Fiction reveals truths that reality obscures.

Jessamyn West

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Văn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1376 / 7
Cập nhật: 2015-07-18 01:26:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
ột tuần trước ngày đám cưới, trong giấc ngủ trưa muộn màng, Hương Nhu chợt mơ thấy Hạo Khang. Trông anh khỏe mạnh và rất yêu đời. Cô và anh vẫn vui vẻ với nhau như chưa hề xảy ra biến động. Khi giật mình tỉnh giấc, cô như còn thấy bóng dáng của Khang vừa khuất sau ngưỡng cửa.
Nhu nằm yên hồi tưởng lại giấc mơ đẹp đẽ. Bây giờ cô sắp lấy chồng mà vẫn còn mơ tưởng về một hình bóng khác, quả là điều xằng bậy áo cưới đã may xong, thiệp cũng đã gởi đi một ít... nhưng nếu bây giờ Hạo Khang đột nhiên xuất hiện, cô sẽ tính làm sao? Cô sẽ không làm đám cưới nữa ư? Có lẽ nào cô lại xử sự hồ đồ như thế.
Thật là hoang đường! Hạo Khang đã bỏ cô bốn năm rồi còn gì. Anh không bao giờ muốn gặp lại cô nữa. Người ta bảo rất khó yêu thương lại lần thứ hai người mà mình đã hết yêu thương. Có phải Khang đã hết yêu thương cô hay anh, vì nguyên do sâu xa nào mà nén lòng xa cô như vậy?
Bây giờ mà còn để lòng rối rắm với những câu hỏi mơ hồ như thế ư? Không được! Nhu ngồi bật dậy đi ra ngoài vốc nước rửa mặt.
Mở tủ lấy ra chiếc hộp gỗ, Hương Nhu cẩn thận vuốt lại những lá thư.
Nét chữ của Khang vẫn còn nguyên vẹn chưa phai theo ngày tháng. Nụ cườì trong ảnh cũng chứa đựng một niềm tin lâu dài.
Cô ngồi nhìn ngắm Khang rồi đưa tay sờ lên bức ảnh. Tất cả những thứ này, cô nên giữ lại hay hủy đi. Tốt nhất đừng để quá khứ ám ảnh cuộc sống mới.
Nghĩ vậy, Nhu tìm chiếc bật lửa rồi cầm chiếc hộp đi ra sau hè.
Đốm lửa lóe lên, cháy sém một phong thư. Nhìn những dòng chữ bốc cháy, cô hoảng hốt dập nhanh phong thư vào bờ tường. Lửa không đủ mạnh để cháy tiếp, chỉ còn lại một mùi khen khét và màu khói ám trên nửa phong thư. Cô vội vàng mở ra xem vì muốn biết đây là bức thư Khang viết cho cô trong thời điểm nào? Nhưng ngày tháng đã biến mất, những câu từ lỡ dở mới buồn làm sao. Chỉ còn mỗi một câu nguyên vẹn:
"Hương Nhu ơi! Anh nhớ em lắm. Anh muốn gọi mãi tên em. Nguyễn Hoài Hương Nhu... Nguyễn Hoài Hương Nhu".
Ngồi bệt xuống đất, có bật khóc. Ngày xưa Khang đã nhớ cô nhiều như thế đó, nhưng anh nhớ để rồi quên.
Ngày rước dâu là ngày Hương Nhu nhớ đời. Nước mắt cô rơi khi chia tay người thân, chia tay miền đất hơn hai mươi năm sinh sống. Cả tinh thần và thể xác Nhu đều mệt mỏi khi ngồi xe một tuyến đường quá dài. Thường Anh ngồi cạnh phải động viên cô liên tục. Cô đan tay anh, thấy gương mặt anh lúc nào cũng sáng ngời hạnh phúc.
Thuần Mỹ, Khôi Khoa, Thái Hòa và Quân đều có mặt, chỉ riêng Cảnh Dương là Nhu không gởi thiệp mời. Cô sợ Dương sẽ huênh hoang bảo là anh đã bói cho cô trúng một quẻ.
Tiệc tàn. Khi còn lại hai người với nhau, Thường Anh đã yêu cầu cô uống chung với anh ly rượu. Cô nhiệt tình hưởng ứng dù đó là lần đầu cô nếm chất nồng cay.
Mấy ngày liền căng thẳng nên cô thấm rượu thật mau. Ngồi xuống chiếc ghế, cô thấy đầu óc quay cuồng, đôi mắt như không mở nổi.
Thường Anh đỡ cô qua giường và từ lúc đó, cô không còn biết gì nữa.
