Số lần đọc/download: 36095 / 69
Cập nhật: 2016-01-29 21:55:04 +0700
Chương 6
T
rong một giấc ngủ chợt thức vào lúc giữa đêm, thuyên nghe thoáng những cơn gió lạ bên ngoài. Những cơn gió hình như làm gãi cành khô và lướt đi xào xạc qua phên vách. Mấy tổ chim sẻ trên mái nhà bị vỡ. Tiếng chim mẹ và chim con kêu thật thảm thiết. Thuyên lẩm bẩm một mình: mùa đông rồi sao, gió bấc rồi sao? Và Thuyên nghe chừng cái lạnh bất ngờ mang tới từ những cơn gió lướt đi trên da mặt, cào sướt dưới gan bàn chân. Thuyên tung chăng ra, rụt hai chân vào co lên đến tận ngực như com tôm kho tàu chăn kín mít. Thuyên thiếp đi cho đến sáng. Buổi sáng trời như thấp hẳn xuống. Sương mờ trên những ngọn cây ở xa. Gió bất thổi lặng lờ từng cơn, nhưng cái lạnh rộn lên như một vết cào sướt trên da thịt. Và như vậy, gió bấc như thể không phải thuộc vào mùa đông. Nó là một mùa riêng biệt, một mùa có những ngay thật dài như lòng trẻ co nôn nóng chờ cái tết. Thuyên nhới những giọt nước mắt lúc nãy, sao mà nó lạnh như băng, làm hai hàm răng Thuyên đã có mấy hàng bị gió quật ngã hồi đêm. Những cây mía sau nhà của Thuyên đã có mấy hàng bị gió quật ngã hồi đêm. Những cây mía Ngự mọng nước ngọt ngào, Thuyên định sẽ chặt vào nhà cho các bạn. Nhưng chưa chắc chúng nó đã thích. Trời lạnh như thế này mà nhai mía chỉ thêm ê răng. Thuyên tới bàn soạn lại sách vở chờ Thuận tới gọi đi học nó bỗng nó bỗng nhớ tới ná thun lên nước bóng ngời của mình đã từng hạ không biết bao nhiêu kẻ thù… chim chóc. Đã từng làm lác mắt bọn nhóc. Và mới một đêm nào đã uy hiếp được Hậu, Côn, hai "tay súng" cự phách của Phú Mỹ, Thuyên lôi cái ná thun bây giờ gió bấc lạnh sẽ làm cho chim chóc không muốn ra khỏi tổ, không có chim chóc thì cái ná thun không có kẻ thù. Thuyên lại càng không muốn "tia" biểu diễn những trái sao khô bên ngoài cửa lớp. Tài bắn ná thun của Thuyên đã làm bọn nhóc vừa ganh ghét. Và Thuyên lại phải khổ nhọc vì những cuộc thách thức. Thuyên với cái ná thun chưa bại trận một lần nào. Nhưng sau một lần thắng cuộc, bắn rơi cái bình mực trên đầu con nhà Đạt lém, vua
súng cao su của Tân Định, Thuyên thấy buồn thắm thía. Thắng trận chẳng ăn được giải gì ngoài cái phút giấy phù du của kẻ chiến thắng. Nhưng lại làm cho bạn thân trở thành thù địch. Thuyên quyết định cất ná thun trong tủ, khoá lại chờ mùa hè năm sau. Thuyên sẽ không nhận lời thách đầu của một nhóc nào nữa. Khi nó đang muốt tất cả đều là bạn, Hậu và Côn đã là bạn. Cái vui của một đêm trăng sáng đó hãy còn. Tình bạn của Thuyên đang sởi ấm cho Thuyên trong những ngày giá rét. Thuyên luyện bắn ná thun thật cừ. Chỉ mỗi một mục đích là bắn chim cho Dung Hạnh. Bắn với điều kiện con chim đừng… ngỏm củ tỏi. Con chim chỉ bị gãy cánh hay què một chân thôi thì Dung Hạnh mới chịu lấy. Dung Hạnh sẽ "băng bó" vết thương cho con chim và nuôi nấng đàng hoàng dù rằng chưa có con chim nào Dung Hạnh nuôi sống được qua… ba ngày. Thuyên đã thành công với điều kiện đo. Bây giờ chim chóc không buồn buồn ra khỏi tổ. Thuyên không còn cái thích thú đi săn chim về cho Dung Hạnh nuôi thì ná thun phải dẹp. Phải giấu kỹ trong ngăn kéo của mùa đông và Thuyên ném ná thun vào tủ áo, khoá lại. Với một tiếng thở dài, buồn như tiếng lá trở mình ngoài hàng câu có gió đông.
- Thuyên ở đi học ớ ờ!
- Đi học ớ ờ Thuyên ơi!
Thuyên chạy ra cửa đứng nhìn về hướng mà Thuận. Khuất sau những cây cao. Thuận, Hậu và Côn đang bắt loa tay gọi mình ơi ới. Ba đứa vừa đi vừa gọi. Và đã ra khỏi những các cây để quẹo vào ngõ nhà Thuyên. Hậu vừa thấy Thuyên đã la chói lói:
- Nhà mày không có đống lửa nào hết trơn. Trời lạnh thấy mồ. Thuyên nhìn ba đứa bạn, đứa nào môi cũng tái mét.
- Muốn có lửa thì có ngay,
- Phải rồi, đốt lửa lên hơ một chút mới đi nổi. Thuyên chạy vào nhà lấy diêm quẹt. Thuận, Hậu và Côn lo đi lượm lá. Gió bấc thổi về làm lá chết rụng đầy sân, đầy đường. Không đầy một thoáng sau bọn nhóc đã có mộ đống lá thật lớn. Thuyên châm lửa, cả bọn ngồi quanh đống lá đang cháy đưa tay vào lò, xong ấp lên mặt. Côn hơ xong hai tay hơ luôn cả… hai chân. Nó chống hai tay xuống đất theo kiểu trồng cây chuối rồi đưa hai chân xuống dần đống lửa. Thế mà Côn vẫn không ngã. Thuyên và Thuận vỗ tay tán thưởng. Hậu nóng mũi hỏi:
- Tụi bây có xem xiệc nhảy vòng lửa bao giờ chưa?
- Tao có xem ăn lửa, ăn dao bào, ăn lưỡi cưa chứ chưa xem nhảy vòng lửa. Hậu đứng dậy háy mắt:
- Tao làm việc nhảy vòng lửa nhá. Và Hậu đi tìm cái cây chống mang tới. Nó bắt đầu nhảy vòng lửa. Mỗi lần nhảy nó
đều chống cây lấy thế nhấc thân mình bay sà ngang đống lửa. Chỉ cách đống lửa khoảng một gang tay. Thuyên và Thuận phục quá rộ tay kịch liệt. Thuyên khen dối:
- Mày cừ quá Hậu ạ. Y như xiếc Lệ Văn Quí.
- Lê Văn Quí cái đầu có chí ấy hả? Côn nheo mắt:
- Tao nghe nói xiếc Lê Văn Quí sắp về chợ Lộc Thuận một lần nữa đấy.
- Bao giờ?
- Chắc… gần tết. Cả bọn cười rộ lên:
- Vậy mà cũng nói. Tết còn lâu thấy mồ.
- Còn lâu sao được. Hết mùa gió bấc này là Tết rồi. Bây giờ ngày tháng đi vèo vèo như lá rụng tụi mày ạ. Ban ngày chưa ngó mặt trời là đã tối. Tháng mười chưa cười đã tối mờ. Thuyên nheo mắt:
- Còn tháng năm thì sao?
- Tháng năm chưa nằm đã sáng.
- Còn tháng chín.
- Tháng chín cơm chưa chín đã bay mùi.
- Bay mùi khét. Cả bọn cười ồ. Thuyên biết Côn đã tịt, không có tài phịa veo veo nên nói cù nhày. Thuyên … nhớ Dung Hạnh, bèn cười;
- Bay mùi khét là tại Dung Hạnh cóc biết nấu cơm. Thuận binh em liền tuýt suyt:
- Đâu có. Hạnh nó nấu cơm ba chê mày ạ.
- Nấu làm sao?
