Nguyên tác: The Thief And The Dogs
Số lần đọc/download: 0 / 11
Cập nhật: 2020-11-02 22:25:37 +0700
Chương 3
S
aít lục tìm trong tờ báo Al Giara và tìm thấy bài viết của Raúp Êluan. Còn vài bước chân nữa là tới miếu đường của giáo trưởng Ali Ghêniđi, nơi anh trú ngụ qua đêm trước, mà anh vẫn say sưa đọc bài báo của Raúp. Anh thắc mắc không biết Raúp lấy nguồn tin này ở đâu?Để viết những suy tư về thời trang của phụ nữ, về kỹ thuật vô tuyết tăng âm rồi cả về những vấn đề của một người phụ nữa bị ruồng bỏ nữa chứ.Chắc chắn đó là những vấn đề đang là thời sự, nhưng con người Raúp Êluan ở đâu trong các vấn đề này?Còn đầu là mái nhà sinh viên và những chuyện phiêu lưu của thời kỳ tốt đẹp xưa?
Đâu là nét say sưa hăng hái của anh chàng sinh viên gốc tỉnh lẻ trong bộ quần áo sờn mép tàng tàng với trái tim nồng cháy mênh mông? Đâu còn ngòi bút đầy hứng thú và không khoan nhượng? Hay là thế giới này đã trở nên điên loạn? Có cái gì đó che giấu trong các mối bí hiểm này?Mà chính cái nơi này có lẽ cũng đã từng chứng kiến những sự kiện giống như sự kiện đường Secphi chăng? Giống như Nabavigia, Alixơ và con gái ta đã không thừa nhận cha nó chăng? Saít quyết định phải gặp lại Raúp Êluan.
Anh tiếp tục giọng suy tư trong khi đi đến nhà Raúp. Giáo trưởng đã cho ta một góc chiếu để ngủ nhưng ta cũng cần tiền. Ta cần bắt đầu một cuộc sống mới, giáo sư Raúp Êluan à. Tầm vóc của anh không kém gì giáo trưởng Ali, nói tóm lại anh là tất cả những gì mà ta có được trong cuộc đời này. Anh đứng bất động trước trụ sở tòa báo Al Giara trên quảng trường Maarép. Một ngôi nhà hùng vĩ… Moi móc hết đồ vật trong đó chẳng có khó khăn gì! Và hàng dãy xe ô tô vây quanh ngôi nhà giống như một hàng rào lính gác tuần tra đằng trước một bức tường đáng sợ. Rồi đến cả tiếng vo vo của máy in hoạt động sau những cửa thông hơi dưới hầm nhà. Saít bước vào nhà cùng với nhóm nhân viên và dừng lại trước bàn thường trực, anh lên tiếng với giọng trầm trầm vốn có:
- Giáo sư Raúp Êluan có đây không?
Người thường trực giương mắt lên nhìn Saít, rõ ràng khó chịu trước ánh mắt ngang tàng đến xấc láo trong đối mắt màu hạnh nhân của anh trước khi đáp lại một cách khô khan:
- Gác tư.
Saít lập tức đi về phía cầu thang máy và kiên nhẫn đứng trong đám người cùng đi và anh bị lạc lõng với bộ quần áo com-lê xanh, đôi giày cao su, vẻ nhìn gầy gổ và cái mũi dài dọc dừa.Trông thấy một cô gái đang đứng đợi gần đó, anh chạnh nhớ ngay đến Nabavigia và Alixơ và anh nguyền rủa họ.
Chưa đi đến hết đoạn đầu hành lang của tầng bốn thì Saít đã bị cuốn vào phòng người thư ký trước khi người công vụ kịp ngăn anh lại. Đây là một cái phòng chữ nhật rất rộng với khuôn cửa kính rộng trông xuống phố. Chẳng còn lấy một chiếc ghế nào trống. Anh nghe thấy viên thư ký nhắc lại trong ống điện thoại với một người nào đó ở đầu giây bên kia rằng giáo sư hiện đang bận họp với ông tổng biên tập và giáo sư sẽ không trở lại trước hai giờ. Saít cảm thấy thất vọng, nhưng anh vẫn ở lại đó để trâng tráo ngắm nhìn bọn người có mặt trong phòng như muốn thách thức họ.
