Số lần đọc/download: 1787 / 201
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Chương 7
K
hông Phải Thì Giờ của Loài Người Nhưng Là của Thiên Chúa
Gioan 7,1-9
1 Sau đó, Đức Giêsu thường đi lại trong miền Galilê; thật vậy, Người khống muốn đì lại trong miền Giuđê, vì người Do Thái tìm giết Người.
192 WILLIAM BARCLAY
/,1-y
2 Lễ Lều của người Do Thái gần tới,3 anh em Đức Giêsu nói với Người: “Ông bỏ đây mà sang miền Giuđê đi, để cả môn đệ của ông cũng được nhìn thấy những việc ông làm,4 vì không ai muốn nổi danh mà lại hoạt động âm thầm cả. Nếu ông làm những việc ấy, thì hãy tỏ mình ra cho thiên hạ biết. ” 5 Thật thế, anh em Người không tin vào Người. 6 Đức Giêsu nói với họ: “Thời của tôi chưa đến, nhưng thời của các anh lúc nào cũng thuận tiện. 7 Thế gian không thế' ghét các anh, nhưng tôi thì nó ghét, vì tôi làm chứng rằng các việc nó làm thì xấu xa. 8 Các anh cứ lên dự lễ đi; còn tôi, tôi không lên dự lễ này, vì thời của tôi chưa mãn”. 9 Nói thế rồi, Người ở lại miền Galilê.
Lễ Lều nhằm cuối tháng chín, đầu tháng mười dương lịch. Đây là một trone những ngày lễ bắt buộc của người Do Thái, và theo luật, tất cả người nam Do Thái mộ đạo ở ngoài phạm vi mười lăm dặm gần Giêrusalem đều phải dự lễ. Nhưng những người Do Thái mộ đạo ở ngoài phạm vi mười lăm dặm vẫn muốn đi dự lễ. Kỳ lễ kéo dài tám ngày. Ớ phần sau của chương này sẽ có dịp đề cập đầy đủ hơn vấn đề ấy. sắp đến ngày lễ, anh em của Chúa Giêsu giục Ngài lên Giêrusalem để dự lễ, nhưng Chúa bác bỏ ]ý luận của họ, và Ngài chỉ đến đó lúc thưận tiện cho Ngài mà thôi.
Trong đoạn này, có một điều duy nhất chúng ta cần chú ý. Trong câu 6, Chúa Giêsu phán:“Thời của tôi chưa đến”, Chúa thường đề cập đến thì giờ của Ngài. Nhưng đây là lần duy nhất Ngài đã dùng một từ khác hẳn. Ớ chỗ khác, Chúa Giêsu hay Gioan vẫn dùng chữ hora, nghĩa là giờ định mệnh của Thiên Chúa (Ga 2,4; 7,30; 12,27). Thì giờ hay một giờ như thế, thì không thể đổi dời được, không thể tránh được, nó phải được chấp nhận không cần bàn cãi, không thể đổi thay, vì đó là giờ mà kế hoạch của Thiên Chúa đã ấn định một việc gì đó phải xảy ra. Chữ được dùng ở đây không phải hora, nhưng là kairos có nghĩa là cơ hội, thì giờ thuận tiện, một thời cơ thích hợp nhất để làm việc gì đó, hay là hoàn cảnh thuận lợi hơn mà chúng ta thường gọi là khoảnh khắc tâm lý. Ớ đây Chúa Giêsu khône có ý nói giờ định mệnh của Thiên Chúa chưa đến, nhưng chỉ nói đơn giản là dịp này chưa phải cơ hội tốt nhất mà Ngài chờ đợi.
Điều này giải thích tại sao sau đó Chúa Giêsu lại lên Giêrusalem. Nhiều người vẫn thắc mắc, tại sao lúc đầu Chúa nói với anh em là Ngài không đi. Nhưng sự thật Ngài đã đi Giêrusalem. Một triết
7,1-9
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 193
gia người Đức là Schopenhauer nói: “ Chúa Giêsu đã cố nói dối”. Nhiều người khác cho rằng Chúa muôn nói không đi dự lễ cách công khai, chứ không bảo là Ngài không đi cách riêng tư. Nhưng nếu xét kỹ bản Hy văn, Chúa Giêsu chỉ nói đơn giản rằng: “ Nếu ngay bây giờ ta đi với anh em, thì ta sẽ không được cơ hội mà ta vẫn chờ đợi. Đây chưa phải là lúc thích hợp”. Cho nên Ngài chờ đợi đến giữa kỳ lễ, vì đến lúc đó, tất cả đám đông đã tề tựu và trông đợi, thì Ngài sẽ có cơ hội tốt hơn là đi ngay lúc ban đầu. Chúa Giêsu đã cẩn thận sử dụng thì giờ của Ngài từ lúc ban đầu. Chúa Giêsu đã cẩn thận sử dụng thì giờ của Ngài để đem lại kết quả hữu hiệu nhất. Từ đoạn này chiíng ta học được hai điều.
1. Không thể ép buộc Chúa Giêsu. Anh em Chúa đã ép nài Ngài lên Giêrusalem. Thật ra, có thể gọi đó là một lời khiêu khích, thách thức. Một mặt, theo quan điểm của loài người thì họ hợp lý. Chúa Giêsu đã làm nhiều phép ]ạ lớn tại Galilê, như biến nước thành rượu (Ga 2,1 và tiếp theo) chữa lành con trai của một sĩ quan cận vệ nhà vua (Ga 4,46), hóa bánh cho năm ngàn người ăn no (Ga 6,4 và tt). Phép lạ duy nhất Ngài làm tại Giêrusalem là chữa lành người bại tại bờ ao Bêtếtđa (5,1 và tt). Cho nên đề nghị Chúa lên Giêrusalem để những người ủng hộ Ngài thây những việc lạ lùng Ngài làm là chuyện rất tự nhiên. Câu chuyện về người bại được chữa lành, bị người ta xem như là vi phạm ngày Sabat hơn là một phép lạ. Hơn nữa, nếu Chúa Giêsu muốn thu phục quần chúng, thì Ngài đừng hy vọng làm việc đó bằng cách ẩn mình trong một xó góc, mà phải hành động thế nào cho mọi người chứng kiến. Hơn nữa, Giêrusalem mới thật là địa điểm then chốt. Dân Galilê nóng tính và bồng bột. Ai muốn có người theo mình thì cứ khuấy động bầu không khí căng thẳng sấn có tại Galilê không khó khăn gì. Nhưng tại Giêrusalem thì khác, tình thế thật là gay go. Anh em Chúa có lý do chính đáng thúc đẩy Ngài, nhưng người ta không thể ép buộc Chúa được. Ngài làm việc không theo thì giờ của loài người, mà theo thì giờ của Đức Chúa Cha. Sự nóng nẩy của loài người phải được rèn tập để biết chờ đợi sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
2. Không thể dửng dưng với Chúa Giêsu. Bao giờ anh em Chúa lên Giêrusalem, điều đó không quan trọng. Ngày nào đôi vời họ cũng thuận tiện cả, chẳng ai để ý đến họ. Lên Giêrusalem,
194 WILLIAM BARCLAY
7,10-13
họ muôn đi lúc nào cũng được, chẳng quan hệ gì đến ai cả. Nhưng Chúa Giêsu đến với một lời kết án lối sống của thế gian. Chính sự giáng thế của Ngài là một thách thức đối với tính ích kỷ và lười biếng của con người. Chúa Giêsu phải chọn thì giờ của Ngài, vì khi Ngài đến thì nhất định sẽ phải có chuyện xảy ra.
Phản ứng Đôì Với Chúa Giêsu
Gioan 7,10-13
10 Tuy nhiên, khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật. " Người Do Thái tìm kiếm Người trong dịp lễ và nói: “Ông ấy đâu rồi?” 12 Dân chúng bàn tán nhiều về Người. Kẻ thì bảo: “Đó là một người tốt. ” Kẻ thì nói: “Không, ông ta mê hoặc dân chúng. ” 13 Nhưng không ai dám công khai nói về Người, vì sợ người Do Thái.
Chúa Giêsu chọn thì giờ của Ngài, và cuối cùng Ngài lên Giêrusalem. Ớ đấy, chúng ta thấy phản ứng của dân chúng khi họ đối diện với Chúa. Đoạn này cho chúng ta những phản ứng khác nhau khi đối diện với Chúa Giêsư.
1. Phản ứng của anh em Ngài. Thật ra, đây là cách giễu cợt, nửa đùa, nửa thật, chọc tức người khác. Họ giục Chúa Giêsu lên Giêrusalem là có ý khiêu khích Ngài. Họ vốn không thật sự tin Ngài và đang nghĩ cách khích Ngài, như người ta thường khích một thiếu niên khôn trước tuổi. Ngày nay, chúng ta vẫn còn gặp thái độ trêu chọc tôn giáo như vậy.
