Số lần đọc/download: 2158 / 38
Cập nhật: 2015-11-10 18:12:21 +0700
Chương 5
N
gài đại úy, theo ý tôi, chúng ta không nên nhìn tình thế bi đát quá. Ông Gia-côp Oen-sơ vừa nói vừa giúp cho vị khách khoác lên mình chiếc áo măng-tô lông thú. Chủ yếu là phải làm sao cho tình thế không xấu đi. Ngài và tôi, cả hai ta đều đã phải đương đầu với nhiều nạn đói. Lúc này khi còn chưa quá muộn, phải gieo hoảng loạn trong dân chúng. Chúng ta hãy di chuyển 5 ngàn người đi khỏi Đao-sơn và sẽ chỉ còn đủ lương thực cho những người còn lại. Nếu như 5 ngàn dân di tản này gieo rắc ở Đi-ê và ở Skat-uê tin đồn nạn đói đang lan tràn trong vùng thì sẽ ngăn cản được 5 ngàn người khác tới đây.
- Rất phải! ngài Oen-sơ, ngài có thể tin cậy vào sự giúp đỡ của cảnh sát.
Vị khách, một người tóc đã hoa râm, có những nét cương nghị trên gương mặt và phong cách nhà quân sự, dựng cổ áo măng-tô lên và đặt tay lên nắm đấm cửa.
- Từ bây giờ tôi đã thấy được điều đó. Vị khách nói tiếp. Nhờ có ngài, những gã mới đến đây sẽ phải bán tống bán tháo trang bị của họ đi để mua chó. Cha cha! Khi dòng sông đóng băng thì sẽ có một cuộc rút chạy nhộn nhịp biết chừng nào. Mỗi người bỏ đấy mà đi sau khi đã bán 1000 li-vrơ thực phẩm sẽ góp phần giải quyết vấn đề: bớt được một cái miệng phải nuôi. Bao giờ tàu Lô-ra nhổ neo?
- Ngay sáng nay rồi, chở 300 hành khách không có thức ăn. Đáng tiếc là ta không có 3 ngàn hành khách.
- Tôi cũng lấy làm tiếc. Nhân tiện xin hỏi ngài, bao giờ cô con gái của ngài tới?
- Tôi cũng đang mong ngóng. Ông Gia-côp Oen—sơ đáp, đôi mắt VUI hẳn lên. Ngay hôm con gái tôi tới, mời ngài lại dùng cơm với chúng tôi. Ngài cứ việc dẫn theo vài sĩ quan trẻ nữa. Tôi không biết hết tên họ, nhưng ngài cứ nhấn mạnh cá nhân tôi mà mời họ Tôi không có nhiều thời gian để quan hệ xã hội...ngài đại úy, mong ngài giúp cho con gái tôi vui vẻ. Vì con gái tôi từ Hoa Kỳ đi thẳng tới đây, chỉ ở lại Luân Đôn có một thời gian ngắn, cho nên có thể nó sẽ buồn. Tôi tin tưởng ở ngài, ngài đại úy!
Ông Gia-côp đóng cửa lại rồi tới ngồi bên lò sưởi để sưởi chân. Trong chốc lát chập chờn trước mắt ông hình ảnh cô thiếu nữ trẻ chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một thiếu phụ tóc vàng thuộc dòng Ănglô-sắcxông.
Cánh cửa lại mở.
- Thưa ông, ông Phôt-tơ sai tôi đến xin ý kiến ông xem ông ta có được tiếp tục giao hàng cho những khách xuất trình phiếu xuất hàng đã ký không?
- Phải giao chứ nhưng bảo ông PhôVtơ giảm đi một nửa số hàng. Nếu người ta đưa phiếu lĩnh 1000 li-vrơ thực phẩm thì chỉ cấp cho người ta 500 thôi.
Vừa châm điếu xì-gà ông vừa quay lại chỗ ngồi.
- Thuyền trưởng Măc Grê-go đến gặp ông.
- Cho anh ta vào.
