Số lần đọc/download: 1103 / 5
Cập nhật: 2015-11-05 18:32:06 +0700
Chương 6
V
adim chuẩn bị bản đề cương về phần văn xuôi của Puskyn và Lermontov qua sự đánh giá của Belinsky. Anh còn chưa viết được dòng nào của bản đề cương - tới nay anh vẫn còn đang đọc lại Puskyn và Lermontov, đọc các nhà văn Nga khác của thời kỳ đó: Karamdin, Marlinsky, Odoevsky. Công trình mà anh dự định đồ sộ đến mức tưởng như anh không thể hoàn thành nó vào mùa xuân chứ đừng nói là trước Tết nữa, Vadim không vội vàng. Anh không có ý định lọt vào bộ hợp tuyển đầu tiên, và nói chung ít nghĩ đến việc phải lọt được vào một nơi nào đó - anh làm việc có kế hoạch, kiên trì, không hề hấp tấp, và hoàn toàn hài lòng vì công việc đó.
Trong lúc đó thi học kỳ mùa đông đã gần tới cùng với những thử thách “nho nhỏ” đủ loại trước đó: kiểm tra bài, hội thảo chuyên đề, dự thi các bộ môn. Thời gian còn lại để làm bản đề cương càng ngày càng ít.
Khoảng giữa tháng Mười Hai có tổ chức kiểm tra môn tiếng Anh. Đối với Vadim đó là một thử thách lớn và đầy đe doạ. Anh không có được tài năng cần thiết về các môn sinh ngữ mà Sergei vốn sẵn có. Những điều mà Sergei nắm được nhanh chóng thì Vadim phải trả bằng giá của các bài luyện trí nhớ nhiều giờ, bằng sự lao động kiên trì. Sergei thường mang theo và đọc ngay trên xe buýt cuốn truyện trinh tham bằng tiếng Anh dày tới ba trăm trang, trong khi đó thì Vadim khổ sở đánh vật với từ điển để đọc cuốn sách “Tom Hayer“ đã tóm tắt, nghĩa là đã làm đơn giản đến mức khó mà nhận được ra. Để nhớ từ được tốt hơn, Vadim đã nghĩ ra đủ các mẹo: anh lùng mua bằng được cuốn từ điển bỏ túi và luôn luôn mang theo trong túi, đọc ở bất kỳ chổ nào, viết từ ra các tờ giấy rời, một mặt là tiếng Anh, mặt kia là tiếng Nga, và tự mình chơi “lô tô“ với mình. Tất cả những việc đó dần dần cũng mang lại những kết quả nhất định.
Cô giáo dạy tiếng Anh là Olga Markovna quý trọng Vadim vì một điều duy nhất mà các thầy giáo dạy sinh ngữ thường quý trọng ở sinh viên - đó là tính cần cù. Cô bắt bẻ Sergei một cách nghiêm khắc. Nếu anh làm bài kiểm tra sai hoặc ngẫu nhiên không thuộc một “grammatical rule” Quy tắc ngữ pháp (tiếng Anh trong nguyên bản) & cho về nhà, thì cô Olga Markovna phê phán một cách không thương tiếc. Cô trách cứ anh bằng tiếng Anh một cách nghiêm khắc và rất tức giận, còn Sergei thì cũng biện bạch bằng tiếng Anh, vừa mỉm cười và vừa phô trương khả năng phát âm của mình. Thường thì chỉ có hai thầy trò họ hiểu được câu chuyện đó, và điều đó đối với Sergei, rõ ràng, lại là điều thú vị nhất.
Nhìn chung, cô Olga Markovna là một người phụ nữ công bằng, có năng lực và giàu sáng kiến. Cô chỉ nói với sinh viên bằng “ngoại ngữ” và biết cách tổ chức mỗi bài giảng một cách khác nhau, rất hấp dẫn, tránh những khuôn sáo cũ. Trong các bài giảng, cô thường tổ chức những trò chơi đố từ, hỏi đáp văn học, bàn bạc về các sự kiện của trường, về những cuốn sách và phim ảnh Xô- viết mới. Và trong những giờ học đó Olga Markovna tỏ ra vui vẻ, hóm hỉnh, ham hiểu biết, cô tham gia vào các trò chơi và các cuộc tranh luận đó với sự say mê trẻ trung.
Nhưng trong những ngày thi cử hoặc kiểm tra thì cô lại thay đổi biết bao! Trên khuôn mặt phúc hậu có thoa phấn, với chiếc mũi cao cao của người phụ nữ ở tuổi bốn mươi đó không hiểu từ đâu xuất hiện một sự nghiêm khắc không gì lay chuyển được, hầu như hơi kiêu ngạo, và một nét gì đó rất “Robespie”, theo cách nói của Sergei. Cô không còn tình cảm hài hước, không còn hiểu những chuyện nói đùa, và toàn bộ vẻ ngoài của cô là biểu tượng của một câu ngạn ngữ la- tinh: “Hãy tiến hành hoạt động tư pháp dù cho thế giới này có bị sụp đồ đi nữa!”.
Cả khoá - trừ Palavin. Andrei Syryk, Fonika và một số sinh viên xuất sắc ham học nữa - đều chờ đợt kiểm tra tháng Mười Hai với một sự xốn xang quen thuộc.
Vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Mười Hai, lớp Vadim quyết định đi thăm Viện bảo tàng Trechiakov. Họ có cả thảy mười lăm người và cộng thêm với một số sinh viên các khoá khác cùng ở trong ký túc xá, người duy nhất mới đến thăm Viện bảo tàng Trechiakov lần đầu là Rasit Nuraliev, một anh bạn người Uzbek, vừa vào trường năm nay.
Vadim đã kịp kết thân với chàng thanh niên tóc đen, mắt to, vai rộng, có đôi bàn tay của dòng dõi thợ đấu. Khuôn mặt vui tươi với đôi gò má rộng của cậu ta, lòng yêu đời không bao giờ thay đổi của cậu ta, nụ cười sáng lên bởi hàm răng trắng bóng của cậu ta đều đặn như dãy hạt trên bắp ngô khiến Vadim thấy ưa thích. Rasit muốn biết ngay tất cả mọi điều, biết một cách tỉ mỉ, không ngại mang tiếng là dốt hoặc ngớ ngẩn, cậu ta làm mọi người phát ngán vì những câu hỏi của mình - và chẳng một ai bực mình cả, bởi vì cậu đèn Moskva học tập và cậu đã làm việc đó một cách tận tâm, không bỏ phí một phút nào.
Rasit Nuraliev ở ký túc xá cùng phòng với Lagodenko, Lesik và Mắc Vinkin, và bởi vậy nên Vadim mới nhanh chóng làm quen được với cậu ta. Anh biết hết cả cuộc đời hai mươi tuổi của Rasit: cha cậu ta là nông trang viên, Rasit học xong phổ thông ở vùng Yangiyunsky, hồi nhỏ đã từng gánh nước thuê ở kênh Fergansky, còn trong thời gian chiến tranh, cậu đã tham gia công trình đào kênh Tasken bắc và là đội trường đội thợ đấu. Chính hồi đó cậu đã được vào Đoàn, ở làng quê vùng Trung Á đó, cậu ta còn có cô vợ chưa cười - cô Rapikhe, con gái người thợ rèn.
- Cô ấy còn trẻ lắm mà đã học xong lớp Mười rồi đấy, - Rasit tự hào nói, - lại đẹp nữa lố. Lông mày như thế này này - ở vùng mình người ta thường nói là giống như chữ “lim”, một chữ cái của tiếng Ả- rập. Đẹp lắm lố! Còn thông minh thì tuyệt! Thông minh hơn mình đền ba cái đầu lố!…
Cùng đi với sinh viên đến Viện bảo tàng Trechiakov còn có thầy Ivan Antonovich Kretsetov. Suốt dọc đường ông đi cùng với Andrei và khoác tay anh ta, - Andrei là học trò yêu của giáo sư, “niềm hy vọng của khoa! - Ivan Antonovich gọi đùa anh ta như vậy.
Dọc lề đường rộng trên cầu Đá. Kretsetov kể chuyện về hoạ sĩ Polenov mà ông có quen biết riêng. Lena không rời Ivan Antonovich một bước. Vadim đi đằng sau và thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng cười và giọng nói sôi nổi của cô cắt ngang lời giáo sư, tiếng cười và giọng nói đó ngân vang trong bầu không khí tươi mát.
Ngày hôm nay không có gió, ấm không theo kiểu mùa đông. Bầu trời trắng bông chỉ có một trời mây vô tận - nghiêng mình trên thành phố và có cảm giác như không phải mặt trời khuất đâu đó trên cao, mà là bầu trời trắng bông trong sáng giống như chiếc đèn khổng lồ đầy ánh sáng ban ngày dưới cái chụp đèn mờ, đang chiếu sáng mặt đất. Trong ánh sáng của bầu trời trải rộng đó, mọi màu sắc đều biến mất, chỉ còn lại thứ sắc màu chuyến tiếp buổi ban mai và màn khói màu xanh da trời trùm lên tất cả - một số ngôi nhà thì hơi ngả màu vàng, số khác lại hơi xam xám.
Sông bên cạnh rạp chiếu bóng Udarnik chưa đóng băng.
Nước đen, nặng và hơi nước hình như cuộn sôi khắp mặt sống. Trên nóc tròn của rạp Udarnik lũ quạ kêu ầm ĩ và cũng chỉ có sự nháo nhác của lũ quạ đó là phá vỡ cảm giác yên tĩnh và thanh bình của bầu trời. Ở Moskva cảm giác đó rất hiếm có - thường chỉ thấy vào mùa đông và chỉ vào những ngày chủ nhật êm đềm và hơi lạnh, vào những khoảng thời gian nào đó khó nhận thấy giữa hai và bốn giờ chiều.”.
Trên đường đến Viện bảo tàng Trechiakov, Vadim kể cho Rasit nghe về Moskva - họ đi qua trước mặt điện Kreml, Nhà Chính phủ để ra phố Kadasevskaya ngoài bờ sông. Vadim thấy khoan khoái lâng lâng, tưởng như anh sắp dẫn Rasit đi quanh những căn phòng ngoắt ngoéo mà anh đã từng biết như nhà riêng của anh, anh sắp kể về các hoạ sĩ và quan sát sự khâm phục của Rasit. Giống như hồi nhỏ, anh thích cho các bạn xem cuốn sưu tập tem của mình và những cuốn sách hay trong tủ sách của cha anh, giờ đây anh đang nóng lòng chờ đợi giờ phút anh sẽ giới thiệu cho Rasit thấy Viện bảo tàng tranh của mình với những bức tranh mà anh yêu thích - dường như anh chuẩn bị tặng cho bạn một món quà quí giá…
Và nó đây rồi - cái ngõ phố Lavrusinsky nổi tiếng, nhỏ hẹp, khiêm tốn, dẫn ra bờ sông Kanava ốp đá hoa cương.
