Số lần đọc/download: 195 / 8
Cập nhật: 2020-03-12 22:17:33 +0700
Chương 6 - Trở Về Với “ Nữ Thần Cá”- Danh Dự Phải Trả Giá- Công An Tống Giam Tiền Vệ Trái- 3-0 Nghiêng Về “ Nữ Thần Cá”- Hoan Hô Pa-Ra-Gôn!
N
gày hôm sau, khi ngủ dậy Ma-nhút nói với Mi-lếch tóc hung:
- Này, người an hem à, tớ đã hợp pháp nghĩ lại mọi điều. Tớ sẽ trở về với đội. Tớ không ngồi nhìn bọn nó mệt nhọc vì thiếu tớ. Nếu mà hôm qua có tớ thì “ Nữ thần cá” phải thắng đến hàng chục.
Mi-lếch giụi mặt, nó ngáp dài:
- Được thôi nhưng còn chuyến đi của chúng ta?
- Cậu cứ đợi. Sau cuộc thi này tớ sẽ suy nghĩ. Bây giờ quan trọng nhất là thi đấu. Chúng tớ đã ở vòng tứ kết.
Mi-lếch tóc hung lại ngáp. Rồi lần nữa nó lại ngoác mồn ngáp. Cuốc cùng nó ngồi dậy.
- Ừ thì cũng được, nhưng cậu sẽ về như thế nào?
- Về bằng con đường danh dự, người anh em ạ. Không có xấu hổ, ngượng ngập gì cả. Tớ đã nghĩ tất cả rồi. Nguồn thu nhập nhờ “ Tin nhanh” không đến nỗi nào. Hôm nay chúng ta se nhận nhiều hơn. Rồi cậu thấy ta sẽ bán hết.Tớ sẽ kiếm thêm chai lọ đem bán. Khi tớ đã có mười bảy đồng thì tớ đến gặp Cơ-rô-lê-vích. Tớ sẽ đòi nó trả lại tờ giấy kia.
- Nếu nó không trả?
Trong đôi mắt đang cười của Ma-nhút thoáng ánh hung dữ.
- Nếu nó không trả, thì nó sẽ có chuyện với Pa-ra-gôn. Tớ sẽ cho nó biết tay. Nó không thể biên tớ thành một thằng điên. Tớ phải trở về với “ Nữ thần cá”. Thiếu tớ bọn nó sẽ thua, cậu hiểu chứ?
Vừa ăn sáng xong bọn trẻ vừa bàn bạc kế hoạch. Đầu tiên, chúng sẽ đi kiếm chai ở dọc song Vi-xla. Sau đó nếu có điều kiện, sẽ đi thử một chiếc thuyền thoi. Buổi chiều chúng sẽ đi bán báo “ Tin nhanh”. Kế hoạch đơn giản, không đòi hỏi phải giải thích. Hai đứa trẻ mười ba tuổi hiểu nhau như những người lớn. Nhưng thời tiết không làm đồng minh cho chúng. Ngày hôm nay mây mù đầy trời, mưa lất phất. Phố Che-nhắc-cốp-xca, nơi có túp nhà của ông nội Mi-lếch chìm đắm trong sương mù và mưa. Trên vỉa hè đầy những vũng nước đọng. Hai rãnh nước ven đường lười biếng chảy, mang đi theo những đám bọt nước. Dân qua phố co ro dưới ô, mũ bước nhanh.
Nhưng chẳng có gì có thể ngăn được Pa-ra-gôn. Khi Mi-lếch hung nói rằng thời tiết này không nên ra khỏi nhà, Ma-nhút đã tặng bạn một nụ cười chế nhạo.
- Nếu cậu muốn thì cậu ở nhà. Tớ đi một mình…
Cuối cùng cả hai đứa cùng đi. Mi-lếch đã kịp kết thân với Ma-nhút. Bây giờ một ngày không có người bạn mới bên cạnh là một ngày bị bỏ phí của Mi-lếch. Hai đứa đi dọc phố. Chúng chui vào các bụi cây, xó xỉnh để tìm chai lọ. Sau ngày chủ nhật, vỏ chai còn lại ở đó khá nhiều. Chỉ một loáng hai đứa đã nhặt được mười hai chiếc. Sau khi đem bán, Ma-nhút muốn chia tiền với Mi-lếch. Nhưng anh bạn tóc hung phản đối:
- Con người ơi, cậu phải kiếm tiền chuộc lại cái giấy kia cơ mà!
- Ừ thi tất nhiên… nhưng phải công bằng. – Pa-ra-gôn nghiêm trang tuyên bố.
Trong cơn mưa bùng nhùng, hai đứa trẻ đi dọc bờ song. Ma-nhút nhìn đôi giày thủng đế của mình. Mỗi khi cậu bé nhấc chân, nước ròng ròng chảy ra qua các lỗ thủng. Đã đến lúc phải mua cho mình đôi giày mới, nhưng bây giờ còn phải trả nợ Cơ-rô-lê-vích đã.
Chúng lội dọc theo các bờ song trong đám cỏ lác vào tới nhà thuyền. Đây là chỗ cất thuyền rất thô sơ. Chỉ có một mái tôn che cá giá để thuyền. Chỉ cần nhấc thuyền ra khỏi giá, kéo nó xuống nước là các nhà thám hiểm đã hiểu có điều kiện tiến hành cuộc thám hiểm.
Ma-nhút không giấu vẻ chán nản nhìn chiếc thuyền thoi màu xanh.
- Có nên không? – Cậu hỏi bạn tó hung.- Mưa thế này nghe tiếng cóc nhái cũng đi ẩn. Còn cậu, cậu lại muốn đi chơi xa ư?
Mi-lếch tròn mắt nhìn bạn:
- Người ơi là người. Đây là cơ hội duy nhất. Bây giờ không có ai canh gác cả.
- Thế nếu họ phát hiện ra?
- Đừng sợ. Tớ biết tớ làm gì. Đây không phải là lần đầu tiên.
- Thôi được…, Ma-nhút nhún vai. – Hạ thuyền xuống rồi, hừ… xa khơi! Không còn có gì phải suy nghĩ nữa.
Hai đứa trẻ xem xét lại lần nữa xem có ai theo dõi chúng không. Chúng chọn chiếc thuyền thẫm nhất, nhấc khỏi giá, rồi nhanh chóng kéo xuống nước.
- Cậu thấy chưa, chẳng có gì đáng sợ cả, - Mi-lếch cườ. – Bơi chèo đầy đủ. Ổn rồi. Về việc này tớ thông thạo hơn cậu nhiều.
- Thế sau đó lại pảhi khiêng thuyền lên giá?
- Không, ta sẽ đểnó lại trong đám cỏ lác. Họ sẽ tìm thấy nó.
Dòng nước đục vỗ vào bờ cát, dập dìu vờn các cây cỏ dại. Ngòai ra có chỗ nước xoáy. Những bong bóng nước trôi theo dòng nước. CHúng kết lại thành những đám bọt bẩn.
Khi hai đứa trẻ bơi đến chân cầu, chúng nghe thấy tiếng máy nổ ở phía sau. Chúng quay đầu lại. Chiếc ca-nô công an từ xa đang tiếng lại. Nước giạt tóe ra ở hai bên mũi ca-nô.