Viên thuyền trưởng sải bước vào phòng nhưng dừng lại nơi gần cửa. Bàn tay phũ phàng của Tân thế giới đã để lại dấu ấn trên con người gốc Ê-cốt này từ khi còn niên thiếu nhưng vẻ kiên cường trung thực trong mọi thử thách vẫn lộ rõ trên từng nét của gương mặt rám nắng; chiếc hàm vuông, sống mũi gẫy, một vết sẹo chạy dài từ trán đến tóc mai đủ cho những ai có công chuyện với anh ta biết trước rằng tốt hơn hết là chỉ nên làm ăn đứng đắn với anh.
- Thưa ông Oen-sơ, một giờ nữa chúng tôi sẽ lên đường, tôi đến nhận những lệnh cuối cùng của ông.
- Tốt lắm! (Gia-côp Oen-sơ quay về phía Mắc Grê-go). Tôi định giao cho anh một chức vụ khác trong mùa đông này nhưng tôi đã thay đổi ý kiến. Anh có biết vì lý do gì tôi để anh chỉ huy tàu Lô-ra không?
Viên thuyền trưởng đứng tựa chân vào nhau, nụ cười khôn ngoan làm nhăn hai đuôi mắt:
- Chắc lại sẽ có sự lộn xộn. Anh lầu bầu.
- Tôi không thể chọn được người nào có khả năng duy trì được trật tự trên tàu tốt hơn anh. Ông Bay-I sẽ cho anh biết những chỉ dẫn Chỉ tiết hơn ở trên tàu. Nhưng trong khi chờ đợi, anh hãy nhớ kỹ điều này. Nếu chúng ta không làm được việc di chuyển đủ một số người ra khỏi vùng này để dè sẻn một ít lương thực thì chúng ta cũng sẽ không có thêm một ký lương thực nào hơn ở Pho I-u-kông. Anh hiểu chứ?
- Tôi hiểu.
- Vậy không được lãng phí. Anh đưa 300 người đi chuyến này. Khi nào mặt sông phủ một lớp băng khá dày thì nhiều khả năng số người chuyển đi sẽ tăng lên gấp đôi. Như vậy anh sẽ phải nuôi hàng ngàn người trong mùa đông. Phải cung cấp theo khẩu phần và phải bắt họ làm việc. Sử dụng họ vào việc xẻ gỗ và xếp thành đống bên bờ sông ở những nơi tàu bè có thể ghé vào. Trả công cho họ mỗi dẫy gỗ 6 đô-la. Ai không làm thì không ăn. Anh rõ chưa?
- Rõ.
- Một ngàn người ăn không ngồi rồi có thể trở thành nguy hiểm. Nhàn cư vi bất thiện, điều đó đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Phải trông nom cẩn thận những nơi chứa lương thực. Nếu họ định ăn trộm...thì anh cứ việc thi hành nhiệm vụ của anh.
Viên thuyền trưởng gật đầu. Hai bên tay anh ta nắm lai theo bản năng, vết sẹo đo trên trán tự nhiên chuyển sang màu tai tái.
- Năm chiếc tàu đã bị kẹt vì băng. Anh phải đảm bảo cho những tàu này an toàn vào lúc băng tan khi mùa xuân tới. Trước hết, chuyển hết hàng lên một kho lớn và cho người canh giữ. Phái người đi Pho-bơ ngay để yêu cầu ông Các-tơ cử cho 3 nhân viên của ông ta. Ông ta không cần đến họ nữa vì tình hình ở thị trấn Tròn đã gần ổn định. Yêu cầu cả ông Bớc-oen cấp cho nửa quân số của ông ta. Họ sẽ có ích cho anh. Chắc chắn anh sẽ phải đương đầu với một số lớn những tên có võ khí.
Anh phải tỏ ra cứng rắn ngay từ đầu. Cần nhớ rằng kẻ nào nổ súng trước thì kẻ ấy sống. Và chủ yếu là phải coi giữ chặt chẽ các kho lương thực.
- Cũng như cả súng ống nữa. Viên thuyền trưởng Măc Grê-go lẩm bẩm khi bước ra.
Thưa ông, ông Giôn Men-tơn xin gặp ông?
- Ông Oen-sơ, thế này là thế nào?
Người tên là Giôn Men-tơn theo ngay chân người thư ký bước vào một cách giận dữ, suýt xô ngã cả anh ta, vung tờ giấy trước mũi ông giám đốc công ty.
