One does not fall “in” or “out” of love. One grows in love.

Leo Buscaglia

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 6
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11689 / 24
Cập nhật: 2015-11-17 06:00:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương Kết -
iọng ông Thất lại vang lên:
− Nếu em muốn, tôi sẵn sàng tạo điều kiện và cơ hội để em thành một M.C chuyên nghiệp. Giới nghệ sĩ cũng như M.C có nghề ở thành phố này tôi quen nhiều, chỉ cần một cú phone của tôi, họ sẵn sàng dạy nghề cho em mà không tính công. Nhìn em, tôi thấy có nhiều triển vọng lắm, chỉ cần tự bồi dưỡng kiến thức rồi tập huấn nghề nghiệp từ những bậc đàn anh, đàn chị, bảo đảm em không thua Quỳnh Hương, Sông Hương hay Quỳnh Hoa, Phương Thảo đâu.
Khuê Tâm nói:
− Chú quá khen, chớ cháu ngại với không tới lắm.
Ông Thất nheo nheo mắt:
− Không phải ngại. Tôi làm bầu sô mấy chục năm rồi, chả lẽ không biết nhìn người. Ngoại hình như em làm người mẫu hay diễn viên còn được nữa là.
Khuê Tâm trầm giọng:
− Ba mẹ cháu không thích đâu. Cháu làm thêm ở đây để kiếm tiền đi học, chớ không nghĩ sẽ thạo nghề này. Sân khấu không phải nơi thích hợp với cháu.
Ông Thất phật ý:
− Sao lại nói như đinh đóng cột vậy? Nghề chọn người chớ chưa chắc người chọn nghề.
Trên sân khấu, Cang sắp hát sang bài thứ hai, Tâm đứng lên:
− Cháu xin phép chú...
Ông Thất đột ngột nắm tay cô miệng tủm tỉm:
− Tôi chưa cho em đi đâu.
Khuê Tâm than khổ trong lòng, ông ta thật dễ sợ hơn cả nhân vật Đoàn Chính Thuần.
Tâm chưa biết phản ứng ra sao thì ngay lúc đó, một giọng đàn ông đanh lạnh vang lên:
− Buông tay cô bé ra.
Tâm muốn ngạt thở khi thấy Ninh. Trong tranh tối tranh sáng của góc phòng trà, cô vẫn nhận ra đôi mắt toé lửa tức giận của anh.
Ninh rành rọt buông từng tiếng:
− Khuê Tâm là bạn gái của con. Ba nên biết điều đó.
Khuê Tâm ù tai vì những lời sấm sét của Ninh. Ông Năm là ba anh, có nghĩa là... là vì ông ta, mẹ đã bỏ Tâm và ba?
Tâm tái mặt với luồng suy nghĩ vừa lướt qua, cô lắp bắp:
− Thì ra ông là người mang bất hạnh cho ba tôi. Ông thật đáng ghét, đáng ghét!
Trong lúc ông Thất còn đang ngạc nhiên đến sửng sốt, Khuê Tâm đã lao vút đi.
Ông Thất nhìn Ninh:
− Con bé nói như vậy là sao?
Ninh lạnh lùng:
− Khuê Tâm là con gái của ông Tư Thụvà cô Hoàng Ly đó. Ba đừng bao giờ động tới con bé.
Dứt lời, Ninh chạy vội theo Tâm. Ra tới ngoài đường, anh rụng rời tay chân khi thấy Tâm ngã sóng soài giữa lộ, trước đầu một chiếc taxi.
Người đi đường bắt đầu bu lại. Gã tài xế trên xe bước xuống, giọng quát tháo:
− Tự nhiên đâm đầu vào xe người ta. Tôi không có lỗi đâu nha.
Ninh hớt hải chạy đến bên Tâm. Cô đã ngồi dậy, mặt ngơ ngác vô hồn.
Anh hốt hoảng giữ lấy vai Tâm:
− Em có sao không?
Gã tài xế léo nhéo:
− May là tôi thắng kịp, không thì khổ rồi. Hừ! Có tự tử cũng lựa cách nào đừng để hệ lụy tới người khác chứ.
Ninh đỡ Tâm lên. Cô run rẩy trong vòng tay anh thật tội.
Khuê Tâm bấu vào Ninh:
− Em muốn rời khỏi đây. Em không muốn gặp ông ấy thêm lần nào nữa.
Ninh gật đầu:
− Được rồi. Anh sẽ đưa em đi ngay!
Hấp tấp, Ninh vào bãi lấy xe ra, Tâm lên ngồi sau. Cô úp mặt vào lưng anh nức nở mà không hiểu tại sao mình lại khóc ngon lành đến thế.
Giọng Ninh vỗ về:
− Cứ khóc đi, khóc cho trôi hết nhọc nhằn rồi em sẽ thấy bình yên.
Tâm chùi nước mắt:
− Không hiểu sao em lại mít ướt đến thế. Có lẽ tại em nghĩ tới phận mình.
Nếu ngày xưa mẹ em không bỏ ba em và để đến với ông ấy, cuộc đời em đã không như vầy.
Ninh chua chát:
− Cuộc đời anh chắc cũng khác đi. Su nè! Chúng ta không có lỗi, em đừng tránh mặt anh.
Khuê Tâm thở dài:
− Rồi sẽ đi tới đâu khi bác Ảnh và ba em vẫn còn nặng hận tình.
Ninh im lặng. Một lát anh hỏi:
− Em không biết anh ấy là ba anh sao?
− Làm sao em biết được. Đây là lần đầu em nói chuyện với ông Năm. Ông bảo em giống một người trong quá khứ. Lẽ ra em phải nhạy bén hơn.
Ninh đều giọng:
− Mẹ anh rất yêu ông dù hai người đã li hôn từ lâu. Chính vì còn quá yêu nên bà rất căm ghét những phụnữ liên quan tới ông. Nhất là cô Hoàng Ly mẹ em. Ba anh còn nặng tình với cô Ly lắm.
− Vậy tại sao mẹ em cũng... bỏ đi chớ không sống với ông?
Ninh ngập ngừng:
− Ba anh là một người đa tình, ích kỷ. Ông không làm chủ được bản thân khi đối diện với phái đẹp. Có lẽ cô Ly biết cô không trói được chân ông, nên thà bỏ ông mà đi. Như thế ông mới đớn đau, dằn vặt và không thể nào quên được cô, dù hai mươi năm đã trôi qua.
Khuê Tâm buồn bã:
− Ba em cũng có quên được mẹ đâu. Chỉ thương dì Yên cứ mãi là cái bóng thầm lặng bên ông.
Ninh hơi nghiêng đầu ra sau:
− Yêu là khổ, mà không được yêu càng khổ hơn. Anh mong mình bị khổ ít ít thôi.
Khuê Tâm chớp mi. Cô muốn nhấc mặt ra khỏi lưng anh, nhưng cô không làm nổi. Lưng Ninh ấm và vững thế kia, nếu được tựa vào anh thế này, Khuê Tâm sẵn sàng cùng anh đi khắp thế gian.
Giọng anh lại vang lên:
− Anh muốn con đường này đừng có điểm dừng.
Tâm cũng muốn thế, nhưng cô không nói ra đâu. Ninh tha thiết:
− Hãy vòng tay ôm anh đi Su.
Khuê Tâm dịu dàng ôm Ninh. Cô thảng thốt nhận ra mình yêu anh biết bao, vậy mà cô luôn dồn sâu nén chặt tình yêu ấy xuống tận đáy lòng. Nếu vừa rồi đừng xảy ra những tình huống như vậy, Tâm chắc vẫn lắc đầu tìm cách quên mỗi khi nhớ tới anh.
Trái tim cô thắc thỏm:
− Mẹ anh không đời nào thích em.
Ninh thản nhiên:
− Anh thích là được rồi. Mẹ sống cuộc đời của mẹ, anh sống cuộc đời của anh. Đừng vì ích kỷ mà phá vỡ cuộc đời người khác. Anh sẽ nói với mẹ như thế.
Tâm nhắc lại câu cô đã từng hỏi anh:
− Tại sao anh lại yêu em?
− Anh không biết. Đây là câu hỏi anh tự hỏi mình hằng đêm và không trả lời được. Anh tin rằng số mạng đã sắp đặt để chúng ta gặp nhau.
Khuê Tâm khẽ nói:
− Rồi biết đâu chừng số mạng sẽ đẩy chúng ta mỗi người một ngả.
Ninh đột ngột dừng xe sát lề đường.
− Không đâu, nếu chúng ta yêu nhau chân thật và hết lòng, anh không muốn rơi vào hoàn cảnh của những người lớn. Anh chưa bao giờ ngỏ lời yêu ai, nhưng hôm nay anh nghiêm túc ngỏ lời yêu em.
Ninh vừa dứt lời Tâm đã thấy tay mình trong tay anh. Giọng Ninh trầm xuống tha thiết:
− Đừng từ chối anh vì những lý do không thuộc về chúng ta.
Khuê Tâm nghe sống mũi cay xè, cô siết những ngón tay Ninh.
Em không từ chối anh vì bất cứ lý do nào, anh yêu ạ!
Tâm tự nhủ rồi áp mặt lên lưng Ninh. Đêm vẫn còn dài, con đường trước mặt cũng thế. Nhưng Tâm không đơn độc một mình trong đêm tối. Cô đã có Ninh, cô sẽ chấp nhận tất cả dầu là đớn đau, dầu là bất hạnh.
Ninh buông từng tiếng:
− Anh sẽ tìm cho em một chỗ làm khác.
Khuê Tâm bảo:
− Không cần đâu anh. Hầm Gió là của bà Thủy Lê chớ không phải của ba mẹ anh. Em thấy có thể tiếp tục việc đang làm.
Ninh nhỏ nhẹ:
− Em biết tại sao anh biết em ở đây mà đến không?
Tâm im lặng. Ninh tiếp:
− Bà Thủy điện thoại bảo anh đến gấp. Bà ta đúng là phù thủy. Bà ấy muốn thấy anh và ba đối đầu nhau. Nếu biết em là con gái cô Ly, người luôn có một chỗ đứng trong tim ba anh, em sẽ không yên thân với bà ấy.
Khuê Tâm kêu lên:
− Bà Thủy đáng sợ vậy sao?
Ninh kể:
− Ngày trước bà ta làm cho Ngàn Khơi, bà ta đã gặp ba anh ở đó rồi đeo ông cứng ngắt. Ba anh luôn có nhiều phụnữ vây quanh vậy mà không thoát khỏi bà Thủy. Ông đành cưới bà. Từ một nhân viên phục vụtrắng tay, bà ta thay đổi chẳng mấy chốc. Hai người vui vẻ chẳng được bao lâu đã thấy ông có những cuộc vui riêng và bà cũng thế.