Cũng như mọi chủ nhật, ngõ phố hôm nay rất đông người - một số thì vội vã đến Viện bảo tàng tranh, số khác thì thong thả đi ngược lại. Một đoàn học sinh học nghề mặc đồng phục ca- pốt đen chạy qua, một tốp lính thủy dập gót giày đều răm rắp, đi giữa lòng ngõ phố vượt lên trước tốp sinh viên, một chiếc xe của một sứ quán nào đó có cắm cờ nước ngoài chạy chầm chậm sau tốp lính thủy đó.
Giọng thầy Kretsetov vọng đến tai Vadim:
- … vào năm chín mươi hai, họ chuyển nhà bảo tàng tranh đó tặng thành phố Moskva. Lúc đó đã có tới hơn một nghìn bức tranh, hàng trăm bức chân dung, tượng điêu khắc, tranh thêu - một món quà ra trò, đúng không? Bộ tranh đó đáng giá một triệu ba trăm nghìn rúp. Pavel Mikhailovich thật là một con người tuyệt vời…
Sau hàng rào hiện lên một toà nhà thấp màu trắng đỏ, giống như ngôi nhà hình tháp của một công tước thời xưa với những đường nét kiểu Slav ở trước mặt.
Mỗi lần bước vào cái sân trải nhựa sạch bóng này, Vadim lại nhớ đến chuyến đầu tiên đi thăm Viện bảo tàng Trechiakov hồi còn nhỏ, tức là mười lăm năm về trước. Sự bao la của cuộc sống mà chú bé Vadim bỗng nhiên phát hiện ra cho mình trong một ngày lúc đó đã làm cho anh xúc động gần như muốn chóng mặt.
Sau đó anh thường đến đây cùng với Sergei. Họ thi đua với nhau xem ai biết rõ về các hoạ sĩ hơn. Sergei luôn luôn biết rõ hơn, - anh nhớ tên các hoạ sĩ dễ hơn và sáng ý hơn. Anh chợt nhớ lại thầy giáo dạy vẽ ở trường phổ thông Mark Aronovich. Ông già thật là buồn cười, mau nước mắt và đa cảm. Còn giọng trầm của ông thì lại làm inh cả tai lên, và ông thường thích thốt lên theo kiểu ở trên sân khấu. Ở Viện bảo tàng Trechiakov, thầy Mark Aronovich lên lớp: “cần phải cảm thấy nghệ thuật bằng lưng. Nếu như khi ngắm nhìn Surikov, các em không cảm thấy cái lạnh kỳ diệu ở lưng có nghĩa là các em không phải là các em nữa, mà là một đống củi”. Năm bốn mươi mốt Mark Aronovich gia nhập đội dân quân Moskva và đã hy sinh ở Elnia.
- Hãy chuẩn bị thẻ! - Lena quay lại kêu lên.
- Thẻ sinh viên à? để làm gì? - Rasit hỏi.
Vadim giải thích cho cậu ta biết rằng tiền vé ra vào cửa đối với sinh viên được giảm hai phần ba. Phòng gửi áo khoác ngoài chật ních khách tham quan - có nhiều thanh niên, bộ đội và thiếu nhi. Các cụ già rậm râu với nét mặt dịu dàng kiểu Nexterov không kịp trả và nhận áo.
Tất cả sinh viên cùng một lúc bước ngay vào gian phòng đầu tiên sáng rực bởi lớp vàng trải qua nhiều thế kỷ của những bức tranh vẽ các thánh đồ - dường như họ lạc vào một khung cảnh khác - họ bắt đầu đi chuyến thận trọng, yên lặng và nói thì thầm. Sau đó đoàn người từ tự giải tán. Ivan Antonovich cùng với Lena và Andrei ở lại sau, trong những gian trưng bày nghệ thuật Nga cổ đại, Lesik, Nina và Mắc Vinkin đi trước.
Vadim cùng với Rasit dừng lại bên bức tranh của Veresaghin - “Trước giờ tấn công ở Plevna”.
- Plevna. Bulgaria… - Rasit nói khe khẽ. - Anh trai em, anh Dzhalen đã chiến đấu ở Bulgaria. Anh ấy đã bị thương và mất một chân.
Rasit chăm chú nhìn vào mặt những người lính Nga nằm thành hàng dày đặc mặc những chiếc áo quần phục màu xanh sẫm, với những chiếc áo choàng quấn gọn vắt chéo qua vai và những khẩu súng trường ở tư thế đánh nhau giáp lá cà. Chỉ còn lại vài giờ, và có lẽ, chỉ vài phút ngắn ngủi trước hiệu kèn tấn công. Bầu trời tối đen trước lúc rạng đông thật là căng thẳng và khắp nơi là một sự căng thẳng khốc liệt - trên những khuôn mặt cau lại của những người lính, ở những chiếc lưng gù gù, trong những chiếc mũ lưỡi trai nhô ra trước mắt… có thể đấy là một trong những trận tấn công cuối cùng vào chiến lũy Osman- Pasa đang được chuẩn bị vào cuối mùa thu…
- Veresaghin cũng bị thương ở Bulgaria, - Vadim nói. - Còn bọn mình đã đi trệch về phía Bắc một chút, qua Rumania. Mình chỉ mới đến biên giới Bulgaria, trên bờ sông Danube gần Calaphat.
