Nếu bạn không đủ sức để chịu thua, bạn cũng sẽ không đủ sức để chiến thắng.

Walter Reuther

 
 
 
 
 
Tác giả: Mark Winegardner
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Godfather’S Returns
Dịch giả: Phan Quang Định
Biên tập: Bùi Thanh
Upload bìa: Bùi Thanh
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3191 / 125
Cập nhật: 2016-05-03 19:52:17 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ick Geraci nghe những tiếng bước chân đến xuyên qua bóng tối của một casino đã bỏ hoang. Một người đi khập khiễng ì ạch trong đôi giày phát ra tiếng lệch xệch. “Rất buồn khi nghe tin chẳng lành về mẹ con, con trai ạ,” một giọng nói vang lên.
Geraci đứng lên. Đó là Laughing Sal Narduci (Sal Narduci Ưa Cười), cựu consigliere của Forlenza, mặc một áo len dài tay bằng lông dê với những ô vải khác màu hình viên kim cương. Khi Geraci lớn lên, Narduci là một trong những anh chàng người ta thấy ngồi ở trước Câu lạc bộ Xã hội Ý Mỹ, hút những điếu xì gà đen sì, khét lẹt. Cái hỗn danh “Laughing” (Ưa Cười, đọc là “Láf -fing”) là không thể tránh. Một công viên vui chơi ở địa phương đặt một ma-nờ-canh phụ nữ có động cơ bên trong ngay tại cổng vào, gọi là Laughing Sal. Nàng ma-nờ-canh này phát ra tràng cười rú lên nghe giống như một phụ nữ vừa đạt được cơn cực khoái trong một cuộc làm tình quá xá đã! Thế là từ đó bất kỳ những ai mang tên Sally, hay Salvatore ở Cleveland, và một nửa những ai mang tên Al và Sarah, đều được gọi bằng cái hỗn danh “Laughing Sal”.
“Cám ơn”, Geraci nói. “Mẹ cháu thọ bệnh cũng đã lâu rồi. Thôi cụ đi nhẹ nhàng thế cũng là phúc”.
Narduci ôm chàng. Khi buông anh ra, ông vỗ vào Geraci mấy phát nhanh, dầu tất nhiên là các vệ sĩ của Falcone và Molinary đã lục soát anh khi trở về Detroit. Rồi Narducci mở bức tường. Laughing Sal thấy cái túi, nhấc nó lên, và gật đầu. “Arizona không giúp gì nàng ta à?” Ông ta để cái túi xuống mà không cần mở nó ra, cứ như là ông có thể đếm tiền thuần chỉ bằng cách cân -theo kiểu rất riêng của ông - nhấc lên tay xem nặng nhẹ cỡ nào. Nửa triệu đô bằng tờ 100 cân nặng mười và một phần tư pounds. “Ở xa vì cái thời tiết chết tiệt này?”
“Điều đó dứt khoát là có ích”, Geraci nói. Cô ấy thích ở đây. Nàng có một hồ bơi và mọi thứ. Nàng vẫn là một... kình ngư có đẳng cấp.”
Narducci khép lại bức tường. “Tay buôn này đến từ biển, con biết đấy. Milazzo, giống như người của ta. Còn ta, ta không thể bơi xa hơn là từ đây đến phía kia của một ly whiskey. Đã từng bao giờ chưa?”
“Về phía xa của ly whiskey?” “Milazzao. Sicily.”
“Sicily, có nhưng Milazzo thì cháu chưa từng đến,” anh nói. Anh ta chỉ mới đến Palermo tuần rồi, thu xếp mấy chuyện riêng tư nho nhỏ với gia tộc Indelecato.
Narducci đặt một tay lên vaiGeraci. “Tốt, như bọn họ nói, cô ấy hiện ở một nơi tốt hơn” “Như bọn họ nói”, Geraci gặng lai.
“Jesus, lạy Chúa tôi! Nhìn vào cháu này.” Narducci bóp mạnh bắp tay của Geraci, giống như lựa trái cây để mua. “Geraci Con Át Chủ Bài! Trông như anh còn có thể thượng đài trong hai mươi hiệp vẫn còn sung!”
“Không dám!” Geraci nói. “Nhưng cỡ mươi, mười một hiệp thì cũng ráng được!”
Narducci cười. “Cậu có biết tôi đã mất bao nhiêu tiền vì cá vào cậu trong những năm rồi? Một núi tiền, anh bạn trẻ ạ, một núi tiền đấy!”
“Lẽ ra nên cá chống lại tôi. Tôi vẫn hay cá kiểu đó”.
“Ta sẽ thử,” Narducci nói. “Vậy là cháu sẽ luôn luôn thắng. Còn bố cháu? Sao rồi?”
“Cũng tàm tạm” Fausto Geraci Sr. từng là tài xế xe tải và là viên chức Công đoàn ngành xe tải. Liên kết nhưng chưa bao giờ gia nhập, ông ta từng lái xe và giúp đỡ nhiều việc cho tay Do thái (tức Ông Trùm Forlenza ở Cleveland). “Anh ta đã lấy em gái tôi ở đó” Và người phụ nữ Mễ ở phía kia của Tucson mà anh ta tưởng là không ai biết. “Ông ấy sẽ ổn thôi. Ông ấy đã bỏ lỡ cơ hội làm việc, nếu bác muốn biết sự thật”.
“Với một số người thì về hưu là không thích hợp. Nhưng đến thời điểm nào đó thì cũng nên hưu thôi”.
Không phải là vấn đề mà Nick Geraci từng chờ đợi phải đối mặt. Ngươi đi vào là người sống, Vito Corleone đã nói trong lễ kết nạp Geraci, và ngươi đi ra là xác chết. “Chúng ta sẵn sàng chưa?” Geraci hỏi.
“Sẵn sàng”. Narducci vỗ vào mông anh và hộ tống anh trở lại casino. Geraci tìm một lối thoát, một dãy bậc thang. Phòng khi hữu sự.
“Casino này đi vào hoạt động kinh doanh từ bao lâu?” Geraci hỏi.
“Ngược về cái thời... hải quân Ý,” Narducci trả lời, ý chỉ đoàn thuyền cao tốc họ vận hành trên Năm Hồ Lớn trong thời kỳ Cấm Rượu. “Giờ đây chúng tôi sở hữu những chiếc thuyền đó. Đúng là vớ được của quí với giá hời. Đám chức trách sở tại không có tài nguyên vật lực nào để đột kích những chiếc thuyền này. Hơn nữa, đám khách kẹt trên hồ suốt đêm. Hãy đem lại cho họ vài ba màn trình diễn nóng sốt từ năm mươi đến tám chín mươi phần trăm và rồi... đây nè! Thèm hông? Hổng thèm đâu! Nhưng mà nuốt nước miếng ừng ực! Vậy thì, mát-x-cỡ gì! Xin quí ông anh vào các phòng bên để các em đây phục vụ tới bến. Bảo đảm không “Ơ!” không lấy tiền! Sau đó trút bỏ họ trở lại về xe của họ. Một ngón diệu thủ khiến tiền từ túi người ta nhảy sang túi bạn mà thiên hạ vẫn ra về thơ thới hân hoan!”
Gia đình Stracci có những casinos bí mật khổng lồ nơi vùng Hàng Vách Đá Ven Sông ở Jersey (Jersey Palisades) nhưng theo chỗ Geraci biết, không có gia đình nào ở New York có được những du thuyền đánh bạc cỡ này. Có lẽ chàng cũng để tâm nghiên cứu việc phát triển một vài chiếc loại này, một khi
nền hòa bình tương đối bền vững và những vụ dầu sôi lửa bỏng nguội dần. Sau đó sẽ tiến hành kế hoạch mở rộng lãnh địa ở Las Vegas, ở La Habana.
Ông ta đẩy Geraci vào một phòng ẩm ướt nhớp nháp và kéo cửa mở ra đến một thang máy kiểu cổ lỗ sĩ.
“Hãy buông lõng nào, chú bé,” Narducci nói. “Có ai định giết chú bé ở đây đâu nào?”
“Tôi chẳng buông lõng được nữa,” Geraci nói. “Tôi sẽ cần bác đẩy tôi vào và đọc cho tôi nghe một câu chuyện”.
Họ đi vào. Narducci mỉm cười và ấn nút thang máy. Ông đã nói đúng. Geraci đã học được điều đó: thang máy là những cái bẫy chết người.
“Thay đổi đề tài,” Narducci nói, “Ta có điều muốn hỏi. Làm thế nào mà một tên quê mùa to xác như chú lại học hết trường luật?”
“Tôi quen biết một số người.” Anh đã theo đuổi việc học hoàn toàn tự lực, lớp đêm. Anh còn vài lớp phải theo. Nhưng Nick Geraci biết những câu trả lời đúng cho mọi việc. “Tôi có bạn bè”.
“Bạn bè”, Narducci lặp lại. “Ý à”. Ông ta đặt cả hai tay lên vai của Geraci và xoa nhanh, theo kiểu một người đường phố.
Cánh cửa mở ra. Geraci chuẩn bị tinh thần. Họ bước vào một hành lang tối, trải thảm, đầy những ghế và trường kỷ và những bàn nhỏ chạm khắc tỉ mỉ, chắc hẳn là những thứ đắt tiền. Ở cuối hành lang là một căn phòng sáng sủa với nền lát đá hoa cương. Một cô điều dưỡng trẻ tóc đỏ đẩy Ông Do thái, Vincent Forlenza, về phía họ trong một chiếc xe lăn. Narducci rời họ để đi gặp Falcone và Molinari.
“Thưa nghĩa phụ (Padrino),” Geraci lên tiếng. “Nghĩa phụ thấy trong người thế nào?” Tiếng nói của ông vẫn rõ ràng và đầu óc ông có lẽ cũng còn minh mẫn nhưng ông sẽ không còn tự đi đứng được nữa.
“Này!” Forlenza nói. “Bọn đốc tờ biết cái quái gì nào?”
Geraci hôn lên hai má Forlenza rồi hôn nhẫn ông. Forlenza đã đứng làm cha đỡ đầu cho anh lúc làm lễ đặt tên thánh.
“Con làm tốt đấy, Fausto,” Forlenza nói. “Ta nghe những điều hay”.
“Cám ơn, nghĩa phụ,” Geraci nói. “Chúng con gặp chuyện khó, nhưng chúng con đã có tiến bộ.”
Forlenza cười ngạo. Sự bất đồng của ông có lẽ là rất nhẹ nhàng nhưng vẫn lộ ra, dầu khá kín đáo; một tay Sicily chính cống không có niềm tin vào tiến bộ theo kiểu Mỹ, không dùng ngôn từ theo cách Geraci vừa dùng.
Forlenza di chuyển đến một bàn tròn kế bên cửa sổ. Cơn bão giờ đây càng dữ dội hơn. Cô điều dưỡng đẩy Forlenza vào sát cái bàn. Geraci vẫn tiếp tục đứng.
Narducci quay lại, đồng hành cùng mấy Ông Trùm và các vệ sĩ của họ. Frank Falcone đi vào với một cái nhìn chằm chằm nặng nề mà cũng khá là đần độn nhưng đủ nói lên toàn bộ câu chuyện. Molinari đã, theo như kế hoạch, cho hắn ta biết Geraci là ai. Falcone chỉ vào mấy bức tranh vẽ mấy người đàn ông mặc quần cưỡi ngựa rộng trên chẽn dưới và mấy phụ nữ to khỏe, đội mũ miện. “Ngài biết mấy người này chứ, Don Forlenza?”
“Hãy vào chỗ, Anthony, Frank. Cho phép tôi giới thiệu quí vị với mộtamico nostro” Một người bạn của chúng ta. Một người bạn của tôi thì đúng là một người cộng tác. Nhưng một người bạn của chúng ta thì lại... hơi đáng gờm đấy! Ấy, có chút khác biệt tế nhị như thế, mong các bạn lưu ý cho. “Fausto Dominick Geraci, Jr.”
“Cứ gọi tôi là Nick”, Geraci nói với Falcone và Molinari.
“Một hảo nam tử xứ Cleveland “, Forlenza nói, “Con Át Chủ Bài, chúng tôi vẫn thường gọi cậu ta như thế; bây giờ cậu ta có công việc ở New York. Cậu ta cũng là, tôi tự hào mà nói điều này, nghĩa tử của tôi”
“Chúng ta gặp nhau,” Falcone nói, “ít hay nhiều”.
“Này, Frank. Tôi chắc là bạn có thể rộng lòng dung thứ niềm tự hào của một người vào nghĩa tử của ông ta.”
Falcone nhún vai. “Tất nhiên gồi”.
“Thưa quí vị”, Geraci nói. “Tôi mang đến quí vị lời chào từ Don Corleone”. Forlenza nhìn các vệ sĩ và chỉ vào Geraci, “Nào, tiến lên, làm phận sự các người đi”.
Geraci để yên cho người ta lục soát. Một lần nữa hôm nay và chúng ta sẽ vững vàng, chàng nghĩ. Cuộc lục soát này chỉ là một nghi thức thông thường, hoàn tất với một bàn tay bên trong áo sơ -mi của anh và dưới quần lót, để tìm các thiết bị ghi âm, ghi hình. Khi họ làm xong, hai phục vụ nam tóc trắng thắt nơ con bướm mang đến một khay thủy tinh đựng biscotti all’uovo (bánh qui trứng), mấy đĩa trái dâu và cam cắt thành nêm chữ V và những cốc cà-phê cappuccino bốc khói. Họ để một vành đai bạc kế bên Forlenza và rời đi.
Forlenza nhấm nháp một ngụm cappuccino. “Trước khi chúng ta bắt đầu”, ông nói,” tất cả các bạn nên biết rằng quyết định mời một phái viên từ Don Corleone chỉ là quyết định của riêng tôi thôi” Geraci nghi ngờ điều này nhưng không có cách nào biết chắc.
“Tôi không có ý làm phật lòng, Vincent à”, Falcone nói, “hay, à... anh gì nhỉ? Geraci. Tôi không hề có ý xúc phạm đâu, nhưng mà tôi vẫn chưa có thể quen gọi tên tiểu tử Michael đó là Don Corleone được.” Falcone có những mối liên hệ với Gia đình Barzini và cả với một tay công đoàn ở Hollywood tên là Billy Goff, một người mà thiên hạ nghi là đã bị phe Corleones khử. Trên cùng là, anh ta cũng kiếm được bộn tiền ở Chicago nhờ liên kết với Ông Trùm lừng danh Al Capone. Nên anh ta có khẩu khí hơi trịch thượng khi nói về Michael như là Don Corleone mới.
“Này Frank,” Molinary nói. “Hượm đã nào. Chuyện này không hay ho gì đâu.”
Forlenza yêu cầu họ ngồi xuống, và họ nghe lời. Narducci ngồi trong một ghế bành bằng da cách mấy bước. Đám vệ sĩ ngồi trên một ghế xô-pha dựa vào tường phía kia. Trong lúc họ quan sát, cô điều dưỡng, không cần một ám hiệu, xoay người và ra khỏi phòng.
Falcone huýt sáo khẽ. “Chỉ tại cái bộ đồng phục trắng đó. Bạn cứ gói bất kỳ em nào vào bộ trang phục đó thế là tớ muốn thẩy cô nàng nằm ngửa lên giường nệm, nửa trên nửa dưới, tốc váy cô nàng lên và “khoan” cẩn thận, cho tới khi nào nàng khờ cả người. Mọi lần vào bệnh viện, cứ thấy bóng dáng các nàng là cậu quí tử của tớ lại trở nên cứng đầu cứng cổ một cách rất mất dạy, làm tớ phải đội vải đi bán rao, thật tức đến đỏ cả mặt!
“Vừa thôi, Frank à,” Molinari khẽ khàng can ngăn anh bạn máu dê quá bốc.
“Cái gì? Người ta đùa có duyên thế mà bạn lại không biết thưởng thức, quả là phí cả mồm!” Chàng Falcone khoái ăn tục nói phét bị cụt hứng.
Forlenza hỏi Molinari và Falcone về đám cưới giữa con gái của Joe Zaluchi và con trai Pete Clemenza, vốn không ở trong nghề (cậu ta chuyên xây dựng các trung tâm mua sắm). Họ cũng hỏi làm thế nào mà một cậu trai ở Cleveland lại nhập tịch nhà Corleones. Geraci nói rằng sau khi thấy cái nghề đánh đấm coi bộ không có tương lai, anh ta mắc kẹt ở New York với bà vợ và mấy đứa con và nghĩa phụ của anh đã có mấy cuộc gọi. Một vài nét biểu cảm quay lại trên bộ mặt của Falcone. Forlenza đằng hắng lấy giọng theo một cách để mọi người hiểu như một lời kêu gọi trật tự, uống một hơi nước dài và bắt đầu.
“Sangu sciura sangu,” ông nói. “Nợ máu phải trả bằng máu”. Đây từng là nguyên nhân gây ra suy tàn sụp đổ của truyền thống chúng ta ở Sicily. Một vòng xoáy vô tận những cuộc báo thù huyết hận (vendettas) đã khiến cho bằng hữu của chúng ta ở đó suy yếu đi đáng kể hơn bất kỳ thời nào trong suốt một thế kỉ. Thế nhưng ở đây, tại nước Mỹ, chúng ta đang thịnh vượng như chưa từng có trước đây. Có đủ tiền của, đủ quyền lực cho mọi người. Chúng ta có những hoạt động kinh doanh hợp pháp ở Cuba, và đặc biệt là trong trường hợp các Đại Gia Đình có đại diện ở đây, Nevada. Tổng số tiền của mà chúng ta có thể làm ra từ đấy, nếu tôi được phép thành thật mà nói, chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của chúng ta và -” ông đưa một ngón tay lên - “và bởi truyền thống bất hạnh của chúng ta, cái truyền thống báo cừu rửa hận triền miên mà lẽ ra nên cho vào... Viện Bảo tàng Quên lãng.”
Forlenza ngước nhìn lên trần nhà trắng trên cao và nói tiếp bằng phương ngữ Sicily, một loại “đặc
ngữ” mà Geraci nghe hiểu được nhưng không nói được. “Có lẽ trong phòng này có nhiều người biết ai chịu trách nhiệm những vụ giết chóc vừa rồi ở New York.” Ông ném cho Geraci, Falcone, và Molinari mỗi người một cái liếc mắt, với thời lượng tương đương một cách chính xác, đầy ẩn ý khôn dò, rồi lại làm một ngụm dài cà-phê cappuccino -một động tác cũng đầy tính chiến lược... “Emilio Barzini, một con người vĩ đại và một trong những người bạn xưa nhất, thân thiết nhất của tôi, đã bị giết. Phillip Tattaglia đã chết.” Forlenza ngừng lời và ăn một trong những chiếc bánh biscotti nhỏ xíu, nêu bật lên tất cả những gì được mặc hàm trong sự thiếu sót của ông ta không có những lời ca tụng nhiệt liệt để mô tả Don Tattaglia, như ông đã từng mô tả Don Barzini. “Tay caporegime lâu năm nhất, khôn ngoan nhất của Michael Corleone, Tessio, cũng bị giết. Em rể, và là cha đẻ đứa con đỡ đầu của Don Corleone, cũng bị giết. Năm amici nostrikhác, cũng chết. Chuyện gì xảy ra vậy? Có lẽ một trong các bạn ở đây biết rõ. Còn tôi mù tịt chẳng biết gì. Có những nguồn tin bảo tôi rằng Barzini và Tattaglia, nản lòng vì sự bảo hộ yếu ớt đối với việc kinh doanh ma túy, từ những quan tòa và những chính trị gia ăn cánh với Gia đình Corleones, nên đã săn đuổi, tranh giành với phe Corleones và vì thế bị giết. Có lẽ. Những người khác nói rằng Michael Corleone giết Barzini và Tattaglia để có thể chuyển căn cứ tác chiến về phía Tây và làm cho nó không có vẻ như một cuộc di tản vì yếu thế, dưới cơ các đại kình địch nên phải”tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Một trong nhiều khả tính, không có vấn đề gì. Cũng có thể rằng chúng ta đang chứng kiến cuộc báo thù cho những cái chết từ bảy năm trước của những người con cả của Vito Corleone và Tattaglia? Tại sao không? Trong những chuyện như thế thì bảy năm chẳng có gì khác hơn là... cái quẫy đuôi của một con cá! Hay là” - và đến đây ông nhón lấy một cái bánh ngọt khác và để thời gian nhâm nhi nó - “có lẽ -ai biết được? - tất cả đây chỉ là một kịch bản của Don Stracci và Don Cuneo -mà gia đình họ chưa bao giờ có được quyền lực như các Gia đình Barzinis và Corleones
- nhằm nắm lấy quyền kiểm soát New York. Những cuộc thương lượng nhanh chóng để đạt hòa bình của họ, trong ý nghĩ của nhiều người, đã tăng thêm sức mạnh cho luận chứng này. Ngay cả báo chí cũng đang chọn nhận kiểu suy đoán vu vơ này và quảng bá nó cho các đám đông đần độn, coi như là sự kiện.”
Điều này gợi cảm hứng cho những nụ cười tủm tỉm đa tầng ý nghĩa. Những câu chuyện trên báo chí phần nhiều là những lời buộc tội giả dối. Căn cứ quyền lực của nhà Stracci là New Jersey và nhà Cuneos chạy lên phía trên New York (với một công ty sữa lớn nhất vùng, điều khiến cho Ottilio Cuneo trở thành “Leo Người Bán Sữa”). Không ai trong hai người này được tin là có đủ sức mạnh và tham vọng để tấn công vào ba gia đình hùng mạnh hơn họ.
“Hay có thể,” Falcone nói bằng tiếng Anh, “ai biết được? Phe Corleones đã khử gọn tất cả.”
Falcone, Geraci khá tin chắc như thế, có lẽ sẽ ngạc nhiên biết bao nếu biết được rằng cái dụ ngôn khoa trương của hắn ta lại... đúng một trăm phần trăm!
“Ngay cả với người của họ?” Molinari nói. Mặc dầu là một người bạn của Gia đình Corleones song Molinari cũng hầu như chắc chắn không biết chuyện gì đã thực sự xảy ra ở New York. “Tiếp tục đi nào, Frank”.
Falcone nhún vai. “Tôi không biết. Tôi cũng giống như Vincent, tôi không thể lần ra manh mối cái mớ bòng bong rối rắm quái quỉ này. Tôi cũng chỉ nghe người ta nói, thế thôi. Nhưng một lố những gì tôi
nghe đó là mặc dầu Don Vito, xin linh hồn cụ an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng, đã hứa danh dự bằng cả mạng sống của mình rằng ông sẽ không trả thù cho cái chết của con trai mình, tên gì nhỉ? -
“Santino,” Geraci nói.
“Lại thêm một giọng điệu khác” Anh ta nâng cốc cappuccino giả vờ như nâng ly rượu mùng. “Cám ơn, O’Malley. Đúng rồi: Santino. Ông ấy đã nói không trả thù vụ đó, ngay cả không nhìn ngó gì vào đó nữa. Cách chúng tôi hiểu chuyện đó là: Gia đình ông sẽ không làm chuyện đó, nhưng, xem nào, đó chỉ là một mớ những lời nước đôi, lập lờ để lật lọng. Tất cả những gì mà ông muốn nói đó là đích thân ông sẽ không làm việc đó. Vito bước xuống để Michael có thể sáng tác kịch bản báo thù và thực hiện ngay sau khi ông ấy mất.”
“Xin thứ lỗi cho tôi”, Geraci nói. “Đó không phải là nói lập lờ nước đôi. Chuyện không xảy ra theo cách đó.”
“Coi nào, Vincent,” Falcone nói, “tại sao nhà Corleones là Gia đình New York duy nhất gửi đại diện đến đây, hở? Tại sao tôi có một chỗ ngồi với hai vị và một soldato miệng còn hôi sữa của người khác? Có phải là bỉ mặt chúng ta không?”
“Không ai gọi đấy là một chỗ ngồi,” Molinari nói. “Chỉ là cuộc nói chuyện giữa một ít bạn bè. Một ngày đẹp trời, có thể Don Forlenza sẽ cho chúng ta mượn mấy bộ gậy đánh golf, và chúng ta sẽ nhẩn nha chơi golf...”
“Chiếc ghế này ngồi thoải mái thật”, Narducci nói, xoa xoa hai tay vịn.
“ - hay lên một chiếc thuyền và đi câu tôm, câu cá,” Molinari tiếp tục. “Có thể có một ly cocktail với cô điều dưỡng của bạn và một buổi chiều đáng nhớ với những màn làm tình kiểu “cẩu giao” thật đã đấy.”
Falcone cau mày. “Tớ không chơi cái kiểu đó. Vào cửa sau? Ai bảo tớ làm chuyện đó? “Tôi lỡ chạm vào thần kinh của bạn rồi, phải không? Xin lỗi nhé!”Molinari nói.
Don Forlenza uống cạn ly cappuccino và giằng cái cốc thủy tinh xuống mạnh đến độ nó vỡ tan ra. Không ai ngồi chung bàn có phản ứng gì. Lúc đầu không ai có ý định nhặt đống miểng vỡ kia lên.
Một cánh cửa mở ra. Các vệ sĩ ùa vào và nhìn thấy đống miểng ly. Hai người của Forlenza bước vào. Laughing Sal ra hiệu cho họ đi ra. Họ làm theo.
“Chúng ta không phải là những tên cảnh sát đi làm chuyện giải quyết tội phạm,” Forlenza nói. Ông nói “giải quyết tội phạm” như thế có một cục phân mèo tươi trong miệng và trở lại dùng phương ngữ Sicily. “Tôi có những vấn đề riêng của mình và vì thế, tôi triệu thỉnh...” - ông hướng về Falcone và Molinari - quí vị. Nếu tôi gặp chuyện rắc rối ở Cleveland, điều này chẳng ảnh hưởng đến ai ở New
York. Không ai ở đó bị dây dưa. Chuyện rắc rối chỉ mình tôi lãnh đủ. Đương nhiên là thế. Ấy thế mà nếu New York có vấn đề thì quá thường khi là, dầu chẳng liên quan tí xíu gì đến tôi, cũng lại trở thành vấn đề của tôi. Báo chí đầy những suy đoán. Cảnh sát hỏi cung và làm phiền bạn bè của chúng tôi cho dầu họ ở xa hiện trường các vụ tội phạm ở New York -ngay cả các đối tác của chúng tôi, những người đang quản lí tiền bạc, những người điều hành các doanh nghiệp hay đang đầu tư. Một số người ở Washington gây sức ép cho FBI phải điều những nhân viên từ cuộc chiến chống Cộng sản đến theo dõi chúng tôi và những quyền lợi của chúng tôi. Các thượng nghị sĩ đe dọa sử dụng các phương tiện nghe lén. Ngay cả những doanh vụ hợp pháp của chúng tôi cũng có thể bị Cục Thuế Lợi tức Quốc nội nhắm đến. Tôi có mấy đứa cháu vào đại học, mua những căn nhà đầu tiên của chúng, và rồi tôi phải chịu đựng bao nhiêu chuyện rắc rối chỉ vì tôi rút tiền của mình cho chúng -”
Ông uống một ngụm nước. Họ nhìn vào bàn tay ông khi ông thận trọng đặt cái ly xuống.
“Ờ, các bạn biết đấy. Hàng triệu đô-la mất đi trong kinh doanh, và điều đó cũng như thế với các bạn.”
Falcone bắt đầu tạo ra một tác phẩm điêu khắc nho nhỏ từ những mẩu bánh, các trái dâu, các miếng cam và những mảnh vỡ thủy tinh gần đó.
“Những ưu tư của chúng tôi”, Forlenza nói, có bốn. Ông đưa bàn tay trái ra, ngón cái cặp vào, còn bốn ngón kia chỉa lên để nói chuyện này, sẵn sàng kể ra những lí do đó. Cái kiểu diễn tả này là một động tác ưa thích của ông. Đối với bất kỳ chuyện gì, Forlenza cũng tìm ra đủ bốn lí do. Có bốn lí do để người Do thái bị hiểu lầm. Có bốn lí do để tại sao, để lòng kiêu hãnh qua một bên, Joe Louis lẽ ra đã hạ nốc -ao Rocky Marciano. Bốn lí do để thịt bò ngon hơn thịt lợn. Nếu phải chi Don Forlenza đã sinh ra với hai ngón tay thêm nữa ở bàn tay trái chắc là ông sẽ có sáu lí do cho đủ thứ các cái trên đời!
“Trước tiên và trên tất cả,” ông nói, trở lại với tiếng Anh,” New York. Giúp cho họ hiểu rằng chuyện này của chúng ta chỉ có thể đứng vững trước bất kỳ cái gì trừ phi cạnh tranh quyết liệt, rằng tất cả chúng ta đều đi đến nền hòa bình không mấy dễ chịu chỉ bằng cách thận trọng quan sát nó.”
Điều này gặp được những cái gật đầu đồng tình khắp cả chung quanh, kể cả từ Geraci.
“Thứ nhì là” - ngón giữa giơ lên -”Las Vegas. Bảy năm trước, chúng tôi ngồi trong một building ngân hàng ở Thành phố New York và nhất trí rằng Las Vegas phải được mở ra cho kinh doanh cho tất cả chúng ta. Một thành phố của tương lai, nơi bất kỳ Gia đình nào cũng có thể hoạt động. Giờ đây phe Corleones đã thành lập tổng hành dinh ở đó -”
Geraci dợm muốn nói, nhưng Forlenza chỉ một ngón tay vào anh.
“ - và cả đám ở Chicago bỗng dưng nghĩ rằng cần phải tăng cường ở đó.” “Fuckface” (Mặt Đéo), Narducci lẩm bẩm, thoáng tia nhìn xa xăm trong mắt.
“Xin thông báo với quí vị,” Falcone nói, “ông ấy không thích bị gọi như thế”. Luigi Russo, người điều
hành công việc ở Chicago, thích được gọi là Louie hơn. Ông ấy bị dính vào cái hỗn danh đậm đà bản sắc... tục tĩu đó (mà báo chí bắt buộc phải rút ngắn lại thành”Mặt”) từ một em gái đĩ; em này oang oang tuyên bố rằng món sex duy nhất mà ông ta khoái khẩu đó là... ủi cái lỗ mũi to bự, đỏ như quả cà chua của ông ta vào cái hĩm của em! Thần khẩu hại xác phàm, em đã phải trả giá cho câu nói dại mồm dại miệng đó bằng cách... được biến thành một cái xác cụt đầu trôi lều bều trên hồ Michigan; cái đầu của em không bao giờ được tìm thấy.
“Xin trở lại đề tài”, Forlenza nói, “thứ ba là” -ngón đeo nhẫn giơ lên -”Chicago.”
Geraci liếc mắt nhìn Falcone mà hoạt động từng có thời là chi nhánh của bộ sậu ở Chicago. Không phản ứng gì. Tất cả những mảnh vỡ thủy tinh ở trên bàn giờ đây được gom lại trước mặt anh ta.
“Bảy năm trước khi chúng tôi gặp mặt nhau, thậm chí đám Chicago còn chưa được mời,” Forlenza nói. “Bạn tưởng tượng nổi không?”
Từng có một thời, vì nóng lòng muốn hướng sự tăng trưởng của Al Capone xa mình, các Đại Gia đình New York đã nhất trí rằng tất cả những gì ở về phía Tây của Chicago thì thuộc về Chicago. Cái chất dân Cleveland trong Geraci vẫn còn đủ để nhận ra điều này như một kế hoạch chỉ có ý nghĩa với đám ở New York. Khi Al Capone rớt đài, tình trạng hỗn loạn như rắn mất đầu diễn ra ngay. Los Angeles và San Francisco lập tức li khai. Moe Greene, từ New York, có một giấc mơ, thành hiện thực là Las Vegas, được thiết kế thành một thành phố mở không có tiếng nói từ Chicago. Sau khi Greene bị giết, nhà Corleones tiếp quản casino của ông ta và xây dựng Lâu Đài Trên Cát nhưng thế lực mạnh nhất ở thành phố là liên minh những Gia đình miền Trung Tây lãnh đạo bởi Detroit và Cleveland. Chicago cũng dự phần vào liên minh đó cũng như gia đình Corleone, nhưng chỉ một ít), và Louie Russo đã gây ồn ào về việc muốn kiểm soát liên minh nhiều hơn. Chicago được thống nhất trở lại và mạnh hơn lên vào thời đó. Với New York trong tình trang cát cứ kiểu sứ quân, nhiều người nhìn Russo như là khuôn mặt quyền lực nhất trong thế giới tội ác có tổ chức ở Hoa kỳ.
Forlenza lắc đầu tỏ vẻ không tin. “Các Đại Gia đình New York nói rằng họ bỏ rơi cố gắng khai hóa Chicago. Từ đó người ta gọi chúng là những con cừu đen, những con chó điên.”
“Những con gà sống thiến,” Molinari nói, hàm ý chuyện dịch nghĩa đen từ Capone.
“Một đám súc vật” Laughing Sal góp ý.
Falcone xoa vỗ và dựng tác phẩm điêu khắc của anh ta lên. Nó đứng cao khoảng hai bàn tay. Anh ta nghiêng mặt mình về phía nó như thể anh ta đang cố nắm bắt phản ảnh của mình trong những mảnh vỡ lớn hơn.
“Và thứ tư là” - ngón út giơ lên - “thuốc men”. Lúc buông ra từ này Forlenza đồng thời thả người ra sau trong chiếc xe lăn. Ông có vẻ kiệt sức.
“Thuốc men?” Molinari thắc mắc.
“Đừng nói lại chuyện này” Falcone cáu gắt. Geraci cố gắng không biểu lộ phản ứng gì.
“Một câu đố xưa cũ, vâng,” Forlenza nói, “nhưng là một câu đố còn chưa có lời giải. Nó là đe dọa lớn nhất cho công việc của chúng ta. Vâng, nếu chúng ta không kiểm soát nó, người khác sẽ nắm lấy, và chúng ta có thể mất quyền lực, nhưng nếu -”
“Nếu chúng ta nắm được,” Falcone ngắt lời, “không phải là chúng ta không sẵn sàng, cho là bọn cớm sẽ không nhìn cách khác giống như bọn chúng nhìn vào cờ bạc, phụ nữ, các công đoàn,vv... Nào, Vincent. Muốn học vài bài ca mới, hở? Nhìn chung quanh đi. Cái thiên đường nhỏ cho những tay buôn lậu rượu mạnh” -một tiếng sét nổ ra, ăn khớp hoàn toàn với thiên đường -” đó là chuyện của quí vị. Quí vị đã làm nên chuyện và xin bái phục!Nhưng đối với những người thuộc thế hệ chúng tôi, thì đó là ma túy. Với thế hệ kế tiếp là cái gì, thì ai biết được?”
Narducci làu bàu cái gì đó mà Geraci nghe ra như là” những em đĩ trên sao Hỏa”.
“Nhiều người trong chúng ta,” Forlenza nói, “từng long trọng thề, trước Thánh Bổn mạng của gia đình mình, rằng chúng ta sẽ không dính líu đến ma túy”. Ông chỉ vào cái đống bánh kẹo, trái cây và mảnh kinh vỡ của Falcone. “Anh đang làm cái gì thế?”
“Có cái gì đó để làm, tất cả chỉ là thế,” Falcone trả lời kiểu xỏ ngọt, lừng khừng, ai muốn hiểu sao thì hiểu. “À này, Vincent, tôi yêu quí ông như thể ông là nghĩa phụ của tôi, thật vậy, nhưng ông cần sống trong thời hiện tại. Chúng tôi đã phân công, phân vùng và điều hành mọi chuyện đâu vào đấy cả rồi. Và công việc chạy đều. Bọn cớm hay bất kỳ thứ gì, có thể làm công việc bị chậm lại một tí, đặc biệt là trong những thời kỳ nhiễu nhương như hiện nay, ở đây, nhưng số công việc có thể lạc hướng, chuệch choạc khiến chúng ta phải dây dưa đến chuyện pháp lí thì quên đi. Không có cơ may nào đâu.”
Gia đình Cleveland, Geraci biết, có một số doanh vụ trong ngành ma túy nhưng bằng lòng với những cống phẩm và để phần lớn lợi nhuận lọt vào tay đám Da đen, đám Ái nhĩ Lan và đám linh tinh. Sau thời kỳ cấm rượu, Cleveland đã nhào vào những thứ béo bở nhất kế tiếp, đó là cờ bạc và các công đoàn, và khuếch trương những lãnh vực này. Nó không phải là một tổ chức mở cho những ý tưởng mới hay ngay cả những người mới. Bố của Geraci nói rằng đã từng hơn mười năm kể từ khi Cleveland kết nạp một thành viên mới.
Forlenza vượt lên phía trước, lặp lại: rượu lậu là chuyện khác - bọn cớm cũng uống rượu và không thực sự muốn triệt phá đường dây này - nhưng ma túy là chuyện khác.
Khi Falcone cúi thấp xuống, lượm một miếng kiếng vỡ từ sàn nhà và đưa lên về phía chiếc đèn treo, Molinari, khéo léo theo kiểu ngoại giao, chỉ ra rằng Forlenza có lẽ là hơi ngây thơ về bản chất của cớm đường phố ngày nay.
“Đủ rồi”, Forlenza nói. Ông ta đưa mấy ngón tay vào miệng và huýt sáo. Mấy nhân viên phục vụ quay lại. Ông chỉ tay vào đống kiếng và bánh kẹo. “Mang thứ đó đi”.
“Tôi có nói là tôi muốn thứ đó được mang đi không? “Falcone để những mảnh vỡ xuống và nhìn vào mấy người phục vụ. “Mấy người dám đem thứ đó đi thì ta đấm cho vỡ sọ đấy!”
Chicago ngay đấy thôi, Geraci nghĩ. Nói “túm gọn” lại thì cũng là Chicago thôi.
Mấy nhân viên phục vụ vẫn đứng trơ như phỗng đá. Người đứng bên phải -có vẻ là dân Slave với tóc màu xám dày -mặt trắng bệch ra như cái áo sơ -mi anh đang mặc. Người đứng bên trái, một người với vòng tóc trắng và hàng ria mép đen, đối diện Forlenza, đầu ông hơi cúi xuống.
“Mang thứ đó đi”
“Cứ thử xem”. Falcone nhón lấy chiếc bánh biscotto cuối cùng và đặt nó như một trái sơ -ri trên đầu tác phẩm sắp đặt của mình.
“Tôi có một đứa cháu đang đi học ở một trường đắt tiền,” Narducci nói. “Nó cũng làm ba cái thứ tác phẩm sắp đặt giống như thế. Hai người gặp nhau chắc là ý hợp tâm đầu, thú vị lắm đấy!”
“Thế à?” Falcone xoay người trong ghế nhìn Narducci. “Ở đâu?” “Ở đâu để anh đi gặp hay ở đâu là trường của nó?”
“Trường học”
Narducci nhún vai. “Tôi chỉ biết trả tiền. Với tôi thì nhà trẻ nào cũng như nhà trẻ nào.”
Falcone nhảy vọt khỏi ghế ngồi và khi hắn ta lao đến tấn công tayconsigliere già thì Geraci, vẫn còn ngồi, đấm Falcone một cú thẳng cánh ngay vào cằm. Đầu hắn ta bật ngược trở lại. Hắn lảo đảo, loạng choạng.
Đám vệ sĩ ùa tới bên bàn. Geraci đứng lên. Thời gian dường như chùng hẳn lại. Những tay nghiệp dư trong nghề đánh đấm thường hay lóng ngóng, thiếu quyền biến như thế. Geraci chờ đợi điều này sẽ qua nhanh thôi.
Molinari bỗng phì cười. Ngạc nhiên thay, chỉ một chớp mắt sau đó, từ sàn nhà, Falcone cũng bật ra tiếng cười. Đám vệ sĩ dừng lại. Geraci vẫn bất động.
“Nhà trẻ”, Molinari nói. “Buồn cười thật!”
Falcone đứng dậy, xoa xoa cằm. “Cú đấm điệu nghệ đấy, O’Malley. Ngồi xuống nào. Wow!”
“Bản năng mà,” Geraci nói, tỉnh queo. Narducci chẳng hề khách khí để nói ngay cả một tiếng cám ơn chàng mà lại quay sang xỏ ngọt Falcone: “Ồ, xin lỗi, chú mày không sao chứ?”
Falcone nhún vai. “Quên chuyện đó đi”
“Anh bạn định làm gì đây,” Molinari nói, “nện cho lão già một trận te tua?”
“Chắc không phải là lần đầu,” Falcone nói, và bấy giờ mọi người đều cười. Geraci ngồi xuống và đám vệ sĩ cũng ngồi theo. “Tớ đéo quan tâm chuyện đó nữa đâu,” Falcone nói. “Mang cái thứ đó đi”.
Hai người phục vụ lộ rõ vẻ biết ơn và nhanh nhẩu vâng lời ông kẹ. Anh chàng có bộ râu nhuộm còn đủ tự tin và điềm đạm để trở lại một lát sau đó và rót đầy mỗi người một ly nước.
“Cậu định làm vỡ sọ bọn chúng với cái gì thế, hở Frank?” Forlenza hỏi móc.
“Chỉ là một cách “diễn tỏa” theo mỹ từ pháp ấy mà!” Falcone xuề xòa đánh trống lãng, làm mọi người cười ồ!
Geraci đã tìm kiếm cách để mở lời, một cơ hội để nói lên điều mà chàng ta được đặc phái đến đây để nói và đây dường như chính là thời điểm thuận lợi. Anh trao đổi bằng mắt với nghĩa phụ mình.
Forlenza gật đầu.
Ông lại đằng hắng lấy giọng như một lời kêu gọi trật tự, và trong khoảng lặng mà điều này tạo ra, đã thong thả tợp một ngụm nước với vẻ đường bệ.
“Thưa quí vị,” Forlenza trịnh trọng mở lời. “Rất tiếc là người khách của chúng ta cần phải đi” Qua câu này, mọi người đều hiểu ý ông muốn nói là, vị ấy nên rời đi trước khi một số công việc được đem ra bàn cãi, chứ không phải là vị ấy có nơi nào khác phải đến. “Nhưng anh ấy từ xa xôi lặn lôi đến đậy, và trước khi rời đi, anh muốn có đôi lời thưa cùng quí vị.”
Geraci, làm ra vẻ là đang thưa chuyện với các bậc trưởng thượng, đứng nghiêm trang, gật đầu chào lễ phép trước khi thưa trình. Trước tiên, chàng ta cám ơn Nghĩa phụ Forlenza và hứa rằng chàng sẽ nói ngắn gọn thôi, không dám lạm dụng thời giờ vàng ngọc của quí vị. “Thưa quí vị, mặc dầu tôi rất tự hào khi được cho phép cùng ngồi vào nơi chiếc bàn này với các bậc bề trên, song Ngài Falcone đã nói đúng: Đây không phải là chỗ của tôi. Như ngài đã chỉ ra - chàng ta vừa nói với Falcone lại vừa nghĩ đến Tessio, người vẫn luôn nhấn mạnh những lợi thế tự nhiên của việc bị đánh giá thấp - “Tôi đúng chỉ là một lính mới tò te thôi, đâu đã đáng được ngồi vào chiếu nhất cùng các bậc trưởng thượng như thế này, nếu không nhờ ân huệ đặc cách của nghĩa phụ tôi.” Một thứ khiêm tốn tự hạ hoàn toàn vờ vịt do Falcone “mớm cung” nhưng giờ đây lại nghe chính miệng Geraci “thành khẩn thú nhận” như thế càng khiến cho cái lão lớn xác nhưng bé đầu kia tin vào con mắt tinh đời biết phân biệt vàng thau của mình! Geraci nghĩ thầm: “Hẵng đợi đấy! Sau này rồi biết tay nhau!”
Chàng tiếp lời: “Tổ chức Corleone, tôi xin bảo đảm với quí vị, không phải là một đe dọa cho bất kỳ người nào trong quí vị. Michael Corleone mong muốn hòa bình. Ông đã quyết định rằng cuộc đình chiến này trở thành thường trực và đã thực thi những biện pháp để hoàn tất điều đó. Ông chưa bao giờ có ý định điều hành Las Vegas. Sau khoảng ba hoặc bốn năm ở trú sở tạm thời này, gia đình Corleone sẽ tái định cư ở Hồ Tahoe.
Trên thực tế, tổ chức Corleone sẽ không còn hiện hữu như trước đây. Hoạt động của chúng tôi ở New York sẽ tiếp tục trong hình thức nào đó, nhưng mọi việc ở Hồ Tahoe sẽ được điều hành bởi Michael Corleone giống như công việc của bất kỳ một ông chủ doanh nghiệp lớn nào ở Mỹ - Carnegie, Ford, Hughes, cho bất kỳ ai (whomever).”
“Mùi trường Luật”, Narducci thốt lên, có lẽ do bị khích động bởi từwhomever.
“Gia đình Corleone,” Geraci tiếp tục, “trong tương lai sẽ không kết nạp thêm bất kỳ thành viên nào. Nói rõ hơn, kể từ hôm nay. Michael Corleone sẽ rửa tay gác kiếm để đi vào con đường kinh doanh hợp pháp và ông muốn làm điều đó một cách có sự thể để vừa được các tổ chúc khác kinh nể, vừa cung cấp một mô hình cho bất kỳ người nào trong chúng ta mong muốn đi theo con đường tương tự”. Anh đẩy ghế của mình vào sát bàn. “Thưa quí vị, trừ phi quí vị có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào...
?”
Anh chờ một lát. Falcone và Forlenza, cả hai đều nhìn vào Molinari vốn đang chậm rãi chớp mắt. Là một người bạn tiếng tăm của gia đình Corleones ông ta đã chuẩn bị để thảo luận chi tiết và cũng được coi là người thích hợp hơn cả để làm điều đó.
“Trong trường hợp đó,” Geraci nói, “Tôi sẽ thăm dò thời tiết, trường hợp mà chúng ta...”
“Kệ mẹ thời tiết,” Falcone nói. Hắn ta có một trăm ngàn đô phải tranh giành. “Đến lúc phải đi thì chúng ta đi thôi”.
Narducci lầu bầu điều gì đó nghe như là” hành động của Chúa”.
“Kệ mẹ Chúa!” Falcone phang bừa một cách rất vô pháp vô thiên. “Xin đừng chấp, Vincent, nhưng tôi không muốn vướng...”
“Tôi chắc là mọi chuyện sẽ ổn thôi,” Geraci nói, và rời đi.
Tom Hagen trở về phòng mình chờ đợi. Anh ném chiếc vợt tennis mà anh đã tốn cả ba trăm đô-la để mua và rồi chẳng dùng vào việc gì lên giường. Anh vẫn mặc chiếc sơ -mi đánh tennis nhưng thay từ quần soóc sang quần chinos, từ giày vải sang giày đế phẳng. Trên hai sân golf khác nhau anh có thể thấy từ vẻ huy hoàng được điều hòa nhiệt độ của phòng mình, bộ tứ bốn người mặc đồ sáng đang cười nói và uống cocktail trên khoảng không gian rộng xanh tươi nơi mà chỉ vài thập niên trước đây thôi vẫn chỉ có xương rồng và cát, nơi bất kỳ ai ra ngoài trời giữa trưa sẽ bị quay chín như bê thui, sẽ chết vì khát và kiệt lực với lũ chim ó, diều hâu hân hoan vui sướng lượn trên đầu. Giờ đây, thay cho cảnh
tượng hãi hùng đó, là những người phục vụ trên những chiếc xe chuyên dụng ở sân golf mang bia tươi và khăn lạnh đến cho bạn. Điều này khiến Hagen nhớ đến những câu chuyện mà anh đã đọc về đế chế La mã thời xưa nơi các vị hoàng đế làm mát lạnh cung điện của mình vào mùa hè bằng cách ra lệnh cho đám nô lệ kéo hàng ngàn khối băng từ trên các đỉnh núi về. Rồi những đám nô lệ khác ngày đêm túc trực bên cạnh các khối băng kia, mình ướt đẫm mồ hôi, dùng hết sức để quạt nhưng chiếc quạt thật lớn bằng sậy papyrus cho hơi lạnh tỏa đi khắp cung điện. Đối với một hoàng đế thì không một góc nào trên quả đất là không hiếu khách.
Hagen bảo phòng tiếp tân gọi cho anh bất kỳ khi nào có chiếc xe đến đón anh. Anh để cuộc gọi báo thức lúc 1:45.
Cuộc gọi báo thức vang lên. Anh thức dậy, bụng đói cồn cào. Hagen ghét những buổi ăn trưa muộn. Hai giờ đến rồi đi. Hagen gọi xuống phòng tiếp tân và được báo,” Thưa ông, không, vẫn chưa có ai đến hỏi ông”.
Anh gác máy điện thoại và nhìn trừng trừng vào nó, mong sao nó reo lên. Giống một cậu bé ngây ngô chờ cô bồ tuổi teen gọi mình, đâu biết rằng nàng đang vi vu với một... lão già hảo ngọt! Anh lại cầm điện thoại lên và yêu cầu tổng đài nối kết anh với văn phòng của Mike. Không có tiếng trả lời. Anh thử gọi số điện thoại nhà của Mike. Nếu như cuộc hẹn với Ngài Đại sứ liên quan đến một chuyện kém quan trọng hơn có lẽ Hagen đã sẵn sàng lên máy bay về nhà. Bố của Kay trả lời. Michael và Kay đã ra ngoài cho bữa ăn kỉ niệm ngày cưới. Hagen đã quên bén chuyện này. Anh sẽ trao đổi với Mike sau. Rồi anh gọi về nhà để nói anh vẫn bình thường và mọi chuyện vẫn ổn. Anh nghe Theresa, vợ anh, đang khóc lóc bởi vì Garbanzo -con chó chồn bị bệnh viêm khớp của họ - đã chạy đi đâu mất. Bọn trẻ đã làm những tờ bướm và dán ở những nhà chung quanh và bây giờ bọn chúng đang chạy ra ngoài đi tìm con thú cưng. Điều gì xảy ra nếu con chó lang thang vào sa mạc? Hãy nghĩ đến mọi cách mà nó có thể chết trong tình huống đó: những con sói đồng cỏ, những con báo sư tử, rắn rết, đói khát. Rồi ngày mai lại có một cuộc thí nghiệm bom nguyên tử; hãy thử nghĩ đến chuyện đó. Hagen cố gắng trấn an nàng. Anh bảo nàng yên tâm đi vì một con chó nhỏ bị bệnh viêm khớp có lẽ không thể đi đâu xa được đâu, huống nữa là làm cuộc hành trình vượt sáu mươi dặm trường đến địa điểm thử bom nguyên tử để thách thức xem bom nguyên tử thì làm gì được tớ nào! Gâu gâu! Thách đấy! Chàng diễu nhại cho bà xã vui mà bớt lo.
Hagen nhìn vào chiếc vợt mà chỉ cần hai mươi đô là có thể mua ở bất kỳ cửa hàng bán đồ thể thao nào và kém xa chiếc vợt chàng có sẵn ở nhà. Vậy mà chàng đã phải bỏ ra ba trăm đô mà còn bị làm khó - chúng tôi không lấy tiền mặt, ông phải kí vào đây - và chàng phải quýnh quáng năn nỉ mới có được. Nghĩ cũng ngộ thiệt! Chàng là một luật sư đa mưu túc trí, khôn ăn người, thế mà cũng có lúc bị người ăn mà còn phải hạ mình năn nỉ cho người ta ăn nữa chứ! Đời mà! Cá ăn kiến thì cũng có lúc kiến ăn cá chứ! Chàng phì cười. Trong con mắt tâm linh của mình, chàng thấy lại người anh em Sonny quá cố, khi chàng ta được mời vào một nhà hàng sang trọng và cảm thấy bị xúc phạm vì không được đối xử với sự trọng thị đúng mức, đã gọi mọi thứ trên menu của nhà hàng, ăn một chút những gì chàng ta thích, độ bốn năm món, mỗi món chỉ một miếng nhỏ thôi, rồi thì tụt quần ra tè lên tất cả những gì còn lại, gạt đổ, đập phá lung tung. Xong, kêu phục vụ đến tính tiền cho Ngài Đại sứ, người mời chàng nhưng vào giờ chót lại vướng chuyện rắc rối bất ngờ nên đến trễ. Ngang ngược là thế song từ chủ nhà hàng đến nhân
viên phục vụ anh nào cũng sợ xanh mặt, đâu ai dám hó hé một lời phiền trách cậu Cả nhà Corleones. Xong, chàng ta bước ra nghênh ngang về nhà. Oai phuông, lẫm liệt hết biết! Cũng vì cái thói ngang tàng vung vít đó mà về sau chàng ta đã bị phe khác xử thê thảm. Bụng Hagen cồn cào. Anh mỉm cười. Anh nhớ Sonny, người anh em thân thiết nhất trong nhà, dầu hai người tính tình có quá nhiều khác biệt.
Điện thoại reo. Tài xế của chàng đến.
Hagen đi xuống, nhưng không có xe nào ở đó. Chàng hỏi người phụ trách bãi đậu xe. Không có xe nào từ nãy giờ, anh ta nói. Đầu óc Hagen quay cuồng. Anh quên mang theo kính râm. Nheo mắt nhìn một hồi thì bị nhức mắt. Quay trở lại phòng khách anh thấy một người Da đen mặc áo tuxedo. Anh ta đã kéo đến phía bên kia của tòa nhà, một chiếc xe golf sáu chỗ màu trắng tinh. Lúc đó là sau hai giờ rưỡi.
“Đây có lẽ là chiếc xe golf lớn nhất mà tôi từng thấy.” Hagen lấy tay che mắt khỏi ánh sáng gắt hắt ra từ màu trắng toát của chiếc xe.
“Cám ơn ông,” người tài xế nói, rõ ràng là một người đã được huấn luyện là không được chạm vào mắt các ông chủ mình hay cả của những người khách trừ khi người ta nói với mình.
Cuộc đi qua sân golf, xuyên qua cả một mê cung những sân tennis rồi lại qua một sân golf khác nữa, mất khoảng mười lăm phút, trong thời gian đó mỗi người đều quay đi, tránh mắt của người kia.
Khi Ngài Đại sứ lần đầu giao dịch làm ăn với Vito Corleone, tên ông lúc đó là Mickey Shea. Giờ đây ông được biết đến trong báo chí như là Ngài Corbett Shea. Không còn ai gọi ông là Mickey nữa. Bạn bè thân và gia đình, ngay cả vợ ông, cũng gọi ông là Corbett. Còn đối với mọi người khác, ông là Ngài Đại sứ. Bố ông đã rời Quận Cork đến định cư ở Baltimore, và mở một quán rượu ngang phố đối diện với quán của bố Babe Ruth. Là con cả trong một gia đình có sáu đứa con, Mickey Shea lớn lên phải làm việc vất vả -lau sàn nhà, khuân vác đồ đạc, xúc dọn phân chó phân mèo trên đường phố và tuyết trên lối đi. Nhưng cuộc sống của cậu bé, đặc biệt là nếu so sánh với những đứa trẻ Ái nhĩ Lan khác ở khu láng giềng, thì vẫn là một cuộc sống khá tiện nghi. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc ba má cậu buôn bán bị lỗ lã nặng. Họ mất tất cả. Mẹ cậu trở thành người đàn bà hiếm hoi đã chọn một khẩu súng để tự sát bằng cách há to miệng ra ngoạm vào đầu khẩu súng shotgun cưa ngắn nòng và bấm cò. Mickey, với cái xẻng xúc tuyết còn cầm tay, là người khám phá ra cái tử thi gần như đã bay mất hết đầu trong lối đi nhỏ đàng sau quán. Bố cậu vẫn tiếp tục uống đến say mèm.
Mickey vào quân đội ở tuổi mười bảy và chẳng bao lâu sau trở thành một trung sĩ tiếp liệu. Chính ở đó, chứ không phải (như truyền thuyêt được đồn đại) trên những đường phố của Baltimore, mà anh học được rằng ở đâu cũng có qui tắc luật lệ, nước có quốc pháp, nhà có gia qui, và rồi cũng lại có mọi thứ cho người ta đem tất cả sở tồn làm sở dụng. Chợ đen, trong thời bình cũng đã là món béo bở, lại càng tỏ ra là thứ môn bài để in tiền một khi Hoa kỳ chính thức tham chiến. Tuần lễ sau đình chiến, Trung sĩ Shea đã được giải ngũ trong vinh dự với huân chương chiến công cao quí. Anh trở thành tay triệu phú (đô-la), phần lớn là tiền mặt. Chàng ta đến New York và mở một quán rượu ở quận Tenderloin. Vừa là dân Ái nhĩ Lan lại vừa là một thuyết khách dẽo mồm mép anh ta nhanh chóng tạo ra những mối quan hệ hữu ích với đám cảnh sát và, quan trọng hơn, với các băng đảng đường phố Ái nhĩ Lan như băng The
Marginals (Những kẻ đứng bên lề) và băng Gophers (Chuột chù). Anh mua một số nhà kho gần các cầu tàu, một đầu tư vững chắc giúp cho anh duy trì những kỹ năng bén nhạy trong xuất nhập khẩu. Anh đã chọn được vị trí vô cùng đắc địa lại kết hợp với những kỹ năng cực kỳ hữu dụng trong Thời kỳ Cấm Rượu. Shea đúng là tay buôn rượu lậu hoàn hảo của... Chúa Trời! (God’s perfect bootlegger). Anh sở hữu những nhà kho. Anh sử dụng những công nhân bến cảng. Anh biết cách “lách luật” để chuyển hàng. Anh có bạn bè tại hai thành phố lớn Miền Đông nước Mỹ và huynh đệ ở Canada, những cựu chiến hữu vốn trước đây cũng là những trung sĩ tiếp liệu trong Không lực Hoàng gia (RAF: Royal Air Force) của Canada, đã từng làm ăn với nhau nhiều phi vụ, và anh vẫn giữ quan hệ hữu hảo. Và không chỉ điều hành một quán rượu mà còn điều hành một quán khác được gọi là quán bar của cớm. Hầu như mở cửa suốt đêm, đó là một quán kem -cà-phê ở bên trên còn tầng hầm được mở rộng, đào sâu, thiết kế lại để trở thành một speakeasy (quán cuốc lủi). Đám cớm, cũng chỗ cánh hẩu cả, được trả lương để uống rượu miễn phí ở đó. Đúng là đồng tiền tiêu đúng chỗ là đồng tiền khôn bởi vì địa điểm đó tạo được danh tiếng qua tuyên truyền rỉ tai là nơi tha hồ say xỉn mà không sợ bị chộp. Trước khi Shea biết được chỗ này nơi đây từng là một thứ “Chiêu Anh Các” của những con người sang trọng lịch lãm khu Manhattan, những divas ô -pê -ra và những ngôi sao kịch nghệ Broadway, những ông chủ báo và các cây viết đinh của họ, những luật sư ưa khoe mẽ và những vị ủy viên thành phố hào nhoáng sặc sỡ, ngay cả các vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị các ngân hàng và các ông khổng lồ của Phố Wall. Shea mua cái building kế bên và đào đường hầm xuyên qua đến tầng hầm bên kia, mở rộng gần gấp ba tầng hầm cũ. Một giàn nhạc giao hưởng đầy đủ chơi ở đó mỗi đêm. Một hoạt động rất bố láo một cách công khai như chưa từng hiện diện ở đâu khác trên khắp nước Mỹ.!
Nhưng Mickey Shea là người kinh lịch đã nhiều và cũng đã tai nghe mắt thấy lắm điều hay. Trong chiến tranh, những người như anh có thể làm giàu nhưng có một lớp những người giàu và quyền thế ở bên trên, những người không cần phải làm bẩn tay mình bằng những cuộc đổi chác ma túy và ảnh khiêu dâm để lấy hàng quân tiếp vụ, những người không bao giờ phải đấm lưng xoa bóp những kẻ mà họ hối lộ. Anh ta biết vận dụng những đường dây liên kết với đám cớm, đám viện kiểm sát, đám quan tòa để làm rào dậu, thành lũy che chắn cho mình.
Một ngày nọ, Genco Abbandando -người tiền nhiệm của Hagen trong tư cách consigliere và là người mà Shea nghĩ rằng sở hữu Công ty Dầu Ô liu Nguyên chất Genco -tiếp xúc một đại úy cảnh sát có nằm trong bảng lương của Shea và dàn dựng cuộc gặp gỡ giữa Mickey Shea và Vito Corleone. Họ gặp nhau ở quầy ăn trưa của một cửa hàng thực phẩm Ý khu Nhà bếp Địa ngục (Hell’s Kitchen), chỉ cách mấy nhà kho của Shea sáu dãy phố nhưng là nơi anh chưa từng đặt chân tới. Anh ghét thực phẩm có gia vị và không chịu ăn bất kỳ thứ gì ngoài bánh mì và mì sợi không nước xốt. Khi bữa ăn kết thúc, Don Corleone giải thích rằng những người điều hành các xe tải đổi hàng kia (lấy rượu từ Canada về Mỹ và lấy dầu ô liu hay xi -rô từ Mỹ qua Canada) chỉ là thuê chúng từ Genco Pura, sau đó để cho hàm ý của câu nói này chìm xuống. Ông nói đến sự phung phí vô ích của việc cạnh tranh trên thị trường tự do và ở đây, cũng vậy, Mickey Shea là một học trò nhanh trí, sáng dạ. Don Corleone bảo Mickey Shea là ông tin rằng một người nhiều hảo bằng hữu như thế (ông chưa cần nói đến bằng hữu ở City Hall và ở Phố Wall và đặc biệt là trong số hàng ngũ thi hành pháp luật với người Ái nhĩ Lan chiếm đa số) hẳn là một con người có tầm cỡ đáng nể, một người mà nếu ta quen biết được hẳn là có lợi đấy. Những người bạn của Mickey Shea trở thành bạn của Gia đình Corleone. Shea đắc dụng trong việc xây dựng những quan hệ chính trị và pháp lí cho Don Corleone, cuối cùng là nguồn quyền lực lớn nhất của ông. Don
Corleone đắc dụng trong việc thu gom cho Shea rất nhiều của cải - và dự phòng bất kỳ cuộc đổ máu nào và sự phô bày công khai cơ bắp cần thiết để ngăn ngừa chuyện đó-đến nỗi cả trước khi Luật Cấm Rượu, con bò vắt ra tiền, hết hiệu lực, Shea đã có thể cắt đứt mọi đường dây có thề lần dấu về cội nguồn của cải của ông và phát minh lại chính mình trong con mắt công chúng như một quí ông “máu xanh”(dòng dõi quí tộc): Quí ông Corbett Shea, Tổng giám đốc Công ty Môi giới Chứng khoán Địa ốc, đồng sở hữu chủ một đội bóng chày và là một con người nhân ái ai ai cũng biết tiếng tăm vì đã xây bao nhiêu nhà tình thương Corbett, bao nhiêu thính phòng Corbett, bao nhiêu thư viện công cộng Corbett, tất cả đều từ tiền của Quỹ Corbett Phục vụ Cộng đồng. Con cái ông học trung học ở Lawrenceville rồi đại học ở Princeton. Sự phục vụ của họ trong chiến tranh được báo chí cả nước xưng tụng là anh hùng. Ông đảm nhiệm chức đại sứ ở Canada trong sáu tuần cuối của nhiệm kỳ tổng thống sắp mãn nhiệm - chưa đủ lâu để chuyển gia đình theo nhưng đủ lâu để mang được tước vị Ngài Đại sứ. Con gái lớn nhất của ông lấy chồng từ nhà Rockefeller. Con trai lớn nhất của ông hiện nay là Thống đốc bang New Jersey.
Ngài Đại sứ có lẽ không có cách nào để biết được rằng chính Tom Hagen, trong khi Genco vẫn còn là
consigliere, đã lưu tâm đến phần “tin tức thời chiến” đó của ông.
Và mặc dầu Ngài Đại sứ nghĩ rằng chính mình đã mua chức đại sứ - điều này trên đại thể là đúng - song chính Hagen, người đứng sau cánh gà, đã dàn cảnh và biên đạo cho tấn tuồng diễn ra suông sẻ.
Và cũng chính Bố Già Vito Corleone đã dạy cho Hagen quyền lực của việc biết giữ im lặng về những chuyện như thế.
Những cánh cửa thép có động cơ trượt mở ra. Tài xế dừng chiếc xe golf trước một căn nhà làm bằng những khối đá, được thiết kế giống một bản sao theo tỉ lệ năm mươi phần trăm của một lâu đài Anh quốc. Một đám nhân công Mễ đang lắp ráp những mảng cỏ và trồng cây xương rồng. Không mặc sơ - mi, da nâu đồng như da thuộc, những anh chàng tóc vàng đứng trên giàn giáo đang dùng những chiếc bàn chải hẹp để tô điểm cho các phiến đá trông có vẻ rêu phong cổ lỗ. Hagen nghĩ đầu óc mình có lẽ sẽ nổ tung mất.
“Lối này, thưa ngài”. Tay tài xế vẫn giữ không tiếp xúc ánh mắt.
Hagen nheo mắt, tự hỏi không biết thêm ba trăm đô la nữa có đem lại cho chàng bốn viên aspirin và một cặp kính râm không, trong lúc hướng đầu về lối đi phía trước.
“Không phải, thưa ngài. Lối này này.”
Hagen nhìn lên. Người kia đang đứng phía đầu kia sân. Tay tài xế dẫn anh vòng quanh hông nhà để đến bể bơi, như thể Hagen không thể được tin cậy để đi ngang qua nhà. Hagen nhìn đồng hồ. Gần ba giờ. Chắc anh sẽ phải bắt chuyến máy bay trễ hơn để trở về nhà.
Trong vườn sau, hồ bơi được xây theo hình chữ P, một vòng tròn được nối ghép vào làn đơn để bơi vỗ. Rải quanh chu vi của phần hình tròn là bảy tượng thiên thần giống hệt nhau, bằng đá hoa cương
trắng. Ngài Đại sứ ngồi ở một cái bàn đá, đang la to vào một điện thoại màu trắng. Một đĩa to, bẹt đựng thịt và phô -mai được dọn ra. Trước mặt ngài Đại sứ là một đĩa lầy nhầy mù tạt và vương vãi những mẩu vụn bánh mì. Cái lão ngạo mạn này đã ăn xong rồi. Lại nữa, lão ta còn hoàn toàn trần văn truồng (điều này có thể làm bối rối Hagen ngoại trừ trong lần gặp vừa rồi giữa anh với ngài Đại sứ lại diễn ra trong phòng tắm hơi của Câu lạc bộ Princeton. Da ông ta có màu sườn hạng nhất nướng tái. Ngực và lưng ông ta nhẵn nhụi như con lợn còn trong bào thai. Ông ta cũng không mang kính râm.
“Hi ho!” ông reo lớn chào Hagen, mặc dầu vẫn còn cầm điện thoại. Hagen gật đầu chào. “Chào ngài Đại sứ.”
Ngài Đại sứ ra hiệu cho Hagen ngồi xuống, chàng làm theo, và mời chàng ăn, nhưng chàng từ chối dầu bụng vẫn đói cồn cào, bởi chàng tự ái khi thấy ngài đại sứ đã ăn xong rồi không thèm đợi khách mời. “Tôi dùng bữa rồi”, Hagen nói, và anh làm một cử chỉ nhăn nhó để chỉ ra rằng anh ngại ngùng vì sự hiểu lầm..
Ngài Đại sứ hạ thấp giọng nhưng vẫn tiếp tục nói chuyện, có vẻ bí mật, song cuộc đối thoại dường như là chuyện riêng tư, không phải chuyện làm ăn. Đến một lúc, ông đặt tay lên ống nghe và hỏi Hagen rằng anh có mang theo quần bơi không. Hagen lắc đầu. “Tiếc quá”, ngài Đại sứ nói.
Tất nhiên. Chỉ một pezzonovante mới có thể ngồi đó trong ánh đèn huỳnh quang với nhau. Không phải chuyện Hagen có thể đã tuốt tuồn tuột để tắm ào một phát. Điểm chính yếu, hẳn nhiên rồi, là sự khẳng định nửa vời nhưng có phần thô bạo của Shea là anh không thể.
Cuối cùng, ngài Đại sứ rời khỏi điện thoại.
“Nào, nào! Đó là chàng consigliere dân Ái nhĩ Lan. “Đức -Ái” Hagen chỉnh sửa.
“Nhân vô thập toàn mà! “ngài Đại sứ phát ngôn kiểu lửng lơ. “Và tôi là luật sư hơn là cái gì khác” Hagen hơi gằn giọng.
“Thế thì còn tệ hơn!” ngài Đại sứ phán. Một câu nói lạ lùng, Hagen nghĩ, đối với một người từng gửi cả bốn đứa con vào trường luật. “Uống gì chứ?”
“Nước đá thôi”, Hagen nói. Nói, không yêu cầu. Trước công chúng, ngài Đại sứ là một người nổi tiếng duyên dáng. Việc ông ta ăn nói lừng khừng hẳn là có chủ ý.
“Không dùng thứ gì mạnh hơn sao?”
“Nước đá là tốt rồi” Uống một ngụm lớn sau khi nốc một nắm aspirin. Cho dỡ nhức đầu.
“Tôi cũng đã bỏ rượu rồi,” ngài Đại sứ nói, “ngoài việc thỉnh thoảng làm một cốc Pernod cho vui.” Ông nâng lên một ly đá cạn một nửa. “Nước mận ép. Uống không?” Khi Hagen lắc đầu, ngài Đại sứ kêu lớn gọi nước. “Bố tôi cũng đã đi cùng con đường, anh biết không? Lời nguyền của dân ta.”
Một phụ nữ Da đen trẻ ăn mặc theo kiểu người hầu Pháp mang ra một chiếc cốc bạc đựng nước đá và một bình pha lê nhỏ. Hagen uống cạn cốc nước rồi tự rót đầy lại. “Xin lỗi đã trễ hẹn với ngài trên sân bóng”, anh nói, vừa làm bộ như đánh một đường banh nỉ lả lướt. “Tôi từng được nghe từ nhiều năm rồi rằng ngài là một cao thủ đáng nể”.
Ngài Đại sứ nhìn Hagen như thể không biết anh chàng này đang nói chuyện gì. “Từ những người khác”, Hagen nói tiếp.
Hơi ngơ ngác nhưng rồi ngài Đại sứ cũng gật đầu, vừa kẹp một miếng sandwich khác, đứng lên, vẫy tay ra hiệu cho Hagen theo mình, đi đến bên mép hồ bơi, và ngồi xuống trên bậc thềm đầu tiên nơi đầu nước nông của phần hồ tròn. Khẩu súng của ông ta uể oải ngoẹo đầu trong nước, nửa chìm nửa nổi trước mặt ông. Ông vỗ nhẹ đầu nó, một cách lơ đãng.
“Tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi ở đây, thưa ngài,” Hagen nói. “Trong bóng mát. Nếu ngài không phiền”.
“Anh đang bỏ lỡ một dịp thoải mái đấy.” Ông dùng hàm răng giữ ổ bánh sandwich và dùng cả hai tay té nước lên mình, ra vẻ thích thú dễ chịu, rồi cắn một khúc bánh, nhai nuốt một cách ngon lành. Dạ dày của Hagen, làm như thể nó thấy được cảnh tượng này, cồn lên, rung giật mấy cái. “Thật mát mẻ, phẻ phắn!” ngài Đại sứ reo lên.
Ngài Đại sứ xơi hết ổ bánh mì. Hagen hỏi thăm gia đình ông. Ngài Đại sứ thích thú khoe các con mình, đặc biệt là Danny (Daniel Brendan Shea, cựu lục sự tại một Tối cao Pháp đình Liên bang và hiện nay là Phó Tổng Chưởng lí bang New York) và anh lớn của Danny là Jimmy(James Kavanaugh Shea, Thống đốc bang New Jersey). Danny mà đám cưới của anh năm rồi với một hậu duệ trực hệ của Paul Revere, đã là một điểm sáng trong xã hội Newport, đang cặp kè với một ngôi sao truyền hình, người biên đạo sô diễn rối mà các cô con gái của Hagen rất mê. Rồi còn Jimmy. Ngài Thống đốc. Mặc dầu mới ở nhiệm kỳ đầu tiên song ông ấy đã gợi cảm hứng cho những lời bàn tán về một cuộc chạy đua vào chức vụ Tổng thống. Ngài Đại sứ không hạ cố hỏi lại Hagen về gia quyến của anh.
Ngài Đại sứ tiếp tục hỏi về một số những người cộng sự và quen biết chung của hai người. Lởn vởn giữa và trong từng lời phiếm đàm của họ là những biến cố mới đây ở New York. Nhưng không người nào nhắc đến những cái tên của bất kỳ những người vừa mới chết nào - Tessio, Tattaglia, Barzini, không một ai. Cả Hagen lẫn ngài Đại sứ đều làm như chẳng ai buồn lưu ý đến những biến cố đó, hay thấy phải nhắc đến.
Ngài Đại sứ đứng lên, đầu gối còn ngập sâu trong nước và giang thẳng người. Ông là một người cao to, một ông khổng lồ xét theo tiêu chuẩn của những người thế hệ ông. Ông thường rêu rao là đã từng
đánh bại Babe Ruth trong một cuộc đánh lộn khi cả hai còn là nhóc tì; chuyện này là một lời nói dối... hào nhoáng, nhưng với sự kiện Babe đã mất bao nhiêu năm rồi còn ngài Đại sứ, đã quá lục tuần, vẫn còn sừng sững đứng đây, hưởng đủ vinh quang, thì câu chuyện kia cũng chứa đựng sự thật theo loại của riêng nó. Ngài Đại sứ phóng tới trước xuống nước và bắt đầu những vòng bơi. Sau mười vòng, ông ngưng lại.
“Suối nguồn tươi trẻ, anh bạn ạ,” ông nói, không hề hụt hơi thở như Hagen có thể đã nghĩ. “Thề với bạn. Và xin thề cả với Chúa Trời đang... đ... ó”(Swear to fucking God!).
Nếu không vì cái nóng rát da, vì cơn nhức đầu, vì sự cáu kỉnh bởi kiểu bông đùa của ngài Đại sứ, và vì nhu cầu cần về nhà tối nay, có lẽ Hagen đã phó mặc cho... thế sự tự bềnh bồng. Nhưng trong tình huống này chàng phải quyết.
“Này, ngài Đại sứ. Chúng ta bàn vào việc chứ?”
“Ho ho! Bạn nhắm đúng điểm rồi đấy, bạn thân mến.”
Hagen liếc nhìn đồng hồ. Nó đang tiến sát đến bốn giờ. “Mình cũng giống thế đấy.”
Ngài Đại sứ bước ra khỏi hồ. Làm thế nào mà người phụ nữ trong bộ đồ cô hầu lại biết xuất hiện đúng lúc, không biết từ nơi nào với một khăn choàng lớn và một áo khoác, thì Hagen không thể tưởng tượng. Hagen đi theo vị Đại sứ vào một cổng vòm có kính, tối mờ, và, tạ ơn Chúa, có máy lạnh.
“Các bạn tâng bốc tôi quá đấy. Bạn và cả Mike. Hay đúng hơn các bạn quá tâng bốc Danny.” Ông để một khoảng lặng cho Hagen kịp nắm bắt hàm ý. “Thực sự tôi không thể đình hoãn cuộc điều tra. Các bạn hẳn biết điều đó. Và Danny chắc chắn cũng không thể. Ngay cả nếu anh ấy có thể, thì đó lại là một vấn đề địa phương. Thuộc thành phố New York, không phải của bang New York.”
Tất cả những lời đó Hagen đã hiểu một cách chính xác là theo nghĩa ngược lại! Cái cú pháp vòng vo uốn lượn để nói về Danny chỉ có nghĩa là lão cáo già này muốn thiện dụng những kỹ xảo phương tiện sao cho không có gì đến trực tiếp từ văn phòng của ngài Phó Tổng Chưởng lí, không có gì có thể lần dấu ngược về ông.
“Chúng tôi cũng đâu muốn bất kỳ chuyện gì bị đình hoãn lại,” Hagen nói. Điều quan trọng là công lí phải được thực thi. Tiến lên phía trước hay quay về với công việc mà không có sự phá vỡ do những lời buộc tội gian dối này gây nên, điều đó nằm trong quyền lợi chính đáng của mọi bên liên quan.”
“Thật khó mà phản biện điều đó,” ngài Đại sứ nói, gật đầu. Họ có một cuộc thương lượng, giả định rằng Hagen đã thông qua.
“Và ngài đã làm cho tôi hãnh diện đấy,” Hagen nói. “Hay đúng hơn những liên kết công việc giữa chúng ta. Như tôi chắc rằng ngài đã biết, nhiều người có tiếng nói trong việc chọn một nhân vật để đọc diễn từ đề cử ở đại hội đảng toàn quốc năm tới. Chúng tôi đã nói chuyện với dân chúng, đúng thế. Đại
hội sẽ diễn ra ở Atlantic City. Giờ đây, điều đó đã xác định.” “Đã xác định?”
Hagen gật đầu.
Lão già phóng một nắm đấm vào khoảng không, một cử chỉ trẻ con một cách hơi lố lăng. Đây là một tin tức quá tuyệt cho lão ta, hẳn nhiên rồi. Bây giờ cho dầu những khía cạnh tế nhị hơn của cuộc thương lượng này có hỏng đi nữa, Thống đốc Shea vẫn, ít ra là, có thể nhận được lời khen ngợi là đã mang đại hội đảng - và những người tham dự đại hội và tiền bạc của họ - đến bang của mình.
“Địa điểm được chọn là một dấu hiệu hữu ích,” Hagen đồng ý. Có được ngài Thống đốc của bang chủ nhà đọc diễn văn đề cử sẽ tác động đến nhiều người như một ý tưởng hay. Sau đó sẽ là gì, ai biết được?”
Sau đó, Hagen nói, cứ như là bài diễn văn chắc chắn sẽ xảy ra, điều mà giờ đây ngài Đại sứ hiểu là tất nhiên là thế rồi.
“Về phương diện lí thuyết mà nói,” ngài Đại sứ tiếp lời, “một khi Jimmy đọc bài diễn văn -”
Hagen gật đầu. Danh sách những chữ nếu khá là dài. “Tôi là người cẩn trọng nhưng cũng lạc quan, thưa ngài. Hãy gọi đó là một quãng đường dài cho tới 1960.”
Nếu những cái nếu quan trọng vận hành suông sẻ, các công đoàn do Gia đình Corleones kiểm soát sẽ hậu thuẫn cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của James Kavanaugh Shea.
“Người ta đồn rằng,” ngài Đại sứ nói, trong lúc hộ tống Hagen đi qua căn nhà và đến chiếc xe golf đang đợi, “anh cũng có những tham vọng chính trị của riêng mình.”
“Ngài cũng biết sự thể như thế nào rồi,” Hagen nói. “Đây là nước Mỹ. Miền đất của những cơ hội vô tận, những khả tính phi thường. Bất kỳ đứa trẻ nào lớn lên cũng có quyền mơ làm tổng thống.”
Ngài Đại sứ khoái chí cười ngất, ân cần mời anh điếu xì -gà thượng hảo hạng Bá tước Monte Christo
- 50 đô-la/ điếu - để tỏ lòng trọng thị đúng mức của kẻ có mắt xanh tinh đời “anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Tiễn anh lên đường, ông còn la lớn sau lưng anh,” cậu sẽ còn tiến xa trên tiền trình vô hạn!”Một lời khen nồng nhiệt song không thiếu hàm ý: cuộc đời của cậu, Tom Hagen thân mến ạ, cho đến nay vẫn chưa là gì cả, chưa đến đâu cả mà chỉ đáng kể là từ khi cậu “tam sinh hữu hạnh” gặp được ta và rồi kết giao với những đứa con tài ba của ta thì cậu mới bắt đầu nhìn ra tương lai xán lạn!
Bố Già Trở Lại! Bố Già Trở Lại! - Mark Winegardner Bố Già Trở Lại!