Khuê Tâm cương quyết:
− Em không ngại bà Thủy đâu và em sẽ tiếp tục làm ở đây, mong anh hiểu cho em.
Ninh ủ tay Tâm trong tay mình:
− Em cứng rắn lắm, đã thế, anh sẽ theo em tới cùng.
Tâm thì thầm:
− Em hạnh phúc vì biết mình không còn đơn độc.
Ninh âu yếm nhìn cô:
− Anh cũng vậy.
Hôn phớt lên tóc Khuê Tâm, Ninh cho xe chạy. Mặc kệ phía sau là hói hay bụi mờ, Ninh chụm môi huýt gió.
Chuông điện thoại reo vang, bà Thủy cáu kỉnh nhấc máy.
Giọng bà Ảnh ngọt sớt vang lên:
− Nghe nói phòng trà của cô đang dung nạp con ranh Khuê Tâm hở?
Bà Thủy im lặng rồi bật cười:
− Đúng. Chị muốn gì mà hỏi tới nó?
Bà Ảnh chát chúa:
− Tôi chỉ muốn cảnh báo rằng cô đang nuôi ong tay áo đó.
Bà Thủy khinh khỉnh:
− Tôi biết cách nuôi và cũng biết cách diệt, chị không phải lo. Anh Năm Thất nhà này coi bộ khoái con ong non đó lắm. Ngặt một nỗi con nhỏ lại thích cậu Hai Ninh. Hà hà! Hai cha con cũng ngô...
Bà Ảnh gạt ngang:
− Thằng Ninh mà thích gì con đó. Nó qua đường chơi thôi.
Bà Thủy cười khẩy:
− Qua đường chơi thối, sao tối nào cũng ngồi đồng ở Hầm Gió? Nó làm khách ở đây rồi bỏ Ngàn Khơi cho ai kìa? Tôi cũng cảnh báo với chị rằng, coi chừng lão Bài bán Ngàn Khơi không cần văn tự mà chị không hay đó.
Bà Ảnh bỗng hạ giọng:
− Cám ơn cô đã lo cho tôi. Từ đó tới giờ tôi chưa yêu cầu cô chuyện gì, nay tôi đề nghị cô một việc.
Bà Thủy nhếch mép:
− Chị muốn tôi đuổi Khuê Tâm chớ gì?
− Điều đó với cô không khó chớ?
− Tôi thì không khó, nhưng Khuê Tâm thì khó. Con bé đang cần một công việc, làm theo đề nghị của chị thì khổ cho nó quá.
Giọng bà Ảnh rít lên:
− Nhưng tôi muốn nó khổ.
Bà Thủy riễu cợt:
− Chị đã làm điều này với con nhỏ rồi còn gì. Này bà chị, làm vậy chỉ tổ đẩy Hai Ninh về phía con nhỏ. Tôi thấy bà nên từ bi cho bọn trẻ chúng nhờ.
Khuê Tâm đâu có tội gì ngoài tội nghèo? Sao bà chị ghét nó dữ vậy?
Bà Ảnh... cấy:
− Chẳng lẽ cô ưa nó? Nó là con gái của Hoàng Ly đó. Ông Thất thích nó là đúng.
Bà Thủy cau mày; − Hoàng Ly nào?
− Người có biệt danh Công chúa, người luôn có mặt trong trái tim của anh Năm Thất.
− Ra là vậy! Nè bà chị, dạo này tivi chiếu nhiều phim kiếm hiệp của Kim Dung lắm. Chị biết nhân vật Lý Mạn Sầu không? Bà ta là một mỹ ác nhân vì hận tình nên đi tìm giết con cháu của người mình yêu. Tôi thấy bà chị giống Lý Mạn Sầu quá xá quà xa.
Bà Ảnh thì thào qua kẽ răng:
− Cô thì khác gì tôi.
Bà Thủy cười to trong máy:
− Ậy! Tôi khác bà chị nhiều lắm. Thứ nhất tôi không yêu ông Thất nhiều như chị. Thứ hai tôi ghét người nào thì nhắm vào người đó. Bà Hoàng Ly với tôi chả có ân oán gì, khi tôi đến với Năm Thất, bà Ly đã thuộc về quá khứ, tôi chấp nhận quá khứ của Năm Thất nên chả hận gì bà Hoàng Ly...
Ngập ngừng vài giây bà Thủy Lê mím môi.
− Tôi chỉ hận bà chị, dù bà chị đã ly dị với anh Năm và đã... với chàng trai trẻ khác làm chồng nhưng bà chị vẫn không bỏ thói hờn ghen ghẻ ngứa khi thấy anh Thất quan tâm tới một con bé tiếp viên nhà nghèo như tôi. Tôi vẫn còn nhớ như in lần chị đánh tôi trước mặt nhiều người trong nhà hàng Ngàn Khơi vì ghen. Chính vì chị đuổi tôi khỏi Ngàn Khơi nên tôi mới rắp tâm lấy bằng được ông Thất cho bõ ghét. Tôi đã làm được điều đó và hả hê vì thấy chị khốn khổ. Chị muốn quá khứ được lặp lại thì cứ dồn con bé Khuê Tâm vào đường cùng. Tôi không cản nhưng tôi cũng không can dự vào việc của chị.
Dứt lời, bà Thủy gác máy. Giờ thì bà đã hiểu sâu hơn lý do tại sao bà Ảnh ghét Khuê Tâm đến mức chỉ nhìn thấy mặt đã cho thôi việc rồi.
Nếu con bé là con gái ai khác bà Hoàng Ly chắc đã không bị đối xử như thế.
Nghĩ cũng tội cho nó và Ninh. Thật lòng bà không ghét Ninh dù cậu ta là con trai duy nhất của ông Thất. Với Khuê Tâm cũng vậy, nhưng với bà Ảnh thì bà ghét, ghét thật.
Bà chợt nhớ tới mình lúc bị bà Ảnh hạ nhục trước mặt bao nhiêu người rồi nghĩ tới Khuê Tâm. Con bé đã bất hạnh vì không có mẹ nên chắc bà phải làm điều gì đó cho nó để lòng bớt ân hận vì đã một lần bà nghĩ nó là đứa không ra gì. Lần đó bà cố tình để Ninh, ông Thất lâm vào cảnh nghiệt ngã, khó xử. Suy cho cùng, bà cũng độc ác chả thua gì bà Ảnh.
Thủy Lê trong giới nghệ sĩ, bầu sô vẫn có tiếng là phóng khoáng, chịu chơi, rộng rãi với đàn em, cách hành xử của bà với ông Thất, Ninh và cả Khuê Tâm là dở, bà không nên làm vậy với hàng em, hàng cháu.
Nghe tiếng chân bà biết ông Thất đang từ trên lầu xuống.
Đợi ông tới gần, bà hỏi:
− Sao anh không cho em biết Khuê Tâm là con của chị Hoàng Ly?
Ông Thất bất ngờ vì câu hỏi này nên ấp úng:
− Tôi... tôi cũng mới vừa nghe thằng Ninh nói.
− Chẳng lẽ anh không thấy nó giống chị ấy?
− Có thấy, nhưng ai mà ngờ...
Bà Thủy Lê nheo nheo mắt:
− Càng bất ngờ hơn khi con nhỏ và thằng Ninh quen nhau.
Ông Thất thở dài:
− Tôi biết phải làm sao đây? Đúng là oan nghiệt.
− Có gì đâu là oan nghiệt nếu Khuê Tâm không phải con của anh.
− Em thừa biết tính bà Ảnh, thằng Ninh và con nhỏ dễ gì được chấp nhận.
− Nếu vậy bà Ảnh sẽ mất luôn thằng Ninh, em dám cá như thế.
Ông Thất ngập ngừng:
− Tôi mong em sẽ đối xử tốt với Tâm, nếu được hãy tạo nhiều cơ hội để nó có chỗ đứng vững trong nghề.
− Anh khỏi phải lo, em không ghen tuông mù quáng như chị Ảnh đâu.
− Tôi biết em không nhỏ mọn. Chúng ta sống được với nhau chừng ấy năm cũng nhờ tánh của em. Mặc kệ ai bảo vợ chồng mình ông ăn chả bà ăn nem, tôi tin em.
Bà Thủy bật cười:
− Không ngờ bữa nay được nghe anh nói những lời như vậy. Anh tin em là tin thế nào? Tin em ăn nhiều nem hơn anh ăn nhiều chả hả?
Ông Thất cũng cười:
− Đúng là tính cách của em. Nếu có con tôi thích nó giống tánh em.
Thủy Lê cười như mếu:
− Tiếc là em không thể có con được. Người ta bảo gái độc không có con.
Em... cũng chả sung sướng gì khi luôn tỏ vẻ ta thích chơi hơn thích có con.
Ngồi xuống bên Thủy, ông Thất nhỏ nhẹ:
− Anh không quan trọng chuyện con cái, em đừng bận tâm.
Bà Thủy cay đắng:
− Vì anh đã có thằng Ninh rồi.
Ông Thất chua chát:
− Nó có xem anh là cha đâu. Nó rất hận việc anh đã bỏ mẹ con nó. Nghĩ lại nó hận cũng đúng. Nó là đứa con bất hạnh vì cho mẹ đều đã có gia đình riêng, chả ai đoái hoài tới nó.
Bà Thủy lấp lửng:
− Bây giờ muốn nó thương yêu mình cũng chưa muộn. Chỉ cần anh không phản đối nó và Khuê Tâm, em nghĩ cha con anh có thể ngồi lại với nhau được rồi.
Ông Thất im lặng, một lát mới nói:
− Anh chỉ muốn làm sao cho con được hạnh phúc, chớ anh vô trách nhiệm với nó mười mấy, hai chục năm ròng...
Bà Thủy Lê ngắt lời ông:
− Muốn có hạnh phúc, em sẽ giúp anh.
Ông Thất nhíu mày nhìn bà đầy ngờ vực. Thủy Lê là mẫu phụnữ sống phóng túng, không tuân thủ nền nếp quy luật nào, cô ta là vợ hợp pháp của ông, giữa hai người đã có giao ước không ai chen vào những riêng tư của ai.
Lần đó, Thủy Lê hất nước vào cô người mẫu đi với ông không phải vì ghen mà vì nàng người mẫu đó vốn kênh kiệu, đã tuyên bố nhiều câu xúc phạm tới Thủy. Từ trước tới giờ, hai người vẫn giữ đúng giao ước, hôm nay Thủy Lê muốn giúp ông hàn gắn lại tình cảm rạn nứt cửa cha con ông, cô ta đang tính gì vậy?
