Hoài nghi là một tên phản bội, bởi nó khiến bạn sợ hãi không dám liều mình, vì thế bạn đánh mất cơ may thành công của mình.

William Shakespeare

 
 
 
 
 
Tác giả: Heinrich Böll
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Lý Quốc Sỉnh
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1283 / 22
Cập nhật: 2015-12-15 07:57:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
úc đó Feinhals đang mắc ra phố để tìm mua nào kim cúc, nào giấy bìa nào mực Tầu. Anh chỉ kiếm được có mỗi khoản giấy bìa, màu hồng, quan Quản nhà ta ưa thích để kẻ bảng. Lượt về, trời mưa; một trận mưa hâm hấp nóng. Feinhals cố giấu cuộn giấy cồng kềnh dưới nếp áo choàng ngắn; nhưng khốn nỗi cuộn giấy vừa dài, vừa to, khi anh thấy nước mưa thấm vào mép giấy, và màu hồng bắt đầu hoen ố. Anh rảo bước. Tới ngã tư anh bắt buộc phải ngừng lại: đoàn xe thiết giáp khổng lồ đang quanh cua một cách khó khăn, người ta phải xoay đầu ngọn đại bác trước, rồi mới tới đuôi, để chạy về phía Tây nam. Dân chúng điềm tĩnh đứng nhìn.
Feinhals tiếp tục hành trình. Mưa mỗi lúc mỗi thêm mau và nặng hột, cây cối nhỏ giọt. Khi anh tới được khu phố Trung tâm anh tạm thiết lập, mặt đất đen xì đã đầy những ao nước.
Ngoài cửa Trung tâm treo một tấm bảng lớn màu trắng, trên kẻ hàng chữ: Trung tâm Tiếp thương Szentgyörgy bằng bút chì màu đỏ lạt. Rồi đây, một chiếc bảng khác bằng giấy bìa hồng kẻ chữ rông viết mực Tầu, như thế và ai cũng thấy. Trong im lặng hoàn toàn Feinhals bấm chuông. Bên trong có người bám vào nút. Anh hướng về đồn gác giơ tay chào, rồi đi thẳng vào tiền đường. Một khẩu tiểu liên và một khẩu súng trường treo trên mắc áo. Bên cạnh cửa mỗi phòng đều có gắn một hàn thử biểu, lồng trong một hộp kiếng. Tất cả đều sạch sẽ. Im lặng tuyệt đối, Feinhals nhón gót đi thật nhẹ nhàng. Anh nghe tiếng quan quản đang nói trong điện thoại ở căn phòng đầu tiên. Trên tường căn phòng lớn ăn thông với các phòng khác treo la liệt hình các giáo sư, toàn là phụ nữ, và một hình màu chụp thành phố Szentgyörgy.
Quẹo về bên phải, Feinhals bước qua một cánh cửa thì tới sân trường. Bốn chung quanh sân có cây lớn, sau dãy tường những căn nhà cao dựng lên san sát. Feinhals ngước mắt lên khung cửa sổ lầu ba; cánh cửa sổ mở rộng. Anh quay trở lại căn phòng ban nãy, vòng quanh cầu thang. Trên tường chạy dọc theo cầu thang gắn hình bán thân của các cựu nữ sinh tốt nghiệp. Tất cả các hình đều được lòng trong một mẫu khung đồng nhất màu nâu mạ vàng. Hình người ló ra giữa khung bầu đục. Khung ảnh đầu tiên ghi năm 1918. Thì ra năm 1918 mới có một nữ học sinh đậu tú tài. Các bà, các cô trong hình đều bận áo trắng hồ bột thẳng nếp và cũng có nụ cười. Ôi! Nụ cười mới buồn làm sao, vì gượng gạo. Feinhals đã nhìn những tấm hình đó nhiều lần, rất nhiều lần, mỗi ngày trong suốt mấy tuẫn lễ. Giữa đám hình các cô nữ sinh, nổi bật hình một bà, bận đồ đen trông dễ sợ, lại thêm cặp kính kẹp mũi; chắc đây là hình bà Hiệu trưởng. Từ năm 1918 đến năm 1932 vẫn còn hình của bà ta, khoảng thời gian mười bốn năm không tàn phá nét mặt của bà. Có thể bà vẫn dùng một tấm hình mà bác thợ chụp đã phóng ra nhiều bản để gắn lên tường. Feinhals bước qua năm 1928. À, hình cô nữ sinh này ngộ à! Có mái tóc buông rủ trước trán chấm riềm mi, nét mặt đẹp đấy, nhưng phải cái hơi nghiêm nghị. Cô ta mang tên Ilona Kartök. Feinhals mỉm cười. Anh đã tới khoảng rộng nghỉ chân của bậc thang, đúng vào chỗ ghi năm 1932 trên tường; chính năm này anh đậu tú tài. Anh để nhiều thì giờ để ngắm nghía hình các cô nữ sinh lứa tuổi mười chín như anh vào năm 1932 và tất cả mọi người, bây giờ, đều đã ba mươi tuổi. Trong đám này cũng có hình một cô gái với mớ tóc rủ xuống trán nhưng ngắn hơn cô kia. Nét mặt cô này cũng nghiêm nghị nhưng bao quện vẻ hiền từ, đoan trang. Cô mang tên Ilona Kartök giống hệt như cô chị, nhưng mảnh mai hơn và ít kiêu kỳ hơn. Cô này cũng bận áo hồ bột, nhưng khác hẳn với các cô kia: Cô không có nụ cười trong bức hình. Feinhals ưa dáng điệu đó; anh ngưng lại vài giây ngắm nghía chiếc hình, mỉm cười rồi tiếp tục đi lên lầu ba. Anh cảm thấy nóng; mồ hôi xâm xấp lưng áo; hai tay đều mắc, nên anh không thể gỡ chiếc nón chào mào, cứ để nó nguyên vị trên đầu và bước lên thang. Bên cầu thang, trên một chiếc ngai tượng Đức Mẹ được trưng bày rất trang trọng. Tượng làm bằng thạch cao, dưới chân có đặt chiếc bình, hàng ngày, sáng, chiều, đều được thay bóng: sáng thì bóng uất kim hương chiều lại thay bóng hường, vàng hoặc đỏ, vừa chớm nờ. Feinhals đứng nghỉ một chút, anh liếc mặt theo chiều dốc lòng cầu thang. Dọc dài hình các cô nữ sinh cứ tiếp nhau bất tận nhìn mãi cũng phát chán; người ta có cảm tưởng đang ngắm nghía loài bướm trắng với chiếc đầu xám đã được phân loại và xếp vào trong hộp, hình nào cũng giống nhau về đại cương thỉnh thoảng xen kẽ một hình lớn hơn và màu đậm; sự khác biệt đó xảy vào những năm ghi 1932, 1940 và 1944. Năm 1944 vẫn còn đó, ở cuối cùng cầu thang, bên trái, vẫn những hình các cô nữ sinh, bận áo trắng hồ cứng, với nụ cười thiểu não, bao quanh một tấm hình bận áo đen với nụ cười chẳng tươi hơn chút nào. Anh liếc nhìn năm 1942, lại có hình của cô nữ sinh mang tên Szorna Kartök không phơi bày nét đặc biệt nào ngoài trừ khuôn mặt tròn dễ mến. Tới trạm ngừng chân thứ ba trên cầu thang, Feinhals nghe thấy tiếng xe cam nhông từ dưới đất vọng lên, phá tan bầu tĩnh mịch của căn lầu chót. Tạm đặt những món đồ trên tay vào thành cầu thang, anh mở cánh cửa sổ kế bên nhìn xuống dưới. Quan Quản nhà ta đang đứng trước đoàn xe cam nhông, tuy ngừng, nhưng động cơ vẫn nổ rầm rầm. Nhiều người đàn ông tay băng bó từ trên xe cam nhông nhảy xuống. Một chiếc xe chở hàng sơn đỏ dẫn đầu đoàn xe, từ đó tuôn ra nhiều binh lính với đồ trang bị kềnh càng. Đường phố bỗng đầy ắp người. Quan Quản hét với mọi người:
- Mấy anh theo tôi, vào căn phòng lớn rồi chờ ở đó!