Trong cuốn Nhật Ký Của Vị Linh Mục ở Nhà Quê, G.Bernanos kể chuyện một vị linh mục thỉnh thoảng được một nhà giàu có quý phái trong họ đạo của mình mời dùng cơm tối. Vị chủ nhà quý phái - với thái độ nửa đùa nửa thật - khích vị linh mục giảng thuyết và tranh luận với các thực khách của mình, như cách người ta khích một cậu bé con khoe tài vặt, hoặc khích một con chó diễn các trò hay của nó. Ngày nay, vẫn còn nhiều người muốn bỡn cợt tôn giáo và quên rằng đạo giáo là một vấn đề sinh tử.
2. Sự thù ghét tỏ tường của Pharisêu, và các tư tế. Họ không có cùng một lý do, vì thật ra họ cũng ghét nhau nữa. Đối với Pharisêu,
7,10-13
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 195
Ngài đánh thẳng vào luật lệ lẩm cẩm của họ. Nếu Ngài đúng thì họ sai. Họ say mê hệ thống nhỏ bé riêng mình hơn là yêu mến Thiên Chúa. Phái Xađốc là một đảng phái chính trị, họ không giữ theo luật lệ điều hành của nhóm Pharisêu. Hầu như nhóm tư tế đều là người Xađốc. Họ cộng tác với các nhà cầm quyền, những chủ nhân ông Rôma, để được một đời sông thoải mái, đến nỗi xa hoa, phung phí. Phái Xađốc không cần Đấng Mesia, vì khi Ngài đến thì trật tự chính trị mà họ lập nên sẽ tan rã và tiện nghi sang trọng của họ sẽ chấm dứt. Họ thù ghét Chúa vì Ngài đã can thiệp vào các quyền lợi của họ, vân đề thiết thực với họ hơn Thiên Chúa. Ngày nay, vẫn còn có người yêu chính thể, giai cấp và hệ thống nhỏ bé của mình hơn Chúa, và đặt những quyền lợi của mình trên nếp sống đầy thách thức, phiêu lưu mạo hiểm và hy sinh.
3. Cả hai loại phản ứng kể trên đều đưa đến ước muốn tối hậu là loại trừ Chúa Giêsu. Khi lý tưởng con người bị xung đột với lý tưởng của Chúa Giêsu thì hoặc là người ta đầu hàng, phục tùng Ngài, hoặc người ta tranh chiến và tìm cách tiêu diệt Ngài. Như Hitler đã không muốn dùng một Kitô hữu nào cả, vì Kitô hữu trung thành với một Đấng cao cả hơn quốc gia. Khi để Chúa Giêsu vào quỹ đạo đời sống, con người đối diện với một chọn lựa rất rõ ràng. Con người sẽ hành động theo ý riêng, hoặc sẽ làm theo ý Chúa muốn, và nếu đã muốn làm theo ý riêng, thì người ta sẽ tìm mọi cách loại trừ Chúa.
4. Thái độ kiêu căng khinh rẻ. Người này vốn không hề được huấn luyện gì về thần học, vậy ông lấy quyền gì đến đây để đặt ra luật lệ? Chúa Giêsu không có bối cảnh văn hóa, không hề được đào tạo từ các trường của hàng giáo phẩm Do Thái giáo. Chẳng người nào thông minh mà chịu nghe Ngài cả. Đó là phản ứng của giới khoa bảng rởm đời. Thế nhưng sự thật tương tự vẫn còn đó, ấy là nhiều lãnh tụ, nhà văn và nhà truyền đạo lỗi lạc chẳng hề có văn bằng, học vị cao đẳng nào. Nói như thế không có nghĩa là bằng cấp, học hành, văn hóa, giáo dục đều đáng khinh bỉ hay bỏ đi, nhưng chúng ta phải thận trọng đừng bao giờ loại bỏ hay xem nhẹ một người, chỉ vì người ấy thiếu phần trang bị kỹ thuật của trường lớp.
5. Phản ứng của đám đông. Có hai mặt, trước hết là sự chú ý. Khi Chúa Giêsu đã chiếm hữu đời sống, thì không còn thái độ dửng
196 WILLIAM BARCLAY
7,10-13
dưng. Không cần đề cập đến những phương diện khác, Chúa Giêsu là nhân vật đáng chú ý nhất thế giới. Thứ hai là sự tranh luận. Họ nói chuyện với nhau, đưa ra các ý kiến của mình về Chúa Giêsu, có lợi cũng như có hại. Lợi là giúp chúng ta làm sáng tỏ các ý kiến riêng khi đem đối chiếu với nhiều người khác, tâm trí mài bén tâm trí cũng như sắt mài bén sắt vậy. Nhưng cái nguy là tôn giáo thường rất dễ bị xem như một đề tài để tranh cãi, tranh luận, như một loạt vấn đề hấp dẫn mà cãi nhau cả đời cũng chẳng đem đến ích lợi nào. Có sự khác biệt một trời một vực giữa một nhà thần học tài tử cãi nhau, tranh luận cho đến sao lặn, trăng tàn, và một người đạo đức chân chính không cần thảo luận về Chúa Giêsu nhưng thực sự kinh nghiệm Ngài.
Những Phán Quyết về Chúa Giêsu
Gioan 7,10-13
Trong đoạn này có cá một loạt những phán quyết về Chúa Giêsu.
1. Cho Ngài là một người tốt lành. Điều này, vẫn còn rất nhiều người đồng ý với ý kiến ấy, nó rất đúng, nhưng chưa phải là tất cả sự thật. Nã Phá Luân đã có nhận định: “ Tôi biết rõ người ta, mà Chúa Giêsu thì vượt hẳn con người”. Quả thật Chúa Giêsu là một con người, nhưng trong Ngài còn có tâm trí của Thiên Chúa. Khi Ngài lên tiếng, không phải là con người nói chuyện với con người, nếu chỉ thế thôi, chúng ta có thể tranh luận về các mệnh lệnh của Ngài. Khi Ngài lên tiếng, đó là Thiên Chúa phán với loài người, và Kitô giáo không có nghĩa là cãi nhau về các mệnh lệnh của Ngài, nhưng là chấp nhận và thi hành các mệnh lệnh ấy.
2. Cho Ngài là một ngôn sứ. Nhận định này cũng rất đúng. Ngôn sứ nói trước ý của Chúa, là người sống gần gũi với Chúa đến mức biết được ý định, chủ đích của Ngài. Điều đó đúng với Chúa Giêsu, nhưng có điểm khác biệt rất quan trọng. Ngôn sứ nói: “ Đức Chúa phán vậy”. Uy quyền đó là uy quyền vay mượn, được ủy thác. Sứ điệp của ông do Chúa ban cho chứ không phải của riêng ông. Chúa Giêsu nói: “ Ta phán cùng các ngươi”, Ngài có quyền
7,10-13
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 197
phán dạy, không phải là uy quyền được ủy thác, nhưng phát xuất từ chính Ngài.
3. Cho Ngài là một người mất trí và bị quỷ ám. Quả thật Chúa Giêsu hoặc là người hoàn toàn sáng suốt duy nhất, hoặc là một kẻ mất trí. Ngài đã chọn thập giá khi có thể chọn quyền lực, Ngài đã chọn làm người đầy tớ đau khổ khi lẽ ra Ngài làm Vua Chiến Thắng. Ngài đã rửa chân cho các môn đệ, khi đáng lẽ thiên hạ phải qui phục Ngài. Ngài đã đến để phục vụ người ta thay vì có thể khiến cả thế giới phục vụ mình. Những lời Chúa ban không phải là nhừng lời khôn ngoan bình thường, nhưng ià nhữna lời vượt mức bình thường. Chúa Giêsu đảo lộn mọi tiêu chuẩn của loài người, vì Ngài đến đem sự lành mạnh cao quý của Chúa cho một thế giới điên loạn.
4. Cho Ngài là một kẻ dụ dỗ người ta. Các nhà cầm quyền Do Thái cho rằng Chúa Giêsu đã dẫn người ta đi sai chánh đạo. Ngài đã bị buộc không sót một tội nào trong các luật lễ nghi Do Thái giáo, nào là phá bỏ luật ngày Sabat, nào là tham ăn mê uống, kết bạn với những kẻ xấu nết, phá hoại tôn giáo chính thống. Nêu chííne ta thích các ý niệm về tôn giáo hơn chính Chúa Giêsu, thì Ngài có vẻ như một kẻ dụ dỗ - vì chịu châp nhận mình sai là một trong những điều khó nhất trên đời.
5. Cho Ngài là một người can đảm. Không ai có thể nghi ngờ đức tính can đảm của Chúa Giêsu. Ngài có sự can đảm tinh thần, để thách đố truyền thông và sống khác hẳn mọi người. Ngài có sự dũng cảm thể chất, để chịu đựng những đau đớn khủng khiếp, tàn bạo nhất. Ngài rất mực can đảm, cứ tiến tới khi bà con từ bỏ, bạn bè lui đi, và một trong những người thân tín phản bội Ngài. Tại đây Ngài can đảm vào thành Giêrusalem, chẳng khác gì vào hang sư tử. Chúa Giêsu “vốn kính sợ Chúa Cha đến nỗi chẳng còn sợ bất cứ người nào hết”.
6. Cho Ngài có một nhân cách sinh động hơn hết. Các vệ binh chưa hề được nghe có ai nói như Ngài. Julian Duguid kể lại một lần ông đi trên cùng chiếc tàu xuyên Đại Tây Dương với D.Grenfell, khi D.Grenfell vào phòng, bạn có thể cảm biết ngay dù đang quay lưng lại không nhìn thây ông, dường như từ ông, có một làn sóng sinh động phát ra. Khi nghĩ về người thợ mộc xứ Galilê đối diện
198 WILLIAM BARCLAY
/,IU-lj
với những kẻ quyền cao chức trọng nhất xứ, chế ngự được họ đến nỗi chính họ trở thành những kẻ bị xét xử chứ khône phải Ngài bị xét xử, chúng ta phải nhận rằng ít nhất, Ngài cũng là một trong những người có nhân cách tối cao của lịch sử. Bức tranh về một Chúa Kitô ủy mị, bạc nhược không thể phù hợp với một con người như thế. Từ Chứa Kitô đã tuôn chảy một quyền năng, khiến những kẻ được phái đến bắt Ngài phải bối rối mà trở về tay không.
7. Cho Ngài là Chúa Kitô, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Chỉ có nhận thức này mới xứng hợp với Ngài. Rõ ràng, nsười ta không thể lồng Chúa vào đúng bất cứ hạng người nào trong loài người, chỉ có các mẫu mực do Thiên Chúa mới xứng hợp với Ngài mà thôi.
Trước khi chấm dứt phần nghiên cứu tổng quát chương này, ta cần ghi nhận thêm ba phản ứng khác nữa đối với Chúa Giêsu:
1. Đám đông tỏ ra sợ hãi. Họ nói về Chúa, nhưng sợ không dám nói lớn tiếng. Từ Gioan dùng chỉ việc họ bàn tán với nhau là một chữ tượng thanh - nghĩa là một tiếng bắt chước âm thanh mà mô tả - đó là từ gogusmos, nó mô tả sự thì thầm, xầm xì to nhỏ, tỏ ra bất bình, không vui. Đó là chữ đã được dùng để chỉ việc dân Israel lẩm bẩm trong hoane địa khi họ than thở phiền trách Môsê. Họ xầm xì to nhỏ những lời than phiền mà không dám lớn tiếng. Sự sợ hãi có thể khiến một người không dám dõng dạc công bố niềm tin nhưng cứ lẩm bẩm không ai nehe được. Kitô hữu chẳng bao giờ sợ phải nói lớn tiếng rằng họ tin Chúa Kitô.
2. Một số người trong đám đông đã tin. Đây là những người không thể phủ nhận bằng chứng hiển nhiên là họ đã xem tận mắt. Họ nahe những gì Chúa Giêsu nói, thấy những gì Ngài làm. Nếu người ta chịu vứt bỏ thành kiến và sợ hãi thì cuối cùng, thế nào người ta cũng tin.
3. Phản ứng bênh vực của Nicôđêmô. Giữa hội đồna của nhà cầm quyền Do Thái, ông là người đơn độc lên tiếng bênh vực Chúa Giêsu. Đó là bổn phận trong mỗi người chúng ta. Ian Maclaren thường bảo các sinh viên, học sinh nghe ông giảng “Hãy nói một lời tốt cho Chúa Giêsu”. Ngày nay, mỗi người chúng ta đang sống trong một thế giới kỳ lạ. Ớ nhiều nơi, người ta có nhiều cách tỏ ra đô" kỵ với Kitô giáo, nhưng điều lạ lùng là chưa bao giờ người ta lại
'/,14-18
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 1 99
Sẩn sàng bàn bạc, tranh luận về Chúa Giêsu và tôn giáo cho bằng lúc này. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mỗi người đều được gọi là “người bảo vệ đức tin”. Chúa đã ban cho chúng ta đặc quyền được biện hộ, bênh vực Chúa Giêsu trước những kẻ hay phê bình, chỉ trích, và có khi chế nhạo nữa.
Uy Quyền Tối Hậu
Gioan 7,14-18
14 Vào giữa kỳ lễ, Đức Giêsu lên Dền Thờ vcì giảng dạy. 15 Người Do Thái lấy làm ngạc nhiên. Họ nói: “Ông này không học hành gì, mà sao lại thông thạo chữ nghĩa thế! 16 Đức Giêsu trả lời: “Đạo lý tôi dạy không phải Ici của tôi, nhưng là của Đấng đã sai tôi. 17 Ai muốn làm theo ý của Người, thì sẽ biết rằng đạo lý ấy là bởi Thiên Chúa hay do tôi tự mình giảng dạy. 18 Ai tự mình giảng dạy, thì tìm vinh quang cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình, thì là người chân thật, và nơi người ấy không cồ qì là bất chính.
Chúng ta đã có dịp thấy một vài phần trong sách Phúc Âm Gioan đã bị xếp sai chỗ. Rất có thể Gioan đã không có thì giờ xếp tất cả theo đúng thứ tự, hoặc là những bản sao chép sau cùng đã bị sắp xếp sai thứ tự. Đoạn này và đoạn tiếp theo là một trong những trường hợp rõ ràng nhất về sự sắp xếp sai lầm đó. Khi hai đoạn này được sắp xếp vào đây, dường như rất vô lý, vì không có liên hệ với văn mạch. Đáng lẽ không xếp chúng vào đây mà phải xếp sau 5,47. Chương 5 đề cập đến việc chữa lành người bại liệt tại ao Bêtêtđa. Phép lạ ấy được thực hiện nhằm ngày Sabat và bị các nhà cầm quyển Do Thái xem như phạm luật. Trong lời biện hộ, Chúa Giêsu viện dẫn sách Môsê, và Ngài bảo nếu họ hiểu rõ Môsê dạy gì, và họ tin vào những gì Môsê viết, chắc họ cũng phải tin Ngài. Chương ấy kết thúc như sau: i-Nếu như các ông tin ông Môsê, hẳn các ông cũng đã tin tôi vì ông ấy đã viết về tôi. Nhưng nếu điều ông ấy đã viết mà các ông không tin, làm sao các ông tin được lời tôi nói?” (Ga 5, 46-47). Nếu chúng ta bắt đầu tại đó và đọc ngay Ga 7, 15-24 sẽ thấy mối liên hệ thật rõ. Chúa Giêsu vừa viện dẫn những gì Môsê đã chép, thì các vị lãnh đạo Do Thái giáo
2UU WILLIAM BARCLAY
/,1^-10
kinh ngạc xen vào ngay “người này vốn thất học, làm sao lại đọc được sách?”. Chúng ta cũng hiểu ý nghĩa tính cách hợp lý và mối liên hệ với Ga 7,15-24 rõ ràng hơn, nếu kết luận rằng ở vị trí hiện tại khúc này đã bị xếp sai chỗ và vị trí nguyên thủy của nó là tiếp sau Ga 5,47. Sau khi yên trí mối liên hệ đó, bây giờ chúng ta quay sang với chính đoạn này.
