Số lần đọc/download: 847 / 6
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 6 - RA ĐI
D
ương Phong vừa trải qua một chuyến đi mệt mỏi. Từ tờ mờ sáng, ông cùng người mang lệnh tín rời thành Đại La đi hai chục dặm về phía tây, họ ở đó đến trưa rồi vượt chừng ấy đường đất quay về. Không vào thành, hai người vội vã đến trấn Đan Hồng. Một ngôi nhà mở cửa chờ sẵn, người đánh xe phải chờ bên ngoài rất lâu. Trời xâm xẩm tối, đôi ngựa rạp vó về thành, trên xe chỉ còn lại mình Dương quân sư. Ông vội nhai nát viên thuốc nhằm chế ngự cơn đau đang nhói buốt trong lồng ngực. Hẳn việc này rất hệ trọng mới khiến quân sư đánh đùa với tính mạng như thế. Quá giờ giới nghiêm song đám lính canh vẫn lục tục mở cổng. Người đánh xe nhanh chóng đưa cỗ xe về đúng nơi xuất phát. Đặt chân vào nhà, Dương Phong mới thở phào vuốt ngực cho cơn đau trôi xuống. Lão Tiền đã chuẩn bị nước ấm trong khi Dương Vân còn nhẩn nha chờ đợi. Dương Phong phấn chấn tinh thần khi thấy nét mặt tươi tỉnh của con trai, lâu rồi mới có một bữa ăn vui vẻ, đầm ấm giữa hai người dù rằng cậu con trai vẫn kiên quyết không cho cha uống rượu. Cuối bữa, ông hẹn con giờ Hợi lên thư phòng nói chuyện.
........................
Hỏa Thiên ưng tỉ mẩn đánh bóng bộ móng vuốt nhọn hoắt bằng thép già. Trời phú cho hắn đôi cánh tay cực khỏe, khi lồng thứ vũ khí ác hiểm này vào, người ta đã không đếm xuể bao nhiêu gương mặt, bao nhiêu lồng ngực bị bào nát, bị đâm thủng. Người ta còn đồn đại hắn từng móc trái tim đối thủ ra ăn sống. Chắc chỉ là lời đồn nhưng sự độc ác của con chim ưng khát máu này thì không cần bàn cãi. Tiết Độ Sứ bất đắc dĩ lắm mới cho phép Lê tướng quân sử dụng hai con quái vật của mình, có nhiều lý do cho thấy ngài đang chờ cơ hội để giết chúng. Nên Hỏa Thiên ưng hiểu rằng sẽ rất ngu ngốc nếu hắn thất bại lần nữa trong vụ Ngô Quyền. Hắn tin Độc Linh Sư có nỗ lực đến đâu cũng không làm gì được con cọp non ấy, hắn đã sắp kế hoạch đón lõng trên đường. Con chim ưng bất thần nhào xuống từ trên không, móc trọn cặp mắt trước khi con mồi kịp trở tay. Chờ gã đội trưởng to xác của đội 13 vào báo ngựa đã đóng yên, Hỏa Thiên ưng thổi tắt ngọn nến, cầm vũ khí đứng dậy. Đôi ngựa chiến gõ móng trước ngôi nhà của Ngân Vệ đội. Hai người nhảy lên ngựa hướng đến cổng thành. Lúc này là giờ Hợi.
.....................