- Vù thôi, - Ma-nhút kêu khẽ.
Mi-lếch thản nhiên nói:
- Chẳng sao. Hàng ngày họ vẫn đi tuần. Đấy là công an đường thủy.
- Công an nào cũng vậy. Tớ khuyên cậu, ta phải vù thôi.
Không đợi Mi-lếch trả lời. Ma-nhút cuống quýt xoay thuyền, rồi chèo mạnh vào phía bờ. Trong lúc đó chiếc ca-nô công an vòng một vòng rộng cắt ngang đường chạy của bọn trẻ.
- Đứng lại! – Anh công an trẻ nhòai người ra ngòai buồng lái.
Những cánh tay của bọn trẻ cứng đờ. Chúng không chèo tiếp được nữa. Chiếc ca-nô gần lại rất nhanh.
- Các chú lấy chiếc thuyền này ở đâu? – Anh công an hỏi.
Hai đứa trẻ sợ sệt đưa mắt nhìn nhau. Chúng im lặng.
- Ầy, chúng mày, chúng mày… - Anh công an thốt lên, rồi bắt đầu nhiếc móc, - Lũ ăn trộm … Chúng mày lại hứng lên trong thời tiết này. Đợi đấy, lát nữa chúng tớ sẽ cho chừa. – Anh công an lấy giây buộc giật mũi thuyền thoi vào ca-nô. Chiếc ca-nô chạy, kéo giật theo chiếc thuyền thoi về bến.
- Rồi sau đó chúng em cũng sẽ trả lại, - Mi-lếch cố gào át tiếng máy nổ.
- Vâng, vâng. – Anh công an gật gật đầu. – Tôi biết các ông rồi.
- Em thề là như vậy! – Thằng bé kêu lên tuyệt vọng.
Anh công an chỉ vung tay. Ma-nhút im lặng. Cậu đang tức tối với mình vì đã để lôi cuốn vào chuyện này. Cậu muốn nhảy xuống nước vì chán nản. Cậu biết rằng bằng một hành động thiếu suy nghĩ này, cậu đã phá hỏng mọi kế hoạch.
Hai đứa trẻ ngồi trong phòng dành cho những kẻ tạm bị bắt giữ. Ba cái ghế gãy, một cái bàn xiêu vẹo, một chậu cây cảnh đã chết héo là những cái có ở căn phòng này. Ma-nhút rùng mình không hiểu vì lạnh hay vì sợ.
Lát sau tiếng chìa khóa lạch cạnh ở cánh cửa. Trên khung cửa hiện ra anh công an trẻ, chính là người đã dẫn hai đứa tới đây.
- Các chú đi với tôi. – Anh ta hất đầu ra hiệu cho hai đứa trẻ.
Họ đi lên tầng trên theo chiếc cầu thang hẹp. Anh công an mở cửa một phòng cho chúng vào. Đằng sau bàn làm việc có một phụ nữ trong bộ đồng phục công an.
“ Ha, ha … công an mặc váy”, - Ma-nhút nghĩ thầm.
- Ngồi xuống, các chú nhỏ. – Chị công an chỉ ghế cho hai đứa trẻ. Giọng của chị nhẹ nhàng, ánh mắt của chị cũng đỡ nghi vấn hơn.
- Chú ở đâu? – Chị công an nhìn Ma-nhút bằng đôi mắt xanh thẫm, dụi hiền.
- Em ở phố Gu-chép-xca. – Cậu bé trả lời không hề sợ sệt.
- Chú ở với cha mẹ?
- Làm gì có. Em ở với cô Phơ-răng-na. Nhưng cô em hiện ở bệnh viện, - Cậu bé giải thích nhanh gọn.
- Ai quản lý chú bây giờ?
- Em tự quản lý lấy, chị ạ. Ai có thể quản lý em? Bà cô thì ở bệnh viện, còn em…
- Được rồi, - Chị công an ngắt lời cậu. – Thế ai có thể đảm bảo cho chú? Ma-nhút lắc đầu, không hiểu câu hỏi. Nhưng ngay đó nó nhớ lại việc anh cảnh sát khu vực bắt gia đình Skum-ba, Cơ-rô-lê-vích lên nhận chúng ở đồn về. Cậu bé cười rụt rè rồi nói không tính tóan:
- À, mà… anh Xtê-pa-nếch.
Do đâu nảy ra trong đầu cậu bé cái họ này, cậu cũng không hiểu nữa.
- Anh Xtê-pa-nếch?... – Chị công an nhíu lông mày. – Anh ấy là ai vậy?
- Chị không biết ư? Đấy là cầu thủ khá nhất “ Pô-lô-nha”. – Cậu bé ngạc nhiên nói.
Lời giải thích không làm vừa lòng chị công an. Ma-nhút bị hỏi tiếp:
- Đấy là anh của chú?
- Không, thưa chị. Đấy là huấn luyện viên của đội chúng em.
- Đội gì?
- Đội bóng đá. Đội “ Nữ thần cá”. Đội mà hôm qua thắng ở cuộc thi. – Cậu bé nói thêm vẻ tự hào. Cậu nghĩ: “ Khó nói chuyện với bà này quá. Bà ta chẳng biết tý gì về bóng đá. Làm sao lại có thể không biết đến anh Xtê-pa-nếch?”
- Từ từ, từ từ nào… - Chị công an lúng túng cười. – Vậy nghĩa là anh Xtê-pa-nếch là huấn luyện viên của các chú.
- Một cách “ hợp pháp”, thưa chị.
- Đấy là nghề nghiệp của anh ấy?
- Không. ANh ấy là thợ cơ khí ở nhà máy mang tên anh hùng Cáp-xắc.
- À ra vậy! – Sự lúng túng biến mất trên khuôn mặt trái xoan của chị công an. Chị nhấc ống nghe máy điện thoại, quay số.
Bây giờ, Ma-nhút mới nghĩ đến tình thế mà cậu sẽ gặp. Chị công an sẽ gọi điện về nhà máy. Chị ấy sẽ nói chuyện với anh Xtê-pa-nếch. Anh ấy sẽ biết tiền vệ cánh của “ Nữ thần cá” đã phản bội lại đội mình, bây giờ lại dính lúi đến việc ăn trộm thuyền. Anh Xtê-pa-nếch có thể nói rằng anh không có quan hệ gì với cậu. Quyền gì mà cậu lại gọi anh đến? Tại sao cậu lại để anh Xtê-pa-nếch nổi tiếng dính vào việc này?
o O o
- Chú đã làm đắng cốc bia thì bây giờ chú phải tự mình uống hết. – Huấn luyện viên nói.
Từ lúc rời đồn công an Ma-nhút rất sợ những lời ta thán. Nhưng huấn luyện viên như quên hết mọi chuyện. Anh không hề nói một lời về việc Pa-ra-gôn bỏ trốn. Anh cho đứa trẻ ngồi lên chiếc “ Ja-va” rồi chở nó đến quán ăn gần nhất.
- Chắc là chú đói. – Anh nói. – Chúng ta sẽ ăn chút gì đó. Sau đó về chỗ anh.
Mãi sau khi cả hai đã ngồi xuống cạnh bàn, anh chợt buông thõng:
- Và rồi tất cả các trò ấy để làm gì?