Các vị lãnh đạo Do Thái giáo chê Chúa Giêsu là người thất học. Đó cũng là lời tô" cáo Phêrô và Gioan khi bị đưa ra trước Toàn Công luận (Cv 4, 13). Chúa Giêsu không được học trona một trường nào của Pharisêu. Theo tập tục, chỉ có môn đệ của một giáo sư được thừa nhận, chỉ có những người có học với một bậc thầy danh tiếng mới đủ tư cách để giải nghĩa Kinh Thánh và bàn luận về luật. Không có ai dám tự quyền đưa ra một nhận định và luôn luôn phải bắt đầu: “Có lời dạy rằng...” rồi tiếp tục viện dẫn Kinh Thánh và các chứng từ có uy tín để hậu thuẫn cho mỗi lời nhận định đưa ra. Thế mà người thợ mộc xứ Galilê, chẳng học hành gì, đã cả gan trích dẫn và giải nghĩa sách Môsê cho họ. Chúa Giêsu có thể dễ mắc bẫy ở đây. Ngài có thể nói: “Ta đâu cần thầy dạy, Ta tự mình học lấy. Kiến thức và sự khôn ngoan của Ta là do Ta mà ra chứ chẳng do ai hết”. Nhưng Ngài nói rằng: “ Các ông hỏi thầy tôi là ai? Và tôi cậy uy tín nào để hậu thuẫn cho nhữns điều mình nói và giải nghĩa? Uy quyền của tôi là do Thiên Chúa”. Chúa Giêsu chẳng bao giờ tự khoe là do chính mình mà có sự khôn ngoan, Ngài tuyên bô" chính Chúa Cha đã dạy bảo Ngài. Đó là lời tuyên bô" Ngài thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai phái tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bô"gì” (Ga 12, 49). “Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra, nhưna Chúa Cha ĐâVia luôn ở lại trong Thầy, Người làm những việc của Người” (Ga 14,10).
Frank Slisbury kể lại sau khi vẽ bức tranh lớn nhân dịp lễ tang một chiến sĩ vô danh tại tu viện Westminster, ông nhận được bức thư của một họa sĩ, bạn ông như sau: “Tôi khen ngợi anh về bức tranh vĩ đại mà anh đã vẽ, hay đúng hơn là bức tranh mà Chúa đã giúp anh vẽ được”. Mọi sản phẩm quan trọng của trí tuệ và tinh thần con người đều do Chúa ban cho. Chẳng một vĩ nhân nào dám
/,14-18
TIN MỪNG THEO THÁNH G IO AN 20 1
tự khoe là chính mình đã tìm được chân lý. Họ chỉ khiêm nhượng và tạ ơn Chúa đã mặc khải chân lý ấy cho mình. Nếu chúng ta lên mặt, tự cho là chẳng có ai dạy dỗ mình cả, nếu chúng ta tự khoe mình đã khám phá được điều đó chẳng nhờ ai giúp cả, thì nói cho cùng chúng ta chỉ tự đề cao danh tiếng và cái tôi của mình thôi. Các bậc vĩ nhân không hề nghĩ đến khả năng của trí tuệ hay đôi tay mình, họ luôn luôn nghĩ đến Chúa, Đấng bảo họ những gì cần biết và dạy những gì họ có thể làm.
Nhưng Chúa Giêsu còn đi xa hơn nữa. Ngài đưa ra một chân lý phổ quát về đời sông. Ngài nói chỉ neười nào làm theo ý Chúa mới thật sự hiểu được lời giáo huấn của Chúa. Đây không phải là một chân lý thần học mà là chân lý thông thường. Chúng ta học hỏi bằng cách thực hành. Một bác sĩ có thể học xong lý thuyết giải phẫu trona sách, ông đã học cách thực hiện từng trường hợp có thể mổ, nhưng như thế ông vẫn chưa là nhà giải phẫu. Một người có thể học cách sử dụns một đầu máy ôtô, trên lý thuyết, anh ta có khả năng sửa chữa, điều chỉnh mọi trường hợp. Nhưng chỉ chừng đó thì anh ta chưa thành kỹ sư được, mà anh ta phải học bằng thực hành. Với sinh hoạt Kitô hữu cũng vậy, nếu cứ chờ đợi cho đến khi hiểu hết mọi sự thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu cả. Nhưng nếu biết đến đâu, cứ bắt đầu thực hành ý của Chúa đến đó, thì chân lý của Ngài càng ngày càng sáng tỏ thêm cho chúng ta. Có người nói: “Tôi không trở thành Kitô hữu được vì nhiều giáo lý phải hiểu, tôi phải chờ khi nào thông suôi hết đã”. Câu trả lời sẽ là “bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu hết tất cả, nhưng nếu bạn bắt đầu ngay bây giờ và cô" gắng sống điều đã biết, thì chắc chắn càng ngày bạn sẽ càng hiểu rõ hơn”. Trong Kitô giáo, cũng như trong nhiều lãnh vực khác, phương pháp để học là hành.
Thật ra, đoạn này phải tiếp sau câu chuyện chữa lành người bại liệt. Chúa Giêsu vừa bị tố cáo là phạm tội vì đã chữa lành người ây nhằm ngày Sabat. Ngài tiếp tục chứng minh rằng Ngài hoàn toàn vô tội vì chỉ tìm vinh hiển Thiên Chúa mà thôi, và việc Ngài làm không phải là gian ác.
202 WILLIAM BARCLAY
/, jy-24
Một Luận Chứng Khôn Ngoan
Gioan 7,19-24
19 Ông Môsê đã chẳng ban Lề Luật cho các ông sao? Thế mà không một ai trong các ông tuân giữ Lề Luật! Sao các ông lại tìm cách giết tôi?” 20 Dân chúng đáp: “Ông bị quỷ ám rồi! Có ai tìm giết ông đâu?” 21 Đức Giêsu trả lời: “Tôi chỉ làm có một việc, mà tất cả các ông đều ngạc nhiên. 22 Ông Môsê đã truyền cho các ông làm phép cắt bì ( thực ra, phép ấy đã có từ thời các tổ phụ, chứ không phải từ thời ông Môsê), và các ông làm phép cắt bì cả trong ngày sa-bát. 23 Vậy nếu người ta làm phép cắt bì cả trong ngày sa-bát để khỏi lỗi Luật Môsê, thì sao các ông lại nổi giận với tôi, vì tôi đã chữa kình toàn thân một người trong ngày sa-bát? 24 Các ông đừng xét đoán theo bề ngoài nữa, nhưng hãy xét đoán cho công minh. ”
Trước khi khảo sát chi tiết đoạn này, chúng ta cần hình dung một khung cảnh, trong đó Chúa Giêsu đane tranh luận với các vị lãnh đạo Do Thái giáo, có đám đông vây quanh. Đám đông lắng nghe cuộc tranh luận. Mục đích của Chúa Giêsu là biện minh cho hành động của Ngài khi chữa lành người bại liệt trong nsày Sabat. Chúa xác nhận họ đã giữ luật ấy cách tuyệt đối. Nói thế, Ngài ngụ ý gì? Nấu vì chữa lành bệnh cho một người mà Ngài phạm luật ngày Sabat, thì tại sao họ lại tìm cách giết Ngài khi chính họ cũns phạm luật ngày Sabat? Đến đây, đám đông chen vào, “ Ông đã mất trí vì bị quỷ ám rồi, có ai muốn giết ông hồi nào đâu?”. Đám đông chưa biết được lòng thù ghét nham hiểm trong các người lãnh đạo của họ, họ không hay biết gì hết về âm mưu và kế hoạch nhằm loại trừ Ngài. Họ nghĩ Chúa Giêsu bị tâm bệnh vì tưởne rằng có người muốn hại mình - nghĩa là Ngài bị mất trí - họ tưởng vậy vì chẳng hiểu ngọn ngành các sự kiện. Chúa đã không trả lời câu hỏi của đám đông, đó khône phải là một câu hỏi đích thực, chỉ là một lời xen vào của kẻ ngoài cuộc nên Ngài vẫn tiếp tục luận chứng của mình.
Luận điểm của Chúa Giêsu thế này: theo luật, thì một đứa trẻ được cắt bì vào ngày thứ tám sau khi sinh ra. “ qua ngày thứ tám, người ta phải cắt bì cho đứa trẻ” (Lv 12,3)- Ngày thứ tám đó có thể đúng ngày Sabat, mà luật dạy rằng: “ mọi điều cần thiêt cho phép
/,14.Z5-JU
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 203
Cắt bì CÓ thể thực hiện nhằm ngày Sabat”. Câu này có chép trong kinh Mishnah, là bộ luật cô đọng của các kinh sư. Cho nên Chúa Giêsu đưa ra lý luận: “ các ôns bảo giữ đúng luật Môsê, là người trung gian đã truyền lại. Các ông bảo giữ đúng luật không nên làm việc trong ngày Sabat, mà khi nói đến công việc, thì các ông bảo gồm đủ thứ chăm sóc, thuốc men vốn không thật sự cần thiết cho cuộc sống. Thế nhưng, chính các ông lại cho phép làm việc cắt bì trong ngày Sabat.
Phép cắt bì gồm hai phần: thứ nhất là thuộc phạm vi chăm sóc thuốc men cho một phần trong thân thể người ta, mà thân thể người ta có đến hai trăm bôn mươi tám phần (theo cách nhìn của người Do Thái). Thứ hai, phép cắt bì là cách cắt bớt một phần thân thể. Theo lý mà nói, các ông cho phép cắt xén thân thể người ta trong ngày Sabat, thì tại sao trách ta, khi ta chữa lành thân thể một người cho toàn vẹn?”. Đây quả là một luận chứng rất sắc bén.