Bên cạnh đó là một bức tranh khác của Veresaghin: “Tấn công bất ngờ”, từ thời kỳ vùng Trung Á bị chế độ Nga hoàng chiếm đóng. Những người lính Nga râu ria xồm xoàm, chỉ mặc áo sơ- mi và quần rộng ống màu trắng, gầy gò, mặt nâu sạm vì rám nắng đang chống trả lại cuộc tấn công bất ngờ của bọn lính Bukhara. Họ vừa chạy ra khỏi lều, tập hợp thành từng nhóm nhỏ, sẵn sàng lưỡi lê tuốt trần, còn bọn Bukhara thi lao vào họ bằng đội kỵ binh xung kích. Trên nét mặt của những người lính Nga lộ rõ quyết tâm táo bạo chiến đấu đến cùng và họ không hề run sợ, họ sẽ chiến đấu bằng báng súng và bằng lưỡi lê cho đến giọt máu cuối cùng, sẽ hy sinh cho đến người cuối cùng trên cát bỏng dưới gót ngựa giày xéo, hoặc bị chém nát bởi những thanh gươm cong vút kiểu châu Á.
Vadim và Rasit đứng lặng hồi lâu trước bức tranh khủng khiếp này. Và mỗi người chợt nghĩ: có thể, người lính cao lớn có mái tóc quăn hung đỏ không đội mũ lưỡi trai kia, người lính đang đứng lặng trước đồng đội của mình với lưỡi gươm tuốt trần trong tay là ông nội của Vadim, còn ông nội của Rasit với bộ râu đen, đầu quấn khăn xanh đang lao như bay về phía ông nội của Vadim với nét mặt bừng bừng sát khí và lưỡi gươm vung lên chuẩn bị một đường chém chí mạng. Một giây nữa họ sẽ chạm trán nhau - và không biết rồi lời nguyền rủa khàn khàn của người Nga hoặc tiếng kêu thất thanh của người theo đạo Hồi sẽ bị đứt đoạn…
Điều đó mới chỉ xảy ra bảy mươi năm - một đời người - trước đây.
- Đúng, một bức tranh cổ! - Rasit búng lưỡi nói một cách trân trọng. - Rất có giá trị lịch sử!
Họ đứng im lặng một lúc, sau đó Rasit cầm tay Vadim và họ cùng bước sang gian bên cạnh. Cảnh huyền diệu của thiên nhiên Nga - những khu rừng thưa trong màn khói ẩm ướt, khoảng không bao la trong sáng - đã quyện chặt lấy họ bằng làn hương thơm dìu dịu của hoa mua…
Vadim nghỉ rằng, cần phải đến nhà bảo tàng Tretchiakov, nhưng không nhất thiết là phải thường xuyên. Lúc đó bạn sẽ nghiệm thấy cái cảm giác kỳ diệu của sự đổi mới chỉ có vào mùa xuân, khi lần đầu tiên sau cả mùa đông đằng đẵng, bạn ra khỏi thành phố, đi đến vùng cây cối xanh tươi. Trong cuộc đời đã nhiều lần bạn được thấy bầu trời trong sáng của mùa xuân và đã hít thở hương vị của đất, của cỏ non và sự tươi mát của dòng sông, nhưng mỗi lần điều đó lại làm ta xúc động một cách khác. Và những gian phòng yên tĩnh sáng sủa này mỗi lần cũng làm ta xúc động một cách khác.
Ở đây dường như có sự hiện diện của cả nước Nga, của lịch sử vĩ đại của tổ quốc: đây là những dũng sĩ của Vasnetsov, là buổi sáng khói loang vương vất của buổi hành hình những người lính cận vệ, đây là vùng núi Sipca đầy tuyết, và nỗi buồn câm lặng của đường Vladimirka, và những con ngựa còm cõi phát chán buộc bên quán rượu cuối cùng, và nét mặt kiêu hãnh trắng bệch của người hấp hối trong bóng tối của hầm giam. Và đây bầu trời tháng Mười đỏ rực màu cờ, người lính thủy với những gò má rắn như thép, những lưỡi kiếm bách thắng của Quân đoàn kỵ binh thứ nhất, và Vladimir Ilych trong căn phòng làm việc giản dị của mình đang sáng tạo ra một quốc gia vĩ đại…
- Qua trần nhà bằng kính hiện ra bầu trời buổi chiều màu xanh đậm. Đèn đã thắp sáng trong các gian phòng. Càng về chiều khách càng đông - có thể gặp các nhóm người đến tham quan khi thì ở phòng này, khi thì ở phòng khác, nhiều người còn mang theo sổ tay, họ chăm chú ghi chép những điều gì đó, ở gian thấp nhất, nơi trưng bày đồ hoạ Xô- viết, Vadim và Rasit gặp lại đoàn của mình.
Khi mọi người đã ra ngoài đường, Lena nói:
- Anh Vadim, chúng em vừa có một cuộc tranh luận. Andrei nói…
- Không, đừng nói vội! - Andrei ngắt lời cô. - Cứ để cậu ấy phát biểu đi đã! Cậu nghe đây nhé! Repin đã vẽ bức tranh “Những người kéo thuyền”. Hoàn thành bức tranh ấy ông có hạnh phúc không?
- Ồ, tất nhiên chứ!
- Thế đấy! Còn nữa, ví dụ, Semiratsky vẽ bức tranh “Điệu nhảy giữa gươm giáo”. Bức tranh vẽ rất đẹp và thật là rực rỡ và hấp dẫn.
- Mình có biết bức tranh đó. Thế có chuyện gì nào?
- Cũng thế thôi, Semiratsky có hạnh phúc không sau khi hoàn thành bức tranh?
- Tất nhiên là có chứ!
- Và điều cuối cùng, - Lena sôi nổi kết thúc câu chuyện. - Niềm hạnh phúc của người hoạ sĩ là gì? Và niềm hạnh phúc nói chung là gì?
Nina và Lesik cười vang.
- Ồ, thật là một cuộc tranh luận ra trò… - Vadim mỉm cười phân vân nói.
