĩ rằng đứa lớn đáng để chú chuyện trò hơn do đó cũng đáng được động viên đặc biệt hơn cho nên phải được xua tan mọi ngần ngại mà ăn cho thỏa cái bụng đói, chú nói thêm với đứa lớn trong khi đưa nó phần to nhất: - Tọng vào họng súng đi! Có một phần nhỏ nhất, chú giữ lại cho mình.
Mấy đứa trẻ khốn khổ đói quá, kể cả Gavro-che.
Nhồm nhoàm ngoạm bánh, chúng làm trở ngại cửa hàng bánh mì, cho nên bây giờ khi chúng đã trả tiền xong, ông hàng bánh nhìn chúng có vẻ bực bội.
- Ta ra ngoài phố. - Gavroche nói.
Chúng nhằm hướng ngục Bastille mà đi.
Vừa ăn xong miếng bánh và đến góc con phố Ballets rầu rĩ, cuối phố có cái cửa con thấp đầy thù nghịch của sức mạnh thì có tiếng ai nói: - Này, mày đấy hả Gavroche? - Mày à, Montparnasse? - Gavroche nói.
Montparnasse và Gavroche kể cho nhau nghe những chuyện lặt vặt: tin tức nhà tù, một thằng cướp đã xổng tên là Babet, biện pháp ẩn thân ở.đất Paris khi người ta không nhà không cửa...
Qua đó Montparnasse biết Gavroche hiện nay đang ngụ trong bụng một con voi cao một mét hai, được xây dựng bằng "xương người và phấn xây" chắc thuộc một tổng thể tượng đài theo sáng kiến của Napoléon.
Gavroche dẫn hai đứa trẻ mà chú che chở tới đó, chú bắt đầu giáo dục hai đứa bằng cách dạy chúng những tiếng lóng.
Một buổi sáng Montparnasse đến tìm Gavro-che trong căn nhà kỳ quặc của chú và bảo: - Bọn tao đang cần mày đây. Đến giúp chúng tao một tay.
Thế là chú bé theo chúng, không hỏi nửa lời xem là chuyện gì.
Hóa ra chuyện giúp Brujon, Guenlemer và Thénardier đang thử vượt ngục.
Thénardier đã trốn ra khỏi xà lim nhưng đoạn dây thừng dùng để xuống phố quá ngắn.
Gravoche theo ống máng leo lên, đưa được cho Thénardier đoạn dây bị thiếu.
Vừa xuống đến đất tên chủ quán cũ hỏi ngay liệu có nên chơi một cú mới không, nghe nói có cái nhà ở phố Plumet chỉ có hai người đàn bà ở, khiến cả băng đã chú ý, chỉ riêng Eponine bảo là chỗ đó chẳng bõ bèn gì mà làm.
Gavroche bỏ bọn tù vượt ngục đấy quay về chỗ con voi, nơi hai đứa trẻ chú che chở vẫn đang ngủ ngon lành.
- Mày có nhìn cái thằng nhóc đó không thế? - Montparnasse hỏi Thénardier.
Không nhìn kỹ lắm.
- Này, tao không biết chắc lắm nhưng hình như nó là con trai mày hay sao ấy.
- Thế à, - Thénardier nói. - mày cho là thế à? Cosette và Marius tiếp tục gặp nhau mỗi buổi tối trong mảnh vườn nơi phố cổ Plumet mà Jean Valjean chẳng nghi ngờ mảy may.
Hai lần liền trong khi đi tới nơi hẹn hò Marius gặp Eponine.
Cô đi theo, ghi nhận chàng vào vườn.
Một đêm mấy tên cướp Brujon, Babet, Claquesous, Gueulemer, Montparnasse và Thénardier quyết định sẽ cướp ngôi nhà ở phố Plumet. Chúng đang chuẩn bị vượt rào sắt thì Eponine hiện ra chặn lại. Cô dọa sẽ kêu lên, gọi cảnh sát làm bọn chúng phải bỏ đi không thực hiện được cú làm ăn bẩn thỉu đó.
Trong khi cô con gái của Thénardier canh giữ hàng rào sắt thì Marius ở bên Cosette.
Chàng thấy nàng vừa mới khóc xong, nàng báo tin cho chàng biết nàng sắp đi Anh quốc.
Marius để lại địa chỉ cho Cosette khắc vào tường.
Marius nghèo, chàng không thể đi theo cô thiếu nữ được. Chính vào lúc đó chàng nghĩ đến ông chàng, lão Gillenormand, lúc này đã hơn chín mươi tuổi.
Chàng đến ông chàng, người mà thực ra trong bụng rất yêu chàng, xin phép ông được lấy vợ.