Khi giật mình mở mắt, cô thấy Thường Anh đang ngồi bên cạnh.
Nụ cười chế giễu trên môi anh:
- Cô dâu này dỏm thật! Uống có tí rượu mà đã xỉn đến mức không còn biết gì.
Cô chớp mắt:
- Em mệt nên ngủ một chút thôi mà đâu phải xỉn.
Thường Anh hít mũi:
- Ngủ mà người ta thay quần áo cho cũng không biết.
Hương Nhu hoảng hồn nhìn xuống. Đúng là Thường Anh đã làm như thế...
Chẳng lẽ cô không biết gì thật sao? Ôi rượu! Thật nguy hiểm. Nhưng bây giờ Thường Anh có quyền như thế với cô mà.
Cố trấn tĩnh nhưng cô vẫn ngượng nghịu hỏi:
- Bây giờ là mấy giờ rồi, Thường Anh?
- Đã quá giờ giới nghiêm. Em dậy nổi không? Ăn chút gì rồi còn uống thuốc.
- Uống thuốc ư? Sao lại phải uống thuốc?
Thấy đôi mắt cô tròn xoe, Thường Anh giải thích:
- Em dị ứng rượu, nổi mề đay khắp người kia kìa. May là nó còn nhân nhượng, chừa khuôn mặt ra.
- Là thật sao? Nhu sờ vội lên cổ rồi nhìn qua hai cánh tay. Sao mà xui xẻo thế này? Nếu biết, cô đã dứt khoát không uống ly rượu đó.
Nhìn cô bây giờ, chắc Thường Anh thấy chán lắm, vì bản thân cô vừa nhìn cũng đã thấy sợ.
Hiểu được ý nghĩ của cô, Thường Anh còn bồi thêm:
- Cô dâu như vầy, làm sao chú rể dám ngủ chung.
- Ừ, thì đâu cần phải ngủ chung.
Nhu ngồi phắt dậy thò chân xuống giường. Thường Anh kéo tay cô:
- Em tính đi đâu?
Cô càu nhàu:
- Đã biết người ta bị vậy, sao còn cho mặc đồ này, lại còn mở quạt ào ào. Mề đay kỵ gió không nhớ sao?
Thường Anh lập tức ôm choàng lấy cô:
- Cô dâu nổi giận trông hay thật!
- Buông ra! Mề đay cũng lây nữa đó.
- Hù vô hiệu lực... nhưng mà cho dù có lây, anh vẫn không buông.
HươngNhu vùng vẫy đến mức cả hai cùng lăn xuống giường. Thường Anh hôn lên mặt cô, lên môi, lên cổ, lên đôi cánh tay và lên tất cả những nơi có mề đay nổi...
Nhu nằm chịu trận. Điều Thường Anh làm cho cô thấy anh vẫn thương yêu cô cho dù cô đang trong tình trạng xấu xí nhất.
Khi Thường Anh với tay tắt đèn, cô đã chủ động ôm lấy anh, cùng dẫn dắt nhau vào thế giới chỉ có hai người.
Vậy mà khi Thường Anh ngủ say, cô đã gọi thầm trong bóng đêm.
"Anh Khang ơi! Em bây giờ đã thuộc về người khác. Giấc mơ dấu yêu cùng anh ngày nào đã thật sự tan thành khói mây".
Chớp mắt đã tám năm trôi qua.
Hương Nhu và Thường Anh không ai học tiếp lên cao chỉ vì lấn cấn chuyện con cái. Tám năm sống với nhau mà cô không sanh cho Thường Anh được đứa con nào. Vừa mất thời gian vừa hao tốn, nhưng mọi xét nghiệm đều có chung một kết quả:
Bình thường.
Người ta bảo vợ chồng cô an tâm chờ, nhưng chờ đến khi nào thì không có hạn định. Thường Anh không tỏ ra bức xúc nhưng nhìn cử chỉ của anh đối với trẻ con, Hương Nhu biết rằng anh đang rất thèm một đứa con.
Áp lực từ phía gia đình chồng không có, nhưng Hương Nhu vẫn thấy bứt rứt không yên.
Cô không ngừng nhiên cứu sách vở, cố gắng bổ sung và duy trì những điều cần thiết, hy vọng có ngày làm nên điều kì diệu. Nhưng hết tháng này sang tháng nọ, cô vẫn không thấy cơ thể mình đổi khác.
Chẳng lẽ hết một đời này, cô không được cái thiên chức làm mẹ? Thà rằng cô mắc chứng vô sinh có nguyên do còn thấy dễ chịu hơn. Cứ lửng lơ, lơ lửng thề này khiến người ta sống khó tập trung vào mục đích.