Lena nắm lấy tay Vadim và bắt đầu nói bằng một giọng kiên quyết và to đến nổi cả ngõ phố đều nghe thấy:
- Em cho rằng, anh nghe chứ, anh Vadim, cả Repin, cả Semiratsky đều hạnh phúc như nhau, bởi vì cả hai ông đều cảm thấy niềm hạnh phúc của người hoạ sĩ đã hoàn thành tác phẩm của mình. Đúng thế chứ? Còn anh Andrei thì nói rằng Repin hạnh phúc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn: rằng ông cảm thấy niềm hạnh phúc không phải chỉ của người hoạ sĩ, mà còn của Một người công dân, một nhà hoạt động xã hội nữa. Còn em thì cho rằng đối với hạnh phúc thì không nên chia hoặc đo như là một món mứt. Nỗi đau đớn thì có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, còn hạnh phúc là một cái gì đó tuyệt đối…
- Tolstoy cũng nhận xét rằng, - Mắc Vinkin, người biết rõ những tài liệu nguồn gốc vội vã bổ sung, - tất cả mọi gia đình hạnh phúc đều hạnh phúc như nhau, mọi gia đình bất hạnh…
- Thế nào anh Vadim? Em đúng chứ? - Lena hỏi, giật mạnh ống tay áo bành tô của Vadim.
- Em à? Theo anh thì không, - Vadim nói, cố gắng tập trung suy nghĩ và trả lời sao cho càng chín chắn, càng nghiêm túc càng tốt. - Em có thấy là trong nghệ thuật Semiratsky vừa không phải là công dân, vừa không phải là nhà hoạt động xã hội. Ông khôi phục chủ nghĩa hàn lâm trong hội hoạ, về thực chất là đấu tranh chống nghệ thuật hiện thực của những hoạ sĩ lưu động…
- Làm gì mà anh lên lớp em như vậy?
- Không, anh chỉ kể cho em nghe về Semiratsky thôi. Anh không thích ông ta. Đó là một hoạ sĩ giả mạo, chuyên đi bắt chước, và những bức tranh của ông ta không như cuộc sống, mà giống như sân khấu.
- Lạy Chúa, ai mà tranh luận với điều đó được! Anh hãy trả lời em: ông ấy có thấy hạnh phúc không khi đã vẽ xong bức tranh “Điệu nhảy giữa gươm giáo”? Với tư cách là một hoạ sĩ?
- Nhưng hạnh phúc có nghĩa là thế nào? - Vadim bực mình nói. - Lúc nào em cũng nói đi nói lại “hạnh phúc, hạnh phúc”. Cần phải tìm hiểu rõ ngay từ đầu thế nào là hạnh phúc nói chung!
- Và em, anh Vadim ạ, cũng đang chuẩn bị tìm hiểu đây!
- Vô ích. Theo anh, đó là điều không thể tìm hiểu bằng các cuộc thảo luận được, về điều đó thậm chí cũng không nên nói to…
- Mà hoạ sĩ chỉ hạnh phúc, - với năng lực tuyệt diệu của mình Andrei nói một cách đơn giản, chắc chắn, không hề ngại phải nói cho mọi người những điều mà ai cũng đã biết, - khi bằng sự sáng tạo của mình anh ta đưa nhân dân đến gần với hạnh phúc dù chỉ là một bước hoặc nửa bước.
- Thế à? Thế mà em nghĩ rằng nhân dân chẳng có liên quan gì cả, - Lena giễu cợt nói. - Những chân lý đó. Andrei à, anh có thể cứ giữ lấy cho đến khi thi. Nhân tiện xin nói là không hiểu sao những người hiểu rõ mọi chuyện lại chẳng bao giờ được hạnh phúc cả. Andrei, anh hãy nói xem, trong cuộc đời đã có lần nào anh thấy hạnh phúc chưa?
Lúc này Mắc đang vui thích về một điều gì đó:
- Lena. Goeth cũng nói thế đấy! Goeth nói rằng: “Bạn ạ, mọi thứ lý luận đều khô héo, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi! - Đó là lời nói của Goeth…
- Thế. Andrei, đã có lần nào anh thấy hạnh phúc chưa? - Lena nheo mắt một cách tinh quái hỏi.
Andrei bỗng nhiên lúng túng và đỏ mặt lắp bắp:
- Nghĩa là… với ý nghĩa nào…!
- Đấy, anh thấy chưa? - Lena cười vang một cách đắc thắng, - Bây giờ thì anh lại hỏi là với ý nghĩa nào? vấn đế chính là ở chỗ đó! bởi vì rằng em biết một đằng, và các anh thì lại chẳng giúp em thay đổi quan điểm: con người sống có một lần và hạnh phúc riêng đối với con người thì lại rất nhiều, hầu như là tất cả!
- Đúng thế, - Vadim tán thành.
Nina Fonika và Mắc đang đi ở phía sau cùng hỏi một cách bực đọc:
- Đúng là thế nào, Vadim?
- Thôi đừng nói nữa, - anh nói. - Tất cả mọi vấn đề là ở chỗ nên hiểu hạnh phúc cá nhân như thế nào?
- Thế anh, chẳng hạn, anh hiểu thế nào?
- Mình sẽ nói sau. Đề nghị cứ tuần tự. Trong chúng ta ai… - Vadim quay lại và, sau khi nhận ra Rasit đang lặng lẽ bước bên cạnh thầy Ivan Antonovich, liền vỗ vai anh ta. - Còn anh bạn trẻ nhất! Thế ý kiến của anh về hạnh phúc là thế nào, hỡi người con của phương Nam?