Vì thế Chúa Giêsu bảo họ xét bên dưới lớp vỏ bề ngoài, hãy cố phê phán cho đúng. Nếu họ làm như vậy, thì sẽ không tố cáo Ngài vi phạm luật nữa. Qua đoạn trên, chúng ta thấy được tâm trí sắc bén, minh mẫn và rất hớp lý của Chứa Giêsu. Ngài đã đương đầu với những kẻ khôn ngoan, khéo léo thời ấy bằng chính loại vũ khí và cách nói năng của họ, và Ngài đã đánh bại họ.
Lời Tự xưng Của Chúa Kitô
Gioan 7,14.25-30
14 Vcitì giữa kỳ lễ, Đức Giêsu lên Đền Thờ VCI (ỊĨảng dạy...25 Bấy giờ có những người ở Giêrusalem nói: "Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? 26 Kìa, ông ta nói năng cồn (Ị khai mà họ chẳng bảo gì CCI. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki tô? 27 Ông ấy, chúng ta biết ônẹ xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Kitô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả. ” 28 Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giêsu nói lớn tiếng rằng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. 29 Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mù đến, và chính Người đã sai tôi. ” 30 Bấy giờ họ
204 WILLIAM BARCLAY
7,14.25-30
tìm cách bắt Nạười, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.
Có thể các câu 15-24 tiếp tục sau 5-47, câu vào đề cho đoạn này thật ra là câu 14. Vậy để thiết lập mối liên hệ, chúng ta bắt đầu với câu 14, rồi tiếp theo là câu 25.
Đám đông kinh ngạc khi thấy Chúa Giêsu đang giảng dạy tại khuôn viên Đền Thờ. Dọc theo hành lang của người ngoại có hai vòm cửa lớn: hiên cửa Vua và hiên cửa Salômôn. Đó là nơi mà dân chúng đi lại, các Pharisêu trò chuyện và chắc cũng là chỗ Chúa Giêsu đã giảng dạy. Dân chúng vốn biết rõ nhà cầm quyền thù ghét Chúa Giêsu, nên kinh ngạc về sự can đảm của Ngài khi Ngài thách thức nhà cầm quyền. Họ còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy Ngài giảng dạy mà không bị ai ngăn trở hay làm khó dễ. Một ý nghĩ bỗng lóe lên trong họ, “ Phải chăng người này là Đấng Mesia, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa và các nhà cầm quyền cũng biết như thế?”. Nhưng khi ý nghĩ ấy vừa lóe lên thì đã bị dập tắt ngay.
Điều ngăn trở đó là vì họ biết rõ quê quán Chúa ở đâu. họ biết nhà Ngài ở Nadaret, họ biết rõ cha mẹ, anh em bà con của Ngài, tổ tiên Ngài, chẳng có gì bí mật đôi với họ cả. Đó chính là điều trái ruiược với niềm tin phổ thông về sự hiện đến của Đấng Mesia. Người ta nghĩ Đấng Mesia phải ẩn mặt chờ đợi, một ngày nào đó sẽ thình lình xuất hiện, khiến chẳng ai biết được Ngài từ đâu đến. Họ tin Đấng Mesia sẽ được sinh ra tại Bêlem, thành Đavit, nhưng họ cũng tin rằng ngoài việc đó ra, họ không còn biết được gì thêm về Ngài. Các Pharisêu có câu tục ngữ rằng: “ Có ba việc xảy đến hoàn toàn bất ngờ, đó là Đâng Mesia, sự may mắn và con bọ cạp”. Đấng Mesia sẽ hiện ra thình lình và bất ngờ như khi gặp một dịp may hay đạp nhầm một con bọ cạp. về sau, khi Justin tử đạo tranh luận với người Do Thái về niềm tin của mình, thì người Do Thái nói với Đâng Mesia: “ Cho dù Đấng Mesia được sinh ra và đang sống ở đâu đó, không ai biết đến và chính Ngài cũng chẳng hề hay biết gì cho đến khi Elia đến, xức dầu và báo cho Ngài biết điều đó”. Niềm tin phổ quát của tất cả người Do Thái là Đấng Mesia sẽ xuất hiện thình lình, Neài sẽ từ chỗ bí mật xuất đầu lộ diện và chẳng ai biết được là từ đâu. về phần Chúa Giêsu, Ngài không hề
7,14.25-30
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 205
đáp ứng đúng với mô thức đó. Với người Do Thái, quê quán gốc gác Ngài chẳng có gì là bí mật cả.
Niềm tin này là đặc điểm của thái độ chiếm hữu Ưu thế giữa người Do Thái mà đến nay vẫn còn, một tinh thần muốn tìm kiếm Chúa nơi những điều bất Ihường. Họ chẳng bao giờ tin là người ta có thể tìm thấy Chúa ngay trong những điều thông thường. Họ muốn có Chúa ở trong một vật hay một sự việc gì đó, và điều tiên quyết vật đó hay việc đó phải phi thường. Giáo huân của Kitô giáo trái ngược lại. Nếu Chúa bước vào thế giới một cách khác thường, điều đó có nghĩa là Ngài rất ít khi ở trong thế giới. Trong khi chúng ta chỉ nhìn điều thông thường là có thể thấy Chúa, nghĩa là Ngài bao giờ cũng hiện diện. Kitô giáo không xem thế giới này như một nơi mà thỉnh thoảng Chúa mới có mặt, nhưng một nơi Ngài chẳng bao giờ vắng mặt.
Sự phản đối của dân chúng, được Chúa Giêsu trả lời trong hai câu, cả hai đều khiến dân chúng và các nhà cầm quyền sửng sốt. Ngài bảo quả thật họ biết Ngài là ai và từ đâu đến, nhưng điều còn đúng hơn nữa là Ngài vốn trực tiếp đến từ Chúa Cha. Thứ hai, Ngài bảo rằng họ không biết Thiên Chúa còn Ngài thì biết. Nói với tuyển dân của Chúa họ không biết Thiên Chúa là một điều xỉ nhục cay đắng. Cho rằng chỉ một mình Ngài biết Thiên Chúa, có liên hệ mật thiết với Thiên Chúa, chỉ một mình Ngài biết Thiên Chúa theo một cách mà chẳng có ai khác biết được, quả là một điều khó có thể tin nổi.
Đây là một trong những khúc quanh quan trọng, một trong những khoảnh khắc quyết định trong đời sống Chứa Giêsu. Trước giây phút đó, các nhà cầm quyền đã xem Chúa Giêsu như một kẻ phản loạn, một nhà cách mạng phá luật ngày Sabat, như thế đã là một tố cáo nghiêm trọng rồi, thế nhưng từ đây trở đi, Ngài không những ià kẻ phạm tội phá luật ngày Sabat, mà còn là người phạm tội nặng nhất, tức tội “ lộng ngôn”. Theo họ thì Chúa Giêsu đã nói đến dân Irael và Thiên Chúa theo một cách thức mà không ai được quyền nói như vậy.
Thật ra đây vẫn là một sự lựa chọn cho chúng ta ngày nay. Hoặc những gì Chúa Giêsu tự xưng về mình đều sai, do đó hoặc Ngài phạm tội lộng ngôn mà chưa hề có ai dám phạm, hoặc Ngài
206 WILLIAM BARCLAY
7,31-36
đã nói về chính mình, do đó, Ngài đúng là Đấng như chính Ngài tự xưng, nghĩa là khôns thể dùng ngôn từ nào để mô tả hơn là Con Thiên Chúa. Mỗi người đều phải tự quyết định lấy vị thế cho mình đứng, về phía Chúa Giêsu hay chống lại Ngài.
Tìm Kiếm Kịp Thời
Gioan 7,31-36
Jl Trong dân chúng, có nhiều kẻ đã tin vào Người, họ nói: “Khi Đấng Kitô đến, liệu Người có làm nhiều dấu lạ han ông này chăng?” 32 Nẹười Pharisêu nghe dân chúng bàn tán với nhau về Người như thế, nên họ và các thượng tế sai vệ binh đi bắt Người. 33 Vậy, Đức Giêsu bảo họ: “Tôi còn ở với các ông ít lâu nữa thôi, rồi tôi đi đến cùng Đấng đã sai tôi. 34 Các ông sẽ tìm tôi mà không gặp, và nơi tôi ở, các ông không thể đến được. ” 'i5 Người Do Thái liền nói với nhau: “Ông ấy sắp đi đâu mà chúng ta không gặp đươẹ? Phải chăng ông sắp đi gặp kiều bào sống giữa người Hy-lạp, để giảng dạy cho người Hy-lạp?36 Ông ấy muốn nói gì khi bảo: ‘Các ông sẽ tìm tôi mà không gặp, và nơi tôi ở, các ông không thế đến được. ’?”
