Số lần đọc/download: 4601 / 5
Cập nhật: 2015-11-23 12:53:35 +0700
Chương 6
Ý Kỳ giơ chiếc máy ảnh lên bấm liên tục. Thủy Băng đi phía sau, chợt hỏi:
- Bộ định gởi ảnh dự thi sao chị Kỳ? Từ sáng đến giờ, thấy chị chụp không biết bao nhiêu bức về khung cảnh thiên nhiên của Đà Lạt này rồi đó.
Đôi mắt vẫn không rời thấu kính của máy ảnh, Ý Kỳ cười nụ:
- Mình có phải nghệ sĩ nhiếp ảnh đâu nè. Chỉ có điều trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với một vẻ đẹp toàn bích như thế này của xứ sương mù, mình không thể thờ ơ được.
Rồi cô xuýt xoa tiếp
- Đà Lạt quả là đẹp như một bức tranh.
Nghe thế, cô Trúc Liên chen vào:
- Có lẽ Ý Kỳ định làm bộ sưu tập về kỷ niệm khoảng thời gian ngắn ngủi ở Đà Lạt chứ gì?
Minh Thế lém lỉnh hơn:
- Nếu vậy, nên có bộ sưu tập về dưỡng đường Quốc Hùng. Đây mới là khoảng thời gian đầy đủ ý nghĩa nhất, hén bác sĩ Kỳ.
Thủy Băng cao giọng:
- Làm như chị Kỳ chỉ làm việc với dưỡng đường này thôi sao. Chị Kỳ chỉ đến dưỡng đường có mấy lần, trong khi chị Ở các bệnh viện khác lâu rồi.
Thế vẫn bảo thủ:
- Nhưng bảo đảm ở những nơi khác, bác sĩ Kỳ không thân thiện hòa hợp như với chúng ta. Em nói thế, cô Liên có đồng ý không?
Ý Kỳ lắc nhẹ mái đầu:
- Đừng gọi trịnh trọng quá Thế ạ. Hôm nay là ngày đi chơi thoải mái, quên chức danh của tôi đi chứ. Thú thật, chuyến công tác ở dưỡng đường này, được quen với mọi người, Ý Kỳ vui lắm. Đúng là một kỷ niệm đáng nhớ.
Thủy Băng ranh mãnh hơn, cô bé hỏi:
- Có đúng nhớ bằng thời gian chị du học ở nước ngoài không chị Kỳ? Em không tin rằng suốt thời gian bên đó, chị đã không làm những anh chàng mắt xanh, mũi cao kia thầm thương trộm nhớ.
Ý Kỳ đùa:
- Bởi vì chị mắt nâu, mũi xẹp Băng ạ, nên chẳng ai chịu "rinh" chị cả.
Vẫn là Thủy Băng:
- Em tiếc là không có ông anh nào để bắt phải rinh cho bằng được chị. Nói chứ về Sài Gòn rồi, đừng quên em và cô Liên nhé. Có dịp, nhớ lên Đà Lạt nghe chị.
Giọng Ý Kỳ chùng xuốgn buồn bã:
- Ở đâu cũng có những ý nghĩa riêng cả, Băng ạ. Đúng là thời gian ở Đà Lạt của mình với dưỡng đường này không nhiều, nhưng sợi dây tình cảm ở đây lại thắt chặt hơn nhiều.
Thủy Băng hỉnh mũi, cười phá lên:
- Nhờ có em đó nghen.
Anh chàng Thế lè lưỡi xì dài:
- Trời ơi! Hổng dám có bà đâu. Có bà chỉ để cãi lộn.
- Tôi chỉ cãi với ông mà thôi.
Ôm bụng, cô Liên cười vui vẻ:
- Ối giời! Ông ông, bà bà khi nào vậy cả?
Quay sang Ý Kỳ, cô nói thật nhanh
- Nhưng như thế mà hay đó Kỳ. Em hãy chộp ngay bức ảnh của "ông bà" này đi. Cô bảo đảm bức ảnh đặc sắc sẽ làm Kỳ nhớ đời bộ sưu tập có một không hai.
Người ta bảo con gái Đà Lạt, vốn xinh đẹp nhờ đôi má ửng hồng, quả không sai. Giờ đây, sự mắc cỡ càng làm khuôn mặt Thủy Băng như đỏ hồng, như duyên dáng hơn.
Nguýt mắt về phía Thế, Thủy Băng chế nhạo:
- Em đã chụp chung với hắn, có nước nổ hình không chừng nổ luôn...cả máy chụp anh? của chị Kỳ nữa đó.
Minh Thế nheo mắt:
- Ủa! Vậy sao mấy hôm trước còn đòi tôi là phải cho chụp đúng bảy mươi hai kiểu cơ mà?
Thủy Băng phùng má lên cãi:
- Ai đòi hồi nào hả Đúng là đồ ba xạo. Chụp làm gì đến những bảy mươi hay kiểu chứ? Di chơi ké với chị Kỳ mà bộ định giành chụp hết ảnh sao?
Giọng Thế thật tỉnh:
- Thì ngày đám cưới. Bao nhiêu đó còn quá ít là khác. Lớp chụp ngoại cảnh, lớp làm lễ, trao hoa, tiệc tùng, khách khứa... Hai đứa mình mà có bảy mươi hai kiểu là hạn chế lắm, Băng hén.
Tức khí, Thủy Băng "xù" lên như con nhím, cô giơ đôi bàn tay về phía Thế, nhưng không ngờ hắn đã nhanh hơn.
Thế bất thần chồm về phía Ý Kỳ giữ ngay máy ảnh:
- Tách...Tách...
Nghe âm thanh của nó phát ra, Thủy Băng chỉ còn biết há miệng la trời. Mọi người lại một phen cười nghiêng, trong khi Thế xoa tay, chép miệng hít hà:
- Tuyệt! Tấm ảnh này mà chị Kỳ đem dự thi, sẽ được giải cao nhất đấy.
Nhìn Thủy Băng giận dỗi, mặt méo xệch, cô Liên cười mỉm:
- Thế! Đừng đùa nữa. Chọc một hồi Thủy Băng khóc, không có kẹo để dỗ đâu đó nghen. Chúng ta đang đi lên sườn đồi, không có hàng quán nào bán kẹo bánh đâu.
- Ghét cô Liên ghê! Đến cô cũng nhạo Thủy Băng nữa à.
Vừa nói, Thủy Băng ngúng nguẩy bỏ đi một nước, bỏ lại ba người bạn đi chung ở phái sau.
- Giờ đi đâu nữa nè?
- Ơ! Sao cô lại hỏi em?
Rồi giơ tay chỉ vào Thế, Kỳ đùa:
- Có hướng dẫn viên du lịch đây nè, chứ Kỳ đâu có rành danh lam thắng cảnh ở đây.
Gãi vào vành tai, Thế cười xòa:
- Chị nói không rành mà chị kể về Đà Lạt còn hơn cả người dân bản xứ nữa kìa.
- Chẳng qua nhờ tư liệu đó thôi.
Mà quả thật, Đà Lạt rất dễ quyến rũ lòng du khách. Từ những dãy khách sạn uy nghi cao ngất, từ tháp chuông nhà thờ trang nghiêm, từ những thung lũng với dòng suối vắt ngang... Rồi cả hồ Xuân Hương với mặt nước phẳng lặng giống như chiếc gương soi đang phản chiếu sắc trời êm dịu, đến hồ Than Thở trong xanh êm ả có hàng thông xanh reo, tạo nên những khúc nhạc ru hồn người viễn khách, và còn rất nhiều thắng cảnh khác nữa... Với một khung cảnh thần tiên như thế, ai mà không có những cảm nhận riêng chứ, huống chi là Ý Kỳ. Bỗng dưng Ý Kỳ có ý nghĩa sẽ ở lại Đà Lạt mãi mãi. Có thể ở đây sẽ giúp nàng quên nỗi đau đầu đời ấy.
Nhưng không! Hình ảnh gã bệnh nhân lại cứ như ám ảnh, dù mơ hồ nhưng quá khứ vẫn kéo về nhức nhói trong tim. Tại sao nàng không quên câu chuyện xưa? Và nàng có tha thứ không? Ý Kỳ cũng không thể nào hiểu nổi mình. Ai khiến xui cô đến Đà Lạt? Ai khiến xui cô vào dưỡng đường Quốc Hùng kia chứ? Có phảI chăng tất cả đều do số phận? Bất chợt Ý Kỳ cảm thấy buồn hiu hắt, c hẳng hứgn thú tiếp tục buổi đi chơi nữa khi nghe Minh Thế đề nghị:
- Chị Kỳ có muốn đi vào các bản làng người dân tộc không? Hay chúng ta đi vào đó nha? Chị Kỳ có uống rượu cần bao giờ chưa?
Ý kỳ rụt vai, lè lưỡi:
- Eo ôi! Chắc chị hổng dám uống đâu, nghe ớn quá.
- Bác sĩ có khác. Lúc nào cũng bị bệnh nghề nghiệp.
Ý Kỳ nhăn mặt:
- Lại đụng chạm. Mình đã nói gì đâu chứ.
Thủy Băng bây giờ mới góp vào:
- Chị sợ lây vi trùng khi phải hút rượu cần chung bằng ống hút chứ gì?
Thế lại tiếp tục:
- Thế có biết một bác phu xe là "thổ địa" ở xứ Đà Lạt này. Bây giờ chúng ta đi thuê cỗ xe nhé. Hình như chúng ta cũng vô tình đến con đường dẫn lên nhà của bác ấy đó.
Minh Thế nói xong và xăng xái đi một mạch. Thoáng chốc, cậu ta quày quả quay trở ngược lại, vẻ mặt tiu nghỉu:
- Thiệt là xui xẻo. Bác đi Bảo Lộc mấy hôm nay rồi.
Thủy Băng tươi tỉnh:
- Như vậy là may. Bởi vì trong bụng Thủy Băng cũng chẳng muốn đi tí nào. Thôi, mình về nhá chị Kỳ.
Ý Kỳ chẳng nói tiếng nào bởi vì đôi mắt cô đang bị dán chặt bởi một hình ảnh trước mắt. Một thảm hoa vàng lung linh rực rỡ phản chiếu dưới anh mặt trời, trông đẹp tuyệt vời. Ý Kỳ đề nghị:
- Ta lên đó đi!
Thủy Băng có vẻ uể oải:
- Trên đó triền dốc toàn cỏ hoang đâu có cảnh đẹp nữa đâu chị Kỳ.
Ý Kỳ bỗng đề nghị:
- Mọi người chắc cũng chán cái thú đi loanh quanh giống như Kỳ lắm rồi. Nhưng Kỳ trông thấy thảm hoa từ xa kia đẹp quá, muốn lên xem cho biết. Vậy ba người ở đây chờ Kỳ được không?
- Cũng được, cô cũng đang oải.
- Xa đó chị Kỳ, em đi với chị.
- Khỏi Thế ạ. Mọi người cứ trở xuống quán giải khát dưới kia, chờ kỳ nhé.
Nói xong, cô thoăn thoắt bước đi ngay.
"Nhắm mắt, cho tôi tìm về một thoán hương xưa, cho tôi về đường cũ nên thơi, cho tôi gặp người tôi ước mơ, hay chỉ là giấc mơ thôi..."
Rón rén những bước chân thật khẽ, Ý Kỳ phát hiện ra một dáng người xoay lưng về phía nàng đang hát với giọng ca trầm ấm, nghe thật não nuột. Lời ca thật buồn thảm mà ông ta cứ nhai đi nhai lại như một điệp khúc, khiến Ý Kì chẳng dám lên tiếng.
"...Anh ở đâu, em ở đâu?
Có chăng mưa sầu buồn đến mắt sâu..."
Chờ gã vừa dứt xong câu là Ý Kỳ hắng giọng ngay như tỏ ý báo động sự có mặt của mình.
