Hope is important because it can make the present moment less difficult to bear. If we believe that tomorrow will be better, we can bear a hardship today.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8385 / 21
Cập nhật: 2016-04-24 14:23:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 -
ừng xe ba gác trước căn biệt thự nhỏ, nhưng hiện đại sang trọng, Viễn nhấn chuông. Một phụ nữ trung niên, giống người giúp việc ra mở rộng hai cánh cổng sắt cho anh đẩy xe vào.
Viễn hỏi:
- Để... món này ở đâu hả dì?
Người phụ nữ hơi bối rối:
- Để tôi hỏi bà chủ đã.
Ngay lúc đó, bà chủ nhà bước ra. Bà ta kêu lên:
- Lại mua bàn ghế nữa à? Sao mà hoang phí thế? Đã vậy lại không chịu về nhà xem sao nữa.
Nhìn Viễn, bà chủ ngờ vực:
- Nhưng có phải của nhà tôi không?
Viễn lấy trong túi áo ra địa chỉ:
- Đây là nhà của bà Ngọc Hiệp, đúng không ạ?
Bà Hiệp gật đầu rồi nhìn bộ bàn ăn bằng mây. Đây là bộ bàn ghế mà hôm trước bà với bà Luỹ đã trầm trồ khen khi đi vào siêu thị Mây tre nội thất. Không ngờ hôm nay chồng bà lại mua. Ông đúng là sang khi mua chiều ý vợ như vầy.
Viễn nhanh nhẹn chuyển cái bàn gỗ và sáu cái ghế mây xuống đất. Tất cả những thứ này trông cồng kềnh nhưng lại nhẹ so với những thứ đồ gỗ khác.
Đang đưa giấy cho ba Hiệp ký nhận. Viễn bỗng nghe một giọng con gái reo lên:
- Ôi, đẹp quá!
Viễn tưởng chừng có một luồng điện mạnh chạy qua người. Anh nhìn về phía đó và thảng thốt khi thấy Sao Khuê. Trong bộ quần áo lửng mặc ở nhà, Khuê nhỏ nhắn, xinh xắn như một con búp bê khiến anh cứ đứng ngây người mà nhìn. Những nhớ nhung hoài tưởng vụt dâng cao và oà vỡ khi cô ấp úng.
- Anh... anh Viễn.
Bà Hiệp khẽ nhíu mày:
- Con có quen với cậu đây à?
Sao Khuê liếm môi:
- Da... con... con và anh Viễn đã... đã học chung anh văn ạ.
Bà Hiệp gật gù:
- Chà! Ham học quá nhỉ! Ngồi nghỉ mệt đi cháu, để cô làm cho ly nước.
Bà Hiệp đã vào nhà nhưng Viễn và Khuê vẫn chôn chân một chỗ, cuộc hội ngộ bất ngờ và oái oăm này khiến cả hai đều không biết nói gì với nhau.
Người lên tiếng trước là Viễn, anh trầm giọng:
- Rất vui được gặp lại Sao Khuê.
Giong Sao Khuê cũng lạc hẳn đi:
- Em cũng vậy
Rồi tim cô đập mạnh đến mức cô nghe nặng ở ngực. Sao Khuê rối cả lên, cô thấy người nóng bừng. Vừa mừng vừa cảm động, Khuê cứ ngẩn ra trong lúc Viễn hóm hỉnh trêu:
- Có bộ bàn ghế mới thích đến nỗi không biết diễn tả thế nào hả Khuê?
Cô ấp úng:
- Tôi à... em... à tôi... có nghĩ gì tới bàn ghế đâu. Mẹ cũng bất ngờ, chắc đây là quà của ba gởi mẹ.
Viễn trầm trồ:
- Gia đình Khuê thật hạnh phúc.
Khuê có vẽ hãnh diện:
- Vâng ba tôi lúc nào cũng chăm lo cho gia đình. Nhưng bữa nay ba tôi có hơi bị sang khi nhà không thiếu bàn ghế mà lại mua thêm, thế nào mẹ cũng cằn nhằn.
Viễn mỉm cười khi nhớ tới câu đầu tiên anh nghe mẹ Sao Khuê nói lúc bà từ trong nhà ra. Các bà mẹ thường như thế, mẹ anh cũng không ngoại lệ. Cằn nhằn ba mà càu nhàu luôn cả anh. Miết rồi mỗi lần bà cất giọng là Viễn hát bài "Họa mi hót trong mưa", thế là mẹ cười và quên cái sự cằn nhằn ấy đi.
Sao Khuê phụng phịu:
- Sao anh lại cười?
