However rare true love may be, it is less so than true friendship.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Hà
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 144 / 14
Cập nhật: 2020-05-03 18:19:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5 - Chân Lý
háng 7 ở Pa-ri là tháng của những cuộc thi tranh giải: thi ô tô, thi xe đạp vòng quanh nước Pháp, thi tiếng Hi Lap và tiếng La-tinh, thi âm nhạc, thi hội họa và điêu khắc. Tháng 7 năm 1919 ấy, một tháng sau khi công bố bản yêu sách đòi quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam, anh Nguyễn Ái Quốc phải thi gan trước sự dọa nạt của cảnh sát và sự công kích của đủ loại tay sai thực dân. Anh hiên ngang thách thức kẻ thống trị dân tộc anh, thách thức đế quốc Pháp có số đất thuộc địa rộng gấp 19 lần nước Pháp và số dân nhiều hơn gấp rưỡi.
Tình hình Việt Nam lúc này càng cho thấy tiếng nói của anh Nguyễn đòi tự do dân chủ cho nhân dân là hoàn toàn đúng và cần thiết. Sau cuộc chiến tranh thế giới, Việt Nam đã kiệt quệ. Nhưng những người Việt Nam mỗi năm vẫn phải đổ mồ hôi sôi nước mắt nộp hàng chục vạn tấn gạo, hơn 400 triệu phơ-răng để nuôi béo bọn áp bức mình. Như thế vẫn chưa đủ. Bọn thực dân đang âm mưu bắt đi hàng vạn người Việt Nam đưa đến các đồn điền để thõa mãn túi tham của bọn ăn bám. Câu nói vô liêm sỉ của cựu toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-me ghi sâu trong đầu óc chúng: “Khi nước Pháp đến Đông Dương thì dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng làm nô lệ”.
Giữa nắng tháng 7, anh Nguyễn cầm bản yêu sách của mình đến nhiều nơi ở Pa-ri và tại mọi cuộc họp, cuộc tiếp xúc, anh nói về tình cảm đồng bào anh. Anh muốn làm cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp biết rõ thuộc địa là cái gì, những việc đã và đang xảy ra ở đó và nỗi đau khổ mà nhân dân Việt Nam đang chịu đựng. Anh phải đấu tranh với những quan điểm sai lầm và nhận thức không đúng về vấn đề thuộc địa trong bộ phận giai cấp công nhân và trong Đảng xã hội Pháp. Không ít người vẫn còn nghĩ rằng thuộc địa chẳng qqua chỉ là một xứ mà trên là mặt trời, dưới là cát, vài cây dừa xanh với mấy người da vàng, da đen, thế thôi.
Một hôm, giáo sư Ga-bri-en Sơ-ay, thay mặt Hội Nhân quyền và Công quyền Pháp, gửi đến anh Nguyễn nhận xét bản yêu sách của anh gửi Hội nghị Véc-xay. Sơ-ray cho rằng những yêu sách về tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam mà anh Nguyễn đề ra thì chính phủ Pháp đã thực hiện đầy đủ cà rồi và đấy là “công lao của ông Xa-rô”. Sơ-ây nói với anh: “Người ta cho rằng ông không thấy hết những cải cách mà ông Xa-rô đã thực hiện. Ở đây có thề có sự hiểu lầm. Ông Xa-rô hiện đang ở Pa-ri, nếu muốn gặp ông ta thì ông có thể đến trình bày ý kiến với ông ta và nói là do Mê-na Đô-ki-an hoặc chính tôi giới thiệu. Tôi cho rằng nước Pháp hiện nay muốn tôn trọng các quyền của người bản xứ và Pháp không phải là kẻ thù của Đông Dương”. Anh Nguyễn phải tranh luận với Sơ-ay nhiều tuần liền để bác bỏ những ý kiến nói trên.
Ngay đối với Giăng Lông-giê mà anh luôn luôn nhớ ơn vì đạ hướng anh đi vào nghề viết báo ở Pa-ri, anh cũng không tán thành quan điềm của Giăng là: chỉ cần đấu tranh ở nghị viện cũng có thể đem lại độc lập, tự do cho nhân dân thuộc địa.
Ở tất cả những nơi anh Nguyễn có mặt, anh luôn đạt ra những tiếng huyên náo ồn ào của Pa-ri vấn đề thuộc địa và các dân tộc bị áp bức. Dạo ấy, một người trí thức Pháp phái tả tên là Lê-ô Pôn-đe có sáng kiến tổ chức một câu lạc bộ lấy tên Phô-bua, theo kinh nghiệm câu lạc bộ thời cách mạng Pháp năm 1789. Câu lạc bộ Phô-bua ( nghĩa tiếng Việt là Câu lạc bộ ngoại ô) không phải là một câu lạc bộ có trụ sở chính thức và cũng không phải ở vùng ngoại ô Pa-ri. Đây là một câu lạc bộ lưu động, khi họp chỗ này, khi họp nơi khác ở Pa-ri, mỗi tuần họp một lần vào tối thứ bảy. Thường có độ 300 người đến dự thuộc đủ các xu hướng chính trị, nhiều công nhân và nhiều nhà trí thức có tên tuổi. Bao giờ cũng thế, chủ nhiệm câu lạc bộ là Lê-ô Pôn-đe, người béo đậm chủ trì các buổi họp. Một người lên trình bày vấn đề, sau đó mọi người tự do chất vấn, phát biểu ý kiến, tranh luận, bàn cải dân chủ, sôi nổi và thân mật. Trong các buổi họp như thế người ta thảo luận đến tất cả mọi vấn đề, từ chính trị, văn học, nghệ thuật, triết học đến kinh tế, chăn nuôi, trồng trọt.
Anh Nguyễn Ái Quốc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Phô-bua và hồi đó câu lạc bộ thường họp ở nhà số 61, phố Sa-tô-đô, ở nhà hát La Phuốc-mi số 10 đường Bác-bét và ở hội trường Pranh-ta-ni-a, ở gốc phố Cli-si-ri-sô. Anh chăm chú nghe mọi người nói và anh học được rất nhiều điều bổ ích. Rồi anh cũng tham gai tranh luận nhiều vấn đề: bản năng con người, linh hồn có hay không, ngồi đồng ở Việt Nam. Ma-ri-nét Bơ-noa Rô-banh, một nữ trí thức tranh luận với anh giữa phòng họp vấn đề: chúng ta đã sống một kiếp nào trước đây chưa? Sau khi chết rồi, chúng ta có sông kiếp khác nữa hay không?
Một lần, bác sĩ Va-sê biểu diễn thuật gãi lưng tôm hùm để điều khiển nó, còn giáo sư bác sĩ Cu-ê từ Năng-xi tới, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Phương pháp Cu-ê”, thì trình bày vấn đề thôi miên. Người nghe nêu nhiều ý kiến, người đồng ý, người phản đối phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên. Anh Nguyễn đứng lên kịch liệt phản đối thuật thôi miên, vì theo anh, thực dân Pháp đã dùng thuốc phiện và rượu để thôi miên nhân dân Việt Nam để dễ bề đàn áp bóc lột.
Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê lấy danh nghĩa là nghị sĩ Quốc hội xin cho anh một thẻ vào đọc thường xuyên tại Thư viện quốc gia Pháp ở đường Li-sơ-ri-ơ. Bước qua vòm cổng cao của thư viện, anh Nguyễn vào làm việc, có khi cả ngày trong cái kho tàng văn hóa quý giá đó của nước Pháp. Tại đây, không những anh Nguyễn đọc được mọi sách báo từ Việt Nam gửi sang, khai thác nhiều tài liệu tốt cho việc nghiên cứu đấu tranh của anh còn học tập nhiều điều khác có ích. Anh thích đọc Sếch-pia, Đíc-ken bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa, Vích-to Huy-gô, Ê-min Đô-la bằng tiếng Pháp. Đặc biệt A-na-tôn Phrăng-xơ và Lép Tôn-xtôi đã chinh phục hoàn toàn lòng ham thích văn học của anh Nguyễn. Anh say mê đọc “Chiến tranh và hòa bình”, “A-na Ca-rê-ni-a”, “Sống lại” của Tôn-xtôi. Những tác phẩm ấy đứng về nhân dân, căm thù chiến tranh, đã kích chế độ vua quan, tôn giáo, pháp luật của giai cấp bóc lột kìm hãm con người, gay ra cảnh bần cùng và bất công trong xã hội. Cách viết của Tôn-xtôi rất giản dị, rõ ràng và dễ hiểu làm cho anh Nguyễn rất thích. Đoạn tả cuộc đi săn của gia đình Rô-xtốp trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” rất tiêu biểu, và ngòi bút tài tình của Tôn-xtôi ở đây không những lôi cuốn anh Nguyễn mà còn làm cho anh suy nghĩ và tự nhũ: “Người ta chỉ cần viết điều gì người ta thấy và cảm, bằng cách nắm lấy màu sắc và hoạt động của sự vật, như thế thì viết cũng không khó lắm”.
Lép Tôn-xtôi, nhà nghệ sĩ vĩ đại, con người khổng lồ, tấm gương phản chiếu cách mạng Nga, như Lê-nin nói đã gây hứng thú viết văn và viết tiểu thuyết cho anh Nguyễn, và thật sự là người đỡ đầu văn học cho anh. Anh bắt tay vào viết tập “Nhửng người bị áp bức” mà bọn mật thám Pháp một hôm bẻ khóa buồng anh vào lấy trôm 12 tờ bản thảo đầu tiên. Anh thường cùng Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê đi xem chiếu bóng ở rạp đường Lê-vi và thời ấy chỉ có phim không tiếng, anh thích xem phim của Sác-lô nhất, dí dỏm, sâu sắc, và đầy tính nhân đạo, phanh phui một cách tài tình mặt trái của xã hội tư bản chủ nghĩa. Ngày chủ nhật anh thường đi xem các tác phẩm hội họa ở bảo tàng Lơ Lu-vrơ và khi nào có bà con kiều bào quen dưới tỉnh về Pa-ri chơi anh cũng đưa đi xem nhà trưng bày hội họa trước cửa điện Păng-tê-ông. Anh không thích trường phái ấn tượng đang thịnh hành trong hội họa tuy anh hoan nghên sự tìm tòi cái mới của nó. Anh ưa nghe danh ca Mô-ri-xơ Sơ-va-li-ê hát những bài trữ tình nói về cuộc sống của nhân dân, nhất là bài Va-lăng-tin, Mê-nin-mông-tăng. Anh đọc, anh xem, anh học rất nhiều và anh cho rằng đấy là những kiến thức cần thiết, nếu không gọi là bắt buộc, đối với người hoạt động cách mạng. Anh muốn rằng mỗi ngày của tuổi thanh niên phải sống cho ra sống, sống có ích nhất cho sự nghiệp cách mạng, sống có lý tưởng với tất cả những ý nghĩa cao đẹp nhất của nó, không để thời gian trôi qua một cách trống rỗng. Anh công nhân Nguyễn Ái Quốc vào tuổi 29, bằng cố gắng kiên trì của chính mình và sự giúp đỡ tận tình của bè bạn, đồng chí, đã trang bị cho mình một vốn văn hóa quan trọng. Nhưng trong những hoạt động muôn màu muôn vẻ ấy của anh giữa Pa-ri,anh luôn luôn là người chiến sĩ yêu nước cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp của nhân dân. Tư tưởng của anh như chiếc kim của cái địa bàn lúc nào cũng hướng về một phía là lợi ích của đồng bào anh.
Nhưng vào thời điểm này, cứu nước bằng con đường nào đúng nhất thì anh chưa tìm ra. Anh cảm thấy cái thiếu nhất đối với anh là lý luận cách mạng. Anh cố dành thời gian đi nghe những buổi nói chuyện về chính trị. Anh gặp nhiều người để giới thiệu nguyện vọng của nhân dân anh và cũng để thu thập lời khuyên và sự ủng hộ. Người thanh niên đầy nhiệt tình và thông minh ấy rất nhanh chóng tranh thủ được thiện cảm của nhiều người, Cô-lét, nữ văn hào, Gioóc-giơ Pi-ô-sơ, một nhà báo rất Pa-ri, Xu-va-rin, nhà lý luận mác-xít nổi tiếng của Pháp, Ra-pô-po, bạn của Lê-nin, người đã đưa Lê-nin đến làm quen với gia đình Pôn Lơ-pác-ghơ, con rể Các-mác, ở ngoại ô Pa-ri, Hăng-ri Bác-buýt, nhà văn tiếng bộ, tất cả mọi người đều quý trọng anh Nguyễn và trở thành bạn thân của anh.
Sự nghèo khổ và tình đồng chí bè bạn sự quấy rầy của bọn mật thám và sự cọ sát nóng của những buổi tranh luận chính trị, những tinh hoa của nền văn hóa thế giới và những mặt trái xấu xa của xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc sống sôi động giữa phong trào công nhân và những ước ao hướng về Tổ quốc thân yêu, đã giúp anh Nguyễn tích lũy rất nhiều kinh nghiệm phong phú, tạo ở anh một phong thái hồn hậu, bao dung, lạc quan, và vững vàng.
Như con ông làm tổ, anh kiên nhẫn học hỏi và từng bước đấu tranh giữa một thế giới chìm đắm trong đêm dày của chủ nghĩa tư bản. Nhưng một sự kiện trong đại đã đến, một vòm trời sáng cao lồng lộng đã xuất hiện: cách mạng thành công ở nước Nga rộng mênh mông.
Lúc đó, anh chưa hiểu tầm quan trọng lịch sử của cuộc cách mạng vĩ đại đó. Anh mừng rỡ, vui thích, hoan nghênh ủng hộ nó theo cảm tính tự nhiên và teo một tình cảm chân thành xuất phát từ đáy lòng anh.
Bọn thực dân cố ý bưng bít không cho người thuộc địa biết cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Chúng quen dựa vào sự ngu dốt của người dân để thống trị. Anh Nguyễn đón nghe tin tức anh được biết ở góc trời Nga xa xăm đó có một dân tộc vừa đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và đang tự quản lí đất nước mình, không cần tới bọn vua chúa, tư bản và bọn toàn quyền. Anh chưa hiểu thế nào là chủ nghĩa bôn-sê-vích và con người bôn-sê-vích, cách người ta gọi chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản thời đó ở Nga. Anh chỉ biết rằng nhân dân Nga vùng dậy lật đổ chế độ cũ, làm chủ vận mệnh của mình là những con người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất là Lê-nin. Chỉ điều đó cũng làm cho anh khâm phục và đầy nhiệt tình với dân tộc đó và lãnh tụ của dân tộc đó. Anh còn biết được sau khi giải phóng nhân dân nước mình, Lê-nin còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa và Lê-nin kêu gọi các dân tộc da trắng giúp đỡ các dân tộc da vàng, da đen thoát khỏi ách áp bức của bọn xâm lược, bọn toàn quyền, công sứ, mật thám và tây đoan. Đối với anh là người dân mất nước, điều ấy ngay từ đầu là niềm cổ vũ lớn, niềm hi vọng chứa chan. Ở anh nhen lên tình cảm tôn kính với Lê-nin và sự khát khao tìm hiểu con đường của Lê-nin.
Đến khi không che nổi ánh sáng mặt trời, giai cấp tư sản chuyển sang một chiến dịch điên cuồng xuyên tạc và vu khống Cách mạng tháng Mười Nga cùng những người bôn-sê-vích Nga. Nước Pháp do Poanh-ca-rê làm tổng thống. Là một con người cực kỳ phản động, giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhân dân đặt cho hắn cái tên “Poanh-ca-rê chiến tranh”. Chính hắn là người cầm đầu chính phủ Pháp chủ trương đánh tiêu diệt cách mạng Nga. Dùng quân sự thất bại, hắn chủ trương bao vây kinh tế Nga và tẩy chay mọi quan hệ với nước Nga. Trong một cuộc bầu cử Hạ nghị viện Pháp, hắn cho dán khắp nước Pháp bức vẽ tuyên truyền chống cộng sản, với nhan đề: “Bôn-sê-vích hai hàm răng ngậm dao”… Trong bức vẽ phía trước là một người bôn-sê-vích mặt mũi hết sức dữ tợn, miệng ngậm một con dao đẫm máu, tay sách cái đầu của một người đàn bà, phía sau là những ngôi nhà đang cháy ngùi ngụt.
Bọn đế quốc vẽ ra bức tranh về một nước Nga kiệt quệ, đói rách, hấp hối và chúng tiên đoán ngày tan rả của nước Nga cộng sản đến gần.
Trên đất Pháp, anh Nguyễn nghe được biết bao nhiêu tin kì quặc như: chính quyền xô-viết quốc hữu hóa phụ nữ, ai muốn dùng phụ nữ thì phải xuất trình phiếu của xô-viết, nhân dân muốn ăn con gà cũng phải xin giấy phép của xô-viết, người bôn-sê-vích dìm dân trong bể máu khắp nơi … Trong khi ấy, tại Hà Nội, toàn quyền Xa-rô đến hội “khai trí tiến đức” diễn thuyết đe “người An-nam không theo bọn quá khích như ở Nga”.
Xa-rô nói:
– Vừa rồi, tôi thấy trong mấy tờ báo Trung Quốc có đăng lời kêu gọi của bọn cách mạng An-nam. Bọn đó muốn đòi cho An-nam được độc lập… Họ lại muốn lúc này thay đổi nền chính trị của chúng tôi, muốn làm hay hơn, tốt hơn … Nếu muôn mà nước An-nam lọt vào tay bọn đó cai trị thì chẳng bao lâu mà rối loạn lung tung cả … Tỉnh Quảng Đông bên Trung Quốc đã thế, nước Nga bên châu Âu cũng đang như thế. Trong nước rối như bòng bong, dân cực khổ không sau kể xiết, không bị chết đói thì bị giặc giết …
Tấm màng dối trá và hằn học mà bọn đế quốc giăng lên không ngăn được những tình cảm tốt đẹp nhất của anh Nguyễn hướng về đất nước và những người chặt đức một khâu mắc-xít quan trọng trong hệ thống toàn cầu của chủ nghĩa tư bản. Cùng toàn thể Đảng xã hội Pháp, anh Nguyễn đứng về phía cách mạng Nga vì đấy là cuộc cách mạng của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Anh đi phát truyền đơn của Đảng xã hội nhan đề “Lời kêu gọi lao động Pháp” chống lại sự can thiệp vũ trang của Pháp vào nước Nga trong khi Mác-sen Ca-sanh lên diễn đàn Quốc hội Pháp đòi rút ngay về nước 10 vạn quân Pháp đang gay tội ác với nhân dân Nga. Anh Nguyễn xúc động chứng kiến cảnh hơn 2000 công nhân cơ khí bãi công nhiều ngày, ngồi trên hè đường Ba-ti-nhôn gần nơi anh ở húp bát súp loãng do nhân dân ủng hộ và hô: “Đả đảo can thiệp vào cách mạng Nga!”.
Đường phố Pa-ri lúc này vang lên tiếng hát của nhân dân:
"Hãy trả lại tự do
Cho các thủy thủ chúng ta trên biển Đen
Hãy trả lại tự do
Cho những nạn nhân khốn khổ ấy.
Hãy luôn đấu tranh không mệt mỏi
Để thủ tiêu các cuộc chiến tranh đế quốc
Vì con người sống trên quả đất
Cần yêu nhau chứ không phải chém giết nhau."
Anh Nguyễn hòa tiếng nói của mình vào lời kêu gọi bảo vệ những người thủy thủ khởi nghĩa trên biển Đen, trong đó có anh thủy thủ Tôn Đức Thắng ở tàu Van-đét Rút-xô. Và khi anh gặp giữa Pa-ri Giắc Đuy-clô mới giải ngũ về anh Nguyễn nói với Giắc:
– Này, Giắc ơi, cách mạng Nga đang bị tiến công. Những người làm cách mạng sẽ còn gặp nhiều khó khăn trước khi đi tới thắng lợi cuối cùng. Nhưng, dù thế nào chúng ta vẫn cứ đi tới. Trước khi đánh gục chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới, chúng ta còn trải qua nhiều gian truân, nhưng thắng lợi nhất định thuộc về chúng ta.
Anh Nguyễn sung sướng được nghe những đoàn đi thăm Nga về kể chuyện: tình hình mọi mặt trận ở Nga ngày càng tốt, cách mạng vững bước tiến lên. Nhân dân Nga ăn đủ, mặt lành, làm việc hăng hái, có tinh thần kỉ luật cao, tối đến các rạp chiếu bóng, rạp hát đông kín người, các buổi biểu diễn vở ca kịch “Các-men” và “Con gái bà Ăng-gô” không bao giờ ít người xem.
Cuộc cách mạng Nga được cảm tình của đảng xã hội Pháp nhưng cũng gây ra sự xáo động lớn trong nội bộ nó. Trong toàn đảng nảy ra một cuộc tranh luận lớn: nên hay không nên học kinh nghiệm cách mạng Nga, nên hay không nên gia nhập Quốc tế thứ ba tức là quốc tế cộng sản do Lê-nin lãnh đạo. Số đảng viên cuối năm 1918 là 35.793 người, đến cuối năm 1919 lên tới 133.327 người, phần lớn là trẻ, chịu ảnh hưởng của cách mạng Nga và không bằng lòng với đường lối của Ban lãnh đạo Đảng xã hội ngày càng tỏ ra lạc hậu so với tình hình và phong trào quần chúng. Lực lượng trẻ ấy, trong đó có anh Nguyễn, muốn đảng rút khỏi Quốc tê thứ hai và gia nhập Quốc tế thứ ba. Những người chống lại việc gia nhập lấy lý do: kinh nghiệm cách mạng Nga không thích hợp với hoàn cảnh nước Pháp và 21 điều gia nhập do Quốc tế thứ 3 đề ra là quá khắc khe và thô bạo.
Người ta thảo luận rất sôi nổi và cũng rất kịch liệt. Anh Nguyễn nhìn vào cuộc xung đột quan điểm ấy bằng con mắt của người thanh niên Việt Nam yêu nước. Anh Nguyễn chỉ biết rằng Quốc tế thứ ba ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, còn Quốc tế thứ hai thì không.
Đề ra các điều kiện để gia nhập Quốc tế thứ ba là cần thiết nhằm ngăn chặn những phần tử cơ hội chủ nghĩa lọt vào và nhắc lại nghĩa vụ của các đảng cộng sản. Không có một tổ chức chặt chẽ thì những đảng và nhóm chính trị của Quốc tế thứ hai ùa vào cùng với nhiều quan điểm sai lầm của nó. Đối với anh Nguyễn, điều kiện thứ 8 trong số 21 điều kiện do Quốc tế đặt ra đem lại niềm vui mạnh và mở cho anh những hiểu biết mới về con đường giải phóng dân tộc. Điều thứ 8 nêu rõ:
“Trong vấn đề thuộc địa và các dân tộc bị áp bức, các đảng ở những nước mà giai cấp tư sản có thuộc địa hoặc áp bức các dân tộc thì phải có một đường lối hành động đặt biệt rõ ràng. Mọi Đảng thược Quốc tế thư ba có nhiệm vụ tố cáo không thương tiếc thủ đoạn của những tên đế quốc “của họ” ở thuộc địa, ủng hộ không phải bằng lời nói mà bằng việc làm mọi phong trào giải phóng ở các thuộc địa, đòi trục xuất bọn đế quốc ra khỏi thuộc địa, nuôi trong trái tim người lao động nước mình những tình cảm thật sự anh em đối với nhân dân lao động các thuộc địa và các dân tộc bị áp bức và duy trì trong quân đội chính quốc mọi hoạt động chống mọi áp bức các dân tộc thuộc địa”.
Một số người trong đảng xã hội Pháp lập ra Ủy ban Quốc tế thứ ba nhằm tuyên truyền, vận động các đại biểu họp Đại hội Đảng ở các cấp tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và vận động chỉ bầu đi dự Đại hội những đại biểu tán thanh gia nhập Quốc tế thứ ba. Anh Nguyễn viết thư cho Rô-nê Rây-nô, quyền thư ký Ủy ban Quốc tế thứ ba, nhà số 123, phố Mông-mác, pa-ri, xin gia nhập Ủy ban.
Những cuốn sách của Xu-va-rin viết về Quốc tế thứ ba, của Giác Sa-đun về chính quyền Xô-viết, cuốn cương lĩnh Đảng cộng sản Bôn-sê-vích, tuyên ngôn của quốc tế cộng sản bán rộng rãi trong Đảng càng làm cho anh Nguyễn tin tưởng vào sự ủng hộ của Quốc tế cộng sản đối với phong trào giải phóng dân tộc. Một số trong ban lãnh đạo Đảng xã hội Pháp, những người từng tham gai chính phủ tư sản và ủng hộ chiến tranh đế quốc nay vẫn giữ khư khư quan điểm lấy hoạt động ở nghị trường làm chính, không gắn với phong trào công nhân. Đội ngũ công nhân khắp nước Pháp sôi sục đấu tranh. Phong trào bãi công mùa Xuân 1920 to lớn và rầm rộ chưa từng thấy kể từ chiến tranh thế giới. Toàn thể công nhân xe lửa tổng bãi công, rồi tiếp đến công nhân sở xe điện ngầm, sở bưu điện, giao thông vận tải, bến tàu, kim khí, xây dựng. Lợi dụng lúc phong trào công nhân không có lãnh đạo đúng lại chia rẽ, giai cấp tư sản phản kích điên cuồng. Lực lượng cảnh sát vây ráp bắt nhiều cán bộ công đoàn và bắt cả hai thư ký của Ủy ban Quốc tế thứ ba là Lô-ri-ô và Xu-va-rin, 18.000 công nhân xe lửa bị sa thải. Bọn tư bản dùng cả quân đội đàn áp và giải tán các cuộc bãi công. Giu-a-nen, 38 tuổi, chánh thư ký công đoàn xe lửa, dùng súng lục tự tử. Đảng xã hội khủng hoảng. Những người của Ủy ban Quốc tế thứ ba, trong đó có anh Nguyễn, càng ráo riết hoạt động để mở rộng ảnh hưởng của mình và thúc đẩy việc gia nhập Quốc tế thứ ba. Lê-nin đánh giá cao vai trò của Ủy ban này, coi nó là “bộ phận gần với tư tưởng bôn-sê-vích nhất ở nước Pháp” lúc bấy giờ.
Đại hội Đảng xã hội Pháp tháng 2-1920 họp ở Xtrát-bua quyết định tiền đồ của nó. Một bộ phận bảo thủ của Đảng muốn giữ Đảng ở lại trong Quốc tế thứ hai, gọi là để trung thành với truyền thống. Nhưng Quốc tế thứ hai đã phá sản cùng với việc để xảy ra chiến tranh thế giới. Đấy là Quốc tế của những bộ trưởng, nghị sĩ, vua chúa, của những người chủ trương hợp tác giai cấp, của khuynh hướng cải lương và cơ hội chủ nghĩa. Người ta nhắc lại giữa Đại hội câu nói của Giô-rét:
– Trung thành với truyền thống không có nghĩa là quay về những thế kỷ đã tàn lụi để ngắm một dãy dài những bóng ma, mà trái lại đem hết sức mình tiến về phía tương lai, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
Đại hội Xtrát-bua không đem lại điều anh Nguyễn mong muốn. Nó tuyên bố rút khỏi Quốc tế thứ hai nhưng không gia nhập Quốc tế thứ ba. Đại hội quyết định cử Mác-xen Ca-sanh, chủ nhiệm báo “Nhân đạo” của Đảng xã hội và L.Phrốt-xa, tổng thư ký Đảng, đi Mát-xcơ-va tìm hiểu tình hình nước Nga và điều kiện gia nhập Quốc tế cộng sản. Rất quen biết Mác-xen Ca-sanh, anh Nguyễn hiểu Ca-sanh là người rất có cảm tình với Cách mạng Nga, tha thiết muốn gia nhập Quốc tế cộng sản và thái độ của Ca-sanh sẽ có ảnh hưởng lớn trong việc kéo theo một số lớn đảng viên xã hội.
Từ Mát-xcơ-va, Ca-sanh và Phrốt-xa gửi về đảng xã hội Pháp bức thư sau đây:
“Chúng tôi ở Mát-xcơ-va đã được 13 ngày.
Chúng tôi được các đồng chí Nga đón tiếp rất nồng nhiệt, với tình nghĩa anh em.
Theo chỉ thị của Đảng, chúng tôi đã làm việc với các cơ quan có trách nhiệm của Quốc tế thứ ba. Trong vài ngày tới, Quốc tế sẽ họp đại hội.
Ban thường vụ Quốc tế cộng sản tha thiết mời chúng tôi dự Đại hội, không cần biết thái dộ của Đảng ta sau này sẽ thế nào.
Chúng tôi sẽ dự với danh nghĩa tư vấn nhằm trao đổi tin tức. Chúng tôi đề nghị Ban lãnh đạo toàn quốc của Đảng ta cho phép chúng tôi nhận lời mời của Quốc tế cộng sản”.
Hai người dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ hai và được gặp Lê-nin. Anh Nguyễn phấn khởi theo dõi từng hành động của Ca-sanh ở Mát-xcơ-va và hi vọng chuyến đi của Ca-sanh sẽ dứt khoát đưa Đảng xã hội Pháp bước vào một hướng mới.
Ca-sanh trở về Pa-ri. Đảng xã hội Pháp tổ chức cuộc mít-tinh lớn ở rạp xiếc Mùa Đông để nghe đoàn đại biểu đi Nga về báo cáo. Người đến nghe rất đông, ai cũng muốn chen được vào bên trong và đứng gần diễn giả vì dạo đó chưa có máy phóng thanh. Anh Nguyễn đến sớm, tìm được một chỗ ngồi nghe tốt. Khi Ca-sanh tới, anh cùng cả biển người hát vang “Quốc tế ca” và hô: “Lê-nin muôn năm! Ca-sanh muôn năm! Ủy ban Xô-viết muôn năm!”.
Ca-sanh lên diễn đàn nói:
– Đối với một đảng viên xã hội lâu năm như tôi. Từ 30 năm nay mơ ước nhìn thấy một xã hội không có người bóc lột người, thật là sung sướng biết chừng nào được tới thăm nước Nga, ở đó nhân dân lao động đã dành được chính quyền. Cách mạng Nga tạo ra được một xã hội như thế phải qua nhiều đau khổ. Chúng ta cũng là những người gây ra sự đau khổ đó vì rằng chính đại bác Pháp, do chính công nhân Pháp sản xuất, do công nhân xe lửa và thủy thủ Pháp vận chuyển, đang giết bộ đội và nhân dân nước Nga xô-viết. Cách mạng Nga đã đứng vững sau 3 năm chiến đấu gian khổ, đứng vững trước sự bi quan của một số người, sự vu cáo của một số kẻ khác và sự điên cuồng can thiệp của thế giới tư bản chủ nghĩa. Chúng tôi đã được thấy một dân tộc vĩ đại. Chúng tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng làm cho những người xã hội lâu năm như chúng tôi hết sức cảm động. Đấy là cảnh tượng một nước Nga vĩ đại, vĩ đại nhất châu Âu, hoàn toàn rũ sạch giai cấp tư sản và hoàn toàn do công nông quản lý. Các đồng chí, sự việc lần đầu tiên mới thấy trong lịch sử đó, chúng tôi đề nghị tất cả chúng ta đem hết sức mình ra làm được như thế. Cách mạng Nga đang sống, đang được thiết lập vững vàng. Một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa đã ra đời và kêu gọi các bạn đến cùng với nó chiến đấu trên mặt trận mới của Quốc tế mới mà nó đã lập ra”.
Đấy chính là cuộc sống cách mạng mà anh Nguyễn muốn học tập và đấy cũng là lý luận cách mạng mà anh cần nghiên cứu.
Trong hai ngày liền, 16 và 17-7-1920, lần đầu tiên ở Pháp, báo Nhân đạo, cơ quan của Đảng xã hội, công bố tác phẩm quang trọng của Lê-nin: “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Buổi sáng mùa hè năm ấy, 9 năm sau ngày rời Tổ quốc, cầm tờ báo đăng 3 trang văn kiện của Lê-nin, anh Nguyễn thấy bừng lên một ánh sáng mới. Từng dòng, từng chữ quý giá hiện ra trước mắt anh. Đọc đi đọc lại nhiều lần anh hiểu được ý nghĩa chính. Mỗi câu, mỗi đoạn của Lê-nin là một phát hiện kỳ diệu đối với anh và là sự khác khao sâu sắc những điều mà anh Nguyễn trong cuộc đời bôn ba khắp năm châu:
“Cần đặt lên hàng đầu đường lối của quốc tế cộng sản việc xác nhập với nhau những người vô sản và quần chúng lao động tất cả các dân tộc nhằm tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chống bọn chủ và giai cấp tư sản”.
“Cần có chính sách thực hiện sự đoàn kết chặt chẽ tất cả mọi phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa với nước Nga xô-viết…Đoàn kết và liên minh giữa giai cấp vô sản và quần chúng lao động mọi nước và mọi dân tộc”.
“Các Đảng cộng sản cần giúp đỡ trực tiếp phong trào cách mạng ở các nước phụ thuộc hoặc bị tước quyền bình đẳng và ở các thuộc địa. Không có điều kiện sau cùng đặt biệt quang trọng này thì cuộc đấu tranh của các dân tộc phụ thuộc và thuộc địa chống áp bức và sự công nhận quyền độc lập của họ chỉ là một nhãn hiệu bịp bợm như người ta thấy trong các Đảng của Quốc tế thứ hai”.
“Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản …”.
Văn kiện lịch sử ấy của Lê-nin mở ra trước mắt anh Nguyễn một chân trời mới rực rỡ và là ngọn đèn soi đường giải phóng cho nhân dân anh: Văn kiện xuất sắc ấy của Lê-nin làm cho anh xúc động, tin tường, vui mừng đến rơi lệ và anh reo lên trong buồng anh ở: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.
Theo hiểu biết của anh, Lê-nin là người đầu tiên kiên quyết lên án mọi thành kiến đối với nhân dân các nước thuộc địa, những thành kiến ăn sâu trong xương tủy nhiều công nhân và nhiều nhà hoạt động chính trị Âu, Mỹ; Lê-nin là người đầu tiên bật lên ý nghĩa quang trong của việc giải quyết đúng đắn vấn đề thuộc địa đối với cách mạng thế giới; là người đầu tiên chỉ ra rằng nếu không có công nhân các nước thuộc địa tham gia thì không thể có cách mạng xã hội; là người đầu tiên vạch rõ sụ cần thiết kết hợp cuộc đấu tranh của nhân dân và vô sản thuộc địa với cuộc đấu tranh của vô sản ở chính quốc; Lê-nin đã tạo ra bước ngoặc trong lịch sử đau khổ của cuộc đời nô lệ của nhân dân thuộc địa.
Từ đó, anh Nguyễn xông vào các cuộc tranh luận, anh nói sôi nổi tất cả ý nghĩ của mình, anh đập mạnh những ý kiến chống lại Lê-nin, chống lại Quốc tế thứ ba. Anh thường đặt câu hỏi: “Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bên vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì?”.
Cho đến một tháng sau, anh đau phổi phải vào nằm ở bệnh viện Cô-sanh, buồng Pa-xtơ, giường số 18, khi bạn bè, đồng chí vào thăm anh vẫn còn hớn hở nói đấn những lời giáo huấn quý báu của Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc.
Anh ra khỏi bệnh viện thì được cử đi dự Đại hội lần thứ 18 họp tại thành phố Tua vào dịp Nô-en. Phòng họp đại hội là nhà Ma-ne-giơ cạnh nhà thờ Xanh Giuy-liêng trong thành phố, nhìn ra sông Loa rộng và nước chảy mạnh, bao quanh bởi 4 phố: Na-xi-ô-nan, Côn-be, Von-te và Ke Oóc-lê-ăng. Cửa đại hội cũng như trong hội trường treo tấm biểu ngữ lớn: “Vô sản tất cả các nước, hãy đoàn kết lại!”. Phía sau đoàn Chủ tịch đại hội là dòng khẩu hiệu: “Giải phóng người lao động là nhiệm vụ của chính người lao động”. 285 đại biểu, thay mặt cho 89 tỉnh đảng bộ ngồi chia theo xu hướng và quan điểm, từ tả sang hữu. Anh Nguyễn Ái Quốc, đại biểu của Đông Dương, người Việt Nam đầu tiên dự đại hội một chính đảng Pháp, ngồi cùng với nhóm tả, trên dãy ghế phía trái nhìn từ đoàn chủ tịch xuống. Đấy là nhóm chủ trương gia nhập Quốc tế thứ ba.
Đúng 10 giờ 35 phút ngày 25-12-1920, ban nhạc “Tương lai Nhân dân” cử bài Quốc tế ca, sau đó một ban đồng ca của địa phương hát bài ca cách mạng khai mạc phiên đầu tiên của Đại hội. Đoàn chủ tịch danh dự của đại hội là các thủy thủ khởi nghĩa trên biển Đen để tỏ cảm tình với cách mạng Nga và các đảng viên còn đang bị giam trong tù. Đó là 3 đồng chí Ray-mông Lơ-phe-brơ, Véc-gia, Lơ-pơ-ti, nạn nhân của cuộc phong tỏa do giai cấp tư sản quốc tế tiến hành chống nước Nga xô-viết.
Theo chương trình nghị sự, Đại hội sẽ thảo luận báo cáo của Ban bí thư, của các ban tài chính kiểm tra quản lý báo Nhân đạo và cuối cùng là vấn đề gia nhập Quốc tế nào. Nhưng Tơ-ranh đại diện nhóm chủ trương gia nhập Quốc tế thứ ba, đứng phắt dậy nói:
– Tôi đề nghị Đại hội thảo luận ngay vào vấn đề cốt tử hàng đầu là vấn đề gia nhập Quốc tế nào.
Một cuộc bỏ phiếu của Đại hội tiếp theo đó về sự thay đổi chương trình nghị sự và đa số phiếu tán thành ý kiến của Tơ-ranh. Đấy là sự biểu dương lực lượng đầu tiên của phe chủ trương gia nhâp Quốc tế thứ ba. Gần 80 người tham luận trước đại hội, xoay quanh tiền đồ của Đảng xã hội và vấn đề có nên đi theo con đường của Lê-nin hay không. Hội trường náo nhiệt cả ngày lẫn đêm, tranh luận, phân tích, bàn cải, triết lý.
Anh Nguyễn lắng nghe nhiều diễn giả nổi tiếng phát biểu ý kiến về chủ nghĩa, giai cấp, phong trào, về nhiều vấn đề mà anh chưa hiểu rỏ lắm. Còn anh, anh muốn thu hút sự chú ý đại hội đến một vấn đề cực kỳ quang trọng là giải phóng các nước thuộc địa và anh muốn nói cụ thể về tình hình Việt Nam. Cả hội trường đứng dậy vổ tay như sấm ran, khi đoàn chủ tịch đại hội giới thiệu mời anh phát biển ý kiến. Phòng họp không có hệ thống phóng thanh, anh Nguyễn đứng tại chỗ nói:
– Thưa các đồng chí, lẽ ra hôm nay tôi đến đây là để cùng với các đồng chí góp phần vào sự nghiệp cách mạng của thế giới, nhưng với một nỗi buồn sâu sắc, tôi đến đây với tư cách là đảng viên xã hội để phản đối bọn đế quốc đã gây ra những tội ác tày trời trên quê hương tôi.
Anh Nguyễn kể cho đại hội nghe sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân rồi anh nói:
– Đảng xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức.
Giăng Lông-giê ngắt lời anh:
– Tôi đã phát biểu ý kiến để bảo vệ người bản xứ.
Anh Nguyễn nghiêm nghị:
– Ngay khi tôi bắt đầu nói, tôi đã yêu cầu mọi người tuyệt đối im lặng. Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa. Chúng tôi thấy rằng việc Đảng xã hội gia nhập Quốc tế thứ ba có ý nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quang trọng của vấn đề thuộc địa. Chúng tôi rất sung sướng khi nghe tin sẽ thành lập một đoàn đại biểu thường trục nghiên cứu vấn đề Bắc Phi, và mai đây chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu Đảng phái một đồng chí của Đảng sang Đông Dương để nghiên cứu tại chỗ những vấn đề của xứ đó, và nghiên cứu những hoạt động cần phải tiến hành.
Một đại biểu phái hữu phản đối. Anh Nguyễn lập tức trả lời:
– Hãy im đi, phái nghị viện! Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh toàn thể đàng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tà, chúng tôi kêu gọi: “Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi!”.
Giữa lúc lấy khuynh hướng hoạt động nghị trường làm chính còn ngự trị vững vàng ở nhiều đảng viên xã hội, tính chiến đấu sôi nổi ấy của anh Nguyễn làm nhiều người phải chú ý. Giữa đêm 29-1, trong đại hội, cùng với 70% số 285 đại biểu phần lớn thuộc “thế hệ lửa đạn” như người ta nói, anh Nguyễn bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản. Số phiếu áp đảo nói trên đánh dấu bước tiến cực kỳ quan trọng của phong trào công nhân Pháp. Thiểu số đại biểu chống lại việc gia nhập Quốc tế cộng sản bỏ đi sang hội trường Đê-mô-phin, nhà số 72, phố La-ri-sơ tiếp tục họp Đại hội Đảng xã hội. Anh Nguyễn cùng phe đa số ở lại, quyết định thành lập Đảng cộng sản Pháp, phân bộ Pháp của Quốc tế cộng sản, trong tiến hô vang dậy hội trường: “Lê-nin muôn năm! Lê-nin muôn năm!” và tiếng hát căng lồng ngực bài Quốc tế ca.
Chủ tịch Đoàn chủ tịch dõng dạc tuyên bố: “Đại hội Đảng cộng sản Pháp của chúng ta bắt đầu. Mời đồng chí Phrốt-xa lên khai mạc”.
Lúc ấy là 3 giờ 20 phút sáng 30-12-1920. Giờ ấy xuất hiện người cộng sản Việt Nam đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc. Giờ ấy, anh thanh niên Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước chính thức đến với chủ nghĩa Lê-nin và bước theo con đường Lê-nin.
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ Thời Thanh Niên Của Bác Hồ - Hồng Hà Thời Thanh Niên Của Bác Hồ