Ngày trước, anh nhìn đồng loại của mình với ánh mắt tội phạm, nhưng bây giờ với những con người này thì anh nghĩ gì về họ? Còn Raúp Êluan, chắc chắn là ông ta không thể tiếp anh ở đây được rồi. Đây không phải là nơi dành cho những bạn cũ gặp nhau. Có vẻ như Raúp đã trở nên nhân vật quan trọng, giống như gian phòng có dáng quan trọng này. Ngày xưa anh ta chỉ mới là biên tập viên của tạp chí An Nađia có trụ sở tại một ngõ nhỏ trên đường Môhamết Ali. Nhưng lúc bây giờ Raúp thực sự là tiếng nói vang dội bênh vực cho nền tự do. Bây giờ, không biết Raúp giống như ai được nhỉ? Anh ta liệu có thay đổi như Nabavigia không? Hay anh lại cũng chối bỏ tôi như con bé Sana?
Thôi chẳng cần phải nghĩ đến những điều đen tối nữa. Anh ta là bạn mình và người thầy của mình, đã vung cao lưỡi kiếm đấu tranh cho tự do và chắc chắn anh ta sẽ vẫn như cũ thôi, mặc dù có vẻ ngoài đáng lo ngại, mặc dù những bài viết đáng ngạc nhiên và phòng thư ký oai vệ. Và nếu tờ báo này cản trở cuộc nói chuyện hàn huyên của chúng ta thì ta có thể tìm thấy địa chỉ nhà riêng trong sổ bộ niên giám điện thoại…
Saít nằm dài trên bãi cỏ ẩm ướt ngoài bãi Cócnitxơ, ven sông Nil và chờ đợi. Dưới tàn cây rậm rạp che lấp ánh sáng đèn đường, dưới bầu trời đêm đầy sao và trăng lu, một làn gió mát nhẹ nhàng lướt trong đêm sau một ngày nắng đỏ của mùa hè. Giờ đây anh ngồi xổm, quay lưng về phía sông Nil, hai tay ôm đầu gối và không rời mắt khỏi ngôi nhà số 18. Ngôi nhà đơn độc trong một khu vườn rộng thênh thang và rậm cây cối choáng gần nửa mặt trước nhà, bóng cây ôm trùm lấy mầu trắng của ngôi nhà tạo nên vẻ kỳ dị. Có lẽ là ảo ảnh của một cuộc sống giàu có, cùng một lúc lại chứng minh một quá khứ vinh quang.
Nhưng có điều gì xảy ra thế? Làm sao lại như vậy? Và trong một thời gian ngắn? Cả đến một kẻ ăn trộm cũng không thể mơ được một số phận như vậy. Ngày trước khi mình nhìn một biệt thự theo cách đó thì chỉ là để nghiên cứu khu vực, trước khi tiến hành một vụ đạo chích thế mà ngày nay, ngày hôm nay ta ngắm nhìn một biệt thự và chờ mong một lời mời ư? Anh thực là một câu đố khó giải, anh Raúp, nhưng nhất định phải giải. Không lấy gì làm kỳ lạ cái tên Êluan cùng vần điệu với Maran? Và cái thằng Alixơ đã đạt được mưu mô nham hiển của nó là tước đoạt thành quả của cả một đời vất vả của ta sao?
Saít đứng phắt dậy khi thấy một chiếc ô tô dừng lại trước cổng ngôi nhà. Trong lúc người gác mở cánh cổng thì Saít băng qua đường rất nhanh và đứng trước mũi xe; anh hơi cúi người xuống để người láu đủ trông thấy anh. Nhưng người đó không trông thấy anh trong bóng tôi và Saít đã gọi to bằng cái giọng trầm của mình:
- Giáo sư Raúp… Tôi là Saít Maran đây!
Người kia ghé mặt vào gần cửa xe đã hạ kính xuống và bật ra với một giọng trong trẻo rành mạch:
- Saít… trời, bất ngờ thật.
Dù rằng không thể nhìn rõ được vẻ mặt của Raúp lúc đó nhưng bằng giọng nói, Saít có phần yên tâm và sau một lúc yên lặng gần như mọi vật đều ngưng đọng, cánh cổng mở rộng ra và tiếng nói lại cất lên tiếp:
- Lên xe đi, cậu.
Bước đầu tiên tỏ ra tốt đẹp. Raúp Êluan vẫn là Raúp, dẫu rằng có cái phòng thư ký sang trọng và ngôi biệt thự kỳ dị. Chiếc xe đi vào con đường hẹp như sợi chỉ dẫn đến bậc thềm đá của ngôi nhà.
