Books are the bees which carry the quickening pollen from one to another mind.

James Russell Lowell

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: Белым По Черному
Dịch giả: Minh Vũ
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 908 / 10
Cập nhật: 2017-06-11 10:58:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5 - Vào Núi
rong số những ngọn núi Phấn Trắng vẽ có một ngọn cao sừng sững dốc thẳng đứng, và trên vách núi trắng xóa ta nhìn thấy rõ những dải rộng. Dưới chân vách núi là một con sông rì rào chảy qua các phiến đá.
Đi lại rất khó khăn. Những tảng đã trắng bị mặt trời hun nóng chồng chất lên nhau khiến các khách du lịch lúc phải đi vòng qua chúng, lúc lại phải liều mạng trèo qua.
Cuối cùng đoàn người đã bò tới vách núi thẳng đứng.
- Nào! - Phấn Trắng thốt lên, vẻ đắc thắng. - Các bạn hãy nhìn bốn phía xem nào. Toàn bộ vách núi trên đầu chúng ta, cũng như tất cả các ngọn núi xung quanh đều do các loại đá vôi chính cống tạo thành.
Tôi đã nói với các bạn rằng các vỉa đá vôi thường thường là những cặn bã của các bộ xương và các vỏ giáp của vô số sinh vật tí hon ở biển. Bên trên các vỉa này đã lắng đọng những vỉa khác gồm đất cát và đất sét do các dòng sông mang tới. Dưói sức nặng của các lớp đất đá này và chủ yếu của nước, tầng cặn bã của các sinh vật ở biển đã hóa đá. Trong vòng hàng triệu năm, đáy của các vùng biển cổ xưa khi thì trở thành lục địa, khi lại ngập chìm dưói nước. Thế là các vỏ giáp của những sinh vật tí hon ở biển lại lắng đọng xuống đáy như những cơn mưa rào bất tận. Cát và đất sét lại phủ lên trên chúng.
Nhưng rồi các sức mạnh hùng hậu của lòng đất lại bắt đầu tác động mãnh liệt. Chúng lại biến đáy biển thành lục địa, nâng lục địa này lên cao, cao mãi, uốn nó thành những nếp to, bẻ gãy và cắt đứt...
Dần dần cả cát lẫn đất sét cũng hóa đá. Sức nén khổng lồ của các đất đá nằm bên trên và sức nóng của lòng đất đã biến cát thành đá cát kết, một thứ đá sần sùi, màu xám thường dùng làm đá mài, đá nghiền trong các máy xay và biến đất sét thành đá phiến sét.
Cuối cùng các nếp uốn của vỏ quả đất vươn mãi đến tận mây xanh. Thế là xuất hiện những ngọn núi cao mà tôi và các bạn đang đứng dưói chân chúng.
Các dải rộng ở vách núi thẳng đứng kia chính là các lớp đá cát kết và phiến sét.
Chính vì vậy mà những ngọn núi này có phần giống như chiếc bánh ngọt nhiều lớp. Nhưng chúng vẫn một màu trắng xóa vì đá vôi trong chúng chiếm tỉ lệ lớn nhất. Thế nào, loại đá của chúng tôi là đá núi hay không phải là đá núi? - Phấn Trắng hỏi sau khi kết thúc câu chuyện của mình.
- Ai thắng cuộc đây?
- Chúng tôi; những người làm chứ-chứng, - bác Địa Cầu hỏi ý kiến thím Giẻ Lau rồi cót két nói, - xin tuyên bố rằng Phấn Trắng và dòng họ anh ta là đá núi. Và-và Phấn Trắng thắng cuộc. Như đã thỏa thuận, chị Bút hãy trao cái nắp bằng chất dẻo của mình cho anh ta.
- Đợi một chút đã! - chị Bút sửa lại tư thế ngồi và nói. - Thế theo anh tuyết trên núi cũng là đá núi đấy à? Nó cũng làm cho núi trắng ra đấy thôi.
- Vô lý! - Phấn Trắng thốt lên. - Dĩ nhiên là không rồi. Tuyết chỉ nằm trên bề mặt, còn núi thì từ trong chí ngoài đều bằng đá cả.
- Thế nào? - chị Bút cười mỉm. - Anh lấy gì để chứng minh rằng đá vôi không nằm trên bề mặt như vậy và hoàn toàn là một thứ đá khác? Hà, hà! Tôi cố ý đoạt cho được viên ngọc anh đánh cuộc đấy!
- Đúng là chưa rõ! - bác Địa Cầu nói lúng búng, tay gãi gãi sau gáy.