Dương Vân bước vào thấy cha đang ngồi đợi. Ông ra dấu bảo chàng khép cửa. Cái bình nhỏ đặt trên bàn cắm một cành cúc vàng, loại hoa lúc sinh thời mẹ chàng rất thích. Dương Vân chọn chỗ ngồi chếch với cha, chàng sẽ chỉ nhìn thẳng vào mắt ông khi cần thiết. Dương Phong ngồi xoay mặt ra cửa với tư thế sẵn sàng giải quyết vấn đề. Ông nói với con:
- Cha hẹn con nói chuyện vì chúng ta cần kết thúc cuộc tranh luận hôm qua. Theo cha nhìn nhận thì một đêm suy ngẫm đã giúp hai cái đầu minh mẫn hơn nên cha phải tranh trước vài lời khi chờ con nói ra quyết định của mình. Trên đường từ Đan Hồng về nhà, cha đặt ra ba câu hỏi và đến lúc dùng xong bữa tối cha cũng tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Dương Phong hắng giọng:
- Thứ nhất là tình cảm của cha dành cho con đến mức nào? Hai là cha đang làm đúng hay sai? Ba là cha sẽ làm gì tiếp theo? Câu trả lời thứ nhất cha có được trên đường về. Thế gian này, tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là bản năng vô tận, được yêu thương con là niềm hạnh phúc tuyệt vời, kể cả với người khô khan và lạnh lùng như cha. Nhưng cha sẽ là kẻ dối trá nếu nói tình cảm cha dành cho con nhiều như dành cho mẹ con, dù đây là sự so sánh khập khiễng. Cha yêu mẹ con tận sâu thẳm trong trái tim, việc mẹ con ra đi quá sớm tạo thành sự sụp đổ không thể gượng dậy đối với cha. Ông bà của con cũng đã mất. Con là tình yêu duy nhất và niềm an ủi duy nhất của cha trong cuộc đời này. Cha yêu con như thế mà lại không biết cách giúp con hiểu cha, cho con khỏi bị dằn vặt bấy lâu thì thật đáng trách. Câu trả lời thứ hai cha cũng có khi bánh xe lăn qua cổng thành, đúng hơn là khẳng định lại, có thể cha đang gây ra những tội ác ghê tởm với nhiều người nhưng xét toàn cục thì là con đường ngắn nhất mang lợi ích về cho dân tộc. Mà kiếm lợi là nghề của cha. Đã từ lâu cha không còn quan tâm đến lời dè bỉu, khinh miệt hay nguyền rủa, nếu ai đó khắc tội của cha lên bia miệng ngàn đời, cha cũng mặc. Cha chỉ quan tâm xem con có thể vượt qua chuyện này được không? Và cha hoàn toàn tin là vì mẹ, con sẽ không làm cha thất vọng. Còn câu trả lời cuối cùng cha có được vào cuối bữa ăn vì con đã thực sự trưởng thành. Lỗi nữa cha mắc phải là quên đi truyền thống gia đình. Cụ nội con từng nói "con chim non không được đẩy ra khỏi tổ sẽ không bao giờ biết bay". Cha sẽ quá ích kỷ nếu còn định bao bọc con thêm nữa. Đến lúc con phải chọn đường đi của riêng mình và cha phải tôn trọng quyết định ấy.
Ông dừng lời để vuốt ngực rồi nói tiếp:¤
- Thực lòng là cha đã cố tình dây dưa, trốn việc đi thẳng vào vấn đề. Cha phải vượt qua chính mình mới nói được những lời vừa rồi, cha cảm thấy nhẹ nhõm khi trút gánh nặng sang con.
Dương Vân nhận được sức đẩy của cha, việc ông nói trắng ra suy nghĩ giúp chàng bớt khó đi nhiều nhưng làm chàng mủi lòng thương cha khi nhìn tới viễn cảnh ông phải thui thủi một mình trong căn nhà này khi chàng dứt áo ra đi. M ình phải cứng rắn lên, chàng tự nhủ:
- Dạ, thưa cha! Con cũng tự đặt cho mình những câu hỏi và cũng đã thỏa mãn được đôi phần. Nhưng con xin nói là trong bất cứ hoàn cảnh nào thì sự tôn kính và tình yêu của con hướng đến cha vẫn chỉ có một, bất kể nhân gian nói gì về việc làm của cha thì trong tim con, cha vẫn là người cha tuyệt vời không thể thay thế. Có điều.. khi con quyết định, con sợ sẽ làm chúng ta xa nhau.
- Con nói đi.
- Con sẽ ra đi. Con chọn con đường chiến đấu bảo vệ quê hương.
Dương Vân nín thở, chàng sợ mình nhìn nhầm ánh mắt thỏa mãn của cha dù mặt ông chẳng biểu lộ cảm xúc gì.
- Con sẽ đi ngay ngày mai, đi như một kẻ vong ơn dưỡng dục. Bởi con sợ kéo dài ngày nào con sẽ chùn bước ngày ấy. Cha hãy quở trách con về sự yếu đuối đi.
Dương Phong đứng dậy, lấy bình rượu:
- Con để cha uống một chén. Cha sẽ giữ đúng lời hứa đồng thuận với chọn lựa của con. Cha vốn hy vọng con ra đi cũng nhiều như mong muốn con ở lại. Ông nội nếu còn sống, sẽ không trách cha, giống như cha không trách con. Con lấy cho cha cái tráp trên giá.