Buổi tối đi dự tiệc thôi nôi về, Thường Anh không thay áo đã nằm dài ra giường, anh ít khi nào như vậy, có lẽ trong người có chút bia nên cử chỉ hơi khác thường.
Anh kéo Hương Nhu nằm xuống cạnh, nhưng mắt vẫn hướng lên trần nhà.
Cả hai đã nằm yên lặng bên nhau thật lâu.
Cảm thấy ngột ngạt, Hương Nhu gợi chuyện:
- Thằng bé con anh Khánh dễ thương quá hả anh?
- Ừ!
- Nhờ giống ba một ít, giống mẹ một ít, nên gương mặt nó thông minh và hiền lành.
- Ừ!
- Nếu có một đứa con, anh thích trai hay gái?
- Gái.
Thấy Thường Anh trả lời nhát gừng cô đổi giọng:
- Mỗi khi nhìn vào mái ấm của người ta, anh thấy buồn phải không? Hồi đó, em đã bảo anh chọn em sau này sẽ hối hận, nhưng anh không chịu tin. Bây giờ có lẽ đã đến lúc anh nên đi tìm người khác, vì hai đứa mình không thích hợp để có con với nhau.
Thường Anh nghiêng người, anh nhìn thật sâu trong mắt Hương Nhu:
- Em thật lòng nghĩ như vậy sao?
Dành một giây để kiểm chứng lòng mình, Hương Nhu chớp mắt:
- Em nói thật!
- Em xúi anh làm chuyện đó, còn em thế nào?
- Em không bíết.
Gườm cô một cái, Thường Anh lại nằm vật ra giường:
- Chuyện vậy mà em cũng nói ra được.
Cô giữ nguyên lập trường:
- Vợ chồng với nhau có gì mà không nói được. Mình ở bên nhau tám năm tuy không dài nhưng cũng đủ để hiểu nhau. Anh đã cho em nhiều thứ... có thể vẫn còn thiếu với người khác, nhưng với em thế đã là dư dả. Em không đòi hỏi ở anh nhiều hơn đâu. Bây giờ anh có buông bỏ em, điều đó với em hoàn toàn hợp lý. Em sẽ ra đi trong vui vẻ, để anh an tâm làm lại từ đầu. Đàn ông ba mươi tuổi vẫn còn trẻ...
Thường Anh chặn ngang:
- Nếu còn trẻ thì có gì đâu gấp gáp. Mười năm nữa, em sanh cho một đứa con cũng không muộn.
- Phụ nữ qua ba mươi, sanh con đã không tốt, huống gì ở tuổi bốn mươi.
- Nói tới nói lui, ý em vẫn là muốn bỏ anh chứ gì.
- Em muốn tốt cho anh, muốn nhìn thấy anh có một cuộc sống đầy đủ như bao người khác.
Kéo cô sát gần, Thường Anh nói mà mất nhắm kín:
- Cuộc sống không có em, có thể gọi là cuộc sống đầy đủ sao?
- Có thể chứ anh, vì một người khác có thể thay thế em, nhưng con cái là ruột rà máu mủ, anh đừng bao giờ xin con nuôi.
- Ừ, nếu em giỏi thì bỏ anh đi, còn anh thì không đời nào.
Hương Nhu không nói thêm được vì, Thường Anh đã ôm cô rất chặt. Cô biết tình yêu mà anh dành cho cô vẫn đầy đặn, nhưng thật chẳng công bằng cho anh khi anh phải kết gắn đời mình với cô.
Thường Anh bỗng trỗi dậy, cởi chiếc áo sơ- mi trắng rồi đứng lên.
Hương Nhu ngạc nhiên nhìn anh đi tới đi lui như muốn tìm kiếm cái gì.
Cô vội bật dậy:
- Anh tìm cái gì đó Thường Anh?
- Anh tìm cái áo... Cái áo anh mặc hôm qua, em giặt rồi sao?
Tìm áo? Câu nói đó làm cô nhớ tới cái thời cô và Thường Anh còn là hai kẻ xa lạ. Có một buổi sáng chủ nhật, anh đã chạy vạy khắp ký túc xá để tìm cái áo blouse, và chính cô đã để anh phải mất một tiết thực tập. Anh với cô có thể nói là duyên phận, nhưng ông trời lại không thương tình để anh và cô chịu chung số phận không con.
- Em không nhìn thấy cái áo của anh hả Nhu? Sao lạ vậy!
Nghe giọng Thường Anh hơi gắt, cô vội đáp:
- Thấy chứ sao không? Em giặt khô, xếp vô tủ rồi.
Anh quay ngoắt lại nhìn cô:
- Thế em không nhìn thấy tờ giấy trong túi áo anh à?
Hương Nhu chợt hiểu, nhưng cô đùa:
- Em có thấy giấy tờ gì trong túi áo anh đâu. Nhưng giấy gì mà anh khẩn trương vậy chứ? Có phải thư của cô nào gửi cho anh, mà anh chưa kịp đọc không?
Thường Anh mở quạt rồi đứng đón làn gió:
- Em lại khéo tưởng tượng để tự hù mình à? Hôm qua, anh Hai đưa cho anh tờ giấy đó, nó được cắt ra từ một cuốn tạp chí. Anh đọc qua rồi định đưa cho em coi.
- Trong đó nói gì hả anh?
Hương Nhu giả vờ, nhưng Thường Anh thật tình:
- Là một bài báo nói về những hiện tượng lạ từ những cặp vợ chồng rơi vào hoàn cảnh vô sinh mà không rõ nguyên nhân. Có những trường hợp y học tiến bộ vẫn không lý giải nổi em ạ. Anh định cùng em thử nghiệm một lần.
- Thử nghiệm? Bằng phương pháp gì vậy anh?
Nhìn đôi mắt tròn xoe của vợ, Thường Anh càng thấy phấn khởi:
- Ừ! Mình xin nghỉ phép đi đâu đó nghỉ ngơi một thời gian. Em thích đi Huế hay Đà Lạt?
Ôi! Nếu có một cuộc thử nghiệm đầy thú vị thì cô OK liền.
- Nhưng... Bệnh viện có giải quyết cho tụi mình nghỉ một lượt hay không?
Hương Nhu còn đang ái ngại thì ngoài cửa có tiếng gọi lớn:
- Thường Anh ơi! Có nhà không vậy?
Cả hai cùng nhận ra giọng Xuân Mai, cô bạn học thời phổ thông với Thường Anh có một vóc dáng hơi quá khổ, nên giọng nói cũng dễ làm náo động khu tập thể vốn yên tĩnh này.
Thường Anh vội khoác lại áo, trong lúc Hương Nhu bước ra mở cửa.
Cô hơi bất ngờ khi bên cạnh Xuân Mai còn có một cô gái khá xinh xắn.
- Xem ai này Thường Anh!
Giọng Xuân Mai hớn hở khi Thường Anh vừa ló mặt ra. Hương Nhu nhận thấy rõ sự ngạc nhiên quá độ của anh khi chạm phải ánh mắt cô gái.
- Trời! Là Ý Nguyên đó hả?
Cô gái chỉ tủm tỉm cười và lập tức bị Xuân Mai níu tay kéo vào bên trong.
Hương Nhu nhích qua một bên nhường chỗ cho cuộc hội ngộ.
- Có hơn mười năm rồi mới gặp lại.
Thường Anh nói với một thái độ rất vui và chợt nhớ tới cô vợ của mình:
- Bà xã của Thường Anh đấy. Còn Ý Nguyên cũng là bạn học cùng lớp với anh và Xuân Mai.
Mọi người cười với nhau. Nếu là bạn cùng lớp thì so ra Ý Nguyên quá trẻ.
Hương Nhu cứ tưởng cô chừng hai bốn, hai lăm là cùng. Với cặp mắt mí lót, chiếc mũi thẳng, làn da trắng nõn và nhất là đôi môi hay chúm chím cười... Nếu bảo Ý Nguyên đang là sinh viên, Hương Nhu cũng tin. Nhưng cô vừa nghe Xuân Mai nói Ý Nguyên có phòng khám nha ở đại lộ Hòa Bình.
Rút lui vào trong, Hương Nhu loay hoay tìm món ăn ra đãi khách. Chỉ có dĩa nho khô, vài chiếc bánh quy và mấy ly nước lọc, nhưng câu chuyện giữa họ dường như không có điểm dừng.
Bằng trực giác, Hương Nhu biết rằng Ý Nguyên chính là hình bóng mà đã một thời Thường Anh vu vơ mộng tưởng.
Thông qua Xuân Mai, Hương Nhu được biết Ý Nguyên chưa lập gia đình.
Cô từng có người yêu nhưng anh ta đã cùng người thân sang định cư ở Mỹ.
Cô gái này có là cơ hội tốt cho Thường Anh không? Ý nghĩ đó đã làm cho Hương Nhu rơi nước mắt. Cho dù có ý định rời xa Thường Anh, cô cũng phải cùng anh một lần thử nghiệm. Cô phải có bổn phận tạo cho mình một cơ hội đáng giá nhất.
