Books are the glass of council to dress ourselves by.

Bulstrode Whitlock

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 120
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18
hững Tương Quan Cá Nhân
Mátthêu 18
Mátthêu đoạn 18 là chương quan trọng nhất về đạo đức Kitô giáo, vì nó đề cập đến những đức tính, xác định những tương quan
10
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2​147
cá nhân của Kitô hữu. Chúng ta sẽ xét từng chi tiết những tương quan cá nhân này khi nghiên cứu từng phần của chương sách, nhưng trước hết chúng ta nên nhìn toàn diện của chương. Nó có bảy phẩm tính đánh dấu những tương quan của người tín đồ.
1. Trước nhất và trên hết là đức khiêm nhường (câu 1-4). Chỉ có kẻ khiêm nhường như trẻ nhỏ mới là công dân nước Thiên Chúa. Mọi tham vọng cá nhân, thể diện cá nhân, lợi ích cá nhân không thể có chỗ trong đời sống tín đồ. Kitô hữu là người quên mất bản ngã trong sự dâng hiến đời mình cho Chúa Giêsu và phục vụ đồng bào, đồng loại của mình.
2. Phẩm tính thứ hai là tinh thần trách nhiệm (câu 5-7). Tội lớn nhất là dạy người khác phạm tội, nhất là người đó lại là anh em yếu đuối hơn. Sự đoán xét nghiêm khắc nhất của Chúa dành cho những kẻ đặt hòn đá vấp chân trên đường đi của người khác. Kitô hữu là người luôn luôn ý thức rằng mình chịu trách nhiệm về hậu quả của lối sông mình, của hành vi, lời nói của mình.
3. Phẩm tính tiếp theo là sự từ bỏ (câu 8-10). Người tín đồ giống như một lực sĩ chẳng nề hà luyện tập khó khăn để đoạt giải thưởng, họ giông như một sinh viên sấn sàng hy sinh mọi lạc thú và thì giờ nhàn rỗi để đạt kết quả tốt. Kitô hữu là người sẵn sàng cất bỏ khỏi đời sống mọi điều ngăn trở để họ vâng phục Chúa một cách trọn vẹn.
4. Kế đến là sự chăm sóc cá nhân (câu 11-14). Kitô hữu là người nhận thức Chúa chăm sóc chính mình và họ phải phản ánh sự chăm sóc cá nhân của Chúa trong sự chăm sóc người khác. Kitô hữu không bao giờ suy nghĩ đến từng tập thể nhưng đến từng cá nhân. Đối với Chúa không có ai là không quan trọng, vì không ai bị lạc mất trong đám đông. Đốì với Kitô hữu mọi người đều là quan trọng và tất cả là con cái Chúa, nếu họ hư mất thì phải cứu họ. Sự chăm sóc cá nhân của người tín đồ thật sự là động cơ và là sức sống trong công tác truyền giáo.
5. Phẩm tính kỷ luật (câu 15-20). Sự nhân từ và tha thứ của Kitô hữu không có nghĩa là người lầm lỗi được phép làm theo điều ưa thích của mình, nhưng người đó phải được hướng dẫn và sửa sai, nếu cần phải có biện pháp kỷ luật để đưa họ về đường ngay nẻo chính. Tuy nhiên kỷ luật đó luôn luôn đi kèm với yêu thương,
148 WILIIAM BARCLAY
khiêm nhường chứ không phải lên án người ta vì tự cho mình là công chính. Kỷ luật đó luôn luôn áp dụng với ước muốn hòa giải, không phải với ước muốn trả thù.
6. Phẩm tính tương giao (câu 19-20). Có thể nói rằng Kitô hữu là những người có thể cầu nguyện chung với nhau. Họ là những người cùng nhau tìm biết ý Chúa trong thông công, hiệp thông để lắng nghe và thờ phượng Chúa. Chủ nghĩa cá nhân đi ngược với Kitô giáo.
7. Tinh thần tha thứ (câu 23-35). Kitô hữu phải tha thứ người khác vì chính mình đã được tha thứ. Họ tha thứ người khác như chính họ đã được Chúa tha thứ.
Tâm Hồn Trẻ Thơ
Mátthêu 18,1-4
1 Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” 2 Đức Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông 3 và bảo: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
4 “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời”.
Đây là một câu hỏi có nhiều ý nghĩa và được trả lời bằng một câu cũng đầy ý nghĩa. Các môn đệ hỏi ai là người lớn hơn hết trong Nước Trời. Chúa Giêsu gọi một đứa trẻ đến và nói nếu ai không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì chẳng được vào Nước Trời. Các môn đồ hỏi: “Ai lớn hơn hết trong Nước Trời?” Câu đó cho thấy họ không biết gì về nước Thiên Đàng. Chúa Giêsu nói: “Nếu các ngươi không trở lại”. Ngài dùng cách nói đó ngụ ý bảo rằng họ đang sai lạc. Nêu họ không đổi hướng lại là họ đang đi xa khỏi Nước Trời, chứ không phải hướng về Nước Trời. Trong đời sống, câu hỏi quan trọng hơn hết là người ấy đang hướng về đâu? Nếu một người luôn luôn hướng đến việc thực hiện những tham vọng cá nhân, mong chiếm hữu quyền hành, gìn giữ uy thế cá nhân, đề cao cái tôi của mình, thì người đó rõ ràng đang hướng đến những
10,1-4
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​149
mục tiêu đối nghịch với Nước Trời. Bởi vì làm công dân của Nước Trời có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn bản ngã, hạ bệ cái tôi và sử dụng nó trong một đời sống hướng về phục vụ chứ không phải quyền hành. Bao lâu một người còn cho cái tôi của mình là quan trọng nhất trên đời, thì người đó còn quay lưng lại với Nước Trời. Nếu người đó muốn đến Nước Trời thì anh ta phải quay lại.
Chúa Giêsu gọi một đứa trẻ đến và theo truyền thuyết đứa trẻ ấy là Ignatius ở Antiôkhia, sau này trở nên một tôi tớ lớn của Hội Thánh, một tác giả lớn và cuối cùng tử đạo vì Danh Chúa. Tương truyền rằng Ignatius có tên là Theophoros, có nghĩa là được Đức Chúa Trời ẵm bế hay được Đức Chúa Trời sanh. Sở dĩ người được cái tên đó vì được Chúa Giêsu đặt ngồi trên đầu gốì của Ngài.