Ma-nhút dán mắt vào đôi tay bẩn, đôi giày bát kết rách, đôi gấu quần nhung tả tơi. Cậu không thể giấu được nỗi lo âu. Lúc lúc cậu bé lại động vào cái gì đó, dịch chuyển cái gì đó, mà cũng không biết là cái gì. Cậu bực bội với mình đã không cư xử được bình thường. Câu hỏi của anh Xtê-pa-nếch không được trả lời.
- Đừng buồn nữa, anh đã biết tất cả rồi. – Cậu bé nghe thấy lời anh Xtê-pa-nếch. – Các bạn chú đã kể cho anh biết. Anh cùng các bạn đã đến chỗ cô chú. – Huấn luyện viên nắm lấy tay cậu bé lắc lắc. – Sao khi đó chú không đến chỗ anh? Anh có thể giúp chú cơ mà.
Pa-ra-gôn thấy như tất cả xung quanh cậu đều sáng lên. Quả tạ lâu nay đè trũi vai cậu đã biến mất. Cậu bé lấy tay quệt trán, mắt chớp lia lịa. Cậu thì thào:
- Em ngượng. Mà chuyện đó cũng không phải là đơn giản…
- Lúc đó cần phải đến chỗ anh. Anh có thể cho chú mượn số tiền đó. Đâu phải là lỗi của chú khi bà cô lấy tiền. Cô cũng không có lỗi vì nghĩ là tiền của chú. – Anh Xtê-pa-nếch nói giọng nhè nhẹ. Còn Ma-nhút thoáng nghĩ: “ Ầy, nhưng mà mình ngu quá, mình ngốc thật!”
Anh Xtê-pa-nếch nói tiếp:
- Chú đã để đắng cốc bia thì bây giờ tự chú phải uống hết…
- Rõ ràng rồi. – Cậu bé nói thầm, tay vo viên tờ giấy để lau miệng.
- Chú sẽ phải đến “ Cơn lốc” trả lại tiền, đòi tờ giấy chú đã ký!
- Nếu chúng không trả? Hơn nữa em mới có được ba đồng… Chúng sẽ không muốn nói chuyện với em.
- Không lo. Anh sẽ cho chú mượn. Nhưng anh sẽ không thay chú đến đó.
- Điều đó có thể “ hợp pháp” hiểu được. – Cậu bé nói chững chạc hơn. Đôi mắt cũng ánh lên vui vẻ.
o O o
Buổi chiều trời đẹp ra. Những cơn gió thổi bạt mây mù để lại bầu trời xanh trong. Trên nền trời cao xanh thẳm một vài đám mây trắng xốp như bong bồng bềnh trôi. Mặt trời đang sấy khô đường phố đã được cơn mưa rửa sạch. Chỉ còn những vũng nước đọng trên vỉa hè. Chúng như những chiếc gương nhiều cỡ phản chiếu cả bầu trời, mây, nhà cửa và người đi đường. Không khí mát mẻ, dễ chụi.
Ma-nhút trở về “ Tổ chim câu” như đi gặp một người thân đã lâu không gặp. Nghĩ đến việc gặp lại bạn bè, niềm phấn khởi cùng với nỗi lo âu thấp thỏm thay nhau trào dâng trong người cậu. Càng gần về nhà, cậu bé càng đi chậm lại. Cuối cùng cậu bé dừng lại trước cổng. Xung quanh trống trải và yên lặng. Cậu bé mỉm cười khi nhìn thấy tấm bảng treo cạnh cổng. Cậu đọc chậm để không bỏ sót chữ nào. Phía trên bảng là dòng chữ: Câu lạc bộ thể thao “ Nữ thần cá”. Phía dưới là hình vẽ một cầu thủ đang co chân sút bóng vào khung thành. Người cầu thủ đó có vẻ đẹp và dáng điệu khác thường. Mỗi người qua đường đều bị hình vẽ thu hút.
Ma-nhút vừa huýt sáo vừa lắc lư đầu tỏ ý khâm phục. Cậu nhận ra tác phẩm của I-gờ-nát Pa-ra-đốp-xki. Dưới hình vẽ có dán tờ giấy to. Trên đó bọn trẻ đã vẽ sơ đồ cuộc thi đấu. Ma-nhút chăm chú đọc các kết quả.
Đôi mắt cậu bé như dán chặt vào tờ sơ đồ. Cậu muốn nhớ tất cả các kết quả. “Tốt rồi,- cậu nghĩ,- chúng ta sẽ đá với “ Truy kích”. Còn “ Cơn lốc” thì sẽ gặp “Thủ đô”. Nếu hai đội cùng thắng thì sẽ gặp nhau ở bán kết. Đội nguy hiểm nhất là đội “ Bất tử”. Sút bảy quả trong một trận đấu thì không phải chuyện thường. Rất may, các nhà thiện xã ở khu Pra-ga lại ở nửa trêm của bảng. Như vậy “ Nữ thần cá” chỉ có thể gặp họ ở vòng chung kết. Nhưng đển đến đó còn phải qua một con đường khá xa và gian khổ.
Ma-nhút đọc mảnh báo dán trên bảng. Cậu bé đọc với nỗi xúc động khiến má cậu ửng đỏ.
“ Trong số các đội dư thi đấu nổi bật lên có đội “ Bất tử” ở khu Pra-ga, đội “ Can trường” ở khu Nội thành và đội “ Cơn lốc”, đội “ Nữ thần cá” ở khu Vô-la. Đội “ Nữ thần cá” là đội trẻ nhất cuộc thi đấu. Các cầu thủ nhỏ bé này đã thi đấu với nhiệt tình lớn. Các em đã chiếm được cảm tình của người xem. Các em đó đã thắng các cầu thủ lớn hơn mình ở khu Mi-rốp. Các nhà hiểu biết bóng đá gọi các cầu thủ nhỏ bé đó là những nhà nghệ thuật bóng đá. Đặc biệt xuất sắc nhất về kỹ thuật cá nhân là Lê-ô-pôn Pê-khô-vắc trung phong của “ Nữ thần cá”…
Ma-nhút xuýt xoa vì hãnh diện, vui mừng.
“ Mình đã không bảo Ma-da-rô xếp cậu ta vào đội hình đó sao? – Cậu bé nghĩ. Bây giờ các ông bạn xem xem. Pa-ôn-ca là cá nhân xuất sắc về kỹ thuật!... Chắc là cu cậu phải phấn khởi lắm!”
Đang suy nghĩ, chợt Ma-nhút thấy ai đó đặt tay lên vai mình. Cậu bé quay phắt lại. Cậu nhìn thấy khuôn mặt hình quả trứng của Pa-ôn-ca.
- Pa-ôn-ca! – Ma-nhút hét lên phấn khởi. – Cậu thấy chưa? Cậu thấy những điều họ viết về cậu chưa, người an hem?
Pa-ôn-ca nhìn rất lâu vào khuôn mặt vui mừng, hân hoan của Pa-ra-gôn. Cậu muốn nói điều gì, nhưng xúc động không nói được. Cuối cùng cậu thốt lên, giọng lạc đi.
- Tớ rất mừng…Chúng ta lại sẽ có hàng tiền đạo mạnh. – Pa-ôn-ca nắm tay bạn lắc lắc mãi.
- Chỉ có hàng hậu vệ thì đụt quá, người anh em ạ.
- Cậu cũng có mặt ở bãi à?
- Một cách hợp pháp người anh em ạ! Vì cái thằng Mô-tin-xki mà chúng ta để lọt hai quả, không thì chúng ta thắng đến hàng chục.
- Trận đấu căng qúa!
- Ôi căng, căng quá! Nhưng cậu khỏi lo, thứ năm này sẽ đá khá hơn.
- Chúng ta sẽ đấu với đội “ Truy kích”.
Ma-nhút không biết cậu bị thu hút vào chuyện bóng đá từ khi nào. Cứ như không hề có chuyện cậu bỏ “ Nữ thần cá” đi trốn ấy.
Ở cổng xuất hiện hai dáng quen thuộc Ma-da-rô và Pê-rê-ca. Chúng đứng sững lại khi nhìn thấy Pa-ra-gôn. Ma-da-rô hơi tái mặt, song không để mất sự bình tĩnh của người đội trưởng. Pê-rê-ca há hốc mồn sững sờ. Rồi trên khuôn mặt đầy tàn hương của nó hiện lên nụ cười hân hoan. Chỉ một bước nhảy, thủ môn bé nhỏ nhún người như nhảy tới bóng, đã đến bên Pa-ra-gôn. Cậu bé ôm chầm lấy cổ bạn, đấm bình bịch vào người bạn. Ma-nhút phải kêu lên vì đau.
- Cậu đã có mặt, người anh em thân yêu, cậu đã có mặt! Gớm, chúng tớ ở nhà lo quá. Cái gì đã xảy ra với cậu? Ôi Pa-ra-gôn nếu cậu biết tớ buồn thế nào, Rất tốt là cậu đã về.
Ma-da-rô từ từ đi lại gần Pa-ra-gôn. Cậu bé chìa tay cho bạn.
- Tớ xin lỗi. Tớ là con lợn vì khi đó đã nghi cậu.
- Không sao, - Ma-nhút nói và trong giây lát cậu bé đã quên hết mọi điều tổn thương, tự ái với đội trưởng.
Pê-rê-ca nhảy choi choi quanh Ma-nhút, hét:
- Đi ra sân. Ra đó đá vài quả. Ngày mai sẽ tập ở Côn-vích-tô-xca rồi!
Ma-nhút giật quả bóng trong tay thủ môn, co chân đá hết sức. Quả bóng bay rất cao, rồi rơi xuống nảy bình bịch trên vỉa hè.
- Đi thôi! Rồi các cậu sẽ thấy: chúng ta sẽ thắng đội “ Truy kích”.
o O o
Những ánh đèn đường đã được bật sáng. Ánh đèn trắng nhợt trên nền trời sẫm. Trên phố, những chiếc xe ngựa nối đuôi nhau chạy. Những con ngựa mệt nhọc, đầu cúi thấp bước đi. Chân chúng gõ những nốt nhạc cuối cùng của ngày làm việc chăm chỉ. Lũ chim sẻ còn léo réo cãi nhau ở mái hiên các nhà. Những con dơi đang chao liệng giữa những ngôi nhà đổ nát vì bom đạn.
Ma-nhút dừng lại. Cậu bé móc túi lấy ra số tiền anh Xtê-pa-nếch đưa. Cậu đềm lại lần nữa: một tờ mười đồng đỏ, tờ năm đồng màu tươi, tờ hai đồng màu xanh và một ít xu nhôm. Tất cả là mười bảy đồng năm hào.
“ Chắc bọn nó không đòi tiền lãi”, vừa nghĩ cậu bé vừa cho tiền vào túi. “ Chú đã làm đắng cốc thì bây giờ cậu phải tự chú uống…” – cậu bé nhắc lại trong đầu lời huấn luyện viên. Ý nghĩ cũng đắng ngắt như cốc bia hỏng. Nhưng Pa-ra-gôn không phải là thằng nhát gan. “ Phải giải quyết cho nhanh cho nhẹ dần”. Cậu bé ngắt đứt luồng suy nghĩ đầy lo âu, bước nhanh về phía ngôi nhà cuả anh em Váp-du-sắc và dừng lại bên hàng rào. Trong nhà đã bật đèn. Theo lối cũ cậu bé cho tay vào mồn huýt sáo ré lên. Một chốc Cơ-rô-lê-vích ló ra ngòai, lo ngại nhìn ngó xung quanh nhà.
- Ai? – Cơ –rô-lê-vích hỏi khẽ.
- Tớ đây, Pa-ra-gôn đây! – Ma-nhút trả lời.
Cơ-rô-lê-vích nhanh nhẹn hẳn lên, chạy tới bên hàng rào.
- Cuối cùng thì cậu đến?! – Nó cười gằn. – Hừ, cậu đã hỏang sợ và trở về nhà! Cậu là thằng lỏi. Nhưng thôi được … cũng cần đến cậu. Thứ năm này sẽ đá với “ Thủ đô”.
- Mày nói chuyện với ai đấy I-u-lếch? – Váp-du-sắc anh xuất hiện trên ngưỡng cửa.
- Kẻ chạy trốn đã trở về, - Cơ-rô-lê-vích cười và trả lời. Rô-mếch Váp-du-sắc từ từ bước lại gần hàng rào.
- Nó đã xin lỗi chúng ta chưa? – Gã hỏi giọng khinh khỉnh.
Ma-nhút đã ngủi thấy từ xa mùi rượu Vốt-ca. Cậu bé lùi lại, nhưng Rô-mếch đã tới gần. Gã tóm nhanh lấy tay áo cậu bé.
- Đừng sợ. – Gã thở phì vào mặt cậu bé. – Chúng ta sẽ nói chuyện tử tế. Tại sao hôm nọ mày không đến?
Ma-nhút im lặng, nó nhìn vào đôi mắt lờ đờ vì rượu của Rô-mếch.
- Tiền thì mày nhận, còn đến thì mày không muốn, - gã nói tiếp giọng đanh, cứng. Trong giọng không có gì báo hiệu tốt lành cả. – Mày không thích “ Cơn lốc” sao?
- Tôi không đá ở đội nào cả, - cậu bé trả lời.
- Ê, lỏi con! – Váp-du-sắc anh cười phá lên. Gã nắm chặt tay áo cậu bé lôi mạnh. – Một thằng lỏi con có danh dự. Nhưng không có mày, “ Cơn lốc” cũng đã thắng 5:2. Còn “ Nữ thần cá” thân yêu của mày suýt nữa thì alê…hấp…ra rìa. Gã cúi gầm sát mặt cậu bé, bất ngờ hỏi. – Bây giờ sẽ thế nào?
- Tôi đến trả tiền… - Ma-nhút thọc tay vào túi kéo cuộn tiền ra.
Rô-mếch đập vào tay nó.
- Tao không cần đến những đồng tiền hôi thối của mày! – Hắn gào lên. – Cất đi! Mày đã ký đơn rồi hay chưa ký?
- Ký rồi. – Ma-nhút nói giọng run run. – Nhưng muốn lấy lại…
Cậu bé không nói được dứt lời, vì nó bị một cái bạt tai gọn khô, rất mạnh. Nếu mà Váp-du-sắc anh không nắm tay áo nó, thì nó đã ngã xuống đất.