Bà Thủy nghiêng đầu nhìn ông:
− Anh không tin em hay không muốn em chen vào chuyện riêng của cha con anh?
Ông Thất xua tay:
− Không. Anh chỉ sợ phiền em.
Bà Thủy cười cười:
− Em tự nguyện mà!
Ông Thất lơ lửng:
− Ninh là đứa mạnh mẽ, không dễ đâu.
− Miễn nó không thù dai như bà Ảnh là được. Nó đang say đắm yêu, mà những kẻ đang yêu thường thường tấm lòng rộng mở lắm. Anh cứ để cho em.
Đứng dậy, bà Thủy nói:
− Em phải tới Hầm Gió đây. Anh đi không?
Ông Thất nhíu mày:
− Anh đến đó làm chi?
Bà Thủy cười nửa miệng:
− Để gặp Khuê Tâm chơ đỡ... Mà sao ngày xưa anh và Hoàng Ly lại bỏ nhau nhỉ?
Ông Thất xụmặt:
− Tại sao à? Tại anh tại ả. Tại cả đôi đường. Cứ biết như thế đi.
Bà Thủy nhún vai. Bà đã tò mò chuyện riêng mà cũng là nỗi đau được giấu kín chôn sâu của ông, nghĩa là đã phạm vào giao ước của hai người, bà nên thôi vẫn tốt hơn.
Bà tới Hầm Gió đúng lúc Khuê Tâm đang giới thiệu Giáng Hương, một ca sĩ trẻ đang cần được lăng xê. Đứng một góc khán phòng bà lắng nghe giọng của Tâm.
Mới thoạt nghe qua, giọng Khuê Tâm không có gì đặc biệt, nhưng trong khán phòng tối im lặng, cõi riêng của những ai muốn tình kiếm cảm xúc thì lúc này giọng của con bé có sức thuyết phục chi lạ.
Đã có ca sĩ nói với bà, nghe Khuê Tâm đọc lời dẫn trước khi hát, họ đã vô cùng xúc động, cảm giác gắn bó máu thịt với ca khúc bất chợt oà đến và khi hát họ đã xuất thần.
Bà đang có viên ngọc qúy trong tay, hãy chịu khó mài dũa, nâng niu đi rồi nó sẽ toa? sáng. Nhu cầu làm MC ở thành phố này đang rất lớn, những người nổi tiếng được hâm mộ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy hãy đầu tư vào con bé. Hãy giúp nó ổn định về tinh thần cũng như an tâm về vật chát.
Bà đã có công nghệ lăng xê MC? Đang là chủ của Khuê Tâm, bà nên thử nghiệm một chuyến, có mất mát, hư hao gì đâu. Giúp nó trở nên nổi tiếng là bà chọc vào tim bà Ảnh, nhưng lại được lòng chồng. Một công đôi việc, lại có lợi dại gì không làm.
Đủng đỉnh bà bước ra sau sân khấu, nơi Khuê Tâm đang xoá ghi gì đó trong những trang giấy.
Thấy bà, Tâm dè dặt gật đầu chào. Từ khi biết ông Thất có liên quan tới mẹ mình, Khuê Tâm luôn giữ cảm giác phòng thủ với bà Thủy Lê, dù bà ấy vẫn vui vẻ... bình thường với Tâm chớ không có thái độ như bà Ảnh.
Bà Thủy mỉm cười:
− Vất vả quá nhỉ!
Khuê Tâm nhỏ nhẹ:
− Dạ đâu có sao. Em thích công việc này.
− Vậy thì cố gắng hơn. Tôi sẽ tạo điều kiện nếu em muốn trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp.
Tâm nói:
− Em cám ơn chị. Em sẽ cố gắng.
Bà Thủy nheo nheo mắt:
− Dạo này trông em hạnh phúc. Chúc mừng em và Ninh.
Mặt Khuê Tâm đỏ bừng. Cô không biết phải nói sao, nên đành im lặng.
Ngay lúc đó, một nhân viên phục vụbước tới.
− Khuê Tâm, có một bà khách muốn gặp kìa.
Tâm giật mình khi nghĩ tới bà Ảnh. Cô hoang mang nhìn bà Thủy.
Bà hất hàm bảo:
− Ra nói với bà ta, Khuê Tâm đang dẫn chương trình không rời sân khấu được. Cần gì cứ gặp Thủy Lê.
Đợi người nhân viên đi ra, bà Thủy bước theo sau. Kín đáo đứng một góc, bà nhìn xem ai tìm Khuê Tâm. Nếu đó là bà Ảnh thì đúng là bà ta dám vuốt râu... cọp cái rồi. Bà ta quên Thủy bây giờ khác xa Thủy ngày bần hàn cơ cực trước đây.
Nhưng bà khách đó là người lạ, bà chưa gặp bao giờ. Chắc bà ta thích cách dẫn của Khuê Tâm nên muốn làm quen. Nghĩ thế, nhưng Thủy Lê vẫn tò mò quan sát.
Đó là một phụnữ có mái tóc nâu vàng được búi cao. Trong ánh sáng âm tối của khán phòng, làn da của bà vẫn trắng mịn như da của người phương Tây.
Làn da ấy càng được tôn lên nhờ cái jupe màu tím than cổ thuyền khoét rộng lộ đôi bờ vai thon thả. Trên cổ là một chuỗi ngọc trai óng ả. Người đàn bà này thật sang trọng và bí ẩn vì nhìn bà ta bà Thủy không sao đoán được nguồn.
Không nén được tò mò, bà nhanh chân bước tới.
Thấy vậy, người nhân viên liền giới thiệu:
− Đây là bà Thủy Lê...
Người phụnữ hướng ánh nhìn của mình về bà Thủy, bà chớp mi vì đôi mắt màu nâu của bà ta. Đôi mắt đó đang nhìn bà rất chăm chú.
Chắc chắn đây là người phương Tây rồi. Mỉm cười, bà Thủy Lê khẽ gật đầu.
Bà khách đưa tay ra và tự giới thiệu bằng giọng lơ lớ:
− Chào bà! Tôi là Anna. Mời bà ngồi.
Bà Thủy Lê hết sức thú vị:
− Vâng, chào. Bà muốn gặp Khuê Tâm có chuyện gì quan trọng không?
Bà Anna chậm rãi đáp:
− Tôi thích nghe giọng đọc của Khuê Tâm, nên muốn làm quen. Cô ấy làm tôi xúc động vì những lời dẫn như thế. Hay lắm, tha thiết lắm. Nhất là bài Thu Ca... Cô ấy đã giới thiệu thế này:
Mùa thư đã vỡ bên trời. Thu đã tô thêm màu thương nhớ. Hoa cúc vàng thu đã héo úa và lòng yêu đã khép từ lâu. Ta có thấy một người nhưng chỉ là hình bóng cũ. Ta có hát một lời nhưng thật ra chỉ là vọng âm mà thôi....
Bà Thủy Lê kêu lên:
− Tôi thật bất ngờ khi bà có thể nhớ hết những lời như vậy.
Bà Anna mỉm cười:
− Tôi nhớ vì tôi vào đây nhiều lần và vì những lời ấy lãng mạn làm sao!
Bà Thủy Lê gật gù:
− Bà nói tiếng Việt giỏi lắm.
Anna hóm hỉnh:
− Đương nhiên, vì tôi là người Việt Nam mà. Có điều tôi xa quê đã lâu nên khi trở về nghe nhạc và nghe những lời thơ ấy tôi thích lắm.
Bà Thủy ngọt sớt:
− Hồi trẻ chắc bà là một người giàu mơ mộng và lãng mạn.
− Chắc là vậy. Đến giờ tôi vẫn thế, song chất lãng mạn trong tôi đã lắng đọng lại thành những hoài niệm rồi.
Bà Thủy vẫn không rời mắt khỏi bà Anna. Sau cánh gà, giọng Khuê Tâm lại vang lên:
Mưa đã về, giọt nước mắt đã xa, hình như chúng ta đã khóc với nhau từ trong xa vắng, cho nên lời hát cũ dẫu có cất lên cũng ngàn đời đau đớn vì tình xưa đã ngàn đời không trả lời....
Bà Anna thì thầm:
− Đúng vậy! Dù ra có từ ngàn dặm quay về thì tình xưa cũng ngàn đời không trả lại.
Bà Thủy đảo mắt một vòng quanh khán phòng, dường như không chỉ mình bà Anna lắng nghe Khuê Tâm mà những người khách khác cũng vậy. Bà đã nắm bắt được nhu cầu này từ khách nên mới thuê Khuê Tâm, song bà không ngờ con bé có sức kéo mạnh mẹ đến thế.
Thông thường người ta quay lại phòng trà vì ca sĩ mình ngưỡng mộ, thế nhưng Khuê Tâm đã làm một cú đột phá, ít ra cũng ở đây. Hầm Gió là nơi cho những ai thích nghe nhạc nhẹ, nhạc tiền chiến, khách thường là người đứng tuổi, lịch thiệp hoặc những đôi tình nhân muốn có những phút giây êm đềm bên nhau nên họ thích nghe lời dạo đầu của Khuê Tâm cũng phải.
Đứng dậy khẽ nghiêng đầu chào, bà Thủy nói:
− Không làm phiền bà nữa, tôi xin phép.
Bước vài bước bà Thủy quay lại:
− Thời gian ban nhạc chơi tự do, tôi sẽ bảo Khuê Tâm gặp bà.
Bà Anna mỉm cười:
− Vậy thì còn gì bằng. À, tôi gởi lời thăm ông Thất, chồng bà.
Bà Thủy không dằn được sự ngạc nhiên:
− Bà biết ông ấy à?
Vẫn thái độ điềm đạm, bà Anna bảo:
− Tôi là người quen cũ, nhưng chắc ông ta đã quên tôi rồi.
Bà Thủy bước đi với bao nhiêu là thắc mắc về bà Anna. Ông Thất quen nhiều người, nhưng người phụnữ này thiệt đặc biệt. Nhất định bà phải hỏi cho ra xem Anna là người như thế nào.
Đến bên Khuê Tâm, bà nói:
− Khách là một bà Việt kiều tên Anna, bà ta thích nghe giọng đọc lời dẫn chương trình của em, nên muốn làm quen.
Khuê Tâm tròn mắt:
− Thật hả chị? Vậy mà lâu nay em tưởng mình nói không ai nghe.
Bà Thủy cười cười:
− Sao em lại nghĩ vậy? Chị không bao giờ đầu tư vào cái không sinh lợi nhuận đâu.
Khuê Tâm nhếch môi chua chát:
− Vâng!
Bà Thủy nói:
− Tự ái à? Không nên như vậy.
Nheo nheo mắt bà ngắm nghía Tâm rồi bảo:
− Sắp tới anh Năm tổ chức một sô diễn lớn cho một ngôi sao. Chị sẽ yêu cầu ảnh cho em dẫn chương trình.
Khuê Tâm lắc đầu:
− Em chưa đủ sức đâu chị Ơi.
Bà Thủy hạ giọng:
− Nói là sắp tới nhưng ít nhất cũng cả năm nữa. Trong thời gian ấy, ổng phải làm sao cho em dẫn những chương trình nhỏ những tụđiểm ca nhạc có nhiều tầng lớp khán giả khác nhau xem để em có kinh nghiệm. Hầm Gió chỉ là nơi em tập tành bay lên. Khi em đủ sức bay chị Thủy không giữ em lại đâu. Nghề nào cũng có sự khắc nghiệt của nó, nếu thiếu bản lãnh, em sẽ bị đào thải. Cơ hội chỉ có một lần, hãy nhớ điều đó.
Bước trở ra, bà Gặp Ninh. Anh đi với Thụy và hai người như bối rối khi gặp bà.
Bà Thủy Lê mở lời trước:
− Cậu giữ người yêu kỹ quá! Nên nhớ Khuê Tâm cũng là của quý của tôi.
Chả ai dám động vào con bé đâu.
Ninh tủm tỉm:
− Vẫn biết Khuê Tâm đã có dì để mắt tới, nhưng đó là phần của dì, riêng cháu phải bên cạnh cô ấy mới yên tâm.
Bà Thủy phẩy tay:
− Nhưng chỗ này người không phận sự miễn vào. Nào, vào bàn ngồi với tôi.
Ninh choàng vai Thụy:
− Dì đã có lệnh, cháu đâu dám cãi.
Ba người trở ra khán phòng, ngồi xuống Thụy đảo mắt nhìn quanh:
− Chỗ này ấm cúng và lãng mạn thật.
Bà Thủy đẩy đưa:
− Vậy mai mốt đưa người yêu vào đây, tôi sẽ tính giá đặc biệt chớ không như ông Bài, quen lạ gì ổng cũng chặt đẹp.
Thụy xụmặt:
− Cháu không liên quan tới công việc của ông ấy.
Bà Thủy khẽ lắc đầu:
− Anh em nhà cậu thiệt ngộ. Lúc nào cũng đối đầu với cha mẹ. Thấy gương các cậu, tôi không dám có con. Sinh chúng ra biết đâu lại bị chúng kêu rêu là tôi không muốn có mặt trên đời này.
Ninh nói:
− Có những người sinh con ra rồi bỏ đi, như mẹ Khuê Tâm chẳng hạn.
Chắc chắn trong đời mình, chí ít phải một lần cô bé kêu rêu những lời như dì vừa nói.
Bà Thủy khoanh tay:
− Cậu không ngầm trách ba mình chớ?
− Trách thì cũng đã rồi. Tốt nhất là đừng đi vào vết xe đỗ.
− Khá lắm! Nhưng cậu tính sao nếu tôi cho cậu hay mới tức thời mẹ cậu điện thoại đề nghị tôi cho Khuê Tâm thôi việc?
Ninh khẽ cau mày:
− Mẹ cháu không có quyền can thiệp vào chuyện của cháu.
Bà Thủy gật gù:
− Nhưng bà ấy có quyền phá bỉnh đó. Cậu quá rõ tánh mẹ mình còn gì. Tôi sợ bà ấy sẽ gây trở ngại cho Khuê Tâm.
Ninh im lặng trong bồn chồn. Ngay lúc đó Thụy khều anh:
− Người phụnữ ngồi góc đằng kia là người em nói với anh đó.
Dù không muốn tò mò, bà Thủy vẫn hướng mắt về phía Thụy chỉ rồi buột miệng:
− Bà Anna.
Ninh lạ lẫm:
− Dì quen bà ta à?
Bà Thủy ậm ự:
− Thì bà ta là khách ở đây mà! Bà ta rất thích nghe Khuê Tâm dẫn chương trình và cũng là người quen cũ của ba cậu.
Ninh nhíu mày. Anh lục trong hồi ức nhưng vẫn không hình dung được bà ta là ai với cái tên rất Tây đó.
Hôm trước Thụy có kể cậu ta gặp ba mình ngồi với một phụnữ như người nước ngoài trong quán cà phê Yesterday. Thụy hỏi Ninh có biết bà ta không?
Ninh đã lắc đầu. Anh và ông Bài mới làm việc chung thời gian ngắn, mối quan hệ của ông làm sao Ninh biết được.
Bà Thủy nói:
− Tôi cũng đang tò mò, nhưng không sao hiểu rõ hơn về bà ta.
Thụy nhìn bà:
− Dì có thể hỏi dượng Năm Thất mà.
Bà Thủy nhếch môi:
− Đời nào ổng trả lời. Tôi tò mò vì thấy bà Anna có vẻ đặc biệt chớ không phải vì bà ấy quen ông Thất. Tôi có cảm giác Anna quan tâm đến Khuê Tâm vì một lý do nào đó chớ không vì lý do như bà ta đã nói.
Ninh bất chợt nhìn kỹ người phụnữ ấy hơn. Bà ta giống ai nhỉ với vóc dáng đó?
Bà Thủy lại nói:
− Bà Anna đã gặp Tâm. Tôi bảo bà ta chờ khi con bé dẫn chương trình đã.
Hay cậu thử đến chào hỏi bà ta xem?
Ninh khẽ lắc đầu:
− Dạ thôi.
Bà Thủy mỉm cười:
− Nghe nhạc nhé! Tôi không làm phiền nữa.
Nhìn theo bà Thủy Lê, Thụy chép miệng:
− Em nói thật nghen. Nhìn bà ấy vẫn cảm tình hơn nhìn dì Ảnh.
Ninh nhún vai và im lặng. Tâm trí anh đang hướng về Khuê Tâm. Anh chỉ không đến đây hai đêm mà đã nhớ cô quay quắt. Anh không muốn chia sẻ cảm giác có Tâm với bất cứ ai, kể cả người đó là phụnữ như bà Anna ngồi kia.
Giọng Thụy lại sôi nổi vang lên:
− Em phải gọi điện kêu nhỏ Vân Quỳnh tới đây nghe nhạc cho... nó lãng mạn mới được chớ ngồi với anh như vầy đúng là lãng nhách.
Ninh lim dim mắt, anh biết đợi chờ và được đợi chờ người mình yêu cũng là hạnh phúc.
Người ca sĩ vẫn ngân nga:
Em đã đến nơi này tự như cánh én. Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân.
Thụy bảo:
− Nhỏ Su kìa!
Lật đật Ninh mở bừng mắt và đứng dậy đi vội về phía cô.
Mặt Khuê Tâm thật rạng rỡ khi trông thấy Ninh. Cô đưa tay cho anh, giọng nũng nịu:
− Có người muốn gặp em để em tới chúc người ta. Anh đợi em nha.
Khuê Tâm ngập ngừng đứng trước bàn của bà Anna.
Người phụnữ bật dậy, giọng nghẹn lại:
− Su Su...
Tâm ngạc nhiên:
− Ôi! Cô biết cả tên ở nhà của cháu.
Bà Anna chớp mắt:
− Cái tên dễ thương quá mà! Nào Su, ngồi xuống đi.
Khuê Tâm vâng lời. Cô thật sự không biết bà Anna muốn gì ở cô, cô lúng túng vì bà ta nhìn cô chăm chú quá. Cái ánh mắt ấy như chứa chan bao nỗi niềm buồn vui lẫn lộn khiến Tâm chợt hoang mang.
Bà Anna thẫn thờ:
− Mau quá! Mới ngày nào ta còn là đứa bé suốt ngày chỉ biết khóc...
Khuê Tâm sửng sốt vì giọng khàn đi đầy xúc động của bà Anna. Bà ta có quan hệ gì với Tâm?
Cô im lặng nhìn mái tóc màu nâu vàng và đôi mắt màu hạt dẻ của bà Anna như một minh chứng bà và cô xa lạ hoàn toàn. Tâm chưa bao giờ nghe ba mình nói trong họ hàng có ai mang giòng máu phương Tây, nhưng rõ ràng bà Anna là người như thế.
Bà Anna lại nói sau khi hít vào một hơi dài:
− Gọi Su xưng cô là không đúng, nhưng trước mắt Su hãy để cô xưng hô như vậy. Cô vào đây nghe nhạc thường lắm và rất thích lời dẫn của MC dẫn chương trình, nhưng đâu biết đó là người cô đang muốn tìm... Mãi tới chiều nay, nghe ông Bài nói cô mới giật mình.
Khuê Tâm ngập ngừng:
− Cô... cô là người quen của ba cháu à?
Bà Anna nhìn Tâm:
− Còn hơn là như vậy nữa. Su thử đoán xem.
Khuê Tâm nhíu nhíu mày. Cô nói nhỏ:
− Vậy chắc cô là bạn của ba cháu rồi.
Bà Anna cười buồn:
− Nếu là bạn ba cháu, cô tìm cháu làm gì. Thật lòng Su không linh cảm điều gì từ cô sao?
Khuê Tâm liếc về phía Ninh, cô nôn nóng được gặp anh nên không sao tập trung khi ngồi với bà Anna.
Mỉm cười, Tâm đáp:
− Cháu chỉ bất ngờ khi nghe nói có người muốn gặp mình, nhất là người đó là một phụnữ lạ.
Bà Anna bỗng hỏi:
− Có khi nào Su nghĩ tới mẹ của mình không?
Khuê Tâm thảng thốt nhìn bà, mặt tái đi. Tâm ấp úng:
− Xin lỗi cô, cháu có bạn đang chờ, cháu phải đi đây.
Bà Anna tha thiết:
− Su vẫn chưa trả lời cô mà.
Khuê Tâm nhoi nhói đau khi thấy những giọt nước mắt đang lăn dài trên má bà Anna. Cô cắn môi... Không lẽ nào...
Tâm nói một hơi:
− Cháu không có mẹ nên chẳng bao giờ nghĩ tới bà ấy.
Dứt lời, Tâm vội vã đứng dậy và vội vã bước đi. Cô tới chỗ Ninh và Thụy ngồi với gương mặt thất thần.
Ninh nhận ra ngay vẻ thất thường ở Tâm, anh bật giọng:
− Sao thế?
Khuê Tâm lắc đầu rồi ngồi phịch xuống.
Ninh hỏi tới:
− Bà ta đã nói gì mà em như mất hồn vậy?
Tâm vuốt mặt, giọng tỉnh táo hơn.
− Chúng ta về thôi anh.
Thụy kêu lên:
− Về liền sao? Vân Quỳnh đang trên đường tới đây mà.
Ninh nói:
− Hai đứa ngồi với nhau nhìn người ta nhảy, hoặc cùng nhảy vẫn lãng mạn hơn phải ngồi chung với người khác.
Khuê Tâm gượng gạo chào Thụy rồi bước theo Ninh. Cô có cảm giác đôi mắt màu hạt dẻ của bà Anna đang dõi theo mình nên bước chân Tâm cứ loạng choạng muốn ngã.
Ninh choàng tay dìu cô đi. Khuê Tâm làm thinh cho tới khi lên ngồi sau lưng Ninh. Anh không cho xe chạy nhanh, nhưng gió đêm vẫn làm cô lạnh nên Tâm nép sát vào Ninh.
Ninh đều giọng:
− Su muốn ăn gì không?
Vùi đầu lên lưng anh, Tâm ngọ ngoạy lắc đầu.
Anh lo lắng:
− Em làm sao vậy nhỏ?
Tâm nói:
− Bà ta hỏi em có khi nào nghĩ tới mẹ không? Bà ta gọi em là Su. Trời ơi!
Có bao giờ bà Anna là mẹ em không? Chắc là không vì bà ta mắt nâu và tóc cũng nâu. Làm sao lại là mẹ em được?
Ninh trầm tĩnh:
− Nhưng chắc bà ấy biết mẹ em. Mình có thể hỏi bà ấy mà.
Tâm mệt mỏi:
− Em không muốn nên đang nói chuyện em đã đứng lên.
Ninh nhẹ nhàng:
− Đừng mâu thuẫn với chính mình.
− Em không mâu thuẫn nhưng mẹ đã bỏ em từ nhỏ, bà có yêu thương gì em đâu mà hỏi. Chúng ta không nói chuyện này nữa.
− Được thôi. Chỉ sợ tối nay em sẽ thao thức.
Tâm nuốt tiếng thở dài. Cô không có mẹ và sẽ không phải thao thức với điều đó vì cô đã quen rồi.
Giọng trầm lại, Tâm tha thiết:
− May mà em có anh, anh yêu ạ!
Ông Bài tằng hắng trước khi nói:
− Tôi mừng vì anh đã khoẻ hẳn rồi. Tôi cũng mừng vì Khuê Tâm tìm được công việc tốt.
Ông Thụchậm rãi:
− Phần tôi, tôi hết sức cám ơn anh. Nếu không nhờ số tiền anh cho mượn, biết đâu chừng tôi đã chết rồi cũng nên.
Ông Bài bật cười:
− Bộ anh dễ chết vậy sao? Anh phải sống tới ngày lên chức ông ngoại nữa chứ.
Nhìn ông Thụ dò xét, ông Bài nói tiếp:
− Tôi thấy Khuê Tâm và Ninh là một cặp đẹp đôi.
Mặt ông Thụsa sầm xuống:
− Oan gia tiền kiếp chứ phải đôi phải lứa gì. Anh đừng vun vào cho tụi nó, tôi không thích đâu.
Ông Bài xua tay:
− Ậy! Đừng có nóng. Tôi nghĩ sao nói vậy thôi. Ninh là một chàng trai tốt, chỉ biết vui thú với công việc, không có tính trăng hoa giống bố, cũng không có tật thù dai, nhỏ mọn của mẹ. Tâm là đứa chăm học, siêng năng, lại hiếu thảo. Đứa nào cũng hết sức dễ thương. Làm cha mẹ ai chẳng mong con mình tìm được người tốt. Chả lẽ anh lại khác thiên hạ?
Ông Thụkhó chịu:
− Bà Ảnh nói nhiều câu sỉ nhục con Su Su, tôi không sao chịu nổi.
− Đàn bà, họ mới nhỏ mọn như vậy. Anh là đàn ông phải phóng khoáng, rộng lượng chứ. Đó! Qua một cuộc phẫu thuật, anh đã thấy cuộc sống người ta mong manh cỡ nào chưa? Nếu thấy và nghiền ngẫm thấu đáo lẽ đời, anh nên để bọn trẻ tự do đến với nhau kẻo tội.
Ông Thụlàm thinh. Ông biết suốt thời gian nằm viện, Ninh đã chăm lo cho vợ con ông rất chu đáo. Bà Yên rất cảm tình với Ninh, phần ông, ông chỉ xót xa bực bội vì người dễ thương như Ninh sao lại là con trai tình địch của ông, chớ ông không ghét anh như trước đây.
Nếu Ninh là con ái khác thì Khuê Tâm đã chọn đúng người rồi.
Số phạn mới trớ trêu thay. Thôi thì cứ để con tạo xoay vần vậy.
Ông Bài bỗng ngập ngừng:
− Hoàng Ly đã về. Cô ấy muốn nhận lại Khuê Tâm nhưng mặc cảm nên đã gặp con bé rồi nhưng chưa dám gọi con.
Ông Thụsửng sốt:
− Hoàng Ly gặp con Su hồi nào? Sao tôi không nghe nói gì hết vậy?
− Tối nào Ly cũng tới chỗ Khuê Tâm làm để nghe con bé dẫn chương trình.
Nghe, xem rồi khóc. Kể cũng tội. Hoàng Ly bây giờ giàu lắm nhưng không có con, đã vậy lại vừa ly dị chồng. Chậc! Xem như đó là ông chồng thứ ba...
Ông Thụlạnh lùng:
− Anh nói với tôi chuyện chồng con cô ta làm gì. Không chồng cũng không con là do cô ta chọn thôi. Đừng ỷ giàu rồi về đây đòi con. Su Su không có mẹ như vậy. Anh nói với hoàng Ly đừng khuấy động cuộc sống của gia đình tôi. Con bé quá khổ rồi.
Ông Bài nhìn ông:
− Chính vì biết Su Su khổ nên Hoàng Ly mới muốn bù đắp. Sẵn đây tôi cũng nói thật với anh. Chính vì cô ấy nhờ, tôi mới tìm anh rồi giúp Su Su một chỗ làm. Khoảng tiền tôi đưa anh mượn cũng là của Hoàng Ly.
Mặt ông Thụđỏ bừng lên rồi tái xanh vì tức:
− Làm như vậy khác nào anh bôi tro trát trấu vào mặt tôi. Anh không coi tôi ra gì hết.
Ông Bài nhỏ nhẹ:
− Không còn là vợ chồng vẫn có thể coi nhau là bạn bè. Anh đừng cố chấp.
Cuộc đời người ta có bao lâu đâu, đừng ghìm mãi oán hận trong lòng. Tôi xin anh đó.
Ông Thụim lặng, miệng nhạt thếch vì thiếu rượu. Ông thấm thía từng lời của ông Bài. Cuộc đời người ta có bao lâu. Trải qua cuộc thập tử nhất sinh rồi mới thấy phận người mong manh quá.
Ông không hiểu sao suốt thời gian nằm chờ tới lúc lên bàn mổ, ông luôn nghĩ tới Hoàng Ly. Ngày xưa ông từng âu yếm gọi bà là Công chúa nhỏ.
Ông sợ Ông không tỉnh dậy nữa, điều đó đồng nghĩa với chuyện không bao giờ ông gặp lại bà, người đã phản bội ông và đành đoạn bỏ con mà đi.
Nhưng có phải bà phản bội ông không, khi ông biết chắc bà chưa bao giờ yêu ông? Ngày xưa ông tưởng Hoàng Ly chỉ nặng tình với Năm Thất nên khi sống với nhau, ông không dằn được ghen tuông đã nhiều lần đánh đập, xúc phạm bà. Chính vì vậy Hoàng Ly mới bỏ đi để rồi sau đó bà không thuộc một người đàn ông nào vĩnh viễn, nhưng chắc chắn những người đã từng yêu bà sẽ suốt đời yêu.
Giọng ông Bài lại vang lên:
− Lần này Ly về nước là có mục đích tìm gặp Su Su nhưng sợ anh không cho nên cô ấy phải lén... Nghĩ cũng tội.
Ông Thụnhếch môi. Im lặng lâu lắm ông mới hỏi:
− Trông Hoàng Ly bây giờ ra sao?
Ông Bài cười cười:
− Vẫn còn đẹp và quyến rũ lắm. Ly không muốn người quen nhận ra mình nên tóc nhuộm hoe vàng, mắt đeo kính sát tròng nâu, trông như dân Tây chính hiệu. Su Su có gặp gỡ chuyện trò chắc cũng chả đời nào nghĩ đó là mẹ mình.
− Cô ta lúc nào cũng thích huyền hoặc người khác, kể cả với con ruột của mình. Su Su đâu có ưa những trò man trá đó.
− Ôi dào, anh chấp nhất làm chi. Tánh Hoàng Ly như vậy mà. Cô ta là một cánh hồng đầy gai, đáng sợ hơn những gai ấy cứ nhè tim người ta mà đâm chớ chả thèm đâm vào tay.
Ông Thụliếc xéo ông Bài:
− Coi bộ anh cũng từng bị gai ấy đâm?
Ông Bài xuề xoà:
− Tôi đâu có dám. Mà anh nghĩ sao về chuyện mẹ con Hoàng Ly nè?
Ông Thụtựa lưng vào ghế im lặng. Ông Bài cũng không hỏi gì thêm, vì ông biết lão bạn già của mình đang ngổn ngang trăm mối tơ vò.
Độ chừng hút xong nửa điếu thuốc, ông Thụmới mệt mỏi cất lời:
− Ngẫm lại từ đó tới giờ tôi chưa làm gì để Su Su được bằng chị bằng em, ngược lại tôi như cái gông đeo vào cổ con nhỏ. Nay mẹ nó về, nếu mẹ con gặp nhau, Hoàng Ly muốn mang Su Su đi, tôi cũng không cản.
Ông Bài trầm giọng:
− Tôi sẽ nói lại với Ly ý của anh. Anh có định gặp Ly không?
− Không. Tôi muốn giữ mãi hình ảnh Cô công chúa nhỏ trong tim, chớ không muốn gặp một madam tóc vàng, mắt nâu thời thượng.
Ông Bài về lâu rồi nhưng ông Thụvẫn ngồi như hoá đá. Ông chua xót nhận ra mình là một kẻ thất bại hoàn toàn. Ông thất bại trong tình trường, thất bại khi đối đầu với chính mình. Thật ra, ông là một kẻ bạc nhược, ăn bám, làm khổ vợ con. Trong cuộc đời này, ông chả là gì cả, ấy vậy mà ông luôn lên mặt tự cao coi thiên hạ xung quanh đều thấp kém.
Ông Thụrun run chống tay đứng dậy. Ông phải đối diện với chính mình, ông phải thay đổi cách nghĩ, cách sống nếu không sẽ quá muộn.
Bà Yên mở cổng đẩy chiếc xe đạp Trung Quốc cũ kỹ vào. Thấy chồng thẫn thờ đứng ngoài hiên, bà ngạc nhiên.
− Sao lại đứng đây?
Ông Thụngập ngừng:
− Ờ... tôi chờ bà với con Su. Sao bữa nay nó đi học về trễ quá.
Bà Yên dựng xe dưới gốc mận:
− Con bé cũng cần có lúc đi chơi đâu đó với bạn bè chớ chả lẽ chỉ đi học, đi về rồi đi làm.
Ông Thụbước vào nhà với bà:
− Tôi biết, nhưng bữa nay tôi trông nó vì có lý do.
Bà Yên nhíu mày:
− Ông lo nó đi chơi với Ninh à? Nói thật, tôi lại thấy an tâm nếu người nó thích là cậu ta. Ông nên thôi cấm đoán chúng đi.
Ông Thụkhoát tay:
− Tôi không lo chuyện đó vì tôi có cấm cũng không được.
− Vậy ông lo chuyện gì?
Ông Thụvòng vo:
− Tôi nói ra điều này bà phải bình tâm mới được.
Bà Yên chậm rãi:
− Thì ông nói đi. Với tôi bây giờ trời sập cũng không sao đâu.
Ông Thụnhìn bà Yên. Ông biết bà thương Su như con đẻ, bởi vậy với bà chuyện này có thể là một cú sốc chớ không phải chơi.
Lần lữa mãi, ông mới lên tiếng:
− Hoàng Ly đã trở về. Cô ấy muốn gặp Su Su. Tôi sợ con không chịu nổi.
Bà Yên khiến ông bất ngờ khi nói:
− Chuyện này tôi có biết dù chỉ biết chút ít.
Ông Thụhối hả:
− Ai nói cho bà biết?
− Con Su chớ ai. Lần gặp đầu tiên con bé có linh cảm bà Anna tóc vàng mắt nâu nào đó là mẹ mình, nhưng nó thấy mơ hồ quá. Sau đó Ninh hỏi ông Bài về người phụnữ này và được ông xác nhận là đúng. Thế nhưng con Su không chịu gặp bà ta nữa, dù đêm nào bà Anna cũng tới phòng trà Hầm Gió để nghe con Su nói.
Bà Yên thở dài:
− Tôi khuyên nó nhiều lần là nên đến trò chuyện với bà Anna, nhưng con nhỏ cứng đầu ấy cứ làm ngơ. Nó luôn miệng bảo mình không có mẹ.
− Bà biết nhiều như vậy mà còn cho là ít sao? Lẽ ra bà không nên giấu tôi.
Ông trầm ngâm nói tiếp:
− Nó oán người sinh ra mình cũng đúng. Đã vậy khi gặp nó, cô ta lại trong vai một người khác... Thật tình tôi không thể nào hiểu nổi Hoàng Ly. Lúc nào cũng như người trên mây.
Bà Yên xa xôi:
− Người ở dưới đất vẫn khổ vì người trên mây ấy chớ.
Ông Thụhỏi bằng giọng ấm ức:
− Mà sao bà không cho tôi biết chuyện này?
− Su Su không muốn. Mà nó về tới kìa. Ông cứ hỏi nó đi.
Ông Thụnhìn ra khoảng sân nhàn nhạt nắng, nơi Tâm đang bước vào. Ông chợt bàng hoàng vì con bé giống Hoàng Ly quá sức.
Con bé nhìn những ly tách trên bàn.
− Ủa! Nhà có khách hả ba?
Ông Thụgật đầu:
− Bác Bài vừa ở đây về.
Khuê Tâm ngập ngừng:
− Bác ấy có... có nhắc gì tới khoản tiền mình đã mượn không ba?
Ông Thụchậm rãi đáp:
− Có. Bác Bài bảo tiền ấy không phải của bác.
Tâm ngồi xuống đối diện với ông:
− Con cũng nghĩ thế. Chắc tiền của nhà hàng Ngàn Khơi rồi. Chậc!
Ông Thụngắt lời Tâm:
− Tiền ấy của bà Anna mà con đã gặp ở chỗ làm. Đó là mẹ con, con biết phải không?
Khuê Tâm có vẻ rất bình thản:
− Con biết và khổ sao con không có cảm giác gì hết ngoài cảm giác tò mò về một phụnữ trông y hệt người phương Tây. Con thấy giữa con và mẹ là một khoảng cách rất lớn, không biết lấy gì để lấp đầy. Đêm nào bà cũng ngồi đó như một pho tượng, bà không nhận mình là mẹ cũng không gọi con là con. Đêm nào con cũng nằm mơ. Giấc mơ của con chỉ có dì Yên chớ chưa có khi nào có mẹ. Hồi nhỏ con mơ như vậy, bây giờ cũng vậy dù con đã gặp mẹ bằng xương bằng thịt.
Bà Yên nhìn Tâm đầy thương cảm:
− Rồi lần lần con sẽ quen.
− Con sẽ không quen đâu.
Bà Yên nhỏ nhẹ:
− Con phải tập chớ. Thương hay ghét đôi khi cũng phải tập. Con đã quen thấy mỗi đêm một người phụnữ ngồi như hoá đá để nhìn, để nghe con mình nhưng không dám gọi con vì mặc cảm. Con sẽ thấy hẫng nếu hôm nào con không còn thấy pho tượng đá nữa. Hãy nghe dì đi. Người ta dễ làm quen với cái có hơn là cái không.
Ông Thụnói:
− Mẹ con là người đa đoan, người như vậy khó tìm thấy hạnh phúc. Ba là người cố chấp nên tự biến mình thành kẻ bất hạnh. Ba mong con không giống mẹ cũng không giống ba. Từ giờ trở đi, ba không ngăn con và Ninh nữa. Hai đứa phải giữ gìn tình yêu của mình để sau này không bao giờ ân hận khi đã lỡ đánh mất nó.
Khuê Tâm đứng dậy:
− Vâng, con sẽ suy nghĩ kỹ lời ba và dì đã dạy.
Ninh nhìn bà Ảnh, giọng dứt khoát:
− Con đã suy nghĩ kỹ rồi, con sẽ để dượng Bài tiếp tục viện quản lý Ngàn Khơi thêm một thời gian nữa. Con sẽ đôn đốc kiểm tra thường xuyên.
Bà Ảnh ngắt lời anh:
− Dượng Bài là cáo già, mẹ không tin y chút nào. Y sẽ qua mắt con vù vù nếu được tiếp tục quản lý Ngàn Khơi.
Ninh nói:
− Suốt thời gian qua, con đã kiểm tra sổ sách theo dõi cách điều hành nhân sự, chi thu thực tế. Con đã nắm được tẩy của ông dượng Bài nên con không sợ bị qua mặt. Mẹ nên yên tâm về con. Con tự lo cho mình.
Bà Ảnh nhếch môi:
− Ý con muốn nói mẹ đừng can thiệp vào cuộc sống của con chứ gì. Mẹ hiểu, mẹ không tròn bổn phận với con nên có nói gì con cũng đâu chịu nghe. Con yêu Khuê Tâm như ngày xưa ba con từng yêu mẹ nó. Đã rất nhiều đêm mẹ suy nghĩ mà không biết tại sao số phận lại xếp đặt như vậy.
Mẹ không ngăn được cha con, bây giờ làm sao ngăn được con. Thôi thì hạnh phúc khổ đau tự con chọn vậy.
Ninh nhìn bà:
− Con chọn tình yêu chứ không chọn hạnh phúc hay khổ đau. Và con sẽ không ân hận vì sự lựa chọn của mình. Có điều dù thế nào con cũng không sống như ba mẹ.
− Mẹ cũng mong con được như ý.
Ninh ngập ngừng:
− Con sẽ về thăm mẹ thường hơn.
Bà Ảnh gượng cười:
− Được vậy thì mẹ mừng.
Rồi bà dè dặt hỏi:
− Hoàng Ly và Khuê Tâm thế nào rồi?
Ninh nén cười, anh thấy tội nghiệp mẹ mình quá. Bà vẫn chưa bỏ tật quan tâm tới những phụnữ của ba anh, mà người đàn bà quan tâm với tất cả hờn ghen đau đớn là bà Hoàng Ly. Mẹ không muốn bà Ly hạnh phúc vì bà cũng không có được thứ ân sũng quá đắt này.
Không muốn mẹ buồn và ghét bà Ly hơn, Ninh nói:
− Dạ cũng chẳng đi tới đâu mẹ à. Khuê Tâm vẫn còn giữ khoảng cách với bà Ly. Với Tâm, bà Ly vẫn là người khách lạ. Chính vì vậy bà Ly rất buồn...
Bà Ảnh liếm môi:
− Bà Ly có gặp ba con không?
Ninh ngần ngừ:
− Chắc không! Con nghe dượng Bài nói bà ấy không muốn gặp lại ba.
Mặt bà Ảnh giãn ra nhẹ nhõm. Bà trề môi:
− Bỏ con bỏ chồng theo người tình. Nó không thèm nhận mẹ là phải. Cô ta cũng còn chút tự trọng nên mới không gặp ba con.
Ninh nhăn nhó:
− Thôi mà mẹ. Sân si làm gì. Không phải mẹ từng bảo, mỗi người có một số phận đó sao?
Nhìn bà, giọng Ninh chợt chùng xuống:
− Dạo này con hay nghĩ tới mẹ khi thấy hoàn cảnh của bà Hoàng Ly. Về già người ta thường rất cô đơn, con sẽ không để mẹ như vậy, mong mẹ thương con và Khuê Tâm nhiều hơn.
Bà Ảnh chớp mắt. Lòng bà mềm lại vì những lời của con. Ninh vốn là đứa con kiêu ngạo, nó nói được vậy là quá lắm rồi.
Mỉm cười bà nói:
− Dĩ nhiên mẹ thương con và không muốn mất con rồi. Thỉnh thoảng, nếu được con đưa Khuê Tâm tới chơi.
Ninh long lanh mắt. Anh biết khó khăn lắm mẹ mới bảo anh đưa Khuê Tâm tới chơi. Dầu sao đây cũng là khởi đầu tốt cho anh.
Anh thì thầm:
− Cám ơn mẹ.
Ninh ra về. Anh nghe lòng nhẹ nhõm khó khăn về mặt... người lớn cơ bản xem như đã xong. Bây giờ hạnh phúc hay khổ đau là do từ chính Ninh và Khuê Tâm chớ không từ ai khác. Nhưng Tâm đã bị nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên Ninh tự hứa sẽ yêu cô thật nhiều như để bù đắp cho cô và cho cả anh nữa.
Ninh chạy xe tới Hầm Gió. Anh ngồi vào chỗ quen để chờ Tâm. Đêm nay không phải cuối tuần nên hơi vắng khách. Anh rảo mắt một vòng và thấy bà Anna Hoàng Ly. Bà đang tới chỗ anh với một nụcười trên môi:
− Ninh lịch sự đứng dậy kéo ghế mời. Bà Ly nói:
− Tôi không làm phiền cậu lâu đâu.
Ninh từ chối:
− Cháu không nghĩ bị cô làm phiền, ngược lại cháu vẫn mong có dịp trò chuyện với cô.
Bà Ly nheo đôi mắt không còn màu nâu nữa:
− Cậu rất giống ông ấy, nhưng dường như tâm hồn sâu lắng hơn, sống vì người khác hơn. Tôi thấy mừng thay vì lo lắng như trước đây. Cậu yêu Su Su thật lòng chớ?
− Cháu khác ba mình ở chỗ không đùa vui chốc lát trong tình yêu. Cháu chỉ yêu một lần và một người mà thôi.
Bà Ly khẽ lắc đầu:
− Đừng nên nói chắc như vậy, nhất là nói về tình yêu.
Ninh nhỏ nhẹ:
− Cháu nói về mình chớ không nói về tình yêu.
Bà Ly đan hai tay vào nhau:
− Tôi tin người mạnh mẽ như cậu sẽ là chỗ dựa cho Khuê Tâm.
Im lặng nhìn lên sân khấu, nơi cô ca sĩ trạc tuổi Khuê Tâm đang cố gắng diễn tả cho có hồn bài Tình khúc thứ nhất.
Đường về quê xa lắc lê thê. Trót nghe theo lời u mê. Làm tình yêu vỗ cánh bay đi, nhưng còn dăm phút vui trần thế.
Bà Hoàng Ly chép miệng:
− Đường về quê của tôi đúng là xa lắc lê thê. Tối nay tôi sẽ quay lại Úc và có thể không trở về nữa. Bởi vậy thời gian ngồi với cậu đúng là dăm phút vui trần thế sau cùng.
Ninh kêu lên:
− Cô và Khuê Tâm vẫn... vẫn...
− Đúng vậy, nhưng thế mà hay.
Bà Hoàng Ly nhỏ nhẹ:
− Tôi nhờ cậu một chuyện.
− Vâng, cô cứ nói.
− Khuê Tâm rất có khiếu làm MC, nhưng lại chưa có kinh nghiệm vì dẫn chương trình chuyên nghiệp không đơn thuần là những lời thoại của con nhỏ hàng đêm ở đây. Tôi muốn nói tới nhiều lãnh vực khác như dẫn một chương trình giải trí, một sô ca nhạc hoành tráng, một buổi lễ thật long trọng, v.v... Tôi đã tìm hiểu và biết ở xứ mình không có trường nào đào tạo M.C. Làm nghề này thường phải tự học là chủ yếu.
Ninh xác nhận:
− Dạ, quả thật là đúng như vậy.
Bà Hoàng Ly nói tiếp:
− Qua anh Bài tôi có nhờ một nghệ sĩ, cũng là một MC nổi tiếng ở thành phố, ông ta hứa sẽ đào đạo Su Su thành MC chuyên nghiệp. Trước sau gì anh Bài cũng gặp con bé về vấn đề này, nhưng tôi vẫn muốn cậu chăm sóc, lo lắng cho Su Su.
− Chuyện này cô không nhờ cháu cũng phải lo.
Bà Ly chợt trầm giọng:
− Tiền tài, danh vọng chỉ là phù du. Cậu hãy nhớ và nhắc nhở Su Su điều đó.
Ninh bức xúc:
− Cô không gặp để nói gì với Su Su sao?
Nước mắt bà Ly trào ra:
− Tôi không đủ tự tin để thử sức trái tim mình lần nữa.
Ninh khẽ lắc đầu:
− Không có cuộc thử sức nào giữa hai mẹ con hết. Cháu nghĩ cô nên nói chuyện với Su Su.
Bà Ly hiu hắt:
− Qúa muộn rồi. Tôi phải ra sân bay bây giờ.
Cởi sợi dây chuyền bạch kim có mặt thánh giá cẩn những viên đá trắng tuyệt đẹp ra đưa cho Ninh, bà nói:
− Tôi muốn Su Su giữ nó làm kỷ niệm. Tôi giao con gái mình cho cậu. Hãy mang niềm vui hạnh phúc tới cho con bé.
Ninh sững sờ nhìn bà Ly gạt nước mắt bước đi. Trong anh cảm xúc chợt bùng lên dữ dội. Vội vã anh chạy vào hậu trường nơi Khuê Tâm đang ngồi lẩm nhẩm những lời dẫn cho bài hát sắp tới.
Cô bật giọng khi thấy vẻ hốt hoảng của Ninh:
− Sao vậy anh?
Anh nghiêm giọng:
− Mẹ em sẽ về Úc trong đêm nay. Bà đang trên đường ra sân bay đó.
Khuê Tâm bấu tay vào những tờ giấy rời đang cầm.
− Ai nói với anh?
− Cô Ly vừa rời khỏi đây.
Tâm bật dậy:
− Sao anh không giữ mẹ lại cho em?
Ninh lắc đầu:
− Anh không thể, vì đã tới giờ bay rồi.
Khuê Tâm ôm ngực nghe Ninh nói tiếp:
− Cô Ly nói sẽ không về Việt Nam nữa và nhờ anh đưa vật này cho em.
Khuê Tâm cầm sợi dây chuyền giọng nghẹn lại:
− Em đâu cần thứ này mà mẹ đưa. Bây giờ em muốn gọi mẹ, biết làm sao đây?
Ninh trầm giọng:
− Muộn rồi Su à. Đó là cái giá phải trả cho sự cố chấp của em và mặc cảm của cô ấy.
Tâm ấp úng:
− Sao hôm trước bác Bài nói mẹ còn ở lâu mà.
Ninh buông từng tiếng:
− Có thể trước đây cô Ly muốn vậy, song ở lâu làm gì khi đối với em cô Ly chỉ là một người khách.
Tâm bỗng oà lên như trẻ con. Cô lay tay Ninh:
− Anh chở em ra sân bay ngay đi. Biết đâu còn kịp.
− Được. Anh sẽ chở, nhưng công việc ở đây thì sao?
Khuê Tâm nói trong nước mắt:
− Em sẽ nhờ Cang. Anh ra lấy xe trước đi.
Ninh gật đầu. Anh không phải đợi lâu đã thấy Khuê Tâm hấp tấp bước ra.
Cô mặc cái áo thun đỏ và cái quần tây đen thay cho bộ áo dài màu vàng kiêu sa lúc dẫn chương trình.
Thay vì ríu rít bao nhiêu chuyện trên trời dưới đất như thói quen mỗi khi ngồi sau lưng Ninh. Tối nay Tâm làm thinh, Ninh biết bên dưới sự lăng thinh ấy là một trời bão giông lo nghĩ.
Anh cũng không bắt chuyện với Tâm mà tập trung chạy xe cho nhanh. Vái trời sao anh cùng Tâm ra tới nơi trước khi bà Ly vào phòng cách ly.
Tới sân bay, mặc cho Ninh tìm chỗ gởi xe, Khuê Tâm căng mắt nhìn, tìm.
Cô chạy tới chạy lui, xoay vòng đến chóng mặt nhưng không sao thấy bà Hoàng Ly.
Tuyệt vọng, mệt mỏi, Tâm ngồi xuống tựa hẳn lưng vào hàng rào sắt. Cô bàng hoàng nhận ra mình không có một thông tin gì về mẹ. Số điện thoại không, địa chỉ không, email không. Rồi sẽ làm sao nếu muốn liên lạc với bà.
Gục đầu vào tay, Tâm nức nở. Khi nghe Ninh gọi, cô mới ngẩng lên.
Trong nhạt nhoà nước mắt, Tâm thấy bà Ly. Mẹ đứng trước mặt mình, rất gần, cô cũng nước mắt nhạt nhoà.
Bấm tay vào cọc rào, Khuê Tâm đứng dậy và không biết phải nói gì.
Bà Ly lau nước mắt cho Tâm trong khi nước mắt của mình vẫn tuôn trào.
Bà thì thầm:
− Hãy tha lỗi cho mẹ. Tha lỗi cho mẹ.
Khuê Tâm thổn thức:
− Mẹ định bỏ con thêm lần nữa sao? Tại sao mẹ lại đi khi con vừa quen cảm giác có mẹ Ở cạnh mình mỗi đêm?
Bà Ly buồn bã:- Mẹ thấy mình là người thừa. Mẹ không cho rằng con cần có mẹ. Mẹ đã hết sức chịu đựng rồi, nên mẹ phải đi.
Khuê Tâm nói một hơi:
− Trước đây con luôn nghĩ mình không cần mẹ. Nhưng khi Ninh đưa con sợi dây chuyền và bảo mẹ đi rồi, con mới nhận ra mình đã quá độc ác với mẹ và với chính bản thân. Con cần có mẹ cho mãi mãi. Trong quá khứ mẹ chỉ là cái bóng. Con không muốn khi nghĩ tới tương lai mẹ vẫn là cái bóng của quá khứ.
Bà Hoàng Ly vuốt tóc Su:
− Nếu con cần mẹ, mẹ sẽ trở về. Mẹ không muốn là cái bóng không rõ mặt mày.
Khuê Tâm sáng bừng đôi mắt:
− Mẹ nói thật chứ?
Bà Ly mỉm cười:
− Thật! Sống ở xứ người giống như lênh đênh giữa biển khơi không bờ không bến. Bây giờ mẹ đã có một bến đỗ, sao mẹ lại không neo thuyền?
Khuê Tâm cũng cười dù nước mắt vẫn ướt bờ mi.
Bà Ly nhìn đồng hồ:
− Mẹ phải đi rồi. Địa chỉ, số điện thoại, email của mẹ, ông Bài đang giữ.
Hãy liên lạc với mẹ.
Tâm thắc thỏm:
− Chừng nào mẹ về nữa?
Bà Ly dịu dàng:
− Sẽ sớm thôi mà con gái.
Tâm đứng nhìn theo bà Ly khuất sau những tấm vách bằng kính. Cô đứng mãi đến khi nghe tiếng Ninh:
− Em đã nhẹ lòng chưa cô bé ngốc?
Khuê Tâm phụng phịu:
− Chưa.
Ninh choàng vai Tâm và kéo cô theo mình.
− Về thôi, nếu không anh sợ em hoá đá ở đây mất.
Tâm ngẩng lên nhìn Ninh:
− Mẹ đang nghĩ gì hả anh?
Ninh mơ màng:
− Chắc cũng như em, mẹ đang nghĩ tới ngày trở về...
ĐƯA Khuê Tâm một xấp tài liệu dầy, Cang hất hàm:
− Đó! Hit hop, Bóp Rock gì... gì đó nằm trong đây. Trả tiền công cho anh đi nhóc.
Khuê Tâm lém lỉnh:
− Chừng nào đoạt giải cao em sẽ trả. Anh đừng đòi công trước, em sợ xui lắm.
Cang chép miệng:
− Coi như anh làm công quả. Mà này! Lẽ ra em nên yêu anh mới phải phải.
Khuê Tâm đỏ mặt:
− Lãng nhách! Ai lại... lẽ ra kỳ vậy.
Cang cười hì hì:
− Đùa thế thôi, anh sợ bị tay Ninh dợt vài đòn lả lướt lắm. Anh làm gì có...
vé để vào cửa trái tim em.
− Nhưng anh là ban tốt. Thế là... quá hay!
− Em chuẩn bị cho đêm chung kết tới đâu rồi?
Khuê Tâm tươi rói:
− Xong cả rồi, giờ em cần nhập tâm để trình bày thật xuất thần, thật thuyết phục thôi.
Cang ấm ức:
− Vậy sao còn bắt anh tìm thêm tài liệu?
Tâm tủm tỉm:
− Kiến thức là bao la vô tận. Có tài liệu để tham khảo, bổ sung thêm càng tốt chứ sao. Em nhờ anh chớ đâu dám bắt.
Cang lắc đầu:
− Đúng là mồm mép M.C. Mà này! Nhớ đừng phô trương kiến thức đó. Nói nhiều quá chỉ tổ cho người ta ghét. Theo anh điều quan trọng là nói làm sao để thuyết phục, để khán giả thấy họ và... cái chương trình em đang dẫn có mối giao cảm sâu sắc là ăn tiền.
Khuê Tâm gật gù:
− Em nhớ rồi. Cám ơn anh đã chỉ bảo.
Cang nhìn Tâm, giọng ganh tỵ:
− Bà Thủy cho em nghỉ hết tuần này nhưng vẫn được ăn lương. Sướng nha!
Tằng hắng ra oai, Cang nói:
− Anh gánh việc của em riết không chừng anh cũng thành MC chớ không thành ca sĩ nữa.
Khuê Tâm lơ lửng:
− Biết đâu được. Anh từng nói với em Nghề chọn ngườí mà.
Cang đứng dậy:
− Bà Thủy Lê thật có mắt tinh đời khi nhận em vào làm cho Hầm Gió. Thôi anh về đây. Cố lên! Cố lên nha!
Tiễn Cang ra cổng xong, Tâm trở vào ngồi vào ghế đá, dưới gốc mận. Buổi tối hoa mận bung tròn, trắng xoá những sợi li ti thơm. Khuê Tâm hít vào một hơi dài sảng khoái.
Sáng nay, Tâm đã qua một cuộc tập dợt với nhóm Sỏi Trắng, một ban nhạc trẻ vừa mới nổi khoảng thời gian gần đây. Tâm đã đặt nhiều câu hỏi tình huống để các thành viên trả lời. Nghe góp ý của ông Thất, Tâm đặt những câu hỏi ngắn gọn và xoáy vào khả năng đã chọn.
Đây chỉ là thực tập. Ông Thất đã dùng sự quen biết của mình giúp Tâm làm quen với vai trò MC trên nhiều lãnh vực, ở nhiều sân khấu. Thoạt đầu Tâm định từ chối, nhưng ông quá nhiệt tình, Ninh cũng muốn thế, nên cô đã nhận sự giúp đỡ ấy. Một phần giúp Tâm có kinh nghiệm hơn, phần khác giúp cha con Ninh gần gũi nhau.
Có qua tiếp xúc Tâm mới nhận ra một điều buồn cười là hầu như với ai trong giới ca sĩ, nhạc sĩ trẻ hơn mình, ông Thất cũng xưng anh gọi em hết, cho dù người đó đáng tuổi con cháu ông.
Khuê Tâm vò nhẹ chiếc lá mận và thích thú với mùi hương mận. Gió thật nhẹ cũng làm những sợi tơ từ hoa rơi rơi như mưa.
Cô muốn lòng mình thanh thản và muốn có Ninh bên cạnh hết sức. Có anh, Tâm thấy như được thêm sức mạnh.
Chính anh là người đưa đón cô mỗi ngày, mỗi đêm khi cô tới nhà nghệ sĩ kinh nghiệm nhất về nghề dẫn chương trình để bà hướng dẫn cô những thủ thuật cơ bản về nghề cũng như một số kinh nghiệm bản thân.
Ninh bảo mẹ Tâm rất muốn cô thành công trong nghề này, Tâm không thích lắm nhưng nghĩ tới mẹ, cô cố gắng.
Ba Tâm chỉ ngửa mặt than:
− Càng cao danh vọng càng nhiều gian nan.
Còn dì Yên thì dịu dàng hơn:
− Con hãy làm điều con thích như phải nhớ, với phụnữ gia đình luôn là quan trọng nhất.
Khuê Tâm cũng biết như vậy. Nhưng cô cũng muốn thử thể hiện mình một lần xem sao.
Đêm nay sẽ diễn ra cuộc đọ sức thật sự của mười thí sinh được vào chung kết cuộc thi tuyển chọn người dẫn chương trình.
Từ vòng sơ khảo đến vòng chung kết, Tâm được đánh giá khá cao, nhưng cô không dám chủ quan.
Tâm biết có vài thí sinh cùng vào chung kết với mình đã có những cuộc vận động bên ngoài... Điều đó không làm cô nản chí.
Ninh luôn bảo:
− Hãy coi đây là một cuộc chơi, em sẽ thấy lòng nhẹ tênh.
Giờ này lòng em đang nhẹ tênh, nhẹ đến mức muốn bay lên mây sao anh không tới để giữ em lại.
Tâm duỗi thẳng chân và tì tay vào lưng ghế rồi tựa cằm lên. Tối nay ba và dì Yên đi đám cưới một người bà con bên dì. Ngôi nhà như vắng hơn khiến Khuê Tâm xót xa nghĩ tới những lời của mẹ đêm ở sân bay.
Bà đang lênh đênh một mình giữa biển đời xa lạ mà dù sống ở đó rất lâu bà vẫn chưa thể hoà đồng.
Ba bảo mẹ là người đa đoan. Ông yêu và mãi yêu bà dù với mẹ Ông chỉ là chiếc bóng mờ nhạt. Sau bao nhiêu năm chìm trong biển rượu, trải qua một cuộc thập tử nhất sinh, ba chợt đổi tính. Ông đang cai rượu và đang muốn mở lớp dạy nhạc ở Nhà văn hoá quận. Bà yên chưa muốn lắm vì ông vẫn chưa thật khoẻ, nhưng bà lại vui khi thấy ông đã bắt đầu một cuộc sống mới.
Cánh cổng gỗ nhẹ mở, Ninh bước vào, giọng ngạc nhiên:
− Su Su lại ngồi đây?
Tâm cong môi:
− Em chờ người ta. Chờ đến lạnh từng ngón tay.
Ninh ngồi xuống kế bên:
− Người ta nào?
Tâm liếc anh một cái thật dài:
− Hổng biết.
Anh tủm tỉm cười:
− Thiệt hổng biết không bé?
Tâm gật đầu. Ninh bảo:
− Vậy anh về à nha.
Tâm cong môi phụng phịu:
− Ư... anh thích thì về đi. Em lại tiếp tục chờ đến lúc chết rét luôn.
Nhìn đôi môi chúm chím của cô, Ninh nôn nao trong lòng. Anh nhẹ kéo cô vào người và nói:
− Ngồi sát vào anh sẽ ấm ngay.
Tâm thì thầm:
− Mùi hoa mận đó, anh nghe không?
Ninh hít vào một hơi dài:
− Anh chỉ nghe mùi tóc em thôi. Su nè! Anh nhớ môi em quá hà.
Dứt lời Ninh nâng cằm Tâm lên và cúi xuống. Tâm khép mi và thả trôi cảm giác. Cô thích được yêu bằng môi anh, nhưng chưa bao giờ nhận là mình thích vì xấu hổ. Ngồi bên nhau, người khởi đầu nụhôn luôn luôn là Ninh.
Tối nay cũng thế.
Rời anh ra, Tâm nũng nịu:
− Môi anh làm em muốn ngạt thở. Ghét!
Ninh nói:
− Nhưng ai chết vì ngạt thở khi hôn đâu.
Tâm hỏi:
− Sao anh biết?
− Anh đoán như vậy. Không tin cứ để anh hôn nữa. Hôn thật lâu xem em thế nào.
Tâm khịt mũi:
− Đừng có dụem. Anh ma lanh vừa thôi.
Ninh vén tóc Tâm qua một bên rồi mê mải nhìn cô:
− Những lúc như vầy, em thật tuyệt. Vừa đáng yêu lại là của riêng anh.
Khuê Tâm chớp mi:
− Em lúc nào chả của riêng anh.
− Có đó. Những lúc em trên sân khấu với son phấn, áo quần lấp lánh, anh thấy em là của đám đông, thuộc về đám đông.
Tâm để tay lên môi Ninh:
− Em ghét đám đông, anh biết mà!
Ninh cắn nhẹ ngón tay cô:
− Anh biết. Bởi vậy anh thương em hơn khi mỗi đêm em phải đứng dưới ánh đèn màu.
Tâm trầm giọng:
− Nghề chọn người hay người chọn nghề là tùy vào bản lĩnh của họ. Em nghe lời anh, xem việc dẫn chương trình là một cuộc chơi dài hạn. Tới một lúc nào đó em sẽ bỏ cuộc chơi.
Ninh hóm hỉnh:
− Chỉ có theo chồng mới bỏ cuộc chơi thôi. Mà chồng em là anh đây, không bắt em làm thế.
Tâm khúc khích cười trên vai anh:
− Ngọt ngào ghê!
Ninh nói:
− Trước đây anh cộc tính lắm, nhưng từ khi yêu em, anh đâm ra lãng mạn, mơ mộng và ngọt ngào. Tình yêu bao giờ cũng có vị ngọt, ngọt như môi em vậy.
Ninh lại cúi xuống, Tâm vòng tay qua cổ anh chờ đợi...
Và ngàn đời sau nữa nụhôn vẫn là quà tặng thiêng liêng của tình yêu. Mà ai lại không cần tình yêu hở anh.
Khuê Tâm nghe nhịp đập rộn ràng của tim mình. Một trái tim hồng hạnh phúc...
Giọt Nắng Thiên Đường Giọt Nắng Thiên Đường - Trần Thị Bảo Châu Giọt Nắng Thiên Đường