- Của chúng tôi ấy à? - Rasit hỏi lại và, kéo chụp cái Mũ lông xuồng trán, cậu ta bắt đầu một cách mạnh bạo: - Tôi xin nói ngay là! Khi chiến tranh nổ ra tôi nghĩ rằng hạnh phúc đó là lúc kết thúc chiến tranh, là chiến thẳng, là cha và các anh tôi - tất cả đều còn sống và tất cả đều trở về. Rồi thì niềm hạnh phúc đó đã đến. Và tôi lại nghĩ rằng hạnh phúc - đó là một điều gì khác kia, đó là lúc tôi tốt nghiệp lớp mười, cầm giấy chứng nhận tốt nghiệp trong tay và như thế là tốt đẹp. Rồi thì niềm hạnh phúc đó cũng đến. Và tôi quyết định, niềm hạnh phúc thật sự sẽ chỉ là khi tôi được đến Moskva và được vào trường đại học Moskva. Và rồi… - Và, cười phô hàm răng sáng lóe trong màn đêm, đột nhiên cậu ta lột mũ ở đầu ra và vung về một phía “Các bạn thấy chưa? Hạnh phúc ấy mà? Tất nhiên là thế! những niềm hạnh phúc đó, theo tôi, con người ta có rất nhiều, và rất khác nhau. Cả cuộc đời, và càng nhiều càng tốt, - theo mình là thế đấy!
- Còn Dostoevsky thì nói rằng, - Mắc lên tiếng, - muốn hạnh phúc con người cần phải có những niềm hạnh phúc ngang bằng với những nỗi bất hạnh.
- Ô. Dostoevsky! - Lena huơ tay. - điều đó lỗi thời rồi. Không có ai biết được thế nào là hạnh phúc. Và nói chung thì tôi chán chuyện tranh luận rồi.
Cô bước nhanh về phía trước và nắm lấy tay Lesik.
- Lesik, có gì mới trong tin thể thao thế giới không? - Cô hỏi to. - Cậu đã đi xem khúc côn cầu, cậu có thấy những vận động viên người Séc không?
Từ phía sau, Vadim nhìn chiếc áo khoác dài mùa đông của Lena có viền lông ở gấu đang lật phật như làn sóng trước mỗi bước đi của cô, và bỗng nhiên anh nghĩ rằng tin thể thao thế giới cũng chỉ làm cô ta quan tâm chút xíu như câu chuyện về các hoạ sĩ mà thôi. Bỗng nhiên anh tức giận nói.
- Mấc ạ, cậu nhét đầy những câu cách ngôn của người khác như là… có quỷ biết được là gì.
Câu chuyện chung tự nó chấm dứt. Mọi người bước lên cầu, ở đó đang lộng gió và trĩu hơi nước, tất cả bước đi, người gập xuống, đầu cúi thấp, giấu mặt vào trong cổ áo dựng đứng để tránh gió. Kretsetov đột nhiên hỏi:
- Các bạn trẻ, sao lại im lặng thế? Tôi đang hứng thú nghe các bạn… Sao?
- Câu chuyện qua dài dòng, không phải chuyện ngoài đường. - Nina nói. - Thế còn ý kiến của thầy, thưa thầy Ivan Antonovich? Thầy quan niệm như thế nào về hạnh phúc ạ?
- Một cách lạc quan, - Kretsetov mỉm cười nói.
Ivan Antonovich dừng lại ở góc phố và chào từ biệt. Nhưng các sinh viên không buông ông ra, họ tiến ông đến tận bến ô- tô- buýt và đứng ở đó chuyện trò sôi nổi làm cho những người xếp hàng thích thú đến tận lúc xe buýt đến.
Lúc quay lại, cả Aliosa Remescov cũng phát biểu về vấn đề đang tranh luận:
- Mình thì mình nghĩ như thế này - thật hạnh phúc biết bao nếu ngày mai thời gian nhàn rỗi của chúng ta được xếp ở những tiết học đầu Và thật là bất hạnh biết bao, mình nghĩ rằng, nếu phòng trưởng của chúng ta lại là tay quỷ sứ Lagodenko. Tay cục súc đó dù thế nào cũng cứ đúng bảy giờ là dựng mọi người dậy, lật chăn ra, và bắt ra tập thể dục. Giá mà được ngủ chút nữa thì tốt biết bao!
Lesik thở dài và lắc đầu vẻ chán chường.
Lúc qua phố Frunze, các bạn quyết định ghé vào thăm Sergei Palavin. Vadim và Lena leo lên tầng bốn, còn các bạn khác quyết định rẽ vào quán giải khát mua một ít bánh nướng (tất cả đều đã thấy ngót bụng), rồi chờ Vadim và Lena cạnh cổng ra vào ở tầng dưới.
Vadim vừa ấn núm chuông điện, cánh cửa đã mở tung ngay ra. Ở phòng ngoài là bà Irina Vichtorovna và Valia, cô bạn của Sergei học ở trường đại học Y mà Vadim đã gặp nhiều lần. Cô đã mặc áo bành tô và đội mũ chuẩn bị ra về. Bà Irina Vichtorovna vui vẻ chào hỏi Vadim và từ tốn làm quen với Lena, thoáng nhìn cô bằng cái nhìn tinh nhanh khá là tự nhiên.
- Chúng cháu ghé thăm bác một phút thôi. Các bạn đang chờ chúng cháu ở phía dưới, - Vadim nói bằng giọng không hiểu sao có vẻ như xin lỗi.