Dương Vân kính cẩn đặt cái tráp nhỏ bọc nhung trước mặt cha. Ông mở tráp, cầm ra con dao cán gỗ và nói:
- Hơn hai mươi năm nay, cha mang con dao này bên mình. Nó thuộc một đôi, con dao còn lại là của bác ruột con. Chúng do chính tay người thầy đầu tiên của anh em cha làm. Người đã truyền tất cả tình yêu thương và sức mạnh chở che vào trong đó. Con dao này là vật giá trị nhất cha có thể cho con và cha cũng kịp truyền sức mạnh tinh thần của mình vào nó, nó sẽ bảo vệ con trước mọi nguy hiểm, nó sẽ mang may mắn đến cho con, nhiều hơn những gì con mong đợi. Riêng về nguồn gốc của mình, cha muốn con hạn chế nói với người khác. Con nên hiểu rằng cái tên của cha là lá bùa hai mặt, mặt tốt rất mong manh mà mặt xấu rõ rệt nên cha sẽ rất yên tâm nếu con chỉ tự hào về cha khi con ở một mình.
Ông đưa con dao cho con. Chàng dùng hai tay đón lấy. Đuôi dao cắm vào cái cán gỗ bóng màu thời gian có khắc đơn sơ hình đám mây. Lưỡi dao được bọc bằng bao da thô, toát ánh sắc khi ra khỏi vỏ. Cổ tay Dương Vân khẽ run lên, như có một sức mạnh vừa chạy vào người chàng. Dương Phong nhắm mắt lại, nói:
- Con dao đã nhận chủ mới, từ nay nó sẽ chắn giữa con và sự đe dọa. Con hãy đối sử với nó như một người bạn thân.
- Vâng, con xin ghi nhận, D ương Vâ cất con dao.
- Con sẽ tích góp kinh nghiệm sống qua từng bước chân, từ đây mọi thứ sẽ thoải mái hơn nhưng khó khăn hơn rất nhiều. Vạn sự khởi đầu nan, con hãy chủ động tìm thử thách trước khi nó tìm con. Những điều tận cùng nỗ lực không làm nổi, cần nỗ lực gấp đôi. Có nhiều đường đến đích, con không nhất thiết chỉ theo một. Khi để lạc lòng tin, tốt nhất con kiếm ở chỗ bạn bè. Khi đánh mất sự khôn ngoan thì đừng quên nghĩ đến cha. Nếu mải nhìn về sau con sẽ lỡ tương lai trước mặt vì cả cha và con phải cùng đi tới để có thể gặp nhau chỗ cuối con đường.
Dương Vân đón lời khuyên của cha. Tuy có vài ý chưa bắt được nhưng chàng nhớ kỹ.
Buổi sáng hôm sau, hai cha con thảnh thơi uống trà. Dương Phong là người khó đoán ý còn Dương Vân lúc này bình tĩnh lạ thường. Chàng chuẩn bị xong đồ đạc, đáng ra đã lên đường nếu cha không đột xuất muốn dùng chén trà. Dương Phong nói:
- Con rời thành xuôi về nam, ngày một ngày hai sẽ tới trấn Đan Hồng. Đan Hồng vào đợt hàng về đông đúc, phồn thịnh không kém Đại La là mấy nhưng ra vào rất chặt chẽ, cha đã đưa cho con tấm giấy thông hành đặc biệt, con có thể dùng khi thấy cần thiết. Từ Đan Hồng rẽ ra nhiều đường, cánh buôn gỗ thường theo đường rừng núi phía tây Hòa Thanh, hội buôn cá đi về hướng đông men biển Hải Thanh. Cha nghĩ thuận lợi nhất con nên theo tuyến phổ thông Tống Bình-Văn Dương-Long An, chừng bốn chục dặm phủ Lý Nhân, ngã ba đường hướng đông là biển, hướng nam đến Văn Dương. Trung tâm Văn Dương cách phủ Lý Nhân hơn bốn chục dặm, cha có nhiều người quen ở đó. Đi thêm hai chục dặm là ranh giới giữa Trường Châu và ái Châu, vất vả ba chục dặm nữa con sẽ đến nơi cần đến. Cha tính nếu thuận lợi con sẽ trải qua mười ngày đường.
Vài khắc im lặng, hai người đứng dậy từ lúc nào, họ cùng ra cổng. Dương Vân tần ngần:
- Con xin phép cha.