Trong mắt Ma-nhút tối sầm lại. Một bên má rát bỏng. Tất cả quay cuồng trong đầu cậu. Nắm tiền rơi khỏi tay. Những đồng xu lanh canh lăn trên vỉa hè. Cậu bé nói thầm:
- Chúng mày cần gì ở tao?
- Mày ký giấy rồi mà đá thì không muốn. – Cơ-rô-lê-vích lên tiếng.
- Tao sẽ không đá cho chúng mày!
- Nhưng tiền thì cần. – Rô-mếch thốt ra.
- Tao cũng khôngcàn tiền của chúng mày! – Cậu bé phẫn nộ hét lên.
Cùng lúc quả đấm thứ hai bổ xuống giữa mặt. Ma-nhút thấy mùi tanh tanh của máu ở môi. Cậu bé vằng giật mạnh làm một cánh tay áo sơ mi rách tọac.
- Thả tao ra! – Cậu gào lên thất thanh.
Váp-du-sắc anh càng nắm chặt tay cậu hơn.
- Nghe đây, thằng lỏi, nếu mày mà đến nói với chúng nó thì tao sẽ dần cho một trận. Khi đó cả huấn luyện viên của mày cũng không nhận ra mày. Còn bây giờ nhặt lấy tiền cút đi. Tao không thể nhìn bộ mặt đầy máu của mày. – Gã đẩy thằng bé.
Ma-nhút chới với, ngã ngồi xuống vỉa hè. Nhưng ngay lập tức cậu bé vùng đứng dậy:
- Chúng mày cầm lấy tiền! Tao sẽ không đá cho chúng mày! Tao sẽ không đá! – Cậu bé gào lên,ném cuộn tiền xuống cạnh chân an hem Váp-du-sắc. rồi bỏ chạy. Không ai đuổi theo nó. Cậu bé đứng lại, thở nặng nhọc. Cậu cảm thấy hơi ấm của dòng máu đang chảy xuống cổ. Cậu đưa tay quệt mặt. Tay áo sơ mi sẫm lại, ẩm vì máu. Cậu thấy nao nao khó chịu trong người. Cậu gục trán vào tường lạnh gồ ghề. Cả người cậu bé run rẩy trong cơn khóc không cầm được.
- Mình đã làm gì chúng nó? Tất cả sẽ ra sao đây? – Cậu thì thầm trong cơn nức nở. Nỗi tủi nhục biến thành sự giận dữ, tức tối. Cậu dang tay đấm hết sức vào tường.
- Ta đã làm gì chúng nó? Chúng muốn gì ở ta? – Cậu nhắc lại trong thất vọng và bực bội.
o O o
Lòng ham chuộng thể thao của ông thợ cắt tóc Sô-ren-ca mạnh hơn cả ý thức về nghĩa vụ. Khi được biết “ Nữ thần cá” đá trận tứ kết với đội “ Truy kích”, ông đóng cửa hiệu lại. đi đến sâm Ac-ri-cô-la. Trên đường đi, ông suy nghĩ tại sao Pa-ra-gôn không đến chỗ ông nữa. Đã hơn tuần nay ông không thấy khuôn mặt tươi cười của cậu bé. Nó biến mất bí hiểm. Hay là cu cậu tự ái, khi cậu bé hỏi vay tiền, ông không có lấy mười đồng? Ông Sô-ren-ca thành thực quý mến cậu bé luôn vui vẻ ấy. Bây giờ không thấy cậu bé, ông cảm thấy thiếu cái gì đó gần gũi, thân thuộc.
Dọc đường đến sân bóng Ác-ri-cô-la ông thợ mua gói kẹo to, một cân lê cho tiền vệ cánh của “Nữ thần cá”. Hãy để cho chú bé biết rằng ông không quên nó. Hãy để cho nó biết rằng ông vẫn chăm sóc các cầu thủ trẻ của khu Vô-la ruột thịt.
Quanh sân bóng, khán giả đã chen chúc nhau đứng. Dưới bóng râm của cây sồi, các cầu thủ đang chuẩn bị ra sân. Ông thợ Sô-ren-ca nhìn thấy Ma-nhút từ xa.
- Thế nào, Pa-ra-gôn, khóc chứ? Quên hết cả bạn bè rồi. Sao chú không tạt vào chỗ tớ?
Cậu bé chào lại ông cụ bằng nụ cười chân thành cởi mở.
- Kính chào ông chủ! Thế ông không biết là cháu đã không còn bị thất nghiệp? Cháu hiện đang làm ở chỗ ông Lô-pô-tếch với cương vị phụ tá kỹ thuật. Thậtquý hóa, ông chưa quên đội chúng cháu.
- Cho chú kẹo và lê đây. Đem mà mời các bạn. – Ông thợ cắt tóc trao cho cậu bé hai túi giấy lớn.
- Cháu xin! Vi-ta-min rất có lợi.
Câu chuyện thân mật bị Rô-mếch Váp-du-sắc cắt ngang. Gã mặc bộ com-lê màu nâu, đi giày da mềm, thắt cơ-ra-vát rất đẹp. Không để ý đến ông thợ cắt tóc, gã gật đầu ra hiệu cho Ma-nhút.
- Tớ muốn nói chuyện với cậu.
Ma-nhút nhúi trán, khó chịu.
- Muốn gì? – Cậu hỏi khẽ.
- Mày muốn đá ở “ Nữ thần cá”?
- Một cách “ hợp pháp”, - Cậu bé thốt ra câu nói ưu thích của mình mạnh mẽ, cương quyết.
- Còn tờ đơn? – Trong ánh mắt Váp-du-sắc ánh hằn lên ánh dữ tợn, xấu xa.
- Cái đó không có giá trị.
- Sao lại không có giá trị?
- Vì bị cưỡng ép?
Đôi mắt sẫm của Váp-du-sắc nhíu lại. Từ miệng gã rít ra những lời hằn học, đe dọa.
- Pa-ra-gôn, tao biết mày là thằng mất dạy. Nhưng mày đừng có lên mặt với tao. Đã một lần mày thấy rồi…
Ma-nhút nhếch mép cười vẻ gò bó.
- Chúng mày để tao yên. Tao không cần gì phải lên mặt với bọn mày.
- Nếu mày đá, chúng ta sẽ khiếu nại. Và chúng mày sẽ được cái gì? Bọn mày muốn để họ không công nhận trận đấu?
- Cứ việc khiếu nại. Chúng tao không sợ đâu.
Váp-du-sắc anh nghiến răng vì tức giận.
- Pa-ra-gôn, mày nghĩ kỹ đi. Tao khuyên tốt mày đấy.
- Tao đã nghĩ kỹ từ lâu rồi.
- Nhớ lấy những điều tao đã nói. Kẻo sau này hối không kịp. – Váp-du-sắc anh đe dọa.
- Anh muốn gì ở nó? – Ông thợ cắt tóc xen vào.
Rô-mếch nhìn ông thợ vẻ khinh khỉnh.
- Không phải việc của ông! – Một lần nữa, gã ném cho Pa-ra-gôn cái nhìn cảnh cáo, rồi lủi mất vì nhà báo Khu-đin-xki đang đi lại gần Ma-nhút.
Nhà báo có vẻ mặt rất bí mật.
