To acquire the habit of reading is to construct for yourself a refuge from almost all the miseries of life.

W. Somerset Maugham

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7834 / 17
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 -
ang loay hoay phía sau quầy, Minh Thi suýt buột miệng kêu khi thấy người đàn ông tóc bạc trắng bước vào quán phở. Đúng là ông ta rồi! Với cử chỉ khoan thai, ông lịch sự ngồi xuống bàn và đưa mắt tìm người phục vụ, mẹ và người phụ việc bận phía sau quán không còn ai. Minh Thi đành bước ra.
Cô thản nhiên như chưa bao giờ biết ông ta:
- Thưa ôngt dùng gì ạ?
Người đàn ông nhíu mày nhìn cô:
- Chúng ta đã từng gặp nhau phải không cô bé?
Minh Thi gật đầu duyên dáng:
- Dạ phải, nếu ông vẫn thường ghé quán phở nhà cháu.
Ông ta ồ lên:
- Tôi nhận ra rồi, cháu là người khách cuối cùng ghé nhà tôi đêm sinh nhật.
Mỉm cười, Thi chối:
- Ôi! Chắc ông lầm rồi, cháu chỉ biết phụ mẹ bán phở, chớ chưa bao giờ được dự sinh nhật người lớn như ông.
Người đàn ông quả quyết:
- Không thể nào lầm. Tôi tin chắc là thế.
Minh Thi bắt đầu nao núng vì lời nói như đinh đóng cột của ông khách. Cô lờ đi bằng cách nhắc lại câu hỏi:
- Da... Ông dùng gì ạ?
Ông khách trả lời một cách máy móc
- Như mọi khị Một tô tái và hột gà.
Minh Thi trở lại quầy đúng lúc bà Loan ra tới. Cô nhắc lại lời yêu cầu của ông khách rồi rút vào trong.
Ngồi bên thau nước to, cô bắt đầu rửa rau, mùi quế nồng nồng bay không làm cô tập trung hơn vào công việc. Đúng là thành phố này quá nhỏ. Chưa biết dì Út định chơi trò ú tim gì với ông ta, chỉ biết rằng ông ta đang ú tim với cộ Chà, lỡ ông ta hỏi mẹ thì bí mật sẽ bật mí, cô và anh Quang chắc chắn sẽ bị dũa.
Bà Loan bước đến bên Thi:
- Ra trông hàng mẹ đi chợ.
Cô ngập ngừng:
- Đợi một chút nữa được không mẹ?
Bà Loan nhíu mày:
- Đợi cái gì? Trưa quá rồi. Mẹ đi đây.
Chùi tay vào khăn. Thi ể oải bước lên. Người đàn ông tóc bạc vẫn từ tốn ngồi ăn. Cô tò mò nhìn lén ông ta qua chồng tô cao nghêu.
Có lẽ anh Quang nói đúng. Hai mươi mấy năm về trước, chắc hẳn ông ta là một người rất mực hào hoa lịch lãm. Bây giờ mái tóc bạc trắng vẫn không làm ông giảm phong độ. Trái lại nó còn làm ông có vẻ nghệ sĩ hơn. Ngày xưa, dì Út đã vướng vào lưới tình của người đàn ông này sao?
Minh Thi đang thắc mắc thì Quang và Lâm bước vào. Lâm ngồi bàn gần quầy còn Quang đến bên cô hỏi trỏng:
- Mẹ đâu?
Thi ậm ừ:
- Mẹ đi chợ rồi, anh tìm mẹ làm gì?
Quang cười:
- Anh hỏi vậy thôi chứ đâu có tìm mẹ. Nè! Làm hai tô đặc biệt đi nhóc! Tụi anh đang đói meo.
Thi dài giọng:
- Đặc biệt một hay đặc biệt hai?
Quang nháy mắt:
- Đặc biệt nhất trong đặc biệt OK!
Minh Thi lườm anh trai rồi liếc vội qua Lâm. Cô ngạc nhiên khi thấy anh gật đầu chào ông ta, cái chào của anh mới lãnh đạm làm sao. Người đáp lại bằng nụ cười kẻ cả. Linh cảm cho Thi biết hai người không ưa nhau. Thái độ xã giao vừa rồi chỉ là cho đúng phép lịch sự thôi.