Thế là xảy ra một sự hiểu nhầm sâu sắc không sao tiêu tan được. Marius bỏ đi để không bao giờ trở lại nữa.
Mặt khác, tình hình chính trị ngày càng xấu đi và người ta đã bắt đầu nghe thấy những tiếng động khác lạ trong thành phố Paris giống như tiếng súng và tiếng la ó của quần chúng.
Cuộc nổi dậy sắp sửa chiếm lĩnh phố xá.
Vào đúng ngày hôm đó, khoảng bốn giờ chiều, Jean Valjean ngồi một mình bên bờ đoạn đất dốc trơ trụi nhất của thao trường Champ -de - Mars. Có thể vì cẩn thận, cũng có thể vì muốn tĩnh tâm hoặc đơn giản chỉ vì trong cuộc đời con người ta có những lúc muốn thay đổi thói quen chẳng biết tại sao, gần đây ông rất ít đi ra ngoài cùng với Cosette. ông mặc chiếc áo ngắn công nhân, chiếc quần vải bông màu xám, đội chiếc mũ cát có lưỡi trai dài che lấp khuôn mặt. Giờ đây ông sống bình thản và sung sướng bên cạnh Cosette. Những gì trước đây làm ông sợ hãi và bối rối nay đã tiêu tan. Nhưng từ một hai tuần nay ông lại có một nỗi lo lắng nên tính cách khác hẳn. Một hôm đang đi chơi trên đại lộ, ông bắt gặp Thénardier, nhờ ông cải trang nên Thénardier không nhận ra. Nhưng từ hôm đó Jean Valjean còn nhìn thấy Thénardier nhiều lần nữa do đó ông tin chắc Thénardier đang rình mò ở khu vực này.
Điều đó đủ để ông đi đến một quyết định lớn. Thénardier ở đâu thì ở đó có tất cả mọi nỗi hiểm nguy.
Hơn nữa Paris không yên tĩnh. Rối ren chính trị đưa đến phiền toái cho những người có chuyện.cần che giấu trong đời, hiện nay cảnh sát đang rất lo ngại và sợ bóng sợ vía những người thuộc diện ấy.
Jean Valjean quyết định rời khỏi Paris, thậm chí rời khỏi nước Pháp sang Anh quốc.
ông đã báo cho Cosette biết.
ông định khởi hành trong tám ngày nữa.
Ngồi trên bờ đất dốc ở thao trường Champ - de - Mars, biết bao ý tưởng cứ trở đi trở lại trong tâm trí ông, nào Thénardier, nào cảnh sát, nào chuyến du hành, nào khó khăn kiếm đâu cho được tấm hộ chiếu.
Mặt nào cũng làm ông băn khoăn lo lắng.
Cuối cùng, còn một việc không sao cắt nghĩa được đập vào óc ông, vẫn còn nóng hổi làm ông thêm cảnh giác.
Sáng hôm nay, mới có mình ông thức dậy, ông đi chơi trong vườn khi cửa sổ phòng Cosette còn chưa mở, bỗng nhiên ông nhìn thấy dòng chữ sau đây khắc trên tường hình như bằng một cái đinh: 16 phố Le Verrerie.
Mà khắc vừa mới đây thôi, nét chữ còn trắng tinh, nổi bật trên nền vữa đen, một khóm tầm ma mọc dưới chân tường còn vương đầy bột thạch cao mịn. Có lẽ ai đó vừa mới viết lúc đêm.
Thế là cái gì vậy? Một địa chỉ? Một tín hiệu cho những kẻ khác? Một lời cảnh báo gửi tới ông? Trường hợp nào đi nữa thì căn vườn cũng đã có kẻ xâm lăng, những kẻ lạ mặt đã vào đây. ông nhớ lại những sự kiện kỳ quặc vừa đánh động ngôi nhà. óc ông làm việc rất lung trên toàn bộ bối cảnh. ông cũng giữ kín chuyện dòng chữ trên tường không nói cho Cosette biết sợ làm nàng kinh hãi.
Giữa những nỗi lo lắng ưu tư ấy ông thấy mặt trời in hình một cái bóng trên đầu bờ đất dốc, ngay đằng sau ông.
Định quay lại thì một mảnh giấy gấp tư rơi vào lòng ông. ông nhặt mảnh giấy, mở ra và đọc những chữ lớn sau đây viết bằng bút chì.
Dọn nhà đi! Jean Valjean vội đứng dậy nhưng chẳng thấy ai trên bờ đất dốc cả. Tìm mãi quanh mình ông chỉ nhìn thấy bóng một người, lớn hơn trẻ con nhưng nhỏ bé hơn một người đàn ông, mặc áo bờ lu xám, quần nhung bông màu bụi, rảo bước về phía ụ đất và luồn vào đường hào của thao trường Champ - de - Mars..Jean Valjean về nhà ngay và càng suy nghĩ tợn.
Còn Marius thì thất vọng ra khỏi nhà ông lão Gillenormand.
Chàng bắt đầu thả bộ trong phố xá, cội nguồn của những con người đau khổ. Marius tỉnh dậy trong nhà Courfeyrac, khi Courfeyrac hỏi chàng: - Cậu có đi đưa ma tướng Lamarque không? Chàng tưởng Courfeyrac nói tiếng Tàu.
Chàng đi ra đường sau Courfeyrac ít lâu.
Chàng bỏ túi khẩu súng lục mà Javert đã giao cho chàng vào hôm xảy ra sự kiện 3 tháng hai mà chàng vẫn còn giữ. Súng vẫn nạp đạn. Khó mà nói được chàng có ý nghĩ đen tối nào trong đầu.
Chàng sốt ruột kinh khủng đợi đêm đến.
Trong chàng chỉ có mỗi một ý nghĩ rõ ràng là chín giờ tối nay sẽ gặp Cosette. Hạnh phúc cuối cùng này giờ đây là toàn bộ tương lai chàng còn sau đó chỉ là bóng tối.
Trong khi cất bước trên các đại lộ vắng vẻ nhất, thỉnh thoảng hình như chàng nghe thấy những tiếng động lạ trong thành phố Paris. Đầu óc chàng ra khỏi cơn mơ, chàng tự hỏi: người ta đánh nhau chăng? Đêm xuống, chín giờ đúng, theo hẹn với Cosette, chàng tới phố Plumet. Tới gần tấm rào sắt, chàng quên hết. Đã bốn mươi tám giờ nay chàng chưa gặp Cosette, chàng sẽ gặp lại nàng.
Mọi ý nghĩ khác biến mất hết, chàng chỉ còn một niềm vui sâu sắc, phi thường. Những giây phút đang trôi qua, đang tràn ngập trái tim ta là những phút ta tưởng như trông thấy hàng bao thế kỷ, bao giờ chúng cũng tuyệt vời, như ngự trị hồn ta.
Marius dỡ tấm rào sắt, vội vã bước vào vườn.
Cosette không ngồi ở ghế đá chờ chàng như mọi khi. Chàng qua lùm cây bước tới chỗ thụt vào ở gần thềm nhà.
- Có lẽ nàng đợi mình ở đây chăng. - Chàng tự nhủ.
Cosette không có ở đấy.
Chàng nhướng mắt thấy các cửa sổ của ngôi nhà đều đóng kín. Chàng đi một vòng quanh vườn, vườn vắng ngắt. Thế là chàng tới sát ngôi nhà. Yêu đến mất trí, say đắm, hãi hùng, kiệt lực vì đau khổ và lo lắng, chàng đập vào cánh cửa chớp tựa như một ông chủ trở về nhà mình vào một giờ khuya khoắt. Chàng đập cửa, đập mãi, chỉ sợ cánh cửa sổ mở ra và bộ mặt tối sầm của người cha xuất hiện.
- Cosette! - Chàng kêu to. - Cosette! - Chàng nhắc lại, giọng khẩn thiết.
Chẳng ai trả lời. Thế là hết.
Vườn không có ai. Nhà cũng chẳng có ai.
Marius nhìn đăm đăm vào ngôi nhà u ám vừa đen ngòm vừa lặng lẽ, trống rỗng như một nấm mồ. Chàng nhìn chiếc ghế đá nơi đã cùng Cosette trôi qua bao giờ phút yêu dấu. Chàng ngồi xuống mấy bậc thềm, lòng tràn ngập niềm dịu dàng và quyết tâm, tận sâu trong tâm tưởng chàng lấy làm sung sướng vì mối tình của mình, bụng bảo dạ Cosette đã đi thì ta chỉ còn nước chết.
Bỗng nhiên chàng nghe thấy có tiếng gọi từ ngoài phố vẳng qua cây cối: - ông Marius! Chàng đứng dậy.
- ông Marius có đấy không? - Có.
- ông Marius, - Giọng đó nói tiếp. - các bạn ông đang chờ ông ở chiến lũy phố Chanvrerie.
Giọng nói này chàng nghe quen quen, giống như giọng khàn khàn của Eponine.
Chàng chạy ra hàng rào sắt, thò cổ ra và thấy một người giống một chàng thanh niên chạy bổ vào trong ánh hoàng hôn..
Chú Nhóc Gavroche Chú Nhóc Gavroche - Victor Hugo Chú Nhóc Gavroche