- Ai biết được trong lòng núi có những gì? - thím Giẻ Lau nói lúng búng. - Ở trên bề mặt có những gì thì ai cũng đã rõ.
- Chẳng lẽ các bạn lại không tin tôi ư? - Phấn Trắng lo lắng nói. - Chả là tôi... - Nhưng ngay lúc đó anh nhìn thấy một vết đen to bên sườn núi. - Sao lại có vết này? - anh hỏi thím Giẻ Lau và hất đầu về phía vết đen. - Hình như tôi không vẽ nó cơ mà?
- Đấy là lỗi ở tôi, anh bạn kính mến ạ, - thím Giẻ Lau tỏ vẻ áy náy. - Tôi vô tình mắc phải! Anh vừa bảo xóa những thứ xung quanh hình vẽ đi là tôi lỡ quệt ngay vào đấy, thế là có ngay một cái hang trong núi.
- Thế mà lại hóa hay! - Phấn Trắng thốt lên. - Tất cả theo tôi!
Chui xuống hang tối đen là một việc rất nguy hiểm. Mới nhìn xuống bác Địa Cầu đã hốt hoảng lùi lại và kêu chóng mặt. Lúc này Phấn Trắng bảo thím Giẻ Lau rút trong người thím ra một ít chỉ và bện một sọi dây dài.
- Chúng ta phải buộc vào nhau, - Phấn Trắng bảo các bạn đồng hành. - Nếu một người bị tuột ngã thì những người khác sẽ giữ lại.
- Không, tôi không thích cái trò này, - chị Bút nói. - Tốt hơn hết là nên quay lại.
- Không được! - Phấn Trắng cắt ngang. - Đánh cuộc mà lị. Hoặc là chị thua cuộc, hoặc là chúng ta tiếp tục đi.
Chị Bút đâu có chịu mất cái nắp của mình, và nửa giờ sau các khách du lịch đã đứng dưới một cái động lớn. Khí lạnh và ẩm từ trong động bốc ra. Phấn Trắng vẽ một chiếc đèn lồng trên tảng đá sụt lở và khi thím Giẻ Lau xóa sạch tảng đá xung quanh chiếc đèn thì bấc đèn bắt đầu cháy. Liền sau đó các khách du lịch lần lượt khuất dần vào lòng núi.
Lòng động khi thì thót lại khiến họ khó khăn lắm mới lách qua được, khi thì mở rộng ra và mất hút vào bóng tối. Để khỏi lạc trong vô số các hành lang rẽ ngang rẽ dọc, Phấn Trắng đánh dấu chéo lên các vách động.
Các khách du lịch lúc trượt chân, lúc vấp ngã, cuối cùng đã lần tới một gian phòng rộng lớn điểm những cây cột cao. Từ trần buông xuống những thạch nhũ đồ sộ và từ dưới đất lại nhô lên những cột đá cũng nhọn đầu như vậy, chĩa thẳng vào chúng. Mọi vật xung quanh ánh lên và lấp lánh dưói ánh sáng của cây đèn lồng.
- Có lẽ trong thần thoại cũng không đẹp thế này! - thím Giẻ Lau vừa nói, vừa thán phục nhìn bốn xung quanh. - Đây chính là một cung điện bằng kim cương với những cột bằng bạc.
- Đúng là cung điện, - Phấn Trắng đồng ý. - Đây là nhà thờ họ của chúng tôi. Thật ra hoàn toàn không phải bằng kim cương. Đây cũng chỉ là đá vôi cả thôi! Toàn bộ hành lang và các gian phòng này đều do nước xây nên: từ mặt đất nước thấm qua các chỗ nẻ không nhìn thấy được, nó hòa tan và phá hủy đá, tạo ra trong đá những lối đi, mới đầu còn bé, sau cứ rộng dần, rộng dần. Qua các lối đi này dần dần đã hình thành các suối ngầm và thậm chí cả sông ngầm nữa. Chúng bào mòn đá, tạo ra những con đường ngày một mới. Nước làm việc này không nhanh đâu, nhưng là vì những núi này đã tồn tại cách đây hàng triệu năm rồi.
- Chúng ta về chứ, muộn quá rồi? - chị Bút co rúm người lại.
Tôi thấy, nước đã tạo ra ở đây nhiều đường quá. Nhiều chỗ ngoặt, nhiều hành lang, nhiều ngõ cụt... Ở đây dễ lạc lắm đây.