- Này xem! Ông có nhìn thấy viết gì ở đây không?
Ông Gia-côp Oen-sơ liếc nhìn tờ giấy rồi bình tĩnh trả lời:
- Phiếu lĩnh 1.000 li-vrơ thực phẩm.
- Tôi nói có đúng không nào, thế mà nhân viên của ông lại bảo không phải. Anh ta chỉ cấp cho tôi có 500 li-vrơ.
- Anh ta nói phải.
- Thế nhưng phiếu này...
- Phiếu này trị giá 1.000 li-vrơ nhưng ở cửa hàng nó chỉ có giá trị là 500.
Sao lại thế, không phải là chữ ký của ông đây hay sao?
Ông Giôn Men-tơn chìa tờ phiếu vào sát mắt ông Gia-côp Oen-sơ.
- Phải.
- Vậy thì ông tính sao bây giờ?
- Tôi sẽ cấp cho ông 500 li-vrơ thực phẩm.
- Tôi không chịu.
- Được lắm. Thế thì không cần nói nữa.
- Ờ, lạ thật! Từ nay trở đi tôi không thèm làm ăn bất cứ chuyện gì với ông nữa, tôi thừa sức cho chuyển hàng của tôi qua những eo sông, ngay sang năm tôi sẽ làm cho ông xem.
- Không hề gì. Ông có 300 ngàn đô-la vàng cám còn đọng ở kho của tôi. Ông đi gặp ông At-slơ để rút ngay số vàng cám đó đi.
Lão Men-tơn giận quá, lồng lộn lên trong phòng.
- Làm thế nào để có 500 li-vrơ thực phẩm nữa thì làm? Không biết! Tôi đã trả tiền rồi! Dù thế nào chăng nữa chắc ông cũng không muốn để tôi chết đói chứ?
- Ông Men-tơn, ông nghe đây (Ông Gia-côp Oen-sơ sau một lát lặng yên để gạt tàn ở điếu xì gà) Ông muốn chuyện này đi đến đâu? Ông hi vọng cái gì?
- Một ngàn li-vrơ thực phẩm.
- Cho một mình ông thôi?
Ông vua vàng vùng Bônanda gật đầu. Những nếp nhăn trên trán ông Gia-côp Oen-sơ nhíu lại:
- Lúc này ông chỉ quan tâm đến thân ông thôi, còn tôi, tôi phải lo ăn cho 20 ngàn người!
- Thế sao hôm qua ông cấp toàn bộ cho phiếu hàng của Tôm Măc Ke-đi? Hắn cũng CÓ một phiếu lĩnh hàng 1.000 livrơ như tôi.
- Chỉ từ hôm nay mới thi hành chế độ hạn chế.
- Tại sao ông không đến hôm qua và Tôm Măc Re-đi hôm nay?
Bộ mặt của ông Men-tơn tái mét đi đến nỗi ông Gia-côp Oen-sơ phải trả lời cho chính câu hỏi của ông ta bằng một cái nhún vai.
- Như thế đấy, ông Men-tơn. Tôi không ưu tiên cho ai cả. Nếu ông trách tôi đã cấp cho Tôm Măc Re-đi thì tôi sẽ hỏi ông vì sao ông không đến cửa hàng ngày hôm qua. Nếu ông bằng lòng thì ta hãy để cho Chúa phán xét. Ông đã nhìn thấy nạn đói ở khu vực Bốn mươi dặm. Ông là con người ông biết rằng tất cả vàng của vùng Bônanda cũng không cho ông cái quyền được hưởng nhiều lương thực hơn một gã nghèo nhất trong số những gã "ăn bánh chua" hoặc một đứa trẻ mới sinh. Ông hãy tin tôi...chừng nào tôi còn chút ít lương thực thì ông sẽ không chết đói. Nào, ta hãy dàn hòa với nhau. Cười lên và nhận phần của ông đi.
Tuy vẫn còn tức giận nhưng lấy ngay lại được bình tĩnh, ông vua vàng xiết bàn tay đưa ra của ông Oen-sơ rồi vội vã quay đi. Khi cánh cửa chưa kịp đóng lại thì một gã người Mỹ dáng điệu khật khưỡng bước vào, hắn dạng hai chân đi giày da mềm của thổ dân, đặt chiếc ghế phía dưới rồi ngồi xuống.
