Never get tired of doing little things for others. Sometimes those little things occupy the biggest part of their hearts.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1571 / 8
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 -
êllô, Kính đây, tôi đang nghe.
- Chào anh, ngày mai thứ bẩy anh có bận chuyện gì không?
- Cũng bận và cũng không...
- Vậy thì ghé nhà em lúc hai giờ chiều ăn cơm... Mà anh thích uống rượu hay bia?
- Ah! Phải nói là thích đủ thứ...
- Vẫn có thứ hợp khẩu hơn thì gọi là thích...
- Kẻ ăn chực không có quyền đòi hỏi nên đành chấp nhận có còn hơn không dẫu chưa chắc có đã hơn không...
- Vậy em quyết định cho anh và nhà em uống rượu vì cả hai thứ đều sẵn có nhưng chỉ có một thứ bia và mấy chai rượu khác nhau.
- Thế tại sao chị đặt vấn đề bia hay rượu?
- Vì tùy thức uống mà nấu món ăn. Em nghe mấy người hay nhậu nói rượu uống với gỏi cá, nem, tái, tiết canh phê hơn... Còn bia thì với những món khác nhẹ hơn nên muốn hỏi anh thích uống thứ nào để chuẩn bị đồ ăn.
- Phỏng có chuyện gì mà quan trọng vậy? Và nhiều người tham dự không?
- Không có ai hết, chỉ mình anh và vợ chồng em thôi.
- Lý do?
- Em muốn có nhiều giờ nói chuyện vì một vài vấn đề cần phải hỏi anh.
- À, về lòng tin phải không?
- Anh đoán giỏi. Anh làm ơn đoán thêm tên của một chai rượu trong năm chai xem có đúng không...
- Henessey... Tôi đã nhìn thấy lâu rồi để trên nóc tủ lạnh cùng với mấy chai khác như Napoléon, Remy Martin... Mà chị muốn tôi đoán để làm gì, trúng hay trật có gì khác đâu.
- Lẽ thường, những gì anh để ý hơn sẽ được nói đến trước. Ngày mai anh sẽ khui chai Henessey.
- Chị muốn nói rằng khi người ta là nô lệ hoặc để ý đến chuyện gì thì sẽ nghĩ đến nó trước...
- Có thể đúng và cũng có thể sai.
- Lý do?
- Tại sao anh hỏi lý dọ Lý do thuộc về quá khứ, đã chết thì nói làm chị Ý thích lại là nô lệ của thị dục mà thị dục có thể đúng và có thể sai. Em chỉ lặp lại lời anh nói tối hôm nọ nhậu ở nhà em...
- Giỏi, thôi thì hãy coi uống rượu cũng như không để khỏi phải chọn lựa...
- Có khác chứ sao cũng như không...
- Chị bị lừa rồi, uống say đến độ không biết gì nữa thì chẳng phải cũng như không à? Có lẽ còn tệ hơn không uống...
- Đồng ý với anh. Có uống đến mấy thì lúc tỉnh cũng như chưa uống.
- Có lẽ từ nay chị trở nên cô độc...
- Chưa đâu, muốn cô độc lại phải bước qua cầu chọn lựa mà còn chọn lựa vẫn còn nô lệ ước muốn... Mai anh qua nghen, lúc hai giờ. Em phải đi đón mấy cháu ở trường giáo lý.
- Cảm ơn chị, sẽ gặp anh chị ngày mai.
o O o
Chiếc bàn kiếng elips đặt ở giữa căn phòng khá rộng được chạy viền quanh ba vách với hai hàng hộc tủ gỗ mộc quang dầu bóng. Một dãy lơ lửng ép sát tường từ góc trần kéo xuống vừa tầm tay với, và cách một khoảng trống, dãy tủ phía dưới tựa chiếc bàn dài áp tường nâng đỡ microway, lò nướng bánh mì... và những dụng cụ lặt vặt cho việc bếp núc. Những cánh cửa hộc tủ bằng gỗ bá hương dường như khuyến khích thực khách thưởng lãm nét đẹp tự nhiên của tạo vật nổi bật giữa màu sơn tường và nền gạch cùng màu trắng. Mặt kiếng dầy của chiếc bàn tự tạo cho mình đường viền xanh trong, chạy vòng quanh chừng như muốn phô bày rõ hơn màu sáng trắng kim loại của chân bàn và khung đỡ phía dưới. Hình ảnh và màu sắc hòa hợp này tạo nơi kẻ thưởng lãm nghệ thuật có cảm nghĩ muốn gom màu khung bàn và những khung ghế cũng màu bạc trắng biến thành con sóng khua động khoảnh mặt bàn tựa làn nước yên lặng trong vắt cho trào ra khỏi viền xanh thành kính cắt. Trên bàn, hai đĩa tiết canh trổ mầu đỏ tươi được phụ họa bởi hai đĩa cải xanh non pha lẫn cải cúc và vài thứ lá thơm kèm hai bên chiếc nồi điện hình vuông, thành cao cỡ ba đốt ngón tay, trong đó đang sùn bọt nóng tỏa mùi vịt ướp chao lan nhẹ như cố cưỡng lại sức hút vũ bão của chiếc quạt hút hơi ẩn trên trần cố gồng mình chu toàn nhiệm vụ chừng e sợ những mùi vị nấu nướng Á Đông ảm vào vách tường, mặt gạch. Màu đỏ tiết canh đối nghịch với màu xanh rau cải vừa đập vào mắt, chợt bị mùi vịt nấu chao khuyến dụ khiến thực khách khó lòng cưỡng lại nỗi ao ước thưởng thức những món ăn đang được phơi bày như thách đố. Chai Henessey dẫu bị nhãn hiệu che khuất khá nhiều cũng cố lộ ra màu cánh gián chất rượu dễ gây cảm hứng lòng người. Khác với những chai rượu nhóm thanh niên hay gọi "bò đi ông" và "thánh mờ mờ" mà mỗi lần nâng ly cùng nhau mở đầu chầu nhậu sẵn sàng đưa chất men thấm nhập cơ thể, miệng hô xin chấp nhận chén đắng cay cuộc đời, Henessey có vỏ thủy tinh trắng trong, có lẽ hãng chế tạo muốn phô bày nét đẹp mầu rượu. Tất cả màu sắc thanh nhẹ hòa cùng mùi thức ăn được hỗ trợ bởi những bộ ba ly, chén, đũa xếp đặt ngay ngắn đợi chờ thực khách gợi Kính cảm nghĩ có chuyện quan trọng đang chờ đón.
