Số lần đọc/download: 2734 / 53
Cập nhật: 2016-03-29 17:20:54 +0700
Chương 6
Sau khi qua đời, “hồn” hay thân trung ấm sẽ chuyển vào một trong sáu cõi tùy theo nghiệp mà khi còn sống đã tạo nên. Dưới đây là tánh cách của 6 cõi mà kinh sách gọi là Lục Đạo:
1.Cõi Trời: là nơi thanh thoát an vui. Những người khi sống làm điều phước thiện tốt lành, tu niệm chân chính thì khi chết sẽ vào nơi đây. Màu sắc cõi trời tỏa sáng, có nơi rực rỡ và là cõi Chư Thiên. 2.Cõi Người: là nơi dành cho những ai mà nghiệp tạo ra trước khi chết được xem là nghiệp lành, dĩ nhiên không phải ai cũng đều tạo nghiệp lành nhiều hơn nghiệp ác, vì thế nên tùy vào nghiệp mà khi tái sinh thành người, sẽ có người hạnh phúc, người bần hàn, kẻ an vui, người đau khổ... Do đó, kinh sách thường khuyên ta kiếp này được làm người là may mắn, hãy cố gắng làm phước đức, tạo nghiệp lành để khi chết đi, tái sinh lại kiếp người sống hạnh phúc, an vui, sung sướng... Màu sắc ở cõi người thường là màu xanh êm dịu. 3.Cõi Atula: đây là nơi hiện diện của những linh hồn, của những người mà khi còn sống thường kiêu hãnh, tham danh lợi, thích tiếng khen, tự đắc, huênh hoang. Cõi Atula là dành cho người lúc sống làm nhiều điều thiện, nhưng vẫn tạo ác, sân si, tức giận, nóng nảy. Vì thế mà khi qua đời phải đọa vào cõi ATULA. Về màu sắc thì cõi Atula thường mơ hồ, phảng phất màu xanh lá cây... 4.Cõi Súc Sanh: đây là cõi giới của những loài sinh vật, chúng chỉ biết sống theo bản năng chớ không có lý trí... Những kẻ lúc sống ở thế gian chuyên chạy theo vật chất, ham muốn xác thân, những kẻ chuyên mua bán các loại cần sa, bạch phiến, hút xách. Người mới chết khi “hồn” còn ngơ ngác thấy những vủng đất trải dài đầy hang lỗ,
-22-
động đá, thế là hồn đang ở ngưỡng cửa của cõi súc sanh, màu sắc cõi này xám mờ mờ. 5.Cõi Ngạ Quỷ: đây là cõi giới của những linh hồn mà khi còn sống đã rất tham tàn, gian manh xảo quyệt, giết người, cướp của, đặt điều vu khống, màu sắc nơi cõi ngạ quỷ là màu đỏ bầm dữ tợn. 6.Cõi Địa Ngục: cõi này có màu sắc tối mờ hắc ám ghê sợ. Đây là nơi dành cho những linh hồn mà lúc sống là những kẻ đại gian ác, vô lương tâm, những kẻ chuyên tàn sát khủng bố, những kẻ gây tai họa đau thương nghiệt ngã cho đồng loại. Hồn tới một nơi mà cảnh trí đó tối tăm, thấp thoáng những nhà màu đen, trắng xen kẻ, hay lẫn lộn, kề bên những hố sâu thăm thẳm, thì đó chính là cõi địa ngục.TÂM TƯ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI SẮP LÌA ĐỜI
Ngoài vấn đề đau đớn thân xác, người sắp qua đời còn mang nặng một nỗi niềm luyến tiếc, bịn rịn vì chưa hoàn tất một công việc, một ước vọng hoặc chờ mong việc gì
đó. Ngoài ra về mặt tình cảm, ngoài bịn rịn gia đình, cha mẹ, vợ con, đôi khi họ còn phiền muộn lo âu về những điều họ đã phạm phải tội lỗi, những mối căm thù, những món nợ, mà họ chưa giải quyết xong... Đây là sự thật và cũng là điều đáng ngạc nhiên. Phải chăng lúc lâm chung, con người sắp ra đi, họ thường tỏ ra thánh thiện? Phần lớn người sắp qua đời thường tha thứ những gì mà người khác đã gây hại cho họ, kể cả kẻ thù mà lúc còn sống họ rất căm giận. Ngay cả nợ nần họ cũng nhớ và muốn giải quyết dứt khoát. truyền vào cơ thể, v.v... để thân thể người sắp qua đời được tự nhiên, tâm trí thanh thản... Đồng thời người thân túc trực bên thường nói lời tốt đẹp hay cầu nguyện cho người sắp mất. Có thế sự ra đi của họ mới mong an bình.
Ngày thứ 49 sau khi mất rất quan trọng, vì đó là thời hạn lâu nhất mà Thân trung ấm chuyển đi vào một kiếp đời khác (đầu thai). Giai đoạn này nên có Tăng-Ni hoặc bạn bè bổn đạo đến niệm Phật giúp hương linh siêu độ. Đây là việc nên làm nhất.
Trong thời điểm ấy nếu thân nhân làm việc nhân đức, thiện nguyện, bố thí với ý tưởng làm thay người mới qua đời cũng giúp lợi lạc cho họ về mặt tâm linh, chuyển tiếp...
Đối với người Tây Tạng thì việc làm phước thiện nhân danh người chết là một việc làm có ý nghĩa nhất. Đó là cách trả ơn, tỏ lòng thương mến và hỗ trợ người đã mất, chớ không phải cứ ũ rũ than khóc, tiếc nuối sầu thương cũng chẳng ích gì cho mình hay cho vong linh người quá vãng