- Nào Saít, cậu có khỏe không, bạn già. Cậu được ra bao giờ thế?
- Ra hôm qua.
- Hôm qua ư?
- Phải, đáng lẽ tôi phải đến gặp anh nhưng còn vướng một vài việc cần phải giải quyết, sau đó cần phải nghỉ ngơi nên tôi đã ngủ qua đêm tại lễ đường của Giáo trưởng Ali Ghêniđi. Anh còn nhớ đến Giáo trưởng không?
Họ xuống xe và đi thẳng về phòng khách.
- Có, mình có nhớ, Giáo trưởng nổi tiếng của cha cậu, chúng mình chẳng đã hơn một lần dự các buổi lễ của người đó sao.
- Thực rất thú vị lúc đó!
- Còn mình thì rất mê các bài hát thánh ca.
Người đầy tớ bật chiếc đèn trùm làm cho Saít lóa mắt vì ánh đèn được xếp theo hình nhị hoa và những chùm pha lê hình ngôi sao và trăng lưỡi liềm. Những dòng ánh sáng lại được hồi quang lại nhờ những tấm gương đặt ở bốn góc tường, soi sáng chói lọi các đồ vật trang trí trong phòng: tác phẩm nghệ thuật trên bệ, trang trí trên trần, hoa văn trên các tấm thảm, ghế bành thật êm và gối đệm rải rác trên sàn nhà. Cuối cùng tia mắt của Saít dừng lại trên khuôn mặt tròn trịa và béo tốt của giáo sư, khuôn mặt mà anh rất kính trọng từ lâu do đó anh đã quen thuộc đến từng chi tiết vì đã nghe giáo sư giảng nhiều lần. Trong khi người đầy tớ mở cửa trông ra vườn và kéo các bức rèm, Saít tiếp tục ngắm nhìn Raúp, cùng một lúc anh ngắm trộm những đồ vật trưng bầy tuyệt đẹp.
Từ ngoài vườn, một luồng gió mát thoảng vào thơm nồng mùi hương pha tạp. Saít ngây ngất vì chùm ánh sáng lóa mắt và mùi hương pha tạp này. Khuôn mặt của người giáo sư phình ra to như con bò cái. Một nét bí hiểm đã nhập vào khuôn mặt và làm cho nó trở nên lạnh lùng, xa cách, mặc dù vẻ chất phác của khuôn mặt, mặc dù ông vẫn tỏ ra vồ vập và tươi cười. Từ người giáo sư toát lên cái mùi quý tộc phảng phất trên cái mũi tẹt và cái cằm bạnh ra. Sự lo ngại của Saít về điều có thể xảy ra nếu lời thỉnh cầu cuối cùng của anh không được đáp ứng đã làm tim anh đập thình thịch.
Raúp ngồi trên ghế sôpha, gần ngay cửa ra hành lang và ra hiệu cho anh ngồi xuống ghế bành êm ái sắp xếp theo hình ô vuông xung quanh chiếc cột nhà có đèn thắp sáng trưng, có trang trí những tranh vẽ thần thoại. Saít không chờ phải mời lâu. Giáo sư duỗi chân dài trước khi hỏi:
- Cậu đến tìm mình ở tòa báo đấy à?
- Vâng, nhưng tôi đã nhận ra rằng đấy không phải là nơi cho chúng ta gặp nhau.
Giáo sư cười to để lộ những chiếc răng ám đen gần các răng nanh.
- Tòa báo là nơi thường có những cơn lốc bất tận. Cậu có chờ lâu không?
- Gớm chờ dài như cả đời người.
Raúp lại cười to và nói với vẻ tinh quái:
- Mình cam đoan rằng cậu đã từng biết cái đường phố này, đúng không nào?
Saít cũng bật cười to:
- Chắc chắn thế, tôi đã từng biết tại nơi này có những nhà hảo tâm mà tôi không bao giờ quên được những ân huệ. Thí dụ như chuyến tôi viếng thăm biệt thự của ngài pháp quan Pha đen Hatsanen đã đem lại cho tôi một ngàn đồng bảng và tại nhà của diễn viên Kavakép đã được một cái vòng cổ bằng kim cương rất hiếm có…
Người đầy tớ trở lại, tay đẩy một cái xe, trên để một chai rượu và hai chiếc cốc, cùng một cái sô màu nâu đựng đá lạnh và một khay đầy ắp táo. Còn cả những đĩa đặt đầy đồ nhắm rượu và một bình nước bằng bạc. Giáo sư ra hiệu cho người đầy tớ lui ra và tự mình rót rượu đầy hai cốc. Ông đưa cho Saít một cốc và nâng chiếc cốc còn lại lên chúc:
- Chúc mừng sự tự do.
