Số lần đọc/download: 1690 / 37
Cập nhật: 2016-12-18 07:44:43 +0700
Chương 5: Đông Âu 1956
T
ừ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi đã đưa tin về các vấn đề thuộc phạm vi bên ngoài. Chìa khoá để giải quyết những vấn đề đó phần lớn, nếu không phải là tất cả, đều nằm ở “thủ đô của hai siêu cường”. Về mặt báo chí là nói, ý nghĩ cho rằng phải đi vào đó để tìn một sự thay đổi là rất có ý nghĩa. Vì không có một hộ chiếu có thể được thế giới phương Tây chấp nhận, nên tôi chỉ có thể đi Moscow (vào lúc này tôi đã bị mất hộ chiếu Anh. Chính phủ Anh nói vấn đề bây giờ là do Chính phủ Australia cấp cho tôi hộ chiếu mới; nhưng chính phủ Australia dưới quyền của Robớt Men-đi đã từ chối).
Vấn đề này đã được đặt ta khi tôi nhận được lời mời dự một cuộc họp của Tổ chức quốc tế các nhà báo tại Helsinki vào tháng 6 năm 1956, và nói chuyện về công tác báo chí trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Làm sao có thể đi được khi không có hộ chiếu? Bộ Ngoại giao Việt nam có thể cấp giấy thông hành một lượt đi với dấu thị thực nhập cảnh đóng trong đó. Với điện mời của tôi, các nhà chức trách Phần Lan sẽ cho tôi thị thực nhập cảnh và các nhà chức trách Xô-viết thì cho thị thực hai chiều. Đến dự Hội nghị báo chí đó có nhà văn kiêm nhà báo anh Xi-đrich Ben-phrê-giơ mà tôi rất khâm phục nhưng chưa hề được gặp. Chúng tôi có nhiều điều giống nhau, ngoài việc trên thực tế anh ta cũng đã làm việc 6 năm cho đế chế báo chí của Bi-vơ-brúc và đã làm việc trong khu vực của Mỹ ở Tây Đức khi tôi ở Berlin.
Tháng 8 năm 1948, Ben-phrê-giơ cùng hai người bạn Mỹ Giêm Ơ-rơn-xơn và Giôn Mác Mê-nớtx, thành lập tờ Người bảo vệ quốc gia một tờ tuần báo độc lập, cấp tiến như đã ghi trong phần giới thiệu của tờ báo. Nó ra đời chủ yếu là để đưa tin và nêu quan điểm của “phía khác”, nhằm cân bằng với quan điểm của chính phủ. Là một người phóng khoáng đáng khâm phục. Ben-phrê-giơ mới ra khỏi nhà tù của Mỹ chưa đầy một năm khi chúng tôi gặp nhau ở Helsinki; điều kiện để được thả là anh ta phải chấp nhận bị trục xuất ra khỏi Mỹ vì là một “người lật đổ”.
Bằng một lời tố cáo “khinh thường quốc hội”, Mc Carthy đã đẩy anh vào tù vô hạn định và việc đó chỉ chấm dứt khi Mát Mé-nơtx và Ơ-rơn-xơn quyết định bằng “đa số phiếu” rằng Xi-đrích phải chuyển “văn phòng” của anh ta từ trung tâm nhà tù liên bang trên Oet-xtrít, New York sang London. Ở đây anh ta sẽ hoạt động như là chủ bút lưu vong của tờ báo. Đúng là tôi gặp anh ta ở Helsinki với tư cách đó. Từ thời chiến tranh Triều Tiên, chúng tôi đã có sự dàn xếp hữu nghị với nhau; tin gì của tôi mà tờ Người bảo vệ quốc gia thấy là có thể in được thì tờ báo có thể tuỳ ý sử dụng.
Khi thảo luận về những khó khăn ở Đông Dương và cả những khó khăn về công tác báo chí của tôi và về ý định muốn tìm một cơ sở nới, Xi-đrích nói: “Tại sao không chính thức hoá các quan hệ của chúng ta và trở thành phóng viên của tờ Người bảo vệ quốc gia ở Moscow? Thời đại sau Stalin rất được các bạn đọc chúng ta quan tâm”, liệu các nhà chức trách Xô-viết có đồng ý không? Việc chấp nhận các phóng viên phương Tây trong những ngày này còn rất hiếm. Chúng ta sẽ được cung cấp tài chính như thế nào? Tờ Người bảo vệ quốc gia chỉ có thể có một sự đóng góp khiêm tốn thôi, nhưng cả hai chúng tôi còn một số lớn tiền rúp về các sách đã xuất bản ở Liên xô chưa thu nhận được.
Sau Hội nghị Henxinki, cả hai chúng tôi đều quá cảnh Moscow, Ben-Phrê-giơ trở về London, tôi thì đi thăm Ba Lan vài hôm, rồi đi Nam Tư là nơi mà Ti-tô, Nát-xe và Nêru sẽ tổ chức cuộc họp ba bên ở Bri-ô-ni để đặt cơ sở cho Phong trào không lên kết. Tại cuộc họp của Ti-tô, Ne-ru và Nát-xe ngày 18 và ngày 19 tháng 7- 1956 trên hòn đảo Bri-ô-ni, các nhà báo phải ở lại bên phía đất liền, vì những lý do an ninh. Chính vì một giác quan thứ sáu về tình hình sắp diễn ra mà tôi đến đó chứ không phải vì một tin quan trọng nào. Hội nghị Băng-đung đã tạo ra một nhân tố mới vào bầu trời quốc tế. Những nước đã từng thoát khỏi chế độ thực dân khi nó còn cường thịnh cũng như những nước mới thoát được ách thực dân gân đây đã gặp nhau, xác định nhân cách tập thể của họ và đưa ra những nguyên tắc mới trong mối quan hệ lẫn nhau. Trên tất cả, họ đã không dính độc lập của họ đối với các “siêu cường” tuy từ này lúc đó chưa được dùng. Nếu Ti-tô có thể đẩy được Nam Tư lên ngôi sao mới đó, ông ta có thể tìm được quỹ đạo đang bị thiếu và vì Nam Tư là một nước châu Âu tương đối phát triển so với các nước Á-Phi vừa gặp nhau ở Băng-đung, thì ông ta có thể chiếm được một vai trò lãnh đạo. Tôi đã chú ý đến bản công bố của Ti-tô ủng hộ 10 quyết định lớn tại Hội nghị Băng-đung. Thông qua việc đọc kỹ thông cáo Bri-ô-ni, người ta có thể thấy được mầm mống của Phong trào không liên kết. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Hội nghị thành lập Phong trào đó lại diễn ra ở Belgrad.
Trong một dịp dừng chân ngắn tại Belgrad, tôi gặp một người bạn. Xơ-gia Prây-xơ, chủ bút một tờ báo của nghiệp đoàn khi tôi thăm Belgrad lần đầu tiên năm 1946, bây giờ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhưng phong cách vẫn rất dễ gần như trước. Anh ta giải thích tầm quan trọng mà Ti-tô dành cho việc phát triển một phong trào của “lực lượng thứ ba”.
Khi trở về Budapes, rõ ràng tình hình ở đây trở nên căng thẳng một cách không bình thường. Sự chấn động lần này không phải vì các bá tước, tướng lĩnh và các lâu đài hồ Balaton của họ. Đường phố buôn bán Va-xi Ut-ca thường là rất sạch sẽ, nằm ở ngay trung lâm thành phố, cách khách sạn của tôi vài phút đi bộ, bây giờ đầy những rác rưởi không ai dọn dẹp. Cửa hàng bần thỉu và hàng tháng nay không ai chú ý đến việc bày hàng nữa. Trên các dường phố khác tình hình còn xấu hơn. Ngay nhìn cảnh bề ngoài cũng thấy rằng thành phố đã sa sút về tinh thần. Điều gì đang xảy ra? Đó là câu hỏi tôi hỏi Mi-clô Gi-mơ, mà tôi gặp đang đi trên đường Pê-tơ-phi. Tôi đã gặp anh ta tại Hội nghị Giơ-ne- vơ, khi anh ta thay mặt cho tờ báo của Đảng Cộng sản Da-bát Nép, mà anh ta làm chủ bút. Trước câu hỏi của tôi anh ta cho tôi một địa chỉ mà anh ta sẽ có mặt tại một cuộc chiêu đãi đêm đó và mời tôi đến để chứng kiến “những điều rất lý thú”.
Tôi đến và thật là dễ sợ. Trong một khu vườn rộng của một biệt thự ở ngoại ô Bu-đa-pél, một nửa khu nhà sang trọng của Budapes, rất nhiều phụ nữ đẹp với những bót thuốc lá dài, vây quanh Gi-mơ, tất cả đều nói oang oang về “cách mạng”. Khi tôi bước vào, Gi-mơ quay sang phía tôi. Anh ta hỏi: “Khi nào thì người Mỹ giải phóng chúng tôi khỏi người Nga?”. Khi tôi nói tôi nghĩ rằng khả năng đó là con số không và một cố gắng như vậy sẽ đưa đến chiến tranh thế giới thứ ba, thì Gi-mơ trả lời một cách bi thảm: “Vậy thi chúng tôi phải tự làm lấy và mặc kệ chiến tranh thế giới thứ ba”. Người khách duy nhất bày tỏ sự kinh tởm khi thấy cuộc chiến tranh thế giới mới được tính toán một cách nhẹ dạ như vậy, là I-van Bo-díc-xa mà lần cuối cùng tôi gặp thì còn là “trợ lý Bộ trưởng ngoại giao”. Anh ta đã bị giáng chức vì bị nghi là có những “xu hướng hữu khuynh”. Chúng tôi vẫn là bạn tốt với nhau và tôi có thể thấy rằng anh ta chia sẻ sự ghê tởm của tôi vì bị kéo vào một cuộc họp đầy âm mưu để thảo luận một cuộc nổi dậy vũ trang. Không kể những điều phải và điều trái của tình hình cũng như những lo lắng chân thật, rõ ràng là một điều phiêu lưu của những nhà “cách mạng” của buồng khách tìm cách đẩy công nhân Hungary vào một công cuộc chỉ có thể là tuyệt vọng. Khi tôi nói lên sự không bằng lòng của tôi vì đã có mặt trong một cuộc gặp gỡ như vậy với một nhà báo Hungary, là người đã giới thiệu tôi với Gi-mơ và đưa tôi về khách sạn sau bữa tiệc, thì anh ta chỉ trả lời “Mi-clô Gi-mơ là một trong những nhà trí thức hàng đầu của chúng tôi, nhà nghiên cứu Hy tạp vĩ đại nhất của chúng tôi”. Việc nghiên cứu Hy tạp có thể đưa lại đức tin gì để lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang, liều lĩnh và đẫm máu như Gi-mơ đã làm trong vài tuần sau; đó là điều tôi không sao hiểu được. Trái ngược với Budapes, Praha rất bảnh bao, xinh đẹp. Khi tôi nhận xét sự trái ngược về mức sống trong một cuộc nói chuyện với chủ bút tờ Quyền lợi đỏ, tờ báo hàng ngày của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, thì anh ta nói rằng nhiệm vụ của Ban lãnh đạo Đảng là bảo đảm cho người Tiệp Khắc phải được ăn, mặc và sống tốt hơn.
Tôi trở lại Moscow.
Việc xin chấp nhận là một phóng viên của tờ Người bảo vệ quốc gia ở Moscow còn cần thêm một số ngày nữa để giải quyết. Có một quy chê quy định số lượng ngang nhau giữa Mỹ và Liên Xô trong việc chấp nhận các phóng viên, và tất cả các chỗ đã đầy đủ rồi. Nhưng điều đó đã vượt qua được vì tuy tờ báo là của Mỹ, nhưng tôi lại là người Australia và chưa có người nào đồng hương với tôi đã có mặt ở Moscow. Rồi lại đến vấn đề giấy thông hành Việt nam của tôi chứ không phải là một hộ chiếu Australia. Việc này có thể giải quyết được nếu Việt nam đồng ý thường xuyên cấp lại, như họ đã làm. Vấn đề cuối cùng là cung cấp chỗ ở cho một gia đình ít nhất là 4 người. Một khu nhà ở dành cho nhà báo đang được xây dựng và sẽ hoàn thành trong vòng 6 tháng.
Tôi lại đi Bắc Kinh để gặp Vét-xa và cả hai chúng tôi sẽ đưa tin về Đại hội lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đại hội lần thứ 8 là đại hội đầu tiên kể từ năm 1945. Chủ tịch Mao đọc báo cáo khai mạc và đặt cơ sở cho những cái tiếp theo. Mối quan hệ Trung - Xô còn tốt Mao nói: “Chúng ta phải nghiên cứu tốt, học tập Liên Xô, các nước Dân chủ nhân dân, các đảng anh em trên thế giới cũng như nhân dân toàn thế giới. Chúng ta không bao giờ được có thái độ tự phụ sô-vanh nước lớn và trở thành kiêu căng và tự mãn trước thắng lợi của cách mạng và một số thành công trong việc xây dựng đất nước chúng ta...”.
Trong báo cáo tổng hợp của mình, Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình, mà tên tuổi lúc đó hầu như không được biết đến ở nước ngoài, đã ủng hộ đường lối Xô-viết trong việc tố cáo tệ “sùng bái cá nhân”. Một mặt quan trọng trong điều lệ mới của Đảng, được thông qua sau khi thảo luận và xem xét, là việc củng cố quyền giữ quan điểm thiểu số và bảo vệ những ai có quan điểm đó. Đặng Tiểu Bình nói: “Nếu chân lý cuối cùng thuộc về phía thiểu số thì việc bảo vệ quyền giữ những quan điểm thiểu số sẽ giúp cho Đảng phát hiện chân lý” (về sau ông ta là một trong những người được hưởng nhiều nhất điều khoản này).
Vào lúc này chúng tôi đã cân nhắc những cái nên và những cái không nên trong việc chuyển cơ sở của chúng tôi đến Moscow. Trong những nhân tố không nên thì có: Pi-tơ và Gioóc-giơ đã nói thông thạo tiếng Việt đơn âm, vậy thì làm thế nào chúng có thể quen với tiếng Nga đa âm được Đấy là chưa kể đến những mùa đông của vùng gần các băng dương sau khi đã quen với những mùa đông nhiệt đới. Mặt khác, ở Việt nam, từ người dân thường cho đến các nhà lãnh đạo đã chiếm trái tim của chúng tôi. Sẽ là một nỗi đau lớn về tinh thần khi phải ra đi. Trong các nhân tố nên thì: sẽ có những thay đổi lớn đáng chú ý trong thời đại sau Stalin, trong khi chúng tôi đã cạn những đề tài đã viết và cũng không chắc chắn về việc xuất bản ở Việt nam. Còn đối với Vét xa, thì cô ta sẽ thấy vui thích di chuyển đến một nước gần với quê hương của mình hơn, với một tiếng nói mà cô ta chẳng thấy có khó khăn gì trong khi sử dụng.
Chẳng bao lâu sau khi chúng tôi trở về Hà Nội, cuộc bạo loạn phản cách mạng đã xảy ra ở Hungary. Như tôi đã đoán chắc, không có “lực lượng giải phóng nào” đến cứu những người đã cầm vũ khí cả. Mi-clô Gi-mơ một trong những người cầm đầu bạo loạn đó bị bắt tại trận trong khi đang phân phát vũ khí trên đường phố. Một mặt có nghĩa nữa là cuộc bạo loạn đó không được nông dân ủng hộ, mà theo truyền thống thì nông dân là một lực lượng rất cách mạng ở Hungary, nhưng vào lúc này đã thành một bộ phận đáng tin cậy nhất trong quần chúng. Mm cách bản năng họ biết rõ điều mà Gi-mơ và những người ở cấp cao hơn trong cuộc bạo loạn đó đã không biết đến. Đó là sự can thiệp của phương Tây, tất nhiên sẽ đặt chế độ Ex-téc-ha-đi và Min-den-ti trở lại lên lưng họ. Nhà báo đã giới thiệu tôi với Gi-mơ, đã bỏ chạy khi nổ ra tiếng súng đầu tiên.
Tháng 4 năm 1957, sau một cuộc đi thăm ngắn Lào và Campuchia, chúng tôi chuẩn bị hành lý và chào tạm biệt các bạn Việt nam. Thị thực vào Liên Xô của tôi đã được cấp, giấy thông hành của tôi được cấp lại và như vậy là tôi rời Hà Nội để ở lại Bắc Kinh ngày 1 tháng 5 và sau đó đi Moscow.