Một dây dài màu xám không hình thù nhất định thun dần dưới hàng hiên dẫn vào trong căn nhà. Các cánh cửa sổ của những căn nhà đối diện bên kia hè phố, được mở rộng; dưới đường dân chúng bu nghẹt.
Có nhiều bà đang thút thít khóc.
Feinhals đóng kín cánh cửa sổ lại như cũ. Căn nhà bên trong, trở lại yên tĩnh, mặc dù tiếng vang từ lầu dưới đưa lên, yếu ớt, không gây chút ảnh hưởng nào. Feinhals chậm rãi bước giữa hành lang và tiến tới phía cửa căn phòng cuối cùng. Anh nhấc chân thúc nhẹ vào cánh cửa. Một giọng nói đàn bà từ bên trong vọng ra: “Xin mời vào!” Đầu Feinhals nóng ran khi anh đặt tay lên núm cửa. Anh không kịp nhận ra người đàn bà ngồi ở chỗ nào; căn phòng đầy ằp nào loài thú nhồi rơm, nào bản đồ cuốn tròn ngổn ngang trong các hàng kệ, nào những hòm kính khóa kỹ, trong đựng các loại khoáng chất. Trên tường treo một bảng gỗ sơn màu có gắn nhiều mẫu hàng len đan, ngoài ra còn nhiều biểu đổ đánh số thứ tự chỉ dẫn cách thức dưỡng nhi.
Feinhals từ ngoài nói vọng vào.
- Có ai trong này không?
Tiếng đàn bà lại vọng lên.
- Có tôi đây!
Feinhals tiến về phía cửa sổ bằng một lối đi chật hẹp giữa dãy tủ cây và tủ kính. Cô gái ngồi trước một chiếc bàn nhỏ hẹp. Mắt cô gái bên ngoài tròn hơn trong hình; sự nghiêm nghị cũng bớt đi và sự dịu dàng, trái lại, rõ rệt hơn. Cô gái lộ hẳn sự vui mừng khi nhận ra Feinhals; tuy nhiên nàng không giấu vẻ e thẹn; nàng không lên tiếng chào lại anh mà chỉ gật đâu. Feinhals dắt cuộn giấy cồng kềnh lên thành cửa sổ, tay trái anh được rảnh rang, giơ lên đầu hạ chiếc mũ chào mào xuống thấm mồ hôi đang lấm tấm trên mặt. Feinhals nói:
- Cô Ilona, tôi mong cô giúp cho một ít mực Tàu.
Ilona đứng dậy, tay đóng cuổn sách trước mặt lại.
- Mực Tầu? - Ilona đáp, tôi không hiểu danh từ đó!
- Tôi nghĩ rằng trong chương trình giáo khoa các cô có dạy Đức ngữ mà?
Ilona cười.
- Thì đó là danh từ dùng để chỉ loại mực Tàu đen - Feinhals trả lời cô gái - Vậy, có lẽ cô cũng không biết loại bút rông nữa đấy nhỉ?
- Có chứ; tôi chỉ ngờ ngợ thôi. - Ilona vừa tủm tỉm cười vừa trả lời người bạn mới.
- Thế thì phiền cô cho mượn một quản bút có ngòi rông?
- Được chứ.
Ilona chỉ vào chiếc tủ đàng sau Feinhals. Anh nhận thấy cô gái phải mất nhiều khó khăn mới bước ra khỏi chiếc bàn nàng đang ngồi: khoảng cách quá chật hẹp.
Feinhals mới chỉ quen biết cô gái có ba ngày nay, cũng tại căn phòng này; sau đó ngày nào anh cũng chui vào đây để nói chuyện với cô hàng giờ. Cô gái luôn luôn đề phòng, chẳng khi nào đứng gần anh: Ilona rất đạo hạnh, rất chất phác và rất tinh đời. Nàng cảm thấy Feinhals dễ mến, tuy vậy không khi nào nàng đứng gần tầm tay Feinhals; nàng chỉ e anh ta nổi hứng bất tử ôm đại nàng vào lòng để hôn càn. Cả hai người thường nói chuyện với nhau rất lâu trong mấy ngày nay về nhiều vấn đề, kể cả vấn đề tôn giáo. Họ cũng đọc kinh chung với nhau nữa. Ilona đề phòng như thế cũng phải; Feinhals đồng ý về cách xử sự của nàng, vì ý tưởng làm càn đã nhen nhúm trong thâm tâm anh ngay từ buổi đầu; may mà cô gái vẫn giữ khoảng cách, Feinhals lắc đầu nhăn nhó.
- Nếu cô chỉ cần nói một câu, - Anh nói bóng gió - chỉ một câu thôi, tôi sẽ không bao giờ đặt chân tới đây nữa.
Ilona đổi ngay nét mặt nghiêm nghị, riềm mi khép nhẹ, đôi môi cắn chặt. Khoảnh khắc sau, nàng hướng mắt về phía Feinhals, nói thật nhỏ.
- Nếu ông làm thế, không biết tôi nên vui hay nên buồn! Tôi nghĩ rằng điều đó chẳng lợi ích gì; có phải thế không ạ?