Trong quần chúng, có một sô" người tin vào Chúa Giêsu chính là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Họ tin không có ai khác làm được những công việc lớn lao như Chúa Giêsu. Đây chính là luận điểm Chúa Giêsu đã dùng khi Gioan Tẩy Giả nghi ngờ, không biết Ngài có phải là Đấng Mêsia hay họ còn phải chờ Đấng khác. Lúc ông sai người đến hỏi, Chúa Giêsu đã trả lời rằng: “Hãy trở về thuật lại cho Gioan nhữne gì các người nghe và thấy ta làm” (Mt II, 1-6). Chính vì có một số người tin nhận Chúa Giêsu nên các nhà cầm quyền phải ra tay. Họ phái binh lính-phần lớn có lẽ là bộ phận vệ binh Đền Thờ -đi bắt Ngài. Chúa Giêsu cho họ biết Ngài chỉ còn ở với họ một thời gian ngắn nữa thôi, sẽ có ngày họ phải đi tìm Ngài không phải để bắt giam, nhưng để nhận được điều mà chỉ một mình Ngài có thể ban cho họ, nhưng lúc đó thì đã muộn mất rồi, vì Ngài đã đi đến chỗ mà họ chẳng bao giờ đi theo được.
Chúa Giêsu có ý nói Ngài sẽ trở về với Cha Ngài, Đấng họ tự làm cho xa cách vì không chịu vâng lời. Nhưng họ chẳng hiểu gì cả. Qua nhiều thế kỷ, dân Do Thái đã bị tản lạc khắp thế giới, có
7,31-36
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 207
khi bị bắt đưa đi đày, có khi xứ sở lâm nguy hoạn nạn, họ đã di cư đến xứ khác. Có một danh từ rất hàm súc được dành chỉ số người Do Thái sông ngoài Phalestine. Đây chính là từ mà dân chúng dùng ở đây, họ bảo nhau: “ Có phải ông Giêsu này sắp lìa khỏi xứ Phalestine chăng? Có phải ông đi đến với “diaspora” không? Phải chăng ông sẽ đi thật xa để giảng đạo cho người Hy Lạp, do đó, sẽ mất tích luôn trong khối người đông đảo của thế giới dân ngoại? Phải chăng ồng ta sẽ bỏ đi xa đến độ chẳng ai tìm ra ông ta nữa”. Thật là lạ lùng, một lời nói tỏ ý khinh dể như vậy lại trở thành một lời tiên tri. Người Do Thái nói thế với ngụ ý khôi hài, chễ giễu, nhưng năm tháng qua đi, điều đó lại trở thành một sự thật phước hạnh, đó là Chúa Phục Sinh đã đến với dân ngoại.
Đoạn này đưa chúng ta đối diện với lời hứa và sự đe dọa của Chúa Giêsu. Chúa đã phán: “ Hãy tìm sẽ gặp”(Mt 7,7). Tại đây, Nsài lại phán: “ các ngươi sẽ tìm kiếm ta mà chẳng thây’'(câu 34). Từ xưa, một ngôn sứ đã đặt chung hai sự việc đó lại với nhau một cách lạ lùng. “ Hãy tìm kiếm Đức Chúa đang khi mình gặp được” (Is 55, 6). Một đặc điểm của đời sống này là thì giờ bị giới hạn. Sức lực thể xác rồi sẽ suy tàn, và có những việc người ta có thể làm lúc ba mươi tuổi, sẽ không thể làm nổi khi đến tuổi sau mươi. Sức lực tinh thần cũng suy giảm, có những công tác tinh thần mà người ta có thể dấn thân khi còn trẻ, lúc tuổi thanh xuân, thì khi trở về già sẽ không còn khả năng để đảm đương nữa. Sức mạnh đạo đức có thể suy kém dần, nếu một người để cho thói quen nào đó sai khiến mình sẽ có ngày không dứt bỏ được, mặc dầu lúc đầu người ấy có thể đẩy lui nó ra khỏi đời sống mình một cách dễ dàng.
Giữa chúng ta với Chúa Giêsu cũng vậy. Ngài nói với dân chúng: “các ngươi có thể ý thức quá muộn về nhu cầu tối cần thiết”. Một người từ chối Chúa Kitô quá lâu, và theo con đường sai lạc quá lâu, đến nỗi cuối cùng sẽ không còn thấy vẻ đẹp nào nơi Ngài nữa. Người ấy sẽ cho điều ác là thiện, không còn hoán cải được nữa. Bao lâu tội lỗi còn làm cho chúng ta đau khổ, bao lâu chúng ta còn nghĩ đến điều thiện không thể với tới, thì chúng ta vẫn còn hy vọng để tìm kiếm. Nhưng người ta phải cẩn thận. Khi cứ quen phạm tội, đến mức không còn biết bảo mình đừng phạm tội nữa, cứ dửng dưng với Chúa đến độ quên hẳn Ngài hiện hữu, khi ý thức về một nhu cầu nào đó đã chết, không còn cảm thấy
208 WILLIAM BARCLAY
7,37-44
mình cần đến điều đó nữa, người ta sẽ không tìm kiếm, và khi đã không tìm thì sẽ chẳng bao giờ gặp. Điều con người luôn cần, đó là ý thức tội lỗi.
Nguồn Nước Hằng Sông
Gioan 7,37-44
37 Hôm ấy là ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày long trọng nhất •ỈA Đức Giêsu đứng trong Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống. ” 39 Đức Giêsu muôn nói về Thần Khí mci những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu chưci được tôn vinh.40 Trong dân chúng, có những người nghe các lời ấy thì nói: “Ông này thật là vị ngôn sứ. ” 41 Kẻ khác rằng: “Ông này là Đấng Kitô. ” Nhưng cỏ kẻ lại nói: “Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilẽ sao? 42 Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít và từ Bê-lem, làng của vua Đavít sao? ”4Ỉ Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.44 Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tciỵ bắt.
Tất cả các biến cố trong chương này xảy ra trong lúc có lễ Lều, và muôn hiểu được điều này một cách đúng đắn, chúng ta phải biết ý nghĩa và ít nhất một vài nghi thức ngày lễ ấy. Lễ Lều hay Nhà Trại là lễ thứ ba trong ba lễ lớn của dân Do Thái, mà tất cả những người nam đã trưởng thành, cư ngụ trong vòng mười lăm dặm gần Giêrusalem đều phải đến dự. Ba ngày lễ lớn là Lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần và lễ Lều. Lễ này cử hành vào ngày rằm tháng bảy theo niên lịch Do Thái, nghĩa là khoảng 15 tháng 10 dương lịch. Cũng như các ngày lễ lớn khác của dân Do Thái, nó có hai ý nghĩa.
1. Ý nghĩa lịch sử, gọi là lễ Lều do sự kiện toàn dân rời nhà để ra sống trong các trại nhỏ. Trong suốt thời gian hành lễ, các trại mọc lên khắp nơi trên các nhà nóc bằng, bên vệ đường, ngoại ô các thành phô", ngoài và ngay trong các sân Đền Thờ. Luật qui định các nhà lều không bền vững, nghĩa là được dựng lên tạm thời cho dịp lễ đặc biệt đó mà thôi. Vách lều bằng nhánh và lá cây, phải che thế nào để cản được mưa gió, nhưng lại để
7,37-44
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 209
lọt được ánh sáng mặt trời. Mái lều phải lợp tranh, rơm, cỏ khô nhưng không được dày đến mức không thể thấy các ngôi sao ban đêm. Ý nghĩa lịch sử của mọi việc đó là nhằm nhắc cho dân nhớ lại, chẳng bao eiờ được quên, đã có một thời họ vốn là những kẻ không nhà cửa đi lưu lạc trong sa mạc, khône có mái nhà ở trên đầu (Lv 23, 40-43). Mục đích là “hầu cho dòng dõi các ngươi biết rằng khi ta đem dân Israel ra khỏi Ai Cập, ta cho họ ở những nhà trại”. Ban đầu thì lễ này kéo dài bảy ngày, nhưng vào thời Chúa Giêsu, thêm ngày thứ tám.