- Thế nào khỏe chứ, anh chàng chạy trốn? – Ông ta giơ tay bắt tay cậu bé. – Tớ được biết chú đã bỏ “ Tin nhanh”.
- Rất “ hợp pháp”, bác nhà báo à. Bác không còn sợ bị cạnh tranh. “ Cuộc sống Vác-sa-va” hơn hẳn.
Nhà báo đặt tay lên vai cậu bé:
- Chú và các bạn hôm nay cố gắng đá cho tốt. Bác có một chuyện bất ngờ thú vị cho các chú.
- Chắc là bác viết tường thuật về những pha trước khung thành?
- Còn lớn hơn?
- Chắc là bác đem phóng viên chụp ảnh tới?
- Còn lớn hơn!
Ma-nhút kêu lên vì ngạc nhiên.
- Như cháu yêu quý bà cô Phơ-răng-na, quả cháu không biết là chuyện gì cả?
- Trận đấu của các chú sẽ được tường thuật cho buổi phát thanh “ Thời sự thể thao”.
- Hu-ra! – Pa-ra-gôn reo lên. – Nghĩa là cô Phơ-răng-na ở bệnh viện cũng có thể biết được cháu đá ra sao?!
- Nhớ nhé, các chú hãy đá cho tốt vào. Đừng để bác xấu hổ thay các chú.
- Cái đó thì dễ hiểu thôi bác nhà báo à! – Pa-ra-gôn chạy đi tìm các bạn. Cậu bé rúi rít báo tin bất ngờ cho đồng đội.
Cái tin đã gây sóng gío. Lúc đầu không ai tin Ma-nhút. Nhưng khi anh Xtê-pa-nếch cam đoan với bọn trẻ là thật, thì chúng quay ra lớn tiếng bàn tán.
- Hỡi các con người yêu quý – Pê-rê-ca bé nhỏ nhảy cẫng lên. – Chúng ta phải đá ra đá, không được trượt cú nào cả đấy!
I-gờ-nát Pa-ra-đốp-xki ôm chặt lấy Pa-ôn-ca sung sướng.
- Chỉ cần hàng hậu vệ không vụng về …
- Hậu vệ… hậu vệ … - Ca-đếch Pi-gơ-lô phát cáu. – Các cậu cứ sút vài quả thì hậu vệ sẽ làm ăn chắc ngay.
- Phải đá cho tốt. – Mê-tếch Gra-lép-xki chen vào. – Cả Ba Lan sẽ nghe tường thuật trận này. Các cậu tưởng tượng xem cả Ba Lan… cả nước… cả Ba Lan!
- Có thể cả ở nước ngòai, ai biết đâu được. – Cơ-rích Xlô-nết-xki nói thêm. – Lúc ấy mới là bất ngờ.
Làn sóng hân hoan phấn khởi bị chủ tích câu lạc bô ngăn lại. Bác Lô-pô-tếch bằng lối nói của mình lên tiếng.
- Các chú, tôi không nói gì nhiều, nhưng các chú đừng qúa nóng mừng như vậy, có thể sẽ kết thúc xấu. – Vừa nói bác vừa vuốt vuốt mái tóc bạc. – Đừng có chú ý nhiều đến mi-crô. Nó sẽ không đá thay cho các chú. Các chú phải nhớ một điều: trận đấu quan trọng, cần phải mang hết sức lực, tôi không nói gì nhiều hơn, phải mang hết sức lực để thắng…
- Đúng vậy, - Anh Xtê-pa-nếch tiếp lời bác Lô-pô-tếch. – Các chú phải nhớ kỹ những dự kiến về chiến thuật. Lần nữa anh nhắc lại: các chú không thể chạy tất cả theo bóng như đàn ruồi. Mỗi người có vị trí của mình. Giữa các tuyến phải có sự liên lạc. Tiền vệ phải lùi về tăng cường cho hậu vệ khi đối phương tấn công. Các chú nhớ đìều đó. Các chú phải đá bình tĩnh, không bộp chộp. Cái đó là quan trọng nhất.
Ô-lếch Côn-pích từ sân chạy tới.
- Các bạn, chúng ta phải ra sân thôi. Trận đấu sắp bắt đầu.
Bọn trẻ đứng vào hàng. Đầu tiên là đội trưởng Ma-da-rô. Sau đó là thủ môn Pê-rê-ca, sau tiếp là cả đội đứng theo chiều cao tăng dần.
Theo hiệu lệnh của Ma-da-rô cả đội chạy ra sân. Tiếng vỗ tay rầm rầm, tiếng reo hò của khán giả đón chào bọn trẻ làm sân vận động náo nhiệt thêm.
- “ Nữ thần cá”! “ Nữ thần cá”! “ Nữ thần cá”! – Những tiếng gào vang dội.
Bọn trẻ đứng trước khán đài A. Ma-nhút đứng cạnh I-gờ-nát Pa-ra-đốp-xki. Cậu bé hích bạn.
- Tớ hồi hộp quá! – Cậu nói khẽ.
I-gờ-nát mỉm cười:
- Tớ không vậy, người anh em ạ. Cứ bình tĩnh! Chúng ta sẽ thắng.
Hai đứa trẻ nắm chặt tay nhau, cùng sát vai đứng nghiêm trang trong hàng.
o O o
Bọn trẻ nằm dài trên cỏ dưới bóng cây. Chúng nghỉ ngơi sau hiệp một. Một số uống nước quả. Một số ăn lê do Pa-ra-gôn mời. Tất cả đều rất bằng lòng. Chúng sôi nổi bàn tán về hiệp đầu.
- Thế là tốt rồi. – Pê-rê-ca lên tiếng trước tiên. – chúng ta dẫn điểm 2:0. Bây giờ chỉ cần giữ vững tỷ số.
- Cậu đừng có vội mừng. – I-gờ-nát xen ngang. – “ Sơn dương” cũng dẫn chúng ta 2:0 sau đó được cho phơi áo.
- Cậu đừng nói nhảm, - Ma-da-rô nạt bạn. – Nếu chúng ta đá như hiệp đầu thì chúng ta phải thắng.
- Và chúng ta lọt vào vòng bán kết. – Pa-ôn-ca phấn khởi tiếp lời.
Pa-ra-gôn im lặng như mọi nhân vật chính khác của mỗi trận đấu. Cậu bé đã ghi cả hai bàn thắng. Đôi mắt hân hoan của cậu lần lượt nhìn các bạn. Cậu bé chờ những lời tán dương, khen ngợi. Ông Sô-ren-ca là người đầu tiên tới chúc mừng cậu bé. Ông bước lại gần cậu với đôi tay dang rộng.
- Pa-ra-gôn, chú bé yêu quý! – Ông thợ vừa thở vừa nói. – Chú đã bảo vệ danh dự cho Vô-la! Những bàn thắng do chú ghi rất xuất sắc. Mỗi một quả là một chiếc kem Sô-cô-la. Ta sẽ thưởng cho chú.
- Thế thì tốt quá ông chủ à, - Tiền vệ trái kêu lên rồi ngã vào vòng tay của ông Sô-ren-ca.
- Trường học của lão, trường học của lão! Ôi Pa-ra-gôn! – Lão đã dạy chú sút thế nào, chú sút lấy quả nữa, rồi lão sẽ mua cho chú đôi bát kết mới. Các chú hãy cho lũ bù nhìn rơm từ Pra-ga đến biết thế nào là bóng đá. Các chú hãy cho dân tình biết bọn trẻ ở Vô-la thế nào.
- Được thôi ông chủ ạ. – Pa-ra-gôn cười rồi cắn ngập răng vào quả lê chin mọng. – Ôi, ông biết lựa chọn hàng hóa. Chất Vi-ta-min ở dạng lê này thuộc loại đặc biệt. Chắc là của bà hàng quả phố ta?
Một người đàn ông to cao, trong bộ com-lê thể thao màu sẫm đi lại gần bọn trẻ. Nhìn bao quát tất cả, ông ta hỏi:
- Ở đây ai là Ma-ri-an Cát-chích.
- Tôi, à sao? – Pa-ra-gôn đáp rồi bước tới trước mắt người lạ. Người này lấy từ túi ra một tờ giấy nhàu nát, giở ra trước mặt cậu bé.
- Có phải chú đã ký tờ giấy này?
Ma-nhút nhợt nhạt người. Cậu bé không ngờ rằng Váp-du-sắc đưa việc này đến ban tổ chức.
- Vâng… - cậu bé lắp bắp khe khẽ.
Người lạ nhìn nó rất ghê.
- Thế tại sao cậu lại đá ở “ Nữ thần cá”?
- Tôi vẫn đá ở “ Nữ thần cá”.
- Còn tờ giấy này?
Ma-nhút tròn mắt nhìn tờ giấy. Nói gì với người này? Làm sao có thể giải thích cho người này cả một quá trình diễn biến phức tạp? Liệu ông ta có hiểu không? Anh Xtê-pa-nếch đã giúp cậu bé ra khỏi tình thế khó xử. Anh đi tới gần người lạ, anh nói:
- Tôi biết về tờ giấy này. Tôi là người phụ trách và huấn luyện đội. Tôi cam đoan với anh đây là chuyện hiểu lầm. Tự tôi sẽ giải thích cho ban tổ chức.
- Được thôi. – Người lạ nói, rồi nhìn tờ giấy vẻ khó xử. – Chúng tôi phải xem xét việc này vì có sự khiếu nại của đội “ Cơn lốc”. Họ nói rằng Cát-chích là cầu thủ đội họ, và không thể đá ở đội “ Nữ thần cá”.
- Tôi chưa bao giờ đá cho bọn chúng! – Ma-nhút phẫn uất hét lên. – Quý ông hãy hỏi xem. Bọn chúng muốn mua chuộc tôi một cách hợp pháp.
Anh Xtê-pa-nếch đặt nhẹ tay lên vai cậu bé.
- Bình tĩnh em! Anh sẽ làm sáng tỏ tất cả. – Anh quay lại nói với thành viên của ban tổ chức: - Tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này. Còn nếu anh có nghi vấn gì thì đề nghị gặp nhà báo Khu-din-xki. Ông ta hiểu rất kỹ việc này.
- Được, - người đàn ông trong bộ com-lê màu sẫm nói. – Nhưng tôi khuyên nên bỏ Cát-chích khỏi đội hình. Trong trường hợp việc khiếu nại được xét, chúng tôi sẽ buộc phải không công nhận trận đấu và ghi điểm thắng cho đội “ Truy kích”.
Ông Sô-ren-ca xen vào câu chuyện. Ông vừa nhìn Ma-nhút với nỗi động lòng, vừa bẻ đốt ngón tay.
- Đấy là sự vu khống, lừa gạt, quý anh à. Cậu bé này có thể hy sinh tất cả cho “ Nữ thần cá” cơ đấy. Làm gì có chuyện nó lại có thể đá ở trong đội lôm côm như “ Cơn lốc”.
Người ở ban tổ chức chỉ lắc đầu.
- Phức tạp lắm bác à. Với lũ trẻ này chúng tôi có bao nhiêu là khó khăn. Luôn có những chuyện tranh chấp, rắc rối… - Người đó không kịp nói hết. Từ phía sân, tiếng còi của trọng tài vang lên.
- Anh Va-xếcg, em vẫn đá chứ? – Ma-nhút hỏi anh Xtê-pa-nếch. Mắt cậu nhìn anh vẻ năn nỉ, chờ đợi.
- Chú cứ đá cho bình tĩnh. – Huấn luyện viên vỗ vai cậu bé. – Chú cứ đá như hiệp đầu. Còn với “ Cơn lốc” anh sẽ giải quyết. Sự láo xược này đã vượt qua giới hạn.
Cậu bé nhớ lại lời đe dọa của Rô-mếch Váp-du-sắc. “ Chúng sẽ trả thù mình” – cậu nghĩ. Nhưng khi chạy ra sân, cậu bé quên hết mọi chuyện. Trận đấu đã thu hút cậu. Mọi suy nghĩ của cậu bé tập trung vào quả bóng mà Ma-da-rô đang đặt giữa sân.
Hiệp hai của trận đấu bắt đầu.
Nhà báo Khu-din-xki quan sát sân bóng. Trên khuôn mặt rộng, nhẵn nhụi râu ria của ông hiện lên vẻ bằng lòng. Hiệp hai đã bắt đầu được mười phút. Trận đấu rất quyết liệt, có thể làm vừa lòng nhà hiểu biết bóng đá khó tính nhất.
- … Cần phải công nhận rằng đây là một trận đấu đẹp, rất đẹp. – Ông nói vào mi-crô – Từ các em bé này sẽ lớn lên những những người thay thế cho các tuyển thủ quốc gia như Che-xlích, Brít-kha. Xim-cô-xắc. Chốc chốc chúng ta lại được ngưỡng mộ một đường bóng đẹp. Chốc chốc một cầu thủ lại biểu diễn những kỹ thuật cá nhân độc đáo. Ở khung thành “ Nữ thần cá” có cậu bé Pể-rê-ca rất khá. Những đường lao, chạy ra đấm, phá, bắt bóng rất đẹp. Cậu ta phát bóng rất đẹp. Pa-ôn-ca đánh những cú đầu rất tuyệt. Nhưng khá nhất là Pa-ra-gôn. Quả đây là cậu bé có chất bóng đá trong máu, trong người.
… Tỷ số hiện giờ là 2:0 nghiêng về “Nữ thần cá” nhưng đội “ Truy kích” chưa chịu thua. Đội này vẫn nhiệt tình thi đấu. Nếu như không có lối chơi tuyệt tác của Pê-rê-ca thì các cuộc tấn công của đội “ Truy kích” có thể kết thúc bằng những bàn thắng. Thủ môn bé nhỏ đã làm những chuyện kỳ diệu.
… Cuộc tấn công nguy hiểm của “ Nữ thần cá”. Xlô-nết-xki chuyền bóng cho Pa-ra-đốp-xki, cậu này chuyền bóng dài cho Pa-ra-gôn. Pa-ra-gôn tạt bóng sang cánh phải. Nhưng Gra-chép-xki chậm mất rồi. Bóng đã bị phá ra biên dọc.
