Hoài nghi là một tên phản bội, bởi nó khiến bạn sợ hãi không dám liều mình, vì thế bạn đánh mất cơ may thành công của mình.

William Shakespeare

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Upload bìa: Nguyễn Hoàng Anh
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3691 / 290
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chính Tả
.1. Chữ tác đánh chữ tộ1
nếu một từ rất ít dùng nhưng lại na ná về âm thanh và chữ viết với một từ quen thuộc thường dùng sẽ dễ xảy ra hiện tượng trông gà hóa quốc, chữ nọ xọ chữ kia.
Cẩn thận: ngư dân có thể thành ngu dân
Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ hai hội nhà báo Việt nam ngày 16.04.1959, ở đoạn đề cập tới tầm quan trọng của ngành in, Bác hồ nói đại ý khi gọi người đánh cá là ‘ngư dân’ người thợ sắp chữ có thể sắp thiếu cái dấu của chữ ư, rồi in thành ra ‘ngu dân’. hồ Chủ tịch đã chú ý tới hiện tượng chữ tác đánh chữ tộ trong khâu đánh máy, in ấn. Và lời Bác hồ cũng từng bị nhà báo nghe nhầm: Khi tham gia chống hạn vào đầu xuân 1958, Bác nói với một nhà báo: ‘Muốn viết về nghề nông thì phải biết lao động’. Trong bài
1 Phần chủ yếu của bài đã đăng trên SGTT, số 29.11.2010 174
báo hai mẩu chuyện về Bác hồ câu này được in hoa đậm thành một tiểu đề: ‘Muốn biết về nghề nông thì phải biết lao động’. (dẫn nLB, 2.96) nghĩa đã khác hẳn. nhiều chuyện bi hài về những lầm lẫn kiểu này.
những lầm lẫn hài hước
Mặt chữ giống nhau, khác chút xíu về dấu huyền và dấu mũ. Ấy thế là ‘Kẻ làm dâm khấn vái Bà Chúa Thai Sanh. Xin mẹ tròn con vuông, chẳng đặng trai thì đặng gái’. (b., 24.07.1999) gái làm dâm lại muốn sinh con? ‘Kẻ lâm dâm khấn vái’, trời ạ!
Không chút chú ý tới viết hoa hay viết thường, lại lẫn hai dấu thanh huyền và hỏi nên cố đạo Alexandre de Rhodes được kết nạp Đảng: ‘nhìn qua sơ yếu lý lịch của cố đạo Alexandre de Rhodes ta thấy nhiều điều đáng kính nể: người Pháp, gốc Do Thái, sinh 1591, mất 1660, vào Đảng trong năm 1624, 4 tháng thông thạo tiếng Việt...’ (gD&TĐ, Từ Yersin..., 20.09.1993). Chúng ta biết ngay đây là lỗi morát. Cụm từ ‘vào Đàng Trong’ ít người biết. Vì vậy, trong lúc tập trung vào bàn phím người đánh máy đã lẫn thành vào Đảng trong...
Chữ này lộn sang chữ kia: mất ghế vì ‘ý đồ chính trị’(!)
Trên báo Tuần Tin Tức, số 21 tháng 5.1994, ở trang 10 có một tít in đậm ‘Uy tín của dòng họ nêru - gandi ở Ấn Độ không phải nhất’. May mà hôm sau có đính chính lại: ‘Uy tín của dòng họ nêru - gandi ở Ấn Độ không phai nhạt’. hú vía, Ban biên tập không việc gì!
Dấy phẩy và chữ i: Trong câu ‘... các nước xã hội chủ nghĩa 175
đó,...’ dấu phẩy đặt sau chữ đó bị sắp nhầm thành chữ i, khi in ra thành ‘... các nước xã hội chủ nghĩa đói...’
Không biết tiếng nước ngoài lại phải sắp chữ tiếng nước ngoài, nên ‘... có lần bản thảo viết l’amiral (đô đốc), thợ sắp chữ nhầm thành l’animal (con vật), người sửa bài không phát hiện được, sự việc thành to chuyện. Có ai đó đã suy diễn ra rằng đây là vấn đề ‘chính trị’, quan điểm và tư tưởng chứ không chỉ là sự sơ xuất! Và người sửa bài đã phải chịu trách nhiệm, bị kỷ luật và thay đổi công tác. (Theo nB&CL, Quá nhiều lỗi trên báo chí, 1994)
Lầm lẫn những khái niệm quan trọng
những lầm lẫn giữa hai từ na ná âm thanh và rất gần nghĩa dễ dẫn tới những khác biệt quan trọng.
Trong bài ‘Xử kín: có thể hay phải làm?’ (b., 18.07.2000) có câu ‘Cũng như con chiên khi được vị linh mục làm phép rửa tội đều đã tường trình hết mọi lỗi lầm của mình mà tòa buộc vị linh mục ấy ra tòa làm chứng về việc liên quan đến con chiên của mình thì còn ai dám nói lên sự thật để xin tội với cha?’ Sao lại xin tội với cha? Phải là xưng tội với cha chứ.
hiến pháp hay biến pháp? Trên báo nọ, số 546 (17.07.2010), tác giả nguyên Cẩn viết: ‘Theo gS Phùng hữu Lan [...] hiến pháp mà Thương ưởng thực hiện ở đời Tần hiếu Công...’ (Tuổi Trẻ Cười, 01.10.2010)
nước Tần thời Xuân Thu - Chiến Quốc sao đã có hiến pháp được? Từ đúng là biến pháp - cách gọi tắt của ‘biến pháp đồ cường’ (thay đổi chính sách để mưu sự cường thịnh). Đây là chủ trương nhất quán của Tần hiếu Công
176
(361 - 338, TCn) do Tả thứ trưởng - chức tướng quốc nước Tần - Thương ưởng (390-338, TCn) vạch ra kế sách này. Dù kế sách của Thương ưởng làm nước Tần giàu mạnh nhưng ông cũng bị nhiều người ghét. Khi Tần hiếu Công chết đi, ít lâu sau Thương ưởng bị vua mới là Tần huệ Vương xử tử.
- nhiều người cho rằng, Société générale có thể đã biến Kerviel thành vật thế thân để che giấu nhiều khoản thua lỗ khác. (b., 28.01.2008) người viết nhầm ‘tế thần’ thành ‘thế thân’.
Lại nữa ‘Sau khi làm lễ thệ sư ở Thọ hạc, Thanh hóa, vua Quang Trung nói: ‘Đánh cho sử thi nam quốc anh hùng chi hữu chủ’. (nhàn đàm, Vn, 12.03.2011) Câu trên của vua Quang Trung thường được ghi là ‘Đánh cho để sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ’ - đánh cho sử sách biết rằng nước nam anh hùng là có chủ.
Biên tập viên truyền hình điểm báo: ‘Ban Kiểm tra Trung ương tỉnh Quảng ngãi...’ (CBS, 26.09.1999) Ở đây đã đọc sai chữ viết tắt T.U và T.ư. Ở cấp tỉnh thì phải là ‘Ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
♦ Từ câu hay hóa câu thường
Trên báo Thủ đô hà nội số 10.10.1959 đăng bài thơ Chín
mùa trông đợi của nữ sĩ ngân giang, trong đó có khổ thơ:
nhịp tim hòa lẫn nhịp chân đi
Sóng mắt hòa trong sóng quốc kỳ
Lắng bước anh hùng trong khúc nhạc nghe hồn thiêng dân tộc dẫn đường về.
177
Sao trong khổ thơ 7 chữ này, câu cuối lại những 8 chữ? Chữ nghe dư thừa làm hỏng câu cuối. hóa ra chữ nghe là ‘tác phẩm’ của người thợ xếp chữ. Có lẽ từ ghép lắng nghe quen thuộc làm nên ‘mạch văn’ câu trên có lắng thì câu dưới có nghe.
Lẫn lộn ngã thành hỏi đã phá hỏng một bài thơ hay. Khi in bài thơ
‘Lên đỉnh Côn Sơn tìm nguyễn Trãi Trên đầu xanh ngắt một bầu không Bàn cờ thế sự quân không động
Mà thấy quanh mình nỗi bão dông’
nhà thơ Khương hữu Dụng đã từng tìm đến tận nhà in để dặn người xếp chữ đừng sắp nhầm chữ nỗi thành chữ nổi. Ấy thế nhưng trên tờ lịch ngày 03.04.2002 của nhà xuất bản Văn học lại mắc đúng cái lỗi mà Khương hữu Dụng đã lo người thợ hiểu nhầm: Mà thấy quanh mình nổi bão dông. Danh ngữ nỗi bão dông đã chuyển thành động ngữ ‘nổi bão dông (tùm lum!)’ trong khi ‘trên đầu xanh ngắt một bầu không’ tĩnh lặng và ‘bàn cờ thế sự quân không động’.