- Con đi cẩn thận nhé.
- Vâng ạ, D ương Vân mím môi bước, con sẽ nhớ cha rất nhiều.
- Vân nhi, cha bỗng gọi với làm chàng khựng lại.
Dương Phong chốc đã đi ngang con, ông nói nhanh:
- Vân nhi, còn một điều nữa cha phải nhắc con. Con là người thẳng thắng thật thà, như mẹ của con, lại ít va vấp, con nên cân nhắc thật kỹ trước khi đặt niềm tin.
- Dạ con hiểu.
- Thôi, con đi.
- Con chào cha.
Trên con đường đất rộng từ trấn Đan Hồng đến Đại La thành, từng đoàn xe hàng nườm nượp chạy lấn sang phía ngược đến trấn, chỉ có vài khách bộ hành. Chốc chốc đám ngựa Kim Vệ đội phi như một lũ điên thất thường và hung hãn, chúng có quyền dừng bất cứ người nào để hoạnh hoẹ. Dương Vân cắm đầu đi như chạy vì những điều chàng vừa bỏ lại đang kéo chân chàng. Quang cảnh quen thuộc, người cha già đau ốm và người chàng yêu thương. Quyết tâm, lớn tiếng là thế sao mới có vài dặm chàng đã muốn quay đầu lại, chạy ù về nhà, đến bóp vai cho cha, bảo với cha là con vừa đi chơi về. Rồi ra chợ tìm nàng, à hôm nay nàng ở nhà, rủ nàng bát phố, mua cho nàng cái vòng đẹp hôm trước nàng chỉ, bảo rằng chàng rất yêu thương nàng. Chàng toát mồ hôi lạnh, sao mình hèn kém thế, còn làm được việc gì trên đời, chàng nắm tay, rồi mọi chuyện sẽ ổn, mình sẽ sớm trở về trong ngày đại thắng. Chàng hít một hơi dài cho tinh thần ổn định.
ỐI! Mải suy nghĩ, Dương Vân húc thẳng vào lưng người đi trước, chàng giật bắn mình còn người kia ngã quay. Đó là một người trung niên, cao lớn nhưng nước da nhợt nhạt vì ốm yếu, ông này run run chống tay xuống đất gợi chàng nhớ đến cha.
- Xin lỗi, cháu vô ý quá. Bác có sao không ạ? Chàng chạy vội tới đỡ người trung niên dậy.
Ông này ngồi khua tay phủi đất bám trên quần áo, lắc đầu trả lời bằng giọng ồm ồm:
- Không sao! Cậu đỡ tôi đứng dậy với, tôi đang nghĩ vẩn vơ thì bị cậu húc phải.
- Cháu cũng thế. Chàng gãi đầu. Để cháu nhặt cho.
Thấy ông định nhặt cái tay nải rơi ra, chàng vội vàng cúi xuống. Cầm cái tay nải khá nặng trên tay, chàng bắt chước phủi đất bám. Tiếng vó ngựa dồn dập, Dương Vân chưa kịp phản ứng thì 2 tay kỵ sĩ ghì cương khực trước mặt chàng. Hai con ngựa thở phì phì hất chân ra trước làm đôi khách bộ hành liêu xiêu. Trên mình ngựa là hai bộ mặt giống nhau cùng dài thượt như mặt ngựa. Một giọng nói lóc xóc được ném xuống:
- Tụ tập làm phản hả?
Người trung niên sợ tái mặt trước mũi kiếm nhọn hoắt.
- Tay nải to thế, chắc giấu vũ khí? C ái mặt ngựa còn lại nói.
Người trung niên do quá sợ đứng đực người.
- Chống đối, chém cho nó một nhát.
Cái mặt ngựa đầu tiên giơ kiếm lên.
- Dừng lại, các ông làm gì thế? D ương Vân giật giọng.
- Để tao xử thằng ranh này. C ái mặt ngựa kia rút kiếm ra.
Dương Vân chả hiểu đầu cua tai nheo ra sao, chỉ thấy mình đang bị đe doạ.D- Giết phứt hai thằng phản loạn về lĩnh thưởng!
Cái mặt ngựa thứ nhất dí kiếm vào sống mũi người trung niên. Người trung niên như bị á khẩu, nhìn chàng vẻ cầu cứu mà chàng cũng không biết làm thế nào vì cái mặt ngựa kia đang rà thanh kiếm lên mặt chàng. Chợt hắn khẽ bật tiếng kêu ngạc nhiên làm thằng bạn nhìn sang. Lại đến tên này khẽ kêu, hắn đút vội thanh kiếm vào bao, giật ngựa. Thằng kia cũng giật ngựa, chạy một quãng nói vọng lạ:
- Chúng thuộc hạ lầm lẫn. Kính lỗi quan gia.
Hai bóng áo vàng thoáng cái mất hút.
- Bọn khốn Kim Vệ. Người đàn ông giọng vẫn run, quay về phía Dương Vân xá dài. Quan gia thứ lỗi cho, tôi chưa già mà mắt mũi đã kèm nhèm hết cả.
Dương Vân nom hết sức ngơ ngáo:
- Bác nhầm rồi, cháu có phải quan gia nào đâu.
- Ôi, chắc quan gia đi vi hành nên muốn giấu tung tích.
- Không, không phải, chàng lắc đầu quầy quậy, cháu làm sao được quan gia.
- Ôi.., sao bọn Kim Vệ thấy ngài lại chạy cả? Người đàn ông bán tín bán nghi. Nhờ ngài không tôi bị lôi thôi to với bọn nó. Ông xá cái nữa bày tỏ sự biết ơn.
Dương Vân khó xử tợn:
- ấy, bác đừng. Bọn lính, chúng trông gà hoá quốc. Cháu chỉ là thường dân trong thành, cháu, vừa nãy cháu còn run như cầy sấy mà.
Người đàn ông bỏ qua nỗi e ngại, ngắm nghía Dương Vân thật kỹ. Đúng là ông chưa gặp vị quan nào non nớt thế trong thời buổi này. Ông cười xuê xoa:
- Mắt tôi kém thật, may mà chúng nhìn nhầm. Hình như cậu mới ra khỏi thành lần đầu à?
- Vâng, cháu chưa đi đường này bao giờ.
- Không hề gì, tôi sẽ dẫn cậu một đoạn.
- Thế thì tốt quá, cha cháu dạy có hai người cùng đi, đường sẽ ngắn một nửa. Bác để cháu xách tay nải.
- Khỏi phiền cậu, tôi xách cũng được. Tôi mang nặng để rèn luyện thân thể. Dạo này ốm quá. Khoảng năm dặm nữa tới làng của bạn tôi, cậu có thể ăn ở quán đầu làng.
- Đi thế này liệu tối có kịp tới Đan Hồng không hả bác?
- Chắc không kịp, mùa này trời tối nhanh lắm. Nhưng mạn đằng đấy có nhiều nhà trọ cho khách lỡ độ đường, chỗ làng Bùng, làng Nải. Cậu cứ vào làng hỏi, đừng ngủ ngoài đường. Nhiều trộm cướp lắm.
- Cháu thấy quan quân tuần dẹp liên tục mà vẫn còn trộm cướp hả bác?
Người đàn ông nhổ toẹt, nói:
- Cái lũ khốn khiếp chỉ hút máu dân mình, bọn nó đỡ đầu cho quân cướp.
Dương Vân chia tay người đàn ông trung niên tại làng Khách, chàng tìm quán ăn uống nghỉ ngơi, rồi lên đường lúc đầu giờ chiều. Chàng tính đi nhanh đến Đan Hồng trước khi trời tối nhưng do chờ đợi quá lâu ở hai chốt lính canh nên chưa đến làng Bùng mắt đã không còn thấy đường. Bên lề con đường là hàng cây tạp nham đằng sau là những dải đất trống lổn nhổn đá, sỏi đến những cánh đồng rộng. Xa xa là luỹ tre thân thương, nhà cửa cái cao cái thấp, cái rộng cái hẹp bao mảng sân, xếp san sát tạo thành làng. Có thể vào làng theo những con đường nhỏ bờ ruộng lúa, đường đắp tự nhiên nhô cao tựa đê đầy cỏ mọc hoặc những con đường làng rộng rãi như lòng hiếu khách.
Nhưng chàng trai của chúng ta thì thất thểu đi trên con đường liên vùng vì chưa thấy nơi nào để dừng chân, chàng đứng lại, lo lắng nhìn quanh rồi không thấy ánh lửa buộc lòng bước tiếp. Tối nay phải ngủ ngoài đường mất, ngày trước chàng theo cha phiêu bạt luôn được người chăm lo chu đáo. Ngày đầu tiên ra khỏi vòng tay cha, chàng đã thấy mình lạc lối. Cố thêm đoạn nữa, sắp tới làng Bùng rồi, chàng tự nhủ khi vấp phải cái rễ cây bò loằng ngoằng giữa đường.
Nghe như có tiếng chó sủa, chàng hướng mắt trông ngang. Đâu đó nháng lên ánh lửa, bên trái có con đường rộng. Dương Vân khấp khởi, bước dè chừng tránh hụt chân đến cái rào râm bụt xù xì song song hàng nứa cắm tạo lối vào nhỏ hẹp. ánh lửa sáng dần soi cái sân đất, một ngôi nhà đất chắc nịch mái rạ, cửa liếp che khá kiên cố. Con chó mực to đùng lông xù tua tủa đón cái lạnh đang sủa ầm ĩ, trong nhà vọng ra tiếng quát khàn khàn:
- Quân ma quỷ trộm cướp ở đâu lảng vảng tới đây mau cút đi không ông vác dao, thả chó ra thì liệu cái thần hồn.
- Tôi là khách lỡ độ đường qua đây xin ngủ nhờ.
- Mười thằng khách đến chín là kẻ cướp. Vào làng mà ngủ.
- Quanh đây vắng vẻ quá, xin giúp cho. D ương Vân nài nỉ.
Người trong nhà càu nhàu thêm mấy câu, rồi ra mở cửa.
- ở Yên đấy.
Không biết lão quát chó hay bảo khách, chỉ thấy con chó ngậm mõm, thôi sủa dù vẫn giữ thái độ hung hăng. Khuôn mặt chủ nhà hiện ra dưới ánh sáng cây nến làm khách giật mình, lão ta có bộ mặt loang lổ sẹo không thể đoán tuổi, nước da đen do ánh nắng, mái tóc và bộ râu bù xù nói ngược là trông giống hệt con chó. Lão gườm gườm con nai tơ đang hối hận sao không cố đi thêm vài bước, rồi hất hàm ra hiệu vào nhà. Căn nhà thân thiện hơn ông chủ nhiều, đủ cả bàn ghế giường tủ tuy hơi xáo trộn nhưng vẫn đủ ngăn nắp, trừ cái mảnh gương vỡ gần cửa vào buồng trong còn lại đượm vẻ nền nã và ấm cúng, lão già bỏ cây nến xuống bàn, khật khừ ngồi vào cái ghế mây cũ. Dương Vân cũng ngồi xuống.
- Đâu đến? L ão già cộc cằn hỏi.
- Đại La. Chàng cố nói trống.
- Sao giờ mới tới. L ão ngó cái bọc sau lưng chàng. Muốn ngủ phải mất tiền.
- Có ít thôi, lão đừng lấy đắt quá.
Lão già cười hềnh hệch:
- Có tiền thì được. Khẩn, ra tao bảo.
Một thanh niên lộc ngộc chừng hai tám, hai chín tuổi xuất hiện.
- Bố gọi tôi?
- Có thằng xin ngủ nhờ, mày ra sau bếp xem còn gì ăn thì mang lên đây.
Gã thanh niên xuống bếp, mang lên một nồi cơm, một đĩa rau tạp luộc, nồi thịt hầm và vài món linh tinh. Thấy gã cứ đi lên, đi xuống, chàng ngỏ ý giúp đỡ thì lão già gạt đi:
- Mặc xác nó.
Trong bữa ăn, hai bố con oang oang đủ thứ chuyện đâm chém giết người, nghe phát buồn nôn. Thùng rỗng kêu to, Dương Vân phớt lờ, được cái gã con trai nấu ăn khéo ra phết dù thức ăn để lâu đã hơi nguội. Lão già có mời chàng vài chén, chàng kêu mệt thoái thác. Cơm no rượu say, cả nhà đi ngủ. Họ bàn nhau cho Dương Vân ngủ ở phòng ngoài. Bản thân chàng cũng muốn ngủ sớm để mai có sức lên đường.
Đèn tắt đã lâu mà chưa ngủ được, lạ nhà và nhớ nhà, Dương Vân xoay người nằm sấp theo thói quen ở nhà, và bắt đầu lim dim.
Thỉnh thoảng có mùi gì tanh tanh xộc lên khiến chàng chun mũi một cách vô thức.