- Này ông. Hắn nói bằng một giọng bí mật, người ta bắt đầu ca cẩm về mưu mô của ông đấy.
- Chính anh là Đa-vơ đấy hả?
- Có lẽ. Như tôi đã nói, mọi người sẽ ra đi ngay khi dòng sông đóng băng.
- Anh tin ư?
- Tin chứ...
- Càng hay. Tôi mong như vậy, vì hạnh phúc của đất nước này Cả anh cũng sẽ đi chứ?
- Tôi ư? Đến năm 2.000! (Đa-vơ Hác-nây đứng dậy một cách kiêu hãnh). Hôm qua tôi đã phái những người vận chuyển của tôi đến mỏ. Chỉ có điều...tôi gặp một sự cố kỳ cục. Tất cả số đường dự trữ của tôi để trên chiếc xe kéo cuối cùng đúng ở chỗ rẽ của con đường mòn từ Klông-đai đi Bônanda thì chiếc xe làm vỡ lớp băng và chìm xuống nước với cả số hàng hóa của tôi! Chưa bao giờ tôi gặp tình cảnh khó khăn như thế này! Cho nên tôi nghĩ là nên ghé qua đây một chút dể kiếm lấy độ 100 li-vrơ đường. Đường trắng hay đường đỏ... cũng được cả.
Ông Gia-côp Oen-sơ mỉm cười lắc đầu. Hác-nây kéo ghế lại gần.
- Nhân viên của ông không chịu nghe mà cũng không chịu bán cho tôi, tôi bèn bảo hắn rằng tôi sẽ trực tiếp nói chuyện với ông. Việc này xứng đáng phải tốn công. Ông bán cho tôi 100 li-vrơ đường đi, như thế mới đủ cho tôi.
Trước cái lắc đầu từ chối của nhà doanh thương, Đa-vơ vẫn cố tán tỉnh:
- Ông biết đấy, tôi đang có chỗ yếu về vấn đề đường. Ông còn nhớ thứ đường làm bằng lúa đại mạch tôi sản xuất ở Pri-sơ Krik không? Thời gian đi nhanh quá! Thế mà đã gần 7 năm rồi. Ấy là để ông biết rằng thà tôi nhịn thuốc lá còn hơn thiếu đường. Về số đường ấy, ý ông thế nào? Chó của tôi đang đợi ở ngoài cửa kia. Liệu tôi có đi ra cửa hàng được không? Đó không phải là một ý hay hay sao.
Đoán trước câu từ chối sắp bật ra khỏi miệng ông Oen-sơ, hắn không để cho ông kịp nói:
- Này ông, tôi không muốn ông nghĩ tôi tham lam. Dù thế nào đi nữa! Nếu ông đang eo hẹp về đường thì tôi vui lòng nhận 75 li-vrơ...(Hắn theo dõi phản ứng của đối phương) thậm chí 50. Tôi thông cảm với hoàn cảnh của ông nên tôi không muốn làm phiền ông...
- Anh Đa-vơ, ta mất thì giờ nói dông dài làm gì? Chúng tôi không có lấy 1 li-vrơ đường lúc này.
- Tôi nhắc lại rằng tôi đâu có tham lam. Vì chính là ông, ông Oen-sơ, cho nên tôi sẽ cố xoay sở với 25 li-vrơ thôi.
- Anh sẽ chẳng có gì hết!
- Không có lấy một cục đường hay sao?... Thôi được, thôi được... Không nên làm ông phải nổi đóa lên. Bỏ qua việc này đi... Tôi sẽ quay lại thăm ông vào một dịp thuận lợi hơn. Hẹn gặp lại ông. (Hắn trẹo quai hàm sang và có vẻ như lắng nghe gì đó). Này! Còi tàu Lô-ra, nó sắp đi rồi. Ông có ra xem nó đi không? Nào, tôi với ông cùng đi.