Saít uống cạn một hơi trước khi hỏi anh, trong khi Raúp chỉ nhấp một ngụm nhỏ:
- Thế còn con gái anh, nó ra sao rồi? Thực ra tôi quên không hỏi cậu tại sao lại đến ngủ đêm ở chỗ Giáo trưởng Ali?
Anh chàng này chẳng biết tin tức gì cả, nhưng còn nhớ là mình có đứa con gái. Thế là Saít kể lại chuyện thương tâm của mình, có cắt bớt đi rồi tiếp:
- Hôm qua tôi có đến ngõ Secphi, và như tôi dự kiến trước, đúng là đã có một tên cảnh sát chờ tôi ở đó. Rồi con gái tôi đã chối bỏ tôi và nó còn hét vào mặt tôi nữa chứ.
Saít tự rót cho mình thêm một cốc rượu không chờ ai mời mọc, Raúp an ủi anh:
- Đây là chuyện đáng buồn nhưng con gái anh chẳng có tội tình gì ở đây. Nó không còn nhớ đến anh thôi. Ngày mai đây lớn lên nó sẽ hiểu ra và yêu anh.
- Bây giờ thì tôi nghi ngờ tất cả phụ nữ trên đời.
- Giờ đây thì anh nói thế, nhưng mai đây ai biết được rồi sẽ khác đi? Chính anh sẽ thay đổi cách suy nghĩ của mình, chuyện đời thường mà.
Tiếng chuông điện thoại reo vang và Raúp đứng lên trả lời. Ông nhấc máy nghe và khi nhận ra người đối thoại với mình là ai thì khuôn mặt ông nở một nụ cười rạng rỡ. Ông nhấc chiếc máy điện thoại và xách nó ra hiên, dưới con mắt chăm chú của Saít. Một người phụ nữ chăng? Nụ cười kia và việc đem máy ra chỗ khác riêng biệt chỉ có thể là cuộc nói chuyện với một người đàn bà. Không biết ông ta còn sống độc thân nữa không?
Vừa xong cả hai cùng ngồi đấy, gần gũi nhau cùng uống rượu và tranh luận, nhưng Saít cảm nhận một linh tính ấy nhưng điều đó làm cho anh vẫn tin tưởng, vì con người anh đã quen với việc nghi ngờ mọi thứ và nhạy cảm. Hôm nay giáo sư không có gì khác với mọi người khác cư trú trong đường phố lớn này mà anh vẫn từng đến thăm một cách không thân thiện. Rất có thể là mọi sự vồ vập thân mật kia chỉ là giả nhân giả nghĩa thôi. Biết đâu rằng giáo sư đã thực sự thay đổi và chỉ còn lại cái bóng của quá khứ một nhân vật thuở xưa?
Một tiếng cười vang lên từ ngoài hiên càng làm anh thêm buồn bã. Saít từ tốn nhặt lấy một quả táo rồi vừa suy tư vừa gặm. Cả cuộc đời chỉ là sự tiếp nối tính cách của con người vừa cười trước giây nói, không có gì hơn. Vậy mà nay, nếu ông ấy lừa dối ta thì quỷ bắt ông ấy đi! Cuối cùng Raúp Êluan quay trở lại và đặt trả máy vào chiếc kỷ, ông ngồi xuống, khuôn mặt hoàn toàn thoải mái:
- Mình hết lòng chúc mừng cậu được trả tự do. Tự do là một tài sản quý giá đáng để cho cậu quên hết mọi chuyện khác mà cậu đang thiếu thốn, bất kể giá trị thế nào.
Saít nhún vai, miệng vẫn nhai một miếng xúc xích bò ướp tỏi, không thực sự lắng nghe.
- Thực thế, cậu vừa mới ra khỏi nhà tù và một cuộc sống mới đang chờ cậu.
