Số lần đọc/download: 1845 / 39
Cập nhật: 2017-05-20 09:11:27 +0700
Quan Công Sứ
N
GÀY vui nhất ở trại giam Vụ bản là ngày phát thư, mỗi tuần lễ một lần. Cái vui âm ỹ, huyên náo, công cộng chứ không phải cái vui kín đáo âm thầm, riêng biệt của những kẻ xa nhà nhận được tin tức những người thân thích.
Người lính trạm, lưng đeo cái túi vàng bao giờ cũng được anh em chào mừng bằng một tiếng hoan hô, trong khi y leo con đường giốc lên đồn, qua hai quả đồi cỏ tranh có anh em làm việc. Mấy người mắc bệnh tê, lưu lại trong trại ngồi phơi nắng trên mặt bể, vội đứng dậy rướn nhìn qua ngọn rào nứa nhọn, mỉm cười, Bắt đầu từ giờ ấy, hơn trăm trái tim hồi hộp mong chờ …
Tiếp đến giờ nghỉ, anh em về trại giam, quên cả rửa mặt, rửa tay, ai nấy đăm đăm nhìn sang phía cổng đồn.
- À! Kia rồi!
Đó là lão đồn già và ông quản sang điểm lại số tù nhân, và cố nhiên mang cả thư sang phát. Ông già cao lớn lực lưỡng tóc bạc và tơ dựng lên trước gió, mỉm cười ranh mãnh nhìn khắp mọi người, trong khi ông qnản thân hình lủn mủn, giơ ngón tay trỏ lẩm nhẩm đếm.
- Com-bờ-lê, me-sừ sếp-đờ-pôt.
Tức thì « Me-sừ sếp-đờ-pôt » mở cái cặp bìa ra gọi tên hay gọi sẽ từng người có thư, để đưa cho một hoặc hai cái phong bì đã mở. Mỗi khi gặp có lời chú thích phê trên phong bì, y đều không quên bình lên cho anh em cùng nghe để mà cùng cười: «Kiểm duyệt một trang, vì gia nhân đã đụng chạm tới tình hình Hà nội». « Số... sẽ phải bảo người nhà không được viết dài quá ». « Vợ số... làm gì mà gửi cho chồng những ba cái thư một lúc. Đi gửi trả lại một cái..v..v »
Những lời phê ấy toàn là thủ bút của ông Công sứ Hoa - bình tự kiểm duyệt lấy tất cả thư tín vãng lai giữa, bọn tù chính trị Vụ-bản và những thân thích bạn bè của họ. Ở ngoài phong bì, lời văn còn bình thường, chứ ở ngay trong thư thì mới thực là những công trình văn chương kiệt tác về phương diện triết lý nghiêm trang cũng như về phương diện khôi hài trào phúng. Người ta cho biết rằng bao giờ « quan» cũng kiểm duyệt thư từ vì đêm trong khi quan nằm mơ mộng bên cạnh cái khay đèn thuốc phiện. Thực vậy, phải có tinh thần sáng suốt của một đồ đệ ả Phù-dung mới nghĩ ra được những lời cẩm tú.
Chính vì thế mà cái vai nhận thư nhà bao giờ cũng ầm ỹ, huyên náo; Anh em đem những lời «quan» phê ra phô nhau để mà cùng cười.
- Nghe đâu hắn là một người Tây lai.
- Không, hắn lai có một phần ba Việt Nam, vì, bố hắn là « Pháp chính tống » chỉ mẹ hắn lai thôi.
- Thế thì một phần tư chứ một phần ba Việt Nam thế nào đvrợc.
- Một nửa, một phần ba, hay một phân tư thì cũng là lai, chứ còn là gì nữa.
- Tôi muốn gặp thằng cha ấy quá, để xem mặt mũi nó thế nào mà nó láu cá láu tôm, nghịch ngợm đến thế.
Anh em đến Vụ bản được hơn một tháng rồi mà y vẫn chưa về, tuy đã ba lần lão đồn già báo cáo cái tin quan công - sứ sắp tới thăm trại giam, khiến lá đơn thảo ra để yêu sách điều nọ điều kia nằm ẹp mãi trong cái cặp da của anh trật tự. Sự mong mỏi đã làm sốt ruột nhiều người, và họ đã thốt những lời nguyền rủa, oán trách. Nhưng trong khi ấy thì thư tín vẫn đều đều tới đúng kỳ hạn và vẫn kèm thêm những lời phê phán, soi mói, có duyên.
- Thằng cha ý chừng là một văn sĩ trào phúng các anh ạ.