- Cố nhiên là không! - Feinhals đáp.
Ilốna cúi đầu.
Feinhals lui về phía lối đi chật hẹp trông ra cửa phòng. Anh nói:
- Tôi không thể nào hiểu nổi một giáo sư có thể dạy học mười chín năm tại ngay cái trường mà trước đây vị đó đã sống đời học sinh.
- Tại sao không nhỉ? - Nàng đáp - Tôi luôn luôn yêu nghề dạy học ngay cả đến bây giờ cũng vẫn thế.
- Hiện giờ trường bị đóng cửa?
- Không, chúng tôi được chuyển sang đây ở một trường khác.
- Còn cô, theo như tôi biết, cô được chỉ định ở lại gác trường? Bà Hiệu trưởng, kể cũng khôn ngoan đấy chứ, để một cô giáo đẹp nhất ở lại gác, (Anh thấy Ilona đỏ mặt) ngoài ra cô giáo cũng giỏi nhất. À! Cô giáo có bản đồ Âu châu không nhỉ? (anh vừa nói vừa liếc mắt, tìm kiếm chung quanh).
- Có chứ!
- Còn kim cúc?
Ilona liếc mắt nhìn anh, tỏ vẻ ngạc nhiên, nàng không trả lời, chỉ gật đầu.
- Vậy thì phiền cô cho mượn một tấm bản đồ Âu châu và một số kim cúc.
Anh mở cúc túi áo, lòi ra một bọc giấy cuốn hình sâu kèn; anh thận trọng đổ những gì đựng bên trong vào lòng bàn tay: những ngọn cờ tí hon bằng giấy bồi màu đỏ; anh giơ một ngọn cờ cho cô giáo Ilona coi.
- Lại đây cô giáo! - Anh nói - Chúng ta chơi trò chơi Tham mưu. Vui lắm cô ạ!
Anh nhận thấy vẻ ngập ngừng của cô giáo.
- Thì cứ lại đây mà, anh khản khoản, tôi hứa không hề đụng chạm đến người cô.
Ilona rời chiếc bàn, tiến về phía chỗ để bản đồ. Khi nàng qua mặt Feinhals, anh làm bộ đang nhìn xuống cảnh sân trường. Anh ngoảnh lại khi nàng qua khỏi, chạy tới giúp nàng lôi chiếc giá từ trong kẹt ra, rồi dựng nó lên. Tấm bản đồ, được kẹp vào giá. Ilona gỡ chiếc băng cột bản đồ, nàng quay tay quay để trải rộng nó ra. Feinhals đứng cạnh, tay nắm khư khư những ngọn cờ nhỏ xíu.
- Trời ơi! Chúng tôi đâu có phải loài thú mà sao cô sợ sệt tới mức đó? - Feinhals nói lầm bầm.
- Đúng vậy! - Ilona đáp thật nhỏ, mặt hướng về phía anh.
Anh nhận thấy sự sợ hãi vẫn cứ đeo đẳng theo nàng hoài.
- Chả khác nào bày lang sói - Ilona nói tiếp, hơi thở gần như đứt đoạn - Bầy lang sói sẵn sàng để, bất cứ lúc nào cũng có thể nói tới tình thương. Mẫu người như thế không thể không đáng lo ngại. Tôi xin ông, - Nàng hạ thấp giọng - đừng làm như vậy!
- Làm gì cô chứ?
- Nhắc tới chuyện yêu đương!
- Ngay bây giờ thì tôi có thể hứa với cô điều đó...
Feinhals chăm chú nhìn vào tấm bản đồ và không biết Ilona đang nhếch mép cười.
- Cô làm ơn cho tôi vài cây kim cúc. - Anh nói, đầu không cần ngoảnh lại.
Mắt anh không rời tấm bản đồ có nhiều màu sắc gợi cảm đến nỗi anh ta quên được phần nào sự bồn chồn đang ngột ngạt trong anh. Anh đưa cả hai tay lên vuốt mặt tấm bản đồ. Đường chỉ vẽ trên tấm bản đồ tượng trưng ranh giới miền Á Phổ không rộng lớn bao nhiêu. Nếu kéo dọc xuống dưới, ta nhìn thấy từ trung tâm điểm Großwardein gần phía Lemberg, một đường cong queo mà không ai quyết đoán đúng hay sai.
Feinhals dằn lòng, nhìn về phía Ilona; cô đang lục lọi trong ngăn kéo lớn của chiếc tủ cỡ đại đóng bằng gỗ cây hạt dẻ. Trong ô kéo bừa bãi nào áo quần, tã lót lai còn cả con búp bê quần áo đã lột hết. Ilona vội vã trở lại chỗ ngồi Feinhals đang đứng với một chiếc hộp lớn bằng sắt đầy ắp kim cúc có đầu đỏ đầu xanh. Ilona im lặng quan sát anh, khi anh lấy kim xuyên qua những ngọn cờ tí hon rồi cắm lên bản đồ.
Ilona và Feinhals, nhìn nhau; tiếng ồn ào từ căn phòng chung dưới nhà vọng lên; cánh cửa đập rầm rầm đế giầy ủng nghiến trên sàn gạch quan Quản la hét luôn miệng, còn đám binh sĩ vẫn tiếp tục chuyển động.
- Cái gì thế ông? - Ilona hỏi anh với vẻ sợ sệt.
- Có gì đâu, - Feinhals đáp - những quân nhân đầu tiên bị thương đang được chuyển về.
Anh ghim một ngọn cờ vào giữa chấm tròn có chua tên Nagyvarad. Bàn tay anh quét nhẹ trên địa phận Nam Tư ghim một ngọn cờ khác trên chấm tròn Belgrad, rồi tới lượt Rom. Chà! Paris, sao lại quá gần biên cương Đức quốc; điều đó làm anh ngạc nhiên không ít. Anh đặt bàn tay trái sát bên Paris, bàn tay mặt anh quét một đường dài từ đó sang tới Stalingrad. Khoảng cách từ Stalingrad tới Großwardein lại xa hơn khoảng cách giữa Paris và Großwardein. Feinhals nhún vai tỏ vẻ hoài nghi, từ các điểm chuẩn trên bản đồ anh cặm thêm nhiều mốc bằng những ngọn cờ đỏ.
- Ồ! - Ilona buột miệng kêu.
Feinhals nhìn Ilona lúc đó, đang giao động, thần kinh căng thẳng khiến bộ mặt nàng có vẻ mỏng đi, làm lộ hết lông măng trên đôi má mơn mởn. Người ta có cảm tưởng những sợi lông đó chạy ngược lên tới gần đôi mắt đen láy của nàng. Nàng vẫn chải tóc rủ xuống trán nhưng ngắn hơn, khi nàng chụp hình, tấm hình vẫn còn được treo ở dưới nhà. Nàng thở có vẻ khó khăn.
- Trò chơi có ngộ không cô giáo? - Feinhals hỏi lại, giọng nói thật khẽ.
- Vâng, - Nàng đáp - một trò chơi phi thường chà khác gì... phải nói thế nào đây, ông giúp tôi đi, chả khác gì hình nổi.
- Cô muốn nói nó gợi cảm phải không?
- Vâng, đúng rồi! - Ilona đáp nhanh, rất gợi cảm. - Ta có cảm tưởng đang sống trong khung cảnh.
Ngoài cửa tiếng động bớt dần. Các cửa phòng có lẽ được đóng kín. Bỗng Feinhals nghe có tiếng gọi tên anh rõ mồn một. Thì ra là tiếng quan Quản.
- Feinhals! Anh chui ở đâu?
Iíôna liếc mắt nhìn anh, dò hỏi:
- Người ta kêu ông kìa!
- Tôi biết rồi!
- Vậy thì ông xuống đi, - Nàng nói rất nhẹ nhàng - tôi không muốn người ta thấy ông ở trong này.
- Cô còn ở đây tới mấy giờ?
- Tới bảy giờ tối.
- Vậy cô ở đây chờ tôi, tôi sẽ lên lần nữa!
Ilona gật đầu đồng ý, đôi má hồng lên. Trước khi trở về ghế ngồi, nàng đứng thẳng không nhúc nhích chờ cho Feinhals ra khỏi lối đi hẹp.
- Tôi có mua bánh ngọt cho cô; trong túi đặt trên bậu cửa sổ đó, bánh dành riêng cho cô đấy nhé!
Feinhals mở cửa, đưa mắt kiểm soát lối đi ngoài hành lang, rồi mới tiến ra phía cầu thang. Anh xuống thang một cách chậm chạp. Tới nửa cầu thang anh lại nghe thấy quan Quản gọi nữa “Feinhals”. Qua tấm hình của Szorna, năm 1942, anh ngước lên để tặng nàng một nụ cười. Trời lúc đó đã tối nên anh không nhìn rõ nét mặt của Ilona trong hình. Chiếc khung ảnh vẫn còn đó, treo giữa tường, bao quanh bên trong một đốm đen dầy đặc. Quan Quản đang nóng lòng sốt ruột, ở từng lầu dưới:
- Trời ơi! Chú mày rúc vào đâu mà lâu dữ vậy. Tao kiếm chú mày cả tiếng đồng hồ rồi!
- Thượng sĩ quên rằng tôi ra phố mua giấy bồi về kẻ bảng?
- Tao biết rồi, nhưng chú mày về đây được nửa tiếng đồng hồ rồi cơ mà? Thôi! Lại đây!
Quan Quản nắm tay Feinhals rồi cả hai người cùng xuống dưới nhà. Trong phòng có tiếng người hát, ngoài hành lang, nữ y tá người Nga, tay bưng khay chạy đi chạy lại rầm rập.
Viên Thượng sĩ nhất đối xử rất tử tế với Feinhals khi anh từ Szokarhely thuyên chuyển về đây. Ông ta tử tế với tất cả mọi người, nhưng từ khi ông ta được giao trọng trách tổ chức Trung tâm Tiếp thương này, ông ta đã đổi tâm đổi tính: để nổi nóng và cọc cằn. Tình hình quân sự mấy tuần qua biến chuyển quá mau, khiến ông lo lắng nhiều; Feinhals lại không biết điều đó, anh cũng chẳng cần kiểm điểm lại hoặc ước lượng tầm quan trọng quan Quản, ông ta lại khác, ông sống nhờ những chuyện đó, chỉ những mà thôi; nếu có gì trục trặc, bắt buộc ông lo âu là phải. Trước kia việc thuyên chuyển hoặc bổ nhiệm thất lợi ít khi xảy ra. Lệnh thuyên chuyển trước khi tới tay binh sĩ đã được tránh né từ bao giờ. Giới chức có thẩm quyền ban hành lệnh, là người đầu tiên tránh né; một câu chuyện tâm phúc báo cho đơn vị để tìm cách thi hành lệnh lạc thế này hoặc thế khác. Các chỉ thị cùng nguyên tắc thường vẫn được diễn tả một cách tối nghĩa và chỉ chú trọng vài biện pháp chế tài càng giúp cho sự tránh né được dễ dàng hơn. Tóm lại, lệnh thuyên chuyển được mọi người coi như là dịp tốt để tống cổ những phần tử bị ghét bỏ. Luôn luôn vấn đề khẩn cấp vẫn xảy ra với lý do nằm bệnh viện, hoặc một cú điện thoại là đâu lại vào đó. Những sự kiện đó, nay không còn nữa: có dùng điện thoại cũng vô ích vì những người luôn luôn được gọi có thể không còn, hoặc có còn cũng kêu tới; người có thể lo lót cho người khác bây giờ cũng dửng dưng vì chính ngay họ, họ cũng chẳng có ai lo cho họ. Đường dây điện thoại rối beng. Mỗi người đều mắc chiến dấu và chỉ lo cho mạng sống cá nhân. Chiến tranh, lúc đó không cần đến điện thoại, mặc dù từ hồi nào điện thoại vẫn được dùng để phục vụ chiến tranh. Giới thẩm quyền, tên ghi ngoài bìa, các vị Chỉ huy, tất cả đều thay đổi liền liền và hàng ngày; một quân nhân hôm nay được thuyên chuyển tới một Sư đoàn thì ngày mai quân số Sư đoàn đó có thể chỉ vỏn vẹn còn một ông Tướng, ba sĩ quan Tham mưu và vài anh thư ký...
Quan Quản nhà ta buông tay Feinhals khi họ bước xuống bực thang chót và đứng trước một cánh cửa. Quan Quản thò tay mở cửa Otten ngồi ở bàn, đang hút thuốc và đọc nhật báo, trên mặt bàn, vết tàn thuốc cháy đen còn ràng ràng.
- À! Đây rồi! - Otten buông tờ báo xuống và nói.
Quan Quản nhìn Feinhals; Feinhals nhìn Otten.
- Chả còn làm cách nào hơn được, - Quan Quản nhún vai, nói như để phân trần - tôi bắt buộc phải cho những người dưới bốn mươi tuổi, còn khỏe mạnh không thuộc quân số cơ hữu, ở đây thuyên chuyển đi. Thực tình chả còn cách nào hơn, vậy anh phải đi rồi đó!
- Đi đâu? - Feinhals hỏi lại.
- Trạm phân loại ngay tại tuyến đâu; anh phải đi ngay lập tức. - Otten trả lời.
Y trao Sự vụ lệnh cho Feinhals; anh đọc từ đầu tới cuối.
- Ngay bây giờ? - Feinhals hỏi lại - Tôi chưa thấy, ngay đến cả chuyện hợp lý nhất cũng chẳng bao giờ được thi hành ngay tức khắc!
Chỉ tấm giấy Sự vụ lệnh, anh nói:
- Có cần thiết chúng tôi ghi tên hai đứa vào đây không?
Quan Quản nhìn Feinhals, chậm chạp.
- Sao vậy?... anh rỡn chơi hả? - Viên Thượng sĩ nói vừa đủ nghe.
- Bây giờ mấy giờ rồi? - Feinhals hỏi.
- Gần bảy giờ tối. - Otten trả lời.
Feinhals đứng dậy, nịt dây lưng; túi đeo lưng của anh để sẵn trên bàn.
Quan Quản ngồi xuống ghế, mở ô kéo, liếc nhìn Otten và nói:
- Thế là tôi xong phận sự. Miễn sao anh lên đường là đủ rồi; chuyện gì xảy ra sau đó tôi cóc cần.
Otten nhún vai:
- Tôi có ý định làm cho mỗi người một Sự vụ lệnh.
- Tôi lên thu xếp hành trang! - Feinhals nói.
Tới cầu thang, anh nhìn thấy Ilona liền đóng lại. Nàng đang khóa cửa phòng rồi cúi đầu xuống lắc mạnh quả đấm. Nàng đội nón, trên mình khoác thêm chiếc áo choàng. Tay còn ôm gói bánh. Áo choàng màu xanh với chiếc mũ chụp màu nâu tăng thêm vẻ đẹp cho Ilona hơn cả lúc nàng bận chiếc áo đỏ. Dáng người nhỏ nhưng được cái mũm mĩm từ khuôn mặt tới chiếc cần cổ, Ilona đã làm cho Feinhals say mê thèm khát hơn bất cứ người con gái đẹp nào khác. Nàng kiểm soát lại nắm đấm cửa lần thứ hai, khi thấy chắc chắn nàng từ từ đi ngược dãy hành lang. Anh nhìn nàng với vẻ trìu mến. Khi nàng bất ngờ đứng trước mặt Feinhals, nụ cười với vẻ sợ sệt của nàng đã khiến anh thêm cảm động.
- Kìa cô nói với tôi là cô ở lại cơ mà? - Feinhals hỏi.
- Tối quên nói cho ông biết tôi phải về sớm một chút vì có chuyện cần. Tôi tính viết cho ông vài chữ, và nhờ người dưới nhà trao lại; tôi định trở lại đây một giờ sau.
- Quả thật cô có ý định trở lại đây không?
- Thật chứ! - Nàng đáp và nhoẻn miệng cười.
- Tôi cùng đi với cô nhé? Xin cô chờ một phút!
- Không! Ông không nên cùng đi với tôi (Feinhals lắc đầu chán ngán).
- Thế nào tôi cũng trở lại mà!
- Cô đi đâu bây giờ?
Nàng không nói, ngoảnh lại phía sau: trên cầu thang vắng hoe; giờ này đang là giờ cơm. Tiếng rào rào lọt ra ngoài các căn phòng rất nhỏ.
Ilona lại nhìn Feinhals.
- Tới khu đành riêng cho người Do Thái, - Nàng đáp - tôi phải tới đó với mẹ tôi.
Nang nhìn anh thật lâu, chờ đợi phát hiện nơi anh một vài phản ứng; nhưng anh chỉ thản nhiên hỏi:
- Cô tới đó làm gì?
Nàng giơ cao gói bánh ngọt:
- Chắc ông không phiền khi tôi đem nó cho người khác?
- Nghĩa là gia đình cô... - Anh đáp, rồi nẳm lấy tay cô giáo - Thôi, ta cùng đi!
Cả hai song song bước xuống cầu thang.
- Gia đình cô là người Do Thái, còn cô thì sao?
Ilona gật đầu công nhận.
- Tôi cũng vậy, - Nàng đáp - tất cả nhà đều là người Do Thái.
Nàng ngừng bước:
- Xin chờ một chút!
Nàng rút bó hoa từ chiếc bình đặt dưới chân tượng Trinh nữ, gượng nhẹ bứt những chiếc bông úa tàn.
- Xin ông hứa với tôi thay nước trong bình? Ngày mai tôi không còn ở đây nữa! Tôi phải chuyển tới một trường khác. Nhớ nhé! Có thể ông cũng nên hay bông giùm?
- Tôi rất tiếc không thể làm theo lời cơ yêu cầu được. Lát nữa tôi cũng phải ra đi, nếu không...
- Nếu không, ông sẽ làm điều đó.
Feinhals gật đầu.
- Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để cô được vui lòng.
- Chỉ để tôi vui lòng thôi à? Ông theo đạo Công giáo phải thế không?
Anh mỉm cười.
- Tôi không biểt nữa... nếu tôi không là người Công giáo tôi cũng làm được điều đó cơ mà; nhưng mà tôi chả bao giờ có ý nghĩ đó. Chờ tôi một chút. - Anh nói câu đó thật nhanh.
Họ đã bước tới chỗ nghỉ chân của tầng thứ nhì; Feinhals chạy vội qua hành lang, bước vào phòng, anh vội vã tống đại vài món đồ tạp nhạp vung vãi, vào trong sắc. Anh nịt dây lưng và vội vã chạy ra.
Ilona không đứng lại chờ anh, vẫn đi từ từ xuống thang. Tới tấm hình năm 1939 thì anh bắt kịp cô giáo. Nàng tỏ vẻ lo lắng.
- Cô làm sao vậy? - Anh hỏi.
- Có gì đâu, - Nàng đáp - tôi muốn đa cảm một chút mà không được; những bức hình này chẳng giúp cho tôi được gì; tôi vẫn thấy dửng dưng. Thôi chúng ta đi!
Feinhals yêu cầu Ilona chờ anh ngoài cổng để anh rẽ vào văn phòng lấy sự vụ lệnh. Otten không còn trong đó nữa. Viên Thượng sĩ nắm tay anh nói:
- Đừng làm bậy nhé! Chúc anh nhiều may mẳn!
- Cám ơn Thượng sĩ. - Feinhals trả lời rồi vội vã đi ra.
Ilona chờ anh ở góc phố. Anh nắm lấy tay nàng: cả hai chậm rãi sánh vai hướng về trung tâm thành phố. Trời đã tạnh mưa, nhưng không khí vẫn còn ẩm thấp và thơm mùi cây cỏ. Con phó nhỏ hai người đang nương theo thật yên tĩnh, hai bên lề đường toàn những căn nhà nhỏ và những cây con. Con lộ chính chạy song song với đường phố nhỏ đó.
- Tại sao cô không sống chung với gia đình, trong khu dành riêng cho người Do Thái? - Feinhals hỏi Ilona.
- Vì cha tôi, một thương phế binh cụt cả hai chân. Ông là Sĩ quan hồi Thế chiến vừa qua và được ân thưởng rất nhiều bội tinh. Mới ngày hôm qua đây, ông đã trả tất cả huy chương cùng đôi nạng gỗ cho vị Quân trấn trưởng. Tất cả được gói trong một bọc lớn, giấy màu nâu. Xin ông để tôi về một mình, Ilona nói với anh rất nồng nhiệt:
- Sao vậy cô?
- Tôi muốn về nhà một mình!
- Thì tôi đi với cô mà!
- Có ích gì đâu! Người ta trông thấy ông, nếu người nhà tôi bắt gặp (nàng nhìn Feinhals) tôi sẽ chẳng đi được nữa.
- Cô tính trở lại?
- Vâng, - Nàng bình tĩnh trả lời - chắc chắn như vậy. Tôi hứa với ông mà!
- Cô cho phép tôi được hôn cô! - Feinhals khẩn khoản.
Ilona đỏ mặt đứng lại. Đường phố vắng hoe và im lặng. Hai người ngừng kế bên chiếc tường che khuất bởi những nhánh cây mặt trời bông trơ trụi.
- Sao lại phải hôn nhau? - Ilona nói rất yếu ớt mắt đượm vẻ buồn, anh sợ nàng khóc. - Tình yêu làm tôi e sợ!
- Sao vậy? - Feinhals âu yếm hỏi.
- Vì làm gì có tình yêu; nó quá mỏng manh và phù du.
- Sự kiện chúng ta chỉ còn một thời gian rất ngắn, rất thúc bách. Anh thì thầm bên tai nàng, anh gỡ chiếc túi trên vai xuống cùng lúc đặt gói đồ của nàng xuống và ôm nàng hôn. Anh cảm thấy môi nàng chạm trên cổ anh, tai anh rồi tới má.
- Em, đừng đi, - Anh thì thầm bên tai nàng - đừng đi! Chiến tranh còn đó, ra đi là điều bất lợi. Ở lại đây đi em.
Nàng lắc đầu.
- Không thể được đâu anh, - Nàng đáp - mẹ em quá lo sợ nếu em không về đúng giờ.
Nàng hôn lên má anh; nàng ngạc nhiên vì không còn ngượng ngùng mà trái lại thấy thích thú.
- Đi anh! - Nàng tiếp.
Ilona ngả đầu trên vai anh. Anh đặt nhẹ nụ hôn trên môi nàng. Anh nhận thấy nàng tỏ vẻ vui thích muốn gặp lại anh.
Nàng nhìn anh thật lâu và hôn anh trên đôi môi. Trước đây nàng mường tượng nếu có chồng và con là điều hạnh phúc lớn lao. Nàng muốn có cả hai thứ luôn một lúc; nhưng bây giờ đây, nàng lại không muón có vấn đề con cái, khi nàng ôm hôn anh. Nàng cứ muốn được mãi mãi hưởng những giây phút đó, và cảm thấy cần gặp anh nữa. Ý nghĩ đó làm nàng buồn nhiều nhưng nàng cảm thấy không ảnh hình nào có thể đẹp hơn.
- Đi anh, - Nàng nói - bây giờ thì em phải về - Nàng nhìn dãy phố vắng tanh và yên lặng qua bờ vai Feinhals. Tiếng động của đường phố kế bên vẳng lên trong xa xăm. Anh cảm thấy bàn tay nàng đang vuốt ve gáy anh, một bàn tay nhỏ, rắn chắc và thon dài.
- Em cứ ở lại đây - Feinhals khẩn khoản - nếu không cho phép anh được đưa em tới tận cửa nhà. Rồi sau muốn ra sao thì ra. Tương lại thật mù mịt! Em đâu có biết chiến tranh là gì, và ngay cả những người đã gây ra nó. Nếu chúng ta không cần thiết phải xa nhau, dù là trong khoảnh khắc, anh thấy chẳng nên chút nào.
- Chúng mình knông thể tránh điều đó được. Xin anh hiểu cho lòng em!
- Vậy để anh đưa em về!
- Không thể thế được đâu - Nàng quả quyết hơn - Em không muốn làm cha em buồn lòng, chắc anh hiểu chứ?
- Anh hiểu lắm chứ, - Anh hôn lên gáy nàng - có lẽ anh hiểu quá nhiều. Nhưng anh yêu em và muốn em b lại. Ờ lại đi em.
Nàng rời khỏi tầm tay Feinhals, nhìn anh rồi nói:
- Xin anh đừng hỏi em lý do tại sao nữa! Em van anh!
- Không, - Anh đáp lại giọng thật nhỏ - vậy em hãy đi đi. Anh chờ em ở đâu?
- Hãy đi với em một quãng nữa, em sẽ chỉ một quán ăn, anh chờ em ở đó!
Feinhals cố ý bước thật chậm nhưng nàng lại lôi anh đi nhanh hơn. Họ hước tới một ngã tư khá tấp nập anh ngạc nhiên không ít. Chỉ một căn nhà nhỏ hẹp, nàng nói:
- Anh chờ em trorg đó.
- Thế nào em cũng ra nhé!
- Anh yên tâm - Nàng cười và đáp lại - ngay sau khi em rảnh. Em yêu anh.