- Người ta nấu cơm có một tầng. Hạnh nấu cơm tới những… ba tầng lận. Hậu cười khì khì:
- Cơm ba tầng ăn chắc khỏi chê rồi. vừa lúc bốn anh hùng đang "nói khéo" cái tài nấu cơm của Dung Hạnh và Trang học cùng lớp với Đực cổ nữa. Côn bèn không bỏ lỡ cơ hội:
- Nghe nói Hạnh nấu cơm hay lắm hả? Hạnh khựng lại bên đống lửa. Con nhà Trang ngồi xuống đưa hai bàn tay vào hơ rồi áp lên má Dung Hạnh. Con nhà Hạnh nghe Côn hỏi tưởng bở. Bèn cười:
- Hay là sao?
- Hay nấu cơm ba tầng đó. Biết Côn xỏ mình, Dung Hạnh chống chế:
- Người ta nấu cơm chơi chơi chứ bộ. Trang dài mõm ra, bênh bạn:
- Ưøa, người ta nấu cơm nhà chòi mờ. Rõ mắc cỡ. Côn vuốt mũi:
- Khi không mà mắc cỡ. Đây không biết mắc cỡ gì hết trơn.
- Không biết mắc cỡ chắc da mặt dày lắm nhỉ? Hậu kê lại:
- Dày thua… con gái. Trang xì một cái như bánh xe bị gai. Dung Hạnh giận dỗi nắm tay Trang kéo đi, sau khi buông thỏng một câu:
- Con trai ưa gây sự thấy mồ. Hậu nói lớn theo:
- Con gái thì ưa… ăn hàng. Aên hoài cái môi nó mỏng vánh như chiếc lá tre. Trang quay lại cự:
- Môi ai mỏng?
- Môi ai thì biết. Trang giận quá hét:
- Môi "ông" thì có. Côn chế:
- Oái giời ơi nhà Trang gọi Hậu bằng "ông" kia. Mày kêu lại "bà" đi Hậu. Hậu bịt mũi sửa giọng eo éo:
- Bà Trang đâu rồi bà Trang. Và Côn, Hậu vừa vỗ tay vừa hát… dân ca:
- Bà về, bà cưỡi ngựa ô… Trang giận quá, phát khóc, nói không thành tiếng. Dung Hạnh từ xưa vốn đã nổi tiếng mau nước mắt. Bây giờ thấy Trang khóc cũng… khóc theo. Thuyên tội nghiệp Dung Hạnh quá. Nó nạt Côn:
- Thôi mày. Người ta khóc đó không thấy sao. Côn rụt cổ:
- Eo ôi, Dung Hạnh có đồng minh rồi. Thuyên phạng vào chân Côn. Con nhà này ôm lấy chân nhắc lò cò quanh sân, miệng la ỏm tỏi. Dung Hạnh nắm tay Trang kéo đi, sai khi nguýt cho Côn và Hậu mấy cái nguýt dài bằng con đường từ nhà đến trường học. Thế là Dung Hạnh lại giận… Thuyên. Mỗi lần có ai chọc Hạnh, Hạnh đều giận lây cả Thuyên. Thuyên chán ngán đưa hai tay lên trời.
- Tụi bây làm nó giận tao nữa rồi.
Thuyên nóng mũi:
- Cóc sợ. Nhưng tao ức.
- Ức sao?
- Vì tụi bây chọc nó mà nó lại… giận tao. Hậu cười khoái chí, nó ỡm ờ:
- Giận gì?
- Ai mà biết. Tới phiên Côn cười khì khì. Thuyên dùng chân hất cát vào đống lửa dập tắt. Xong chạy vào nhà xách cặp trở ra hỏi:
- Tụi bây ăn mía Ngự không?
- Nhất.
- Sáng mà ăn mía cái nỗi gì.
- Ừa, trời lạnh thấy mồ. Hậu đá Thuận.
- Mày ngu quá, mang theo trưa ăn. Thuyên chạy vào vườn mía chặt những cây mí gãy thành từng khúc ngắn mang ra chia cho mỗi đứa hai khúc bỏ vô cặp. Thuyên nheo mắt nói:
- Mía Ngự nhà tao ngọt như đường phèn.
- Mày nói cái gì cũng ngọt như đường phén. Thuyên cười:
- Nó trúng cái phịch rồi bay mất tiêu.
- Hậu ác quá. Thuyên sung sướng đến phồng cả mũi. Nó ngồi bật dây:
- Ưøa, Hậu ác quá nên Thuyên "bắt" nó trị tội. Dung Hạnh tròn xoe mắt:
- Ừa Thuyên… không bị thương sao? Ba nhóc tì ôm bụng cười. Thuyên nói:
- Giả bộ cho Hạnh sợ chơi. Dung Hạnh đúng dậy xì một tiếng:
- Sợ là làm sao? Ai mà thèm sợ. Thuyên lôi trong áo ra mấy chùm nhãn:
- Cho Hạnh để… đền tội.
- Ai thèm! Thuyên gãi đầu:
- Nhãn ngon ba chê. Cơm dày, ngọt như đường phèn.
- Đường phèn ngon ba chê mày ạ. Aên lại bổ.
- Mày quảng cáo sơn đông đấy hả?
Thuyên đấm vào lưng Hậu. Bốn đứa vụt chạy thình thịch để máu trong ngừơi nóng lên làm tan đi cái lạnh sướt da của buổi sáng đầu đông. Đang chạy, thuyên bỗng dừng lại nói:
- Tao quên nói cho tụi mày nghe cái này. Ba nhóc kia đứng lại. Côn hỏi:
- Cái gì? Hậu cười:
- Lại ra cái điều quan trọng. Thuyên buồn buồn:
- Tao sắp sửa lên Sài Gòn rồi. Thuận trợn mắt:
- Mày không giỡn chứ? Thuyên lắc đầu. Côn hỏi:
- Lên Sài Gòn làm kí gì?
- Đi học.
- Lên tỉnh mình học không được sao?
- Ba tao ở Sài Gòn nên ông ấy bắt tao phải lên đó. Hậu đá mấy cục đất:
- Mày đi, tao buồn chết. Thuận lay vai Thuyên:
- Mày xin ba mày ở lại nhé. Hết Tết mình đã lên học trường tỉnh. Thuyên lắc đầu:
- Không được đâu. Ba tao khó lắm.
- Thì mày năn nỉ.
- Không được. Oång phạng chết. Thuận thở dài:
- Vậy là mày… bỏi tụi tao.
- Hè tao về.
- Như vậy thì còn nói làm gì. Tụi tao muốn mày ở mãi đây thôi. Thuận hỏi:
- Chừng nào mày đi?
- Ba tao về rước. Hậu lại thở dài:
- Buồn quá mày ạ. Côn gãi đầu:
- Ừa. Thằng Thuyên đi buồn đến chết mất. Tụi mình sẽ chỉ còn ba đứa. Thuyên xốc lại chiếc cặp:
- Tao chả thích lên Sài Gòn chút nào hế. Hậu bỗng vỗ vai Thuyên:
- Tao có cách cho mày khỏi lên Sài Gòn.
- Cách nào? Hậu nheo mắt:
- Mày đi xe hai đi đò máy?
- Không biết nữa. Hậu cắn môi:
- Nếu đi xe phải tính khác. Đi đò máy phải tính khác. Nhưng đều quan trọng là hôm đó mày làm bộ ngủ quên, ba mày có kêu cách mấy cũng cứ ngủ. Chờ cho chiếc xe của ông Tùng Phình chạy mất tiêu rồi hãy thức dậy. Thế là mày khỏi phải lên Sài Gòn.
- Không được đâu?
- Sao lại không được? Thuyên cười:
- Tao ngủ giả bộ không được.
- Thì phải tập từ hôm nay đi.
- Ừa, để tao thử. Bốn đứa đột nhiên im lặng. Cái tin của Thuyên vừa nói như một cơn gió bấc đầu mùa thổi vào lòng của cả bốn đứa. Gió bấc bao giờ cũng lạnh và buồn. Hôm nay thì hồn đứa nào cũng thấy như tê dạy đi. Không phải vì gió mà vì Thuyên sắp sửa bỏ đi. Có thể khi Thuyên đi rồi những cuộc vui chơi vẫn còn tiếp tục, tiếp tục cho đến hết ấu thời của mỗi đứa. Nhưng chắc chắn cuộc chơi nếu mất Thuyên sẽ không cò thú vị nữa. Bọn nhóc ví Thuyên đi như một tay súng ngang tàng bị trục xuất. Như chiếc lá một sớm mùa đông về phải rơi. Và đó là điều bắt buộc. Thuận đâm ra oán ba Thuyên. Vì nếu không có ba Thuyên thì con nhà này không bỏ lên Sài Gòn đột ngột như thế. Ít nhất nếu đi thì cùng đi cả. Thuận đá phăng một hòn sỏi và lề đường:
- Tao ghét ba mày quá Thuyên ơi. Thuyên vỗ vai Thuận:
- Đừng ghét ba tao. Ba tao thương tao lắm đó.
- Nhưng tụi tao thương mày cũng như vậy. Hậu nói:
- Mày mày cứ xin đại để ở lại với tụi tao. Côn nói theo:
- Ưøa, mày xin đại. Và mày khóc nước mắt cá sấu cho ổng mủi lòng.
- Không được. Ba tao khó lắm. Oång nói một là một hai là hai, khó mà thay đổi được. Hậu giơ hai tay lên trời:
- Thế thì tụi tao đành xa mày vậy. Con đường đất buổi sáng mùa đông dài hun hút. Sương mù phủ trước mặt, che lấp cả cây cỏ. Gió lạnh dạt từng cơn. Người đi như một cái bóng, thấp thoáng trên đầu ngọn cỏ ướt sương. Dọc đường bọn Thuyên phải châm lửa đốt lại những đống lá cháy dở của bọn nhóc vừa đi qua để sưởi. Mặt trời đã có nhưng không thoát ra khỏi những đám mây nắng đục như chiếc lưới bao quanh. Nắng chỉ làm hừng một phía trời. Không đủ làm tan sương và đuổi đi những cơn rét. Thuyên vừa hơ vừa nói:
- Phải chi có mây trái bắp nướng ăn thì thích nhỉ?
- Đi bẻ. Khó gì. Côn đứng dậy:
- Tụi bây chờ tao nhé!
- Tao đi với.
- Không được. Một mình tao thôi. Côn đưa cặp cho Hậu và phóng đi. Nó chạy thoăn thoát giữa những lùm cây rậm để vào vườn bắp của ông Tám Nhứt. Vườn bắp này to nhất làng. Và Côn mất hút trong đó. Một lúc sau, Côn chạy trở về với một xâu bắp cầm ở tay. Nó ném xuống đống sửa cười:
- Đó, tha hồ mà gặm. Tao lựa những trái to nhất, mỗi đứa lấy mỗi trái để nguyên vỏ cho vào đống lửa. Thuận lại ước:
- Phải chi có một tí mỡ hành thoa lên bắp nướng thì tuyệt. Côn cười:
- Cái này thì tao chịu. Bắp chín. Cả bọn bóc vỏ. Vừa đi vừi nhai. Trời lạnh, bắp nóng thơm phức. Cho vào hai hàm răng nghe hơi nóng chuyền vào hơi thở, thuyên hít hà:
- Ngon tuyệt.
- Ngon ba chê. Hậu cười:
- Mày lên Sài Gòn làm gì có được thứ này mà gặm.
- Mày sẽ nhớ những trái bắp nướng mà khóc. Thuận mơ mộng hơn:
- Mày sẽ nhớ ngọn gió bấc thổi qua. Côn cười khì khì:
- Mày sẽ "nhớ" con nhà Dung Hạnh. Nghe Côn đột nhiên nhắc tới Dung Hạnh, Thuyên mới chợt nhớ là đã quên cho Dung Hạnh biết tin mình sắp đi Sài Gòn. Dung Hạnh mà biết sau bọn nhóc chắc sẽ oán Thuyên ghê lắm. Thuyên đâm ra bối rối. Nó sợ Dung Hạnh ghét nó như mấy lần trước. Thuyên vốn yếu lòng, nó tự trách sao mình chả là thằng Hậu, chả là thằng
Côn, cứ chọc cho con gái giận rồi cười khì khì, phớt tỉnh. Đằng này mỗi lần Dung Hạnh doạ sẽ giận, một cũng là Thuyên sẽ biết, hai cũng là Thuyên sẽ biết là cái gì. Nhưng nó cũng nghĩ tới một điều gì ghê gớm lăm mà Dung Hạnh sắp dành cho mình. Thế là trái tim anh hùng của Thuyên đánh loạn xì ngầu. Thuyên nhất quyết trưa này thế nào cũng phải cho Dung Hạnh hay. Nhưng nó phải nghĩ ra một cách đưa tin thật ly kỳ cơ. Như vậy con nhà Dung Hạnh mới… cảm động. Thuyên hỏi Thuận:
- Trưa này mình về sớm được không?