Viễn nói:
- Tại tôi nhớ tới mẹ mình. Bà cũng hay cằn nhằn, mồi lần thế tôi lại huýt sao bài "Họa mi hót trong mưa", thế là mẹ nín. Khuê thử áp dụng với mẹ mình xem.
Khuê bật cười:
- Anh đúng là tếu. Chắc anh không biết buồn đâu nhỉ?
Viễn chưa kịp trả lời thì bà Hiệp ra tới với một ly nước trên tay:
- Nước xí muội - tắc, ngon lắm, cháu uống đi.
Viễn lễ phép đỡ lấy cái ly:
- Cho cháu xin ạ
Bà Hiệp tò mò:
- Cháu vừa đi học vừa làm thêm à?
- Dạ vâng.
Bà Hiệp tấm tắc:
- Chịu thương chịu khó nhỉ? Thế cháu đang học ở đâu.
Viễn nhỏ nhẹ:
- Cháu đang học công nghệ thông tin ạ.
- Giỏi chưa!
Dúi vào tay Viễn một phong thư, bà Hiệp nói:
- Cô gởi cháu chút tiền công chở.
Viễn từ chối:
- Cháu không nhận đâu ạ. Cửa hàng ở siêu thị Mây tre đã bồ dưỡng cho cháu rồi.
Bà Hiệp mỉm cười:
- Cô biết, nhưng đây là thiện ý của cô, không nhận cô giận đấy.
Sao Khuê thấy xốn xang trong lòng, cô biết đây là chuyện hết sức tế nhị, chỉ cần một cử chỉ hoặc một lời nói sơ xuất, cả mẹ cô lẫn Viễn đều bị tổn thương.
Đầu cúi xuống nhìn những mảng cỏ chỉ được cắt xén cẩn thận, Khuê nghe giọng Viễn nhẹ tênh:
- Cháu cám ơn cô.
Bà Hiệp ngọt ngào:
- Có gì đâu, cô xem cháu như con cháu vậy mà.
Bà giúp việc từ trong đi ra.
- Bà có điện thoại.
Bà Hiệp nói:
- Cháu cứ tự nhiên nhé.
Đợi mẹ vào trong Sao Khuê mới thở phào nhẹ nhõm. Viễn ngập ngừng:
- Mẹ Khuê làm tôi ngại quá.
Khuê vò cái lá ngọc lan và nghe mùi hương bay nhè nhẹ:
- Tôi biết. Nhưng anh đừng nghĩ gì hết. Mẹ tôi đã bảo xem anh như con cháu mà.
Viễn uống nốt ly nước tắc. Cái vị chua chua, nhẫn nhẫn của vỏ tắc khiến anh dễ chịu. Sao Khuê nói đúng, có gì đâu để Viễn phải suy nghĩ. Lần đầu tiên biết nhau, Khuê đã biết Viễn là dân chạy ba gác máy rồi. Đó là công việc mưu sinh của anh. Nhận tiền công từ người khác là lẽ thường tình mà. Khi làm việc vì muốn giúp đỡ ai đó trong cơn hoạn nạn, ta phải hãnh diện chứ.
Sao Khuê tò mò:
- Mỗi ngày anh chạy bao nhiêu chuyến?
Viễn lơ lửng:
- Còn tuy xem có ai thuê không. Tôi còn phải đi học nữa.
- Chắc anh không đến lớp bằng xe này chớ?
Viễn nheo mắt:
- Có đấy. Các cô bạn chung trường rất thích ngồi xe ba gác.
Sao Khuê ngắt lời anh:
- Nhưng chắc chắn chỉ với điều khiện người lái xe là anh.
Viễn gật gù:
- Con gái độc ác ở chỗ đó đấy.
Khuê kêu lên:
- Sao lại quơ đũa như vậy?
Viễn đặt ly nước xuống cái đôn sứ kê gần đó. Anh lặng lẽ nhìn Khuê bằng đôi mắt của buổi chiều mưa ấy khiến cô vô cùng bối rối. Cô đã từng mong chờ gặp lại Viễn biết bao. Bây giờ anh bằng xương bằng thịt đứng trước mặt Khuê, cô lại thấy ray rức nỗi khổ khi nghĩ tới mẹ... Bà ngọt ngào thế kia, tình cảm với Viễn thế kia, nhưng nhìn vậy chớ không phải vậy đâu. Dạo này mẹ rất hay nhắc tới Lĩnh. Bà muốn gì, Sao Khuê hiểu hết, bởi vậy cô luôn tránh né mỗi lần mẹ xa gần muốn cô đi dự những bữa tiệc chán ngắt mà chắc chắn là có Lĩnh cùng các cô nàng như Hồng Hà, Kim Loan, Yến Nhi... Sao Khuê không thích giống các bà chị ấy, cô thích sống trong sáng, không giả dối như những người trong giới mà ba mẹ cô đang hào hứng hoà nhịp.