Chúa Giêsu nói nơi đứa trẻ chúng ta thấy được những đức tính của một công dân Nước Trời. Có nhiều đức tính đáng yêu của đứa trẻ như khả năng ngạc nhiên trước cảnh lạ lùng của thế giới và khả năng tha thứ, quên, dù người lớn hay cha mẹ bất công với chúng. Sự ngây thơ trong trắng khiến trẻ thơ luôn học hỏi tiếp thu và thực hiện. Dĩ nhiên Chúa Giêsu có nghĩ đến những điều này, nhưng không phải là những điều chính yếu mà Ngài muôn đề cập đến. Những điều Ngài muốn nói là trẻ thơ có ba đặc điểm lớn khiến chúng dùng làm biểu hiện cho những đức tính của công dân thiên quốc.
1. Trước tiên và chính yếu, cũng là đặc tính then chốt của toàn đoạn sách này là khiêm nhường của đứa trẻ. Đứa trẻ không muốn đầy mình ra đằng trước, nó muôn lẩn ra đằng sau. Nó không muốn nổi bật, chỉ khi lớn lên nó mới bắt đầu vào thế giới cạnh tranh, giành giật phần thắng về mình, tìm những chỗ trước tiên, bỏ lại đằng sau sự khiêm nhường thuộc bản chất trẻ thơ.
2. Tiếp đến là sự nương nhờ của trẻ thơ. Đối với trẻ thơ sự nương nhờ là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Không bao giờ nó nghĩ rằng tự nó có thể đối diện với cuộc sống. Nó hoàn toàn hài lòng chịu nương dựa vào những người yêu thương, chăm sóc nó. Nêu con người chấp nhận nương dựa vào Chúa thì một sức lực mới và sự bình an mới sẽ bước vào đời sống họ.
3. Sau cùng là sự tin cậy của trẻ thơ. Bản chất trẻ thơ là nương dựa và tin cậy cha mẹ sẽ cung ứng cho nó những nhu cầu cần thiết.
150 WILIIAM BARCLAY
iö,J- /.IU
Khi còn nhỏ, chúng ta không thể tự sắm sửa quần áo, thức ăn hay nhà riêng cho mình, nhưng chắc chắn chúng ta tin mình được nuôi dưỡng, được lo cho ăn mặc, có sẵn một tổ ấm, tiện nghi đầy đủ đợi chờ chúng ta khi chúng ta đi đâu trở về. Khi còn nhỏ chúng ta đi đây đi đó mà không nghĩ tới việc trả lộ phí, cũng không nghĩ sẽ làm thế nào để đến đích, chúng ta không bao giờ nghi ngờ nhưng tin chắc rằng cha mẹ ta sẽ đem chúng ta đến đó an toàn.
Sự khiêm nhường của trẻ thơ là khuôn mẫu cho thái độ đối xử của người tín đồ đối với người khác. Sự lệ thuộc và tin cậy của trẻ thơ là mẫu mực cho thái độ của người tín đồ đôì với Chúa là Cha chung của mọi người.
Đấng Cứu Thế Và Trẻ Nhỏ
Mátthêu 18,5-7.10
5 “Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy. 6 Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. 7 Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.
10 “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời
Đọc đoạn sách này, chúng ta thấy có phần nào khó khăn trong việc giảng giải. Chúng ta thường thấy thói quen cố hữu của Málthêu là tập trung những lời giảng dạy của Chúa Giêsu theo những đề mục lớn nào đó. Ông sắp xếp những lời giảng dạy của Chúa theo hệ thống. Trong phần đầu của chương này ông thu thập những lời giảng dạy của Chúa Giêsu về trẻ nhỏ. Chúng ta phải nhớ là người Do Thái dùng chữ trẻ nhỏ với hai nghĩa. Nghĩa đen để chỉ trẻ em, nhưng thường thì những môn đệ của một giáo sư được gọi là con hay các con của họ. Vì vậy trẻ con có nghĩa là người bắt đầu trong đức tin, người mới bắt đầu đi trên đường ngay nẻo chính, có thể dễ vấp ngã trong đức tin.
Trong đoạn Kinh Thánh này rất có thể chữ trẻ nhỏ bao hàm hai ý nghĩa đó, vừa ám chỉ con trẻ vừa ám chỉ người mới bắt đầu trong đức tin. Chúa Giêsu nói rằng hễ ai vì Danh ngài đón tiếp một đứa trẻ là tiếp đón Ngài. Từ “Vì Danh Thầy” có thể có một trong hai ý sau:
1. Nó có thể có nghĩa là vì ta. Việc chăm sóc trẻ con được thực hiện không vì lý do gì khác hơn là vì Chúa Giêsu. Dạy dỗ trẻ thơ, hướng dẫn nó theo con đường nó phải đi là điều ta làm không phải chỉ vì đứa trẻ nhưng còn vì Chúa Giêsu.
2. Nó có thể có nghĩa kèm với lời chúc phúc. Có thể là tiếp nhận con trẻ và nhân danh Chúa chúc phúc cho nó. Người nào đem Chúa Giêsu và ơn phúc của Chúa Giêsu đến cho một đứa trẻ là đang làm công việc giống như Chúa.
Tiếp nhận một đứa trẻ cũng là một từ có nhiều ý nghĩa.
1. Nó có thể không chỉ là tiếp nhận một đứa trẻ mà còn có nghĩa tiếp nhận một người có đức tin khiêm nhường giống như con trẻ. Trong thế giới cạnh tranh ráo riết này người ta dễ chú ý tới người hay bon chen, cạnh tranh và đầy tự tin. Người ta dễ chú ý tới những người thành công trong đời sống. Chúa Giêsu có thể ngụ ý nói rằng người quan trọng nhất không phải là hạng người bon chen, hạng người leo lên ngọn cây bằng cách đẩy mọi người khác lọt xuống đường, nhưng là người yên lặng, khiêm nhường, đơn sơ, hạng người có tấm lòng con trẻ.
2. Nó có thể chỉ ngụ ý đón tiếp trẻ thơ, thương yêu, chăm sóc dạy dỗ nó trở nên người tốt. Giúp một đứa trẻ sống tốt đẹp và biết Chúa, chính là giúp đỡ Chúa Giêsu.
3. Tuy nhiên từ này có thể mang ý nghĩa rất tuyệt diệu nữa, đó là nhìn thấy Chúa Giêsu trong đứa trẻ. Dạy dỗ một đứa bé ngỗ nghịch, không vâng lời là một công việc mệt nhọc, làm thỏa mãn nhu cầu vật chất của một đứa bé, giặt giũ quần áo, băng bó xoa dịu những thương tích của nó, sửa soạn những bữa ăn cho nó thường không phải là những việc thơ mộng. Tuy nhiên trên cả thê giới này không ai giúp đỡ Chúa Giêsu nhiều hơn các thầy cô của đứa bé, và các bà mẹ vất vả ở nhà. Những người ấy sẽ thấy vẻ rực rỡ trong màu xám xẩm, nếu họ nhìn thấy Chúa Giêsu trong đứa bé.