Tài cười ngặt nghẹo, đưa ra phô một cuốn tiểu thuyết chữ Pháp mà y vừa nhận được với một câu Pháp văn an ủi để trên đầu sách của người bạn Hà thành gửi tặng. Câu văn cầu kỳ và kém cõi ấy được tăng giá trị và khiến người ta lưu ý do một chữ «lu » vắn tắt, dưới ký tên người phê, với giòng chức tước « công sứ nước Pháp tại Hòa-bình » Và Tài, giải thích, Tài, mà lão đồn già mệnh danh là « nhà triết học số một », và yên trí rằng trong đầu óc chứa đầy những tư tưởng nguy hiểm cho nền thống trị thực dân:
- Nó chửi chữ đấy, các anh ạ. Nó để thế là nó muốn bảo thầm ông bạn tôi rằng nó đã đọc kỹ cái dốt và cái ngông của người tặng sách. Thằng cha này bất trị!
Tiếng cười thét lên ồn ào. Ở cái nơi thiếu tự do ấy, người ta rất thích có những ngôn ngữ cử chỉ tự do. Và người ta xúm nhau lại đem cái anh chàng tặng sách ra làm thịt:
- Thì sao không dùng ngay chữ Việt mà lại đi viết chữ Pháp để nó chế diễu vào mặt cho.
- Rõ sính chữ mà lại sính chữ không ra hồn!
- Đọc xong tiểu thuyết, gửi trả về cho nó xem!
Ai nấy lồng lên để nói một câu ác nghiệt cho hạ đôi chút cái khổ bị giam cầm. Họ như lúc nào cũng chỉ chờ dịp để được trút cái giận, cái tức lên một cái gì.
Từ đó người ta lại càng nóng lòng muốn gặp mặt nhà kiểm duyệt phê bình thư tín,
Rồi khi không ai nghĩ đến y nữa thì bỗng một hôm y về, về bất thình lình không báo trước, mà cũng không một ai ở trại giam biết y về lúc nào, vì không thấy cờ ô tô lên dốc đồn.
Buổi chiều, trước giờ kèn nghĩ việc, anh em đã được về trại để đón tiếp quan Công sứ. Có người ngơ ngác hỏi:
- Ông ta về lúc nào?
Một người lính đáp:
- Cụ lớn về lúc mười một giờ nhưng ô tô phóng thẳng tới dinh quan Châu,
- Sao lại không đến đón trước nhỉ?
- Đến Châu để còn hút chứ!
- Nghe đâu ông ta cũng không ưa gì lão đồn già.
Lại được một dịp cho dân trại giam bàn tán. Nhưng họ cũng sửa soạn cuộc đón tiếp cho được long trọng: Quét qua cái nhà, xếp lại đống củi, vất gọn cái màn. Rồi sau khi thay mặc những bộ quần áo sạch sẽ, tươm tất, họ ra đứng xếp hàng ở sân.
Một nửa giờ mong đợi. Một tiếng hô ở cổng. Tiếng rít hãm máy xe. Rồi cổng trại mở. Im lặng, mặt đỏ gay miệng mỉm cười, quan công sứ tiến vào, theo sau là lão đồn già, ông Tri châu, ông bác sĩ và ông thương tá Hòa bình. Đó là một người trung bình đối với dân bản xứ nhưng bé nhỏ đối với các quý quan. Đôi mắt lờ lờ xanh, cặp môi mỏng dính và cái mũi rất lõ thuộc giòng cha, nhưng mớ tóc dẹp hung hung đen thì không thề không Việt Nam được.
Sau mấy lời giới thiệu của lão đồn già, anh trật tự tay cầm lá đơn tiến lên, đi lại gần ông chủ tỉnh. Bổng toàn thể anh em trong trại như bị một gáo nước lạnh dội vào gáy. Cái cử chỉ và lời nói thứ nhất của người Pháp lai đã cắt phứt ngay mối cảm tình gây ra bởi những Iời phê có duyên trong các lá thư. Y xòe bàn tay xua anh trật tự ra và vẻ mặt nghiêm khắc y nói:
- Anh nên biết rằng anh đương đứng trước mặt quan công sứ.
Câu nói trịnh trọng, Khanh thấy ngụ một ý nghĩa khôi hài, và y bấm người đứng bên cạnh mỉm cười thầm: « Hay hắn lại diễu cợt đùa bỡn bọn mình như hắn vẫn làm trong công việc kiểm duyệt phê bình thư? »
Nhưng không, hắn không bỡn cợt, vì hắn đã cất cao lời diễn thuyết:
- Hỡi các phu, các anh có biết không, các anh nhỏ mọn quá! Tôi là người thông minh hơn các anh, nhiều học vấn hơn các anh, lại con nhà quý phái hơn các anh nửa, tôi bảo cho các anh biết rằng các anh chỉ là những đứa trè nhỏ mọn.. » Bài diễn văn, trong nửa tiếng đồng hò, kéo dài một giọng gay gắt mỉa mai như thế để kết luận rằng:
« Toàn trại sẽ bị phạt nửa tháng không được gửi thư về nhà, vì trong khi quan công sứ đi dưới đường thấp có mấy kẻ đã dám ngồi vắt vẻo trên ngọn thang leo vô lễ nhìn xuống. »
Đọc xong bài diễn văn, ném xong cái lệnh phạt, viên cai trị quên cả bản yêu sách của trại giam, hầm hầm bỏ sang đồn, đem theo đoàn quan chức rầm rộ kéo đi.
Thoạt đầu, trại giam như thốt nhiên bị một làn không khí độc là xuống bao phủ. Ai nấy thẫn thờ ngồi im. Có nguời như lên cơn điên xé nát bức thư vừa viết ra: « Nó không cho phép gửi thì để làm gì. Chó thật!ngày mai là ngày thư!» Chính cái cử chỉ cáu kỉnh ấy đã làm anh em hết buồn và đồng thanh phá lên cười vui thú. Họ cười to quá, khiến chú canh cổng phải vào can thìệp: « Se sẽ chứ các ông, cụ lớn mà nghe thấy thì chết cả nút bây giờ ». Anh em đáp lại bằng dịp cười nửa. Và một người giọng như say rượu nhè nhè:
- Cụ lớn à? Cụ lớn anh lớn lắm đấy! Chúng tôi bé nhỏ bì sao kịp!
Lịnh lên giọng tây nhại đoạn diễn văn: «Các anh nhỏ mọn quá! Tôi thông minh hơn, nhiều học vấn hơn, lại con nhà quý phái hơn ».
Lại một dịp cười nữa. Trại giam trở nên tấp nập, ồn ào như một ngày hội. Và trong lúc người ta vui thú, người ta quên khuấy cái thất vọng chưa đạt được một yêu sách nào. Nhưng cuộc vui nào cũng có giới hạn và rồi người ta cũng nghĩ đến cái điều thắc mắc. Ý cái anh chàng đa nghi và nhát gan bao giờ cũng tìm ra một nguyên nhân tưởng tượng cho bất cứ một việc gì.
- Tôi đã bảo các anh rằng phải đem bản yêu sách trình ông đồn đã, các anh không nghe, quả nhiên nó xui xiểm lão sứ trị mình.
- Trị thế quái nào được mình!
- Rồi gửi thẳng bản yêu sách ấy cho sứ.
- Nếu không ăn thua thì hôm nào người nhà lên nhớ đem về Hà-nội gửi cho thằng sứ. Cho toàn quyền nữa ấy l
Một người thốt ra một câu trách móc:
- Chỉ tại mấy anh đi leo lên ngọn thang ngồi nhìn xuống nó.
- Ai đấy? Ai mà vô lý thế nhỉ?
Lịnh gắt:
- Ai thì việc cũng qua rồi. Nó đã muốn tìm cớ để ra oai với chúng mình thì chẳng có cớ ấy nó cũng có một cớ khác, Nguyên nhân việc này không phải ở cái thang mà ở chỗ khác, các anh có biết không: nó ngờ bọn mình tuyên truyền rủ rê đội, cai và binh lính ở đây.
Câu chuyện lại xoay chiều tới viên đội trẻ và những bữa rượu thơ trong rừng củi để rồi lại quay về cái thang leo.
- Anh Năm chuyến này thì đi Sơn-la! Nó hỏi ai làm cái thang ấy, tưởng nó khen nhận ngay lấy công thôi. Để nó mỉa mai cho.
Một người không hiểu tiếng Pháp hỏi:
- Nó mỉa thế nào đấy?
- Nó bảo anh này thích những cái cao rồi sẽ làm đến thượng thư đấy.
Anh em lại cười:
- Sao không trả lời nó rằng chỉ ao ước một chức be bé thôi. Chức Công sứ Hòa-bình chẳng hạn.
Đêm hôm ấy, sau khi bị nhốt trong ba gian phòng chật hẹp, anh em dong nến tụ họp từng nhóm nói chuyện rất khuya về ông Công sứ Hòa bình, mặc kèn tắt lửa và mặc những Iời đe dọa của người cai trại đi « rông ».
Theo Tài, người được toàn thể lính đồn quý mến và luôn luôn cho biết những tin quan trọng thì sở dĩ hôm nay lão Sứ bắn tính là vì hắn ta đương khó chịu với ông có đạo
về một chuyện kiện cáo thuốc sái gì đó. Anh em có ngay cảm tình với nhà tu hành ấy vì thấy là địch thủ đáng sợ của ông Sứ, Ai biết một bí mật gì về hai cừu nhân đều đem ra kể cho mọi người nghe. Rồi chẳng thèm giữ gìn như mọi tối khác, họ phá lên cười từng cơn.
- Một đoản thiên của Maugham, các anh ạ, Tài tuyên bố.
Và Khanh tiếp:
- Nhan đề là ông Công sứ và ông Cố đạo.
- Không, nhan đề là « Tôn giáo và Cai Trị. »
Lịnh chữa:
- Không, là ảnh hưởng khói thuốc phiện!
- Cũng chưa ổn, phải là một nhà cai trị khôi hài... Y lại gần thì thầm:
- Thằng cai gác là mật thám của Sứ đấy, các anh nên be bé cái mồm chứ.
Ai nấy giận dữ cự lại cái anh chẳng nhát như cáy ấy:
- Im ngay! Anh sợ nó thì đi ngủ!
- Nhưng các anh làm liên lụy đến cả trại…
Tiên, người chỉ hùng hổ những khi biết mình mạnh cánh, đe dọa một câu làm Y lảng ngay:
- Câm cái mồm! Không tao đánh bây giờ l
Câu chuyện tiếp tục đến quá nửa đêm trong làn không khí nặng nề đầy khói, vì để phản đối lại bọn cai trị bất công, anh trật tự tháo khoán một đêm nay và cho phép anh em hút thuốc lá thả cửa.
--&--
Sự xảy ra đặc biệt ấy làm hoạt động trại giam được mười hôm. Rồi người ta cũng quên nó đi, nhất cái lệnh phạt gửi thư lại được thu ngắn từ nửa tháng tới một tuần. Nhưng hình ảnh ông Công sứ thì không thể phai nhạt được trong ký ức mọi người, mỗi khi họ ngâm nga những lời phê trong thư vẫn đều đều và hóm hĩnh như trước,
Cách đó it lâu, trong khi không ai mong đợi, viên Công sứ lại về thăm trại, lần này cùng đi với vợ, một người đàn bà lai, bé nhỏ xinh sắn, vẻ mặt rất thông minh, và một thằng con bảy tám tuổi, đầu tóc chải mượt và quần áo bảnh bao. Cũng như lần trước, Y đi thẳng tới Châu để ăn cơm sáng ở đấy. Rồi mặt đỏ gay sắc rượu, Y cùng vợ con, và tùy tòng rầm rộ kéo sang trại giam. Một sự lạ!
Y thay đổi hẳn tính nết, rất nhũn nhặn chứ không kiêu căng nữa, lẩn thẩn thân mật nói chuyện với người nọ người kia và thốt ra những câu khôi hài vui vẻ làm ai nấy không nhịn cười được.
Tài ghé tai người đứng bên thì thầm: « Có lẽ nó điên! Hay vi ngài vừa chén say, hút no, nên ngài khoái. »
Điều đoán phỏng ấy bị cải chính ngay bằng sự trao thư từ và các gói quà kèm thêm một lời ân cần của viên công sứ:
- Nhân tiện tôi mang về cho các anh các thư này; tuy hôm nay chưa phải là ngày phát thư.
Thì ra hắn có lòng tốt từ trước khi say.
Nhưng đã hết đâu: Bất cứ một yêu sách gì vừa nêu ra là được chuẩn y ngay, khiến lão đồn già phải can thiệp phản đối nhiều lần.
Sau khi đoàn công chức ra đi, anh em reo mừng. Một anh lắc lư cái đầu, đọc câu sắm Trạng Trình « Bất chiến tự nhiên thành, các anh ạ!»
Đêm hôm ấy là đêm đầu tiên dân trại được ngủ mở cửa theo lời yêu sách và người ta dắt tay nhau đi chơi quanh sân rất khuya dưới ánh trăng thượng tuần để tán dương cái tính ngộ nghĩnh khó hiểu của một viên cai trị thuộc địa.
- Đó là kết quả của ảnh hưởng nước độc và thuốc phiện!
Câu phê bình ấy của Lịnh vẫn không giảng giải được sự thay đổi bất thình lình kia.
Cho tới một ngày gần đây, một tin dữ dội bay về với trại giam: Viên công sứ bị giáng, và đổi đi nhậm chức phó công sứ ở một tỉnh Trung châu. Tin ấy cho biết thêm
rằng trong một lúc nóng tiết và mất hẳn trấn tĩnh y đã thẳng tay tát một ông chủ đồn điền người Pháp giầu có và mạnh thế lực ở trước mặt ông Thanh tra chính trị lên Hòa
bình điều tra về việc tranh ruộng giữa người Pháp ấy và dân Mường. Thì ra có lẽ y mắc bệnh thần kinh, cái bệnh truyền nhiểm rất thông thường trong giới cai trị thực dân.
Ông Thanh tra tức giận bỏ ra đi, và ngày hôm sau ông công sứ bị gọi về Hà nội. Từ đó dân trại giam Vụ- bản mất hẳn cái thứ đọc những câu phê hóm hỉnh và khôi hài
của ngưòú Pháp lai, vụt trở nên, sau vụ giáng chức một người « dễ thương » của anh em chính trị phạm.