Nàng vội vã ôm chầm lấy anh, hôn lên cổ, lên môi anh. Nàng bỏ đi như chạy trốn. Anh không muốn trông theo nàng, bước vội vào trong quán nhỏ. Anh có cảm tướng như một kẻ khốn nạn, trống trải và thiếu may mắn. Chờ đợi đối với anh không có ý nghĩa gì cả, mà anh không thể nào không chờ đợi được. Anh đành trông chờ nơi Thượng đế an bài theo chiều hướng anh mong ước, nhưng khốn nỗi trong đầu óc anh đã ánh lên một sự nghi ngờ cục diện sẽ thay đổi: có thể Ilona không tới chỗ hẹn, định mệnh ngăn cản nàng không cho nàng trở lại. Anh không biết nàng ở chỗ nào, vậy chỉ còn trông vào hy vọng để kiên nhẫn chờ đợi. Sao anh không chạy theo nàng để ép buộc nàng ở lại? Ép buộc? Không thể có ai làm như thế được; đối với con người không thể ép buộc mà chỉ có giết để tỏ sự độc đoán. Không ai có quyền bắt con người phải sống hoặc bắt họ phải yêu, đó là một điều phi lý, chỉ có cái chết mà thôi! Vậy bắt buộc anh phải chờ đợi, chờ đợi một cách vô ích. Thời gian chờ đợi chỉ trong một tiếng đồng hồ, nhưng lại lâu hơn cả đêm thâu; mối dây liên lạc giữa hai người chỉ gồm tóm quán cà phê nhỏ bé mà nàng đã chỉ cho anh và sự đoan quyết của nàng không hề dối trá anh. Nàng sẽ cố gắng tới càng sớm càng tốt với điều kiện chính nàng có thể tự quyết định lấy...
Chiếc đồng hồ để trên quầy hàng chỉ tám giờ thiếu hai mươi phút. Anh không thấy thèm ăn hoặc uống rượu, tuy nhiên anh cũng kêu nước ngọt. Sau đó, quá thất vọng anh đã thay đổi ý định để kêu một bình rượu nhỏ. Gần phía cửa ra vào, một người Hung Gia Lợi ngồi với bạn gái, giữa quán một người đàn ông to béo, mặt sáp, đang cắn chặt lấy điếu xì gà to lớn màu đen. Feinhals uống một hơi cạn bình rượu nhỏ để trấn an mụ chủ quán. Anh kêu bình rượu thứ hai. Chủ quán nở nụ cười thích thú, mụ chẳng còn son trẻ gì, nhưng người vẫn còn mảnh khảnh và có bộ tóc hung.
Có lắm lúc Feinhals tưởng chừng như Ilona đến. Anh mơ tưởng đến nơi hai người có thể đặt chân đến: Một căn phòng đầu dãy; và trước khi vào phòng anh sẽ nói nhỏ nàng là vợ của anh. Căn phòng tối tăm ấy, có chiếc giường màu nâu cũ kỹ nhưng khá rộng rãi. Trên tường treo một bức ảnh đạo, trong phòng có tủ áo, bồn rửa mặt bằng men xanh đầy ắp nước lạnh; cửa sổ căn phòng trông xuống một mảnh vườn cây ăn trái. Một căn phòng như thế phải có thật, anh biết rõ như vậy, và anh chỉ việc ra phố là tìm thấy ngay, đúng như anh đã hình dung. Nếu không cần lưu tâm đến nỗi có căn phòng, anh có thể tới một khách sạn tồi tàn vắng khách hoặc sang hơn nhưng lại đông người hoặc một nhà trọ gia đình; ở những nơi này, anh mong ước sẽ có ngay một căn phòng đúng mẫu mong ước để tạm trú qua đêm, với công dụng tạm bợ. Nhưng có bao giờ họ bước chân tới chốn ấy; chiếc thảm dưới chân giường quá dơ bẩn, lớp sơn nâu trên bàn lề cánh cửa trông ra vườn cây ăn trái rộp lên thành vẫy; họ ước mơ một căn nhà ấm cúng với chiếc giường màu nâu thật lớn chẳng cần phải để hai người cùng ngủ chung, nhưng bắt buộc chiếc giường phải rộng lớn. Buồn thay căn phòng anh mơ ước lại chưa có người ở.
Tuy vậy, anh vẫn có gắng tin tưởng chưa có gì quyết định cả. Phải chi cô ta không là người Do Thái, đang thời buổi chiến tranh mà yêu một cô gái Do Thái, đúng là chuốc họa vào thân. Anh biết điều đó lắm, nhưng anh trót yêu nàng, muốn được nằm bên nàng, rồi nói chuyện thật lâu và chẳng bao giờ chán; hạng đàn bà mà đàn ông sau khi ngủ chung, lại muốn nói chuyện dông dài rất hiếm. Với Ilona, Feinhals có thể làm như vậy được, ngoài ra còn biết bao nhiêu chuyện khác nữa...
Anh kêu thêm mệt bình rượu mặc dù chai nước ngọt chưa vơi đi chút nào. Người đàn ông to lớn đã ra khỏi quán, trong phòng chỉ còn lại anh, mụ chủ quán tóc hung còn quá trẻ với chiếc cổ gầy guộc, người lính Hung Gia Lợi và người bạn gái của hắn. Feinhals vừa uống rượu vừa nghĩ tới chuyện khác; anh nghĩ tới quê anh mà anh ít khi ở lâu. Kể từ rời ghế nhà trường, anh chẳng có dip về thăm nhà. Một nỗi lo sợ tràn ngập trong anh; nơi quê anh có đường xe lửa và sông bao quanh như chiếc gút thòng lọng. Nhiều con đường lớn trái nhựa, không có qua lấy một bóng cây, chạy xuyên qua vùng đó; mùa hè rau cỏ mọc xanh um một màu; nhưng cái nóng bức, ối chà, thật là ngột ngạt, đường xá bốc thành khói. Ngay cả buổi chiều, gió im phăng phắc và áp lực chẳng nhẹ đi thêm chút nào. Anh thường hay về nhà vào mùa thu để phụ giúp công việc đồng áng mà anh ưa thích nhất: Vườn tược đầy cây ăn trái, trái cây chở đầy xe đủ thứ, nào lê, bom, nào mận, nối đuôi nhau trên đường cái chạy dọc theo triền sông Ranh tiến về phía các đô thị lớn. Mùa thu mà về quê anh thật là vui thích, cha mẹ anh thật là vui vẻ, anh hợp vớí cả hai người; anh dửng dưng khi nghe tin chị anh kết bạn với một bác thợ cày nào đó. Mùa đông quá tiêu điều: khu đất giữa đường xe lửa và con sông trở thành bằng phẳng; trên trời mây thật thấp, bao quện mùi ngòn ngọt dinh óc từ các lò bánh kẹo mứt đường. Quả tình anh thấy vui thích được xa nơi này. Anh giúp việc cho hãng thầu lớn chuyên xây cất nhà cửa, trường học, cơ xưởng, trại quân, và nhà ở rẻ tiền...
Anh cố nghĩ đến những chuyện đó để quên điều đang dày vò anh. Nhưng vô ích! Anh bị ám ảnh sao đã quên không hỏi rõ địa chỉ của Ilona để đề phòng mọi bất trắc. Kể ra muốn tìm địa chỉ của nàng cũng chằng khó gì; anh chỉ cần hỏi bà Hiệu trưởng hoặc người gác dan, hoặc hỏi thăm quanh đây; chỉ mất công tìm kiếm một chút thôi nhưng anh còn cơ hội để nói chuyện với nàng và nhìn nàng cho đỡ nhớ. Anh nghĩ nếu làm như vậy quả là phi lý vì chả khác nào trao sự may mắn của anh để Thượng đế định đoạt. Việc của anh, anh nên tự tay làm lấy; như thế nó còn có ý nghĩa và anh dễ thành công hơn. Tuy vậy chẳng nên nói trước có ý nghĩa hay không, chắc chắn anh đã chuốc lấy thất bại ngay từ đầu. Dù có tuyệt vọng đến mức nào anh luôn luôn phải hành động, và nếu cần sẽ làm lại từ đầu. Tìm kiếm và chờ đợi; hy vọng của anh không thể đi xa hơn nữa. Thật là kinh khủng! Người ta sẽ xử trí cách nào đối với người Hung Gia Lợi gốc Do Thái? Anh không biết rõ; anh chỉ nghe nói các chính phủ Đức và Hung Gia Lợi đã tranh chấp nhau về vấn đề này. Không ai có thể biết rõ người Đức sẽ xử trí ra sao? Vậy mà anh không hỏi địa chỉ của Ilona. Trong thời buổi chiến tranh điều cốt yếu phải cho nhau biết địa chỉ, thế mà cả hai người đều quên mất điều đó; Ilona mà cũng quên còn đáng trách hơn anh nhiều; nàng chả có cách gì để kiếm ra anh. Mà thôi, góp nhặt tất cả các điều đó chẳng có ích gì, nàng đâu có tới chỗ hẹn. Tốt hơn anh nên thả hồn để ước mơ căn phòng anh có thể chung sống với nàng.
Còn vài phút nữa thì tới chín giờ tối: giờ hẹn đã qua khá lâu rồi; chiếc kim đồng hồ chạy sao quá chậm khi người ta nôn nóng nhìn nó; đến khi vừa để mắt vào chỗ khác là nó chạy nhanh như ngựa. Đúng chín giờ tối! Feinhals đã ngồi chờ Ilona gần một tiếng rưỡi, nếu anh không có cách để phi về trường học; nhờ người gác dan cho biết địa chỉ của Ilona rồi ba chân bốn cẳng chạy trở về đây. Anh lại kêu một bình rượu chát khiến mụ chủ quán mặt tươi như hoa.
Toán tuần tiễu đi qua quán rượu lúc chín giờ năm phút, gồm một sĩ quan và một hạ sĩ. Họ đứng ngoài cửa ngó vào trong quán và sắp sửa quay đi. Feinhals nhìn thấy họ rất rõ vì từ nãy giờ anh luôn luôn canh chừng phía trước cửa. Canh chừng cửa ra vào, đối với Feinhals, phải là một công việc đầy thích thú: cánh cửa đem lại niềm hy vọng cho anh; niềm hy vọng của anh không thể là viên sĩ quan đội kết và tên lính đứng phía sau đang ngó ngó dòm dòm và sắp sửa quay ra. Khốn nạn cho anh thật! Viên sĩ quan đã trông thấy anh và đang từ từ tiến về chỗ anh ngồi. Feinhals cảm thấy đời anh tàn rồi: bọn người này chỉ biết áp dụng có mỗi một biện pháp hữu hiệu: chi phối ngay cả sự chết chóc. Tử than vâng lệnh họ bằng một cử chỉ, bằng một khóe mắt. Anh lập luận, nếu có chết cũng chả khác gì chấp nhận không hành động nơi trần thế; riêng anh, anh còn muốn hành động nơi trần thế để chờ cho bằng được Ilona, và tiếp tục yêu nàng. Anh thừa hiểu là vô ích nhưng anh vẫn cố bám vào sự hy vọng thành công quá mỏng manh. Bốn người đội kết này có quyền hành rộng lớn đang tiềm tàng trong khẩu tiểu liên trông nét mặt đằng đằng sát khí của họ; cho rằng những người này không muốn thi hành phận sự của họ, thì đàng sau họ còn có hàng ngàn người khác sẵn sàng đem cơ hội đó cho tử thần: một vài viên đạn hoặc cột xử giảo. Những người đó, tất cả đều chi phối được tử thần. Viên sĩ quan nhìn Feinhals không nói qua lấy một câu mà chỉ xòe tay. Trông ông ta có vẻ thản nhiên mệt mỏi; dáng điệu quá máy móc không tỏ vẻ gì hứng khởi, bắt buộc viên sĩ quan phải có bộ mặt nghiêm nghị xứng hợp với nhiệm vụ. Feinhals đưa cho ông ta coi sổ tùy thân và tờ Sự vụ lệnh. Viên hạ sĩ ra lệnh cho anh đứng lên. Anh nhún vai và đứng dậy. Mụ chủ quán đang run lên vì sợ, anh lính Hung Gia Lợi cũng chả bình tĩnh hơn chút nào.
- Anh hãy theo tôi. - Viên sĩ quan nói nhỏ với anh.
- Tôi chưa trả tiền nhà hàng. - Feinhals trả lời.
- Qua quầy hàng anh sẽ trả được rồi.
Feinhals nịt dây lưng, lượm sắc và tiến về phía quầy hàng; toán tuần cảnh kẹp sát anh hai bên nách. Mụ chủ quán thâu tiền; tới gần cửa, viên hạ sĩ tiến lên trước mở cửa. Feinhals bước ra ngoài; anh biết họ không làm dữ với anh; đáng lý anh phải sợ sệt, nhưng thực tình anh lại chẳng sợ sệt chút nào. Đêm hè ngoài phố có vẻ vui với những hàng quán đèn đuốc sáng choang. Một chiếc xe hơi chở hàng cỡ lớn, sơn màu đỏ, đang đậu trước quán cà phê. Cánh cửa sau xe được mở rộng một cánh cửa nhỏ khác được hạ xuống sát ngay lề đường lát gạch xấu tạo thành một bậc thang. Bốn người hiếu kỳ bu lại, sự lo lắng hiện trên nét mặt của họ khi trông thấy một quân nhân đứng gác cửa xe, khẩu tiểu liên lăm lăm trong tay.
- Trèo lên! - Viên sĩ quan ra lên cho Feinhals.
Anh bước lên bực thang; trong lòng xe tối ôm, anh thấy lố nhố nhiều đầu người và vũ khí. Không ai nói với ai câu nào, khi anh vào được hẳn bên trong lòng xe, anh thấy đầy nhóc.
Người Ở Đâu Về Người Ở Đâu Về - Heinrich Böll Người Ở Đâu Về