152 WILIIAM BARCLAY
lO,J- /. 1V
Trách Nhiệm Nặng Nề
Mátthêu 18,5-7.10
Tuy nhiên ý chính của đoạn này là trách nhiệm nặng nề đặt trên mỗi người chúng ta.
1. Nó nhấn mạnh đến tính cách khủng khiếp của việc dạy người khác phạm tội. Có thể nói rằng không người nào phạm tội mà không bởi bị lôi cuốn, quyến rũ, và kẻ dẫn dụ ta phạm tội thường là người đồng loại của chúng ta. Ai cũng phải đối diện với sự cám dỗ đầu tiên khiến phạm tội. Ai cũng phải gặp những quyến rũ đầu tiên khiến ta làm điều sai trái, ai cũng phải chịu sự thôi thúc đầu tiên trên đường dẫn đến những điều cấm đoán. Người Do Thái cho rằng tội lớn nhất không thể tha thứ được là tội dạy người khác phạm tội. Họ quan niệm như vậy vì lý do này: tội lỗi của một người có thể tha thứ được vì những hậu quả của chúng dù sao cũng vẫn giới hạn, nhưng nếu dạy người khác phạm tội, thì đến lượt người đó sẽ dạy một người khác nữa phạm tội và một dây chuyền tội lỗi nối tiếp nhau, chẳng biết bao giờ mới chấm dứt. Trên thế giới không có điều gì khủng khiếp hơn là hủy hoại sự ngây thơ trong trắng của một người. Nếu con người còn chút ít lương tri thì không điều gì có thể ám ảnh họ hơn chuyện ấy. Có người kể chuyện một ông già đang hấp hối, ông hết sức bốì rối và đau khổ, cuối cùng ông già thổ lộ rằng: “Khi tôi còn nhỏ chơi đùa, một ngày nọ tại một ngã tư đường, chúng tôi đã quay ngược tấm bảng chỉ đường, vì vậy bảng đó chỉ sai hướng. Sau này tôi cứ bị ám ảnh không biết có bao nhiêu người đã đi sai đường vì hành động đó của tôi”. Tội nặng hơn hết trong mọi tội là tội dạy người khác phạm tội.
2. Đoạn này nhấn mạnh hình phạt khủng khiếp cho những người dạy người khác phạm tội. Nếu ai dạy người khác phạm tội thì tốt hơn nên buộc cối đá mulos onikos vào cổ người đó mà quăng xuống biển. Người Do Thái dùng loại cối xay gồm có hai khôi đá tròn đặt lên nhau để xay bột ở nhà, phần trên gắn liền với tay quay và người nội trợ có thể quay bột dùng trong gia đình một cách dễ dàng. Tuy nhiên chữ cối đá mulos onikos dùng trong đoạn này là một loại côi xay dùng sức của một con lừa
1 u,w>- /.11/
1 UN MUINU MA 1 1 Htu - TẠP 2​1​^ổ
để kéo (chữ onos tiếng Hy Lạp có nghĩa là cối đá và mulos là con lừa). Kích thước của loại côi đá này nói lên tính cách khủng khiếp của án phạt.
Hơn thế nữa, cột côi đá vào cổ quăng xuổng biển là hình phạt kinh khiếp; nguyên văn Hy Lạp không phải là chỉ quăng xuống biển, mà quăng tít ngoài khơi. Người Do Thái sợ biển. Đôi với họ thiên đàng là nơi không có biển (Kh 21,1). Người xúi người khác phạm tội đáng bị nhận chìm xa thăm thẳm ở ngoài khơi, nơi hoang vắng cô tịch. Hình ảnh chết chìm xa làm người Do Thái khiếp sợ. Người Rôma đôi khi có hình phạt bằng nhấn nước cho chết, nhưng người Do Thái không bao giờ có hình phạt đó. Đối với người Do Thái đó là biểu hiện của sự hủy diệt hoàn toàn. Khi các thầy dạy đạo Do Thái nói dân ngoại sẽ bị hủy diệt hoàn toàn thì ông ta nói rằng họ sẽ bị “quăng xuống biển”. Josephus (trong Antiquities of the Jews 14.15.10) có thuật lại một sự việc kinh khiếp về một cuộc nổi loạn của dân Galilê. Họ mang những người ủng hộ Hêrôđê thả xuống biển Galilê. Câu này vẽ ra cho người Do Thái một bức tranh tả sự hủy diệt hoàn toàn. Những lời Chúa Giêsu cô" ý đưa ra để chỉ số phận của kẻ xúi người khác phạm tội.
3. Đoạn này cũng có một lời cảnh cáo. Chúng ta đang sống trong một thế giới bị ô nhiễm bởi tội lỗi, một thế giới cám dỗ, không ai bước vào thế giới mà không bị cám dỗ, bị tội lỗi lôi kéo. Điều đó lại càng đúng khi một người phải sống xa gia đình, nơi bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng xấu xa tác động trên đời sống. Chúa Giêsu nói rằng: “Đúng, thế giới này đầy dẫy cám dỗ. Đó là điều không thể tránh trong một thế giới mà tội lỗi đã thâm nhập. Tuy nhiên điều đó không làm giảm trách nhiệm cho ai tự mình làm hòn đá vấp ngã cho những người non yếu, những người mới bắt đầu trong đức tin”.
Chúng ta biết rằng đây là thế giới đầy dẫy cám dỗ, vì vậy bổn phận Kitô hữu là dời những hòn đá vấp chân đi, đừng bao giờ làm cớ cho người khác vấp ngã. Điều này không những chỉ có nghĩa là đặt hòn đá vấp chân trên đường của người khác mới là tội, nhưng đưa người khác vào những cơ hội, tình trạng hay hoàn cảnh mà họ có thể gặp hòn đá vấp chân cũng là tội. Không có Kitỏ hữu nào có thể sống ung dung tự mãn trong một nền văn minh mà những
154 WILIIAM BARCLAY
1 0,~>- /.IU
điều kiện về sự sống, nhà cửa không cho thanh niên có cơ hội để thoát khỏi những cám dỗ của tội lỗi.
4. Cuối cùng đoạn này nhấn mạnh đến địa vị tối ưu của trẻ thơ. Chúa Giêsu nói: “Các thiên sứ của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. Trong thời Chúa Giêsu, người Do Thái tin tưởng rất nhiều vào thiên thần. Mỗi quốc gia đều tin có thiên thần, sức mạnh thiên nhiên như mưa gió, bão, sấm sét đều có thiên thần hộ mệnh. Nói rằng những thiên thần này thường thấy mặt Đức Chúa Trời trên thiên đàng có nghĩa là những thiên thần này luôn luôn có quyền trực tiếp diện kiến với Đức Chúa Trời. Đây là hình ảnh một triều đình lớn, nơi chỉ có những cận thần, những tôi tớ được đặc ân mới được phép trực tiếp diện kiến nhà vua. Dưới mắt Đức Chúa Trời, con trẻ quan trọng đến nỗi các thiên thần bảo vệ nó luôn luôn có quyền ra vào trực tiếp trước nhan Thiên Chúa.