Raúp rót đầy hai cốc rượu nữa trong khi Saít tiếp tục ngấu nghiến các món nhắm với vẻ đói khát. Thình lình ngẩng đầu lên nhìn bạn, Saít bắt gặp ánh mắt giận dữ của người bạn tuy rằng được che đậy bằng một nụ cười gượng gạo. Saít chợt nhận ra rằng chỉ có điên mới tin rằng người bạn thật tâm khi chúc mừng anh trở lại. Chỉ là thói lịch sự xã giao đời thường. Cử chỉ xã giao thì chẳng chóng thì chầy sẽ tan biến thôi. Mình bất chấp mọi kiểu phản bội, nhưng đừng có giả dối thế này. Lạy Chúa, sự tồn tại với mình trở nên trống rỗng lúc này. Raúp với tay về phía một cái ngăn ẩn trong cây cột được chiếu sáng, lấy một chiếc hộp có chạm hoa văn kiểu Tàu ra. Ông rút lấy một điếu thuốc lá từ hộp đó và tuyên bố:
- Saít thân mến à, chẳng còn chút gì của những điều đã góp phần đầu độc chúng ta tồn tại nữa đâu.
Saít miệng còn đang nhai thức ăn, đáp:
- Chúng tôi khi còn trong tù đã xôn xao vì những tin tức thời sự hàng ngày nhận được, ai có thể tưởng tượng ra một việc như thế?
Rồi anh nhìn thẳng vào người bạn, mỉm cười:
- Dù sao, chiến tranh đã chấm dứt!
- Nên nói là một cuộc ngưng chiến. Mỗi cuộc chiến có chiến trường của nó.
Saít liếc nhìn quanh phòng một lượt, tiếp lời:
- Gian phòng khách sang trọng này cũng là một chiến trường.
Anh hối tiếc đã nói câu đó ngay sau khi thoáng thấy trong mắt bạn một nét lạnh lùng.Có lẽ mình không có lễ độ chăng?
- Cái phòng khách này có liên quan gì đến chiến trường hở cậu?
Saít vội đánh bài lảng:
- Tôi muốn nói đây là một kiểu mẫu về thẩm mỹ và sự tinh tế.
Lần này Raúp thực sự nổi giận, đôi lông mày cau lại vì khó chịu:
- Thôi đi, cậu đứng loanh quanh làm gì, cậu nói thẳng cái điều trong tâm khảm cậu. Mình hiểu cậu và cậu còn hiểu chính cậu hơn.
Saít cười vang để giành lại cảm tình của người giáo sư:
- Tôi không có ý nói gì xấu đâu.
- Cậu nên nhớ kỹ rằng mọi thứ tôi có được là nhờ tôi tự kiếm lấy.
- Nhưng nào tôi có nghi ngờ gì đâu. Tôi van anh, đừng có giận dữ như vậy.
Giáo sư rít mạnh nhiều hơi thuốc lá với vẻ khó chịu, không nói lời nào thành ra Saít tự thấy buộc phải ngừng ăn uống thì thào xin lỗi:
- Tôi thực sự chưa thoát ra khỏi tâm trạng ngồi tù và chắc phải có thời gian để phục hồi lại thói quen tiếp xúc, chuyện trò và cuộc sống giữa mọi người. Anh cũng không nên quên rằng tôi hãy còn bị xúc động vì cuộc tiếp xúc không thể tưởng tượng nổi với con gái tôi và nó đã chối bỏ tôi.
Điều giải trình này có vẻ làm dịu Raúp thôi cáu kỉnh và hình như đã bình tĩnh hơn. Ngắm nhìn Saít thèm thuồng đưa mắt nhìn những món nhắm trên khay rồi lại nhìn bạn như muốn xin phép được ăn tiếp, giáo sư dịu dàng trở lại:
- Cậu ăn đi.
Saít được lời, lại tiếp tục chén nốt những gì còn lại, chẳng do dự chi - coi như không có chuyện gì hết – và chỉ thôi khi trong đĩa đã sạch trơn. Raúp lúc đó lên tiếng như muốn chấm dứt cuộc tiếp kiến:
- Cậu cần thay đổi hoàn toàn, cậu đã nghĩ gì đến tương lai chưa?
Saít châm một điếu thuốc lá và đáp:
- Quá khứ đã làm cho tôi chưa có thì giờ để nghĩ đến tương lai.
- Mình cho rằng đàn bà nhiều hơn đàn ông rất nhiều, cho nên cậu cũng không nên vì một người trong số đàn bà ấy bội ước mà lu mờ đi. Còn con gái cậu một ngày nào đó nó sẽ hiểu ra và thương yêu cậu, cái chính lúc này là tìm ra công việc làm ăn…
Saít lúc đó không rời mắt khỏi một bức tượng thần của Trung Hoa trong tư thế uy nghi:
- Lúc ở trong tù tôi học được nghề may.