- Được chứ. Thầy mình bị đau răng, ông ấy nghỉ. Cô Ngọc sẽ qua dạy đến 10 giờ thôi. Giờ sau mình "ô rờ voa".
- Cô Ngọc chắc qua dạy hát với lại kể chuyện Bạch Tuyết và Bảy chú lùn chứ gì?
- Ừa, cô Ngọc chỉ hát được mỗi bài "Em tôi" của Lê Bạch Lựu và kể mỗi một chuyện Bạch Tuyết và Bảy chú lùn. Chán như cơm nếp bị mưa. Hậu chớp mắt lia lịa:
- Nhưng cô Ngọc hát hay, kể chuyện có duyên mày ạ. Côn ba hoa:
- Cô Ngọc vuốt tóc tao hoài. Cô Ngọc thương tao nhứt. Thuận cười:
- Cô Ngọc mà thương mày nhất ờ. Đừng có xạo. Cô Ngọc thương thằng Thuyên nhứt. Côn cụt hứng. Nó hỏi:
- Thuận hả Thuyên?
- Ai mà biết. Hậu ngớ ngẩn:
- Mà cô Ngọc "cống chò" chưa vậy?
- Chắc chưa.
- Chắc cô ấy "cống chò" rồi mày ạ.
- Tao nói rồi.
- Tao nói chưa. Thuyên cười:
- Cô Ngọc chưa "cống chò". Tụi bây cãi hoài. Bọn nhóc tin ngày lời Thuyên. Hậu hít hà.
- Phải vậy chứ, cô Ngọc còn trẻ măng mờ.
- Bộ còn trẻ rồi không "cống chò" được sao?
- Được. Nhưng mờ… tao tin cô Ngọc chưa "cống chò".
- Thì tin. Tao có không tin đâu.
- Sao mày cãi?
- Tại sao tức.
Hậu chớp mắt:
- Cô Ngọc mà "cống chò" tao sẽ hết thương cô ấy ngay.
- Tại sao?
- Tại vì "cống chò", cô Ngọc sẽ hết dễ thương. Hát sẽ không hay và kể chuyện cũng hết duyên. Côn cười:
- Ưøa, tao cũng ghét cô Ngọc "cống chò" lắm. Cô Ngọc phải như vậy suốt đời tao mới thương. Mặc bọn nhóc cãi nhau về chuyện cô Ngọc. Thuyên vẫn phớt tỉnh để tìm cách báo tin cho Dung Hạnh. Một cách báo tin thật ly kỳ. Nghĩ một lúc, thuyên bỗng thúc vào vai Thuận hét:
- Có cách rồi. thuận ngớ người, chả hiểu, Thuyên cười toe:
- Tao có cách báo tin cho Dung Hạnh hay rồi. Đặc biệt lắm mà cũng phiêu lưu mạo hiểm lắm. Thuận gãi đầu:
- Làm sao?
- Này nhé. Trưa nay mình về sớm đi ngang trường của Dung Hạnh tao sẽ làm sẵn một mũi phi tiêu, đuôi phi tiêu có cột "cái thư" của tao cho Dung Hạnh. Mình tới lớp nó. Tao đứng bên ngoài phóng phi tiêu vào. Phi tiêu sẽ cấp phập trước mặt hạnh, trước mặt thầy giáo, trước mặt bọn nhóc. Le ác chưa?
Và Thuyên say sưa nghĩ tới bức thư sẽ gửi cho Dung Hạnh. Bức thư thật vắng tắt nhưng phải nói được rất nhiều, trong thư Thuyên sẽ gói theo cả những cơn gió bấc đầu mùa, những chiếc lá vàng và cả đến nỗi buồn của Thuyên nữa.
TỪ KẾ TƯỜNG