2. Ý nghĩa về nông nghiệp. Đó là một lễ Cảm Tạ về mùa gặt. Có khi còn được gọi là lễ Thu Hoạch Mùa Màng (Xh 23, 16; 43, 22). Với người Do Thái, đây là ngày lễ phổ thông nhất, chính vì lý do đó mà nhiều khi người ta gọi tắt là Lễ ( IV 8,2), có khi lại gọi là lễ của Đức Chúa (Lv 23,39). Nó vui hơn các kỳ lễ khác, dân chúng gọi nó là “ Mùa Vui Mừng”, đó là thời gian vui mừng nhất, nó đánh dấu việc thu hoạch tất cả các loại ngũ cốc hoa màu, lúc mạch, lúa mì, nho được nhập vào kho lẫm an toàn. Như luật qui định, lễ ấy phải được cử hành “ khi các ngươi đã hái hoa quả của công lao mình ngoài đồng rồi”(Xh 23,16) và “khi các ngươi đã thâu huê lợi của sân đạp lúa và hầm rượu mình” (Đnl 16,13-16). Đây không phải chỉ là lễ Cảm Tạ về mùa gặt, nhưng là sự vui mừng cảm tạ toàn thể thiên nhiên đã cung cấp dư dật khiến người ta được sống và hạnh phúc. Trong giấc mộng của ngôn sứ Dacaria về thế giới mới, lễ này sẽ được cử hành khắp thế gian (Der 3,10;4). Đây không phải là ngày lễ của kẻ giàu có, nhưng các công nhân, khách lạ, các quả phụ, người nghèo, tất cả được dự cuộc vui chung này.
Có một nghi thức liên hệ đến kỳ lễ ấy. Người tín hữu phải “lấy trái cây tôt, cành chà là, cành cây rậm lá, và cành dương liễu” (Lv 23,40), phái Xađốc dạy rằng đó là các vật liệu dùng dựng các nhà lều, các Pharisêu thì bảo đó là các vật mà người tín hữu phải đem theo khi đến Đền Thờ. Dĩ nhiên, neười ta thích tiếp thu cách giải nghĩa của Pharisêu, vì như vậy, họ sẽ được tham dự một kỳ lễ tưng bừng.
Nghi lễ đặc biệt này liên hệ rất chặt chẽ với những lời Chúa Giêsu. Hẳn Ngài đã nghĩ về những điều đó, rất có thể là mọi thứ đó đang ở trước mắt Ngài làm bối cảnh trực tiếp cho câu chuyện. Mỗi ngày trong cả kỳ lễ, dân chíine đều đến Đền Thờ, mang theo
210 WILLIAM BARCLAY
7,37-44
những cành chà là, những nhành dương liễu. Họ dùng chúng, làm một bức màn hay một mái nhà rồi diễu hành chung quanh bàn thờ lớn. Đồng thời, một tư tế lấy một chiếc bình vàng, dung tích khoảng 1,5 lít đến hồ Siloac múc đầy nước. Nước được đem về qua Cửa Nước, tronơ khi dân chúng đọc Isaia 12,3 “Các ngươi sẽ vui vẻ múc nước nơi các nguồn cứu rỗi”. Nước được đem về Đền Thờ, đặt trên bàn thờ làm của lễ dâng Đức Chúa. Trong lúc ấy, ban hợp xướng Lê vi hát bài Halle], tức là Thánh Vịnh 113-118, có tiếng sáo phụ họa. Khi hát đến nhữns câu “Hãy cảm tạ Đức Chúa”, “xin hãy cứu”, cuối cùng là câu kết thúc “hãy ngợi khen Đức Chúa” thì số người dự lễ cùng reo lên và phất các cành chà là về hướne bàn thờ. Toàn thể buổi lễ tưng bừng ấy nhằm cảm tạ Chúa một cách sống động về việc Ngài đã ban cho họ đủ nước, mà cũng là một hành động cầu mưa, để kỷ niệm việc nước đã từ tảng đá phun ra cho họ lúc đi qua đồng vắng. Đến ngày cuối cùng, cuộc lễ càng huyên náo hơn, vì họ đi vòng quanh bàn thờ đến bảy lần, kỷ niệm việc tổ phụ họ đi bảy lần chung quanh các tường thành Giêricô, các vách tường đổ xuống, và chiếm được thành trì.
Chính trong bối cảnh đó - và có lẽ là đúns lúc ấy - Chúa Giêsu đã lèn tiếng “Ai khát, hãy đến với tôi”. Dường như Ngài ngụ ý rằng: “ các ngươi đang cảm tạ và tôn vinh Chúa vì nước làm thỏa mãn cơn khát của thân xác. Nếu các ngươi muốn được thứ nước làm thỏa mãn cđn khát của linh hồn, hãy đến cùng tôi” Chúa đã lợi dụng giây phút sôi nổi ây để khiến mọi người quay lại với ý nghĩ về lòng khao khát Thiên Chúa và những điều vĩnh cửu.
Chúng ta đã thấy bốì cảnh náo nhiệt, sống động của đoạn này, bây siờ chúng ta sẽ nhìn chi tiết hơn.
Lời hứa của Chúa đặt ra cho chúng ta một vấn đề. Ngài phán: “kẻ nào tin tôi thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình” và tiếp “như Kinh Thánh đã chép vậy”. Chưa ai tìm được cách thỏa đáng câu này được trích từ đâu, cho nên vấn đề là “câu ấy có nghĩa gì?”. Có hai cách giải thích khác nhau.
1. Có thể nó chỉ về người đã đến với Chúa Giêsu, tin nhận Ngài. Người ấy sẽ thấy cả một dòng sông nước, tươi mát ở trong mình. Đó là một cách khác để nói về điều mà Chúa Giêsu đã bảo người đàn bà Samari, “Nước tôi cho sẽ thành một mạch nước trong
7,37-44
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 211
người đó, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14). Đó là một cách khác để diễn tả câu nói thật đẹp đẽ của Isaia, “Đức Chúa sẽ dắt đưa ngươi, làm cho ngươi no lòng giữa nơi khô hạn lớn, làm cho cứng mạnh các xương ngươi, ngươi sẽ như vườn năng tưới, như suôi chẳng hề khô” (Is 59,11). Ý muôn nói là Chúa Giêsu có thể ban cho người ta sự tươi mát của Thần Khí. Người Do Thái gán tất cả mọi cảm xúc, tư tưởng và xúc động cho một số chi thể nào đó. Tâm lòng (trái tim) là trung tâm của tư tưởng và trí tuệ, trái cật và bụng là trung tâm của những cảm giác và xúc động sâu xa nhất. Như tác giả Châm Ngôn viết, “tinh thần là ngọn đèn sáng Đức Chúa ban, dò thấu các nơi bí ẩn tâm can” (20,27). Câu trên kia có nghĩa Chúa Giêsu hứa ban cho ta dòng sông thanh tẩy, làm tươi mát, ban sự sông của Thần Khí, để mọi tư tưởng và cảm giác xúc động của mỗi người chúng ta đều được thanh tẩy, bồi bổ và đầy dẫy sự sống mới. Dường như Chúa bảo: “hãy đến với tôi và tin nhận tôi, thì tôi sẽ nhờ Thần Khí đặt trong anh em một sự sống mới, sẽ khiến anh em được trong sạch và mãn nguyện. Ta sẽ ban cho anh em đời sống lâu nay vẫn hằng mong ước mà chưa bao giờ có được. Và dù chúng ta nhận lối giải thích nào thì cách giải nghĩa này vẫn luôn luôn đúng.
2. Cách thứ hai cho rằng câu này chỉ về Chúa Giêsu là sông nước hằng sông sẽ chảy ra từ trong lòng người. Có thể nó mô tả Đấne Mêsia mà Chúa Giêsu trích dẫn từ một nơi chúng ta chưa xác định được. Kitô hữu thường ví Chúa Giêsu với tảng đá đã cung cấp nước cho dân Israel trong hoang địa (Xh 17,6). Phaolô đã lấy hình ảnh tảng đá ấy ứng dụng cho Chúa Giêsu (lCr 10,40). Chính Gioan đã kể lại khi tên lính đâm mũi giáo vào hông Chúa Giêsu thì nước và máu chảy ra (10,34). Nước tiêu biểu cho sự chết chuộc tội trên thập giá. Biểu tượng nước ban sự sống do từ Thiên Chúa thường thấy trong Cựu Ước (Tv 105,41; Ed 47,1-12). Giôen đã có một bức tranh tuyệt vời, “Một con suối sẽ chảy ra từ nhà Đức Chúa” (Ge 3,18). Rất có thể Gioan đang nghĩ đến Chúa Giêsu như một con suối tuôn trào, dòng nước thanh tẩy. Con người không thể sống nếu thiếu nước, và Chúa Giêsu là Đấng mà con người nếu thiếu thì không thể sống được. Một lần nữa, cho dù chúng ta nhận lối giải thích nào, thì cách giải nghĩa này cũng thật đúng và sâu sắc. Dẩu cho bức tranh này ám chỉ Chúa Giêsu hay người tin nhận Ngài, thì cũng đều có nghĩa từ Chúa Giêsu đã tuôn trào sức lực,
212 WILLIAM BARCLAY
7,37-44
quyền năng và thanh tẩy, và chỉ nơi đó chúng ta mới được ban cho sự sống đúng nghĩa.