Ông Gia-côp Oen-sơ khoác lên chiếc măng-tô bằng da gấu và đi đôi bao tay một ngón. Sau khi đi qua nhiều bàn giấy hai người ra tới gian hàng chính. Gian hàng này rộng đến nỗi những khách hàng - chắc phải đến 200 người - đứng trước các quầy hàng mà không có vẻ phải chen lấn nhau. Phần lớn khách đều mang bộ mặt lo âu, có nhiều người nhìn về phía ông chủ công ty bằng cặp mắt u ám. Các nhân viên của cửa hàng bán đủ thứ chỉ trừ có thực phẩm... mà đó lại là thứ ai cũng yêu cầu.
- Chúng nó làm cho khan hiếm để rồi tăng giá hàng đấy mà. Giá cắt cổ. Một gã đi tìm vàng có bộ ria vàng hoe nói.
Ông Gia-côp Oen-sơ nghe thấy nhưng chẳng thèm quan tâm. Ông chờ đợi những dư luận còn tai ác hơn nữa trong suốt đợt khủng hoảng này.
Ngoài đường phố ông dừng lại trên vỉa hè để nhìn qua các loại thông báo dán đây trên tường của cửa hàng. Nhiều nhất là những thông báo mất chó. tìm thấy chó hoặc bán chó. Ngoài ra là những thông báo bán đồ nghề trang bị. Những kẻ nhút nhát đã lo sợ, rao bán 500 li-vrơ thực phẩm với giá 1 đô-la 1 li-vrơ không có bột mì, và với giá 1 đô-la rưỡi 1 li-vrơ kể cả bột mì.
Ông Gia-côp Oen-sơ trông thấy ông Men-tơn đang nói chuyện một cách quan trọng với một người mới đến có vẻ mặt lo lắng, vẻ thắng lợi của- ông vua vàng xứ Bonanda đủ dể ông hiểu rằng ông Men-tơn đã đạt được vừa bổ sung thực phẩm cho mùa đông.
- Thế nào, anh Đa-vơ, anh không đánh hơi thấy mùi đường ở những thông báo này hay sao? Ông Gia-côp Oen-sơ chỉ cho người đi cùng thấy những thông báo kia.
- Có lẽ ông tưởng tôi chưa tìm hết hay sao? Tôi đã làm cho lũ chó đến chết mệt trong mùa săn lùng đường. Từ thị trấn Klông-đai cho đến bệnh viện, dù có vàng hay có tiền cũng không thể kiếm đâu ra đường.
Hai người theo vỉa hè đi qua trước những dãy dài chó kéo xe đang ngồi xổm theo kiểu chó sói để đợi chủ. Đây là trận tuyết rơi dầy đầu tiên kể từ mùa thu mà những người đi tìm vàng chờ đợi đã lâu để có dịp đi mua bán và vận chuyển bằng xe kéo.
- Thật là kỳ cục, đúng không nào? Đa-vơ nói bằng một giọng gợi ý khi 2 người vượt qua phố chính đi ra phía bờ sông. Một người như tôi có đến 2 khu đất nhưng trong vùng En-đô-ra-đô, trị giá 5 triệu đô-la thế mà tôi không có lấy một cục đường cho vào cà-fê! Buồn cười thật! Tôi chán cái xứ chết tiệt này quá! Tôi sẽ bán quách tất cả và quay về Hoa Kỳ thôi.
- Không, anh không nên nói thế. Đây không phải là lần đầu tôi nói với anh. Nếu tôi còn nhớ rõ thì anh đã sống bên bờ sông Stuy-da một năm chỉ có thịt mà ăn; anh đã phải ăn cả cá ươn và thịt chó trên vùng Tanana, ấy là không nói đến 2 vụ đói anh đã vượt qua được... thế mà anh vẫn chưa chịu quay về nhà! Anh sẽ ở lại đây cho đến khi chết, chắc chắn như lúc này người ta đang kéo dây buộc lên boong con tàu Lô-ra kia. Tôi rất mong còn ở đây cho đến lúc đó để gửi xác anh trong hòm kẽm về và ra lệnh cho văn phòng của tôi ở San Francisco hoàn thành mọi thủ tục để thanh toán tài sản của anh. Anh là người thuộc về xứ sở này và anh sẽ không rời đây khi còn sống, anh Đa-vơ!
