Meditation can help us embrace our worries, our fear, our anger; and that is very healing. We let our own natural capacity of healing do the work.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4233 / 48
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 -
hằng Đặng kề vai vô gánh cháo rồi cất lên đi te te. Đối với nó gánh cháo không nhẹ mà cũng không nặng, nhưng mỗi lần đưa má nó vô chợ thì nó buồn buồn. Vì má nó không ngó ngàng tới nó, chỉ coi nó như đứa ở và phó thác cuộc đời của nó cho cậu Năm. Từ ngày ra khỏi cái chuồng trâu của ông Hương thì nó bắt đầu suy nghĩ. Nó bám riết với cậu nó để sống. Cậu nó coi nó như con ruột.
Vừa đi vừa suy nghĩ nên nó quên khuấy đi gánh nặng trên vai. Má nó đi sau xách cái đèn chai soi đường. Ánh đèn yếu ớt làm cho mặt lộ vốn đã mấp mô khó bước hơn. Nó đã đi hết con lộ đất, bắt đầu đạp đá nhọn đau chân thì biết đã tới chợ.
Đi một quảng ngắn thì tới tiệm thợ thiếc chuyên môn hàn soong chảo lủng, qua tiệm này là đến tiệm thuốc Bắc, kế tiệm thuốc Bắc là tiệm tạp hóa của chú Bầu. Thằng Đặng có cảm tỉnh với ông chệt già này nhất,, vì bà vợ có thân hình ú núc tòe loe như trái bầu thúng. Như vậy để khỏi lẫn với ông chệt khác cũng có tên là chú Bầu. Nhưng chú Bầu này lại ốm, cao lỏng khỏng nên bà con gọi là Bầu C. Ngựa. Ở chợ này không có chú chệt nào không mang một biệt danh.
Qua khỏi tiệm chú Bầu thì đường trải đá đỏ bằng phẳng dễ đi. Nó đi tắt qua sân cỏ trước cửa chùa Bà của người Tàu để đến chợ gần hơn. Cái sân cỏ này là bãi trống để giành cho những gánh hát bội hát tiều vào dịp Hạ Điền, Thượng Điền hoặc các kỳ lễ thường niên khác.
Đang đi bỗng thằng Đặng vấp một vật gì. Nó chúi lúi cố gượng nhưng không được rồi ngã sập.
Ụp! Xoảng! Trả cháo bằng đất nung vỡ toang. Chén dĩa thau chậu đổ vỗ văng ra tứ tung. Thằng Đặng lồm cố ngồi dậy. Má nó không hỏi nó có sao không mà lại la lên giận dữ:
- Bể tiêu trả cháo của tao rồi!
Thằng Đặng chỉ còn có nước khóc để chuộc tội. Nó khóc mùi mẫn, tức tưởi, ngọt ngào.
- Hu hụ..húc húc...hu ụ.
Trong lúc đó lại có tiếng cười rúc rích khoái trá. Thằng Đặng biết ngay có đám con nít chợ đã từng đánh nhau với nó. Thằng Đặng vội vàng chụp lấy đòn gánh và đuổi theo hai ba cái bóng đang lùi nhanh.
Đã nhiều lần thằng Đặng không nhịn được trước tụi du côn chợ này. Một hôm khi nó đưa má nó vô chợ vừa quay ra thì nó đụng thằng Hường chọc tức nó. Thằng Hường hất mặt:
- Má máy bán cháo gì vậy?
- Cháo lòng chớ cháo gì?
- Cháo lòng sao có c. heo trong đó?
- Đừng nói bậy, má tao bán ế.
Thằng Hường đưa ra một cục đen sì:
- Tao lấy trong trả cháo của má mày nè! Đây là ruột cùn heo.
- Thằng Đặng giận nứt gan nhưng cố nhịn và đi qua. Một hôm khác, thằng Hường và hai đứa bạn nó lại chận đường, Hường lại trêu tức:
- Ê, mà máy bán chào lồ...heo!
Bọn kia phụ họa:
- Cái thằng ăn cháo lồ...heo!
Thằng Đặng thấy chúng nó đông đứa nên cũng nuốt giận đi qua. Nhưng lần này thì nó không thể im lặng được nữa.. Nó vác đòn gánh đuổi theo đến tận cửa Chùa Bà. Trời bất dung gian đảng.
Chúng bị thằng Đặng phện bằng đòn gánh. Thằng Đặng nện cú nào cú nấy như thiên lôi giáng. Thằng thì chạy thoát, thằng thì ngã lăn, nhưng thằng Hường chống cự. Nó chụp được đầu đòn gánh và định giật đi. Hai đứa còn đang giằng co trước cửa chùa thì có tiếng quát:
- Tụ bay làm loạn hả? Nắm đầu nó cho tao. Một tiếng oai nghi ra lệnh.
Đó là toán dân canh của nhà làng. Từ ít lâu nay hương chức đặt lệ canh tuần. Ông Hương Quản có súng, tiếng rằng hằng đêm vô nhà việc đốc thúc việc này, nhưng kỳ thực thì ông chỉ nhậu ở dưới đò bà Mầm.
Thằng Đặng và thằng Hường bị dân canh bắt đưa lên nhà việc và tống vô bếp. Chờ tới giờ hầu Hương Chức sẽ xử phán. Bây giờ má thằng Đặng mới thấy thương con. Vì mình mà con bị bắt bớ. Biết đâu chẳng ở tù. Trẻ con mà có tội thì cũng bị đày. Bà quơ vội ba cái chén bể muỗng gãy bỏ vô thúng rồi hóng mắt nhìn qua mớ cháo đổ lan trên cỏ trước khi đi vào nhà việc tìm con.
Hai ông dân canh và ông Thường Xuyên vừa thấy người đàn bà thì giật nẫy người. Sao lại có một mụ đàn bà phương phi thế này bán cháo ở chợ mà mình không biết? Vừa ra oai hò hét với hai thằng nhóc, các ông bèn đổi nét mặt, vui vẻ ngay.
- Bà là má của đứa nào?
- Dạ thằng Đặng là con tui.
- Thằng Đặng là thằng nào?
- Dạ thằng gánh cháo.
- Cái trả cháo đả bể rồi, biết thằng nào gánh thằng nào không?
- Dạ cái thằng cầm đòn gánh.
- Lúc tôi tới, hai thằng đều giật cây đòn gánh, biết thằng nào là con của bà?
- Thằng ngồi trong hốc kia.
Ba ông lớn thay phiên nhau hạch hỏi làm cho bà bán cháo quay cuồng, nhưng cũng chưa chịu buông thạ. Mỗi ông tùy hứng buông một câu, như một cuộc phỏng vấn chính thức.
- Bà tên gì, ở ấp nào, làm nghề gì, sao cho con bà đánh người ta?
- Dạ tôi tên Mùi, ở ấp ...a..a...gần nhà ông Hương ...
- Ở đây có 12 ông hương ai biết ông hương nào?
- Dạ Ông Hương có cây súng.
- À,, ông hương Quản. Có bà con gì không?
- Dạ có
- Bà con ra sao?
- Dạ con tôi chăn trâu cho ổng.
Ba công cười ngặt nghẹo. Ông Thường Xuyên nói:
- Vậy thì hồi trước ông nội tôi cũng có bà con với ông Cai Tổng chớ bỏ sao.
Một ông dân canh chen vào:
- Chồng bà đi đâu mà con bà phải gánh cháo nặng nề như vậy?
- Dạ chồng tôi bỏ tôi về Tàu lâu rồi.
Ba ông bắt mánh hỏi tới. Mà Mùi phải khai hiệt. Ba ông liếc nhau có vẻ tương đắc. Một ông hỏi:
- Về bển gặp vợ lớn nên mắc gốc qua sao được mà qua!
Trời đã sáng thiệt mặt, nhưng Hương chức chưa đến. Giờ làm việc của mấy ổng rất dây thun. Những ông tới sớm ngồi chờ một ông tới trể. Chờ không được thì kéo nhau đi uống cà phê. Có bữa cả bàn hội tề “bận” đi ăn giỗ nên không đến, dân có việc phải chờ hoặc về nhà rồi sáng mai trở vô. Đâu có ai dám kêu ca gì.
Hai ông dân canh dượt sơ cho vui rồi kiếu từ vì phiên tuần của họ đã hoàn thành mỹ mãn.
Còn lại một mình, ông Thường Xuyên bèn hỏi cung thằng Đặng. Thằng Đặng khai tự sự đầu đuôi.. Ông ta muốn gieo cảm tình với má nó, nên nghe xong ông quay sang thằng Hường:
- Sao mày dám nói cháo lòng có cứ.. heo ở trỏng?
- Da....da... ạ.
- Lại còn dám nói cháo ruột cùn heo. Mày quá lằm rồi nghe.
- Da... a...
- Lại còn dám nói cháo lồ.. heo nữa. Mày có biết không? (Ông ta đặt điều để làm tội thằng Hường nặng thêm) Mỗi sáng mấy ông Hương chức đều lót lòng một tô cháo. Như vậy mầy nói mấy ổng ăn ...ruột cùn và lồ...heo hả? Tội mày lớn lắm. 10 năm tù ở, nói cho mày biết.
Thằng Hường nghe đến đó thì hồn via lên mây. Nó lắp bắp không ra tiếng. Ông Thường Xuyên hỏi thêm:
- Đó là tội phạm thượng “khi quân:” nghe mày. Tía má mày có ở nhà không?
- Dạ có.
- Lát nữa tao bắt lên đây trầu rượu lạy xin lỗi. Còn mày thì tao tống đi Bà Rá Yệm ở đó 10 năm cho biết. Ủa mà quên, má mày phải bồi thường trả cháo lòng cho người ta nữa chớ. Con dại cái mang, không cãi được.
Thằng Đặng lên chưn “tâu” tiếp:
- Dạ thằng này nó nói nó không sợ ai hết.
- Tao nói chuyện với tía má nó chớ không nói chuyện với nó.
Chập sau các Hương chức rải rác đến. Ông Hương Quản cũng có mặt. Ông bệ vệ đi vào với cây súng hai lòng trên vai.
Người Thường Xuyên trở lại chức năng bình thường, nghĩa là “vâng dạ” với các vị Hương chức. Anh ta bẩm thuật lại mọi chuyện cho ngài Hương Quản. Vì nội vụ ném về việc “phá rối trị an”.
Ông Hương Quản nghe xong thì ngờ ngợ bèn bảo đưa hai thằng nhóc lên trình diện. Vừa trông thấy thằng Đặng, ông khoát tay:
- Cho nó về rồi bảo người Thường Xuyên - Trả thằng kia về cho cha mẹ nó và dặn kỹ không để cho nó phá xóm nữa.
Rồi kêu người đàn bà lên nghiêm sắc mặt:
- - Việc trẻ con đánh lộn làng xã không hơi sức đâu mà xử. Trả cháo của chị, tôi sẽ cho xuất công nho ra bồi thường. Chị vừa ý chớ?
Bà Mùi suýt sụp lại để đáp đền lượng biển trời của ông Hương Quản anh minh. Không ai ngờ ông xử phạt nhanh nhẹn và công bình đến như thế.
Ông còn ân cần khuyên bà Mùi kiên nhẫn làm ăn nuôi con đợi ngày “chú Tửng” ở bên Tàu về sum họp nhứt gia. Bà Mùi cảm động đến không nói ra lời. Ông quả thiệt xứng mặt một đấng phụ mẫu chi dân.
... Thằng Đặng chạy bay tóc trán về chòi Năm Mẹo. Thấy mặt mày cháu hớt hãi Năm Mẹo mới hạch hỏi. Ban đầu thằng Đặng còn chối, nhưng sau cùng nó khai thiệt.
Năm Mẹo nói:
- Cậu không để cho cháu đi chợ khuya nữa đâu.
- Rồi ai đưa má cháu vô chợ.
- Để cậu tìm cách. Chớ nếu để cháu đi vào lúc khuya thế nào tụi con nít chợ cũng kiếm cách trả thù. Mà lần tới nó không chỉ giăng dây ngang đường làm cho cháu vấp té mà thôi đâu. Ở đời này người ta không sợ chó mà chỉ sợ chó cắn trộm mà thôi cháu ạ.
Thấy Năm Mẹo lo âu, thằng Đặng cũng buồn nhưng tâm trí non nớt của nó không vói tới những chuyện cao xa như vậy. Nó vác sào chống xuồng đuổi vịt ra đồng. Bữa nay mở cửa chuồng hơi trể nên đám vịt hãng lao nhao ngóng cổ qua bức mành
mành đòi trả tự do mỗi sáng.