Quen sống độc thân, sự ngăn nắp đối với Kính chỉ là điều mơ tưởng. Còn gì ngại ngùng cho bằng sau khi làm xong công việc nào đó dù nhẹ nhàng nhưng cần sự tỉ mỉ hoặc cực nhọc, mệt đến phờ người, mà lại phải thu dọn dụng cụ cất đi cho ngăn nắp trong lúc lon bia và điếu thuốc khuyến khích, đợi chờ. Thôi thì dồn tất cả vào một đống nơi góc nhà để mỗi khi muốn kiếm cứ tới đó mà bới, Kính quyết định! Thoạt đầu, đống dụng cụ được xếp đặt gọn gàng coi tạm ngăn nắp dẫu chẳng có thứ tự nào được đếm xỉa tới, nhưng cứ mỗi lần kiếm chiếc búa, cái kìm, lại phải lục tung mọi thứ lên. Có điều hơi lạ, bất cứ món đồ nào muốn tìm thì hình như nó lại cứ cố ý chui xuống tận đáy đống dụng cụ coi có vẻ gọn gàng ấy sợ rằng được xử dụng lỡ bị mòn thêm chút ít chăng. Đảo lộn lắm cũng chán, tại sao phải vun chồng đống để cái nọ che lấp cái kia khó tìm kiếm, Kính nghĩ. Và từ nhận thức đó, được phụ họa bởi phần nào bản tính thanh niên thà làm việc nặng còn hơn phải tỉ mỉ giải quyết những chuyện cỏn con có việc mà chẳng có tên, những dụng cụ được trãi ra choán hết một phần tư căn phòng khách dọc lối đi. Nhà mướn một phòng không có chỗ chứa đồ lặt vặt nên phòng khách mở thoáng, nối tiếp với phòng ăn trở thành chốn trưng bày đủ mọi dụng cụ cần thiết. Độc thân mà, thế là bàn, ghế salon, ghế dựa, bàn ăn, chẳng nơi nào không được biến thành chỗ treo quần áo. Phải nói là quăng thì đúng hơn bởi vừa tiện tay, vừa đỡ tốn công sức nhất là ngại ngùng nào đứng lên, ngồi xuống cứ như là tập thể thao thẩm mỹ! Hơn nữa, quần áo máng vô lưng ghế tự nói lên chủ chúng mang tính chất nghệ sĩ thế nào ấy. Có lần Kính quyết định quăng quần áo đã mặc vào một góc phòng ngủ cho gọn nhưng vài lần lỡ chưa kịp giặt đồ mà chợt cần đi đây đó trong khi tủ trống trơn sao có thể lôi lại chiếc quần và chiếc áo nơi đống lộn xộn ấy khoác tạm vào người. Thế nên, mặc dầu chiếc phòng khách bất đắc dĩ bị trở nên phòng trưng bày quần áo chưa kịp giặt, nó đã nhiều lần giúp cho chủ thuê giải quyết được những trường hợp cấp bách do tính vô ý không đặt nặng vấn đề ăn mặc. May mắn, sống nơi đất nước quá dư thừa này, mấy bộ đồ vét mua tại chợ Hudson chỉ tốn vài chục bạc cũng đủ che khuất những nếp nhăn không cần thiết của bộ đồ nên đem giặt được tái xử dụng, giúp cho chủ nhân có bộ mã ăn nói tha hồ lịch sự mặc dầu bẩn sạch, mới giặt, hay mặc lại không cần biết. Nào ai đặt vấn đề và có bao giờ dám hỏi quần áo mình đã giặt được bao lâu; ít nhất, mọi người đều biết phép lịch sự tối thiểu vì dẫu cho ai đó có cặp mắt tinh đời để ý đến những chuyện nhỏ nhoi không cần thiết cũng chẳng bao giờ nói. Do đó, đến khi sự thực hành lý thuyết tiện dụng không xếp gọn dụng cụ vặt vãnh cho dễ kiếm thì phòng khách đương nhiên trở nên giống khu bán đồ lạp xoong được phụ thêm phần trưng bày quần áo, muốn đi từ cửa trước tới bếp phải để ý từng bước chẳng khác gì tay võ hiệp xông vào trận đồ thường được diễn tả như một tài nghệ tuyệt vời ở truyện kiếm hiệp. Có lẽ thật tuyệt vời vì bước vào nhà Kính mà vô tình cứ xông xáo như chỗ không người tất nhiên sẽ bị lãnh đủ chẳng thua chi mắc nạn trong trận đồ. Đạp nhằm móc búa đóng đinh, cán búa vùng lên đập cái bốp vô ống quyển. Có điều lạ, không hiểu sao khi dùng búa đóng đanh thì búa nặng mấy cũng có vẻ nhẹ, phải đập đi đập lại nhiều lần đinh mới lụt vào gỗ, thế mà khi vô tình chỉ đạp nhẹ bởi không chủ ý, sao cán búa quất vào xương mạnh quá sức! Lẽ thường, đau bực cả người, cũng may, ấy chỉ là cán búa.
Sự ngăn nắp của nhà bếp, bàn ăn trang nhã, gợi nơi Kính ý nghĩ về công sức để dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng... Có lẽ vì sự ngại ngùng thu dọn những chuyện lặt vặt, câu hỏi đã bao nhiêu lần chưa giải quyết rõ ràng lại chợt đến, "Mình sống cho mình hay cho căn nhà?" Dẫu nhiều lần tự lý luận để cầu may có thể không bị tính chất lộn xộn thiếu ngăn nắp của căn phòng làm phiền hà, Kính vẫn chẳng bao giờ đạt được kết luận nào tạm ổn. Mình không sống vì căn phòng nhưng căn phòng lộn xộn vẫn ảnh hưởng sự di động hoặc ngay cả lối suy nghĩ, tính toán bởi luôn luôn phải để ý tránh những cử động vô ý. Có thể nó giúp mình luôn luôn tỉnh thức nhận định, âu cũng là cơ hội may mắn dài dẵng... Tuy nhiên, kết quả của lý luận áp dụng thực tế chưa thấy đâu, mà dù cố kiếm những lý lẽ bảo vệ sự ngại ngùng mỗi lần dọn dẹp, căn phòng vẫn từng giây phút kêu gọi chủ thuê tự tập cho mình thói quen ngăn nắp trong khi Kính vẫn hình như cố rán thực hành tính kiên nhẫn chịu đựng chính sự thiếu ngăn nắp của mình. Nhiều lần Kính tự an ủi bằng câu Kinh Thánh: "Tinh thần thì tỉnh táo mà thân xác lại nặng nề." Và rồi, ngày này qua ngày khác, căn phòng liên tục đương đường thách đố trong khi con người không ngừng lần lữa... Phỏng thói quen tốt lành tạo cho mình cuộc sống ngăn nắp hay vì những lộn xộn rắc rối biến mình trở thành nô lệ cho những thói quen tốt lành ngăn nắp? Liệu ý thức giúp con người nhận định đích xác hay cũng góp phần tạo nên sự nô lệ dựa trên căn bản kinh nghiệm quá khứ nào đó để rồi mình ngủ yên trong ấy? Thực tại biến đổi mà sự nhận định dễ thường bị thói quen ảnh hưởng?
- Chào anh Kính, Lữ lên tiếng khi đi từ hành lang hẹp giữa hai dãy phòng ngủ, cảm phiền anh chút vì nhà tôi phải đưa cháu tới trường giáo lý.
- Tôi vừa gặp chị ấy ở cửa nên mới vô được. Tôi đến hơi sớm, còn những mười phút nữa mới tới hai giờ.
- Hay anh và tôi bắt đầu đi thôi, nhà tôi về tới ngay bây giờ...
- Chờ chị ấy cho phải lẽ; vả lại cũng nên để đầu bếp phân định thứ tự ra sao.
- Không sao đâu, gia đình nhà tôi không có phép tắc nào hết. Mời anh, chúng mình bắt đầu; có lẽ vừa khui được chai rượu thì nhà tôi về tới nơi vì có xa chi đâu... Nào, mời anh... Lữ tiến lại bàn ăn đoạn đưa tay chỉ ghế...
- Kỳ này anh có hay phải làm giờ phụ trội không? Kính hỏi.
- Hãng xưởng dạo này quá bận rộn vì hệ thống máy tính trục trặc mất mấy ngày nên công việc dồn đọng. Mỗi ngày tôi phải làm mười tiếng. Mấy tuần trước tôi phải làm thêm ngày thứ bẩy nữa nhưng chịu không nổi. Làm nhiều thì sự tiêu pha tương đối cũng rộng rãi thêm được đôi chút nhưng áp lực công việc quá nặng nề do đó phải kêu hoài cai hãng mới chấp thuận cho nghỉ ngày thứ bẩy... Vừa nói, Lữ vừa mở nút chai Henessey đoạn rót ra hai chiếc ly, một cho mình, một cho Kính... Nhà tôi về tới rồi đó... Nào mời anh, Lữ tiếp.
- Sao hai anh còn chưa bắt đầu?
- Anh Kính nói chờ em về phân định nên chỉ mới khui rượu...
- Vậy chị uống gì mà vẫn còn ly trống?
- Có đây, có đây... Nếu anh không nhắc coi chừng tôi mang tiếng trọng nam khinh đầu bếp... Sáng nay tôi đã phải đích thân tậu chai rượu nhẹ này về để may ra giúp bà xã nóng máy xả cho hăng... Anh Lữ vừa nói vừa tiến tới tủ lạnh lấy chai La Rosé.
- Chuyện gì mà phải bổ túc xăng dầu vậy?
- Không có chi đâu anh Kính. Nhà em nói uống bia uống rượu một mình không hứng thú nên muốn thử đề nghị em tập làm quen với chất men may ra có ngày đủ lượng đối ẩm với anh ấy.
- Đây, lần đầu tiên từ ngày cưới hôm nay anh mời em uống rượu nhẹ tập dần chờ tới khi thằng Ẩn lập gia đình may ra hai vợ chồng già mình có thể cụng ly cho thêm phần long trọng. Nào xin mời anh Kính, chúng ta bắt đầu thôi.
- Mời chị làm dấu, phần phát động dành cho đầu bếp... Kính nói.
- Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần amen. Xin Chúa chúc lành cho chúng con, cho gia đình cũng như tình thân hữu giữa chúng con, và cho những của ăn chúng con sắp lãnh nhận. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con amen...
- Ai đánh tiết canh đây, anh hay chị?
- Nhà em cầm tiết và em pha bổi. Hình như hơi nhạt, anh có cần thêm nước mắm mặn không vì trên bàn chỉ có nước mắm pha.
- Cảm ơn chị, tôi phải thử trước mới biết được. Mỗi lần ăn tiết canh, tôi thường gợi nhớ đến thời kỳ đi làm tẹ Vào ngày Chủ Nhật, tôi đáp xe lam ra chợ Bà Rịa ghé vô quán cháo gọi một chén tiết canh, một tô cháo lòng heo, một cây chả xíu quẩy, một ly rượu. Khi cơ thể thiếu chất bổ dưỡng sao ăn ngon thế mà lúc này muốn chi không được, vậy mà khó kiếm bữa ăn ngon miệng.
- Tại sao anh lại gọi là chén tiết canh? Chị Lữ nghe có vẻ hơi lạ lên tiếng hỏi.
- Ở quán đó họ đánh tiết canh vào từng chén nhỏ cho dễ bán. Ai ăn nhiều kêu thêm. Mỗi chén một đồng, tô cháo lòng hai đồng, ly rượu một đồng.
- Thế rồi ăn làm sao với chén tiết canh?
- Nhà hàng dọn thêm cho mình một chén ăn cơm, đũa, muỗm, đã có sẵn trên bàn, một đĩa nhỏ vài loại lá thơm, hai miếng chanh, vài trái ớt hiểm. Bỏ mấy lá thơm vào chén ăn, xúc muỗng tiết canh để chồng lên đoạn thêm vài giọt chanh, nước mắm, chiêu một ngụm rượu và đưa caỵ Nếu muốn cho mùi vị đậm đà hơn thì kèm theo trái ớt hiểm...
- Cay thế sao mà ăn?
- Khi làm những công việc nặng nhọc nhất là phải thức đêm nhiều, tự nhiên người ta thèm uống rượu và ăn ớt. Hình như cơ thể tự nó khuyến khích tỳ vị ưa thích những gì cần thiết qua việc ăn uống. Những ngày ấy, tôi ăn ớt không thấy cay bao nhiêu. Nhất là thời kỳ sống ở vùng kinh tế mới, ăn uống thì nào có gì đâu, hôm nào may mắn lắm mới có gạo nấu cơm, thức ăn gồm một chén muối xả và một chén ớt hiểm. Trước khi và miếng cơm có chút muối xả cho đặm miệng đã phải nhai trái ớt, vì không vậy, ăn chẳng thấy ngon. Có lẽ bởi lạ nước nên cơ thể cần ớt chống bệnh tật nơi đất mới chăng...
. ..
- Anh muốn đổi rượu chát hay vẫn thứ rượu đó? Chị Lữ hỏi lúc bữa ăn gần tàn.
- Cảm ơn chị, để tôi dùng thứ này vì uống pha thứ khác tôi sẽ bị nhức đầu...
- Vậy thì mời hai anh ra salon để em dẹp chén đĩa... Anh Lữ mang dùm em tách nước trà, ngoài đó đã có sẵn chén và bánh ngọt. À, thêm con dao nữa để gọt trái cây.
- Xếp vô bồn rồi ngâm xà bông để đó được rồi. Em định rửa xong mớ đó nữa thì còn giờ đâu giải đáp thắc mắc... Anh Lữ nhắc vợ về mục đích của bữa ăn...
- Hôm nay không đủ thì hôm khác... mà em có định rửa đâu. Làm hết phận vụ của con cái e chúng nó nói không có cơ hội đóng góp vào công việc gia đình... Chị Lữ vừa nhanh tay dọn dẹp bàn ăn vừa nói... Xong rồi, sao anh chưa rót nước trà? Chị tiến đến salon...
- Để ai uống người ấy rót cho nóng, Kính đỡ lời thay anh Lữ. Vậy những vấn đề chị thắc mắc bắt đầu từ điểm nào. Chị đã đọc hết phần Phúc Âm chưa mà sao nghe có vẻ còn tỉnh táo lắm...
- Lần đầu tiên em uống rượu nhẹ nên thấy hơi quay quay.
- Tôi nói chưa có vẻ rối chứ đâu nói rượu, còn quay thì đàng nào cũng quay.
- Anh nói đúng, đọc và nếu để ý tìm hiểu tại sao Phúc Âm lại được viết như vậy sẽ thấy bị quay mòng mòng. Chị Lữ cúi người lấy cuốn Kinh Thánh phía dưới mặt bàn đoạn mở nơi phần có trang giấy được ghi chi chít những chữ để lên lòng... Xưa tới giờ em chỉ cho rằng đã có các cha giảng giải Phúc Âm nơi nhà thờ, mình đi dự lễ chỉ có bổn phận nghe cho qua, lại còn mong cho lễ chóng hết và ra về thảnh thơi tạm coi là xong nhiệm vụ thờ phượng... Từ hôm nghe dại anh đọc Phúc Âm với chủ đích, chẳng những em quay mòng mòng mà thậm chí nhà em cũng bị khổ; đến lúc chợt nghĩ lại, em tự cảm thấy mình kỳ cục thế nào ấy bởi đã cứ tưởng nhà em phải biết hết... Anh biết không, có lần bí quá vì em không chấp nhận được điều giải thích, anh ấy khùng lên nói, "Tôi đâu phải là Đức Kitô, bà muốn biết cứ Đức Kitô mà hỏi." Anh xem, em vô lý không? Em chợt nhận ra mình kỳ cục nên đặt vấn đề tại sao không tự suy nghĩ và tìm hiểu, tự mình bước đi mà cứ đòi ngồi trên lưng cho người khác cõng. Không hỏi nữa, em định đọc một lần bốn Phúc Âm rồi sẽ tính sau. Nhưng khi đến câu truyện mười trinh nữ, năm cô khôn ngoan và năm cô dại khờ trong Phúc Âm Mathêu (25: 1-13), em thấy có vẻ phi lý làm sao ấy. Đã dại khờ thì đâu phải lỗi tại họ mà đi dự tiệc cưới hay tiệc nào chăng nữa, sớm hay trễ là chuyện bình thường, vậy tại sao mấy cô dại khờ lại bị đối xử cách tàn tệ như vậy? Hơn nữa, đây là dụ ngôn ám chỉ về nước trời, chàng rể đại diện Thiên Chúa thì lại càng không thể chấp nhận được. Phỏng Phúc Âm muốn đưa lên một Thiên Chúa khắt khe, thiếu thông cảm, chỉ muốn bắt mọi người phải luôn luôn sẵn sàng cho hợp ý mình trong khi sự trễ nãi đâu phải do mấy cô phù dâu dại khờ này. Sự trễ nãi do tự công việc xảy ra ngoài ý muốn. Nói cho công bằng, thiếu dầu đèn là lỗi tự chàng rể đại diện Thiên Chúa đến trễ chứ nào tự ai; em nói như vậy có nghĩa đặt vấn đề trên căn bản công bằng, lỗi tự ai thì người ấy phải chịu trách nhiệm. Chẳng lẽ bố em đi ăn cướp đem nhốt em vô tù để chịu phạt; em nào có ăn cướp đâu! Thực là một chuyện phi lý khiến bực cả mình. Không thèm đọc nữa, có lẽ quay quay rồi, em đi tắm chuẩn bị ngủ... Thế nhưng, người cứ tức anh ách; em phải bênh Chúa của em chứ; mà Phúc Âm rao giảng về Thiên Chúa lại viết phản phé, chứng minh Chúa của em vô lý như vậy đâu có được. Cố ngủ mà không chợp mắt nổi, anh Lữ thấy em có vẻ chán điều gì ấy, cứ thở dài nên hỏi. Em kể lại; anh ấy còn nói chọc, "Anh đã nói rồi, muốn điên cái đầu thì cứ việc nói chuyện với anh Kính. Mười cô trinh nữ mà em đã xao xuyến như thế này thì một cô chắc em ăn không ngon, ngủ không yên mà coi chừng đạp anh ra khỏi giường," làm em nín cười không được nhưng lòng càng thấy khúc mắc hơn. Em nghĩ, tại sao phải là anh Kính, tại sao không phải là em. Thế rồi đầu óc em cứ luẩn quẩn với câu hỏi, tại sao các cô khờ dại bị từ chối dẫu lỗi không ở họ?... Nhớ lại ở nhà thờ đã có lần cha giảng hãy sẵn sàng; nơi ghi chú ở cuốn Kinh Thánh cũng nói sẵn sàng... Em không thể chấp nhận được. Họ đã khờ dại thì chỉ có thể sẵn sàng bằng cách đem đèn đóm đi với đầy phao dầu thôi vì nếu chuyện không xảy ra như thế, họ đã được gọi là khôn ngoan. Em chợt nghĩ, các cô khờ dại bảo sao làm vậy; các cô khôn ngoan dám đặt vấn đề giả sử chàng rể đến trễ... Và em nhận ra các cô khờ dại bị từ chối tham dự tiệc cưới vì đã không suy nghĩ bởi dù khờ đến đâu nếu nghĩ rằng chàng rể có thể đến trễ thì cũng biết cần mang thêm dầu hoặc đến nhà đợi tắt đèn thì sao có thể hết dầu. Như vậy, dụ ngôn này nói lên những kẻ đọc Phúc Âm mà không dám suy nghĩ sẽ bị kết án là khờ dại và bị khước từ... Anh thấy em ngon cơ chưa?
- Giỏi, Kính khuyến khích, chị suy luận quá haỵ Lẽ đương nhiên, những người không suy nghĩ thì chỉ nghe sao biết vậy, chẳng những thế, lại còn biết sai nên bị kết án là phải... Nhưng chị còn thở dài sau khi nghĩ được như thế không?
- Em ngủ ngon ơ ngay sau đó vì vấn đề được giải quyết thỏa đáng đến độ không ngờ.
- Vậy chứ lý do gì khiến chị cho rằng Phúc Âm phản phé?
- Chúng ta được dạy dỗ rằng Thiên Chúa nhân từ và yêu thương vô bờ bến, đàng này Phúc Âm đưa lên một Thiên Chúa không biết thông cảm có phải là viết nghịch lại đặc tính của Thiên Chúa không?
Gớm thật, mới để ý đọc Phúc Âm mà đã dám đặt vấn đề như vậy thì khi đã quen suy luận, cái mỏ này sẽ đưa ra lắm nhận định chẳng ngờ, Kính thầm nghĩ nên hỏi,
- Vậy chị thấy Phúc Âm có chữ nào nói lên những kẻ nghe sao biết vậy, không chịu suy nghĩ sẽ bị kết án không?
- Điều này do em nghĩ ra chứ...
- Phúc Âm không nói mà chị nghĩ tới và chấp nhận. Vậy tại sao chị không chấp nhận đúng y như những điều Phúc Âm viết? Thế là chị đã áp dụng được ý quên lời.
- Anh nói đúng, bởi vì nếu cứ quanh quẩn ở những gì Phúc Âm viết, làm sao có thể chấp nhận một cách hợp lý, hợp tình...
- Thấy chưa, tục ngữ ca dao mình đã nói từ lâu ai cũng biết mà đâu ai để ý. Nào là "Được chim quên ná," "Được cá quên nơm," "Được ý quên lời," cũng đồng một ý nghĩa ám chỉ vào sự kiện quay quay với bài Phúc Âm của chị. Mới mấy phút, tôi thấy chị nói liên tục, trái ngược lại với kiểu cách của chị trước đây...
- Nhưng chưa hết, em còn phải nói nhiều nữa vì Phúc Âm viết gì đâu có vẻ kỳ cục. Anh đừng ngắt khi em nói... Ngay hôm sau em đọc tiếp dụ ngôn những nén vàng. Tưởng rằng mình trở thành học giả Kinh Thánh vì đã dám đặt vấn đề để suy nghĩ ý nghĩa của câu truyện, nhưng đúng là chỉ mới học giả chứ chưa học thiệt. Em lại bị dụ ngôn này quay cho như quay dế. Điều kỳ cục là người tôi tớ được ký thác cho một nén vàng, đã nhận định được về nhân cách người chủ mình nên tính toán sao cho khỏi bị phiền hà thì lại bị kết án. Dĩ nhiên, hai người kia làm lợi thì được thưởng nhưng người đầy tớ này đâu có làm tiêu hao mất xu nào của chủ đâu. Hơn nữa, lỡ dùng tiền mở cửa tiệm hay đi buôn lỗ cháy túi thì lấy gì để bù đắp trả lại ông chủ keo kiệt. Em lại phải đối diện với một Thiên Chúa khắt khe và cứ thấy Phúc Âm tạo dựng lên những tính chất xấu xa của Thiên Chúa, điều gì chứ chuyện này không thể chấp nhận được.
- Tại sao chị cứ khư khư cho rằng Thượng Đế phải tốt lành, phải yêu thương như vậy?
- Anh đừng ngắt lời, để em nói...
Những giáo điều một chiều ám ảnh con người đến nỗi không thoát ra được. Thế mới biết, những gì con người đã in trí khó mà tẩy não. Phúc Âm được viết hơn kém hai ngàn năm, trình bày đặc tính Thiên Chúa một đàng, con dân Ngài cứ nghĩ một nẻo tùy thuộc lối nhìn luân lý tuyệt đối gò bó thì sao có thể nhận ra được. Thế nên, dù cho kẻ nào muốn có nhận định trung thực về Phúc Âm thì lại bị mặc cảm e sợ phạm thượng đến Thiên Chúa tốt lành một chiều theo lối nhìn thị dục. Bởi đó, Kính tự nghĩ hãy để chị ta nói nên khỏa lấp,
- Nào, mời chị tiếp tục phát thanh; hôm nay chúng ta được nghe chương trình radio đặc biệt không cần tốn pin, tốn điện... Hèn chi anh Lữ lúc đấu với chúng tôi thì hăng say lắm mà từ nãy giờ vẫn phải giữ im lặng...
- Em hiểu anh nói gì, biến thành radio cũng tốt thôi, nhưng để em nói cho mà nghe. Thế rồi, em tự hỏi, bài Phúc Âm này muốn nói về chuyện gì, nói về ông chủ hay nói về người tôi tớ. Nếu nói về ông chủ thì đem sự thưởng phạt ra làm gì, và nói về đầy tớ tại sao đặt vấn đề người này làm được năm nén, người kia ba nén, và người đem một nén vàng đi chôn. Hơn nữa, nếu nói về vấn đề làm lụng, dùng công sức mình đổ mồ hôi làm thuê mới không lỗ lã tiền bạc, đàng này có một số vốn bỏ ra buôn bán làm ăn đã chắc gì có lời. Phúc Âm lại không nói đến chuyện thua lỗ mà chỉ sinh lợi gấp đôi số tiền được chủ trao. Cứ theo các cha giảng thì những món tiền này là khả năng, tài năng, được ban cho nên không thể nào lỗ được và kẻ có thì được cho thêm mà nên dư dật, kẻ không có thì điều có cũng bị giật mất như Phúc Âm viết. Em nghĩ cũng có lý vì tài năng không xử dụng sẽ bị mất đi chẳng hạn lâu nay không phải may vá như ở Việt Nam nên nghề may của em bị giảm sút. Nếu em tiếp tục, em sẽ may càng ngày càng giỏi. Nhưng em thấy không ổn, vì may ở bên này ít tiền hơn đi làm thuê thì may làm gì. Mục đích của sự làm việc là kiếm tiền sinh sống và thế nào để cho làm ít giờ mà có đủ hoặc nhiều tiền hơn để chi tiêu thì chính điều kiện sinh sống làm cho tài năng em lụt đi chứ đâu phải em không muốn phát triển. Nhưng tại sao Phúc Âm không viết cho một người bị lỗ, mất tiền vì điều kiện buôn bán không thuận lợi, hoặc cho vay bị lừa? Đặt vấn đề như vậy, em nghĩ giả sử là em viết Phúc Âm, em sẽ cho thêm một tên tôi tớ nữa những bốn nén vàng và cho anh chàng này buôn bán bị lỗ ba nén rưỡi. Em suy đi tính lại phải kết luận bài Phúc Âm thế nào cho hợp lý, hợp tình. Nếu phạt người buôn bán thua lỗ thì thật là vô lý bởi anh ta đã cố gắng hết sức nhưng không gặp thời hoặc quá tốt lành đến độ ngây ngô bị lừa thì đâu phải lỗi của anh tạ Nếu không phạt người ngu dốt theo nhận xét phiếm diện để sinh ra lỗ lã mà lại phạt anh chàng không làm thiệt hại gì lại càng vô lý hơn. Thế là cứ luẩn quẩn không biết làm sao giải quyết. Cuối cùng em đi tới kết luận không phạt ba người buôn bán dù họ làm sinh lời hay bị thua lỗ bởi họ đã cố gắng hết sức mà chỉ phạt tên đem chôn vàng vì anh chàng này không thèm làm gì. Nhưng khổ nỗi, anh chàng này sợ Ông chủ keo kiệt, tham lam, và phi lý. Bỗng, thật lạ lùng, em cảm thấy thích quá, như vậy, dụ ngôn những nén vàng chủ đích viết về sự kết án thái độ sợ hãi của người tôi tớ đem vàng đi chôn. Em chợt nhớ lại, dụ ngôn mười cô trinh nữ lên án những người không thèm suy nghĩ, bảo sao biết vậy; bây giờ, dụ ngôn những nén vàng lên án sự sợ hãi không dám xử dụng sáng kiến, không dám thử lửa vì e bị cháy. Như thế, tất nhiên sợ bị phạt là chắc chắn đã bị phạt. Người đầy tớ đem tiền đi chôn bị gọi là vô dụng không phải vì dốt hoặc vì ngu mà vì sợ. Có điều, các dụ ngôn lại được viết theo kiểu đe dọa thì bố ai mà không sợ. Em nghĩ, sự lên án phải tròng vào cổ những người đe dọa mới đúng bởi đã không biết khuyến khích cho người ta vươn lên... Nhưng... chị Lữ ngập ngừng, biết sao mà nói vì em cảm thấy xưa nay em nghe Lời Chúa và đã bị đe dọa quá nhiều nên không dám suy nghĩ. Khổ thật, không dám suy nghĩ chỉ vì e rằng mình suy nghĩ sai mà không biết rằng sai... Đến giờ, em lại cảm thấy đau khổ vì mình đã sợ sai lầm... Thế rồi em chợt nhớ anh đã nói cách đây mấy tuần: "Sợ rối đạo là đã rối," và "Hãy cứ suy nghĩ cả ngàn lần, thế nào không có lần đúng, mà đã có lần đúng vẫn còn hơn không dám suy nghĩ để chẳng có lần nào sai." Mới thoạt nghe anh nói, em thấy khó thể chấp nhận nhưng bây giờ mới biết, sai đúng cũng chẳng là gì mà điều quan trọng là mình có dám sống ý thức, dám suy tư để sống cho cuộc đời mình có ý nghĩa hay không. Phải công nhận, lúc đầu, anh nói thật khó nghe, nhưng càng suy tư càng thấy thấm thía. Đâu ai có thể chấp nhận lối lý luận, "Ai sợ sai lầm sẽ không thể sống cho mình mà thực sự đã chết dẫu còn đang mang thân xác sống động." Nghĩ kỹ mới thấy dẫu sai lầm chưa chắc đã bị kết án mà sợ sai lầm mới bị kết án. Nếu ai hiểu dụ ngôn này thực sự nói gì chắc phải rúng động vì đã bao lâu nay mình càng ngày càng tự lên án chính mình bởi sợ Chúa phạt, sợ xuống hỏa ngục do đó sợ sai lầm...
- Chị nói đúng, bảo sao làm vậy không phải là sống tốt lành, khiêm nhường hay vâng lời mà là khinh chê hồng ân đã được ban cho; nói theo Phúc Âm tức là khờ dại nên bị từ chối. Sợ sai lầm, sợ bị phạt thì chính mình đang tự kết án. Thực ra, người khác kết án mình, nói mình ra sao thì cùng lắm mình chỉ bực bội, khó chịu bởi muốn được người khác nhận biết mình tốt lành, thánh thiện, nhưng đã tự kết án thì sống còn khốn khổ hơn chết...
- Tiếp theo dụ ngôn nén vàng là đoạn phán xét cùng tận. Đoạn Phúc Âm này em đã được nghe giảng và đọc nó mấy lần. Nhưng vì mới thử dùng sự suy nghĩ áp dụng vào hai bài Phúc Âm trên, em đặt vấn đề tại sao làm cho người khác lại có nghĩa làm cho Chúa như đã được viết trong sách. Làm cho người thì được thưởng, không giúp sẽ bị phạt. Nhìn kỹ thực tại sự việc, giúp người ta đã chắc gì là điều tốt mặc dầu ý định mình tốt lành bởi sự tốt lành đối với mình chưa chắc đã tốt lành đối với người khác. Hơn nữa, những người trong tù, họ phải là loại người như thế nào đối với xã hội mới bị giam, chứ như em không phạm luật, không giết người cướp của sao bị tù. Liệu giúp cho những kẻ không nên giúp có thể trở thành sự củng cố mối đe dọa cho chính mình hoặc cho những người khác không? Điều làm em cảm thấy khó nghĩ nhất là lý do gì mình được sinh ra. Nếu mình được sinh ra với nhiệm vụ để giúp những người khác thì ít nhất mình cũng phải giúp chính mình trước vì nếu mình không giúp mình được sao có thể giúp kẻ khác. Vậy nếu mọi người chỉ tự giúp họ thì đâu cần ai giúp ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng. Đàng này, những người đã tự dấn thân vào những điều đe dọa xã hội hoặc không tự giúp mình thì tại sao em phải có bổn phận giúp họ. Nếu đặt vấn đề xa hơn chút nữa, biết đâu những trường hợp khốn khó đến với kẻ khác lại cần thiết vì có thể đó là cơ hội để họ sống vươn lên, sống ý thức hơn. Giúp họ cũng có thể trở thành phá bỏ cơ hội thăng tiến cho ho... Chị Lữ rót ly trà trong lúc nói.
Coi chừng khốn khó đến nơi, Kính nghĩ. Không ngờ chị này suy nghĩ sâu xa như thế! Dám đặt vấn đề so sánh giữa sự suy tư về Phúc Âm với những lời giảng giải của những vị thuyết giáo, chắc chị ta đã nhận ra được giá trị của hồng ân suy tư nơi mỗi người. Có lẽ đến lúc Thánh Thần của Đức Kitô phải làm việc chứ chẳng lẽ kiên nhẫn quá thì dân Ngài đi xuống hố hết sao! Niềm vui trộn lẫn hy vọng dâng dâng nơi lòng Kính trong lúc nhìn chị Lữ rót trà... Cảm nghĩ tiếc nuối hòa với sự ước ao có được người bạn đời biết suy tư như chị Lữ... Những hai năm rồi mà mình không nhận ra khối óc trân quí hằng ngày gặp gỡ, thật phí uổng thời giờ nói chuyện nhàm... Nhưng Kính tự an ủi, ít nhất từ nay mình đã tìm ra người tương ý để nói chuyện. Còn người bạn đời, sự việc phải đến sẽ đến...
- Em nói đến khô cổ rồi mà chưa đâu vào đâu, phải thấm giọng đã... đoạn đưa một hơi cho hết ly trà, chị Lữ nói tiếp. Cuốn Kinh Thánh Tân Ước mới được soạn xong năm 1994 đề bản quyền Tòa Tổng Giám Mục Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh ghi chú rằng Chúa Giêsu kết thúc giáo huấn về cánh chung bằng dụ ngôn này và chính Chúa Giêsu sẽ là vị thẩm phán tối cao. Ngôn từ nơi bản dịch này khá rõ ràng: "Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy." Em đặt câu hỏi những người bé mọn nhất đây là những người nào, người thời đó hay chỉ chung cho tất cả những người kém may mắn bây giờ. Dĩ nhiên, Phúc Âm được viết cho mọi thời đại, thế nên những ngôn từ phải được hiểu không có giới hạn thời gian và nơi chốn. Tuy nhiên, em chợt nghĩ, bài Phúc Âm được viết dưới thời La Mã cai trị dân Do Thái thì đi thăm người tù, người bị phạt trần truồng thời bấy giờ sẽ được coi như kẻ đồng lõa chống lại chính quyền La Mã... Như thế, nếu vào thời đó mà cứ thực hiện đúng như Phúc Âm nói thì đương nhiên trở thành kẻ đi tự tử, thay vì tự giết mình lại chấp nhận cho kẻ khác giết với sự đồng ý của mình. Thực ra, mới đọc qua đoạn Phúc Âm này, mọi sự tưởng như dễ dàng, giúp hay thăm viếng, an ủi những người gặp cảnh khốn khó tức là làm cho chính Chúa, nhưng khi suy nghĩ, áp dụng ý của hai dụ ngôn trước đó để tìm hiểu thì em cảm thấy thực sự không hiểu bài Phúc Âm được gọi là phán xét chung này nói gì nữa. Tổng quát, những vấn đề em đặt ra bao gồm mấy điểm: có trường hợp giúp người là giết chính mình; có trường hợp giúp người trở thành cổ võ cho người ta phạm thêm tội ác; có trường hợp giúp người là cất mất cơ hội không để cho họ thăng tiến; có trường hợp giúp người là cách gây gánh nặng cho những người chung quanh... Em tự hỏi, vậy làm sao biết được trường hợp nào nên giúp và trường hợp nào không nên. Anh thấy rõ, lái xe trên xa lộ thời điểm này, đâu ai dám cả gan cho những người đón đường đi nhờ. Mình giúp họ biết đâu lại tạo cho họ cơ hội phạm tội cướp xe và mình đương nhiên gây nên sự khốn khó cho mình ấy là chưa nói tới bị giết. Hơn nữa, nếu những người khốn cùng không có khả năng tự lập chẳng lẽ họ bị kết án hay sao vì cách nào cho họ thực hiện sự giúp đỡ những người khác? Suốt hai ngày, đầu óc em không thể nào tìm được ẩn ý của dụ ngôn ngày cánh chung. Do đó, em chấp nhận chịu thua không suy nghĩ về những dụ ngôn nữa mà đọc Phúc Âm tìm hiểu về lòng tin. Hai ngày sau...
- Có phải chị bắt đầu nói về những rắc rối của lòng tin không?
- Vâng, em...
- Tôi xin ngắt lời chị để đặt vấn đề giải quyết dứt khoát khúc mắc của dụ ngôn cánh chung, sau đó chị nói về lòng tin may ra dễ hơn.
- Anh nói thế có lý hơn vì vấn đề lòng tin càng làm em bối rối...
Đến khổ, cố gắng suy nghĩ, lý luận để kiếm tìm nhận định mà nào còn kẽ hở cho lọt vộ Vì được nghe quen tai "Thiên Chúa thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ" thì sao có thể hiểu được dụ ngôn chiên và dệ Cũng chính vì hiểu Phúc Âm theo quan niệm luân lý một chiều, đứng về phía cực đoan này để lên án cực đoan kia... đã khiến con người trở thành sỏi đá. Muốn sống vươn lên nhưng thực hiện lời Phúc Âm thì chỉ có chết, đàng nào cũng bị lên án. Ôi! Tội nào lớn hơn tội ngu dốt của lối nhìn thiển cận! Đã bao nhiêu hòn đá khổng lồ tròng vào cổ dân Chúa và dìm xuống hỏa ngục theo sự khôn ngoan thị dục. Nghĩ mà đau, Kính lựa lời dẫn đến giải thích,
- Vậy chị đã trả lời được câu hỏi chị đặt ra chưa?
- Câu hỏi gì anh làm ơn nhắc cho em...
- Lý do gì mình được sinh ra?
- Em mới đặt câu hỏi nhưng chưa tìm ra câu trả lời.
- Thế chị có tìm thấy trong Phúc Âm có câu nào nói về công việc quan trọng nhất của một con người không?
- Em đâu có để ý, em chỉ chú trọng về lòng tin mà thôi.
- Vậy chị có nhớ đã bao nhiêu lần được nghe hoặc đọc câu: "Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho" (Mt. 6:33; Lc. 12:32).
- Anh muốn nói đó là mục đích của cuộc sống con người?
Đọc Phúc Âm mà chỉ thấy điều nên hay không nên theo giấy trắng mực đen thì lại đi vào vòng luẩn quẩn. Phúc Âm nói về nước Thiên Chúa và thí dụ giải thích, dân Ngài chỉ được nghe về những hình ảnh tưởng tượng một nơi chốn hữu vi phần nào thỏa mãn khát vọng chạy trốn khổ ải như miếng mồi nhử những con thiêu thân. Bao nhiêu thế hệ rồi, Nước Thiên Chúa được rao giảng chỉ là thiên đàng thị dục buồn tênh vẫn còn có thể đứng vững và hấp dẫn thì dân Chúa vẫn còn đói khát Tin Mừng. Kính cảm thấy đau lòng nhưng phải lấy giọng điềm đạm đưa ra nhận xét,
- Đây là câu Phúc Âm Mathêu, chị vừa nghe đã hiểu nói về chuyện gì chứ tôi đâu nói mục đích... Câu Phúc Âm chỉ đơn sơ nói "Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa... " Vậy thì nếu đem ráp vào dụ ngôn cánh chung có thể làm sáng tỏ hơn không?
- Tìm kiếm Nước Thiên Chúa, không làm cho những người bé mọn... Em đâu thấy có sự liên hệ gì giữa hai câu này đâu.
- Vậy Nước Thiên Chúa là gì?
- Thì em nghe giảng đó là nước Trời, nước thiên đàng, thế giới công bình thánh thiện, hưởng nhan thánh Chúa, nơi đó không có khổ đau, không phải làm ăn cực nhọc, chỉ luôn luôn hưởng phúc thanh nhàn vui vẻ vô cùng amen. Chị Lữ kéo dài tiếng amen dội về vẻ quen thuộc nơi những bài kinh đọc ngày Chủ Nhật.
Câu Hỏi Lãng Quên Câu Hỏi Lãng Quên - Lã Mộng Thường Câu Hỏi Lãng Quên