Đốì với chúng ta, giá trị lớn lao của một đứa trẻ là những tiềm năng tiềm tàng trong đứa bé, mọi sự tùy thuộc vào việc huấn luyện và dạy dỗ đứa trẻ. Những tiềm năng này có thể chẳng bao giờ được phát triển, hoặc có thể bị bóp chết, hoặc được phát triển dùng cho những việc tốt, cũng có thể được dùng cho những việc ác, xấu.
Trong thế kỷ thứ XI, công tước Robert ở Burgundy là một trong những hiệp sĩ và chiến sĩ nổi tiếng. Ông có một con trai nhỏ là người sẽ kế vị ông. Một hôm, khi sắp đi chinh chiến ở xa, ông cho mời các lãnh chúa và những nhà quý tộc đến, bắt họ thề sẽ bảo bọc đứa bé nếu ông có mệnh hệ nào. Họ đến, ăn mặc đúng nghi lễ và quỳ trước đứa trẻ. Một lãnh chúa bật cười khi bước đến. Công tước Robert hỏi tại sao ông cười, ông ta trả lời: “Đứa trẻ còn nhỏ quá”. Công tước Robert đáp: “Phải, nó nhỏ nhưng nó sẽ lớn”. Và quả thật, đứa bé lớn lên trở thành vua nước Anh, William the Conqueror. Trong mỗi đứa trẻ đều có khả năng tiếp thu điều thiện và điều ác. Bổn phận tối cao của cha mẹ, thầy giáo và giáo hội, là nhìn thấy những khả năng tiếp thu điều tốt này. Bỏ mặc chúng không dạy dỗ, để chúng rơi vào những quyền lực của ma quỷ là có tội.
Iồ,ỡ-y
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2​150
Cắt Bỏ Một Phần Thân Thể
Mátthêu 18,8-9
s Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; thà cụt tay cụt chân mà được vào cỗi sống, còn hơn là có đủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa đời đời. 9 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; thà chột mắt mà được vào cỗi sống, còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào lửa hỏa ngục.
Đoạn này có thể nêu lên hai ý nghĩa. Có thể hiểu theo nghĩa hoàn toàn cá nhân, có thể nói là bất cứ hy sinh hay từ bỏ nào để khỏi hình phạt của Chúa đều đáng cả.
Chúng ta phải biết rõ hình phạt nói đến ở đây là hình phạt đời đời. Chữ đời đời xuất hiện thường xuyên trong ý nghĩa về hình phạt của người Do Thái là chữ ainios. Sách Hênóc nói về sự xử phạt, hành hình mãi mãi, về lửa thiêu đốt đời đời. Josephus gọi địa ngục là nhà tù đời đời. Sách Jubilees nói đến sự rủa sả đời đời. Sách Barúc nói rằng “Sẽ không có cơ hội quay lại cũng không có giới hạn thời gian” Có một câu chuyện về Rápbi Do Thái Jochanan Ben Zaccai. Ông khóc lóc đắng cay trước viễn cảnh cái chết. Người ta hỏi tại sao thì ông trả lời: “Tôi khóc vì tôi sắp trình diện trước Vua của các vua, Đấng thánh thiện và hằng hữu. Nếu Ngài nổi giận thì cơn thịnh nộ của Ngài là cơn thịnh nộ đời đời. Nếu Ngài trói buộc tôi thì đó là sự trói buộc đời đời. Nếu Ngài giết tôi thì đó là sự giết đời đời. Tôi không thể mua chuộc Ngài bằng sự giàu có, hay thuyết phục Ngài bằng lời nói”.
Tất cả những đoạn này dùng chữ đời đời, nhưng chúng ta phải cẩn thận ghi nhớ ý nghĩa của chữ này. Ainios nghĩa đen là thuộc về các thời đại, và chữ ấy chỉ có thể áp dụng cho một Đâng duy nhất là Đức Chúa Trời. Chữ ainios không phải chỉ có nghĩa là thời gian vô tận. Hình phạt ainios là hình phạt do Đức Chúa Trời thi hành và là hình phạt chỉ Đức Chúa Trời mới làm được. Khi suy nghĩ về hình phạt, chúng ta chỉ có thể nói: “Đấng phán xét mọi sự trên thế gian há không làm điều công chính sao?” Những hình ảnh và thời biểu của con người đều thất bại, sự phán xét nằm trong tay Thiên Chúa.
156 WILIIAM BARCLAY
lỗ,ỗ-y
Tuy nhiên có một điểm soi sáng ở đây. Đoạn này nói đến lửa địa ngục (lửa gehenna). Gehenna là thung lũng Hinmon, thung lũng nằm dưới núi Giêrusalem, nó bị nguyền rủa đời đời vì là nơi những người Do Thái bội đạo đã thiêu con mình trong lửa để dâng cho thần Môlốc. Giôsia đã làm nơi đó trở nên một nơi bị nguyền rủa. Sau này nó trở nên một hố rác ở Giêrusalem, người ta thường đốt rác ở đó nên lúc nào quanh đó cũng có khói bốc lên.
Như thế chữ Gehenna ở đây có nghĩa là nơi người ta đổ những thứ vô dụng để thiêu hủy. Theo ý đó, hình phạt của Chúa là dành cho những kẻ vồ dụng, những kẻ không đóng góp gì cho đời, những kẻ bo bo ôm lấy sự sông thay vì làm thăng tiến sự sông, những kẻ trì kéo sự sông thay vì nâng cao sự sống, những kẻ làm trở ngại sự sống thay vì hưng phấn sự sống. Kinh Thánh Tân Ước lặp đi lặp lại rằng sự vô dụng phải chuốc lấy tai họa. Người vô dụng, người gây ảnh hưởng xấu trên người khác, người không biết mình sống để làm gì đều có nguy cơ bị phạt, nếu họ không chịu dứt bỏ khỏi đời sống những điều đã khiến họ trở thành con người bệnh hoạn, tật nguyền.