Cánh đồng mênh mông đã gặt xong. Phần lớn mặt ruộng đều khô nẻ, nên thằng Đặng lùa vịt xuống hà lãng để rỉa tép cá. Bầy vịt do cầu nó gầy cho ban đầu được hơn trăm con mới vừa bận áo lá. Từ lâu thằng Đặng xa thằng Tư Cồ và chúng bạn nên không có dịp đánh trỏng, đánh u, mò cá. Nó đi chăn vịt ở nơi ruộng nước còn bọn kia thả trâu nơi vùng khô chỉ thấy dạng hú hí vớ nhau cho đỡ nhớ.
Nó nằm trên xuồng lấy chiếc nón lá úp mặt mơ màng nghe gió thổi vo vo qua những bờ trâm bầu mà lim dim muốn ngủ. Nó mường tượng lại buổi sáng. Nó không nhớ đã đánh những thằng nào, chỉ nhớ nó quất thẳng tay.
Nó nhớ cái trả cháo đổ tràng lan trên mặt đất. Lúc nó được thả, đi ngang qua đó, nó hãy còn trông thấy con chó chợ ủi mũi đánh hơi tìm phèo, gan và thịt heo. Nó tiếc quá! Nó nuốt nước miếng. Nó ít khi được má nó cho một tô đầy và nhiều thịt. Bỗng nó nghe nhột lỗ tai. Nó ngồi bật dậy, tưởng đỉa chui vô. Nhưng không phải. Đó là miếng bông gòn có thấm mỡ trăn của ông Chín trị điếc cho nó. Nó sợ mà nghĩ thầm. Điếc một bên còn đỡ đỡ, điếc luôn bên kia. lấy gì mà nghe tiếu lâm của thằng Tư Cồ?
Rồi nó vụt nhớ tới bữa ở chuồng trâu nghe Tư Cồ kể chuyện “Xập Vách”. Nó cưới hắc hắc một mình. Nó nhớ cô Mười không hiểu câu chuyện nên không sợ “Xập vách”. Bữa đó nó bắt thăm trúng cô Tám. Cô Tám...ôi chao cái mặt không được đẹp. Có lần gặp cô đi ngang, thằng Tư Cồ kêu:
- Cô Tám ơi, tôi có bài thuốc hay lắm để dành cho cô đây!
Cô Tám dừng lại hỏi thuốc gì. Tư Cồ bảo xức vô thỉ da mặt láng liền. Cô mừng quá hỏi Tư Cồ nói tỉnh khô:
- Cô đi mua một buồng chuối hột nghe chưa?
- Rồi sao nữa?
- Đem về cất trong buồng., đừng cho ai thấy. hễ có người thấy thuốc không linh.
- Rồi làm gì?
- Mỗi buổi sáng ăn hai trái, trưa ăn hai trái, tối trước khi đi ngủ ăn hai trái nữa. Dự chi mỗi ngày ăn sáu trái. Nhưng nhớ đừng uống nước.
- Được rồi. Không uống nước.
- Ăn như vậy sáng ra cô thấy mắc đi cầu là thuốc có kết quả. Nhưng phải chờ ba ngày liền thì kết quả hoàn toàn.
Cô Tám sốt ruột hỏi tới tấp. Tư Cồ không nín cười được mới bèn nói toạc ra:
- Ăn chuối hột khó đi cầu, cô phải rặn. Càng rặn thì thịt trên mặt càng lối ra bít hết mấy nốt rổ.
Nghe xong cách trị mặt rổ, cô Tám nổi cáu vác củi dừa đập. Thằng Tư Cồ chạy suýt chết. Cô bảo từ rày gặp nó ở đâu chửi nó ở đó và cấm cửa nó luôn.
Thằng ác quá! Nói chơi gì mà nói như vậy!
Nhưng rồi thằng Đặng nghỉ làm, ông Hương không có người coi trâu. Ông phải nhờ thằng Tư Cồ coi choàng thêm cả đôi trâu của ông. Cố nhiên cô Tám không thể cấm cửa cũng không thể chửi nó được. Ngược lại hai bên làm lành với nhau và coi sự chọc ghẹo xưa chỉ là một chuyện vui.
Buồng Cau Trổ Ngược Buồng Cau Trổ Ngược - Xuân Vũ Buồng Cau Trổ Ngược