Viễn trầm giọng:
- Tôi có thể gặp lại Khuê nữa chớ?
Cô cắn môi:
- Anh đã biết nhà tôi rồi còn gì.
- Đúng là như vậy, nhưng ngôi nhà này kín cổng cao tường lắm.
- Nếu đã muốn, không có cổng nào kín, tường nào cao mà người ta không vượt qua được hết.
Viễn gật đầu:
- Em nói đúng. Khi đã muốn, người ta không ngại gì hết. Nhưng có lẽ bắt đầu bằng điện thoại, mẹ Khuê sẽ không phiền.
Sao Khuê đọc vội số điện thoại nhà mình rồi nói:
- Hy vọng anh sẽ nhớ...
- Bộ nhớ của tôi tốt lắm, nên làm sao quên được số điện thoại đặt biệt này.
- Thế còn số của anh?
Viễn rút cây bút bi ở túi áo ra:
- Tôi đọc lên gió sẽ thổi bay mất. Em xoè tay ra đi.
Sao Khuê nhìn anh. Viễn nắm bàn tay nhỏ nhắn của cô trong bàn tay mạnh mẽ của mình một lúc rồi mới viết số điện thoại cùng tên mình: Trần Uy Viễn.
Giọng anh thật trầm:
- Tôi sẽ không bao giờ để lạc mất em nữa đâu, ngôi sao nhỏ...
Sao Khuê chớp mi:
- Em sẽ chờ điện của anh...
Bà Tính từ trong bước ra:
- Bà gọi Khuê vào nghe điện thoại.
Sao Khuê như không nghe những gì bà Tính nói, cô chìm trong nỗi choáng ngợp của sự bất ngờ khi gặt lại Viễn. Bà Tính phải nhắc lại lần nữa, cô mới bừng tỉnh.
Sao Khuê nhìn Viễn nuối tiếc:
- Anh về nhé. Nhớ gọi điện đấy.
Viễn khẽ gật đầu. Anh nhìn Khuê chạy ào vào nhà, trái tim muốn vỡ tung vì vui sướng.
Sao Khuê đến bên bàn điện thoại thì đã thấy gác máy. Cô ngạc nhiên nhìn mẹ:
- Ủa! Sao dì Tính nói có điện thoại của con?
Bà Hiệp dài giọng:
- Người ta không có thời gian đợi con vào. Hừ! Chuyện gì với thằng phu ba gác ấy mà lắm thế?
Sao Khuê đau nhoi nhói vì những lời của mẹ. Cô lí nhí:
- Anh Viễn là bạn con mà mẹ.
Bà Hiệp cười nhạt:
- Bạn à! Sao con giao du bừa bãi thế. Đâu phải ai cũng gọi là bạn được. Gọi thằng đó là người quen vẫn còn hơi sang đấy.
Sao Khuê lãng sang chuyện khác:
- Ba gọi về hả mẹ?
Bà Hiệp hơi gắt gỏng:
- Đã nói là Lĩnh gọi mà. Thật là khổ khi cậu ta đặt mình vào thế chẳng đặng đừng.
Sao Khuê ngạc nhiên:
- Nghĩa là sao hả mẹ?
Bà Hiệp thở dài:
- Cậu ta tặng mẹ bộ bàn ăn bằng mây đó. Khó xử hết sức.
Sao Khuê nhún vai:
- Cho kiểu ép người ta phải nhận à? Mẹ có quyền trả lại anh ta mà.
- Làm vậy còn gì để nói nữa.
Khuê tò mò:
- Sao ông ta biết mẹ thích bộ bàn ghế đó nhỉ?
Bà Hiệp nhíu mày:
- Chắc bà Luỹ... mách lẽo rồi. Chặc! Tự nhiên mắc nợ khổ ghê.
Sao Khuê nói:
- Không thích thì gởi trả. Có gì đâu mà mẹ cứ than thở hoài.
Bà Hiệp nhìn cô:
- Con có nghĩ tại sao Lĩnh lại tặng mình món quà có giá trị vậy không?
Sao Khuê thản nhiên:
- Chắc là để lấy lòng ba mẹ.
Bà Hiệp lại hỏi tới:
- Tại sao Lĩnh phải lấy lòng ba mẹ?
Sao Khuê bật cười:
- Để thuận tiện cho việc hợp tác làm ăn. Những người từng làm ăn với ba mẹ đều làm thế. Anh ta cũng đâu ngoại lệ.
Bà Hiệp nói:
- Lĩnh là một ngoại lệ đó. Cậu ta lấy lòng ba mẹ không phải vì chuyện làm ăn mà vì con.
Sao Khuê trợn tròn mắt:
- Vì con? Mẹ có tưởng tượng không mẹ?
Bà Hiệp liếc con gái:
- Tưởng tượng cái gì. Có ngốc như con mới không hiểu thành ý của người ta.
Sao Khuê ngồi phịch xuống ghế:
- Ối trời! Kinh khủng thật.
Bà Hiệp có vẻ bực:
- Sao lại kinh khủng? Lớn rồi mà ăn với nói... Lĩnh là người đàng hoàng, gia đình căn cơ, gốc gác lại giàu có, ba mẹ rất ưng ý. Mẹ tìm mãi vẫn chưa ra điểm nào để chê cậu ấy.
Sao Khuê bĩu môi:
- Con thì nhắm mắt cũng thấy.
- Hừ! Thí dụ xem.
Sao Khuê gân cổ:
- Tự cao, hợm hĩnh, thiếu lòng nhân hậu.
Bà Hiệp gạt ngang:
- Chỉ là những nhận xét đầy cảm tính. Đàn ông nào chả tự cao. Những kẻ có tài thường bị chê hợm hỉnh. Còn nếu thiếu lòng nhân hậu, Lĩnh đã không xin việc làm cho mấy đứa em nuôi của con.
Khuê nói:
- Chỉ là nhặt banh mà mẹ cũng nói là việc làm, nghe long trọng quá.
- Còn hơn lang thang khắp đường khắp phố với xấp vé số trên tay không biết chừng nào mới bán hết. Con không được phủ nhận lòng tốt của người khác như vậy, mẹ ghét lắm.
Sao Khuê xìu mặt xuống. Cô ghét nhất là bị ràng buộc, mà nãy giờ mẹ toàn buộc ghịt cô vào Lĩnh. Bà khen anh ta không tiếc lời khiến chút tình cảm trân trọng cô dành cho Lĩnh bỗng dưng tan biến.
Bà Hiệp lại tiếp tục:
- Thời buổi bây giờ cha mẹ còn phải quan tâm đến chuyện dựng vợ gã chồng cho con cái hơn cả thời xưa. Đời này vàng thau lẫn lộn, biết đâu mà lần. Tốt nhất, nên làm thông gia với những người mình biết rõ về họ.
Sao Khuê bĩu môi:
- Không yêu thương làm sao ưng được hả mẹ?
Bà Hiệp nói:
- Lĩnh dễ thương thế kia, có ngốc mới chê một người như cậu ấy.
Sao Khuê ngang ngạnh:
- Con không chê nhưng cũng không thích, người như Lĩnh vừa khô khan, vừa nhạt phèo, chả có chút ấn tượng nào.
Bà Hiệp hạ giọng:
- Đó mới chính là người mang lại hạnh phúc cho vợ con. Người chồng càng đơn giản càng tốt. Đàn ông khó hiểu, phức tạp chừng nào, người phụ nữ càng khổ chừng nấy.
Sao Khuê im lặng. Vừa lúc này cô không muốn... tranh luận với mẹ, về vấn đề hạnh phúc gia đình, mẫu ông chồng lý tưởng vì chắc chắn mẹ đã có kinh nghiệm. Có thể mẹ nói đúng, nhưng trong thâm tâm, Khuê lại nghĩ khác.
Trái tim và lý trí của Khuê đang hướng về Trần Uy Viễn. Hiện tại với cô, anh vẫn là một ẩn số, nhưng chưa bao giờ như bây giờ Khuê lại muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về anh.
Cơ hội đó rồi sẽ đến thôi. Cô len lén nhìn vào bàn tay mình. Số điện thoại và tên anh vẫn còn rõ. Điều đó chứng tỏ việc Khuê vừa gặp lại Viễn cùng chiếc xe ba bánh là sự thật.
Anh sẽ gọi điện cho cô. Mặc kệ mẹ ca tụng Lĩnh, Khuê chìm trong cõi riêng của mình. Trong cõi riêng đó, Khuê mơ nghe giọng đọc thơ thật lãng mạng du dương của Viễn.
Ngàn Năm Đợi Ngàn Năm Đợi - Trần Thị Bảo Châu Ngàn Năm Đợi