…. Bây giờ đã là phút thứ mười năm của hiệp hai, tức là phút thứ bốn mươi nhăm của trận đấu ( Mỗi hiệp của trận đấu bóng đá thiếu nhi chỉ kéo dài 30 phút. Cả trận dài 60 phút- ND). Tỷ số vẫn là 2:0 dành cho “ Nữ thần cá”. Đội “ Truy kích” lại tấn công. Cậu bé đen, khá cao lớn ở khu Ra-ga đang gây sóng gió trước khung thành Pê-rê-ca. Cậu ta muốn cùng bóng vượt qua hàng hậuvê. Nhưng cậu bé đã không thực hiện được ý định của mình. Pê-rê-ca đang có bóng trong tay. Cậu bé ném bóng cho Xlô-nết-xki. Xlô-nết-xki thả bóng rất đẹp cho I-gờ-nát Pa-ra-đốp-xki. I-gờ nát đẩy dài cho Pa-ra-gôn. Quả bóng được tạt tuyệt đẹp vào vòng cấm địa, Ma-da-rô nhảy như bật vọt từ sâu dưới đất. Vào…o….o!!!Thủ môn trong giây cuối cùng đã kịp phá bóng ra biên ngang. “ Nữ thần cá” sẽ đá phạt góc. Các cầu thủ xếp đặt trước khung thành… Gra-chép-xki nghiêng ngó tìm người. Cậu bé đá… tuyệt đẹp! Quả bóng bay là là trên đầu các cầu thủ. Ma-da-rô nhảy lên. Cậu này không chạm tới bóng. Nhưng Pa-ra-gôn được bóng! Cậu ta đưa cho Pa-ra-đôp-xki. Pa-ra-đốp-xki lập tức “ bật tường” trả lại rất nhanh. Pa-ra-gôn! Pa-ra-gôn sút đi! Vào rồi. Bây giờ thì đã chắc chắn! Cú sút cừ khôi! Cú sút này ngay đến thủ môn đội quốc gia Xim-cô-vắc cũng không thể bắt được. Như vậy là “ Nữ thần cá” đã nâng tỷ số bàn thắng của mình. Kết quả hiện này của trận đấu là 3:0 dành cho các em ở khu Vô-la.
… Còn vài phút nữa là hết giờ thi đấu. Đội “ Truy kích” dường như đã nản. Chẳng có gì lạ. Khó mà có thể gỡ hòa ba bàn, nhất là khi thời gian không còn bao nhiêu. Bây giờ “ Nữ thần cá” chiếm ưu thế trên sân. Đội này đẩy đối phương vào trong vòng cấm địa của nó. Rất tiếc là các chú bé này cũng đã thấm mệt, các em không lợi dụng được ưu thế. Lối đá khá hỗn độn. Trước khung thành luôn có rất nhiều cầu thủ. Các cầu thủ trẻ không có đủ kinh nghiệm để kéo giãn đội hình đối phương. “ Nữ thần cá” muốn ghi thêm một bàn thắng nữa. Nhưng ở trong đám đông như thế này không phải là dễ.
… Còn một cuộc tấn công của đội “ Truy kích”. Một trái phá! Không, đó chỉ là một cú sút rất đẹp, rất căng! … Ầy! Hoan hô Pê-rê-ca! Hoan hô! Cậu bé đã tóm gọn quả bóng! Đội “ Truy kích” không ghi được bàn thắng danh dự.
Lúc này trọng tài báo hiệu hết giờ. Khán giả ở khu Vô-la chạy ùa ra sân. Nỗi hào hứng, phấn khởi đến cuồng loạn. Họ nâng cao các cầu thủ trên tay. Vâng … các cậu bé cũng rất xứng đáng với những loạt vỗ tay vang dội. Các cậu bé đã thi đấu rất nhiệt tình, rất khá, rất đẹp, và đã giành thắng lợi quý giá. Thắng lợi này đã đưa các cậu bé vào vòng chung kết.
… Còn bây giờ chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu với thính giả những nhân vật chính của trận đấu hôm nay.
Ma-nhút và Pê-rê-ca xuất hiện bên mi-crô. Cả hai đều rất mệt, nhưng đều rất phấn khởi. Nhà báo nắm tay thủ môn bé nhỏ, kéo cậu lại gần mi-crô.
- Vậy là, thưa thính giả, chúng ta đang có ở đây hai nhân vật chính của trận đấu: thủ môn Pê-rê-ca và tiền vệ trái Pa-ra-gôn. Chú có nhận xét gì về trận đấu ngày hôm nay? – Ông hỏi thủ môn bé nhỏ.
Pê-rê-ca mấp máy môi. Cậu bé quá xúc động, không nói được lời nào. Đôi mắt cậu tròn xoe nhìn chiếc mi-crô mạ kền bóng loáng. Cậu bé lặng im.
- Vậy chú cho biết hôm nay chú thi đấu thế nào?
- Tương đối! – Cậu bé lắp bắp.
- Chú thỏa mãn với kết quả trận đấu?
- Thỏa mãn.
Khi cuộc phỏng vẫn Pê-rê-ca kết thúc, Pa-ra-gôn lại gần mi-crô. Cậu bé hòan tòan không có vẻ sợ sệt. Cậu cười và nói bằng giọng riêng của mình:
- Trận đấu rất hay. Đối thủ mạnh nhưng chúng cháu đã cố gắng. 3: 0 là kết quả độc đáo.
- Còn chú, anh bạn nhỏ, chú đã ghi cả 3 bàn thắng, xin chúc mừng! – Nhà báo bắt tay Ma-nhút.
- Cảm ơn bác, bác nhà báo ạ. – Ma-nhút cười tươi roi rói. – Nhưng đó là công lao của cả đội. Hôm nay tất cả đều đá rất khá. Thế mới là Vô-la. Chúng cháu có huấn luyện viên tốt, anh Xtê-pa-nếch ở đội “ Pô-lô-nha”. Anh ấy đã chuẩn bị cho chúng cháu tới trận đấu. Cần phải “ hợp pháp” cảm ơn anh ấy… và cả công chúng nữa. Khán giả đã không tiếc cổ họng, tay để cổ vũ. – Cậu bé liếc nhìn bác Khu-din-xki. Ông này thân mật vỗ vai nó, hỏi:
- Ở vòng bán kết sẽ thế nào?
- Cái đó thì chưa biết, bác nhà báo ạ. Chúng cháu chưa biết sẽ gặp đội nào. Nếu đội “ Cơn lốc” thắng đội “ Thủ đô” thì sẽ thi đấu với “ Cơn lốc”. Đấy là một đội mạnh… Rồi chúng ta sẽ biết. Quả bóng tròn mà. Còn bây giờ cháu gửi lời chào tới cô Phơ-răng-na đang ở bệnh viên Plô-xca. Chúc cô chóng khỏe và chủ nhật tới xem trận bán kết… sẽ có nhiều pha hay.
- Cám ơn chú. – Nhà báo nói. – Đến đây chúng tôi kết thúc buổi tường thuật bóng đá từ sân bóng học sinh. Xin kính chào thính giả.
Pê-rê-ca khâm phục nhìn bạn:
- Nhưng mà cậu nói khá thật. – Cậu bé vừa nói vừa lắc đầu.
- Ơ! Thế cậu nghĩ sao? – Ma-nhút cười hãnh diện. – Tớ đã có kinh nghiệm thực tế. Tớ đã từng làm việc ở cơ quan tuyên truyền, thông tin của nhà nước.