Thà rằng để cô ra đi trước, cô không muốn một lần nữa bị buông bỏ từ người mình yêu thương.
Được sự thông cảm của ban giám đốc bệnh viện nên Hương Nhu và Thường Anh được giải quyết cùng nghỉ phép một tháng. Vợ chồng cô gần như dốc hết tài sản dành dụm được bấy lâu, để thực hiện chuyến du lịch đầy kỳ vọng.
Một tháng ung dung tự lại ở tlành phố Đà Lạt, Hương Nhu được sống trong những ngày xuân sắc nhất. Khi trở về, ai cũng bảo cô tươi trẻ hẳn ra. Vậy mà rốt cuộc cô vẫn không làm nên tích sự gì.
Nửa năm lại trôi qua...
Lúc cô buồn bã và héo hon nhất thì Ý Nguyên lại có nhiều cơ hội tiếp cận với Thường Anh. Phụ nữ rất nhạy cảm, cho dù cô biết Thường Anh là mẫu người đứng đắn, đàng hoàng.
Hương Nhu đã viết một bức thư nói rõ ý định của mình với chị Yên. Rồi không đợi hồi âm, cô đã âm thầm thực hiện.
Khi nghe qua ý nguyện của cô, mẹ Thường Anh đã trố mắt nhìn cô như nhìn một vật thể lạ:
- Sao con lại có ý nghĩ khờ dại thế Nhu? Thường Anh mà biết con làm vậy, nó để yên cho con sao? Không nên để cuộc sống bế tắc như vậy, tụi con còn trẻ mà...
Trước mặt mẹ chồng, Nhu vẫn tỏ thái độ cương quyết:
- Con đã suy nghĩ kỹ rồi, mẹ ạ. Con làm vậy là tốt cho cả hai. Mẹ tin con thì đừng đánh giá con thấp. Khi con xa Thường Anh rồi, nhờ mẹ động viên anh ấy tiếp tục vào Sài Gòn học thêm mấy năm.
Mẹ chồng lắc đầu:
- Mẹ đã nói là không được. Chuyện con cái thời buổi này đâu đến nỗi bức xúc dữ vậy? Ba mẹ nào giờ cũng có gây áp lực gì cho tụi con đâu. Cứ từ từ đi.
Nếu con và Thường Anh đồng lòng thì xin một đứa con đỡ đầu. Y khoa không can thiệp được thì mình cũng nên dị đoan một chút.
- Mẹ à! Thường Anh không thích nuôi con nuôi. Có thể bây giờ anh ấy đang đứng ở ngã ba đường. Cho dù thương yêu nhau cũng phải biết đối mặt với thực tế. Việc con làm đúng hay sai chưa thể khẳng định được, nhưng đó là điều tất yếu phải xảy ra, mẹ ạ. Mẹ yên tâm! Mẹ hẳn hiểu rõ Thường Anh, anh ấy là người suy xét thấu đáo. Mẹ tìm lời giải thích với ba giúp con.
Vừa thở dài, bà vừa nhìn Hương Nhu một cách tiếc rẻ. Nào giờ cô là đứa con dâu hiền lành, lại biết chuyện. Anh em trong nhà ai cũng quý mến... Vậy mà đùng một cái, cô nói đi là đi. Bây giờ, bà có quyền lấy tư cách mẹ chồng không cho cô tự tung tự tác, nhưng nhìn cô, bà lại không nỡ. Thôi thì cứ xuôi theo như thế, sau đó bà có cách riêng của mình. Để mất một đứa con dâu như Hương Nhu, bà không đành lòng.
Biết rằng cô mắc phải khiếm khuyết quan trọng của người phụ nữ, nhưng con cháu bà đầy đàn, đâu phải là vấn đề cấp thiết, chỉ tội cho Thường Anh. Bà chưa hề nghe con trai than vãn hay tỏ thái độ gì, nhưng có lẽ bà không ở cạnh nên không nhận thấy mà thôi. Có thể còn những tình tiết bên trong mà Hương Nhu không tiện nói.
Nhìn con dâu dắt xe ra về, bà nghe lòng cồn cào đau xót. Đứng trong bóng tối, bà lầm thầm khấn vái, cầu mong ông trời hãy ban cho Hương Nhu một đứa con, chỉ cần có một đứa con, bà dám chắc rằng cô và Thường Anh sẽ cùng nhau sống đến răng long đầu bạc.
Chỉ Là Con Sóng Chỉ Là Con Sóng - Hải Văn