Trong đoạn này có một điều đáng kinh ngạc. Câu 39 ghi lại một mệnh đề khá lạ lùng: “Bây giờ Thần Khí chưa được trao ban”. Câu này có nghĩa gì? Hãy nghĩ thế này: một năng lực vĩ đại đã có từ nhiều năm hoặc từ nhiều thế kỷ, nhưng con người vẫn chưa nắm được. Năng lực ấy vẫn có đó, mà loài người chẳng hay biết. Thử lấy một thí dụ rất hợp thời, nguyên tử năng lúc nào cũng có trong vũ trụ, loài người đã khôns sáng chế nguyên tử lực, nhưng đến thời của chúng ta, loài người mới nắm được và biết sử dụng điều vốn có sẵn từ bao giờ. Thần Khí vẫn có, nhưng loài người chưa bao giờ thật sự hưởng được quyền năng trọn vẹn của Ngài cho đến ngày lễ Ngũ Tuần. Và như có người đã nói cách tế nhị rằng: “Nếu không có Gôngotha thì cũng không có lễ Ngũ Tuần”. Chỉ sau khi loài người đã nhìn biết Chúa Cứu Thế, thì họ mới thật sự biết Thần Khí. Trước kia Thần Khí vốn là một quyền năng, nhưng bây giờ đối với chúng ta Thần Khí đã trở thành sự hiện diện của Chúa Kitô phục Sinh ở với chúng ta luôn luôn. Trong câu thoạt nghe có vẻ rất đáng ngạc nhiên này, Gioan khône hề bảo trước đó không có Thần Khí, nhưng ông có ý bảo Chúa Giêsu đã phải trả giá bằng đời sống và sự chết của Ngài để dẫn đến lễ Ngũ Tuần, mở toang các khung cửa khiến Thần Khí tuôn trào, trở thành hiện thực và đầy quyền năng với mọi người.
Nhưng chúng ta phải chú ý đoạn này được chấm dứt như thế nào. Có một số người cho rằng Chúa Giêsu là vị ngôn sứ mà Môsê đã hứa (Đnl 18,15). Người khác bảo rằng Ngài là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa, và tiếp tục theo đó là một cuộc tranh cãi sôi nổi về vấn đề Đấng được xức dầu của Thiên Chúa có phải đến từ Belem hay không. Đây là một thảm kịch. Một kinh nghiệm quan trọng về tôn giáo đã kết thúc bằng một cuộc tranh luận khô khan về thần học. Đó là điều mà chúng ta phải tránh. Chúa Giêsu không phải là Đấng để chúng ta lấy làm đề tài bàn cãi, mà là Đấng chúng ta phải nhìn biết, yêu mến và vui nhận. Nếu chúng ta nhận thức về Chúa, và người khác có một nhận thức khác, đó không phải là vấn đề quan trọng, miễn là cả hai đều nhận biết và tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế. Dù chúng ta giải thích kinh nghiệm về tôn giáo của mình cách khác nhau, việc đó chẳng bao giờ nên trở thành môi
/,45-52
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 213
chia rẽ, vì kinh nghiệm quan trọng, chứ khôns phải là cách giải thích kinh nghiệm đó.
Sự Ngưỡng Mộ Và Lời Biện Hộ Rụt Rè
Gioan 7,45-52
45 Các vệ binh trở về với các thượng tế và người Pharisêu. Họ liền hỏi chúng: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?” 46 Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy! 47 Người Pharisêu liền nói với chúng: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? 48 Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? 49 Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng lù quân bị nguyền rủa! 50 Trung nhóm Pharisêu, có một người tên lù Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Đức Giêsu; ông nói với họ: 51 “Lề Luật của chúng ta cỏ cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy vù biết người ấy làm gì không?” 52 Họ đáp: “Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả.
ở đây có vài phản ứng sống động đối với Chúa Giêsu:
1. Phản ứng của binh lính là kinh ngạc, sửng sốt, họ đã đi bắt Chúa Giêsu, nhưng lại trở về mà không có Ngài, vì trên đời họ chưa hề được nghe ai nói năng như Ngài. Thật sự, nghe Chúa Giêsu nói là biết một kinh nghiệm mới mẻ, có một không hai cho bất cứ người nào.
2. Phản ứng của tư tế và các Pharisêu là khinh rẻ. Pharisêu có một câu nói để chỉ bọn người tầm thường, chất phác không chịu tuân giữ hàng ngàn luật lệ. Họ gọi những người ấy là bọn dân đen. Với họ thì những người ấy quá hạ cấp, không đáng cho họ miệt thị. Gả con gái cho một ai trong đám đông đó chẳng khác gì trói con lại và ném cho một con thú: “Đám dân chúng đáng nguyền rủa không biêt lề luật”. Luật của Pharisêu dạy “có sáu điều liên hệ với bọn dân đen: đừng bao giờ cho họ làm chứng, đừng bao giờ nghe lời chứng của họ, đừng thổ lộ chuyện bí mật gì với họ, đừng bao giờ cho họ trông coi trẻ mồ côi, đừng bao giờ để họ giữ quỹ từ thiện, đừng bao giờ đi với họ trong một cuộc hành trình”, cấm
214 WILLIAM BARCLAY
/,400z
làm khách dùng bữa với một người thuộc bọn dân đen, cũng đừng mời một người như thế dùng bữa. Nếu có thể được, thì chớ mua hay bán gì với một người thuộc bọn dân đen. Với thái độ kiêu căng quý phái, với kỳ thị trí thức và kiêu ngạo thuộc linh, các Pharisêu nhìn xuống những con người tầm thường đó bằng con mắt khinh dể. Lý luận của họ là chẳng người nào có chút ít đạo đức hay học thức mà lại đi tin Chúa Giêsu. Chỉ có những đứa ngu dại và dốt nát mới tin theo mà thôi. Thật là một điều khủng khiếp khi có ai đó nghĩ rằng mình quá khôn khéo, thánh thiện rồi không cần đến Chúa Giêsu. Thế nhưng điều đó vẫn còn xảy ra.
3. Phản ứng rụt rè của Nicôđêmô. Ông không trực tiếp biện hộ cho Chúa Giêsu, chỉ dám viện dẫn vài nguyên tắc pháp lý có liên hệ. Luật qui định mỗi naười phải được đối xử công bằng (Xh 23,1; Đnl 1,16), mà một phần của công lý là người ta được quyền trình bày trường hợp của mình. Nếu chỉ căn cứ vào tin tức qua một kẻ trung gian cung ứng thì không thể kết án ai được. Pharisêu định phá luật ấy, nhưng Nicôđêmô đã khôna dám phản đôi mạnh mẽ. Lòng ông bảo phải bênh vực cho Chúa Giêsu, nhưng trí ông lại bảo đừng liều lĩnh như thế. Pharisêu đe dọa ông là chẳng có ngôn sứ nào xuất thân từ xứ Galilê cả, và họ chế giễu cho rằng chắc ông liên hệ gì với đám đông Galilê hỗn tạp ấy, và ông không nói gì thêm.
Khi người ta lâm vào một hoàn cảnh muốn bênh vực cho Chúa và hiểu phải chứng tỏ cho người khác biết lập trường của mình, nhưng rồi chỉ đưa ra một lời biện hộ nửa vời, sau đó chịu im lặng cách nhục nhã và trong lòng không khỏi bứt rứt, xốn xang. Trong vấn đề bênh vực cho Chúa Giêsu, thiết tưởng chúng ta nên thẳng thắn với lòng mình hơn là thận trọng theo lý trí. Bênh vực Chúa Giêsu có thể khiến chúng ta bị chê cười, khinh dể, cũng có thể gặp khó khăn và chịu hy sinh. Nhưng Chúa Giêsu đã hứa sẽ xưng nhận trước mặt Cha Ngài người nào xưng nhận Ngài dưới đất này, và sẽ chối bỏ trước mặt Cha Ngài những kẻ chối bỏ Ngài dưới đất này. Trung thành với Chúa Giêsu đưa chúng ta đến cây thập giá dưới đất, nhưng cũng đem cho chúng ta triều thiên vinh hiển trên trời.
/,Dá-»,l-l 1