Tuy nhiên đoạn này không đề cập nhiều đến cá nhân bằng đến Hội Thánh. Mátthêu đã dùng lời nói này của Chúa ở một phần khác (Mt 5,30). Và ở đây nó mang ý nghĩa khác. Cả đoạn nói về con trẻ và đặc biệt là những kẻ còn non nớt trong đức tin. Đoạn này có thể diễn giải như sau: “Nếu trong Hội Thánh của ngươi có người nào gây ảnh hưởng xấu, có kẻ nào làm gương xấu cho những người còn non kém trong đức tin, nếu có người nào mà đời sống và hành vi của họ làm nguy hại đến thân thể của Hội Thánh thì người ấy phải bị nhổ lên, chặt đi và quăn ra ngoài”. Đó có thể là ý nghĩa của đoạn này. Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô, vì vậy nếu muôn thân thể lành mạnh thì phải cắt bỏ những mầm mống gây ung thư và truyền nhiễm độc hại.
Điều chắc chắn phải có trong bất cứ con người nào hay giáo hội nào là phải dứt khoát loại bỏ cám dỗ phạm tội, dù sự dứt bỏ đó có thể đau đớn. Vì nếu chúng ta cho phép nuôi dưỡng nó thì nó sẽ đưa ta tới hình phạt càng thảm khốc hơn. Đoạn này nhấn mạnh cả hai điều: cá nhân tín đồ phải từ bỏ, và Hội Thánh của Chúa cần phải có kỷ luật nghiêm minh.
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 n /
Người Chăn Chiên Và Chiên Lạc Mất
Mátthêu 18,12-14
12 Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? 13 Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. 14 Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.
Đây là một dụ ngôn giản dị nhât trong các dụ ngôn của Chúa Giêsu vì chỉ là câu chuyện đơn giản về con chiên lạc và người chăn chiên đi tìm kiếm. Ớ xứ Giuđê chiên rất dễ bị lạc, đồng cỏ ở trên vùng đồi chạy dài như xương sông miền giữa. Dải đất cao nguyên này chỉ rộng độ vài dặm không có tường ngăn. Vì thế chiên rất dễ đi lang thang, nếu chúng ra khỏi vùng đồng cỏ, đi lạc vào thung lũng hay hố sâu ở hai bên thì rất dễ lọt vào kẽ đá lởm chởm, không có cách nào leo lên hay bước xuống nữa, và sẽ bị kẹt ở đó cho đến chết.
Người chăn chiên ở Palestin rất giỏi dò tìm dấu vết con chiên. Họ có thể dò đường của con chiên lạc hàng dặm. Họ can đảm vượt qua những dốc núi và vực thẳm để mang nó về.
ở xứ Palestin trong thời Chúa Giêsu những đàn gia súc thường là của chung. Chúng không thuộc về một cá nhân nhưng thuộc về làng, xã. Vì vậy thường có hai ba người chăn chúng. Đó là lý do người chăn có thể bỏ chín mười chín con để đi tìm con chiên lạc. Vì nếu anh ta bỏ chiên đi mà không còn ai trông chừng, thì khi trở về anh ta sẽ thấy nhiều con chiên khác lạc mất nữa. Tuy nhiên anh ta có thể đi tìm con chiên lạc, để lại bầy cho người khác trông chừng. Các người chăn chiên thường rất khổ cực, cố gắng hy sinh hết sức đi tìm con chiên lạc. Theo lệ định, nếu không đem được con chiên sống về, thì người chăn phải mang da hay xương nó để chứng minh nó đã chết. Chúng ta có thể hình dung những người kia dẫn bầy chiên trở về vào lúc chiều tối và cho dân làng biết rằng còn có một người khác ở trên triền núi để tìm kiếm con chiên lạc. Chúng ta có thể hình dung đôi mắt mỏi mòn ngóng nhìn lên triền núi đợi chờ người chăn khi chưa thấy anh ta trở về, và cũng
158 WILIIAM BARCLAY
CÓ thể hình dung nỗi vui mừng của họ khi nhìn thấy anh ta đang lê gót trở về, vai vác con chiên lạc còn sống. Chúng ta có thể tưởng tượng quang cảnh là cả làng chào đón và vây quanh người chăn, vui mừng nghe anh thuật lại câu chuyện con chiên lạc đã tìm lại được. Đây chính là bức tranh về Thiên Chúa và tình yêu của Ngài trong hình ảnh người chăn chiên Chúa Giêsư thường dùng. Ví dụ này dạy chúng ta nhiều điều về tình yêu của Thiên Chúa.
1. Tình yêu của Chúa là một tình yêu cá nhân. Chín mươi chín con không đủ, một con còn ở trên triền núi và người chăn không thể yên nghỉ cho đến khi mang được nó về nhà. Cha mẹ của một gia đình dù có đông con đến đâu cũng không thể để thiếu mất một đứa, không đứa con nào là không quan trọng. Đức Chúa Trời cũng vậy, Ngài không thể an vui cho đến khi kẻ hư mất cuối cùng được cứu.
2. Tinh yêu của Chúa là một tình yêu kiên nhẫn. Chiên là con vật ngu dại. Người ta thường ít kiên nhẫn với kẻ ngu dại. Khi họ gặp khó khăn chúng ta thường nói: “Đó là lỗi của họ, họ tự rước lấy thì ráng chịu, đừng mất công thương hại một người ngu”, cảm tạ Chúa, Ngài không như vậy. Chiên có thể dại dột, nhưng người chăn bỏ mạng sống mình để cứu nó. Con người có thể ngu muội nhưng Chúa trong tình thương của Ngài, đã yêu mọi người kể cả những kẻ ngu muội.
3. Tinh yêu của Chúa là một tình yêu tìm kiếm. Người chăn không chịu ngồi ở chuồng để đợi chiên trở về, anh ra đi tìm nó. Đó là quan niệm về Thiên Chúa mà người Do Thái đã không thể hiểu nổi. Người Do Thái sẽ vui vẻ đồng ý nếu tội nhân lê lết một cách khốn khổ về nhà thì Chúa sẽ tha thứ. Nhưng chúng ta biết rằng Chúa là Đấng kỳ diệu vì trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến tìm kiếm những kẻ lạc mất. Chúa không chịu chờ đợi con người trở về; Ngài đi ra tìm họ bất chấp mọi giá phải trả.
4. Tinh yêu của Chúa là một tình yêu vui mừng, ở đây chỉ có vui mừng hoan hỷ mà không có mắng trách, không có phàn nàn, nhưng tất cả đều vui mừng. Chúng ta thường chấp nhận một người biết ăn năn sám hối nhưng kèm theo là những lời dạy dỗ, đay nghiến. Chúng ta muốn người ấy phải nhìn bản thân như một người đáng khinh bỉ mà chúng ta sẽ không thể tin dùng anh ta nữa.
iồ,13-iỗ
TIN MUNU MATTHEU - TẠP 2 i
Người ta không bao giờ quên quá khứ của người khác và cứ nhớ đến tội lỗi của họ chông lại mình. Nhưng Chúa bỏ mọi tội chúng ta ra đàng sau, khi chúng ta quay lại với Ngài, và Ngài tiếp đón chúng ta với sự vui mừng trọn vẹn.