Giọng Quang vang to như nhắc nhở:
- Nhanh nhanh lên nhỏ ơi!
Thi vừa trụng bánh phở vừa nói:
- Phụ em lấy rau giá đi!
Quang càu nhàu:
- Đói gần chết mà còn đày đọa nữa.
- Vậy thì đừng thúc hối. Em đâu rành nghề như mẹ.
Vừa bưng hai tô phở to nghi ngút khói ra bàn Quang, Minh Thi đã nghe giọng ông khách.
- Tính tiền cô bé ơi!
Minh Thi mau miệng:
- Vẫn như mọi khi ạ!
Người đàn ông mỉm cười:
- Cách trả lời của cháu làm tôi nhớ đến một người. Điều này chứng tỏ những lời tôi nói với cháu là đúng.
Thi gãi đầu:
- Những lời ông nói với cháu đã quên rồi ạ!
- Thật vậy sao cô bé lém? Nhưng chúng ta sẽ còn gặp nhau nữa, rồi cô bé sẽ nhớ thôi.
Quay về phía Lâm, ông nhỏ nhẹ:
- Về trước nhé Lâm!
Quang ngừng đũa nhìn theo ông ta rồi hỏi:
- Chuyện gì vậy Thi?
Thi thảy tiền vào hộc tủ, giọng ngần ngừ:
- Chuyện phiếm ấy mà!
Quang ngiêm giọng:
- Già bạc trắng cả đầu mà ăn nói ỡm ờ với con nít, khó nghe quá! Ổng là ai vậy?
- Khách quen! Nhưng em không biết tên tuổi nghề nghiệp gì cả.
Nhìn Lâm, Quang hỏi:
- Mày biết ông ta phải không?
Gật đầu, Lâm thản nhiên đáp:
- Ông ta tên Thuần, là dượng Hai của tao. Tánh ông ta là thế, tao miễn ý kiến.
Quang tò mò:
- Ủa! Vậy mầy còn bà con ở Sài Gòn à?
Lâm lạnh lùng gật đầu:
- Còn chớ! Nhưng nhà ai nấy ở. Gặp nhau có được câu xã giao như vừa rồi là hết.
Quang ái ngại:
- Cũng buồn hả?
Lâm nhún vai không trả lời, Minh Thi bưng ra hai chai 7 Up. Vừa đặt lên bàn Quang, cô đã nghe oang oang giọng Phong ngoài cửa:
- Đưa chìa khóa nhà cho anh mượn!
Thi hất hàm:
- Chìa khóa của anh đâu?
Phong chép miệng ngồi xuống bàn kế bên:
- Anh quên mang theo rồi.
Quang chen vào:
- Quên hay làm mất? Nói thật đi để người ta còn lo thay ổ khóa mới.
Phong gắt:
- Đã bảo quên. Nhanh lên Thi!
Thi nhăn mặt:
- Làm gì mà gấp dữ vậy?
Phong khinh khỉnh:
- Bí mật! Chỉ anh và dì Út biết thôi, lần này thì hai người ra rìa nhé.
- Xí! Không nói sẽ không có chìa khóa đâu.
Phong cáu lên:
- Ơ! Con nhóc! Mày hăm dọa anh đấy à?
Minh Thì thủng thỉnh hỏi:
- Em tò mò chút chút, chứ đâu dám hăm dọa. Nhưng anh cần chìa khóa nhà làm gì vào lúc này?
- Thay bộ đồ kẻng, chở dì Út đến nhà bạn dì. Trả lời như thế được chưa?
Thi buột miệng:
- Bạn nào vậy?
Dứ dứ tay về phía Thi, Phong nói:
- Đó là bí mật. Nào đưa chìa khóa đây!
Minh Thi thảy đùn chìa khóa cho Phong kèm theo lời dặn:
- Đừng làm mất của em đó! Cái móc chìa này em thích lắm!
Quay quay chùm chìa khóa, Phong nói:
- Anh sẽ mua cho em cái có đèn, thậm chí có âm thanh, xịn gấp mấy lần cái này.
Thi ngờ vực:
- Có mới nói nha!
Phong toe toát giơ tay lên:
- Tổng chào nha... mấy vị!
Quang lắc đầu:
- Mỗi chùm chìa khóa mà cứ quên hoài. Cái thằng đểnh đoảng khiếp!
Lâm bưng ly nước lên giọng ngưỡng mộ:
- Anh em nhả này vui thật! Có một gia đình như vầy đúng là sướng.
Quang vỗ nhẹ vai Lâm:
- Nếu ở một mình buồn cứ đến nhà tao, mẹ tao cũng quý mày lắm.
Lâm gượng gạo cười. Giá mà mẹ anh được bằng phân nữa mẹ Quang nhỉ?
Nhìn Thi, anh nói:
- Tính tiền hộ đi Minh Thi!
Quang kêu lên.
- Áy! Mày đừng chơi bạn bè chứ. Đã bảo tao đãi mà, Có điều dãi quán nhà cho nó có chất lượng. Lần sau mày ghé quán tụi tao không khách sáo đâu.
Minh Thi nói chen vào:
- Không những thế mà còn chặt đẹp nữa là khác.
Lâm hóm hỉnh:
- Tôi không dễ để người khác chặt đâu. Thành thật nhé! Phở rất ngon. Tiếp đãi lại nhiệt tình. Cô hàng phở lại lém lỉnh. Ai vào quán một lần, nhất định sẽ có lần thứ hai rồi lần thứ...
Quang thắc mắc:
- Không hiểu sao bọn trong lớp nói mày ít lời nhỉ?
- Tại tụi nó dò chưa đúng đài của tao.
Quang thân mật:
- Hy vọng chúng ta ngày càng hiểu nhau hơn.
Lâm mỉm cưòi. Anh đứng dậy:
- Tao về trước.
Nhìn Thi anh dịu dàng:
- Hẹn gặp em chiều nay ở trường.
Đợi Lâm ra khỏi cửa, Thi hỏi ngay:
- Anh biết cái ông Thuần đầu bạc trắng lúc nãy là ai không?
Ngạc nhiên trước vẻ bồn chồn của Thi, anh ngơ ngác:
- Là ai?
- Là người dì Út gởi quà sinh nhật đó. Lúc nãy ổng nhận ra em, nhưng em chối. Không ngờ ông ta là dượng của anh Lâm.
- Nhưng theo cách Lâm nói hình như ông ta chả tốt lành gì. Mà anh cũng thấy thế. Không biết phải thằng Phong chở dì Út đi gặp ổng không?
Minh Thi chống cằm suy nghĩ:
- Dì Út bảo sẽ chơi trò ú tim với ổng, chắc dì không xuất đầu lộ diện đâu.
Quang chắc lưỡi:
- Anh không hiểu nổi dì Út. Hai người già cả rồi, bày đặt ú tim với ú... phổi. Dì ấy lắm trò như vậy nên mẹ mắng cũng phải.
Minh Thi lo Lắng:
- Chỉ ngại vợ Ông ta, chớ mẹ mắng thì nhằn nhò gì.
Quang nhấn mạnh:
- Anh phải hỏi Phong xem nó chở dì Út đi gặp ai mới được.
Thi Quả quyết:
- Em cá là ảnh sẽ không nói, một phần là vì di Út dặn, một phần ảnh muốn trả đủa bọn mình.
Quang bực bội.
- Trả đũa cái gì cơ chứ? Anh chúa ghét tánh nhỏ mọn của nó.
Thi bỗng chuyển đề tài:
- Anh có thấy dạo nầy ông Phong rất diện không? Quần áo giặt ủi ở tiệm láng bóng, đã vậy còn xức nước hoa thơm phức. Đêm nào cũng một hai giờ mới về. Ổng ỷ ba đi vắng nên mới lộng hành.
Quang đón:
- Chắc nó có bồ nên diện.
Thi bĩu môi:
- Nhỏ nào đi với ổng đến nữa đen chắc không phải con nhà lành. Chỉ tội tờ một trăm đô của anh đi đứt.
- Chuyện nhỏ! Anh đâu thiếu tiền.
- Bộ anh... mánh mung gì với anh Lâm hả?
Quang lấp lửng:
- Thì tụi anh nhận công việc ngoài giờ để kiếm tiền cafê vậy mà!
- Năm thi! Anh làm lung tung coi chừng mẹ la đó!
- Anh không nói, em cũng không, sao mẹ biết mà la?
Minh Thi chớp mắt:
- Nhắm em xin làm thêm có được không?
Quang xoa cằm:
- Em có chuyên môn đâu mà đòi làm. Anh và Lâm nhận thiết kế cây cảnh trong trang trí nội thất và sân vườn cho một công ty, lương cũng khá hơn đi dạy kèm, anh sẽ... tài trợ cho em mỗi tháng một trăm OK?
Minh Thi thắc mắc thật ngây thơ:
- Một trăm ngàn hay một trăm đô?
Quang kêu lên:
- Hổng dám trăm đô đâu... chị Hai.
Thi lắc đầu:
- Vậy thì khiêm tốn quá, em không nỡ nhận đâu. Mang tiếng lắm.
Quang ậm ừ:
- Nói thì nhớ đó!
Anh vừa nhỏm dậy định đi về thì Minh Thi đã hạ giọng:
- Anh Lâm là người thế nào hả?
Quang dài mồm trêu:
- Một người như mọi người. Mà em hỏi chi vậy?
Minh Thi đáp ngay:
- Để xem bạn anh tốt hay xấu.
- Điều này đâu liên quan đến em.
- Nhưng em muốn biết, rồi sao?
Cau mặt, nhíu mày ra vẻ quan trọng, Quang nói:
- Với anh, Lâm vẫn là người khó hiểu, hắn chưa cho anh biết nhà, với lý do nhà khó tìm. Hắn không phải dân... Trần Minh khố chuối, dù hắn làm ra vẻ như vậy. Tóm lại, Lâm vẫn còn giữ kẽ, hắn giấu mình rất kỹ, tại sao hắn làm thế, anh không biết.
Nhìn em gái, Quang hỏi lại:
- Em có nhận xét gì về Lâm? Nhất là sau tai nạn... đổ gạo ra đường ấy?
Minh Thi lắc đầu và nói nhanh:
- Cũng như anh, em thấy Lâm vừa khó hiểu vừa không thật tình.
Quang trầm ngâm:
- Điều đó làm em buồn à?
Minh Thi bĩu môi:
- Sao em lại buồn chớ?
Dứt lời cô đứng dậy bướ ra sau quầy.
Quang hỏi với theo:
- Lâm đã nói gì với em? Hắn có tán tỉnh em không?
Cười chua chát, Minh Thi nói:
- Dĩ nhiên là không. Mà nếu có, em cũng đủ khôn... để làm hắn tắt đài.
Quang phì cười:
- Đừng chằn quá! Chưa biết rõ về một người đã vội đánh dấu về họ là không nên. Anh có cảm giác Lâm bị dằn vặt bởi một mặc cảm nào đó. Chính vì mặc cảm này mà hắn luôn thu mình lại và luôn giữ kẽ với bạn bè. Lâm không phải là người xấu. Anh dám chắc như thế!
Minh Thi im lặng. Quán lại có khách, cô tiếp tục công việc của mình, Quang tần ngần một chút rồi đi về.
Buổi sáng trôi qua cùng một chút muộn màng, Minh Thi bâng khuâng nhớ tới lời: " Hẹn gặp lại chiều nay ở trường" của Lâm. Nhưng chiều hôm ấy gặp ở hành lang, anh chỉ nhếch môi chào đầy kêu ngạo rồi dửng dưng đi về lớp học, mặc kệ Thi đứng một mình với sự hụt hẫng đến choáng ngợp.
Ngàn Năm Mong Chờ Ngàn Năm Mong Chờ - Trần Thị Bảo Châu