Số lần đọc/download: 916 / 4
Cập nhật: 2016-06-27 09:57:34 +0700
Cho Những Vợ - Cội Mai
1
Mai Trúc giật mình hốt hoảng thức giấc bởi tiếng chuông cửa bị giật liên tục, khẩn cấp. Saigon tháng cuối năm trời se lạnh. Ngày đến chậm. Sáu giờ sáng mà hãy còn tối mịt.
Tim đập mạnh. Hồi hộp lo sợ. Trúc cuống lên tỉnh ngủ.
Thôi rồi! Tối hôm qua mới lén mua chịu được thùng thuốc tây, quà của chồng con nhỏ bạn ở Mỹ gửi về. Hôm nay định bương sớm ra khu chợ trời bán chui, gom tiền đủ tối mang trả. Kín đáo, cẩn thận. Trông trước ngó sau. Thế mà hàng xóm có tên khốn kiếp nào rình thấy đi báo, nên công an tới sớm xét nhà. Điệu này thì nguy rồi. Thuốc bị tịch thu lấy đâu ra tiền chồng cho chủ. Ăn nói làm sao hở Trời! Trúc rùng mình. Sợ nhất phải trân mình kiểm điểm trước tổ dân phố. Nhục nhã, đắng cay. Hàng xóm láng giềng thân quen, tối lửa tắt đèn có nhau ngày cũ chi thời gian ngắn đã trở mặt, lên mặt. “Đồ giáo gian! Bỏ dạy đi bán buôn phe phẩy. Trây lười lao động. Ngồi mát ăn bát vàng”. Mây câu này quen nghe nên cũng chai lì. Nhưng hễ khi chúng xỉa xói, “Đổ vợ sĩ quan ngụy phản động!”, thì Trúc đau nhói. Không những chỉ bị hàm hồ sỉ nhục mà như bị đâm xoáy vào vết thương đau đang gánh chịu.
Người đâm mũi giáo sắc bén này không ai xa lạ mà chính là con nhỏ nhà đối diện. Trước đây vợ chồng Trúc thường khen, con nhỏ vừa đẹp mặt lại đẹp nết. Gặp đâu cũng đon đả, lễ phép thưa thầy thưa cô. Hôm ông già nó chết, thấy gia đình đơn chiếc, anh Nguyên chồng chị, lăng xăng giúp đỡ, đem xe lớn xe nhỏ từ đơn vị về lo ma chay tống táng như người thân. Giờ thì mặt câng câng, lạnh tanh như chưa hề quen biết.
Buổi sáng Nguyên xách khăn gói đi “cải tạo”…một tháng(!), tối cô ả qua nhà. Mặt vênh vênh tự đắc, chẳng thèm chào hỏi, đi thẳng từ trước ra sau, vòng qua nhà bếp. Đôi mắt lục lọi xoi mói xem “đốỉ tượng” đã đi trình diện chưa, hay còn lẩn trốn ờ nhà.
Mấy ngàn năm Phật Chúa rao giảng từ bi bác ái thì khó. Cộng sản dạy căm thù thì chỉ một sớm một chiều!
o O o
Tiếng chuông thúc bách.
Trúc không kịp buộc tóc. Choàng vội chiêc áo len mỏng, chiếc áo chồng mua khi đi học ngoại quốc, nhè nhẹ mở cửa để cho mấy đứa con khỏi thức giấc. Qua miếng sân nhỏ quen thuộc, đi nhanh về phía cổng. Trúc chưng hừng thấy Thu Thảo, chị ruột của mình, mặt mày hốt hoảng lo âu đang đứng đó. Chị ở xa, tận mãi trên Chợ Lớn.
Biến sắc, Trúc lập cập mở cừa, hỏi dồn:
“Chị Thảo. Có…có chuyện gì mà xuống sớm vậy?”
Lách qua cánh cửa cổng, chị nghẹn ngào chưa nói được. Cầm tay em kéo ngồi xuống mấy cái ghế con bên cái bàn nhỏ kê cạnh cội mai giữa sân.
“Thôi nguy rồi em ơi, chồng em…thằng Nguyên ngoài trại cải tạo đang đau nặng…gần chết!”
Trúc muôn xây xẩm nhưng ráng bình tĩnh:
“Chị…chị nói gì? Sao chị biết? Em nhận được thư anh ấy cách đây mới mấy ngày. Anh cho biết vẫn mạnh khỏe mà. Ai…ai nói cho chị?”
Khóc thút thít, chị nói:
“Tôì hôm qua đi chùa gặp chị Thuyên. Chị ấy nhận được thư Nguyên tuần trước. Nguyên nói bệnh cũ tái phát, xin gửi gấp thuốc và thức ăn bồi bổ.”
Nghe đến đây Trúc òa lên khóc:
“Thôi đúng rồi! Hèn gì mấy đêm nay em không ngủ được. Linh tính không biết chuyện gì. Bây giờ thì thật rồi. Em lo lắm. Xa xôi quá, làm sao đây?”
Trúc xuống giọng kể lể:
“Lúc còn sinh viên, thức đêm học gạo quá đến nổi ho ra máu, bỏ dở y khoa. Nay lao động khổ cực, sức kham không nổi, ăn uống đói khát thiếu thốn, tinh thần bị hành hạ…nên bệnh cũ tái phát. Em biết tính anh ấy. Gửi thư về sợ em lo nên mới nhờ chị Thuyên. May ra có chú Huy chạy kiếm thuốc. Thuốc lao bây giờ đắt hơn vàng. Làm sao đây? Trời ơi là trời!”
Chị Thuyên là chị dâu chồng. Huy là em ruột chồng, bác sĩ học tập về làm ở bệnh viện lao Hồng Bàng.
Trúc chống cằm trên gối, thừ người suy nghĩ. Chị Thảo thấy em ngồi bất động, thở dài đứng dậy, uể oải với chiếc nón lá vừa đội lên đầu vừa nói:
“Chị về cho kịp đi chợ nấu nướng bày hàng. Đêm qua nghĩ mà lo mà thương cho Nguyên, không chợp mắt được. Nghe còi hụ hết giờ giới nghiêm, chị nhảy chuyến xe lam đầu tiên xuổng cho em biết.”
Tiễn chị một đoạn. Dưới ánh sáng vàng vọt của các ngọn điện đường, chiếc áo bà ba bạc màu, chiếc quần tây cũ ngắn, chiếc nón lá rách mốc, đôi dép Nhật đã mòn mỏng, chị tất tả vừa đi vừa chạy về phía bến xe lam.
Trước đây đi đâu cũng quần là áo lượt, chưng diện đến nơi đến chốn. Nguyên thường trêu. “Chị đẹp như Thẩm Thúy Hằng thời chưa sửa…mũi!”. Chị mắng. “Đổ con khỉ!”. Cười khoái. Chồng dạy y khoa không đủ ăn, chị bày hàng chè đậu đỏ bánh lọt trước hiên nhà độ nhật.
“Xưa sao phong gấm lụa là.
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường!”
Trúc xót xa nhìn theo chị.
Thất thểu Trúc quay về nhà.
Liếc nhìn các con vẫn còn ngủ say. Đi thẳng xuống bếp, luộc mớ khoai mì cho con dằn bụng đi học. Chẳng bù lúc trước, mỗi buổi sáng phải làm mặt dữ, đập bàn dọa dẫm chúng mới chịu uống sữa. Vừa uống vừa nhăn mặt như uống thuốc bắc. Giờ thì một giọt cũng không có. Dành tiền mua được hộp nào, chúng bảo mẹ để dành gửi cho ba. Nhìn ánh mắt của con, nhất là đứa út lên bảy, chị biết chúng nó thèm lắm.
Trúc viết vội mảnh giấy dặn đứa lớn lo cho em ăn và đưa em đi học. Sửa soạn qua loa, vội vã dắt chiếc xe đạp cũ dựng dưới cội mai, mở cổng, đạp vội đến nhà anh chị Thuyên. Trời vẫn chưa sáng tỏ.
2
Đứng trước một biệt thự to lớn tân thời, nhà của anh ruột chồng, Trúc đập cửa.
Bà vú già trung thành người Nam ra mở.
“Mợ Trúc. Mợ đi đâu mà sớm vậy?”
“Ừ. Có việc. Thầy cô dậy chưa?”
“Dạ dậy rồi, còn ở trên lầu.”
Nghe tiếng người, trên ban-công chị Thuyên chồm người nhìn xuống.
“Gì đó Trúc.”
“Em lên gặp chị.”
“Ừ. Vào đi. Chị xuống ngay.”
Anh chị bị đánh tư sản, tịch thu gần hết, chỉ còn cái xác nhà. Anh ở tù một năm về tội văn nghệ sĩ phản động. Chị và con ở nhà, mấy lần vượt biên không lọt. Có đứa con đi du học trước 75, hai đứa đi thoát trong ngày sụp đổ. Nhờ tiền con cái gửi về, sống tương đối dư dã so với mọi người chung quanh. Mối lo của anh chị là làm sao đi cho thoát. Khác với mốỉ lo của Trúc là làm sao cho mẹ con sống được qua ngày.
Mai Trúc vào phòng khách.
Phòng khách rộng mênh mông. Trúc ngậm ngùi nhớ lại cảnh gia đình đoàn tụ đông vui ngày giỗ ngày tết trước đây.
Chị Thuyên trên lầu đi xuống, trên tay cầm lá thư, phong bì quen thuộc, chị đã biết Trúc đến về việc gì.
Đứng vội dậy chụp lấy cánh tay chị, Trúc hỏi:
“Anh Nguyên của em thế nào hở chị?”
Chị cười, đưa thư:
“Thư nó đây nè. Đọc đi!”
Mở vội lá thư, nửa trang giấy gạch hàng, nét chữ mực tím bay bướm thân quen. Nguyên xin chị gửi thuốc chữa bệnh cũ và ít thức ăn tẩm bổ. Dặn kỹ, chị đừng cho vợ mình biết. Rồi thì vợ cũng biết!.
Sau nầy Trúc biết được, chỉ thời gian ngắn sau đó anh chị vượt biên. Không nói ra thì sợ Nguyên ngoài trại có mệnh hệ nào sẽ ân hận. Nói thì trái lời dặn của em. Thôi thì nói với chị Thảo là lưỡng tiện. Đến tai em dâu mà khỏi sợ thằng em nó trách. Đọc thư chồng và nhìn nét chữ, Trúc thấy phần nào an tâm. Chưa đến nỗi nguy kịch, bi đát như chị Thảo quá lo.
Một ý thoáng rất nhanh, Trúc nhìn chị:
“Em sẽ ra thăm anh Nguyên em.”
Chị Thuyên hét lớn. Khi nào chị cũng lớn giọng la lối:
“Không được…không được! Đi bỏ mấy đứa nhỏ ở nhà cho ai. Rủi…rủi đi đường có chuyện gì, ai nuôi con. Gửi quà, gửi thuốc nhiều cho nó là được rồi. Coi có ai đi thăm nuôi gửi theo cho nhanh. Chịu cho người ta ít tiền lộ phí.”
Chị lập lại lệnh truyền:
“Không đi. Không đi! Nghe chưa?”
Anh Thuyên từ trên cầu thang bước xuống, miệng ngậm ống vố phì phà:
“Nó đi thăm nuôi chồng thì để cho nó đi. Sao lại cản?”
Chắc anh nóng ruột theo đứa em khốn khổ tù đày ở ngoài trại hơn mọi điều khác.
“Ông này còn xúi thêm vào. Nó có việc gì ông đem mấy cháu về mà nuôi.”
Chị nói mát.
Trúc nói chậm rãi, chắc nịch:
“Em quyết định đi thăm. Người ta đi được mình đi được.”
Trúc trấn an chị:
“Mấy cháu ở nhà thì đã có con người bạn thân của em trông nom dùm. Chị khỏi bận lòng.”
Trúc cố nén không khóc trước mặt anh, nhất là chị, nhưng không được.
Thổn thức, nghẹn lời:
“Em không ra thăm, rủi anh ấy có bề gì chắc em cũng không sông nổi để nuôi con. Sống…sống làm sao được!”
“Thôi, thôi. Được! Muốn đi thì lo giấy tờ mà đi. Không dễ đâu. Chỉ có công nhân viên nhà nước có giấy phép mới mua được giấy tàu. Lại còn xin phép công an phường vắng mặt…Đủ mọi thứ chuyện rắc rôì. Chưa nói đến tiền bạc tốn kém.”
Chị Thuyên quay lại ra lệnh cho chồng cộc lốc: “Lên ôm gói quà gửi cho thằng Nguyên đem xuống đây!”
Đưa gói quà cho Trúc chị nói:
“Đây! Thuốc lao đầy đủ. Thêm ít thức ăn. Chị chạy mua được cả dầu bơ, sữa đặc. Em đi cho anh chị gửi.”
Như đã chuẩn bị sẵn, lần túi áo lấy một xấp tiền, chị ngập ngừng:
“Chị còn ít tiền, cầm lấy đi đường.”
Trúc lắc đầu:
“Quà thì em xin, tiền thì em không lấy đâu. Em xoay sở được.”
Trúc nói liều, thật sự chưa biết bấu víu vào đâu. Anh cười ha hả, đùa thân mật:
“Con này dân chợ trời thuốc tây, bán đủ mọi thứ…xin. Ămpi…xin, pêni…xin…nhưng chưa bao giờ chịu “xin” ai cả!”
Điều này thì thật. Trúc chưa hề mở miệng xin ai. Có ngày tiền chợ không có, mẹ con cắn răng nuốt khoai mì, bo bo với muối mè. Không mở miệng than thở với anh với chị.
Để cho em dâu không có cớ từ chối, anh vừa cười vừa nói:
“Cô này lạ nhỉ! Anh chị cho thằng Nguyên chứ có cho em đâu mà từ với chối.”
Anh xuống giọng đầy thương yêu thông cảm, năn nỉ:
“Cầm…cầm lấy đi em. Không lấy anh chị giận đó.”
Lắc đầu cương quyết, Trúc đứng dậy chào anh chị ra về. Đây là lần sau cùng gặp chị Thuyên.
3
Năm năm trời trôi chậm.
Đêm mong từng ngày, nhưng đếm sao hết những gian truân.
Khi nào thì chồng mình về? Bảy năm, mươi năm…hay thiên thu vĩnh biệt!
“Thuở đăng đồ Mai chưa dạn gió.
Hỏi ngày về? Chỉ độ Đào bông.
Nay Đào đã quyến gió đông.
Phù dung lại nở bên sông bơ sờ!”
Trên đường về, vừa đạp xe vừa nhẩm đọc lại mấy câu Chinh Phụ Ngâm. Những vần thơ chị đã giảng, đã làm say mê học trò trước đây. Lời thơ đó giờ đây thực sự làm cho mình nhức nhối ứa lệ. Người xưa dường như đã hiểu, đã biết và viết trước sẵn cho những người như chị hôm nay.
Ngày Miền Nam sụp đổ tức tưởi, Trúc đang dạy tại một trường nữ nổi tiếng ở Saigon. Chị dạy Việt văn. Học trò say mê, thích thú mong đến giờ dạy của cô Mai Trúc. Qua chị, thơ văn người xưa như sống lại với tâm tình của người đọc hôm nay. Chị đã là nhịp cầu truyền đạt những tình cảm suy tư của người muôn năm cũ cho thế hệ học trò.
Chồng đi “cải tạo”, chị tiếp tục miễn cưỡng đến trường.
Những buổi học tập chính trị hằn học, nặng nề. Những bài giảng văn thơ sặc mùi máu tanh và căm thù. Chị phải dạy, phải ca tụng bọn người đang hành hạ đồng bào, hành hạ chồng mình và đang đay nghiến, xỉa xói mình hằng ngày hàng giờ. Lương tiền, tiêu chuẩn lương thực không đủ để nuôi mẹ con chị mỗi ngày một bữa.
Trúc cố chịu đựng, cố nhẫn nhục qua ngày. Bực nhất là mấy con mẹ giáo viên đảng viên ở ngoài vào. Bọn học trò nó cũng khinh ra mặt. Kiến thức thì nhỏ như đầu đinh, ăn nói như vẹt, những câu những chữ giống nhau y chang. Những bài chúng đã học thuộc nằm lòng từ thuở thiếu nhi đỏ đít, quàng chiếc khăn quàng đỏ máu.
Tự so sánh chắc chúng nó cũng thấy nhục. Để trấn áp cái mặc cảm tự ti, vào phòng giáo viên chúng thường vênh mặt nói khơi khơi.
“Vấn đề là…hồng, chứ không phải…chuyên! Khả lăng (!) thì khối ra đây. Quan trọng là có đủ tư cách đứng bục giảng…cơ!”.
Ý chúng muôn nói đến tư cách lập trường chính trị, giai cấp.
“Đồ rởm!”. Chị mắng thầm.
Cho đến một ngày…
Sau giờ tan trường. Đi dọc hành lang ra về, qua một bầy tụi nó đang đứng tụ tập huênh hoang về kết quả bình bầu giáo viên tiên tiến. Chẳng thèm nhìn, chị ngẩng cao đầu đi thẳng.
Thoáng nghe giọng con mụ giáo viên chủ nhiệm:
“Vợ ngụy mà cứ tưởng như ngon lắm!”.
Cơn giận chưa hề có bỗng tràn tới. Không kềm được, Trúc quay phắc lại, xông thẳng đến túm lấy ngực mụ ta. Hét lớn:
“Mày nói gì hở con khốn nạn. Tao là vợ ngụy đây. Ngụy quen ăn gan mật người. Giờ bà xé xác mày. Đồ khốn!”.
Đám giáo viên chẳng thể ngờ một giáo sư người Nam hiền lành lịch sự lại phản ứng hung dữ, ăn nói thô lỗ đến thế. Trúc cũng ngạc nhiên cho cả chính mình. Té ra lời lẻ của chị cũng đã sặc mùi điêu ngoa, đểu cáng của bọn cán bộ Bắc kỳ bảy lăm.
Trúc bị lôi ra hội đổng kỷ luật, kiểm điểm, đấu tố. Đuổi việc.
Thời gian đầu Trúc lo lắm. Làm gì để nuôi con???
Đổ đạc trong nhà, của chìm của nổi…bán dần bán hồi sạch bách. Honda, tủ lạnh, đồng hồ bàn ghế, chén bát…rổi đến áo lạnh áo dài…từ từ ra khỏi nhà. Đến lúc chẳng còn chi để bán, ngoại trừ ngôi nhà hương hỏa và mảnh sân vuông đẹp cây cảnh thân yêu quen thuộc ấp đầy kỷ niệm bao đời.
Trúc lo sốt vó. Đi hết chùa này miếu nọ, nhà thờ thánh đường…cầu Phật Bà Quan Âm, cầu mẹ Maria.
Đến nằm sấp, ràn rụa nước mắt trước tượng ông thánh Martin da đen ở nhà thờ Ba Chuông, nhiều người đồn rất linh thiêng, thường rủ lòng ban phước cứu kẻ khôn khó nghèo hèn. Hữu sự bái thập phương!
4
Một buổi sáng như mọi buổi sáng.
Quanh quẩn ở nhà, vô ra nóng ruột, trăm mối ngổn ngang. Không chịu được, Trúc lấy xe đạp vô định. Lọc cọc đi qua khu Tân Định, ngang qua chỗ tụ họp buôn bán chui thuốc tây nhôn nháo.
“Trúc! Trúc!”
Nghe tiêng ai gọi tên mình, Trúc dừng xe dáo dác nhìn quanh.
Từ trong đám đông lô nhô, một khuôn mặt cười tươi mừng rỡ xô đẩy chen lấn, chạy vội ra:
“Trúc! Mày nhận ra tau không? ‘Hậu Đất’ đây nì!”
Trúc mừng quýnh la lên:
“Đồ con khỉ. Lâu quá không gặp. Mặt đẹt mày làm sao tao quên được!”
Hai đứa cùng học chung trường, chung lớp đến mấy năm. Lên đệ nhị, thi rớt tú tài một, Hậu lấy chồng. Vợ chồng Hậu đều là người Huế. Hiển, chồng Hậu, thuộc dòng mệ hoàng phái, sĩ quan đồn trú tận trên Kontum. Hậu tính tình đơn giản, chân chất xuề xoà dễ thương. Mấy đứa bạn thân khen. “Mi là người Huế…không ăn mắm ruốc.”
Trước năm Bảy lăm đi bát phố Bô-Na với Nguyên gặp hai vợ chổng tay xách nách mang, bầu đoàn thê tử về…thăm thủ đô. Từ đó bặt tin cho đên hôm nay mới gặp lại.
Hậu liến thoắng:
“Ông xã mi ‘cải tạo’ ở Vĩnh Phú ngoài Bắc phải không?”
Trúc nhại tiếng Huế:
“Răng mi biết được? Tài rứa!”
“Ông xã tau cũng ngoài nớ. Ông viết thư về nói cùng ở một đội lao động với anh Nguyên. Tau tìm mi. Hỏi nhiều người, chưa biết mi ở mô. Đang mong thì vác cái mặt mốc tới. Đúng là…ý trời!”
“Hậu làm gì ở đây?”
“Mình bán chui thuốc tây.”
“Sống được không?”
“Sống vững, nhưng…đau…tim.”
Hậu chưa nói hết câu, đám đông bỗng tháo chạy tán loạn.
Trúc lớ quớ, hoảng hổn. Hậu nhảy vội lên yên sau xe, ra lệnh:
“Dọt lẹ!”
Hồn phi phách tán, Trúc gò lưng đạp. Hậu mập nặng quá, Trúc è lưng xe cũng chỉ lăn bánh từ từ.
Hậu vỗ liên tục vào lưng Trúc:
“Lẹ…lẹ…lẹ lên kẻo tụi chó vàng theo kịp.”
Đằng xa thoáng lố nhố mấy thằng công an áo vàng.
Khi đi đã xa và an toàn, Hậu bảo ngừng. Vừa thở vừa ho, Hậu cười như nắc nẻ như đã từng dợt quen nhiều, nhiều lần.
“Tụi nó dàn chào mi đó. Có mấy ‘mợ’ bị bắt dẫn đi rồi.”
Thở muốn hụt hơi, Trúc lo lắng hỏi:
“Có sao không?”
“Mất tiền. Bọn nó chỉ làm tiền. Kiếm tiền chợ cho mụ nội ông bà ông vải nhà nó. Trên đường dẫn về đồn, chuồi cho nó kha khá nó cho đi. Nếu ít, tụi nó dẫn về phường giam một ngày, viết giấy về phường mình để…giáo dục, đóng tiền phạt…rồi tha.”
Thấy bộ điệu của Hậu, Trúc vui lây.
Lúc còn đi học Hậu ít nói, hiền như bụt, chậm như rùa. Bạn bè cho nó biệt danh “Hậu Đất”. Hình ảnh đó còn đọng lại trong ký ức của Trúc. Giờ gặp lại Hậu khác hẳn. Cuộc sống bương chải đương đầu vật lộn kiếm ăn, đã biến đổi Hậu như con cắc kè đổi màu da để sống còn.
5
Hậu kéo bạn vào quán nước bên đường.
Những quán hàng mọc dài trên hàng hiên lề đường, sống lây lất nhờ vào người buôn kẻ bán chợ trời. Chủ quán, một thiếu phụ trẻ, đon đả chào Hậu như là khách hàng quen mặt.
Trúc ngần ngừ không muốn vào. Trong túi không có bao nhiêu tiền, vào hàng vào quán đâm ra thiếu tự tin.
“Thôi để cho mày buôn bán. Ghi địa chỉ, mai kia mình đến chơi.”
Như đọc được ý bạn, Hậu níu tay Trúc:
“Dẹp. Dẹp! Gặp mi tau mừng lắm. Mi vẫn là đứa bạn tau thương nhất trong suốt quãng đời học trò. Vào uống nước, tâm sự chút đã.”
Hậu chép lưỡi:
“Bán buôn gì nữa. Động ổ rồi. Chốc nữa theo mi về cho biết nhà. Chiều ra bán tiếp.”
Hậu cười:
“Hôm nay tau…dư sở hụi rồi!”
Hậu săn sóc:
“Tau bao mi ăn sáng. Hủ tíu đây ăn được lắm. Tau bây giờ cơm hàng cháo chợ. Chiều bán xong, đi chợ. Tối mới về lo cơm nước cho tụi nhỏ.”
Trúc chưa kịp phản ứng, Hậu gọi với vào trong:
“Người đẹp Bình Dương! Cho mình hai tô như thường lệ. Hai ly chè ba màu.”
Hai đứa nhắc lại đủ thứ chuyện xưa.
Hậu nói:
“Tau không quên được, mi chia cho tau từng củ khoai miếng bánh. Nhớ mãi mấy ly chè đậu xanh mi bao tau ăn giờ ra chơi dưới nhà mụ cai trường. Mi nhớ không? Bữa con Lan ghẻ, sau này lấy ông tướng Lưu, xé tập tau. Mi nhảy vô binh, nó xé luôn áo mi.”
Hậu cười sảng khoái:
“Giờ nó cũng bán ở đây, thỉnh thoảng nhắc mi.”
Đang rầu trong bụng, Trúc cũng vui theo.
Đột ngột Hậu hỏi:
“Trúc nói thật với mình, giờ đang làm gì để nuôi con đó? Lo lấy thân. Đừng ngớp ngớp trông mấy ông về. Năm năm rồi! Mười năm, hai mươi năm nữa…Biết đâu mà chờ!”
Đang lí la lí lắc, Hậu bỗng nghẹn ngào. Nước mắt lăn dài xuống má:
“Tội mấy anh. Không biết còn sống mà về với vợ với con hay không? Quên không được thì cố lơ đi để lo làm ăn. Khi có điều kiện hai đứa mình cùng ra thăm. Đường xa có nhau vững bụng hơn.”
Trúc cúi đầu để Hậu khỏi thấy mình cũng đang khóc.
Bỗng Hậu hét lớn:
“Thôi, thôi tau bậy quá, làm mi buồn lây. Này! Hỏi lại. Đang làm gì để sống. Chắc hết dạy rồi phải không? Giờ ni mà ăn mặc như rứa, rồi còn phất phơ giữa đường, thì đúng là cô giáo…mất dạy!”
Đấm vào vai Hậu cười lớn, Trúc thật tình:
“Thất nghiệp đang rầu thúi ruột đây.”
Kể cho Hậu nghe trường hợp bị đuổi việc.
Hậu xỉ vả:
“Tiên sư tụi khốn nạn!”
Trúc thấy nó chửi thề ngọt xớt thì thông cảm. Nhớ lại mình cũng đã hàng tôm hàng cá với con mụ giáo viên chủ nhiệm, ức quá mà!
Hậu kéo ghế xích lại gần hơn. Để một chân lên ghế tựa tay, buồn bã kể:
“Nói thật với mi tau chán tụi nó lắm rồi. Anh em trong nhà cũng đã chán, nói chi người ngoài! Tau nói mi nghe. Gia đình bên chổng tau có sáu con trai. Bốn ông là sĩ quan cấp lớn cấp nhỏ đủ cả. Hai ông anh lớn theo Việt cộng tập kết ra Bắc. Ngày ông Thiệu ra lệnh rút quân tháo chạy từ Pleiku về. Nghe phong phanh tin đồn sẽ chia đất xuống tận Phan Thiết, mạ nhất định về Huế. Cả nhà xúm lại nài nỉ can ngăn, không lay chuyển được ý mạ. Mạ nói:
Mạ đã già trên bảy mươi, còn sống được cũng không bao lăm. Mạ sống với mấy con, mấy cháu rứa cũng đủ. Chỉ mong gặp lại hai đứa bên kia để thỏa lòng mạ khắc khoải đợi chờ. Gặp lại mấy anh tụi con rồi mạ chết cũng mãn nguyện’“.
Giữ mạ lại chỉ làm cho mạ héo hắt, anh em cháu chắt đành bấm bụng gạt nước mắt tiễn mạ đi.
Thời gian sau ngày Huế thất thủ, hai anh con trai lớn trở về tìm mạ. Mạ mừng. Lận lưng lấy mấy lượng vàng chắt chiu cất dấu chia đều cho hai đứa, đền bù những ngày xa vòng tay mạ.
Hai đứa nhìn lên bàn thờ Phật. Chăm chú thèm thuồng đôi độc bình lớn da rạn hình đắp nổi đời Thanh, những cội trầm đen láng vì ám khói hương thờ tự lâu đời. Trầm trồ nâng những chén hạt dưa mỏng nhẹ, những tô những chén những đĩa cổ, đồ xưa viền bạc..nơi tủ chè. Những thứ mạ giữ gìn để dành, chỉ mang ra dùng ngày kỵ ôn kỵ mệ, ngày chạp ngày tết. Hai đứa bàn ra tán vào.
Mạ biết ý con. Mạ buồn, buồn lắm! Mạ thấy tụi nó khác xa mấy thằng con trong nầy. Mạ không nói. Cho hết. Mấy ông chia nhau làm chiến lợi phẩm trên bước đường Nam tiến! Sống chết biết ngày nào đây. Thôi! Mạ buông hết.
Sau ngày mất nước, mạ lụm cụm bám xe đò vào Saigon. Ôm lấy cháu, lấy con dâu mà khóc. Gặp lại hai đứa thì bốn đứa đi cải tạo chẳng biết ngày về. Mạ biết, mạ sẽ không còn có dịp gặp lại các con. Cái mất nhiều hơn, đau ruột hơn cái được. Lòng mạ lại héo hắt. Mạ quày quả trở ra Huế để giữ lấy ngôi từ đường hương hỏa. Mạ sợ không có mình tụi quỷ sứ nó tịch thu, về dưới ăn nói làm răng với chồng, với ôn với mệ, với tổ tiên ông bà. Mạ yếu lắm.
Thương con tù đày, thương dâu thương cháu cơ cực kham khổ làm mạ chết mòn. Của cải còn mô nữa? Đã tuôn cho tụi nó hết rồi. Mạ ray rứt. Nơi vườn quê, mạ sống thui thủi. Mạ bệnh liệt giường. May còn có đứa cháu dâu họ xa tận tụy chăm lo.
Ngày mạ mất. Một bầy con trai, đứa thì cải tạo ngoài Bắc, đứa tù trong Nam. Mấy thằng con cộng sản, những đứa con mạ ngày đêm mong nhớ đợi chờ, phương tiện tiền bạc trong tay, nại đủ lý do. Thật ra tụi nó sợ tốn kém, chẳng đứa mô về canh xác và đưa đám mạ.
Góa bụa sớm, một đời cho con, vì con… Mạ nhắm mắt trong khổ đau, trong cô đơn lạnh lẽo! Khi còn sống mạ hay nói: Mạ tuổi canh. Canh cô mồ quả. Nên sống một mình mà chết cũng một mình. Mạ ơi, mạ nói đúng!”
Hậu vừa kể vừa sụt sùi khóc. Trúc khóc. Và chắc cả triệu triệu gia đình Miền Nam cũng đang khóc.
Sau này khi Hậu ra thăm chổng về kể lại:
“Cả nhà dấu không cho mấy anh trong trại cải tạo biết mạ mất sợ thêm buồn. Hôm ra thăm, tau hỏi.
“Anh biết chi không?” Hiển trả lời. “Mạ mất”. “Răng anh biết?” “Thời gian mạ mất, anh thấy bồn chồn nóng ruột, hổi hộp như đau tim. Anh nghĩ đến mạ, nhưng cố đánh trống lảng sợ xui. Em hỏi, trực giác cho anh biết điều anh lo là đúng.”
Ngồi hai bên một cái bàn dài rộng cách xa nhau, chỉ níu được nhau bằng đẩu ngón tay. Hai vợ chồng không dám khóc lớn, sợ thằng cán bộ quản giáo ngồi chằm hăm đầu bàn cắt ngắn bốn mươi phút gặp nhau sau bảy ngày đường gian truân lội suối băng đèo từ Nam ra tận vùng ám chướng Việt Bắc.”
Hai đứa ngồi yên cho nỗi buồn lắng xuống.
Hậu thong thả đề nghị:
“Bắt đầu ngày mai ra đây với tau. Ngu như tau còn kiếm ăn được, huống hổ thông minh đẹp gái như mi…”
“Tao biết gì đâu mà buôn với bán!”
“Từ từ tau nói cho nghe. Tin tau đi. Nói được là được. Này nghe! Những người có thuốc đưa cho mình cái “lít” (list) hàng để mình cho giá. Họ đi dọ giá người này người nọ. Ai cho giá cao xê xích chút đỉnh là họ kêu về nhà bán. Hễ mua được là có ăn. Có hàng, mình bán chui tại chỗ cho mối tỉnh, mối Miên, cho y tá chích dạo, cho bác sĩ phòng mạch. Có vốn thì hùn, không có mình cho Trúc mượn ba chỉ vàng, mình bỏ ba nữa là sáu. Vốn như vậy cũng tàm tạm.”
“Mượn rồi lấy gì mà trả?”
“Đừng lo. Cháo húp quanh, nợ trả dần. Được chưa?”
Sự vồn vã ân cần, mối thân tình đơn giản của Hậu làm Trúc xúc động. Đúng là, lúc lâm nguy có quý nhơn phò trợ. Thầy coi tử vi nói, Trúc có cung Tả phù Hữu bật.
“Một mình đã mệt, gánh thêm tao…tội cho mầy.”
“Đã là bạn thân lại cùng cảnh ngộ, đừng khách sáo tau…đục cho bây giờ. Rồi lại than…Sao hôm nay xui!”
Hậu cười vui, nắm tay mím môi làm bộ đấm vào mặt bạn.
“Lúc này không giúp nhau, đợi lúc nào?”
Để cho Trúc bớt thắc mắc áy náy, Hậu giải thích:
“Có mi cũng tiện cho tau. Nương nhau mà sống. Hai đứa thay phiên, ai mua gì thì đạp xe về nơi gởi hàng lấy thuốc giao cho người ta. Lúc này là lúc lên ruột căng thần kinh. Nhìn trước nhìn sau. Đứa canh chừng công an và mấy thằng chỉ điểm theo đóm ăn tàn, đứa giao thuốc. Nếu bọn chó nó chộp được, chứng cớ rành rành, mất tiền mất thuốc và…về đồn.”
6
Kể từ hôm đó Trúc nhập vào giới buôn chui thuốc tây.
Ở đây tập hợp đủ. Vợ tướng, vợ tá, vợ úy. Cô giáo, thầy giáo. Văn sĩ, thi sĩ…Một xã hội nhỏ của trí thức Miền Nam lỡ thời, điêu đứng. Toát mổ hôi lạnh, căng thẳng nhưng cũng kiếm được đồng ra đồng vào. Buổi chợ về đã có thêm thịt thêm gạo thêm quà cho con, thêm thực phẩm mua dồn gửi nuôi chổng. Tình bạn giữa Hậu và Trúc vẫn đơn sơ, mộc mạc, thật tình. Đối với Trúc, Hậu không chỉ là bạn mà còn là người ơn không thể nào quên được.
Và cũng kể từ hôm đó, tên công an khu vực đánh mùi thường xuyên ghé nhà. Mỗi lần hắn tới, Trúc làm ra vẻ vồn vã chưa hề có trước đây. Thúc hốì con chạy nhanh mua cà phê và bao thuốc lá ba con số 5. Khi hắn mở miệng than nhậu nhức đầu, có mụt ghẻ cương mủ đau ngủ không được…Trúc tự động đưa cho cậu mấy chai trụ sinh còn nguyên băng để cậu đi bán lấy tiền nhậu tiếp. Thôi thì, tránh voi chẳng xấu mặt nào. Đúng hơn, thương cha chớ chọc đứa ăn mày. Cha mẹ không còn, thương chồng thương con nhẫn nhục qua ngày đoạn tháng.
Một hôm đang đứng bán thì tình cờ gặp lại Biên.
Biên là một trong mấy người theo đuổi và là ứng viên ba má chấm cho Trúc. Biên mừng lắm. Cho biết, bác sĩ quân y chỉ học tập hai năm. Về, được cho làm tại bệnh viện Sùng Chính cũ, nay đổi là Trần Hưng Đạo. Có phòng mạch tư trên Chợ lớn, sống vững.
Từ đó, Trúc và Hậu có thêm mối bỏ thuốc đều đặn. Qua Biên một số bác sĩ bạn bè cũ của chồng trước đây cũng tìm tới. Hai đứa nhờ đó mua bán nhàn hạ và kiếm tiền dễ hơn. Khỏi phải đứng đường đứng sá, phơi nắng phơi mưa nhiều. Đỡ nhất là thoát được cái cảnh bị công an rượt chạy dài dài.
Hậu khoái lắm, bô bô cái miệng sún răng:
“Mi thấy không Trúc. Tau bắt giò mi là đúng chóc. Mệ là đệ tử chân truyền của thầy Huỳnh Liên chuyên nghề coi tướng!”
Thâm tâm Trúc cũng thấy vui và yên lòng như đã đền cho Hậu phần nào ơn nghĩa.
Biên thường tới lui thăm hỏi, chăm sóc mấy cháu chí tình. Vợ Biên đem đứa con gái độc nhất đi vượt biên sau ngày Biên vào trại. Thời gian đầu có thư về, sau thưa dần rồi biệt hẳn.
Gia đình Trúc từ ngày có Biên cũng vui vẻ ấm cúng.
Trúc an tâm mỗi khi con đau yếu, trái gió trở trời. Trúc ý tứ giữ cho mối thân tình giữa hai người có một khoảng cách nào đó. Biên cũng tự trọng và tế nhị, chừng mực. Nhưng càng gặp nhau, càng lui tới, Trúc linh cảm như tình yêu một chiều vô vọng trong Biên ngày xưa, nay như dần dần bùng cháy trở lại. Cử chỉ thái độ thì không có gì bộc lộ, quá trớn. Nhưng qua ánh mắt nhìn, Trúc đôi lần bắt gặp sự đắm đuối đau khổ. Trúc cũng bắt đầu thấy mình lo nghĩ vẩn vơ. Nhiều lần muốn cắt đứt quan hệ, nhưng tự bào chữa. Người ta sao thì kệ người ta. Tùy mình. Mình không gì thì thôi. Thế nhưng, từ sâu thẳm cũng thoáng về một niềm vui mơ hổ, không rõ rệt mà Trúc cố che đậy với mình. Trúc nghĩ, cắt đứt thì vô lý. Anh ấy chưa làm điều gì có lỗi, chưa có lời nào cợt nhả, bóng gió xa gần. Anh ấy rất tôn trọng mình mà!. Mặt khác, cũng như Hậu, Biên là người mình mang ơn. Trúc cố níu vào sự bào chữa này để khỏi thấy có lỗi với chồng.
Hàng xóm xoi bói. Mấy bà cô nhọn mồm bên chồng thấy bóng dáng đàn ông lui tới bắt đầu tiếng ra tiếng vào.
Đem nói với Hậu. Hậu la toang toác:
“Vàng thật không sợ chi lửa. Kệ bà tụi nó. Mi có chi tau trị tội trước, chưa đợi đến… “tòa án nhăn răng!”.
Đứa con gái lớn thấy mẹ độ rày vui và chưng diện hơn. Thấy con nhìn mình chải tóc soi gương, Trúc hiểu. Ôm con vào lòng. “Mẹ buôn bán giao thiệp phải tươm tất một chút. Thế thôi con!” Nói với con và như thầm nhủ với chính mình.
Mấy tuần trước, con Út sốt mê man mấy ngày. Uống bao nhiêu trụ sinh, đắp bao nhiêu nước đá cũng không giảm. Biên biết được vội vã đến ngay. Khám cho cháu xong, đứng bật dậy, tự tay bồng lấy Út, thúc hối Trúc kêu xích lô chở ngay đến phòng cấp cứu bệnh viện. Nhờ quen biết, Biên lo mọi thủ tục rất nhanh chóng. Từ phòng khám ra, bác sĩ lắc đầu nhè nhẹ nói thì thầm riêng với Biên. Bước vào bên trong, thấy con mềm nhũn nằm thiếp trên giường. Trúc lo sợ, tuyệt vọng oà lên khóc.
Đứng đối diện, hai tay để trên vai Trúc, nét mặt thương yêu lo lắng, Biên tìm lời an ủi:
“Út bệnh nặng nhưng may ra còn kịp. Chỉ chậm một buổi nữa là vô phương. Anh nghĩ là gan cháu nhiễm siêu vi.”
Như một động lực vô hình xô đẩy, Trúc úp mặt vào vai Biên khóc nức nở. Chỉ khi thấy hơi nóng của hai cánh tay Biên vòng ôm chặt lấy thân mình, Trúc choàng tỉnh, lùi xa e thẹn. Biên cũng bối rối, đôi mắt đắm đuối dại khờ.
Đêm đó ngồi thức canh bên giường con, Trúc thấy như đã có lỗi với Nguyên. Ngoài chồng, từ khi biết yêu cho đến giờ, Trúc chưa hề để ai ôm mình. Gục đầu thổn thức trong đêm vắng lạnh lẽo. Lần đầu tiên chị chẳng còn tin ở mình.
Trong cô đơn, khổ đau, tuyệt vọng, chị cũng chỉ là một mảnh hồn yếu đuối!
7
Mấy hôm sau hết sốt qua cơn hiểm nghèo, Út về nhà.
Một buổi sáng đang ngồi viết thư cho Nguyên, nghe tiếng chuông cửa rung nhẹ, ngập ngừng. Nhìn qua khung cửa sổ, thấy Biên ngồi trên chiếc xe Honda, chống chân chờ ở cổng. Nhìn vào sân, thấy chiếc xe đạp còn dựng cạnh cội mai, chiếc nón lá quàng qua tay lái, Biên biết chắc Trúc có ở nhà. Anh kiên nhẫn, rụt rè giật nhẹ sợi giây chuông và thoảng nghe tiếng chuông khua trong nhà.
Cái chuông điện hỏng từ lâu. Trúc buộc mấy cái lục lạc một đầu giây, treo lủng lẳng phía trên cửa sổ phòng khách. Kéo sợi giây vắt qua ngọn cây mai, đầu kia buộc vào cửa cổng.
Hậu có lần cười nói. “Chuông nhà mi giống như sợi giây chuông trước cổng chùa trong tuồng cải lương Tắt lửa lòng, Lan và Điệp!”.
Mấy cái lục lạc lại khua lên. Trúc đứng dậy, dứt khoát với tay giật đứt. Cười thầm cho hành động của mình khi nghĩ đến câu nói đùa của Hậu.
Nguyên đã cho chị tình yêu thương bao bọc, cho chị sự kính nể. Nhờ đó chị đã vượt qua được những giao động, yếu lòng nhất thời.
Trúc không chỉ yêu chồng, chị mê chồng. Nói ra sợ chồng cười nhạo, mỗi khi xa nhà chị nhớ chồng hơn nhớ con. Sống với nhau không trọn vẹn. Những tháng hành quân, những ngày cấm trại. Thế nhưng chị hạnh phúc và thỏa mãn với hạnh phúc của mình. Chị thấy chọn lựa, nhứt quyết lấy Nguyên là đúng.
Năm đầu xa chồng, Trúc đau khổ vì nhớ, vì thương, vì rạo rực yêu đương. Đêm đêm ôm lấy áo chồng mà ngủ để tìm hơi. Nhưng trước những căng thẳng của cuộc sống thực tế trước mắt. Đương đầu với nghiệt ngã, với thằng công an, với con hàng xóm, với chén cơm lưng, củ khoai sượng mỗi ngày…Tất cả, tất cả đã giết chết nỗi nhớ thương lãng mạn còn đọng lại nơi chị. Một người vợ trẻ xa và mong chồng.
Giờ Trúc nhận ra rằng. Thủy chung không phải là tự ép mìmh tuân phục những định ước luân lý, đạo đức, hay sợ người đời cười chê. Nếu chỉ như vậy, khi gặp hoàn cảnh đẩy đưa, sẽ có sẵn cả trăm cả ngàn lý lẽ để thuyết phục, để bào chữa, để bênh vực cho sự trở lòng của mình.
Ngoài chợ, mỗi khi rảnh rỗi thong dong, mấy chị em cùng hoàn cảnh, tụ họp nói chuyện gẫu thì thế nào cũng lôi những tin mới nhất về mấy bà bỏ chồng. Bà tá nầy lấy tài xế cũ, bà úy nọ lấy công an, cán bộ…rồi cười chê bêu rêu.
Trúc nói:
“Mỗi người một hoàn cảnh. Gặp đúng hoàn cảnh như họ chưa chắc mình đã làm khác đi được. Nghĩ cho cùng đều đáng thương. Tất cả đều là nạn nhân của oan khiên nghịch cảnh.”
Trúc thầm nghĩ. Hành động phũ phàng đối với Biên là nhằm khước từ một hoàn cảnh đang mon men đến với mình. Nếu không, phần kết cục chắc cũng chẳng khác hơn ai.
Hậu không chịu:
“Nói như mi. Hoàn cảnh gì cái con Lý? Chồng đi mới hai tháng đã mang bầu với thằng bác sĩ Lưu, bạn của chồng nó. Chưa hết. Nó ác đến nỗi, lấy thư của thằng bồ gói đồ gửi vào trại cho chồng đọc tức ứa máu chơi. Ăn ở thất nhơn thất đức. Đổ đĩ ngựa! Đổ trời đánh thánh đâm! Đổ voi chà ngựa trướng! Đồ…Đồ…”
Nó nổi khùng chửi vung mạng. Mấy chị em cười chảy nước mắt.
Chị Liên, người lớn tuổi nhất, đẹp như một mệnh phụ về chiều, đứng đắn, dễ thương, lên tiếng:
“Mấy thứ đó thì nói làm chi! Con Trúc nó nói cũng đúng, cũng có cái lý của nó. Nhưng có điều. Đã không yêu thương mà lại coi thường chồng thì còn có gì níu kéo mà không bỏ. Lỗi cũng tại mấy ông nữa chứ! Thuở lên voi có ông xử với vợ bạc như vôi. Nhân tình nhân ngãi bổ bịch hàng tá. Nhưng thôi xí xóa đi. Cũng nên chờ. Phần vì hoàn cảnh mấy ông xuống chó sa cơ lỡ vận, bỏ cũng bất nhân. Không tình thì còn cái nghĩa, còn đạo lý. Và, nhất là…vì con. Vì con!”
Hậu bớt nóng, nhưng còn ức:
“Mấy bà bỏ chồng theo kép cũng lấy cớ…vì con!”
8
Mai Trúc không ghé nhà, đi thẳng ra chợ gặp Hậu.
Cho bạn biết Nguyên đau nặng nên mình định thu xếp ra thăm.
Thở dài, Hậu buồn ra mặt:
“Tội nghiệp cho mi. Con mới khỏi, giờ đến lượt chồng. Người răng mà lao đao lận đận rứa?”
Suy nghĩ, Hậu nói:
– “Lúc trước hẹn hai đứa cùng đi. Nhưng giờ thì không được rồi. Mi ra thăm trước, tau gửi theo đồ nuôi chồng tau luôn thể. Lần sau đến phiên tau đi. Bỏ đi cả hai, về mất mối mất lái, nguy lắm. Phải thủ!”
Hậu quan tâm:
“Tiền bạc thế nào? Mấy chỉ vàng Trúc trả, mình còn giữ chưa xài tới, cầm bán mà đi. Đừng lo mấy đứa ở nhà. Mình cho con Bê lớn qua ở trông chừng. Mỗi chiều, bán buôn xong mình đi chợ, ghé qua đưa thức ăn và thăm mấy cháu.”
Trúc yên tâm thây Hậu thu xếp đâu vào đây. Có đứa bạn như vậy đã là phước ba đời. Không muốn phiền và làm bạn bận tâm thêm về mình, Trúc nói dối:
“Tiền bạc tao đã có cách, mày đừng lo”.
“Thôi về sớm đi chạy giấy tờ. Ngoài nầy để mặc tau.”
o O o
Trúc đạp thẳng đến nhà bà Dung ở xóm trên nhờ lo giấy tờ đi đường.
Dung trung gian chạy lo đủ mọi thứ giấy tờ dây dưa đến công an và chính quyền từ phường, từ quận đến thành phố. Sau khi nêu ra đủ mọi thứ khó khăn trở ngại, mụ hứa sẽ chạy lo.
Chỉ hôm sau Dung trở lại, ăn mặc chưng diện. Môi son, móng tay đỏ choét, cỡi chiêc xe Honda đời mới cáo cạnh, láng bóng. Mụ tả oán. Gần Tết việc đi ra Bắc khó khăn, hơn nữa là vợ sĩ quan chế độ cũ, do đó người ta đòi giá hơi cao. Hai chỉ vàng.
Trúc mắng thầm. “Nếu không phải là vợ sĩ quan cũ, không đi Bắc mà đi Cần thơ Rạch giá thì cần gì cái mặt bà”.
Trúc nhăn mặt:
“Hai chỉ vàng! Chị bớt cho em chút đỉnh làm lộ phí.”
“Không được!” -Mụ nói chắc nịch.
Biết không cò kè gì được, Trúc gỡ gạc:
“Thôi em đành chịu. Nhưng nhờ chị giúp mua cho vé tàu hỏa. Tiền vé em đưa đủ. Ngày nào đi em tự đi đăng ký lấy.”
Ngẫm nghĩ ra chiều thương hại:
“Thấy hoàn cảnh em cũng đáng thương. Được! Để chị lo. Chuẩn bị sẵn vàng, có giấy thì…tiền trao cháo múc.”
Ra tới cửa, mụ còn quay đầu dặn. Giọng ngọt xớt răn đe:
“Vàng đúng tuổi nghe em! Vàng xanh quá người ta không chịu. Mất công!”
Quả thật. Hai ngày sau chị ta đến đưa vé tàu và giấy phép đi đường. Dấu phường, dấu quận, dấu thành phố đỏ chói. Nơi đến: Hà Nội. Lý do: công tác. Họ tên: Nguyễn Thị Mai Trúc. Nơi công tác: Xí nghiệp Tôm đông lạnh Thành phố. Thời hạn: hai tháng.
Trúc nhẩm tính. Đi về ít nhất cũng mất mười ngày. Còn hơn một tháng để gom mua thực phẩm thuốc thang nuôi chồng; tiền, thức ăn để nhà cho con.
Đi cũng lo, cũng phập phồng theo mấy núm ruột ở nhà. Không đi thì chồng đói bệnh làm sao đây! Lòng thương chồng, lo cho chồng và một phần nhỏ muốn tạ lỗi với chồng vì sự việc xẩy ra với Biên, tất cả đã giúp Trúc mạnh dạn liều đi.
9
Trong nhà chẳng còn gì đáng giá.
Hai chỉ vàng đưa lo giấy tờ là hai chiếc nhẫn cưới.
Ngày đám cưới, mẹ chồng đeo cho hai đứa hai chiếc nhẫn lá hẹ vàng ta. Trúc đùa với Nguyên. “Nhẫn cưới vàng tây mười tám mới đúng. Đeo vàng ta vừa mềm méo mó, lại…quê một cục!”
Nguyên nói. Khi đi sắm cả nhà có ý kiến như vậy. Chê. “Mẹ quê quá!”. Mẹ vẫn giữ một ý. Mẹ nói. “Vàng tây không có giá. Rủi khi túng bấn làm sao bán được”. Cả nhà ào ào phản đối. Mấy đứa cháu lớn nói. “Nội ơi! Ai lại đi bán nhẫn cưới bao giờ. Hả nội?”. Bà nội đuối lý, phát cáu. “Im cái miệng thúi tụi bay lại!”. Bà sợ tụi cháu nói gỡ.
Nguyên đi học ngoại quôc, mua hai vợ chồng hai chiếc nhẫn thật đẹp thay thế. Từ đó, Trúc gói cất làm kỷ niệm ngày hạnh phúc đôi lứa. Bao lần túng quẩn con đau con đói, thương con chị đi cầm chịu tiền lời cắt cổ để có tiền xài tạm. Rồi cũng lo chuộc về. Thế mà cũng đã đau lòng lắm rồi. Chị chưa hề nghĩ đến chuyện bán. Nay vì chồng tù đày bệnh nặng đói khát, muốn có cái giấy đi thăm chị đau đớn tay run run cầm đưa cho mụ Dung hai chiếc nhẫn vàng bóng láng, buộc chung bằng sợi chỉ, để trên miếng bông gòn trắng, đựng trong chiếc hộp con hình trái tim màu đỏ.
Đêm đó khi các con đã yên giấc, Trúc khóc nhớ bà mẹ chồng hiển lành đạo đức, coi con dâu như con ruột, đã nhìn xa thấy trước cái ngày cơ cực hôm nay.
Thương chồng thương con, thương thân, Trúc căm thù chúng nó. Thù cả những bà con làm việc cho chúng. Ai ở bưng hay tập kết về đến thăm, chị lạnh nhạt ra mặt.
Có lần ông anh chồng, cán bộ cao cấp đến thăm “động viên”, khuyên Trúc nên đi vùng kinh tế mới để chồng sớm được cứu xét thả về.
Trúc trả lời cộc lốc:
“Tui không nghe mấy người đâu. Không đi đâu hết. Dụ chồng tui đi cải tạo một tháng, chưa đủ hả? Giờ đến dụ tui đi vùng kinh tế mới để cướp nhà à!”
Ông anh chưng hửng:
“Thím là cô giáo mà…mà..mà ăn nói như vậy hả!”
“Trước kia tui là cô giáo. Nhờ ơn bác và đảng tôi nay đã…mất dạy, mà anh!”
Ông anh giận dữ đứng dậy:
“Đúng là phản động. Ăn nói như vậy có ngày rục tù, đừng than trách!”
Sau này gặp lại, ông chẳng còn dám mở miệng lên lớp.
10
Hôm nay đã cận Tết.
Giấy tờ thì có rồi, nhưng còn tiền xe, tiền ăn uống dọc đường, tiền mua thêm thực phẩm thăm nuôi. Một lần đi một lần khó. Tính ra cũng cần thêm hai ba chỉ vàng nữa. Đào đâu ra? Chạy mượn lung tung chẳng nơi nào có được. Người thân ruột thịt thì còn tiền còn vàng, nhưng còn lo thủ thân, lo sẵn vàng cho mối vượt biên. Thương thì thương nhưng cho nó mượn rồi nó lấy gì mà trả. Tất cả đành ngoảnh mặt làm ngơ. Bạn bè là nơi nhờ cậy được, chia sẻ được thì đều rách bươm như nhau.
Nghĩ nát óc cũng không tính ra. Giờ mới thây mình nông nỗi, không tính trước tính sau. Nếu chạy không ra đủ tiền, hết hạn giấy phép là mất toi hai khâu vàng nhẫn cưới. Hay đành nói thật vói Hậu? Không! Đã lỡ cương ẩu rồi, phải theo.
Rối ruột, thơ thẩn bước ra sân.
Sân không rộng lắm nhưng gọn và đẹp. Chị yêu mảnh sân hơn ngôi nhà thừa tự cha mẹ để lại. Anh chị em đều có cơ ngơi riêng. Trúc con út ở với mẹ. Mẹ mất, vợ chồng chị ở lo hương khói thờ tự. Nhà khá rộng, nhưng cất theo lối cổ. Nhiều lần vợ chồng bàn tính sửa sang lại cho tân thời. Mấy ông anh bà chị chưa đồng ý. Đến khi quyết định sửa, kêu thợ vẽ kiểu tính toán, thì sập tiệm.
Mảnh sân con ngăn cách ngôi nhà và đường lộ.
Nguyên nói. “Ớ giữa Saigon mà có được một giang sơn riêng như thế này là số zách!”.
Hàng cây Trạng Nguyên và cây sứ cùi trồng xen kẻ sát hàng rào trúc. Đến tháng chạp trở đi, trời se lạnh. Trong không khí rộn ràng đón Giáng sinh, đón Tết, lá Trạng Nguyên trở màu đỏ chói. Cây sứ rụng lá trơ cành. Cành và gốc sần sùi. Hoa sứ trắng nhị vàng, hương thơm tỏa ngát tận sau nhà. Mấy đứa con, lũ học trò thường chui rào nhặt hoa rơi kết thành cầu đá kiện. Cánh hoa không nát mà chỉ mềm dai ra.
Nhưng Trúc quý nhất là gốc mai giữa sân.
Mai không cao lắm, vừa tầm với. Gốc mai chỉ ngắn quá gối, sần sùi u cục. Cành mai gẫy gọn, khúc khủyu. Toàn cội mai nở hoa trông đẹp như một bức tranh thủy mạc Tàu. Hoa mai nở có cái đếm được tám, mười cánh. Ai cũng xúyt xoa khen. “Hèn gì nhà phát tài, phát lộc!”
Cội mai là niềm vui ấp đầy kỷ niệm gia đình qua bao thế hệ.
Thuở còn quây quần hạnh phúc. Dưới cội mai, Nguyên kê một chiêc bàn tròn thấp và nhiều ghế mây nhỏ xinh. Nguyên và bạn bè thường hay ngồi nhâm nhi cà phê, khề khà uống trà đấu láo. Hay chiều chiều cuối tuần nhậu nhẹt lai rai đến tận khuya. Giờ đây, mỗi khi nhìn con vui đùa đuổi bắt trong sân, Trúc thấy nhớ chồng và những ngày tháng cũ.
Hàng năm cứ đúng ngày Rằm tháng Chạp, cha con vợ chồng cùng nhau ríu rít trẩy lá. Khoảng 27, 28 Tết, trong không khí tưng bừng đón xuân, pháo nổ đì đùng rải rác đầu trên xóm dưới, mai bắt đầu trở nụ xanh bụ bẫm. Qua giao thừa hoa nở.
Sáng Mồng một giữa sân là một cội mai vàng rực với vô số nụ xanh hé mở.
Năm nào cũng vậy.
Chỉ có Xuân năm 75, tự dưng các nụ hoa rơi đồm độp đầy gốc. Cả đêm giao thừa hai vợ chồng hồi hộp lo theo mai không ngủ được. Sáng Mồng một mở cửa sớm ra sân. Sửng sốt nhìn nụ hoa rơi rụng gần hết, chỉ còn lác đác mấy hoa lẻ loi trên cành.
Nguyên dị đoan, lo điềm xấu cho gia đình. Đâu ngờ, không riêng cho gia đình mình mà cả toàn Miền Nam mang đại họa.
Từ ngày Việt cộng vào thành phố, cờ đỏ la liệt đầu đường xó chợ. Bích chương biểu ngữ khẩu hiệu đỏ máu nơi nơi. Trúc tức mình chặt luôn cả hàng Trạng Nguyên lá đỏ.
Mấy đứa con hỏi:
“Sao vậy mẹ?”
Trúc trả lời gọn:
“Tự dưng mẹ ghét màu đỏ!”
Hai đứa lớn cùng nói:
“Con cũng vậy mẹ ạ!”
Từ đó chẳng đứa nào chịu mang khăn quàng đỏ, dù cho cô giáo mấy lần cảnh cáo răn đe.
11
Hôm nay lại đã là 23 Tết. Ngày đưa ông Táo.
Trúc và các con ngồi dưới cội mai thái củ cải, cà rốt để ngâm nước mắm. Dù túng thiếu cách nào Trúc cũng lo cho các con tươm tất và có cái ăn ngon trong ba ngày Tết. Các con vui tíu tít. Riêng chị còn canh cánh mối lo về khoản tiền chưa chạy được, nên tư lự.
Hai đứa lón biết, cố moi mọi thứ chuyện để làm mẹ vui:
“Mẹ ơi! Tối qua tụi con đi xem chợ hoa trước trường Mỹ Thuật. Đẹp ơi là đẹp! Nhiều loại hoa con mới thấy lần đầu. Mọi năm đâu có. Nhưng đẹp nhất vẫn là mai, mẹ ạ. Mai cành, mai chậu và nhiều cây mai bứng nguyên gốc.”
Con em xen vào phụ họa:
“Có gốc họ đòi đến hai ba chỉ vàng. So với cội mai nhà mình không bằng một góc.”
Nghe con nói, Trúc nhìn lên thấy những nụ mai nhỏ xinh đang trổ đầy trên cành. Chợt Trúc thoáng nghĩ. “Hay bí quá đành bứng cội mai đi bán vậy!”.
Đem đôi nhẫn cưới, kỷ vật cuốì cùng của vợ chồng, để lo lót cho công an đã làm chị đau đớn ray rứt nhiều đêm khó ngủ. Chẳng phải chị tiếc vàng, tiếc chút gia tài nhỏ nhoi còn sót lại. Chị đau vì cái biểu tượng hạnh phúc riêng của mình, cuối cùng cũng lọt vào tay bọn ngợm.
Cội mai, qua bao đời như còn ghi dấu những ngày vui của ông bà, cha mẹ và của vợ chồng con cái, của hơi ấm gia đình.
Trúc còn nhớ cha mình kể lại.
…Khi ông nội làm quan tận ngoài Thuận Hóa, có người muốn đền ơn một vụ án được giải oan. Nhân lúc ông về hưu, biết ông nặng tình với hoa Mai, đem biếu một cây Hạc Đính Mai, giống quý từ bên Tàu. Ông nội đem về trồng ngay giữa sân, chỗ hiện nay. Ông quý lắm, tự tay chăm bón hàng ngày.
Bà nội là vợ thứ nên còn trẻ, chỉ suýt soát tuổi con gái đầu vợ cả của ông nội. Mỗi năm mẹ thứ và con gái trưởng có bầu và sanh con năm một. Cậu cháu, từng cặp cùng tuổi, cách năm, hợp nhau chơi đùa phá như giặc!
Một chiều Ba mươi Tết. Con cháu tụ họp đông vui, cúng đón ông bà. Bầy trẻ cậu cháu chạy đuổi tưng bừng, đâm vào làm cây mai gãy làm hai. Biết nguy to, tất cả ngừng chơi nhìn gốc mai, thè lưỡi lo lắng.
Đang ngồi vuốt râu trên bộ trường kỷ, chợt thấy tiếng cười đùa huyên náo của lũ trẻ bỗng dưng im lặng. Biết có chuyện gì xảy ra, ông nội chống gậy hấp tấp ra sân. Thấy bọn trẻ đang nhỏ to chỉ chỏ gốc mai.
Ông quát:
“Gì đó!”
Cậu cháu đứng im, lấm lét nhìn nhau, mặt cúi gầm xuống đất, không đứa nào dám lên tiếng.
Bước tới, nhìn thấy cây mai đã gãy làm đôi, ông thốt lên:
“Thôi rồi!”
Từ từ ngồi xuống, buông gậy cầm lấy phần mai gãy.
Chống gậy từ từ đứng lên:
“Đứa nào làm gãy?…Khai ra!”
Lũ trẻ nín khe.
“Không khai ra, ông đánh đòn cả đám!…Đứa nào? Tự động bước ra đây!”
Thấy tụi nhỏ bao che cho nhau, nhìn bộ mặt tinh quái sợ sệt của chúng, ông cũng muốn cười. Tiếc cây mai quý nhưng ông biết không thể làm nó liền lại được. Ông làm bộ nóng giận, dọng cây gậy xuống đất lấy uy, một tay để sau lưng, đi tới đi lui:
“Không khai?…Hừm… Được!”
Ông đánh đòn tâm lý, dụ dỗ:
“Thôi thì đứa nào đã lỡ tay, biết lỗi nhận lỗi, ông tha cho!”
Mấy đứa vẫn đứng im thin thít.
Mấy chục năm ngồi trên công đường, ông xử không biết bao nhiêu vụ án hóc búa. Bọn tội phạm đều phải khai hay chỉ điểm nhau. Xử mấy thằng nhóc, vừa con vừa cháu này, xem ra khó!
Suy nghĩ một lát, ông ra lệnh:
“Sắp thành hàng ngang, hết cậu đến cháu!”
Mấy chú, mấy dì…chạy ra sân. Thấy ông thì hung hăng giả bộ, cháu thì co rúm sợ sệt. Tất cả nín cười, che tay quay mặt cho bọn trẻ khỏi thấy.
Ông nội xăm xăm đi vội ra hàng rào cây trúc. Trở vào, ông xoè bàn tay, trên có đủ tám đọt trúc như tám cái lông con nhím, một đầu thì nhọn xanh, đầu kia thì trắng mủn và mềm. Ông thận trọng cắt ngắn đồng đều như nhau. Mấy đứa trẻ liếc nhìn, hồi hộp.
Ông ra lệnh:
“Há miệng ra!”
Thấy điệu bộ ông, có đứa đã bớt sợ nhưng chưa dám cười. Ông bắt mỗi đứa ngậm một đọt trúc, phía đầu mềm.
Ông ra lệnh tiếp:
“Ngậm miệng lại!”
Mấy cháu lại răm rắp tuân lệnh.
Ông hù:
“Đứa nào làm gãy cây mai mà không chịu khai thì đọt trúc sẽ dài ra. Tao chỉ cần so lại với nhau là tao biết. Khỏi cần đứa nào khai cả!”
Sau một lúc, ông đến rút từng đọt trúc ra khỏi miệng từng đứa.
Hết lượt, ông khoái trá hét lớn:
“Thằng Đôn tới nằm sấp trên bàn. Thằng Đức chạy bắt ghế lấy cây roi mây trên chái nhà ra đây mau! Hà… hà…Chạy trời không khỏi nắng!”
Lũ trẻ và cả nhà chưa ai hiểu ra. Đôn chạy đến bên cha, quỳ khóc sướt mướt, nài nỉ, van lơn:
“Thưa ba con biết tội. Xin tha cho con. Lần sau con không dám nữa.”
“Không được! Nếu tự giác thì tao tha. Bắt được…mười roi!”
Biết cả nhà thắc mắc, ông giải thích:
“Thằng Đôn làm gãy cây mai. Nó sợ đọt trúc dài ra nên nhè nhẹ cắn bớt…cho vừa. So ra, đọt trúc của nó ngắn chỉ còn một nửa!”
Lừa được đám con cháu nhỏ nghịch ngợm, ông cười ha hả, đắc chí chống gậy vào nhà lo lên hương đèn khấn mời ông bà tổ tiên về ăn Tết.
Năm năm, cứ mỗi lần quây quần quanh cội mai ngày Tết đón Xuân, ba của Trúc lại thích thú khề khà kể cho con cho cháu nghe kỷ niệm bài học về cái ngu ngây thơ đầu đời của mình.
12
Có một điều lạ lùng mà ông nội Trúc không hề biết được.
Nhờ chỗ gãy hai đó mà cội mai càng già dáng dấp càng đẹp. Đẹp vô cùng! Gốc mai bị gãy không phát triển được theo chiều dài, càng ngày càng to sần sùi u cục khúc khuỷu. Từ chỗ gãy, mai đâm chồi trổ nhiều cành gãy khúc, vặn vẹo đâm chéo, to nhỏ vấn vít lấy nhau. Toàn bộ cội mai là một bố trí mỹ thuật tuyệt vời, như trong những bức tranh thủy mạc Mai Hoa tuyệt tác bất hủ của các danh họa Vũ Tích, Tử Hy đời Đường, đời Ngũ Đại.
Mỗi năm vào dịp Tết, trong giờ dạy văn, nhân nói về phong tục và thú vui thưởng xuân, Trúc đã giảng cho học trò nghe về thú chơi mai của người Trung quốc và người Việt mình ở ngoài Trung và trong Nam.
Học trò thích thú nghe chị kể lại mối tình lãng mạn của Trụ Vương và Đắc Kỷ. Gần ba ngàn năm sau, lịch sử Tàu chỉ ghi lại hình ảnh một Trụ Vương vì đắm say nhan sắc Đắc Kỷ mà giết oan cả triều đình. Một vị vua mất tính người, hung ác. Trúc tả cho học sinh của mình thấy được nét tình tứ của gã si tình họ Trụ, qua lời Phí Cung An đời Minh. “‘Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đổng lãm chi. (Đắc Kỷ thích ngắm mai trong giá lạnh, Trụ Vương đội tuyết cùng thưởng hoa)…Lãng mạn đến thế là cùng.”
Học sinh có đứa giơ tay hỏi:
“Thưa cô. Tuyết lạnh thì làm sao có mai được? Ở miền Bắc nước ta trời chỉ lạnh sơ sơ chưa có tuyết mà mai còn không mọc được, huống hồ có tuyết!” Mấy đứa khác ào ào tán đổng ý kiến của bạn:
“Phải rồi, thưa cô. Hà Nội ngày Tết chỉ có hoa đào.”
Trúc hứng khởi trước vặn lý rất thông minh của học sinh mình:
“Các em nói đúng. Theo cô nghĩ. Mai ở đây có thể là Bạch Mai, sắc trắng như tuyết. Hổng Mai, sắc đỏ máu hay màu hồng phấn. Thanh Mai, màu trắng ánh xanh…Cùng với Tùng và Trúc, Mai thuộc nhóm “Tuế Hàn Tam Hữu”. Ba loại cây chịu được lạnh giá nên được ví với bậc trượng phu quân tử, những người vượt qua được phong ba nghiệt ngã của đời.”
Học trò vỗ tay tán thưởng. Lớp học trở nên sôi nổi, hứng thú.
Đứa học sinh không chịu thua dễ dàng, hỏi tiếp: “Thưa cô. Trong mấy loại mai vừa nhắc đến, em không thấy cô đề cập đến mai vàng.”
Trúc thấy lúng túng:
“Ở Trung quốc cũng có mai vàng gọi là Hoàng Mai. Theo sách Tàu, sắc hoa màu vàng đậm hay vàng tươi, tương tự như mai vàng của ta. Khi hoa tàn thì tụ quả màu xanh. Còn mai vàng của mình tại sao không chịu được khí hậu lạnh miền Bắc, thì cô… cô xin chịu. Em sang hỏi… thầy Đỉnh dạy vạn vật!”
Cả lớp cười rồ lên vì biết cô mình… bi sắc bí!
Một em khác lại… phỏng vấn:
“Thưa cô. Cô thích hoa mai hay hoa đào?”
“Cô thích mai.”
“Tại sao?”
“Tên cô là Mai Trúc. Ai lại không thích tên mình. Phải không? Mấy em từng nịnh cô, khen tên cô đẹp mà!”
Trúc chỉ đùa. Ngưng cho học sinh chú ý, giảng tiếp:
“Sân nhà cô có một cội mai tuyệt đẹp. Nhiều em đến thăm cô đã có dịp chiêm ngưỡng rồi. Hình ảnh mai vàng và ngày tết gắn bó, như đã mang sẵn trong tiềm thức của cô từ lâu, lâu lắm rồi. Điều khác nữa. Cô thích mai vì màu vàng của mai không hề nhạt. Khi còn ấp trong nụ, khi nở ra và đến khi hoa tàn rụng cánh, sắc hoa vẫn vàng tươi không hề phai. Người mình rập khuôn máy móc theo tây phương cho rằng, màu vàng là màu phản bội. Cô cho rằng màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự thủy chung không thay đổi.”
Đứng trên bục giảng nhìn xuống thấy các em, khuôn mặt dậy thì rạng rỡ, tròn xoe đôi mắt lắng nghe, Trúc thấy lòng dâng lên một niềm vui khôn tả.
Trúc thong thả:
“Không biết các em đã thấy hoa đào lần nào chưa? Cô đã có dịp thưởng thức vẻ đẹp của hoa đào. Cành đào không khúc khuỷu, bẻ gắp chữ chi như cành mai, mà đâm thẳng. Gốc đào cũng không u sần nổi mốc như gốc mai. Bố trí của cành đào không bay bướm, ngạc nhiên như cành mai. Lại nữa, lúc đào hoa mới nở, cánh hoa màu hổng phấn pha nhẹ sắc tím, rất đẹp. Màu hoa nhạt dần, đến khi rụng thì gần như trắng bệch.”
o O o
Mai Trúc trầm ngâm quay về nuối tiếc với kỷ niệm của trường của lớp của những ngày đi dạy.
Con liếc nhìn, gọi:
“Mẹ! Mẹ! Mẹ nhớ ba hả? Đừng nhắc thầm tên ba. Ngoài trại ba nhảy mũi hắt xì liên tục tưởng bị cảm cúm, tốn thuốc nghe mẹ!”
Sực tỉnh, Trúc cười:
“Con ba hoa dữ há!”
Sau hai ngày cố chạy thêm để vay mượn mà không được, Trúc dứt khoát quyết định bứng cội mai già đem bán chợ Tết. Mấy đứa con nhao nhao phản đối. Nghe mẹ giải thích, đứa lớn thông cảm với mẹ, nói một câu như bà cụ non:
“Ba đi tù, nhà mình mất mát cũng gần sạch. Mất thêm một cây mai nữa cũng không sao. Miễn sao có thuốc, có đồ ăn nuôi ba để ba về với mẹ con mình là được. Há mẹ?”
Chị ôm con. Hai mẹ con đều khóc.
13
Trúc sai con vô xóm trong gọi bác Tư xe ba gác ra bứng và chở mai ra chợ. Trước 75, bác Tư chạy tắc xi. Xe vào hẻm không lọt, thường đậu xe trước hàng rào nhà chị, nơi Nguyên thường đậu xe jeep. Nhiều lần đi làm về thấy bác Tư choán chỗ, Nguyên vui vẻ chạy thẳng xe vô sân. Gặp bác Tư ở đâu cũng chào hỏi thân mật. Bác Tư hay ẵm bồng, khen mấy cháu nhỏ lễ phép. Đã xinh lại còn ăn mặc đẹp.
Sau ngày Ba mươi tháng Tư mới biết bác là Việt cộng nằm vùng.
Làm việc trên phường kiêm luôn tổ trưởng dân phố. Bác đối xử tử tế, thường an ủi Trúc, thăm hỏi Nguyên. Mọi người đều nhờ bác, nhất là những người thuộc chế độ cũ. Không lâu, bác chán ngán vỡ lẽ về những điều đã bị tuyên truyền mê hoặc, ghét mấy đứa đảng viên ngoài đó vào làm cha, lo vơ vét hối lộ. Bác bỏ tất cả, về chạy xe ba gác. Trong nhà cần việc gì, bác ít khi từ chổi.
Nghe Trúc nhờ, bác và đứa con trai đầu lòng đến hì hục, nhẹ nhàng bứng cội mai. Cẩn thận lấy bao tải quấn quanh bầu đất.
Biết nỗi đau thầm lặng của Trúc, bác an ủi:
“Thôi cô giáo! Đúng là. ‘Ba đời ta một đời nó’. Tiếc thật!. Nhưng, ‘Gặp thời thế, thế thời phải thế!’. Mâỳ ông Bắc kỳ vào thì họ mua, mình Nam kỳ thì chỉ có bán ra. Cô giáo cứ ra giá bốn chỉ. Thời trước cả chục cây vàng dễ gì bán.”
Bác Tư đạp xe, hai mẹ con Trúc đi bộ theo sau. Tới khu chợ hoa rộn rịp, bác Tư xông xáo tìm chỗ có đông người lui kẻ tới thuận đường.
Bác đề nghị:
“Cứ để mai trên xe. Đem lên đem xuống động rễ mai chết. Không ai mua, còn đem về trổng lại.”
Trúc không chịu:
“Không được. Bác còn phải đem xe chở hàng cho người ta. Tết nhứt tới nơi, neo xe mất của bác một ngày.”
“Cô giáo đừng lo. Hôm nay tôi nghỉ lo quét dọn bàn thờ.”
Bác cười vui vẻ. Trúc cảm động biết bác nói dối cho mình an lòng.
Người qua kẻ lại ngắm mai, chỉ chỏ trầm trồ ngợi khen. Khi hỏi giá thì thè lưỡi lắc đầu. Ngày sắp hết. Đèn đường, đèn chợ đã lên. Khu chợ hoa sáng rực, đủ màu. Người mua thì ít, người ngắm hoa thì nhiều. Bên cạnh cái vẻ mặt kênh kênh, háo hức của giai cấp mới là những nét mặt gượng vui, phờ phạc lo âu thiếu thần sắc.
Hỏi nhiều mà chẳng ai mua. Trúc bắt đầu thấy nản. Bảo con về lo cơm nước cho em, xong vô kêu bác Tư ra chở cội mai về. Khi mới ra chợ, một đàng Trúc mong có người mua cho đủ tiền thăm chồng; một đàng cầu không ai mua được để đem mai về, có cớ mượn tiền Hậu.
Đang lúc não nề, một tên cán bộ len phen tới.
Trời tối rồi vẫn chiếc nón cối trên đầu, quai nón da thắt chặc quanh cái cầm lún phún râu. Mặt chiếc áo Môngtagu láng óng ánh màu măng cụt, loại áo mốt đắc tiền trước năm 75. Vai mang sà cột. Miệng phì phèo điếu thuôc cán. Hàm răng hô, kẻ răng đen sì đóng khớm nhựa thuốc lào và nước chè đặc lâu ngày.
Ngắm nghía kỹ gốc mai. Đứng gần, đứng xa, nhìn phía trước, nhìn phía bên. Gật đầu nhè nhẹ ra chiều thích lắm.
Hỏi giọng Nghệ:
“Đổng chí bán bao nhiêu đấy?”
Trúc chưởi thầm. “Ông nội mày!. Tao mà đổng chí của bọn bây, giờ này tao đi mua mai về chưng Tết, chứ đâu có đào mai của ông bà cha mẹ đem đi bán đổ bán tháo!”. Thấy nó chị cũng không có hứng để bán.
Trả lời cộc lốc:
“Bốn chỉ!”
“Một chỉ rưỡi, tôi mua. Nhiều hơn tôi không…khả năng.”
”Không!”
“Được giá đó, bán đi không tôi về.”
Thấy Trúc hờ hững không trả lời, hắn tiếc rẻ dắt xe Honda chen lấn ra khỏi đám đông. Vừa đi vừa ngoái nhìn, hy vọng “đổng chí” bán hoa đổi ý.
Trời đã về khuya. Người xem hoa, mua hoa vẫn đông đúc náo nhiệt. Bao nhiêu người trả giá, chưa ai trả hơn một chỉ vàng. Bác Tư ra đến nơi. Trúc vừa mệt vừa đói vừa nản buổn bã phụ bác Tư lấy dây chằn gốc mai đẩy về.
Chợt thấy tên cán bộ trở lui, vội vã chen tới:
“Đồng chí! Hai chỉ nhé.”
Trúc quyết định nhanh:
“Khuya rồi. Bán cho anh đó.”
Hắn đắc chí mua được mai. Lận ví lấy hai khâu vàng, đưa cho Trúc.
“Anh và tôi bước qua hàng vàng bên chợ thử vàng.”
“Thử làm chi. Cán bộ cách mạng đâu có lường gạt nhân dân.”
“Ở đó mà tin!… Bác Tư ơi! Bác đứng giữ mai dùm tôi.”
Nói xong hai người hối hả đi về phía chợ. Trao vàng xong, hắn thuê luôn xe bác Tư chở về. Bác đòi giá xe cắt cổ. Hắn đồng ý không cò kè thêm bớt.
Hết một phần lo, nhưng Trúc thấy lòng mình buồn rười rượi. Bước chậm cúi đầu một tay thọc vào túi áo nắm chắc hai khâu vàng, Trúc mệt mỏi chán nản về nhà.
Sân nhà trống vắng lạnh lẻo.
Cội mai bứng đi còn để lại hố đất sâu chưa kịp lấp. Chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế mây lăn lóc. Trúc gạt nước mắt đi nhanh vào nhà. Các con đã ngủ. Đến trước bàn thờ cha mẹ, thắp ba cây nhang. Trúc thổn thức, cầu xin tha lỗi.
Để nguyên áo quần, đi về phía bàn học của các con. Vặn to ngọn đèn dầu cho sáng thêm. Hôm nay nhằm ngày cúp điện. Trúc lấy hai chỉ vàng ra xem. Tim bỗng nhói lên. Hai chiếc nhẫn vàng bóng chói với sợi chỉ buộc thân quen. Trúc run rẩy vặn thêm đèn, soi sát, nhìn kỹ mặt trong chiếc nhẩn.
Mắt hoa lên. Ngồi bệt xuống nền nhà lạnh:
“Trời ơi! Hèn gì thây mặt thằng nầy quen quen.”
Trúc bỗng sực nhớ ra:
“Đúng! Đúng hắn là thằng cán bộ công an trên quận.”
Ôm đầu đau đớn. Trong mắt Trúc còn hiện rõ hình ảnh hai chữ Nguyên và Trúc khắc đan chéo vào nhau bên mặt trong đôi nhẫn cưới của mình.
Ninh Hạ