Người đàn ông chột dạ xoay lại ngay, vừa kịp lúc Ý Kỳ lên tiếng:
- Xin lỗi, vì tôi đã quấy phá. Chỉ tại từ xa thấy thấp thoáng bông hoa đẹp quá, nên tôi hiếu kỳ hoa này. Ơ...ông...
- Cô...Ý Kỳ! Là em đấy phải không?
Ý Kỳ trấn tĩnh, giọng cô xa lạ:
- Có lẽ ông đã nhìn lầm. Thôi, tôi không làm p hiền ông nữa. Xin chào.
Gia Phong kêu lên khẩn khoản:
- Anh không lầm, cũng như chính Ý Kỳ cũng đã nhận ra anh. Chúng ta đừng làm mặt lạ nữa, Kỳ ạ. Anh biết Kỳ đã nhận ra anh hôm ở dưỡng đường kìa. Và anh cũng đã tự trách mình rất nhiều khi đã trốn chạy cuộc gặp mặt đó. Nhưng hôm nay, nhất định chúng ta không thể phủ nhận sự đối mặt này.
Nghe Gia Phong nói một tràng dài, Ý Kỳ cười khẩy, giọng đầy mai mỉa;
- Ra ông đã nhận ra tôi, tức là vẫn còn nhớ sự việc cũ. Còn tôi, quả tình tôi không....muốn nhớ cả người và cả sự việc. Ông có biết không? Mãi mãi chúng ta đừng gặp nhau thì hơn.
- Ý Kỳ tàn nhẫn quá!
- Phải, tôi tàn nhẫn nên đã đem tình yêu ra đùa cợt chứ gì? Nói hay lắm Gia Phong.
- Chỉ vì Ý Kỳ không chịu nghe anh giải thích.
Ý Kỳ vẫn buông lời nhạo báng:
- Giải thích đó chỉ là những lời lẽ, ngôn từ hoa mỹ, làm sao bằng mắt thấy tai nghe, hả ông? Nhưng thú thật, tuy ông làm tổn thương tôi, chà đạp lên tình cảm của tôi, nhưng tôi vẫn có thể quên và tha thứ. Còn đằng này, ông lại làm tổn thương trái tim của Tâm Kỳ, ông đã xúc phạm Tâm Kỳ bằng môt sự dối trá, ông có biết không?
Gia Phong vẫn trầm tĩnh:
- Đó chỉ là sự ngộ nhận, nhầm lẫn. Tại sao Ý Kỳ không chịu tin anh.
- Ông bắt tôi tin thế nào hả? Khi đã mấy năm dài quen biết nhau, chức ó phải một đôi lần gặp hai chúng tôi đâu mà nhầm lẫn (hơi khó hiểu). Cợt nhả ái tình với một người bệnh hoạn bất hạnh là đê hèn lắm, ông có biết không? Trời ơi! Tại sao tôi lại đối diện với ông làm gì nhỉ? Tôi đã thề sẽ không nhìn mặt ông.
- Thảo nào...- Gia Phong lại chép miệng. Trì ra chính vì Ý Kỳ buộc tội anh như thế, cho nên cô đã cắt đứt quan hệ mà không cần chờ giải thích.
Cạnh nhau trong tấc gang mà đôi mắt Ý Kỳ mãi chất chứa sự Oán hờn. Gia Phong làm thế nào để lấy lại sự trong veo trong đôi mắt đang toé lửa sự hận thư kia? Nếu thế, ông trời còn bày chi cuộc hội ngộ này?
Ý Kỳ tỏ ra thản nhiên, sự thản nhiên đến độ lạnh lùng, cô quay bước còn kèm lại một câu:
- Bảy, tám năm rồi, hôm nay coi như trái đất...mé vậy. Nhưng có lẽ là trái đất vẫn tròn không có méo nữa đâu, ông khỏi quan tâm đến việc gặp lại.
Bước chân của Ý Kỳ vội vã, nhưng nó lại trái với quả tim đang dồn nén cảm xúc của cô. Cô thầm cảm ơn khi mọi người đã không đi cùng cô.
Cô phải về Sài Gòn ngay, về thật nhanh...