- Xin mời vào! Cởi áo ngoài ra, cháu Vadim! Bác rất vui vì các cháu lại chơi, - bà Irina Vichtorovna phấn khởi thốt lên. - Cháu cởi áo khoác ra, cháu Lena, có phải không? Lena, cháu lại đây…
Valia gật đầu chào Vadim và bước qua trước mặt anh ra phía cửa một cách lặng lẽ, môi mím chặt. “Chẳng lẽ cô ấy lại không nhận ra mình hay sao?” Vadim nghĩ, thoáng cảm thấy sự lạnh lùng khó chịu. - Cô ta bị cận thị và lại không đeo kính. Ngượng mà”. Thời gian gần đây anh ít gặp Valia ở nhà Sergei và Sergei cũng hầu như không nói gì về cô cả.
Lena bước vào phòng, còn Vadim thì bà Irina Vichtorovna giữ lại ngoài hành lang một lát.
- Vadim, chờ bác một chút, - bà thì thào, lông mày rướn lên một cách ý tứ. - Chúng nó vừa cãi nhau xong, cháu đừng hỏi gì cả, không nên…
- Ai kia ạ?
- Nó với Valia! Bác đi làm về muộn, còn Valia rẽ vào giúp đỡ nó, nhóm bếp, chứ có không đâu… Còn nó thì cứ cằn nhằn, lúc bị ốm. Và nó đã làm gì đó khiến con bé bực mình.
- Làm bực mình?
- Chứ sao nữa! Tất nhiên là chuyện dớ dẩn! Cần phải biết cách chịu đựng nó… - Bà Irina Vichtorovna đưa cả hai tay nắm lấy kravat của Vadim, kéo anh lại gần, trìu mến vuốt lại cồ áo sơ- mi của anh và bỗng nhiên bà hỏi cũng bằng giọng thều thào: - Thế cháu có ưa Valia không?
- Cháu ấy à? - Vadim lúng túng hồi lại. - Có, một cô gái tốt… nghiêm túc…
Bà Irina Vichtorovna thở dài.
- Cháu biết đấy! Valia rất tốt! Và đáng tiếc là Sergei không nên đôi với nó được.
- Tại sao vậy, bác Irina Vichtorovna?
- Vadim, phổi cô ấy không ổn lắm, - bà Irina Vichtorovna nói câu đó rất nhỏ nhẹ, trán nhăn lại đau khổ. - Cháu hiểu chứ? Ông nội Sergei cũng chết vì lao đấy! Thật đáng tiếc… Ồ, đi vào đi, Vadim, vào đi, - bà đẩy Vadim lại phía cửa phòng.
- Cô Lena này là sinh viên lớp cháu phải không?
- Vâng, lớp cháu đấy ạ!.
- Mặt mũi nhẹ nhõm dễ ưa đấy!.
Sergei nằm tựa lưng vào thành giường, hút thuốc, nheo mắt lờ đờ nhìn Lena đang sôi nổi kể về chuyện gì đó ở Viện bảo tàng Trechiakov. Cổ anh quấn chiếc khăn ấm, nhưng nét mặt không gây ấn tượng về một căn bệnh đặc biệt, mặc dù có hơi tái và đã lâu không cạo râu.
- Bản đề cương của cậu thế nào rồi, Vadim? vẫn tiến hành đều chứ? - Sergei hỏi lúc Vadim vừa bước vào phòng…
- Chậm lắm! Phải đến học kỳ hai mới xong được.
- Cậu nói gì thế, Vadim! - Sergei kinh ngạc nhỏm dậy. - Cậu không định tham gia vào hợp tuyển à!
- Ô, không! Mình sẽ tham gia vào tập thứ hai, tai hoạ gì đâu!
Nhưng Sergei thì bắt đầu sôi nổi thuyết phục Vadim rằng anh cần phải tham gia vào chính tập thứ nhất này và cần phải tập trung nỗ lực làm việc đó.
- Thật là nhục! Các bài ấm ớ còn được in, mà cậu lại không tham gia là thế nào? Thật là nhục! Mình bị ốm và vẫn làm việc, không chịu nhắm mắt. Cậu biết là mình đã thay đổi để tài, mình đang viết về nghệ thuật kịch của Turgenev. Thầy Boris Matveyevich khuyên mình như vậy. Đúng thế! - Bỗng nhiên Sergei hứng thú đập tay xuống chăn. - Cậu biết gì không? Mình có thể nhường lại cho cậu bản đề cương cũ của mình về Haine, nhường cả mọi tư liệu và đề cương. Tất nhiên rồi! Mình đã viết được một nửa, có lẽ chưa được một nửa, mà mới được khoảng một phần ba…
- Cậu đưa mình làm gì?
- Cậu sẽ viết nốt trong khoảng hai tuần và sẽ kịp nộp để đưa vào hợp tuyển. Còn bản của cậu thì cậu cứ thong thả viết vào học kỳ hai. Đó cũng là một ý, đúng không? Trứ danh đấy chứ!. Đúng không, Lena?
- Tất nhiên rồi! Anh nhận đi, Vadim ạ!
- Không, để làm gì, - Vadim lắc đầu nói. - Mình viết nốt bản của người khác làm gì? Mình sẽ viết bản của mình!
- Sao lại của người khác? của mình chứ không phải của người khác! Chính cậu đã chẳng nói là chúng mình cần phải giúp đỡ nhau kia mà - cậu nhớ chứ? Andrei cũng giúp Nina Fonika đấy!.
- Đấy lại là chuyện khác. Không, như thế là không được.
- Thế thì tùy cậu. - Sergei nhún vai và quay về phía Lena rầu rĩ nói: - Cô thấy cậu ấy như thế nào chưa? Vì cái tính tự ái giả tạo và sự kiểu căng thái qua đó mà cậu ta luôn luôn tụt lại ở đằng sau. Mình chì muốn cậu được tốt lành thôi, cậu ngốc ạ!