Có thể kể thêm câu thơ của Tế hanh trong người đàn bà ninh Thuận được một người dẫn chệch như sau: ‘Tang cha chưa mãn trên đầu/Chồng chị bị giết mẹ sầu chết theo’ (b., 26.01.2002). So với câu gốc ‘Tang cha còn trắng trên đầu/Đến chồng bị giết mẹ rầu chết theo’, chất thơ và hình ảnh câu này đã giảm hẳn đi. Từ sầu làm mất đi sắc thái địa phương có trong từ rầu.
178
♦ Từ câu ít hay thành câu rất hay
Có một giai thoại nổi tiếng về chữ tác đánh chữ tộ trong
văn chương Pháp:
năm 1601, Fr. de Malherbe (1555-1628) xuất thần làm bài thơ điếu 40 câu (10 khổ), chia buồn với một nhà quý tộc có cô con gái chết trẻ. hai câu cuối của khổ thứ tư nguyên tác là:
Et Rosette a vécu ce que vivent les roses/L’espace d’un matin
(nàng Rosette như kiếp hoa hồng/ Sớm nở tối tàn)
Thợ sắp chữ nhầm thành
Et, rose, elle a vécu ce que vivent les roses/ L’espace d’un matin
(Là bông hồng, nàng như kiếp hoa hồng/ Sớm nở tối tàn). Câu thơ thật lung linh hình tượng.
Khoảng đầu những năm 60 nhà thơ Xuân Quỳnh, lúc đó đang học khoá I trường Bồi dưỡng những cây bút trẻ của hội nhà văn ở Quảng Bá, có gửi đến nhà xuất bản Văn học một bản thảo thơ có tên Trời biếc, nhưng chị đã viết chữ Trời thành Chời, hai biên tập viên lúc ấy của nhà xuất bản Văn học là Yến Lan và Khương hữu Dụng, đều là người miền nam, đã đọc chời thành chồi. Thế là tập thơ trở thành ChỒI BIẾC, đã in chung với Tơ TẰM của Cẩm Lai’. (dẫn: VnT, 04.07.1999)
Mấy khi nhầm sai hóa hay!
179
6.2. Hiện trạng
Trong sách báo, trong các văn bản hiện nay, có khá nhiều lỗi chính tả. Vì vậy, mỗi người nên hết sức chú ý tới chính tả trong quá trình rèn luyện tiếng Việt.
Chữ viết do con người tạo ra. Vậy nên chữ viết là quy ước.
Quy tắc chính tả là những quy tắc về sự chuẩn mực trong chữ viết.
Chữ viết là quy ước nên chuẩn mực chính tả cũng là quy ước.
Chữ Việt, còn gọi là chữ quốc ngữ, là loại chữ viết ghi âm. Khi chúng ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Chúng ta ghi các âm tiết đó thành chữ viết. Vậy cần biết cấu tạo của âm tiết tiếng Việt. Cách phát âm giữa các phương ngữ khác nhau. Do vậy, có những biến thể chính tả: cùng một từ nhưng có hơn một cách viết khác nhau. như: trau dồi/trau giồi, dòng điện/giòng điện, theo dõi/theo rõi, ròng rọc/dòng rọc, bệnh/ bịnh, eo sèo/eo xèo, cúng giàng/cúng Dàng, dẫm/giẫm, dây/giây, dò phong lan/giò phong lan...
6.3. Âm tiết
Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận:
âm đầu - vần - thanh điệu
Vần lại được phân tích thành các thành phần nhỏ hơn:
Vần = âm đệm - âm chính - âm cuối
180
như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả. người mỗi phương ngữ thường phát âm chuẩn ở bộ phận này của âm tiết nhưng lại phát âm sai ở một bộ phận khác. Không người địa phương nào phát âm hoàn hảo cả.
Có chữ viết thường, có chữ viết hoa và có chữ viết tắt. như vậy, viết hoa và viết tắt cũng là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.
Chữ viết ghi âm là thứ chữ viết được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, dùng con chữ để ghi âm vị. Tuy nhiên, không có sự tương ứng một - một giữa âm và chữ. Có những âm vị được ghi bằng nhiều con chữ, như âm vị /k/, tuỳ trường hợp mà ghi bằng c, k hay q. Trong tiếng Việt giữa chữ và âm không có sự cách biệt quá xa. Do vậy, chữ Việt là một thứ chữ dễ viết, dễ ‘đánh vần’. nói chung, nhìn chữ viết của một từ là chúng ta biết được ngay cách đọc từ đó.
6.3.1. Phụ âm và nguyên âm
Có khá nhiều lỗi chính tả về phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh điệu. Luật hài hòa thanh điệu sẽ giúp chúng ta khắc phục những lỗi đó khi gặp từ láy và từ ghép.
181
hệ thống phụ âm đầu
Môi
Đầu lưỡi -
bẹt
Đầu lưỡi -
quặt
Mặt lưỡi
gốc lưỡi
Thanh hầu
Tắc - bật hơi
th~
Tắc - vô thanh - không bật hơi
t~
tr~
ch~
c~, k~, q~
Tắc - hữu thanh - không bật hơi
b~
đ~
Tắc - vang
m~
n~
nh~
ng~, ngh~
Xát - vô thanh
ph~
x~
s~
kh~
h~
Xát - hữu thanh
v~
d~, gi~
r~
Xát - vang
l~
Các phụ âm đầu cùng một hàng có phương thức phát âm giống nhau (đồng cách phát âm).
Các phụ âm đầu cùng một cột có vị trí của môi hoặc lưỡi giống nhau.
182
hệ thống âm cuối
Môi
Đầu lưỡi
gốc lưỡi
Ồn
~p
~t
~/k/ (~ch, ~c)
Vang - mũi
~m
~n
~/ h / (~ng, ~nh)
Vang - không mũi (bán nguyên âm)
~/u/ (~o, ~u)
~/i/ (~i/~y)
Các âm cuối cùng một hàng thì đồng cách phát âm.
Các âm cuối cùng một cột thì đồng vị trí phát âm.
những điều trên đây có quan hệ tới một số quy luật chính tả về phụ âm đầu, phụ âm cuối trong các từ láy. Thế nào là từ láy? Đó là những từ ghép có một tiếng lặp lại toàn bộ hay một bộ phận của tiếng kia. Phần không lặp lại này, dù là âm đầu hay âm cuối vẫn thường đứng trong cùng một cột so với tiếng kia.
Có những ‘mẹo’ chính tả giúp chúng ta tự kiểm tra và rèn luyện về chính tả.
Có khá nhiều lỗi chính tả về phụ âm đầu.
người miền Bắc mắc nhiều lỗi về phụ âm đầu. Không có quy tắc chính tả cho từng phụ âm đầu. Muốn biết chính xác từng từ cụ thể, bạn cần tra những từ điển chính tả có uy tín do Viện ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học... biên soạn (do hoàng Phê hoặc Đào Thản... chủ biên).
người nam Bộ hay lẫn một số âm cuối. -t/-c; -ng/-n;...
183
‘Trước Tết thì xất bất xang bang chạy đi mua quà, biếu quà...’ (b., 16.01.2011); Lẽ ra: xấc bấc xang bang.
Do vậy, nên chú ý những từ gần vần:
- Rừng bạt ngàn mang lại bạc ngàn bạc tỷ.
- Có những người tài hoa không sống bạt mạng nhưng lại bạc mệnh.
- Bé béo ục ịch đứng nhìn đàn lợn đang ụt ịt trong chuồng.
- Ông đối xử với họ nghiêm khắc nhưng không khắc nghiệt, khắt khe.
- Mỗi chiều thu man mát lòng cô buồn man mác.
- họ vừa mới đi được một chặng đường thì gặp công an chặn (/chận) đường.
- Sự việc vỡ lở làm cho tình duyên của cô lỡ dở.
- Anh ăn nói bỗ bã, lại luôn phải bươn bả trong cuộc sống, nhiều bữa mệt bã người nhưng không vì vậy mà anh buồn bã, bi quan.
- Tối đến cửa ngõ không đóng, lại bỏ ngỏ.