- Lạc thế nào? Tôi ở đây như ở nhà vậy thôi! - Phấn Trắng đáp lại, để đề phòng anh đã lén đánh các dấu chéo lên vách động. - Tiện thể xin nói thêm là con đường ngầm ngoắt ngoéo này chưa phải là lớn nhất đâu. Ở châu Mỹ có một cái động tên là Động Mammoth, các hàng lang và đường qua lối lại vòng vèo của nó dài tới hai trăm bốn mươi kilômet!
- Tôi biết, - bác Địa Cầu nói ken két, - Nói chung trên thế giới có vô số hang động - chúng có nhiều ở Caucasus và Krym, ở Ưran và Siberia. Chúng có không ít ở Tiệp Khắc, Nam Tư, Pháp, Ý, Tây Ban Nha. Có những động đi sâu vào lòng đất vài kilômet. Nhưng - than ôi! - không mấy khi có những người gan dạ thích lần mò trong bóng tối, chui xuống các vực thẳm và lặn lội dưói những vách đá tìm đến những dòng nước nhỏ hẹp của các con sông bí ẩn...
- Ôi! - thím Giẻ Lau rùng mình. - Thật khủng khiếp! Nước đã hòa tan và phá hoại nhiều biết chừng nào! Có đi đến chục năm cũng không thoát khỏi nơi này.
- Ấy thế nhưng nước đâu chỉ có phá hoại - đôi khi nó có công xây dựng nữa đấy, - Phấn Trắng nói khi các khách du lịch đã ngồi nghỉ. - Các bạn hãy xem những cây cột này chẳng hạn. Hàng bao thế kỷ nước đã từng giọt, từng giọt xuyên qua lớp đá vôi dày, để rồi từ cái trần của gian phòng này roi xuống đây. Cứ từng giọt, từng giọt thôi, thế mà dần dần trên trần đã hình thành một thạch nhũ. Nước xây thạch nhũ bằng đá vôi mà nó đã hòa tan trên đường nó đi qua.
Các vú đá này lớn dần từ thế kỷ này sang thế kỷ nọ, mỗi ngày một to hơn, dài hơn... Nhưng đâu phải toàn bộ đá vôi đều đóng lại trên chúng. Một phần đá vôi này đã theo các giọt nước roi xuống sàn. Và thế là, từ dưới, hướng thẳng đến các vú đá ở trên trần, bắt đầu mọc lên những măng đá. Đến một lúc nào đó chúng nối liền với nhau và thành ra những cây cột. Kìa, có biết bao nhiêu là cây cột như vậy!
Đôi khi, thường thường ở gần vách động, các nhũ đá vôi lại chợt giống những bức tượng hình các con vật kỳ lạ nào đấy và thậm chí giống cả hình người nữa. Có lúc những giọt nước tí xíu dệt trên vách động những mành đá trắng phau, phủ lên sàn những bông hoa tuyệt diệu, chăng ra trong khoảng không một mạng nhện đá lấp lánh.
Bạn sẽ thấy không biết bao nhiêu là thứ ở các cung điện ngầm! Những thác nước đã đông cứng, những bụi cây bằng đá, những bức rèm nửa trong, nửa đục đến kỳ lạ...
Nói chung, tôi hy vọng, chúng ta sẽ được nhìn thấy những cảnh tượng kỳ diệu ở hang động. Đứng dậy đi các bạn. Chúng ta hãy đi tiếp...
Dò dẫm một hồi qua các ngõ ngách ẩm ướt, các khách du lịch đã đến một gian phòng ngầm khác. Không nhìn thấy đâu là trần, đâu là giới hạn của gian phòng. Căn phòng rộng đến nỗi đặt cả một sân vận động lớn với tất cả các khán đài vào đây cũng lọt thỏm. Một con sông ngầm rì rào chảy đâu đây trong bóng tối.
- Lẽ nào cả cái này cũng do nước tạo ra? - bác Địa Cầu thắc mắc hỏi.
- Chứ còn ai vào đây nữa?
Phấn Trắng đáp lại. - Gian phòng chưa to lắm đâu... Còn nhiều cái lớn hơn. Trong số các phòng ngầm nổi tiếng, cái lớn nhất cao tới một trăm mét. Có thể dựng thoải mái một tòa nhà cao tầng trong cái động như vậy. Và tất cả đều là công trình của nước. Nó hòa tan đá vôi. Gian phòng cứ ngày một rộng ra. Các vòm của nó sụt lở, còn sông thì lại mang những mảnh sụt lở này đi. Đến một lúc nào đó gian phòng này sẽ sập xuống và...
- Quay trở lại ngay đi. - chị Bút khẩn khoản. - Theo tôi hiểu, chúng ta đang gặp một tai biến chưa từng thấy.
- Bình tĩnh, những trận sụt lở như vậy rất ít khi xảy ra, - Phấn Trắng làm yên lòng chị Bút. - Đúng ra thì chúng hay xảy ra vào lúc này đây, vào lúc mùa xuân, khi những khối nước đóng băng tan ra thấm vào lòng đất, - nhưng chúng ta hy vọng là sẽ không xảy ra chuyện gì. Vả lại tôi cũng chưa tìm được cái tôi cần.
Phấn Trắng bước dọc theo con suối, chăm chú nhìn vào lòng nước trong suốt.
Bạn thân mến, nhân tiện lúc Phấn Trắng và các bạn của anh lần theo con suối ngầm, có lẽ tôi có đủ thời gian kể cho bạn nghe một vài chuyện về những trận sụt lở ngầm dưói đất.
Ngày 10 tháng hai năm 1786 dân làng Kuchucoe, một làng nhỏ ở Krym, đã nghe một tiếng sấm kỳ dị, không phải từ trên trời vọng đến, mà từ đâu dưói chân họ vang lên. Từ các vườn nho người ta chạy về và báo tin rằng đất xung quanh các mương xói sụt xuống. Ngay trong hôm đó con sông chảy qua làng đã cùng với hai cái cối xay biến đi đâu mất.
Ngày hôm sau đất bắt đầu nứt và sụt xuống ngay trong làng. Dân làng vơ vội của cải và bỏ chạy. Họ đã chạy đúng lúc, gần nửa đêm một vùng đất lớn, rộng một kilômet, dài hai kilômet đã sụp xuống. Làng chỉ còn là một cái vực sâu bốn mươi mét.
Ở đây, nước cũng là nguyên nhân. Từ thế kỷ này sang thế kỷ nọ, như một vật vô hình, nước đã đục mòn đá vôi, tạo nên những lối đi và những hang hốc. Cuối cùng đá vôi bị hủy hoại không chịu nổi sức nặng của các lớp phía trên và sập đố.
Nhưng như các bạn đã biết, những biến cố như vậy là hiện tượng rất hiếm có.
Ngay bản thân những trận sụt lở ngầm cũng ít khi xảy ra, còn cái chuyện sụt lở xảy ra tại một vùng dân cư như vậy thì có lẽ phải một nghìn năm sau mới tái diễn. Những vụ sụt lún nhỏ hay xảy ra hơn. Không ít ao hồ được tạo thành do hiện tượng này. Có lần tại vùng rừng núi Murom, tôi đã tận mắt trông thấy một khu rừng non lung lay nghiêng ngả và lún sâu xuống gần hai mét phát ra tiếng động ầm ầm như sấm dậy. Ngay lúc đó nước từ lòng đất tuôn ra như thác. Vài phút sau nước dâng ngập hết nửa vùng này.
Sau này tôi được các nhà địa chất cho biết, ở vùng Gorky những trận sụt lở như vậy xảy ra thường xuyên, bởi vì tại đây, dưới lòng đất có rất nhiều đá vôi. Các kỹ sư xây dựng nhất thiết phải chú ý đặc điểm này: trước khi xây dựng ở đây họ phải hỏi ý kiến các nhà địa chất.
Bạn có biết, các vỉa đá vôi chiếm một diện tích bao nhiêu trong cả hành tinh của chúng ta không? 40 triệu kilômet vuông! Tức là lớn hơn diện tích của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và cả châu Đại Dương cộng lại!
Đá vôi tạo thành núi ở Krưm và Việt Nam, ở Kavkaz và Tây Ban Nha, ở Thụy Sĩ và Ấn Độ. Thậm chí ngọn núi lớn nhất trên thế giới là Chomolungma cũng cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi.
Tôi còn có thể kể cho bạn nghe nhiều chuyện lý thú hơn về đá vôi... Bạn chỉ cần đọc vài trang nữa thôi! Nhưng có một vật kỳ lạ của đá vôi đang chờ bạn tại một nơi rất gần, tại con suối ngầm. Chỉ vài bước nữa thôi, và...
- Tìm thấy rồi! - Phấn Trắng kêu lên và cúi xuống suối.
Anh đặt chiếc đèn lồng lên tảng đá và nhặt dưới suối lên một vài hòn bi nhỏ màu trắng đục...
- Cái gì vậy? - thím Giẻ Lau tò mò nhìn qua vai Phấn Trắng,
Ồ! Đẹp quá!
- Tôi đã tìm thấy vật tôi cần. Đây là ngọc trai.
- Ngọc... ngọc trai à? - bác Địa Cầu kinh ngạc. - Không thể có được. Ngọc trai chỉ sinh ra trong vỏ của một số loài nhuyễn thể...
- Không phải chỉ như thế. Bác biết ngọc trai là gì không nào?
- Không, đó là... không rõ lắm. Đó là... à... một thứ quí giá. - bác Địa Cầu nín lặng và đưa mắt nhìn Phấn Trắng vẻ dò hỏi.
- Ồ, cái bác này! Thế mà còn cãi! - Phấn Trắng nói. - Trước hết, ngọc trai là em ruột của tôi, cũng là thành viên của họ đá vôi như tôi vậy. Các bạn đều biết rằng nhuyễn thể lấy đá vôi hòa tan trong biển để tạo ra vỏ giáp của chúng. Và cũng bằng chính nguyên liệu này chúng tạo ra xà cừ lẫn ngọc trai, nhân thể xin nói luôn, ngọc trai hầu như không khác gì xà cừ cả.
Làm sao có được ngọc trai? Có gì đâu, các hạt cát chui vào vỏ giáp một số nhuyễn thể và hết năm này sang năm nọ, chúng được phủ những lớp xà cừ do các sinh vật này tiết ra, và thế là trở thành ngọc trai.
Vật mà chúng ta tìm được tuy cũng được gọi là ngọc trai, nhưng lại hình thành theo cách khác hẳn. Thật ra, ngọc trai thật và ngọc trai “hang động” có cùng một gốc, đều từ đá vôi mà ra cả, nhưng dĩ nhiên là ngọc trai hang động không cần đến loài nhuyễn thể. Ở đây nước trang sức cho các hạt cát. Roi vào những hố trũng, tròn và bằng phẳng, có dòng nước chảy chậm, các hạt cát cứ xoay tròn liên tục và khi ấy các lớp đá vôi lắng đọng lên chúng. Thế là hình thành những hạt cườm tròn xoe. Hay nhất là cứ đến mùa xuân, khi nước trong các hang động có nhiều, các lớp đá vôi lại trở nên dày hơn. Có bao nhiêu lớp đá vôi thì ngọc trai bấy nhiêu tuổi. Bây giờ chúng ta đi thôi, - Phấn Trắng ra lệnh và cất bảo vật của mình. - Đến lúc phải về rồi.
Các vị khách kết thúc cuộc du lịch lâu dài trong lòng đất, và đã trở lên mặt đất; ai cũng chói mắt vì ánh sáng. Phấn Trắng bước đến bên chị Bút. Anh tung tung những hạt cườm trắng trong lòng bàn tay và nói:
- Ngọc trai hang động tất nhiên không đẹp bằng ngọc trai thông thường, nhưng nó được cái hiếm hơn. Chắc chị đã đoán biết là tôi tìm nó để làm vật đánh cuộc. Nhưng có phải tôi thua cuộc không, xin các vị trọng tài cho ý kiến.
Chị Bút không nói gì, chỉ buồn bã né sang một bên.
- Rõ lắm rồi, còn phải nói gì nữa! - thím Giẻ Lau vẫy tay. - Cả ngọn núi đều bằng đá vôi. Rõ ràng đá vôi là loại đá núi. Ở đây không còn tranh cãi gì nữa.
- Đúng-úng thế! - bác Địa Cầu gật đầu. - Phấn Trắng thắng cuộc rồi. Ý kiến chúng tôi là dứt khoát. Yêu cầu chị Bút trao cái nắp của mình cho anh Phấn Trắng. Chị nghe rõ-õ chứ?
Nhưng chị Bút không đáp lại. Chị thấy nhục nhã và những dòng nước mắt mực xanh chảy ròng ròng theo cái áo chất dẻo có điểm hoa của chị xuống đất.
- Cầm lấy nè! - bỗng dưng chị Bút thốt lên và vứt cái nắp vào đá làm phát ra tiếng kêu leng keng. - Giờ thì chả ma nào cần đến tôi nữa! Một cây bút không nắp... Mà cái nắp của tôi lại gần như bằng đá hoa cơ chứ! - Và chị Bút kiêu hãnh đã khóc nức nả
Khi các khách du lịch mệt nhoài về đến lớp học thì trời đã hửng sáng. Chưa đầy một phút sau ai nấy đều đã ngủ say. Nhưng, không phải ai cũng ngủ. Có hai người chỉ giả vờ, lấy tay che cái ngáp không nhịn nổi. Họ đang chờ cuộc hẹn hò để nói chuyện thầm kín gì đó với nhau.
Mực Trắng Giấy Đen Mực Trắng Giấy Đen - Александр Дитрих 1926 - 1996 Mực Trắng Giấy Đen