5. Tinh yêu của Chúa là một tình yêu bảo vệ. Đó là tình yêu tìm kiếm và cứu vớt. Có thể có tình yêu hủy diệt, có thể có tình yêu dần mềm con người, nhưng tình yêu của Chúa là tình yêu bảo vệ, cứu vớt con người để họ phục vụ đồng loại, tình yêu khiến cho kẻ lầm lạc thành khôn ngoan, người yếu đuối thành mạnh mẽ, tội nhân được trong sạch, người nô lệ cho tội lỗi thành người tự do trong thánh thiện, người thất bại trước sự cám dỗ thành người chiến thắng tội lỗi.
Tìm Kiếm Người Bướng Bỉnh
Mátthêu 18,15-18
15 Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. 16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. 17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.
18 Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.
Điều Chúa Giêsu nói là: “Nếu một người nào phạm tội nghịch cùng ngươi, hãy cố hết sức làm cho người đó nhận lỗi và dàn xếp êm đẹp giữa ngươi và người đó”. Trên căn bản, đoạn này có ý nói rằng chúng ta không bao giờ nên để mối giao hảo giữa chúng ta và một người khác trong cộng đồng tín hữu bị sứt mẻ. Giả sử có điều gì sai trật thì ta phải làm gì để sửa sai? Đoạn này nêu cho ta cả một kế hoạch hành động để hàn gắn sự đổ vỡ trong tương quang giữa các tín đồ.
160 WILIIAM BARCLAY
iö,i J-lö
1. Nếu chúng ta cảm thấy người nào làm buồn phiền chúng ta, chúng ta phải nói ra ngay. Thái độ tệ hại nhất đối với điều sai quấy của người khác là cứ ấp ủ nó trong lòng, đó là điều nguy hiểm. Nó đầu độc cả tâm trí và đời sống cho đến khi ta không thể nghĩ điều gì khác ngoài cảm giác mình bị thương tổn. Bất cứ cảm giác nào như vậy phải được mang ra, nói lên và đối diện một cách công khai. Sự thẳng thắn đó sẽ cho thấy vấn đề không có gì quan trọng và gay go như ta nghĩ.
2. Thứ hai, nếu chúng ta cảm thấy một người nào đó đã làm điều gì sai quấy với chúng ta, thì chúng ta phải đích thân gặp người đó. Viết thư có thể gây rắc rối. Một lá thư đọc sai có thể bị hiểu lầm, nó có thể vô tình mang một ý nghĩa mà chúng ta không bao giờ muốn nói. Nếu chúng ta có sự bất hòa với ai, chỉ có một cách giải quyết là đốì diện với nhau. Lời nói thường có thể giải quyết xung khắc và chữ viết không thể làm được.
3. Nếu cuộc gặp mặt cá nhân không đạt được mục đích thì chúng ta phải mời một vài người khôn ngoan đi với chúng ta. Đệ nhị luật 19,15 nói rằng: “Một người làm chứng không đủ cớ định tội cho người ta, bất luận gian ác, tội lỗi nào mà người ta đã phạm. Phải cứ theo lời của hai hay ba người chứng thì mới định tội được”. Chắc câu ấy đang có trong trí Mátthêu khi ông viết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mời những người chứng đến không phải để họ làm chứng rằng người kia đã phạm tội mà là để giúp đỡ hòa giải. Cũng có thể chúng ta lại chính là người có lỗi. Người ta thường ghét những kẻ họ đã làm tổn thương, nên tự chúng ta khó có thể đem họ trở lại với mình. Nhưng khi chúng ta đem vấn đề ra trước sự hiện diện của một số người khôn ngoan, hiểu biết và tử tế thì chúng ta tạo một bầu không khí mới, ít ra cũng có một cơ hội để chúng ta nhìn lại chính mình “như người khác nhìn chúng ta”. Những Rápbi Do Thái có một câu nói rất khôn ngoan: “Đừng phán xét một mình vì không ai có thể phán xét một mình trừ Đức Chúa Trời”.
4. Nếu cách đó cũng thất bại thì chúng ta phải mang vấn đề rắc rối riêng của chúng ta đến Hội Thánh. Tại sao vậy? Bởi vì không bao giờ nên giải quyết những rắc rối bằng luật của xã hội, hay lý lẽ ở ngoài Chúa. Chủ nghĩa duy luật không dàn xếp được gì, nó chỉ tổ gây thêm khó khăn rắc rối. Chỉ nhờ cầu nguyện, yêu
un munuiviAi mnu - lẠr z 1U1
thương trong Chúa, mối quan hệ cá nhân mới có thể hàn gắn lại. Có thể nói rằng Hội Thánh là những người tín hữu chúng ta, xét xử mọi sự không căn cứ trên sách vở, thủ tục nhưng dưới ánh sáng của bác ái yêu thương.
5. Bây giờ chúng ta đến một phần khó hiểu của đoạn này. Mátthêu nói rằng nếu làm đến như vậy mà cũng không kết quả thì hãy coi người phạm tội nghịch cùng chúng ta như người ngoại và kẻ thâu thuế vậy. cảm tưởng đầu tiên của chúng ta khi đọc câu này là bỏ rơi người đó vì không còn cách gì cải hóa họ được. Chúa Giêsu không nói và không có ý như vậy. Ngài không hề đặt giới hạn cho sự tha thứ. Như vậy Ngài muốn nói gì? Chúng ta đã thấy rằng khi Ngài nói đến những người thâu thuế và tội nhân, Ngài luôn nói với lòng yêu thương, hiền hòa và hiểu biết đối với những tính chất tốt đẹp của họ. Có thể điều Chúa Giêsu nói là: “Khi các ngươi đã làm mọi cách, khi các ngươi đã cho kẻ có tội mọi cơ hội mà người đó vẫn bướng bỉnh, ngoan cố’ thì các ngươi có thể nghĩ anh ta không hơn gì một kẻ thâu thuế, bội đạo hay một người ngoại. Phải, các ngươi có thể đúng. Nhưng Ta không thấy những kẻ thâu thuế, người ngoại và tội nhân là kẻ tuyệt vọng. Theo kinh nghiệm của Ta, Ta thấy có những tấm lòng dễ xúc động, và có nhiều người trong họ như Mátthêu và Giakêu đã trở thành bạn tốt của Ta. Ngay cả những kẻ có tội, bướng bỉnh như kẻ thâu thuế, như kẻ ngoại, các ngươi cũng có thể thu phục họ như Ta đã làm”. Thật ra đây không phải là mệnh lệnh bỏ rơi một người, nó là một thách đô" thu phục người ấy bằng tình yêu, dù đó là tấm lòng cứng cỏi nhất. Đây không phải là một câu nói tuyệt vọng cho một số người, Chúa Giêsu không thấy ai là người vô vọng cả, chúng ta cũng phải nói như vậy.
6. Cuối cùng là một câu nói về buộc và cởi. Đó là một câu khó hiểu. Nó không có ý nói Hội Thánh có thể xá tội hay miễn xá, quyết định số phận của người nào đó trong thời gian hay vĩnh viễn. Nó có thể có nghĩa là những quan hệ chúng ta thiết lập với anh em chúng ta không chỉ tồn tại qua thời gian mà còn kéo dài đên vĩnh cửu. Vì vậy phải giữ sao cho mối quan hệ ấy được chính đáng tốt đẹp.
162 WILIIAM BARCLAY
iu,iy ^v/
Sức Mạnh của Sự Hiện Diện
Mátthêu 18,19-20
19 Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. 20 Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.
Đây là một trong những câu nói của Chúa Giêsu mà chúng ta cần phải nắm vững ý nghĩa để hiểu rõ, nếu không chúng ta sẽ gặp phải nhiều đau lòng và thất vọng lớn lao. Chúa Giêsu nói, nếu hai người ở dưới đất đồng ý về bất cứ việc gì khi họ cầu nguyện thì họ sẽ nhận được điều đó từ Thiên Chúa. Nếu hiểu câu này theo nghĩa đen, không có điều kiện nào khác nữa thì nó tỏ ra không đúng. Biết bao lần có trên hai người đã đồng ý để cầu nguyện cho đời sống thuộc thể và thuộc linh của mộ người thân yêu nhưng lời cầu nguyện của họ theo nghĩa đen đã không được nhậm. Biết bao lần con cái của Chúa đã đồng ý cầu nguyện cho xứ sở dân tộc họ trở lại tin nhận Chúa, cho nước trời được đến nhưng lời cầu nguyện của họ hoàn toàn chưa được nhậm. Người ta đồng ý một khi cầu nguyện và cầu nguyện một cách thật lòng nhưng họ không nhìn nhận thực trạng đó và nếu dạy dỗ người ta trông đội những điều không xảy ra thì chỉ có hại thôi. Tuy nhiên tìm hiểu câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy có ý nghĩa sâu nhiệm trong đó.
1. Trước nhất và trên hết, cầu nguyện không bao giờ có tính cách vị kỷ. Lời cầu nguyện vị kỷ không thể được nhậm. Chúa không muôn chúng ta chỉ cầu nguyện cho những nhu cầu riêng của chúng ta, không suy nghĩ điều gì khác và người nào khác ngoài chúng ta, Ngài muốn chúng ta cầu nguyện như những thành phần của một nhóm thông công trong sự đồng lòng hiệp ý. Hãy nhớ rằng đời sống và thế giới không sắp xếp cho chúng ta sống như những cá nhân nhưng trong tập thể và cộng đồng. Thường thường, nếu lời cầu xin của chúng ta được nhậm thì lời cầu xin của một số người khác sẽ thất vọng. Thường lời cầu xin cho sự thành công của chúng ta bao hàm sự thất bại của vài người khác. Lời cầu xin có hiệu quả phải là lời cầu xin của sự đồng lòng hiệp ý và
1U,I J-¿«\J
1 I1N 1V1U1NU 'VIA 1 1 ntu - 1 P±Y z
103
hết thảy những yếu tố vị kỷ chỉ tập trung vào những nhu cầu và ước muốn riêng của các nhân phải được xóa sạch.
2. Lời cầu nguyện vị tha luôn luôn được nhậm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ luật căn bản của cầu nguyện là khi cầu xin, được nhậm không có nghĩa là ta sẽ được điều mình ước muôn, nhưng Chúa sẽ ban cho chúng ta điều tốt nhất mà Ngài biết theo sự khôn ngoan và yêu thương của Ngài. Vì chúng ta là con người với tấm lòng của con người, với nỗi sợ hãi, hy vọng và ước muốn của con người nên hầu hết những lời cầu xin của chúng ta là những lời cầu nguyện có tính cách trốn tránh. Chúng ta cầu nguyện để được cứu khỏi thử thách, thất vọng, đau đớn, hoàn cảnh khó khăn. Và luôn luôn câu trả lời của Chúa không phải là giúp chúng ta trốn tránh nhưng cho chúng ta chiến thắng. Chúa không cho chúng ta trốn tránh khỏi tình trạng con người, Ngài giúp chúng ta chấp nhận những điều mà chúng ta không thể hiểu. Ngài ban cho chúng ta khả năng chịu đựng những điều mà nếu không có Ngài chúng ta sẽ không chịu đựng được. Ngài khiến chúng ta có thể đương đầu với những điều mà nếu không có Ngài, chúng ta không thể được, Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan để đối phó với những vấn đề mà nếu không có Ngài, chúng ta không thể có được. Gương sáng này chúng ta nhìn thây nơi Chúa Giêsu ở vườn Ghếtsêmani. Chúa Giêsu cầu nguyện để được thoát khỏi hoàn cảnh kinh khủng mà Ngài sẽ đối diện, nhưng Ngài không được thoát khỏi hoàn cảnh đó, Ngài nhận được sức mạnh để đương đầu, để chịu đựng và để chiến thắng hoàn cảnh đó. Khi chúng ta cầu nguyện không vị kỷ, Thiên Chúa trả lời, nhưng trả lời luôn luôn là trả lời của Ngài, chứ không hẳn là của chúng ta.
3. Chúa Giêsu nói tiếp nơi nào có hai hay ba người họp lại trong Danh Ngài thì Ngài ở giữa họ. Người Do Thái có một thành ngữ: “Nơi nào có hai người ngồi lại nghiên cứu học hỏi luật thì vinh quang của Chúa ở giữa họ”. Chúng ta có thể đặt lời hứa trọng đại này của Chúa Giêsu vào trong hai lãnh vực:
a/ Chúng ta có thể đặt trong lãnh vực Hội Thánh. Chúa Giêsu hiện diện trong cuộc họp nhỏ cũng như ở trong cuộc họp lớn. Ngài hiện diện trong buổi cầu nguyện hay buổi học Kinh Thánh vài ba người cũng như hiện diện trong một giảng đường đông đúc. Chúa Giêsu không phụ thuộc vào con số, Ngài có mặt bất cứ nơi nào có
164 WILIIAM BARCLAY
18,21-35
những tấm lòng trung tín họp lại dù ít ỏi đến đâu, và Ngài đã ban chính mình Ngài cho mỗi cá nhân.
b/ Chúng ta có thể đặt trong lãnh vực gia đình. Một trong những cách giải thích sớm nhất của Chúa Giêsu nói đây là hai hay ba người gồm có cha mẹ, và con cái. Điều đó có nghĩa là Chúa Giêsu là vị khách vô hình của mọi gia đình.
