There is a wonder in reading Braille that the sighted will never know: to touch words and have them touch you back.

Jim Fiebig

 
 
 
 
 
Tác giả: Eckhart Tolle
Nguyên tác: Stillness Speaks
Biên tập: Le Duc
Upload bìa: Le Duc
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2808 / 155
Cập nhật: 2015-11-18 00:18:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
HẤP NHẬN VÀ XUÔI THUẬN
Lúc nào bạn đã sẵn sàng, hãy nhìn vào nội tâm mình xem thử, trong giây phút này, bạn có đang vô thức - tạo thêm những bất đồng xáo trộn giữa bên trong và bên ngoài bạn, giữa những tình huống trong đời sống của mình, bạn đang ở đâu, đang tiếp xúc với ai, bạn đang làm gì, những cảm xúc hoặc ý nghĩ gì mình đang có? Bạn có cảm thấy đớn đau khi cứ khăng khăng khước từ, hay chống đối những gì đang hiện diện trong phút giây này?
Khi bạn nhận thức được điều này, bạn sẽ nhận ra rằng mình có tự do để buông bỏ sự phản khán một cách vô vọng(46), trạng thái thường xuyên có sự xung đột, đấu tanh ở nội tâm, với những gì đang hiện diện trong phút giây này.
(46) Sự phản kháng một cách vô vọng: Giả sử như bạn đang bất đồng với người thân trong gia đình, thay vì phản kháng với tình trạng này hay với tính tình hoặc cách cư xử của người ấy thì bạn hãy chấp nhận rằng: Trong phút giây này người ấy đang như thế, tính tình và cách cư xử của người đấy đang như thế, quan hệ của bạn với người ấy đang như thế… từ đó bạn sẽ có không gian để nhìn sâu, chiêm nghiệm xem tất cả những gì đã xảy ra, nguyên do chính là gì,… từ đó bạn mới biết mình cần làm gì, về phía mình, để thay đổi tình trạng. Tránh rơi vào thái độ thụ động, mong đợi rằng người kia phải thế này, thế kia thì mình mới hành động. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, im lặng nhưng không hề phản kháng là điều nên làm để giúp cho tình trạng căng thẳng được lắng yên lại và sau đó, vấn đề của bạn sẽ có nhiều cơ may được hòa giải.
Thông thường mỗi ngày, nếu bạn cần thốt lên thành lời về thực trạng nội tâm của mình, bạn có muốn thốt lên: “Trời ơi, tôi không hề muốn đối diện với một tình trạng tồi tệ như thế này?” Bạn cảm thấy thế nào khi không chấp nhận tình trạng của bạn trong lúc đó – đang bị kẹt xe, đang trong giờ làm việc ở cơ quan, đang ngồi đợi một chuyến bay ở phi trường, hay bận giao tiếp với ai đó?
Dĩ nhiên có những nơi đang cho bạn phải rời xa – và có khi, đó là điều thích hợp nhất bạn cần làm lúc đó. Nhưng nhiều lúc, rời xa nơi bạn đang có mặt là một điều bạn không thể làm được. Trong những trường hợp này, thái độ “Tôi không muốn giáp mặt với một hoàn cảnh như thế này!” là một điều không những vô bổ, mà còn có tính chất băng hoại. Vì thái độ đó làm cho bạn và những người chung quy anh bạn khổ sở.
Người đời có câu: “Đi đâu thì ở đó!” Nói một cách khác: Bạn đang hiện diện ở nơi này. Luôn luôn như thế. Có gì khó khăn đâu khi bạn phải chấp nhận điều này.
Bạn có cần phê phán mỗi cảm nhận từ giác quan hay mỗi kinh nghiệm của mình? Bạn có cần phải có một quan hệ có tính chất phản kháng, thích hoặc không thích với đời sống, nơi mà bạn luôn liên tục có sự bất đồng với hoàn cảnh và với những người khác? Hay đó chỉ là một thói quen lâu đời, khó bỏ ở trong bạn? Bạn sống an nhiên tự tại, không phải bằng cách bạn phải làm một cái gì đó, nhưng bằng cách bạn cho phép những gì đang hiện hữu trong phút giây này được như nó đang là, mà không có sự chống đối.
Thói quen chống đối hay phản kháng ở trong bạn chỉ làm cho tự ngã của bạn mạnh hơn(47). Thái độ chấp nhận sẽ làm cho tự ngã của bạn suy yếu đi. Bản ngã, sự đồng hóa một cách sai lầm của bạn với hình tướng(48), không thể sống sót khi bạn có thái độ chấp nhận mọi việc.
(47) Thói quen chống đối hay phản kháng ở trong bạn chỉ làm cho tự ngã của bạn mạnh hơn: Khi bạn chống đối hay phản kháng một điều gì thì trong vô thức bạn ngụ ý rằng: “Tôi đúng, người kia sai” hoặc “người ấy rất xấu, tôi tốt.” Làm như thế thì vô tình làm cho tự ngã, cảm nhận về “cái Tôi” rất sai lầm ở trong bạn thân ta càng mạnh hơn.
(48) Bản ngã, sự đồng hóa một cách sai lầm với hình tướng: Khi đã mắc phải cái nhìn sai lầm về bản ngã thì đồng thời bạn không thể tránh được chuyện đoán sai lầmvới những biểu hiện của hình tướng như giới tính của bạn (nam hay nữ), chủng tộc, màu da, quốc tịch, địa vị trong xã hội, nghê nghiệp, tài sản,… ngay cả đến tính tình, cách suy tư, quan điểm, thói quen trong cách ăn uống, trong chuyện tình dục,… đều là những biểu hiện của hình tướng. Nhưng hình tướng đó không thể tồn tại khi bạn có thái độ chấp nhận mọi việc.
“Tôi bận lắm!” Vâng, nhưng những việc bạn đang làm ấy có chất lượng không? Lái xe đến nơi làm việc, nói chuyện với người thân, sử dụng máy vi tính, giặt giũ, mua sắm,… và hàng trăm thứ khác mà bạn cần làm trong ngày. Bạn có thực sự có mặt trong khi làm những công việc đó? Bạn làm những việc ấy trong tình thái chấp nhận hay chống đối? Chất lượng, sự có mặt để thưởng thức công việc, và thái độ chấp nhận khi làm những công việc, đó mới chính là điều quyết định sự thành công hay thất bại của bạn trong đời sống, chứ không phải bao nhiêu nỗ lực mà bạn đã đổ vào những công việc đó. Nỗ lực ám chỉ sự căng thẳng và có cái gì như quá sức để đạt đến một mục tiêu, một kết quả nào đó ở tương lai. Bạn thử nhìn sâu để nhận có một sự chống đối, dù nhỏ nhặt đến mức nào, ở trong mình về những gì bạn đang cần phải làm? Đó chính là chống đối đời sống, do đó bạn không thể nào thực sự có được sự thành công.
Khi bạn nhận ra sự chống đối này ở bên trong, bạn có muốn buông bỏ thái độ chống đối đó và hết lòng với những gì bạn đang làm?
“Làm hết lòng mỗi việc!”(49), như lời một vị thiền sư, chính là tinh yếu của Thiền tập. Làm hết lòng mỗi việc có nghĩa là đặt hết tâm ý vào những gì bạn đang làm. Đây chính là thái độ làm việc một cách nhu thuận, không chống đối - một thái độ làm việc đầy năng lực.
(49) Làm hết lòng mỗi việc: Khi đang ăn, bạn tập cho mình chỉ để ý đến chuyện ăn mà không bận tâm suy nghĩ, tính toán đến những chuyện gì khác trong khi ăn. Khi ngỉ ngơi, bạn thực tập để có sự nghỉ ngơi hoàn toàn mà không suy nghĩ vẩn vơ gì khác.
Thái độ chấp nhận những gì đang xảy ra giúp bạn đi sâu vào một trạng thái sâu lắng, nơi mà cảm nhận nội tại và cảm nhận về tự thân của bạn không còn phụ thuộc vào thái độ phê phán về “Tốt” hay “Xấu” của trí năng.
Khi bạn chấp nhận một cách hân hoan đối với “những gì đang hiện hữu” trong đời sống, khi bạn chấp nhận giây phút này nguyên vẹn như nó đang là, bạn có thể cảm nhận được một cảm giác thật khoáng đạt, thanh thoát và an tịnh ở nội tâm.
Trên bề mặt, bạn có thể cảm thấy vui khi trời nắng ráo, và ít vui khi trời mưa gió; bạn có thể cảm thấy mừng vui khi trúng số độc đắc, và khổ sầu khi mất hết tài sản. Nhưng dù thế nào, nhưng niềm vui hay nỗi buồn như thế không thể xáo trộn tâm bạn được lâu. Vì những thứ ấy chỉ như những đợt sóng gợn trên bề mặt sự Hiện Hữu của bạn. Vì chiều không gian sâu lắng ở trong bạn không bao giờ bị khuấy động, dù cho có những giông bão đang xảy ra ở bên ngoài.
Chấp nhận một cách hân hoan “những gì đang hiện hữu” làm hé mở một chiều không gian sâu lắng ở trong bạn, không phụ thuộc vào những điều kiện ở bên ngoài hay những thay đổi lên xuống thường xuyên của những ý tưởng và cảm xúc bên trong.
Chấp nhận vô điều kiện trở thành dễ dàng hơn khi bạn nhận thức sự chóng tàn và phôi pha của mỗi kinh nghiệm, khi bạn hiểu rằng thế giới hày không thể mang đến cho bạn một cái gì trường cửu. Từ đó, bạn tiếp tục gặp gỡ người khác, tiếp xúc với những kinh nghiệm và sinh hoạt, nhưng không còn bị bó buộc bởi lòng ham muốn mà và sợ hãi của một cái Tôi riêng rẽ(50). Hay nói một cách khác, bạn không còn muốn đòi hỏi hoàn cảnh, người khác, nơi chốn hay biến cố gì để giúp bạn thỏa mãn hay vui sướng. Tính phôi pha và bất toàn của mọi chuyện được phép bộc lộ, phơi bày một cách hiển nhiên.
Điều tuyệt vời nhất là khi bạn không còn áp đặt một yêu cầu khó thể thỏa mãn nữa thì mỗi hoàn cảnh, mỗi con người, mỗi nơi chốn hay biến cố đề trở thành một cái gì không những rất thích thú mà còn rất hài hòa và yên lắng.
(50) Cái Tôi riêng rẽ: Tức là tự ngã sai lầm ở trong chúng ta. Bạn không còn bị bó buộc và sợ hãi vì bạn nhận thức được rằng cảm nhận về cái Tôi riêng rẽ ấy là một cái gì giả dối, sai lầm.
Khi bạn hoàn toàn chấp nhận giây phút này, khi bạn không còn tranh cãi với những gì đang có mặt, khuynh hướng suy tư sẽ giảm dần và thay vào đó bằng một sự trầm tĩnh rất sáng suốt. Bạn hoàn toàn có mặt, nhưng trí năng ở trong bạn không còn diễn dịch, phê phán hay dán nhãn hiệu lên giây phút này. Trạng thái không - chống - đối nội tại này sẽ mở ra cho bạn tiếp xúc với một tâm thức chưa bị điều kiện hóa; thứ tâm thức lớn hao hơn tất cả những gì trí năng của con người có thể hình dung được. Sự thông thái mênh mông này từ đó có thể biểu hiện qua chính bạn va giúp bạn cả bên trong lẫn bên ngoài. Cho nên, khi bạn buông bỏ sự chống đối nội tại, bạn thường nhận rằng những hoàn cảnh mà mình đang gặp phải sẽ được thay đổi theo một chiều hướng tích cực.
Tôi có đang nói rằng “Bạn hãy thưởng thức và vui sướng với phút giây này?” Không. Tôi chỉ nói: Hãy cho phép giây phút này được “như nó đang là!”
Chấp nhận hoàn toàn là chấp nhận những gì đang hiện hữu trong giây phút này, mà không phải là chấp nhận những thêu dệt, những bi kịch,… qua đó bạn diễn dịch giây phút này rồi cố gắng, bó buộc mình phải quy hàng phút giây hiện tại.
Ví dụ, bạn đang bị khuyết tật và không thể đi lại bình thường như trước đây. Hoàn cảnh của bạn hiện giờ đangnhư thế.
Nhưng trí năng bạn đang cố vẽ vời thành một bi kịch rằng: “Cuộc đời tôi sao khốn nạn thế. Tôi phải trở thành một phế nhân! Cuộc đời đối xử với tôi quá bất công va bạc bẽo. Tại sao tôi lại luôn gặp phải những tai nạn, bất hạnh như thế này?”
Bạn có thể chấp nhận phút giây này y như nó đang làvà không để mình lầm lẫn với bi kịch đau thương(51) mà trí năng luôn muốn tạo dựng nên?
(51) Bi kịch đau thương: Khi vô thức, bạn để cho bản ngã của mình thêu dệt, vẽ vời những gì đang xảy ra thì mỗi chuyện không may xảy ra đều dễ trở thành một bi kịch. Ví dụ ban đã li hôn, đừng để cho trí năng - tức bản ngã - của mình tạo nên cách suy nghĩ rằng mình là “một người bị ruồng bỏ.” Ai hỏi thì bạn chỉ cần trả lời “Vâng, chúng tôi đã li hôn với nhau được mấy năm rồi” hoặc “Tôi và nhà tôi đã không còn chung sống với nhau.”
Sự chấp nhận hoàn toàn chỉ xảy ra khi nào bạn không còn thiết đến câu hỏi “Tại sao điều bất hạnh này lại luôn xảy đến cho tôi?”
Ngay cả trong những tình huống thật bi đát, không dễ chấp nhận được, cũng luôn ẩn giấu một mục đích tốt đẹp, sâu xa cho bạn, vì bên trong mỗi tai họa đều chứa sẵn mầm mống những ân sủng của vũ trụ.
Từ xưa đến nay, có nhiều người đã từng đương đầu với những mất mát lớn lao, bệnh tật, lưu đầy, hoặc đợi chờ cái chết đến, nhờ chấp nhận được những - điều – không - thể - chấp - nhận - được, nên họ đã tìm ra được “sự yên lắng vượt lên trên những hiểu biết thông thường ở trên đời.”
Chấp nhận những – gì – khó - thể - chấp - nhận - được chính là nơi phát sinh những ân sủng lớn lao nhất trên đời này.
Có những hoàn cảnh mà chúng ta không thể tìm được đáp án. Vì đời sống lúc đó không còn phù hợp với bạn nữa. Hoặc khi có một người đang có khó khăn tìm đến bạn để được giúp đỡ, nhưng bạn phải bó tay vì không biết phải nói hay làm một điều gì.
Chỉ khi nào bạn chấp nhận toàn diện rằng tôi thực không biết phải làm gì, bạn sẽ thôi vật lộn để cố tìm ra một đáp án từ đầu óc suy tư rất giới hạn của mình, thì đó là khi một chiều không gian thông thái rộng lớn hơn có thể hoạt động qua bạn. Và ngay cả những ý tưởng của bạn lúc bấy giờ cũng trở nên hữu ích hơn, vì sự thông thái sâu rộng đó có thể thẳm thấu qua suy tư và làm cho những suy tư ấy trở nên hứng khởi hơn.
Đôi khi chấp nhận hoàn toàn có nghĩa là thôi không còn cố gắng muốn biết một điều gì nữa, và trở nên thoải mái trong tình trạng rằng bạn không biết hết mọi chuyện.
Bạn có biết người nào đó mà mục tiêu duy nhất trên đời hình như là để tự gây khổ cho bản thân và cho những người chung quanh, sống như chỉ để gieo rắc khổ đau? Hãy tha thứ cho người ấy, vì họ cũng là một phần của quá trình tỉnh thức của tâm thức nhân loại. Họ đóng vai trò đại biểu cho sự gia tăng cường độ của sự bệnh hoạn, điên rồ của tâm thức tự ngã, biểu hiện của trạng thái không chấp nhận hoàn toàn. Đây không phải là một cái gì dính líu cho riêng bạn đâu. Đây cũng không phải là bản chất chân thực của họ.
Chấp nhận vô điều kiện, ta có thể nói rằng đó chính là một sự chuyển hướng ở bên trong bạn, từ trạng thái chống đối sang trạng thái chấp nhận, từ thái độ “Không bao giờ!” thành “Ừ, cũng được.”
Khi bạn chấp nhận hoàn toàn mọi việc, cảm nhận về chính mình chuyển hướng từ trạng thái tự đồng hóa mình với một phản kháng hay phê phán của lí trí, sang một trạng thái khoáng đạt, có nhiều không gian chung quanh sự phán kháng hay sự phê phán. Đó là sự chuyển hướng từ trạng thái tự đồng hóa mình với hình tướng – ý tưởng hay cảm xúc của mình – sang trạng thái an nhiên tự tại và nhận thức rằng mình chính là tâm thức khoáng đạt, mình chính là Tâm khi không còn bị vướng mắc bởi một hình tướng nào.
Những gì bạn đã chấp nhận hoàn toàn sẽ đem bạn đi vào trạng thái tĩnh lặng, ngay cả với những gì trước đây bạn đã không thể chấp nhận.
Hãy để cho đời sống được xảy ra. Hãy để cho đời sống được tự nhiên như nó đang là.
Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng - Eckhart Tolle Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng