If you love someone you would be willing to give up everything for them, but if they loved you back they’d never ask you to.

Anon

 
 
 
 
 
Tác giả: Doãn Quốc Sỹ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Phạm Minh Phức
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1434 / 35
Cập nhật: 2017-04-04 13:33:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
uối tuần đó Eptekhari có ý muốn nhờ Thuận chụp giúp cho một cuốn phim màu kỷ niệm để hắn gửi về cho vợ con ở thủ đô Tehran. Cả hai định đi từ sáng rủi gặp phải hôm sương mù, khoảng mười giờ các xe còn phải bật đèn. Tới mười ba giờ sương mù vẫn chưa tan hẳn nhưng được cả buổi chiều nắng ấm và trời quang.
Thuận chụp cho Eptekhari cả cuốn phim màu stereo lấy đủ các thứ bối cảnh, đường phố, đài kỷ niệm Jefferson, công viên... Chụp xong Thuận được Eptekhari đưa về nơi hắn có phòng thuê, hắn giới thiệu Thuận với bà chủ nhà, bà Shiriey Gitting. Khi hay Thuận là người Việt Nam bà nói một năm trước tại đây bà cũng cho một bác sĩ Việt Nam thuê phòng ở, ông ta tu nghiệp sáu tháng ở bệnh viện lục quân Waller Reed. Khi biết Thuận còn độc thân bà cười thuật thêm rằng ông bác sĩ nọ trông tuy con trẻ mà đã 40 mươi tuổi và điều kinh dị nhất đối với bà là ông ta đã có tới sáu con.
Lúc đó cô con gái bà trên lầu xuống, bà giới thiện cô với Thuận: Miss Blair. Bà nói thêm bà còn đứa con trai trưởng trên babmươi tuổi đã lập gia đình hiện trông nom trại nuôi súc vật ở Virginia cách thủ phủ này không bao xa. Nhân đà vui câu chuyện Eplekhari hỏi bà trước đây đã phòng ngừa ra sao để có ít con. Bà đáp thẳng thời bà phương pháp phổ thông là làm lavage.
Blair khoảng vừa hai mươi tuổi vẻ đẹp hồng hào khoẻ mạnh, nhất khi nàng cất bước dù là nàng đi giày cao gót mà những bươc thật vững thật chắc, đôi mắt nàng nhìn thẳng và nụ cười của nàng Thuận thấy ngợp.. hiện tại. Khi nghe mẹ nói về lavage nàng mủm mỉm cười nhìn nghiêng qua cửa sổ.
Để thay hướng câu chuyện Thuận hỏi Eptekhari về Ba Tư và Eptekhari thuật lại những tập tục, những tôn giáo cùng các sắc dân tại quê hương mình.
Thuận góp chuyện với Eptekhari:
- Xứ tôi với xứ anh nhiều điểm giống nhau, Xứ tôi ngày xưa cũng có những hình ảnh cụ đồ già dạy trẻ trong làng, những cô gái xứ anh và xứ tôi đều nổi tiếng là đẹp với thế giới, nhưng nếu tôi không nhầm, thì vẻ đẹp các cô gái Ba Tư rờn rờn định mệnh, các cô gái Việt đẹp hiền hơn.
Blair vội góp ý:
- Tôi có đưọc trông hình ảnh các cô gái Việt Nam ở Sài-gòn trên vô tuyến truyền hình, tôi rất thích cái áo dài của các cô.
Thuận nói thân mật:
- Người tầm thước như Miss Blair thì mặc đồ Việt có thể hợp lắm.
Sau đó Blair khoe với Thuận là nàng đương theo học lớp uốn tóc ở đại học. Thuận hơi ngạc nhiên hỏi:
- Ở đại học có dạy cả lớp uốn tóc?
Blair gật đầu:
- Vâng đó là viện đại học Mỹ Thuật. Lớp đó có chín tháng, ngoài việc chọn kiểu tóc cho hợp với khuôn mặt từng người chúng tôi còn phải học cả về khoa giãi phẫu để biết trên khuôn mặt con người có những mạch máu chính nào, có những giây thần kinh nào.
Lúc đó Eplekhari mới trở lại câu chuyện khuyên Thuận nên thuê phòng ngoài ở cho tự do, vì chính nơi đây bà chủ còn một phòng nữa trên lầu.
Thế là Thuận ưng ngay.
Thuận dọn sang chỗ ở mới một tuần sau vào một ngày mưa rầm rề,!ạnh và u ám, tuy nhiên theo radio thì ngày đó - 21 tháng 3 - đã là ngày đầu của mùa xuân. Bà Gitting và Blair vui mừng đón tiếp Thuận, còn Eptekhari thì khỏi phải nói. Bà Gitting ở phòng dưới nhà với phòng khách với nhà bếp của bà trên lầu, còn ba phòng thì một của Blair một của Eptekbari và một của Thuận, cả ba cùng chung một phòng toilelte.
Một lần vào buổi sáng trước khi đi học Blair được Thuận mời vào thăm căn phòng chẳng lấy gì làm ngăn nắp của mình và mời Blair uống chén nước trà sớm, thứ trà Tàu Thuận mua hôm trước ở tiệm China Inn, trên dọc 7th Street nối với Georgia Avenue thì phải. Blair uống trà với đường và thích thú mở cuốn bách khoa về các trường phái hội họa mà Thuận mượn tại thư viện không quân. Thuận nói với Blair là nàng cứ việc đem cuốn sách đó về phòng xem kỹ rồi trả sau cũng được.
Từ đấy Thuận luôn luôn mượn thêm sách loại học hỏi nhiều tranh ảnh như vậy để Blair cùng xem. Một lần mang sách sang phòng, Blair vào buổi tối sau bữa ăn, Blair báo tin mừng nàng đã tốt nghiệp lớp học uốn tóc. Mội điều thật bất ngờ nữa là nàng đã xin được việc làm tại một tiệm uốn tóc danh tiếng nhất thủ đô, tiệm Rose and Beauty chủ là người Việt Nam, tiệm đắt khách đến mỗi khách hàng luôn luôn phải liên lạc với ông chủ bằng điện thoại để tiện việc thu xếp chỗ trống. Buổi tiếp chuyện đầu tiên Blair có ngay tình khoe với ông ta là nhà nàng có một sĩ quan phi công Việt Nam mới tới trọ và Blair thấy đôi mắt ông sáng lên hỏi: «Thế à?» Blair kết luận ngay thẳng là sở dĩ ông nhận nàng vào làm việc vì nhà nàng có viên sĩ quan đồng bào của ông hơn là vì mảnh chứng chỉ mà nàng vừa được cấp phát. Và Blair hỏi Thuận một câu hình như đã suy nghĩ nhiều:
- Người Việt Nam hình như sống nhiều bằng tình cảm phải không anh Thuận?
Thuận chỉ cười mà không trả lời.
Blair kể cho Thuận biết thêm ông nội nàng gốc người Armenia, thoạt cụ tới định cư ở California như hầu hết các đồng bào cụ. Cụ có bộ râu mép dài lắm, đẹp mưỡi rủ xuống hai bên - là nàng cũng chỉ được ngắm trong ảnh. Tới đời cha nàng, ông vào thủy quân và dời đến Hoa Thịnh Đốn; ông còn tậu được một trại nuôi súc vật ở Virginia. Cha nàng mất đã hai năm nay. Nghe tới đây Thuận nói với Blair:
- Bây gìờ thì tôi hiểu, khuôn mặt hồng hào cùng đôi mắt con ngươi màu hạt dẻ của Miss Blair chính là vết tích nguồn gốc Armenia của cô.
Blair hỏi:
- Anh có vẻ hiểu người dân Armenians quá nhỉ?
Thuận nói thực:
- Là tôi cũng chỉ đoán phỏng chừng thôi, nhưng tôi chắc là mình đã đoán không lầm.
Blair chỉ cười cho lời nói chủ quan của Thuận mà không thêm gì hơn.
Cuối tháng ba ngày đã bắt đầu ấm, có lẽ hơi nóng, và Thuận cũng đã học hết phần lý thuyết để sang thực hành. Lái chiếc phản lực vun vút trên trời xanh Thuận mới hiểu vì sao lần này người ta không cần chọn miền Nam làm nơi huấn luyện, trời Hoa Thịnh Đốn kể từ tháng này cũng khá trong, khá đẹp chẳng kém gì trời miền Texas.
Tuy nhiên lái được nửa giờ Thuận gặp một đám mây bão cumulonimbus dầy cộm hình một chiếc đe khổng lồ, màu mây quãng giữa đã xám loãng và trên đầu màu trắng lộng chứng tỏ đám mây bão đó cũng sắp tan rồi. Thuận lái quành « chiếc đe khổng lồ » màu xám nhạt đó rất khéo khiến người huấn luyện viên Mỹ phải thốt lời khen ngợi.
Chiều thứ sáu đó, ở phòng ăn ra gió mát lồng lộng ngoài đường làm Thuận thấy dễ chịu, tiếng trẻ con nô đùa nghe thật vui, dạo này nhiều khi Thuận thấy chúng nó đùa suốt từ chiều cho mãi tới chín, mười giờ mà chưa yên. Lên lầu Thuận đã thấy Blair đứng trước phòng. Gió xuân dường như cũng thổi thêm niềm vui vào tâm hồn cô gái vừa tới tuổi dậy thì đó. Thuận hỏi:
- Cuối tuần này Miss Blair có bận gì không, nếu không mai chúng mình đi quay phim.
- Đi chứ anh Thuận - Blair đáp - tôi thì còn bận gì. Hoa bắt đầu nở nhiều rồi đó, đi quay phim vào dạo này thật tuyệt!
Hôm sau cả hai cùng ra đi từ mười giờ sáng. Đúng như lời Blair nói hoa đã bắt đầu nở nhiều, có những bông thuộc loài huệ lớn nở trắng xóa bên những cụm hoa vàng nhỏ xinh, hoa chèvrefeuille thì phải. Hoa và nụ như thi nhau xuất hiện, lộc cây nhú xanh, cảnh vật. thật đã thức tỉnh với mùa xuân suốt dọc đường, Xe buýt dừng lại tại một trạm gần bờ sông, Blair và Thuận cùng xuống. Ánh sáng chan hòa thừa đủ cho Thuận quay phim. Khoảng bờ sông Potomac thật đẹp, bờ nước được xây dựng đứng như một bức tường ngăn cho đất khỏi lở, bên trên là bãi cỏ với những hàng cây lộc non xanh mơn mởn thành rừng, nhìn sang bờ bên kia cũng vậy. Thuận không quên thu vào ống kính giống chim mòng - gull - nơi đây nhiều vô kể, bay từng đàn trên cao, lội từng đàn dưới nước và kêu tự do như không biết sợ người. Đã có kinh nghiệm về lấy ánh sáng, đã có kinh nghiệm về cảch bố trí phân cảnh ngầm trong óc nên cuốn phim màu đó rất thành công khi thì thuần cảnh, khi thì Blair xuất hiện gros plan, khi thì Blair xuất hiện cùng với một vài bóng nhỏ khách qua đường khác, cảnh và người được thay đổi vị trí luôn luôn. Cuốn phim tận cùng tuần tự bằng ánh nước dòng sông Potomac lấp lánh, rừng cây trổ lộc xanh non trên bờ và đàn chim mòng vỗ cánh bay ra xa... tít xa... phía giữa sông cả một vùng trời nước bao la như đã tới cửa biển. Bữa trưa hôm đó Thuận đưa Blair vào tiệm May Flower ăn spaghetti và uống coca cola. Thuận khẽ lắc đầu nói đùa với Blair:
- Một buổi cuối tuần đi chơi như thế này, ăn uống như thế này thật là lành mạnh
Blair cười mỉm nhưng rất tươi hỏi riễu:
- Theo trực giác của anh thì cách sống đó phỏng đoán có giống cách sống của người dân Armenians không?
Thuận cất tiếng cười lớn và nhìn thẳng vào đôi mắt màu hạt dẻ của Blair.
Tuần sau khi đã rửa phim xong chiếu cho mọi người xem ở phòng khách, bà Gitting nức nở khen cảnh đẹp và khen cả con gái bà nữa. Thuận ghé tai Blair nói khẽ: “Miss Blair đúng là hoa khôi Armenian!’’ và Blair cũng đáp khẽ kèm theo nụ cười mỉm dí dỏm: « Cũng lại là anh phỏng đoán chứ gì?»
Đốt Biên Giới Đốt Biên Giới - Doãn Quốc Sỹ Đốt Biên Giới