- Thôi, không cần! Anh bạn cứ yên tâm, anh bạn ạ, đừng băn khoăn cho mệt người!
- Mình thì không sao! Đây chính là công việc của cậu… Sergei càu nhàu và ngả người xuống gối. - Rõ bực mình! Andrei thì được in, Fonika là loại nữ sĩ kiêu kỳ, còn Vadim Belov, cậu thấy chứ…
- Belov không hỏng được, - Vadim cười nói. - Hắn sẽ vượt tất cả, cậu cứ yên tâm.
Lena nhìn đồng hồ và đứng dậy.
- Ồ, anh Vadim, chúng mình đã ngồi đến mười lăm phút rồi đấy! Chúng ta đi thôi! Không có các bạn lại đi mất!
- Họ sẽ chờ, không sao!…
- Không, Vadim, thế không tốt. Chúng ta đi ngay đi!
Vadim miễn cưỡng đứng dậy. Anh đang hy vọng rằng các bạn sẽ không chờ và bỏ đi rồi. Chẳng lẽ họ lại có thể làm thế được! điều đó “không có tinh thần đồng chí “…
- Chúng em đã gặp bác sĩ của anh rồi, - Lena nói ngoài cửa. - Đó là nữ bác sĩ người hơi tai tái, không được đẹp, phải không?
Sergei liếc nhìn Vadim, gật đầu.
- Bác sĩ.
- Còn trẻ lắm mà…
- Đúng! thế mà làm mình ớn… - Sergei khẽ bẻ những ngón tay và mỉm cười không vui, - hơn cả món thuốc nước. Cảm ơn các cậu đã ghé thăm. Vadim, đừng quên mượn sách hộ mình nhé! Mering và Lunachasky! Anh duỗi chân ra, đắp kín chăn lên tận cằm và lập tức trông giống như người ốm. Bà Irina Vichtorovna nhón chân bước vào phòng, tay bưng chiếc xoong nhỏ đựng sữa bốc hơi nghi ngút và lóng lánh những váng bơ màu vàng.
Đúng, Vadim đã hy vọng một cách vô ích, các bạn vẫn kiên tâm chờ họ dưới cổng và thậm chí còn để phần cho họ hai chiếc bánh nướng. Trên đường về, lúc này Lena khoác tay Nina Fonika với Lesik và đi ở phía trước. Điều đó không khiến Vadim khó chịu mà ngược lại, anh còn cảm thấy đó là một dấu hiệu tốt. Gần đây hoà mình trong đám bè bạn, anh cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái hơn, mỗi khi phải xa Lena một chút.
Anh bắt đầu suy nghĩ về đề nghị của Sergei, về việc Sergei đã bực mình vì sự từ chối của anh ra sao, và anh cho rằng sự giúp đỡ đó dù sao cũng được nếu ra xuất phát từ những lý do tốt đẹp, thắm tình bè bạn. Và điều đó thật là dễ chịu. Bởi vì mọi biểu hiện của tình bạn, dù là không đáng kể và buồn cười, đều là nguồn vui đối với con người và làm cho con người trở nên hạnh phúc.
Và anh cảm thấy một niềm vui đột ngột dâng lên vì anh đang cùng đi với bè bạn và họ thật là đông đảo, rất khác nhau, vui vẻ và chân chính, trong số đó lại có cả Lena đang lanh lảnh hát át cả mọi người:
Hôm nay chúng ta họp mặt.
Tại bữa ăn rất vui.
Bạn bè, sinh viên sôi nổi…
Và tất cả những người đàn ông đi ngược chiều đều chăm chú nhìn cô, còn những người đàn bà thì mỉm cười.
Về tối trời đỡ lạnh hơn. Bầu trời sạch không, thăm thẳm và đầy sao như trong những bức tranh của Kuingi. Nhưng chỉ có bầu trời. Những người đi ngược chiều, những ngã tư ồn ào trong ánh sáng của những ngọn đèn đầy màu sắc, những vườn hoa nhỏ náo động bới những trò chơi ầm ĩ phức tạp của các em nhỏ, - tất cả những điều đó đều không gợi cho Vadim nhớ tới những bức tranh mà anh đã thấy, mà lại là những cảnh kỳ diệu, có một không hai và đầy tính mới lạ.
Cảm xúc về âm nhạc của Vadim không tốt lắm, nhưng dù sao anh vẫn hát, và thậm chí mỗi lúc một to hơn.
Ở ký túc xá có một tin mới đang chờ họ: hôm nay Lagodenko đã thi môn văn học Nga và một lần nữa lại bị hỏng - đây là lần thứ ba! Thầy Kodensky hỏi thi tại phòng làm việc ở nhà ông, và ngay ở đó, Lagodenko đã cãi nhau với ông, anh ta nói với ông rằng ông là người hay bắt bẻ, xa thực tế, và là “một người nhỏ nhen, hay cáu kỉnh”. Raya Volkova, cô gái mà Lagodenko quen thân, đã kể lại tất cả mọi chuyện.
- Các cậu này, chuyện gì sẽ xảy ra với Petr bây giờ nhỉ? - cô bối rối hỏi.
- Ngốc qua, đúng không? Ôi, ngốc quá…
Lagodenko lúc này không có mặt ở ký túc xá. Raya nói rằng anh ta từ chỗ giáo sư ra về vừa tức giận vừa ủ rũ, kể lại mọi chuyện qua kẽ răng và đi đâu đó “lang thang trong thành phố”.