- Thế cậu định mở một cửa hiệu may mặc ư?
Saít bình tĩnh đáp:
- Chắc là không.
- Sao thế?
Anh phóng ra một cái nhìn xấc xược:
- Trời đời tôi, tôi chỉ học có một nghề.
Người bạn hoảng lên:
- Cậu muốn trở lại với nghề đạo chích à?
- Đấy là một nghề rất nhiều lời, một đêm ăn trộm bằng ba năm làm, anh biết đấy!
Giáo sư tức giận:
- Anh biết đấy, anh biết đấy! Làm sao mà tôi có thể biết được nào? Cậu nói đi?
Saít nhìn giáo sư vẻ ngạc nhiên:
- Nhưng vì sao mà anh giận dữ vậy? Tôi chỉ muốn nói là như anh biết vì anh hiểu quá khứ của tôi, và đúng như thế. Có điều gì xấu xa ở đó nhỉ?
Raúp im lặng nhìn xuống như vẻ ông tìm cách khẳng định Saít đã nói thật bụng, nhưng lần này rõ ràng nét mặt ông giáo sư không trở lại bình thường được. Một lần nữa, ông lại cất giọng nói như sẵn sàng chấm dứt cuộc đối thoại:
- Saít này, thời thế đã đổi thay. Cậu là một tên ăn trộm nhưng cậu cũng là bạn mình vì những lí do như cậu biết, nhưng ngày nay đã khác rồi nếu cậu trở thành tên ăn trộm thì cậu chẳng còn là gì nữa hết.
Saít đứng bật ngay dậy, niềm thất vọng bị thử thách trong cơn đau khổ hoạn nạn nghiệt ngã này, nhưng anh đã ghìm được xúc động của mình bằng một ý chí sắt đá. Anh ngồi trở lại và bình tĩnh nói:
- Anh giúp tôi một việc làm phù hợp với tôi nhé!
- Loại công việc gì nào, cậu nói cho mình nghe…
Saít tinh quái đáp:
- Tôi sẽ rất sung sướng nếu được làm chân phóng viên tờ báo của anh. Tôi có trình độ văn hóa, lại là tông đồ của anh trước đây, tôi đã đọc hàng núi sách mà anh đã chỉ dẫn cho tôi và anh đã từng nhắc nhiều lần là tôi khá thông minh trước mọi người.
Ánh sáng trao đảo trên làn tóc đen dày của Raúp khi ông lắc lư cái đầu vẻ tức tối trước khi trả lời:
- Chúng mình chẳng có thì giờ đùa cợt đâu, cậu chưa bao giờ sử dụng cái bút. Cậu lại vừa ở nhà tù ra và cậu làm mất cả thì giờ của mình thôi.
Saít phản ứng:
- Tóm lại là tôi chỉ còn cách duy nhất là kiếm lấy bất cứ một công việc bẩn thỉu nào chứ gì?
- Không có công việc nào là bẩn thỉu, nếu nó trung thực.
Sau phút thất vọng, bây giờ lại đến sự đắng cay tràn ngập trong đầu Saít, vậy là chẳng kể gì nữa, anh liếc nhanh gian phòng khách sang trọng:
- Tôi thật thú vị khi những người giàu sang chỉ định cho chúng tôi chấp nhận sự nghèo khổ.
Thay vì trả lời giáo sư liếc nhìn đồng hồ, Saít tỏ ra tế nhị:
- Tôi e rằng đã quá lạm dụng thời gian của anh…
- Thực tình đúng vậy, tôi rất bận công việc bù đầu. Raúp đáp lại một cách thẳng thắn, như nắng tháng bảy.
Saít đứng lên:
- Xin cảm ơn anh về lòng hiếu khách và cảm ơn vì bữa ăn tối và lòng tốt của anh.
Raúp rút chiếc ví tiền và lấy hai tờ giấy năm bảng chìa ra cho Saít:
- Cậu cầm tạm trong khi chờ đợi mọi sự ổn thỏa, đừng giận mình nếu mình nói là bận bù đầu vì công việc. Thật hiếm khi cậu thấy mình rảnh như chiều tối nay.
Anh cầm lấy tiền và mỉm cười. Sau khi đã xiết chặt tay bạn, Saít nói với giọng đầy biết ơn:
- Cầu Chúa ban cho anh đầy đủ phước lành.