- Lá vàng lá xanh lổ đổ, lỗ chỗ như tổ ong.
- Ông chánh tránh mặt ông phó. Ông phó né tránh ông chánh.
- Chôn giấu rất kỹ, không để lại một dấu vết nào cả.
6.3.2. Thanh điệu
6.3.2.1. Một vài quy luật thanh điệu của từ hán Việt 1) Thanh hỏi và thanh ngã:
184
Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã.
Ý nghĩa của câu trên là:
Từ hán Việt nào có các âm đầu là M, n, nh, L, V, D, ng sẽ có dấu ngã. những từ với các âm đầu còn lại sẽ viết bằng dấu hỏi.
ngoại lệ: Có bài ca dao ‘nhất tự’ của Phan ngọc về những ngoại lệ viết dấu ngã mà chữ đầu là từ hán Việt, còn chữ sau là từ thuần Việt tương ứng:
‘Kỹ: tài, bãi: bỏ, bĩ: đen
hữu: bạn, phẫu: mổ, tĩnh: yên, cữu: hòm
Tiễn: đưa, tiễu: diệt, trẫm: vua
Trĩ: trẻ, trữ: cất, huyễn: mê, hỗ: cùng
hỗn: loạn, hãm: hại, đãng: buông
Quẫn: khốn, hữu: có, đãng: đường thênh thang
Xã: xã, hoãn: chậm, quỹ: rương
Suyễn: suyễn, quỹ: dấu, tiễn: tên, tiễn: làm
hữu: phải, cưỡng: ép, trĩ: chim
huẫn: chết, kỹ: hát, đễ: em, sĩ: trò’
Vài ngoại lệ khác: chiêu đãi, hoài bão, kiêu hãnh...
những quy luật khác (theo Từ điển chính tả của hoàng Phê):
- Không có yếu tố hán Việt vần a, â viết dấu ngã hoặc nặng
- Yếu tố hán Việt có âm đầu là c viết dấu hỏi hay nặng (trừ cưỡng, cữu)
185
- Yếu tố hán Việt có âm đầu là h viết dấu hỏi, ngã hay nặng
- Yếu tố hán Việt có âm đầu là l, n viết không dấu, ngã hay nặng (trừ lý, loát, luyến, náo, nát, niết)
- Không có yếu tố hán Việt nào có âm đầu là ch, gi viết bằng dấu huyền, ngã hoặc nặng
- Không có yếu tố hán Việt nào ở vần o, ô viết bằng dấu hỏi, ngã hay nặng (trừ ổn)
- Không có yếu tố hán Việt có âm đầu d, v viết bằng dấu huyền, hỏi, hay sắc (trừ dần, vấn)
- Không có yếu tố hán Việt nào có các âm đầu g, gh, r.
Tại sao ý nghĩa của hai từ ngả đường và ngã ba rất gần nhau mà một từ dấu hỏi còn từ kia dấu ngã? Câu trả lời là quy tắc chính tả đôi khi võ đoán. Các quy luật vừa nêu về thanh điệu luôn luôn có ngoại lệ.
6.3.2.2. Ba quy tắc đặt dấu thanh điệu
(a) Dấu thanh điệu chỉ đặt trên một con chữ.
(b) Dấu thanh điệu đặt ở âm chính của vần (tức là đặt trên nguyên âm).
(c) Dấu thanh điệu đặt ở vị trí cân xứng, hài hoà (đứng ở giữa).
những mâu thuẫn trong cách bỏ dấu thanh chỉ xảy ra ở những từ chính âm đứng cuối lại có âm đệm hoặc có nguyên âm đôi không có phụ âm cuối, ở đó quy tắc (c) đối chọi với quy tắc (b). Chúng ta giải thích điều này qua cách vận dụng quy tắc (a) và (b) để đặt dấu thanh như bảng III dưới đây:
186
BẢNG III
Từ
Âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
1) nghề
ngh
2) loá
l
o
á
3) quãng
q
u
ã
ng
4) tuỳ
t
u
5) quỳnh
q
u
nh
6) khoẻ
kh
o
7) thuyền
th
u
yề
n
8) quý/huỷ
q/h
u
ý/ỷ
9) bày
b
à
y
10) túi/húi/cúi bồi/bởi/tài
t/h/c b/t
ú ồ/ở/à
i i
11) người
ng
ườ
i
12) khéo
kh
é
o
13) chịu
ch
u
14) ngái
ng
á
i
15) màu
m
à
u
16) cuộc
c
uộ
c
17) kìa
k
ìa
187
18) tiếng
t
iế
ng
19) chuông
ch
ng
20) chùa
ch
ùa
21) bữa
b
ữa
22) trước
tr
ướ
c
Cụ thể là:
nếu từ chỉ có một nguyên âm, theo quy tắc (b): dấu thanh đặt trên nguyên âm đó (từ nghề, số 1).
nếu từ có 2 hoặc 3 nguyên âm thì hoặc là có âm đệm /w/ được viết bằng chữ o hoặc u (các từ 2 - 8), hoặc là có bán nguyên âm cuối viết bằng i, y, o, u (các từ 9 - 15), hoặc là các từ có nguyên âm đôi (các từ 7, 11, 16 - 22). Tới đây lại có hai trường hợp:
a) Từ quy tắc (b) dấu thanh không đặt trên âm đệm (loá, quãng, quỳnh, khoẻ, tuỳ, thuyền, quý) và cũng không đặt trên bán nguyên âm cuối (bày, người, khéo, ngái, màu, túi, húi, núi, bồi, bởi, tài, chịu).
b) Khi phần vần có nguyên âm đôi. Tiếng Việt có 3 cặp nguyên âm đôi có cách viết khác nhau. Cách nhớ nguyên âm đôi: kìa tiếng (ia, ya, iê, yê) chuông chùa (uô, ua), bữa trước (ưa, ươ). nếu phần vần chỉ tận cùng bằng chữ a, dấu thanh bỏ vào nguyên âm đứng trước a (kìa, bữa, chùa, giặt giỵa, rựa...). Bỏ vào ê, ô, ơ trong trường hợp còn lại (tiếng, chuồng, trước, người).
188
Quy tắc (c) liên quan đến luật thẩm mỹ, hình chữ phải đẹp trong tâm thức của người Việt viết chữ quốc ngữ, sẽ giải đáp cách bỏ dấu thanh khi gặp nguyên âm đôi. Cụ thể là:
Quy tắc (c) đối chọi với quy tắc (b) trong trường hợp chính âm là nguyên âm đơn đứng cuối lại có âm đệm. Từ đây dẫn tới hai cách bỏ dấu trái ngược nhau hiện đang tồn tại: đặt dấu thanh lên âm chính (theo quy tắc (b) hay âm đệm theo quy tắc (c). Viết loá, khoẻ, huỷ, thuý theo quy tắc (b), nhưng trên thực tế nhiều người trọng yếu tố cân xứng, hài hòa - dù không biết quy tắc (c) - vẫn viết lóa, khỏe, hủy, thúy theo quy tắc (c). Trường hợp này, chúng tôi theo quy tắc (c).
Lưu ý: Viết quý chứ không viết quí. hai chữ i và y cùng để ghi âm vị /i/ nhưng công dụng trong khi tạo vần lại khác nhau:
Chúng ta viết: Thúy, hủy (bỏ), suy, ma túy, tích lũy, ảnh nuy,... Ở những từ trên, nếu thay y bằng i chúng ta sẽ được những từ hoàn toàn khác: thúi, (hắt) hủi, sui (gia), ma túi, (lầm) lũi, (nấu) nui,... Vì vậy viết ‘quý’ sẽ theo đúng quy tắc viết uy để chỉ vần i có âm đệm u. Còn cách viết ‘quí’ lại tạo ra một hình thức ngoại lệ của quy tắc viết ui để chỉ vần u có bán nguyên âm cuối i.
Chuẩn chính tả và khuynh hướng biến đổi thanh điệu
Mại dâm/ mãi dâm: một khuynh hướng về biến đổi từ trong tiếng Việt.
Có thể kể thêm ở đây, những đặc điểm về thanh điệu trong tiếng Việt cũng có khả năng tạo ra những cách nói sai được người Việt chấp nhận.
189
Về mặt từ nguyên, nói gái mại dâm đúng, nói gái mãi dâm không đúng. Vì mại là bán, còn mãi là mua, như khuyến mãi. nhưng hiện nay rất nhiều người nói gái mãi dâm. Lỗi này bắt nguồn từ khuynh hướng về sự hài hoà âm vực (cùng cao hoặc cùng thấp) giữa hai thanh điệu trong một từ ghép tiếng Việt. Trong tiếng Việt, thanh điệu giữa hai tiếng trong một từ ghép thường hài hoà, thuộc cùng một âm vực. Điều này hầu như đúng với các từ láy.
Một điều cần lưu ý là nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong quá trình phát triển, có sự thay đổi về âm vực trong tiếng Việt: sự phân bố âm vực của thanh điệu tiếng Việt thời trước như sau:
Âm vực bổng (cao) gồm các thanh: ngang - hỏi - sắc
Âm vực trầm (thấp) gồm các thanh: huyền - ngã - nặng
Ấy thế nên đồng dao có câu: ‘Ông giẳng ông giăng, ông giằng búi tóc, ông khóc ông cười...’, hoặc trong Phá vây của Phù Thăng, anh du kích mở đầu lời gọi loa bằng ‘A-lổ, a-lô!’. hiện nay, khi mở đầu cuộc trả lời điện thoại chúng ta thường ‘A-lố’ chứ không phải a-lổ nữa.
Để dễ nhớ hai vùng âm vực này, người ta đặt ra câu ca: Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc hỏi đau thế nào?
hai âm vực, cao và thấp hiện nay trong tiếng Việt là: Âm vực cao gồm các thanh: ngang - ngã - sắc
Âm vực thấp gồm các thanh: huyền - hỏi - nặng
Trong từ mại dâm, hai thanh nặng và ngang không cùng
190
thuộc một âm vực. Trong khi đó mãi dâm có hai thanh ngã và ngang lại cùng thuộc một âm vực nên dễ nói hơn. Vì thế những người không hiểu nghĩa, không phân biệt hai từ mại, mãi thường nói mại dâm thành mãi dâm. Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ cũng sai. Cũng lý do này mà ‘bán nước cầu vinh’ lẽ ra phải là ‘mại quốc cầu vinh’, nhưng trong hát tuồng người ta lại mắng: ‘đồ mãi quốc cầu vinh’. Điều này cũng giải thích vì sao ‘tư sản mại bản’ (cùng âm vực thấp nặng - hỏi) thì không ai nói nhầm thành ‘tư sản mãi bản’.
Cái sai này đã đi vào văn học dân gian. người huế có câu đối:
‘Không vô trong nội nhớ hoài
Bán mãi cửa quan sợ cụ’
Câu đối này gồm 6 cặp từ thuần Việt (tiếng nôm) - hán- Việt đồng nghĩa đứng kế nhau. Không là vô, nhớ là hoài, trong là nội, bán là mãi (sai)...
Theo gốc hán, bệnh mạn tính là bệnh tiến triển chậm chạp, để lâu ngày thành kinh niên, rất khó chữa. nhưng các thầy thuốc không đọc là bệnh mạn tính mà đọc thành ‘bệnh mãn tính’ (cùng âm vực cao ngã - sắc). Cũng vì vậy chúng ta không nói trú sở mà nói trụ sở, lối nói có hai thanh cùng thuộc âm vực thấp nặng - hỏi.
Vài ví dụ chính tả về những từ cùng vần nhưng khác thanh điệu
- Thấy mùi lá ngai ngái nên anh ngài ngại không muốn uống. nhưng vẫn phải uống. Uống rồi thì lo ngay ngáy.
191
- Vừa mới giở tờ báo ra, đang đọc dở thì có khách.
- Vì quá sợ hãi nên bà hớt hải la bải hải....
- Xí nghiệp này tinh giản bộ máy chứ không phải là dãn thợ.
- nhìn lá vàng rơi lả tả, em buồn và nước mắt rơi lã chã.
- Trăng sáng vằng vặc và bóng cau dài dằng dặc. Lòng ta thảnh thơi, không bị dằn vặt.
- Sự việc vỡ lở làm cho tình duyên lỡ dở.
- Cầu thủ hỏi dò xem mình có bị treo giò không.
- nó mê mải đọc truyện, mãi đến khuya mới đi ngủ.
- Càng ngẫm nghĩ càng thấy ngán ngẩm.
- Mang lúa đi xay xát, bị ngã sây (/xây) sát, mặt mày xây xẩm.
- Quãng đường này có nhiều bảng quảng cáo. - Chỉ cần một mẩu vải làm mẫu.
- Cố tình làm lẫn lộn để lẩn tránh trách nhiệm. - Xúi bẩy làm người khác làm bậy rồi mắc bẫy. - Vì quá nông nổi nên mới ra nông nỗi này
- Lững thững dạo chơi, quên lửng có cuộc hẹn.
- Chưa sẩm tối, trời đã tối sầm, bầu trời đen sẫm, chiếc áo đỏ sậm nhìn thành đen.
- Chú rể tưởng đào rễ đa rất dễ.
- Đến ngã tư, nó ngả mũ chào tôi rồi đi về ngả này.
192
6.4. Quy định về chữ viết
6.4.1. Chính tả tiếng Việt: viết i hay viết y?1
Quy định ngày 30.11.1980 của Bộ giáo Dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i như sau: ‘... trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy...; thí dụ: kì dị, lý trí, mĩ vị.
Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu.’
hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.
Chữ viết là quy ước
Chữ viết là quy ước nên chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết (x. §6.2., §6.3.), ví dụ về phân tích âm tiết (x. §6.3.2.2.).
những điều còn bỏ qua
Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.
Không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui.
1 Bài đã đăng trên SGTT, ngày 10.01.2011
193
Ví dụ: ‘Thuý’ khác với ‘thúi’, ‘quý’ khác với ‘cúi’...
Không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:
+ Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: nguyễn Khuyến; đêm khuya;
+ Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật; quy ước; quyền lực; quyết định;...
+ Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm... như vậy, viết yêu không phải là ‘viết theo thói quen cũ’ như nhận định trong quy định.
+ Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i-nốc (inox ← inoxydable - không gỉ), muối i-ốt,... nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khí oxy, khí hy-đrô.
những điều chưa chuẩn
Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Điều này dẫn tới hiện tượng ‘phá rào’ với quy định viết i/y hiện nay.
Khái niệm tính thẩm mỹ được hiểu như sau:
- ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: Ví dụ: si mê (/*sy mê - nghĩa là không viết sy mê); mị dân (/* mỵ dân); chim ri (/*ry); rằn ri (/*ry); rên rỉ (/*rỷ); xanh rì (/*rỳ); kẻ sĩ (/*sỹ); vĩ mô; vi phạm; vì sao; vì
194
vậy; vị trí. Trong gia Định Báo, viết ‘bán sỉ’ (số 06.05.1882). Không thấy số nào viết bán sỷ. Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im... cũng phản ánh quy tắc này.
- Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hòa trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo nông Cổ Mín Đàm, năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.01); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.03). Cũng lý do tương tự, trong gia Định Báo, năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.02); trong kỳ 15 ngày (15.03)... Trong nông Cổ Mín Đàn, năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (06.03); ích kỹ (09.01; sai thanh hỏi); nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.07); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.08; sai thanh ngã),... Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục; mỹ danh, làng Bình-hy,... Cách viết hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết ‘trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i’ như quy định.
Còn ‘viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế...’ (dẫn quy định) vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: Dùng y trong ý nghĩa; y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép. Có thể kể thêm: duyệt y, ý kiến, y hệt, y phục, ý chí...
Trường hợp ngoại lệ ‘trừ uy, (thì viết y) như duy, tuy, quy...’ (quy định) thì báo thời đó lại viết ngược lại: Tất nhiên,
195
không nói tới tui, dui vì đã chuyển thành vần khác rồi. Trong nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão - kị - qui - y (03.04.1902).
Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: Chữ i có kích thước ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: Thường viết li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí;... hình như không ai viết chơi by, tỷ mỷ; chy ly, chy tiết, vy tính...
ngoại lệ: Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ của nó.
Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau chữ i mới đúng. Thế là người ta đổi pois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra. nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Đâu có dễ dàng từ bỏ một thói quen. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.
Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn, hoa mỹ. những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó bình thường, không có gì đáng tranh cãi.
ngoại lệ: Viết i khi là thành tố của một từ láy mô phỏng âm thanh: í a, í ới, ì ạch, ì ầm, ì oạp, ì ọp, ỉ i, ầm ĩ, ì xèo...
196
Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường ‘vượt rào’ hoặc mắc lỗi trước quy định này.
nên chấp nhận những biến thể trong cách viết i/y. 6.5. Viết hoa và viết thường
6.5.1. Viết hoa
1) Các tên riêng (nhân danh, địa danh, tên cơ quan, tổ chức...) đều viết hoa.
Có nhiều loại nhân danh (tên người): tên tục, tên tự, tên hèm, tên hiệu, tên thụy, biệt hiệu, tước hiệu, nhũ danh, bút danh, pháp danh, tên thánh, bí danh.
Viết hoa ở tất cả các thành phần trong một tên người, kể cả các tên người nước ngoài: nguyễn Thị hồng hà, Tôn nữ huyền Trang, Trần Văn giàu, Mitterrand, Shakespeare...
2) Tên tổ chức, cơ quan
Theo quy định, chỉ viết hoa âm tiết đầu của tên gọi. nghĩa là viết ‘Trung tâm tin học’, ‘Đảng cộng sản Việt nam’, ‘Trường đại học khoa học tự nhiên’...
Trong thực tế quy định trên không được tuân theo một cách triệt để. Có hai lý do chính:
a) người ta thích viết hoa yếu tố cần nhấn mạnh: ‘Trung tâm Tin học’, ‘Đảng Cộng sản Việt nam’, ‘Trường đại học Khoa học tự nhiên’... Thậm chí người ta còn viết: ‘Đảng Cộng Sản Việt nam’.
197
b) Cách hiểu về một tên cơ quan, tổ chức: Khi viết ‘Tôi dạy ở trường đại học Văn hiến’ thì người ta đã coi Văn hiến là tên riêng. Lúc này ‘trường’, ‘đại học’ chỉ là những danh từ chung. Đó là lý do dẫn tới cách viết ‘Trường đại học Khoa học tự nhiên’, ‘em muốn học khoa Toán - Tin’...
6.5.2. Về chữ viết thường: chỉ có một trường hợp liên quan đến âm vị /i/ (xem §6.4.1. Viết i hay viết y?)
6.5.3. giữ nguyên dạng, phiên âm hay chuyển tự các từ nước ngoài?
6.5.3.1. Viết tên riêng nước ngoài thế nào?1
1. Tên của một người, một địa danh, một nước được gọi là tên riêng, cốt để phân biệt người này với người khác, địa danh này với địa danh khác, nước này với nước khác.
Trong lớp học, nếu có hai bạn tên hùng thì phải thêm chữ A, chữ B vào để phân biệt hùng A với hùng B nhưng trong những giấy tờ pháp lý thì cả hai đều vẫn chỉ là hùng.
Tên riêng là đặc trưng của một cá nhân về chữ viết, về ‘mặt chữ’ nên được phép viết lệch chuẩn, không giống với những quy định thông thường. Tác giả của Chân trời cũ có bút danh là hồ Dzếnh. Trong tiếng Việt không có phụ âm dz nhưng chẳng ai thắc mắc hoặc có quyền đòi hỏi phải sửa lại thành hồ Dếnh cả. Xin mở một ngoặc đơn: nhà văn hà Triệu Anh, họ tên hà Anh ghi theo giọng Quảng Đông là hồi - Díng, tên này nghe khó xuôi nên tác giả đặt bút danh
1 Một phần bài này đã đăng trên SGTT, ngày 16.08.2010 198
là hồ Dzếnh. Tuy vậy những người trong làng văn nghệ vẫn cứ trêu đùa gọi ông là hồ Dính, có người còn đặt một vế đối: ‘hồ Dính dính hồ hồ chẳng dính’ để thách đối. Có một vài vế đối nhưng đều chưa chỉnh, như: ‘ngọc giao giao ngọc ngọc không giao’ (mượn tên nhà văn ngọc giao). Cũng có người đối lại: ‘Vũ Bằng bằng vũ vũ chưa bằng’ (mượn tên nhà văn Vũ Bằng - dẫn từ internet).
Vậy thì, nguyên tắc đầu tiên của việc viết tên riêng là phải viết đúng theo mặt chữ như nó vốn có.
2. Trên thế giới hiện có nhiều hệ thống chữ viết với khoảng 50 bảng chữ cái khác nhau. nhiều bảng có nguồn gốc từ hệ chữ Latinh (Anh, Pháp, Bồ Đào nha, Việt...), hệ chữ Slave (nga, Ba Lan,...), hệ chữ khối vuông (hán, hàn,...), hệ chữ Do Thái, chữ hy Lạp... Có hệ chữ viết ghi âm, có hệ ghi ý.
Mỗi dân tộc ghi tên riêng theo hệ chữ viết của mình. Trong quá trình giao tiếp, chúng ta có nhu cầu đọc văn bản của những dân tộc khác, ấy thế là có nhu cầu phiên âm thứ tiếng này sang thứ tiếng khác hoặc chuyển tự chữ viết này sang chữ viết khác.
3. Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc trưng ngữ âm riêng, có bảng chữ cái riêng nên có những hiện tượng ngữ âm và chính tả trong thứ tiếng này lại không có âm và chữ viết tương đương trong thứ tiếng khác. hơn nữa, do năng lực thẩm âm mỗi người mỗi khác, và mỗi người lại đọc theo tiếng Anh, tiếng Pháp hay theo thứ tiếng nào đó, nên tất yếu xảy ra hiện tượng mỗi người phiên âm một kiểu và phiên âm không luôn luôn đạt được âm giống hệt như âm gốc. Và
199
chúng ta không hy vọng có được sách công cụ tra cứu chuẩn khi phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Ví dụ 1: Tiếng Việt có thanh điệu nên khi phiên âm liền xảy ra những cách phiên khác nhau liên quan tới thanh điệu. nếu âm cuối là âm khép -p, -t, -k (-c, -ch) tạo ra vần trắc thì khi viết vần này với thanh sắc vẫn phải bỏ dấu sắc (quan điểm của sách giáo khoa vật lý), nhưng cũng có thể theo quan điểm của sách giáo khoa hóa học và sinh học không có dấu sắc thì vẫn là thanh sắc (axit, cacbonat, gluxit, lipit).
Ví dụ 2: Bảng chữ cái tiếng Việt không có các chữ f, j, w, z. Vậy là gặp rắc rối khi phiên các từ bắt đầu bằng những chữ cái đó, nhất là khi những chữ đầu này thành những đơn vị đo lường: J, W, F (chữ đầu tên của nhà vật lý J.P. Joule,J. Watt, M. Faraday, g. Fahrenheit). Dòng điện chạy qua một mạch điện sẽ sinh công. nói ‘đơn vị của công là giun’ nhưng bắt buộc viết ‘đơn vị của công là J’. nói ‘công suất bóng đèn này là 45 oát’, nhưng bắt buộc viết ‘công suất bóng đèn này là 45W’. Có nghĩa là không thể phiên âm Joule, Watt mà phải viết theo nguyên dạng.
hệ quả tất yếu là nhiều khi đọc các từ phiên âm (khá tùy ý) khó mà tái hiện được chữ gốc. Khi đọcnoóc-mân Mây-lơ, Uy-li-am Phôn-cnơ, En-tô-ny Béc-gi-ét, Ét-na Ô-brai-en, Frăng-xoa Mô-ri-ac... mấy người có thể tái hiện ngay tên gốc các nhà văn này? (n. Mailer, W. Faulkner, A. Bergess, E. O’Brien, F. Mauriac). Vả lại, trong tiếng Việt làm gì có các vần cnơ, brai, Frăng... mà gọi là phiên âm sang tiếng Việt? Bạn thử mà xem, cái họ nguyễn của người Việt nếu phiên
200
âm sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng nga thì viết thế nào và liệu mấy người nước ngoài đọc đúng từ nguyễn như người Việt? Tên thủ đô nước nga là MOCKBA, một từ khá dễ phiên âm cũng được người Anh phiên thành Moscow, người Pháp phiên thành Moscou, người Trung hoa lại phiên theo cách riêng và được người Việt đọc theo âm hán Việt thành Mạc Tư Khoa. Có một thời nhiều người Việt học tiếng nga nên thủ đô nga cho đến nay còn được viết theo cách đọc nga thành Mát-xcơ-va. Thử hỏi, những cách viết Moscow, Moscou, Mạc Tư Khoa, Mát-xcơ-va (tiếng Việt không có vần xcơ nên tên này thậm chí còn được viết là Mát-xì-cơ-va) đâu có được người Anh, người Pháp, người Việt đọc đúng như âm nga của từ MOCKBA?
Mà ngay cách đọc tên nhạc sĩ Ba Lan F. Chopin liệu có trùng hoàn toàn với cách đọc tên ông viết theo tiếng Ba Lan: F. Szopen?
nhiều tên riêng chứa đựng ý nghĩa, nếu phiên âm người đọc sẽ không còn nhận ra được những ý nghĩa đó. Ở những ngôn ngữ đa âm tiết, một từ, trong đó có tên riêng, có thể tách ra thành những âm tiết khác nhau rồi lắp ghép với nhau thành những từ mới. Từ đây có một kiểu tên riêng hình thành theo cách chơi chữ mà tiếng Việt không có.
Ví dụ:
- Sự liên minh của hai chính khách được biểu tượng bằng một tên riêng theo cách lấy phần đầu tên người này gắn với phần đuôi tên người kia. Trong câu ‘Khi còn cầm quyền,
201
Tổng thống Pháp Sarkozy và bà Merkel đã hình thành liên minh Merkozy’. (Tuổi Trẻ, 08.05.2012)
Cái tên Merkozy có phần đầu Merk là phần đầu tên nữ thủ tướng Đức Merkel, còn phần cuối kozy lại là phần cuối tên ông Sarkozy, nguyên Tổng thống Pháp.
- ngày 19.06.2012, khi Tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết luật cải cách y tế năm 2010 - mọi người đều phải có bảo hiểm y tế trước 2014 - là hợp hiến, giúp khoảng 32 triệu người Mỹ hưởng lợi, nhưng những người giàu và Đảng Cộng hòa lại phản đối. họ gọi đó là Obamacare (chăm sóc Obama). (Tuổi Trẻ, 30.06.2012) nếu phiên âm làm sao nhận ra được những ý nghĩa này?
Có nên phiên âm không? hiện nay có quan niệm cho rằng cần phiên âm tiếng nước ngoài để cho người đọc bình thường dễ hiểu. Trong câu hỏi ‘Viết cho ai?’ có vấn đề mỗi tờ báo nhằm vào một số bạn đọc nhất định và mỗi bài báo cũng lựa chọn một số độc giả nhất định. Độc giả của tạp chí Khoa học ngôn ngữ khác độc giả của báo Thanh niên và lại càng khác những bạn đọc nhỏ tuổi của báo nhi đồng. Do vậy, vấn đề ‘dễ hiểu’ hay ‘khó hiểu’ chủ yếu liên quan đến nội dung, từ ngữ và cách viết một bài cũng như trình độ của người đọc. Cho nên, xét về nội dung, dùng từ nước ngoài nguyên dạng hay phiên âm không ảnh hưởng đáng kể tới tính dễ hiểu của một bài viết. Không phải cứ phiên âm là nội dung sẽ dễ hiểu hơn.
Với câu ‘Tác phẩm Don Quisote là một pas de deux rất khó’ (b., 03.03.1996), người ngoài ngành nghệ thuật sẽ hiểu
202
thế nào? nếu không học tin học, bạn có hiểu được đầy đủ câu ‘Có bao nhà doanh nghiệp (cùng êkíp trợ lý), có bao nhà nghiên cứu truy cập vào site của ASEAn để tự tìm hiểu những văn kiện về AFTA’? (b., 04.1999) nếu phiên âm pas de deux và site thành pa đờ đơ và sai (/sai-tơ) thì những câu trên dễ hiểu hơn được bao nhiêu hay lại càng thêm bí hiểm? nếu ai đã không biết pas de deux là ‘phần múa đôi trong mộtvởbalê’thìkhiphiênâmnóthànhpađờđơ họlạicàng không hiểu câu đó. gặp trường hợp phải dùng từ nước ngoài để giải thích một khái niệm tiếng Việt thì việc phiên âm có còn ý nghĩa gì nữa không? Bạn có định phiên âm từ slide và tên riêng nước ngoài trong câu dưới đây không? ‘Có 35.000 ảnh và phim dương bản (slide) của 5.200 tác giả từ 118 nước gửi đến tham dự cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế hasselblad Australia Supes Circuit...’ (b., 04.09.1999)
Vả lại, phiên âm có thể làm hiểu sai lạc nội dung.
Theo quy ước quốc tế, thứ tự các cơn bão trong một vùng biển được đặt theo một danh sách tên xếp theo thứ tự chữ cái. nếu thực hiện sự phiên âm, bạn sẽ hiểu thế nào về đề báo ‘Cơn bão Xô ni a tàn phá BJP’? nếu để nguyên dạng tiếng nước ngoài ‘Cơn bão Sonia tàn phá BJP’ (Tuổi Trẻ, 30.11.1998) bạn còn có cơ may luận ra đây là một đề báo ca ngợi chiến thắng của đảng Quốc Đại I mà đứng đầu là bà Sonia gandhi trong kỳ bầu cử ở bốn bang tại Ấn Độ trước đảng BJP của thủ tướng A. B. Vajpayee.
hơn nữa, liệu có thể phiên âm thống nhất được không? Trong bài báo ‘Thấy gì qua những tên riêng nước ngoài
203
trên báo chí?’ (gD&TĐ, số 42.1992) tôi đã dẫn ra hàng loạt chuyện về phiên âm bát nháo tên riêng nước ngoài trên sách báo; cùng một tên người có tới ba, bốn cách phiên khác nhau. nếu thực hiện việc phiên âm hoặc chuyển tự tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, với tình hình một tên có tới ba bốn cách phiên âm thì với những ai muốn truy tìm chính xác vấn đề hữu quan qua những tài liệu nước ngoài làm sao có thể tái hiện lại được nhanh chóng và chính xác một tên ở nguyên dạng tiếng nước ngoài? Cứ cho rằng có một Viện chuẩn hóa tiếng Việt sẽ xây dựng những từ điển quy định cách phiên âm chuẩn từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt thì xây dựng bao nhiêu từ điển phiên âm cho đủ? (Xây dựng cả trăm từ điển phiên âm cho những ngôn ngữ trên thế giới có chữ viết chăng?) Bao giờ mới xây dựng xong? Có từ điển rồi thì trong thực tế người dùng có điều kiện mua, có điều kiện lưu trữ, có điều kiện để dùng không? (Một phóng viên đi các nơi viết bài, khi cần phiên âm các địa danh, nhân danh, sản phẩm nước ngoài... thì làm thế nào có từ điển phiên âm để tra cứu? hay phóng viên cứ viết đại theo nguyên ngữ rồi mỗi báo, mỗi đài lại tăng thêm biên chế để có bộ phận chuyên làm cái việc phiên âm lại các từ ngữ ở nguyên ngữ thành dạng chữ Việt?). Khi gặp những từ ngữ không được ghi trong từ điển phiên âm của chúng ta thì họ làm thế nào? Trong mẩu tin hết hơi có câu ‘Từ dài nhất mà ông phải đọc là: Dichlorodiphenyltrichloroethane, tức thuốc diệt trùng DDT’. (TTCn, số 40.1998) nhà từ điển học nào tiên liệu và đưa ra được những quy tắc phiên âm cho cái từ dài 31 chữ trong câu trên hoặc những khái niệm khoa học mới xuất
204
hiện và cũng dài đại loại như vậy? nhà từ điển học nào xây dựng nổi một từ điển phiên âm tên họ của mọi người trên thế giới? Kết quả là vẫn sẽ xảy ra tình trạng tùy tiện trong cách phiên âm các từ nước ngoài.
Vì vậy, không nên phiên âm mà nên chuyển tự (transcription).
4. Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã xây dựng những quy tắc chuyển tự từ hệ chữ viết này sang hệ chữ viết khác, trong đó có chuyển chữ nga sang chữ Latinh. Theo đó MOCKBA, ПУШКИН... được chuyển thành Moskva, Pushkin... Viết như vậy thì bất cứ dân tộc nào cũng nhận ra Pushkin là ai.
5. Tên riêng nước ngoài nhập vào tiếng Việt thế nào?
Trước hết qua tiếng Trung Quốc, sau đó là tiếng Pháp và nay là tiếng Anh. Mặt khác chịu tác động của những quy luật ngôn ngữ, những tên riêng này thay đổi dần đi.
nhập qua tiếng Trung Quốc, chúng ta có những tên được viết có dấu nối: nước Anh-cát-lợi, Úc-đại-lợi, Ý-đại-lợi, Bồ- đào-nha, Tây-ban-nha, nam-dương, Phi-luật-tân, Thổ-nhĩ- kỳ, Ba-tư, Ả-rập, Mễ-tây-cơ, hung-gia-lợi... Rồi những tên thành phố, tên người Ba-lê, Luân Đôn, Bắc Kinh, Bá-Linh, hán Thành, hoa-thịnh-đốn, nã-phá-luân; hương Cảng, Cựu-kim-sơn, Mã-khắc-tư, Mạnh-đức Tư-cưu... Sau đó những dấu nối được bỏ đi.
Chịu ảnh hưởng của tiếng Pháp rồi tiếng Anh nhiều tên được chuyển lại theo cách đọc Pháp, rồi cách đọc Anh: Ái nhĩ Lan → Iếc-lăng → Ai len, nam Dương → In-đô-nê-xia,
205
Mễ Tây Cơ → Mếch-xích, hung gia Lợi → hung ga ri, Bảo gia Lợi → Bu ga ri, Lỗ Ma ni → Ru ma ni... Ba Lê → Pa ri, hoa Thịnh Đốn → Oa sinh tơn, hương Cảng → hồng Kông, Bá linh → Béc lanh, Cựu Kim Sơn → San Francisco, Mã Khắc Tư → Các Mác, nã phá luân → na pô lê ông...
Do nguyên lý tiết kiệm trong ngôn ngữ, nhiều tên riêng tự động được rút gọn đi thành những tên rất Việt nam: Anh Cát Lợi → Anh, Úc Đại Lợi → Úc, Ý Đại Lợi → Ý, Áo Địa Lợi → Áo, A Mỹ Lợi gia → Mỹ, hung gia Lợi → hung... Quá trình này vẫn đang xảy ra. Báo chí thường viết ‘huấn luyện viên người Bồ Calisto.’
Một tên riêng có thể có nhiều biến thể. Tên riêng hiện thời và những tên riêng được dùng trước đó đều có ích. hiện nay chúng ta nói đi Pari, hay đi Paris, nhưng một nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử viết về thời kỳ cách nay 2 thế kỷ thì phải nói ‘đi Ba Lê.’
Thay đổi tên gọi theo quy định trở lại nguyên gốc mà không tham khảo ý kiến của giới ngôn ngữ học nên có vài tên không thỏa đáng: Ý → Italia; Úc → Australia.
Có những chi tiết đáng để suy nghĩ:
1) những người đầu tiên phàn nàn về đổi tên Ý thành Italia là Đại sứ quán Ý: ‘Cái từ nước Ý hay như vậy, sao lại chuyển thành nước Italia?’
2) Có đổi Úc thành Australia nhưng nào thấy đổi Áo thành Autriche (theo tên Pháp), Austria (theo tên Anh) hay Österreich (theo tên Đức), và chúng ta vẫn cứ nói ‘huấn luyện viên người Áo A. Riedl’.
206
3) nhiều báo vẫn cứ viết là đội tuyển Úc, đội tuyển Ý...
Tóm lại:
a. Khi viết tên riêng cần theo nguyên tắc cố gắng tối đa viết đúng theo mặt chữ như nó vốn có. Cụ thể là:
những nước có chữ viết theo hệ Latinh thì giữ nguyên dạng tên riêng. Thủ đô Ba Lan là Warszawa thì viết như vậy. hà cớ gì trong các báo dịp EURO 2012 lại viết theo tên tiếng Anh ‘Varsaw’? hầu hết các địa danh trên thế giới đã được viết theo tiếng Pháp và tiếng Anh và trở nên quen thuộc, vì vậy khi giữ đúng cách viết của một quốc gia về tên riêng của họ, nếu cần thiết có thể chua thêm tên tiếng Anh hoặc Pháp. Ví dụ: Đức có thành phố Koln, tên Pháp là Cologne lại rất quen thuộc với người Việt (cuối thập kỷ 50 thế kỷ trước, người hà nội rất hâm mộ bộ phim Đại úy thành Cô-lô-nhơ); Ba Lan có thành phố cổ Kraków rất nổi tiếng mà người Việt quen với tên Pháp là Cracovie. Trong những trường hợp này có thể viết Koln (hay Cologne), Kraków (hay Cracovie). Có thể lược bớt các dấu phụ. Ví dụ: nhà thơ Sandor Petofi (lược bỏ dấu hai chấm trên chữ o)
những nước có hệ chữ không phải Latinh, họ phiên tên riêng sang chữ Latinh thế nào thì chúng ta theo đúng như vậy. Ví dụ: người hàn viết Seoul thì ta cũng viết Seoul chứ không gọi là hán Thành; người Ấn viết Mumbai (còn gọi là Bombay) thì ta cũng viết vậy. Ta cũng theo người nhật gọi Tokyo chứ không gọi Đông Kinh nữa.
b. Tôn trọng những tên gọi truyền thống, quen thuộc - có từ trước 1945 và nay vẫn dùng - nhất là những tên gọi phù
207
hợp với nguyên lý tiết kiệm trong ngôn ngữ. những tên riêng gốc hán đã vào tiếng Việt lâu đời thì giữ nguyên: Pháp, Anh, Đức, nhật, Bỉ, Ý, Áo, Úc, Ấn Độ, Đan Mạch, hy Lạp,... Luân Đôn, Bắc Kinh, Thiên An Môn... Với những tên riêng Trung Quốc không quen thuộc thì người ta viết thế nào chúng ta viết như vậy. Tên một vận động viên bóng bàn được viết là Wang hao thì chúng ta cũng viết vậy mà không cần truy lại cách viết hán Việt Quang hạo.
c. Tôn trọng cách viết của một quốc gia về tên riêng của họ. Chẳng hạn, về nước Mỹ, Đại sứ quán Mỹ sử dụng hai cách viết hợp chúng quốc hoa Kỳ, hợp chủng quốc hoa Kỳ (quốc gia có nhiều chủng tộc), nhưng ‘hiệp chủng quốc hoa Kỳ’ lại là tên xuất hiện trên trang web (ngày 23.06.2010) của Tổng lãnh sự quán hoa Kỳ ở Thành phố hồ Chí Minh. Chúng ta chấp nhận cả ba cách viết đó.
Các kỹ sư tin học dễ dàng viết một phần mềm cho phép nhận diện được một tên riêng qua những biến thể khác nhau của nó.
***
Về các thuật ngữ khoa học
Dùng các thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt, có thể dùng cách dịch nghĩa. Ví dụ: không nên dùng ‘e-mail’ mà nên dùng ‘thư điện tử’ (Khi nói năng có thể nói i meo, trong tương lai, tiếng Việt có thể có từ i meo). Khi chưa có được một thuật ngữ tương đương thích hợp thì giữ nguyên dạng.
208
Ví dụ: trang web, internet... (không ai phiên âm thành trang uép, trang oép, in-téc-nét, in-tơ-nét...)
Về các từ ngữ thông dụng
Tự chúng sẽ phát triển theo những quy luật ngôn ngữ. Không cần và không thể áp đặt theo những quy tắc võ đoán. Ví dụ: Từ savon của tiếng Pháp đã thành hai biến thể xà phòng và xà bông.
Từ top ten của tiếng Anh với nghĩa là ‘mười đĩa hát, mười quyển sách (bán chạy nhất)’ hoặc ‘mười ca sĩ (được ưa thích nhất)’, nay được rất nhiều người chuyển thành ‘tốp mười’ cũng với nghĩa đó. Có điều, top của tiếng Anh và tốp của tiếng Việt có nghĩa khác hẳn nhau.
Khuynh hướng rởm chữ. hiện nay có một khuynh hướng không lành mạnh và khá phổ biến là: cố viết tiếng nước ngoài để làm sang (lấy ‘le’) về trình độ ngoại ngữ. Cần kịch liệt phê phán những kiểu quá lạm dụng tiếng nước ngoài như vậy. nhưng dùng tiếng nước ngoài mà ‘chữ tác đánh chữ tộ’, có những sai lầm về cách viết, thì tự nó sẽ phơi bày trình độ ngoại ngữ rởm của tác giả.
Vấn đề quan trọng là làm thế nào để dân trí nhanh chóng được nâng cao, nhất là về trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật. Trong bài Tại sao khoa học Trung Quốc chậm cất cánh?, giáo sư ho Peng Yoke giám đốc Viện nghiên cứu needham ở Cambridge, Anh, đã nói về một lý do khiến khoa học Trung Quốc chậm cất cánh. Đó là ‘người Trung Quốc không có thói quen tạo ra từ ngữ khoa học mới, khiến việc
209
đọc và hiểu các văn bản khoa học trở nên khó khăn đối với những người không am hiểu’. (Tuổi Trẻ, 02.09.1999) Tình hình này có lẽ cũng đúng đối với Việt nam. Vậy nên nhanh chóng nhập các khái niệm khoa học mới ở nguyên dạng vào vốn từ tiếng Việt. Văn tự của chúng ta theo hệ thống chữ Latinh, viết được theo nguyên dạng từ ngữ của những thứ tiếng cũng viết theo hệ thống chữ Latinh. Tại sao người Pháp chấp nhận được trong ngôn ngữ của họ cách viết các từ nước ngoài theo dạng gốc, trong đó có tiếng Việt, mà ta lại không chấp nhận cả trong những trường hợp cần thiết? (Trong từ điển Pháp Le petit Robert, 1992, có từ nươc-mâm (nước mắm) và congai (con gái) và họ ghi rõ đó là những từ gốc Việt). Vậy có thể chấp nhận giải pháp viết nguyên dạng tiếng nước ngoài và nếu cần thì chua cách phiên âm hoặc chuyển tự đặt trong ngoặc đơn. Sau này với những từ thuộc phạm vi sinh hoạt đời thường có những cách viết, cách phiên âm hoặc cách chuyển tự nào trở nên quen thuộc và được người Việt chấp nhận trở thành những từ Việt thì sẽ dùng những cách viết đó mà không viết nguyên dạng nữa. nghĩa là trước mắt chúng ta viết site (sai/sai-tơ), nhưng chúng ta vẫn viết múa ba lê, xà phòng bột, xà bông bột, miếng ba tê, tên găng-xtơ, ô tô chạy rầm rầm phía sau lô cốt... Cần phê phán những cách viết múa ballet, savon bột, miếng pâté, tên gangster, auto chạy rầm rầm phía sau blockhaus...
Tóm lại, nên viết nguyên dạng các thuật ngữ khoa học và các tên riêng nước ngoài.
210
6.6. Viết tắt
6.6.1. Khi mới tạo ra chữ viết, con người chưa nghĩ tới chuyện viết tắt. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển người ta thấy cần phải viết nhanh hơn, gọn hơn nhưng lại chuyển tải được nhiều thông tin hơn. Thế là sinh ra hiện tượng rút gọn văn bản và viết tắt. người ta cứ viết tắt dù không được chính thức thừa nhận. Mãi đến 23.01.1985 báo nhân Dân mới ra quyết định thực hiện viết tắt. Liền đó chúng tôi có bài hoan nghênh: Về một quyết định hợp quy luật: Thực hiện viết tắt. (nhân Dân, 21.02.1985)
Chú ý là viết tắt khác nói tắt.
Với a,a2 lẽracầnđọclà‘cănbậchaicủaa’,‘abình
phương’ chúng ta lại đọc là ‘căn a’, ‘a bình’. Thế là nói tắt.
Sự rút gọn từ ngữ vừa dẫn tới cách viết tắt vừa dẫn tới cách nói tắt. Khi rút gọn ‘Việt nam Độc lập Đồng minh hội’ thành Việt Minh là chúng ta đã thực hiện việc viết tắt đồng thời tên gọi gồm bảy tiếng cũng được đọc tắt thành hai tiếng Việt Minh.
Viết tắt không đồng nhất với nói tắt, đọc tắt. Khi Việt Minh viết là VM thì đó chỉ là viết tắt còn đọc thành vê em thì vẫn là hai tiếng. Xướng ngôn viên trên đài truyền hình và truyền thanh nên chú ý điều này. Có thể viết ‘Tỉnh có trên 7.000 phương tiện đánh bắt cá với tổng công suất hơn 300.000 CV’, nhưng không nên đọc là ‘... ba trăm ngàn xê vê’, ‘... ba trăm ngàn xi vi’, mà cần đọc thành ‘... ba trăm ngàn mã lực’.
Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới hiện tượng viết tắt.
211
6.6.2. Một số thuật ngữ và khái niệm
Ký hiệu & (và)...
ngoài những ký hiệu thông dụng, như $ (đô la), % (phần trăm) mỗi ngành khoa học lại có những hệ thống ký hiệu riêng. Các danh pháp hóa học, các ký hiệu toán học, vật lý học, các ký hiệu trong ngành xuất bản, thương mại, giao thông...
Dạng tắt của từ ngữ (abbreviation)
Loại này bao gồm tất cả các cách viết rút gọn từ ngữ nói chung.
Có thể đó là sự rút gọn một bộ phận của từ ngữ để thành một từ mới:
- Một số quá trình rút gọn để thành từ mới như sau:
Tiếng Pháp: bus ←autobus ← automobile omnibus
Tiếng Anh: motel ← motor hotel; zoo ← zoological gardens
- Một số dạng tắt của từ: kg ←kính gửi / kilôgam, l ← lít, km ← kilômét, ô. ← ông... Mỗi người, theo nhu cầu và thói quen lại có những quy ước riêng về một số dạng tắt của từ, như: nhg ← nhưng, trg. ← trang, khg ← không...
- Dạng tắt theo chữ đầu (Initial, sigle): chỉ ghi chữ đầu trong một số tiếng của từ ngữ: hTX ← hợp tác xã; UBnD ← ủy ban nhân dân, QĐnD ← quân đội nhân dân, ASEAn ← Association of South East Asian nations (hiệp hội các nước Đông nam Á), VIP ← very important person (yếu nhân)...
212
Từ tắt (acronym): Cách viết rút gọn từ ngữ sao cho có thể đọc được như những từ ngữ thông thường.
Tivi ←TV ←television, télévision
Rađa ← radar ← RAdio Detection And Ranging
Trong số các từ tắt cần tách ra một nhóm riêng: tên giao dịch, thương hiệu. YTECO, COLUSA, COTEVInA... là những tên giao dịch của Công ty Y tế Tp. hồ Chí Minh, Công ty lương thực Tp. hồ Chí Minh, Công ty tem Việt nam...
6.6.3. Đọc từ viết tắt và viết từ đọc tắt
- Đọc từ viết tắt
+ gặp những ký hiệu khoa học thì đọc đúng như tên đầy đủ của nó. gặp 15 km thì phải đọc ‘mười lăm kí-lô-mét’
+ gặp những chữ tắt khác, nếu không gây hiểu lầm thì đọc như vần quốc ngữ. người Việt quen đọc bảng chữ cái là a bê xê... Vậy không nên ‘Anh hóa’ khi đọc các từ tắt. ASEAn nên đọc là A xê an chứ không nên đọc là A xin. Chương trình phát thanh dành cho người Việt nam xa Tổ quốc VOV nên đọc là vê ô vê, không nên đọc thành Vi ô vi. Chương trình tiếng Việt của người Anh, cũng đọc những từ tắt theo kiểu Việt: Đài BBC ở ngay trên đất Anh cũng tự giới thiệu ‘Đây là Đài Bê bê xê...’ mà không đọc là ‘... Đây là Đài Bi bi xi...’. nATO đọc là ‘na tô’, VIP đọc là ‘víp’, YTECO đọc là ‘y tê cô’,...
+ gặp những từ tắt không đọc được theo vần quốc ngữ thì phát âm từng chữ cái: gDP đọc là giê đê pê, không đọc là gi đi pi.
213
Do nhu cầu của báo hình là đọc sao cho người nghe hiểu nên chấp nhận lối đọc dư: Ít khi đọc ‘Tổ chức OPEC’ mà đọc ‘Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC’, nên đọc ‘đảng LDP’ mặc dù chữ P đứng cuối có nghĩa là ‘đảng’ rồi (P = party).
+ gặp những từ tắt tiếng Việt, sẽ đọc như dạng đầy đủ. Với từ tắt hTX, đọc ‘hợp tác xã’ vì đọc ‘hát tê ích’ thì cũng dài như vậy. như vậy: Viết tắt trên báo viết khác với đọc tắt trên báo nói.
Không viết tắt từ đọc tắt. Đọc tắt nhưng không phiên âm ra để viết: ‘... Ban lãnh đạo còn bỏ ra 20 triệu đồng vào nam thuê tư vấn ‘chi’ thêm một lần nữa cuối cùng cũng còn được triệu ba. giá rẻ nửa triệu U-ét.’ (b., số 33, 1999) Từ tắt U.S (lẽ ra USD) được phiên âm rồi viết lại thành U-ét. Thế cũng là sai.
Tiếng Việt Giàu Đẹp Tiếng Việt Giàu Đẹp - Trần Đức Dân Tiếng Việt Giàu Đẹp