Có những người không bao giờ ban cho những điều tốt nhất của mình ngoại trừ trong những dịp trọng thể. Còn với Chúa Giêsu, hễ bất cứ nơi nào có hai hay ba người họp nhau lại trong Danh ngài thì đó là dịp trọng thể rồi.
Phải Tha Thứ Thế Nào
Mátthêu 18,21-35
21 Bấy giờ, ông Phê rô đến gần Đức Gỉêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” 22 Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.
23 “Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. 24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. 25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. 26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: ‘Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết. ’27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. 28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’ 29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh. ’ 30 Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. 31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đổng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. 32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: 'Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, 33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’ 34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho
TIN MƯNG MẢTTHÊU - TẬP 2 165
lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. 35 Ây vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.
Chúng ta được nhờ rất nhiều ở tính mau mắn của Phêrô. Ông cứ nhanh nhảu phát biểu, mà mỗi lần ông nói, lại được Chúa dạy cho một giáo lý bất hủ. Lần này, Phêrô cho rằng ông rất rộng lượng và xử rất đẹp. Ồng hỏi Chúa rằng ông phải tha thứ cho anh em mình như thế nào, và ông tự trả lời câu hỏi đó bằng đề nghị tha thứ cho họ bảy lần. Đề nghị của Phêrô không phải là không có căn cứ. Rápbi Jose ben Hanina nói rằng: “Ai xin người lân cận mình tha thứ không được xin quá ba lần”, Rápbi Jose ben Jehuda nói rằng: “Nếu một người phạm tội một lần, họ tha thứ cho người ấy; hai lần, họ tha thứ cho người ấy; ba lần, họ cũng tha thứ cho người ấy; nhưng lần thứ tư thì họ không tha nữa”. Sách Amốt là bằng chứng của Kinh Thánh cho thấy điều này đúng. Trong chương đầu của sách Amốt nói về hình phạt các nước vì tội ác của chúng lên đến gấp ba gấp bốn lần (Am 1,3-6.9.11.13; 2,1.4.6). Từ đó người ta suy ra rằng Chúa chỉ tha thứ đến ba lần vi phạm thôi, và Ngài sẽ phạt nếu vi phạm lần thứ tư. Con người không thể nhân từ hơn Chúa nên sự tha thứ chỉ giới hạn có ba lần. Phêrô nghĩ rằng ông đã đi rất xa khi nhân đôi số lần tha thứ của các Kinh sư và còn thêm một lần nữa. Với lòng tự mãn, ông đề nghị tha thứ bảy lần thì quá đủ rồi, Phêrô chờ mong sự khen ngợi của Chúa, nhưng Ngài trả lời rằng người Kitô hữu phải tha thứ bảy mươi lần bảy, có nghĩa là không có giới hạn cho sự tha thứ.
Sau đó Chúa Giêsu kể chuyện về một bầy tôi được vua tha một món nợ lớn. Nhưng khi về nhà, anh lại đối xử tàn nhẫn với một người mắc anh một món nợ nhỏ. Và anh ta đã bị lên án vì không có lòng thương xót. Dụ ngôn này đưa ra một số bài học mà Chúa Giêsu đã dạy nhiều lần.
1. Nó dạy một bài học xuyên suốt cả Tân Ước, là phải tha thứ để được tha thứ. Ai không tha thứ anh em mình thì không hy vọng được Chúa tha thứ. Chúa Giêsu nói: “Phúc cho những kẻ hay thương xót vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7). Chẳng bao lâu sau đó, Ngài dạy môn đệ Ngài lời cầu nguyện của Ngài rồi Ngài tiếp tục khai triển và giải thích một lời cầu xin trong đó: “Vả, nếu các người tha lỗi cho người ta thì Cha các
166 WILIIAM BARCLAY
18,21-35
ngươi ở trên trời cũng sẽ tha lỗi cho các ngươi, xong nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi” (Mt 6,14.15). Nhưtrong Giacôbê 2,13: “Sự xét đoán không thương xót kẻ chẳng thương xót, nhưng sự thương xót thắng sự đoán xét”. Sự tha thứ của con người và của Chúa đi đôi với nhau.
2. Tại sao vậy? Một trong những điểm chính của dụ ngôn này là sự khác xa giữa hai món nợ. Người bầy tôi thứ nhất nợ chủ mình mười ngàn yến vàng, tương đương với 2.400.000 bảng Anh. Đó là một món nợ không thể tưởng tượng được, nó lớn hơn tổng ngân sách của một tỉnh. Tổng lợi tức xứ Edumaca, Giuđê và Samari chỉ có 600 yến vàng, tổng sản lượng của một tỉnh giàu có như Galilê chỉ tới 300 yến vàng. Đây là một món nợ lớn hơn tiền chuộc một vị vua. Người bầy tôi trong câu chuyện này được vua tha cho món nợ lớn như thế đó. Còn món nợ người bạn thiếu anh ta không đáng giá bao nhiêu (một trăm quan tiền), nó là 100 đơniê tương đương với 5 bảng Anh, tức khoảng một phần năm trăm ngàn món nợ người bầy tôi thiếu nhà vua. A.R.S.Kennedy đưa ra hình ảnh sống động này làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ ấy. Giả sử sô" nợ phải trả bằng bạc cắc, 100 đơniê chỉ mang trong một túi nhỏ và món nợ 10.000 yến vàng phải cần đến một đoàn quân 8.600 người mới có thể mang được, mỗi người lại phải mang một túi xách cân nặng 6 cân Anh, đứng cách nhau lm, thì xếp thành một hàng, dài năm dặm. Sự tương phản giữa hai món nợ thật lớn lao. Điểm chính để chúng ta nhìn thấy là dù chúng ta có thể làm gì cho người khác cũng không có gì đáng kể so với những điều Chúa đã làm cho chúng ta. Nếu Chúa đã tha thứ chúng ta món nợ chúng ta thiếu Ngài, thì chúng ta phải tha thứ anh em mình những món nợ họ thiếu chúng ta. Điều chúng ta tha thứ cho người khác không thể so sánh với sự tha thứ lớn lao của Chúa.
Chúng ta đã được tha một món nợ không thể trả được, vì tội lỗi con người, Con Thiên Chúa phải chịu chết. Vì vậy, chúng ta phải tha thứ người khác như Chúa đã tha thứ chúng ta, bằng không, chúng ta sẽ không được thương xót.
19,1-9
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​167
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii