Start where you are. Use what you have. Do what you can.

Arthur Ashe

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 122
Cập nhật: 2021-09-12 20:51:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Đậu Phụ - Bành Kình Phòng
hu nhà ấy là nơi "tàng long ngọa hổ". Hai mươi mấy tòa nhà cao tầng san sát thành hàng ngay ngắn chứa hơn ba trăm gia đình đạo quân "thiên binh vạn mã", có người đã từng nắm giữ chức danh tuyên giáo, tổ chức, bí thư... ở bộ máy lãnh đạo chóp bu. Khi còn tại chức, họ đã từng hét ra lửa. Bây giờ, người thì đã già, người thì chưa già nhưng yếu, người thì không già không yếu, chỉ vì một nguyên nhân nào đó nghĩ mà bầm gan tím ruột đành phải về vườn, họ đã lần lượt kéo về khu nhà dành riêng cho cán bộ hưu trí để nghỉ dưỡng thân.
Đời sống ở đây sang lắm. Theo cấp chức trước lúc về nghỉ, người thì bốn phòng một sảnh, người thì năm phòng một sảnh, người thì 6 phòng một sảnh. Mỗi căn hộ còn có đủ nhà bếp, nhà tắm, nhà xí và ban-công đằng trước đằng sau. Chiều chiều một chiếc ghế mây, một chén nước trà thanh ngồi vắt vẻo trên ban-công ngắm cành liễu rủ thuyền thoi ở bờ sông xa xa, và ánh nắng chiều ngả từ màu đỏ sang màu tím rồi nâu nhạt ở chân trời kể ra cũng thú vị đấy.
Từ khi có đàn rồng bầy hổ của dĩ vãng về đây ở, mấy dãy phố lèo tèo dần dà trở nên ồn ào nhộn nhịp; tuyến xe ca mới được mở tận nơi, một cái chợ tự mọc ngay gần đó. Những anh nhà quê biết buôn bán chở đến nào quả tươi rau xanh. Cụ "rồng" cụ "hổ" đều sẵn tiền, sức mua mạnh hơn nhiều bọn thợ thuyền khu nhà máy, lại còn đời con đời cháu của các cụ nữa chứ (người thì là rồng là hổ tương lai, kẻ thì do các cụ ông cụ bà biết nhìn xa trông rộng, nhân khi còn chức còn quyền đã sắp đặt con cháu vào những chỗ có thể thành hổ thành rồng) cũng có sức mua dồi dào lắm.
Rồng, hổ nhàn rỗi liền đi phố, dạo các cửa hàng, nhân tiện ngó xem bảng giá và cảnh ăn uống của mấy quán cơm. Ngày trước họ bận bịu công việc, từ nhà đến cơ quan ai cũng có xe đưa xe đón, đi vội về vội làm gì đến được cái nơi dân quê chen chúc. Bây giờ mới bỗng dưng thấy giá cả làm sao mà đắt đỏ thế, một đĩa thịt rán nông choèn choẹt phải trả nhưng hai, ba đồng. Trong ấn tượng của họ, thịt ăn ngày ngày thuở trước, kể cả những món còn ngon hơn thịt cũng dường như chỉ đáng vài đồng. Đương nhiên việc nội trợ của họ đều do các bà cai quản nên trước đây cũng chẳng để tâm tới giá cả làm gì.
Có loài rồng, hổ trước kia xem thường các tài năng văn học, nay về vườn chẳng biết làm chi, nghe con cháu khuyên tìm đọc một số tác phẩm văn học. Lúc đầu còn xem thường không say sưa hào hứng bằng đọc chỉ thị, nghị quyết. Đọc thêm một số quyển nữa mới phát hiện rằng, ngoài cuộc đời binh nghiệp của mình, thế giới này bao la nhiều màu nhiều vẻ, thần bí và hấp dẫn biết chừng nào, dần dần họ không chỉ ham đọc sách mà còn muốn làm chút thơ tình và viết hồi ký. Họ cũng có chút hối hận trước kia chỉ đạo các "cuộc vận động", mình đã đối xử tàn tệ với các nhà văn để đến bây giờ chẳng có ai là bạn văn thơ. Có vị còn lôi ra một số sách báo cũ tập viết các kiểu chữ gọi là "luyện thư pháp", khi thì thích viết kiểu chữ mềm mại uyển chuyển, khi lại thích viết kiểu chữ rắn rỏi chân phương, cũng có vị học viết ngoáy kiểu chữ con dấu, đến nỗi mấy hôm sau xem lại, ngay đến bản thân cũng không nhận ra chữ gì nữa.
Có vị muốn thăm lại những nơi mình đã từng chiến đấu ngày xưa để sửa soạn viết một cuốn hồi ký rõ dày, chỉ hiềm một nỗi nay đã khác xưa, không có chỗ thanh toán công tác phí, không có đơn vị để điều xe riêng, càng không có ai là tú tài thay ngài chấp bút, thế là tất bật chạy lên chạy xuống đòi hỏi giải quyết. Tuy mệt lắm, bấn lắm, công việc cũng chẳng suôn sẻ hài lòng, xong lại cảm thấy rất thích thú.
Có loài rồng, hổ sáng dậy đi chợ mua rau, buổi trưa tưới chăm chậu cảnh, buổi tối uống vài ly rượu, tự xưng là "Rau hoa rượu" xem ra cũng đắc ý lắm!
Trong số rồng, hổ ấy, có ngài Vũ Uy vốn là một bộ trưởng ngày xưa thuộc phái trẻ. Xét về tuổi đời, ngài mới năm năm cộng thêm tám tháng, lên một chức nữa còn làm thêm được mười năm, chẳng hiểu sao, hôm ấy ngài đang dọn tiệc rượu để mừng đại thọ năm năm tại nhà, bạn bè và cấp dưới tới tấp đưa rượu Mao Đài, Tập Thủy Đại Khúc và bánh ga-tô... đến chúc thọ. Giữa lúc náo nhiệt bỗng máy điện thoại reo vang, ngài Vũ đành buông chén rượu, ra cầm máy nói.
Người gọi điện cho ngài là anh bạn chí thân.
— Ông Vũ ơi, biết tin gì chưa?
— Tin gì vậy?
Nghe giọng nói của bạn đầy vẻ bí ẩn:
— Này, đã để Lưu Quân tiếp nhận cái ghế của ông rồi đó.
— Cái gì? Vị nào đã nâng đỡ hắn? — Ngài Vũ kinh ngạc, men rượu cũng vơi đi quá nửa.
— Điều đó sao nói được, đương nhiên là có người nâng đỡ.
Đối phương không muốn nhiều lời.
— Mình biết thằng cha ấy cách đây một tháng đã đi công tác với sếp chắc là đã làm nên công chuyện.
Đối phương cảm thấy không thể nói nhiều bằng điện thoại, nên chỉ nói:
— Đừng có đoán mò! Phải bình tĩnh mới được.
Ngài Vũ vội hỏi:
— Còn mình, có sự sắp xếp mới nào không?
— Vẫn chưa biết. Mình chỉ báo tin để ông biết. Này, không được tiết lộ trước cho ai biết đâu đấy!
Không đợi Vũ Uy trả lời, đối phương đã bỏ máy. Vũ Uy ngồi phịch xuống, đệm ghế salon mềm nhũn cũng như có kim có gai đâm vào da thịt. Ngài Vũ có ngờ đâu sự việc lại đường đột đến thế. Tim ngài thắt lại đau điếng.
Khi đi ra nhận điện thoại, ngài Vũ không khép cửa nên người trong buồng tiệc ai ai cũng nghe rõ mồn một, họ nhìn nhau lúng túng, chẳng biết làm thế nào. Các món ăn trên bàn cũng dường như nguội hẳn đi, rượu ngon nổi tiếng cũng trở nên chua cay khó nuốt...
Sau đó Vũ Uy đã từng chạy vạy giữa một số vị lãnh đạo để kiếm một vị trí khác, song câu trả lời ngài Vũ là: "Tuổi đến hạn rồi, nên nghỉ thôi." Có vài vị muốn giúp đỡ Vũ Uy song vì thấy sếp số 1 không ưa anh ta lắm, nên đâu dám thọc tay vào. Đừng có đùa với lửa!
Vũ Uy tức đến ốm liệt giường, liệt chiếu, tóc ngài bỗng chốc bạc gần hết, trông càng tiều tụy. Lúc đầu ngài đóng kín cửa chẳng đi đâu, chỉ buồn phiền một mình tại nhà, may mà có bà vợ mách bảo:
— Ông còn ngồi lì mãi làm gì! Buồn phiền chẳng tích sự chi. Đã đến nước này mau mau ra khu nhà hưu trí mà giành lấy một căn hộ, kẻo trâu chậm uống nước đục, có căn nào tốt bọn chúng giành giật hết!
Lúc đó Vũ Uy mới như bừng tỉnh, vội vã đến Văn phòng cán bộ lão thành, túi bụi một chầu, cuối cùng mới đuọc dọn tới khu nhà mới dành riêng cho cán bộ hưu trí.
Lương ngài không giảm, còn tăng hàng chục đồng. Diện tích ở rộng và mới hơn so với nhà cũ, chỉ có điều bỗng dưng từ vị trí quan trọng có chiều hướng phát triển bị tụt mất thì làm sao tránh khỏi buồn phiền cô quạnh?
Đi dạo phố, trồng hoa, đánh mạt chược, tập viết các kiểu chữ và viết hồi ký, ngài Vũ Uy đều không ưa thích. Điều mà ngài ao ước là cuộc sống ngày hôm qua tuy bận rộn song quyền thế bề bề, có thể "nhất hô bách ứng". Sống cuộc sống đó đã như dòng nước trôi xuôi, đóa hoa lụi tàn, đi mãi không bao giờ trở lại.
Những ngày tháng ấy, trong nhà ngài, dù là sáng trưa chiều tối, lúc nào cũng khách khứa vào ra nườm nượp. Còn bây giờ nhà cửa vắng teo, dăm bữa nửa tháng cũng chẳng có ma nào nhòm ngó. Sợ khách không tìm thấy nhà mình, vì các căn hộ ở đây có vẻ bề ngoài từa tựa như nhau, nên Vũ Uy đã tự tay viết lên cửa chính mấy chữ: "Nhà Vũ Uy ở đây." Toi công, vẫn chẳng thấy ai lui tới.
Đêm đêm Vũ Uy ngồi lặng lẽ trên ban-công nhìn mãi vào màn đêm như mực. Một ngôi sao băng bỗng lóe lên rồi vỡ vụn trong không trung khiến Vũ Uy thở dài.
Bà vợ Vũ Uy vẫn còn đi làm. Mỗi lần về nhà bà lại càu nhàu, hôm thì chuyến đi phố gặp người nọ người kia họ tránh mặt không chào, hôm thì ca cẩm tại ông về hưu nên tôi đi đến đầu người ta cũng thờ ơ lạnh nhạt...
Vũ Uy nghe vợ phàn nàn lại càng nẫu ruột. May mà một cậu ấm làm đại đội trưởng trong quân đội và một cô con gái rượu theo đại học đều ở xa nhà, nếu không chẳng biết con trai con gái ngài sẽ còn càu nhàu với bố biết bao nhiêu chuyên? Vũ Uy không ưa đi bách bộ trong sân, ngài không quen nhìn những khuôn mật ghẻ lạnh.
Một hôm Vũ Uy đang tựa cửa sổ suy tư, chợt thấy một đám đông ra vào căn hộ thứ 3 nhà số 9, trong số đó có cả cán bộ nghỉ hưu và nhân viên quản lý khu nhà.
Lúc ăn cơm tối, ngài Vũ nói lại với vợ hiện tượng lạ đó. Bà ta quả là một bà vợ giỏi giang. Nghe qua bà nói ngay:
— Có gì là lạ đâu. Lý chủ nhiệm ở căn hộ thứ 3 nhà số 9, ông ta được Ban quản lý khu hưu trí ủy nhiệm giám sát quan lý công việc của đội xe. Giám sát quản lý và nắm quyền là có quyền. Khu nhà này có hàng chục ô tô các loại, có cái phục vụ cán bộ lão thành, có cái chuyên chở hàng buôn bán. Ông bảo quyền lực không to à?
Ngài Vũ thở dài một cách thản nhiên, đường đường một cán bộ cấp sư đoàn mà rơi vào cái thế chỉ nắm giữ mấy cái ô tô thì thật là "anh hùng mạt lộ"
Khuôn mặt béo núc ních của bà vợ vênh lên, bà nói như băm bổ:
— Ông ấy à! Cứ như kẻ từ trên trời rơi xuống, đúng là đồ ngu lâu. Ăn cây nào rào cây ấy có thế cũng không biết. Ông xem đây, lão Lý nó sống đàng hoàng chẳng ai bì nổi đâu!
Vũ Uy ngại cãi vã với vợ đành cúi đầu và cơm. Bữa nay có măng xào thịt và cá rán đều là thức ăn ngon mà ngài Vũ chẳng buồn nuốt.
Vài hôm sau ngài Vũ gặp lại vị Lý chủ nhiệm về hưu nọ. Quả nhiên ông ta có vẻ mặt hồng hào béo tốt. Hai người vốn quen nhau, trước đây ngài Vũ đã có lần cưu mang giúp đỡ ngài Lý. Còn cách xa, Lý chủ nhiệm đã đon đả chào:
— Thế nào bác Vũ Uy, tới đây có đi điều dưỡng không?
— Đi đâu?
— Nghe nói phân phối cho khu ta mấy xuất đi Thanh Đảo.
— Không có suất tôi?
— Ờ, có thể là ưu tiên chiếu có mấy đồng chítuổi cao chức to.
Vũ Uy cũng chỉ biết nói:
— Anh lại bận rộn thêm chứ gì?
Lý chủ nhiệm cười hể hả:
— Một chút nhiệt tình còn lại thôi mà!
Sau đó vài hôm Vũ Uy bỗng nhận được điện báo của anh vợ: sẩm tối sẽ đến thành phố này. Ngài Vũ bèn gọi điện cho đội xe xin điều một xe con đi đón. Người trực ban đội xe trả lời rất mềm mỏng:
— Thưa thủ trưởng, xe đi cả rồi, hôm nay nhiều người dùng xe quá!
Vũ Uy sốt ruột:
— Tôi phải ra ga đón người nhà mà.
— Chúng tôi rõ rồi. Quả thật là hết cách, giá thủ trưởng đăng ký sớm sớm tý nữa có hơn không!
Lời đáp vẫn rất từ tốn lễ phép.
Vũ Uy điên tiết bỏ máy (nếu như trước đây, ngài đã quăng máy đi, song bây giờ đã khác, không thể quăng đuợc).
Vũ Uy cau có hỏi vợ:
— Làm thế nào bây giờ?
Bà vợ tức tối vênh mặt lên:
— Thế nào thì thế cũng không được để anh hai tôi xuống tàu chen xe ca đi về đây, xấu mặt lắm!
— Phải rồi! — Vũ Uy càng sầu não.
Bỗng mất bà vợ sáng lên:
— Ông không biết gọi điện cho lão Lý à, Lý chủ nhiệm ấy mà! Ông ta quản lý đội xe.
— Ông ta ấy à?
— Ông hãy nghe tôi. — Bà quát như ra lệnh. Vũ Uy đành cầm máy gọi điện cho Lý chủ nhiệm.
Lý chủ nhiệm tiếp chuyện rất niềm nở, trả lời cũng rất nhẹ nhàng:
— Không sao! Không có xe tôi bảo họ đi mượn một chiếc ở khu hưu trí khác. Anh cần lúc mấy giờ?
Nửa giờ sau, một chiếc xe Volga màu tro bạc quả nhiên đã đến đậu ở dưới tầng nhà của Vũ Uy.
Hôm ấy, ngồi trong xe con, ngài Vũ Uy cứ thầm than thở mãi:
— Ôi! Quyền lực! Quyền lực!
Ô tô đi vào phố lớn. Sau cơn mưa, dưới ánh đèn điện xanh tím đỏ vàng, lá cây ngô đồng hai bên đường biến đổi màu sắc đến kỳ lạ. Tiếng mưa rào rào, tâm tư Vũ Uy cũng biến đổi như ánh điện đèn trên đường phố...
Lại bẵng đi hơn một tháng. Một hôm bà vợ hớt hải từ đâu chạy về. Vừa bước vào cửa, bà đã nói:
— Mau lên! Mau lên! Ban quản lý khu hưu trí sắp sửa mời một cán bộ lão thành giám sát quản lý bán đậu phụ.
— Bán đậu phụ! — Vũ Uy sa sầm nét mặt. — Bảo tôi giám sát quản lý một quầy hàng xén còn đuọc. Ai lại đi làm đậu phụ.
Bà vợ cáu tiết, ngón tay chuối mắn của bá tưởng như chĩa thẳng vào trán ông chồng:
— Thế nào? Xấu hổ à? Còn hơn chán vạn cái cảnh nằm khườn ở nhà rồi ốm lăn ra đấy. Tôi vừa gặp Lý chủ nhiệm. Người ta có lòng tốt báo tin cho. Đó là sự quan tâm của bạn chiến đấu cũ, ông lại phớt đi ư?
— Thôi! Cảm ơn lòng tốt của ông ta!
Vũ Uy nghĩ bụng: tôi dù có mất hồn đi nữa cũng không đời nào đi bán đậu phụ. Bà vợ nóng tiết:
- Ông có đi không thì bảo? Ông không đi tôi chẳng tha đâu!
Mấy năm qua Vũ Uy có hai điều sợ. Một là sợ sếp, hai là sợ vợ. Bây giờ không còn sế[, song cái uy của vợ thì chỉ có tăng chứ không có giảm. Bởi vậy Vũ Uy đành cất tiếng.
— Tôi chưa từng làm đậu phụ bao giờ, biết làm thế nào!
— Ai bảo ông xắn tay áo lên làm. Giám sát và quản lý cơ mà, là làm lãnh đạo, là cầm quyền!
Tiếng đáp của bà vợ xỉa xói chát chúa nghe đến khiếp. Ông chồng nín thinh. Ông nghĩ bụng: Lão Lý nó đã coi trọng như vậy chắc là còn làm ăn được. Bà vợ lại giục:
— Ông hãy mau mau gọi điện cho trưởng ban quản lý đề nghị giao việc ấy cho ông.
— Còn phải gọi điện cho anh ta làm gì?
Trưởng ban quản lý khu nhà hưu trí vốn là một trợ lý nhãi nhép dưới quyền khi ông còn làm bộ trưởng, ông còn mặt mũi nào đi van xin anh ta.
Ngón tay chuối mắn của bà vợ lại xỉa xói vào mặt chồng:
— Này, đừng có làm bộ sĩ diện hão, bao nhiêu kẻ đang rắp tâm giành giật việc ấy đấy!
Thấy chồng vẫn ngồi im, bà vợ hầm hầm đến cầm máy điện thoại. Sau khi gọi được số máy trả lời, tiếng bà trở nên dịu dàng nhũn nhặn, thấy tỉnh hẳn lên.
— Trưởng ban quản lý đây ư? Ông Vũ Uy nhà tôi chẳng có việc gì làm, ông ấy muốn trình bày với anh. Ông ấy sẽ nguyện cố gắng phát huy nhiệt tình còn lại để tìm một việc làm. Chẳng hạn như việc giám sát quản lý đậu phụ. Sao cơ? Còn phải chờ Ban quản lý nghiên cứu ư? Vâng, vậy thì trăm sự nhờ anh giúp đỡ. Dạ, xin chào anh.
Bỏ máy điện thoại, bà hằn học nói:
— Ông còn sĩ, làm bộ làm tịch. Chắc gì người ta đã để ông làm. Trước đây ông làm bộ trưởng thì đã sao nào. Đó là trước kia. Ông nên hiểu rằng: Phượng hoàng rụng lông chẳng bằng gà ri.
Biết tính vợ đã càu nhàu việc gì là dai như đỉa đói, ngài Vũ Uy đành phải mở đài nghe kinh kịch. Ngài ưa nhất là vở Bá vương biệt thiếp "Sức bạt núi, khí trùm đời, thời bất lợi, ngựa không ngơi..." Lời bi tráng thê lương thường khiến ngài mủi lòng thở vắn than dài.
Sau một cuộc vật lộn, tuy có nhiều tay cạnh tranh công việc giám sát quản lý đậu phụ, song do có Lý chủ nhiệm hết lòng giúp đỡ, cuối cùng việc bán đậu phụ đã vào tay Vũ Uy.
Đối với khu nhà đông tới một hai ngàn con người này thì một miếng đậu phụ cỏn con cũng đủ khuấy động thần kinh của từng gia đình, đậu phụ ở đây rẻ hơn nhiều so với thị trường tự do (một kilogram ở đây có chín hào, ngoài chợ phải mua một đồng mốt, mà chất lượng còn kém hơn). Vì thế, gia đình nào cũng thích mua ở đây. Song cũng phiền toái lắm, người thì ưa mềm, kẻ lại thích rán, người muốn mua sớm, kẻ lại thích muộn, có người lại tham mua nhiều. Hơi không vừa lòng là họ chau mày khó chịu, đến muộn hết phần thì cáu lên chửi đổng. Lúc đầu có một thợ chính và hai ba thợ phụ: làm việc này quả tình là bận túi bụi nên ban quản lý quyết định mời một cán bộ lão thành có uy tín cao đảm nhiệm việc giám sát quản lý.
Bà vợ sợ ông chồng "lâm trận" rụt rè, lại giáng cho một thôi một hồi đến quá nửa đêm. Bà vừa khuyên vừa đe: nếu không làm đến nơi đến chốn bà sẽ bỏ đi. Vũ Uy đành phải lao đầu vào chỗ nồng nặc mùi chua đậu phụ. Gắng hết sức một chầu, ngài mới chỉnh đốn được cái cơ ngơi nát bét ấy. Ngài quy định số lượng hàng ngày cho từng gia đình, lại hạch toán giá thành và bịt các lỗ rò rỉ tham ô lãng phí nên đã giảm giá mỗi kilogram đậu phụ từ chín hào xuống tám hào bốn xu. Đừng xem thường 6 xu đâu nhé! Cứ đặt con tính mà xem, mỗi kilogram giảm được 6 xu, một trăm kilogram sẽ là sáu đồng. Gia đình nào một năm chẳng đụng tới trăm kilogram đậu phụ? Hơn nữa từ giờ trở đi cán bộ hưu trí chẳng còn ai có hy vọng lên chức lên lương, nhà nào cũng phải tính chi ly từng xu từng hào.
Đùng một cái tên tuổi Vũ Uy làm náo động cả khu tập thể. Nhiều gia đình tấm tắc khen Vũ Uy là người biết làm ăn. Có người giở miếng đậu phụ ngon lên khen trước mặt Vũ Uy:
— Xem đây này. Vụ bộ trưởng có cừ không cơ chứ! Ôi, tiếc thay, tuổi chưa cao lắm đã về hưu...
Nhiều người truớc đây gặp Vũ Uy cứ lơ lơ chẳng nói chẳng rằng thì bây giờ cũng gật đầu chào hỏi một cách khách sáo.
Vũ Uy cũng thấy lòng chộn rộn vui vui, làm có chút việc nhỏ nhoi mà cũng được tiếng thơm cơ đấy. Một hôm Vũ Uy dậy sớm ra kiểm tra quán làm đậu. Có anh lái xe tới gặp. Anh ta bảo gia đình cưới vợ cho em trai phải bày tiệc rượu cần mua vài ván đậu phụ. Giá vào lúc khác chỉ cần giúi vài điếu thuốc vào tay mấy chú thợ phụ là có thể bê đi liền, song hôm nay có mặt Vũ Uy, mấy chú thợ đâu dám nhận lời, đành phải đáp:
— Xin anh hỏi Vụ bộ trưởng.
