A book is to me like a hat or coat - a very uncomfortable thing until the newness has been worn off.

Charles B. Fairbanks

 
 
 
 
 
Tác giả: Thuỳ An
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 9
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 7
Cập nhật: 2016-03-01 22:27:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
ả tuần nay không thấy bác Nghè Tân lại chơi, Chương thì tới nhưng nét mặt anh buồn lắm. Tôi cố gạn hỏi nhưng Chương chỉ nói:
- Rồi trước sau chi Hạnh cũng biết.
- Hạnh lo quá, có chuyện chi không anh?
Chương lại nói:
- Rồi Hạnh sẽ biết.
Và tôi đã biết rõ sự thật sau khi nhận được lá thư Chương:
Hạnh yêu quý,
Anh đau lòng lắm, anh khổ sở lắm, khi gởi những giòng chữ này đến cho Hạnh. Đã bao lần lại nhà, bao lần anh muốn nói nhưng khi nhìn thấy đôi mắt tin tưởng của Hạnh nhìn anh, gương mặt ngây thơ trong sáng của Hạnh hướng về anh, anh mất hết can đảm. Nhưng phải nói, không thể kéo dài nỗi thắc mắc trong lòng Hạnh, không thể làm cho Hạnh lo buồn lâu hơn nữa, anh đành viết thư dù chúng mình đang gần nhau, nhưng anh không thể nói thẳng cho Hạnh biết được, vì như trên anh đã nói, anh không đủ can đảm.
Hạnh ơi, cái tương lai mình đã vạch ra đó, viễn ảnh đầy màu sắc huy hoàng đó, chúng ta không thể nắm tay nhau đi tới được. Chắc Hạnh đã đoán được là anh muốn nói gì? Ba anh đã đổi ý, ông không chấp nhận cuộc hôn nhân giữa chúng ta. Chính chú Toàn đã nói cho ba anh biết khi hay tin anh định đi đến hôn nhân với Hạnh. Anh thuộc nằm lòng cuộc đối thoại giữa ba anh và chú Toàn sau khi ra về sáng chủ nhật hôm đó.
- Anh định kết sui gia với anh Chước thật à?
- Ừ, thì thấy tụi nó thương nhau, vả lại con Hạnh cùng nết na lắm.
- Anh không biết gì cả sao?
- Biết chi?
- Con người của anh Chước?
- Tôi và anh Chước quen nhau từ thuở hàn vi, anh ấy đôn hậu lắm.
- Điều đó tôi biết, nhưng tôi muốn nói, con người anh Chước sau này kia.
- À, chuyện đó thì không. Chú cũng biết là tôi vào Nha Trang đã lâu lắm rồi.
- Đáng lẽ tôi không vạch trần hành động của anh Chước ra làm chi, chuyện đã qua cho nó qua đi, nhưng khi hay tin cháu Chương thương yêu con gái của anh Chước, tôi sẽ nói hết cho anh nghe.
- Chú nói đi, tôi nóng ruột lắm rồi.
- Anh có biết ai đã chỉ điểm cho anh Năng bị bắt không?
- Không lẽ anh Chước?
- Trước đó, anh Năng. và anh Chước có tranh giành một vụ đấu thầu gì đó và anh Năng đã thắng. Tôi biết rõ vụ chuyện này, anh Chước chơi trò ma gíao nhưng vẫn không hơn nổi anh Năng. Cho nên sau khi thắng, anh Năng có nói cho mọi người nghe hành động mờ ám của anh Chước làm cho anh ta mất mặt trước đám đông, nên anh ta để tâm thù anh Năng.
- Sao chú biết anh Chước điểm chỉ cậu Năng?
- Dạo đó tôi ở cạnh nhà anh Năng, tôi thấy rõ anh Chước đang dẫn người ta đến nhà anh Năng.
- Rồi răng nữa?
- Sau vụ đó, người ta cho anh Chước thật nhiều tiền. Ngoài ra tôi còn biết những hành động đốn mạt khác của anh âý nữa...
- Răng chú biết rành quá chứ?
- Tôi mà anh, thổ công xứ Huế mà, chuyện chi mà qua mặt nổi tôi.
- Răng chú giấu biệt vụ cậu Năng, đến chừ mới nói.
- Nói làm răng cho chị thêm buồn hả anh. Tôi biết gia đình hai bên thân nhau lắm, nhưng kết sui gia thì tôi hoàn toàn phản đối. Con gái nhờ đức cha mà anh Chước thì thất đức qúa.
Hạnh, cậu Năng là em ruột của mẹ anh, cậu ruột của anh. Ba mẹ anh làm sao mà kết sui gia được với một kẻ đã gián tiếp giết em mình. Ba Hạnh vào nhà thiên hạ lấy vàng, lấy bạc? Điều đó ba anh có thể chấp nhận bỏ qua được. Nhưng việc để người ta giết cậu ruột của anh, thì không. Ba anh bảo với anh như vậy, anh đành cúi đầu vâng theo dù anh vẫn yêu thương Hạnh vô cùng Hạnh ơi. Không cưới được Hạnh, anh sẽ sống độc thân. Hạnh ơi, suốt đời anh vẫn yêu Hạnh.
Chương”.
Tôi gục đầu vào gối, mặc cho những dòng lệ nóng tuôn trào. Thôi hết rồi, tình đầu vỡ cho tuổi vàng vụt mất, đúng như Thúy Hậu bảo, tình yêu hết là đời mình tàn theo luôn. Đời tôi không thể thiếu Chương, nhưng từ đây tôi đã mất Chương thật rồi. Vui vẻ gì đây mà học, sung sướng gì đây mà tính chuyện tương lai. Mai này tôi sẽ là nàng dược sĩ cô đơn, sầu não, ba sẽ bỏ tiền rừng bạc bể ra để mở nhà thuốc tây thật lớn, mua cho tôi một ông chồng đẹp trai học giỏi và tôi sẽ dần quên Chương. Không, không bao giờ tôi quên được Chương, không bao giờ em quên được anh cùng những kỷ niệm ấu thơ đã mọc rễ trong hồn. Tôi thiếp dần trong dằn vặt đớn đau cho đến khi bàn tay ba lay tôi dậy:
- Diệu Hạnh.
Tôi hoảng hốt giật lá thư trên tay ba. Ba nói thật nhỏ:
- Xin lỗi con, ba đã đọc hết lá thư đó.
Tôi vùng dậy ôm chầm lấy ba, gục đầu vào vai ba khóc nức nở. Ba vuốt tóc tôi nhè nhẹ:
- Hạnh ơi, con có khinh ba không?
Tôi víu tay vào ngực ba:
- Ba ơi, đó là sự thật hả ba?
Ba không trả lời, ba lại hỏi:
- Hạnh ơi, con có ghét ba không? Tôi lắc đầu, tôi khóc, rồi lại lắc đầu.
Ba nghẹn ngào:
- Ba thất đức quá, vì ba mà mẹ con chết, vì ba mà Diệu Sương hư hỏng. Vì ba mà tình yêu của con nát tan.
Tôi chùi nước mắt:
- Ba, định mệnh đã an bài như rứa, con không hề dám khinh dám giận ba mô.
- Hạnh ơi, con có buồn không?
Tôi cười héo hắt:
- Con đau đớn lắm ba, nhưng ba hãy vui sống và quên tất cả chuyện cũ đi. Đừng lo cho con, nỗi buồn nào rồi cũng có lúc nguôi.
Tôi đứng dậy:
- Ba đi nghỉ đi, con sang phòng tắm.
Tôi đi thật nhanh, không dám nhìn vào đôi mắt não nuột của ba...
Sau khi gửi thư cho tôi, thỉnh thoảng Chương vẫn đến nhà chơi nhưng tôi thì tìm cách lẩn trốn anh. Gặp lại làm chi cho thêm đau lòng, mỗi lần Chương đến là tôi ở dí trên lầu, không ơi không hỡi dù chị Sương kêu gọi nhiều lần. Chị Sương vẫn không hay biết chuyện gì đã xảy ra, chị cứ ngỡ chúng tôi giận nhau nên cứ trêu hoài:
- Thôi mà, một sự nhịn chín sự lành, hờn dỗi nhau làm chi.
Tôi đã buồn, mà mỗi lần gặp Thúy Hậu, tôi lại càng thấy rầu đời thêm. Trung đã hoàn toàn xa lánh Thúy Hậu và giao du thân thiện với chị Sương. Thúy Hậu cũng phong phanh biết chuyện đó, nhiều lần nó hỏi tôi nhưng tôi gạt đi, tôi nói dối rằng chị Sương và Trung chỉ xem nhau như bạn. Nỗi buồn trong tim Thúy Hậu đã làm cho nét mặt cô bé úa sầu đến thảm hại, nhưng Hậu không dám than thở trước mặt tôi, vì Hậu biết, tôi cũng đang buồn vì ước mơ đã vỡ, nên mỗi lần hai đứa gặp nhau, chỉ nhìn nhau và ngậm ngùi cho nhau mà thôi. Thúy Hậu thường nói;
- Mi vẫn còn được an ủi hơn tao, Chương vẫn còn thương mi chớ còn giữa Trung và tao, hết rồi.
Sáng nay, chị Sương sửa soạn đi Đà Lạt chơi. Tôi còn ngái ngủ, nằm dài trên giường nhìn chị:
- Chị đi bằng xe ba hả? Coi chừng xe hư đó.
Chị Sương bĩu môi:
- Dẹp cái miệng hà tiện của mi sang một bên. Cái chi cũng sợ hư, cái chi cũng kêu uổng. Yên chí đi, ta đi xe hàng với giáo sư của mi.
Tôi giật mình:
- Chị Sương, chị ẩu quá, ai lại đi chơi Đà Lạt với đàn ông bao giờ.
Chị Sương nhét cái áo len vào sắc:
- Cù lần mà cũng đòi dạy khôn, mi tưởng tao ngu lắm hả? Có đàng hoàng tao mới chơi chớ, xớn xác là tao bạt tai liền.
- Chị lên đó rồi ở mô?
- Chán chi nhà người quen, bạn tụi tao trên đó hàng tá. Thôi mi hỏi chi mà hỏi hoài rứa? Ngủ đi, tao lên Đà Lạt mua dâu về cho ăn.
- Chị nhớ mua cho em mứt mận nữa nghe.
- Ừ, mua cho mi vài kí lô ăn chết luôn.
Chị Sương xách xắc bước đi, tôi gọi:
- Tắt dùm em cây đèn đi.
Chị Sương trở lại vén mùng nhìn sát mặt tôi:
- Tao đi nghe.
Gương mặt chị Sương thật tươi, thật đẹp và đó là hình ảnh cuối cùng mà tôi thấy chị sau khi chị bước chân ra khỏi nhà và vĩnh viễn đi luôn. Chuyến xe đò Sài Gòn- Đà Lạt trong đó có chị Sương và thầy Trung đã lăn xuống đèo Blao và bốc cháy, hành khách chẳng còn một ai sống sót.
Tôi run lẩy bẩy khi nhìn chiếc quan tài đựng xác chị Sương được mang về nhà ngay tối hôm đó. Ba ôm đầu lảo đảo buông mình xuống ghế và chị bếp khóc òa lên:
- Cô Sương ơi là cô Sương ơi! Cô chết chi mà chết tức chết tối, chết khổ chết sở, chết giữa đường giữa sá rứa cô ơi là cô ơi!
Ba đập tay vào ngực rầm rầm:
- Vì ba, vì ba con ơi, Sương ơi, vì ba ăn ở bất nhơn nên con mới chết oan chết uổng như rứa.
Cả nhà tôi biến thành địa ngục. Mặc cho bà con láng giềng đến lăng xăng dọn dẹp, mặc cho ba đầu bù tóc rối dáng người rũ rượi như cành lá khô gục xuống bên cỗ quan tài, tôi thẫn thờ đến bên canapé ngồi vật xuống và ngất đi.
Đám tang chị Sương đã được đưa vào buổi chiều, trời có nhiêu mây. Tôi là người duy nhất chít vành khăn tang trắng, chậm rãi bước theo xe tang có hai con ngựa đen kéo, trên lưng phủ tấm vải màu đen. Chương cũng có mặt, anh đeo cà vạt đen, áo sơ mi trắng và đi chầm chậm sau!ưng tôi. Thúy Hậu cũng đến chia buồn, gương mặt của nó thê thảm vô cùng.
- Đưa chị Sương xong, ngày mai tao lại đưa Trung đến nghĩa trang.
Tôi rùng mình. Chị Sương chết thật rồi ư? Mới cách đây ba ngày, chị còn tươi như hoa hàm tiếu, chị còn dệt nhiều mộng ước thật cao vời.... Chị mới bảo với tôi rằng, chắc tao học hết vô rồi Hạnh ơi, tao định xin ba tiền mua một mảnh đất ở Đà Lạt, cất cái nhà bằng gỗ và trồng hoa xung quanh, tao khoái hoa cosmos và hồng vàng quá đi mi, nhất định phải trồng hai loại hoa này. Tôi hỏi bộ chị định tu hả? Chị Sương cười: tu chi mà tu, thỉnh thoảng tao vẫn về Sài Gòn ăn chơi chứ. Mi đoán tao định xoay nghề chi mà khi không lại muốn ở nơi cô quạnh rứa? Tôi lắc đầu. Chị Sương chê tôi, mi dở lắm, tao định viết văn đó mi coi có được không? Giấc mộng văn sĩ của chị Sương đã trôi theo giòng nước, đã theo chị tan dần vào thế giới bên kia. Chị Sương ơi, em chưa trả lời chị mà, chị làm văn sĩ được lắm chớ, văn sĩ đâu cần bằng cấp, văn sĩ đâu có giàu sang, chỉ cần có tâm hồn là mình có thể viết nên những tác phẩm để đời. Chị Sương được an táng ở nghĩa trang, lớp đất cuối cùng vừa lấp lên, thôi xin từ giã một kiếp người.
Như Nắng Xuân Phai Như Nắng Xuân Phai - Thuỳ An Như Nắng Xuân Phai