Anh lái xe đến nài nỉ Vũ Uy.
Chỉ tính số lượng đậu phụ ít ỏi bán hôm nay mà bê đi vài ván thì ắt sẽ có nhiều người hết phần, rồi đâm ra sinh sự mè nheo, rước vạ vào thân. Vũ Uy thấy anh lái xe thuộc đội xe con và việc cưới xin không thể để chậm trễ, nên quyết đoán liền. Ngài ra lệnh bảo mấy chú thợ lấy thêm đậu tương xay vài thùng đậu nước. Thấy mấy chú thợ mặt khó đăm đăm không muốn làm. Vũ Uy liền động viên:
— Đừng có ỉu xìu như thế, tôi sẽ trả lương cho các cậu theo quy định làm thêm giờ trong ngày nghỉ lễ.
Trước khi bưng đậu phụ đi, anh lái xe cảm ơn rối rít:
- Xin đa tạ, đa tạ Vũ bộ trưởng.
Vũ Uy nghe mà nở từng khúc ruột. Ông ta cũng cười đáp:
— Lấy vợ là việc vui lớn sao lại không giúp đỡ.
Một hôm, sau bữa cơm chiều, Vũ Uy sửa soạn đi thăm bạn. Xe ca chật quá, ngài phải cuốc bộ. Thầy thuốc bảo rằng người cao tuổi phải đi lại vận động nhiều. Vũ Uy không tập khí công, ngày thường chỉ đi bách bộ.
Vừa ra khỏi cửa vài trăm bước thì phía sau có một xe con lao tới rồi dừng trước mặt Vũ Uy độ chục mét. Đó là anh lái xe mua đậu phụ hôm nào.
— Xin chào Vũ bộ trưởng. Ngài đi đâu vậy?
— Mình tới đường Bắc Kinh thăm bạn.
— Mời lên xe, tôi đưa ngài đi.
— Ấy, không! Không! Minh đi bộ cũng duọc.
— Mời ngài cứ lên. Trưởng ban quản lý cử tôi lên Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đón người, tiện đường ấy mà, mời ngài lên xe.
Vũ Uy đành phải bước lên xe. Chiếc xe lao vun vút, chẳng mấy chút đã đến nơi. Lúc xuống xe, Vũ Uy nói:
— Cảm Ơn cậu! Xin gửi câu mấy cây số xăng xe.
Anh lái xe huơ tay gạt đi:
— Vụ bộ trưởng, sao ngài cẩn thận thế? Cho qua, cho qua!
Rồi anh ta dấn ga cho xe lao nhanh vun vút.
Người bạn mà Vũ Uy đến thăm vừa đúng lúc ra khỏi nhà đi dạo mát. Nhìn thấy Vũ Uy đến vội reo lên:
— Hiếm có! Hiếm có! Đến nửa năm nay không thấy anh đến thăm.
Ngài Vũ đáp:
— Bận mà!
Bạn lại hỏi:
— Nghe nói dạo này anh làm đậu phụ cho khu hưu trí có phải không?
Vũ Uy gật đầu. Bạn ngại liền khuyên một cách thành thật:
— Ông ơi! Mình bao nhé: Đã nghỉ hưu rồi, thì cứ việc nghỉ ngơi cho thoải mái, làm đậu phụ làm gì, chẳng hay ho gì đâu!
Vũ Uy nhìn ráng chiều dang chuyển từ màu hồng sang màu tím ở chân trời, mỉm cười:
— Hay ho chứ! Rất hay ho là đằng khác.
VŨ CÔNG HOAN dịch từ
Tân Hoa văn trích - tháng 4, 1988
100 Truyện Ngắn Hay Trung Quốc 100 Truyện Ngắn Hay Trung Quốc - Nhiều Tác Giả 100 Truyện Ngắn Hay Trung Quốc