Vừa nói ông vừa phải liên tục đáp lại những lời chào của khách qua đường, phần lớn là những người quen biết cũ, nhưng với hầu hết những người mới đến, họ cũng không lạ gì ông.
- Tôi cuộc với ông bất cứ cái gì ông muốn là tôi sẽ ở Paris vào năm 1900. Ông vua vàng vùng Enđôrađô quả quyết một cách rụt rè, nhưng ông Oen-sơ không nghe anh ta nữa.
Tiếng còi tàu vang lên, trong khi đó từ vị trí chỉ huy, thuyền trưởng Mac Grê-go giơ tay ra hiệu chào tạm biệt ông Gia-côop Oen-sơ. Con tàu Lô-ra từ từ tiến ra xa. Những người đứng trên bờ vẫn với theo những lời chúc tụng may mắn và những lời dặn dò cuối cùng. Nhưng 300 hành khách đã phải từ bỏ ước mơ vàng và phần lương thực của họ ở lại, không tỏ ra phấn khởi đáp lại lắm. Con tàu Lô-ra đi theo một lạch sông vạch trong băng tuyết đến giữa dòng sông lớn rồi bồng bềnh trong dòng nước chảy. Sau hồi còi cuối cùng, con tàu mở hết tốc lực.
Đám đông tản đi và ai làm việc nấy. Ông Gia-côp Oen-sơ nán lại giữa một đám chừng 12 người. Câu chuyện của họ xoay quanh nạn đói, nhưng họ đang nói về nạn đói ở những người phương Bắc. cả Đa-vơ Hác-nây cũng quên cả chuyện nguyền rủa cái xứ này bởi vì anh thiếu đường mà quay ra giễu cợt về những gã mới đến, những gã Chê-cha-cốt! Hắn gọi họ bằng cái tên khinh miệt mượn của người Anh-điêng Xi-oát. Bỗng hắn nhận thấy một chấm đen trong dòng sông.
- Trông kìa! Một chiếc thuyền đang tới!
Chiếc thuyền ấy do hai người đàn ông điều khiển khi thì lướt thẳng khi thì vòng vèo luồn lách qua những tảng băng trôi bập bềnh. Họ đang đưa con thuyền vào bờ vì đang tìm một lối đi không có trở ngại, ở một phần đầu của lạch sông nơi con tàu đã đi qua, họ nhấn sâu mái chèo rồi đi vào vùng nước yên tĩnh.
Những người đứng xem hồ hởi chào đón, giúp họ kéo thuyền lên bờ. Trên sàn thuyền có 2 túi da đựng thư, 2 chiếc chăn, một bình cà phê, một chảo rán và một bao lương thực rỗng không. Còn hai người kia thì chân tay tê cóng vì lạnh giá, khó khăn lắm mới đứng vững. Đa-vơ Hác-nây muốn dẫn họ đi làm một chút uýt-ki ngay nhung một người còn nán lại để bắt tay ông Gia-côp Oen-sơ bằng những ngón tay lạnh cóng của mình:
- Cô con gái của ông sắp tới! Anh ta báo tin. Chúng tôi vượt thuyền của cô ấy cách đây một giờ. Tàu sắp vòng qua bờ đá dựng đứng rồi. Lát nữa tôi sẽ chuyển cho ông những thư tín. Còn bây giờ tôi phải đi uống chút gì đã.
Anh ta quay người để đi theo Hac-nây, nhưng bỗng dừng lại và chỉ ra phía sông:
- Kìa, họ đến rồi! Vừa vượt qua mũi đá băng kia.
- Nào các cậu, đi làm chén uýt-ki! Hác-nây lên giọng mệnh lệnh với hai người. Cho các cậu uống 2 suất. Ta thết. Xin lỗi vì không thể đi chạm cốc với các cậu được, thông cảm, ta phải ở lại đây.
Dòng sông Klông-đai lập lờ vừa nước vừa băng, xô đi một lớp băng đầy và đưa con thuyền vào giữa bến I-u-kông. Những người đứng trên bờ lo lắng theo dõi xem con thuyền xoay xở ra sao vào lúc gay cấn này... Bốn người cầm sào nhọn gạt những tảng băng trôi theo để cho thuyền có lối vào.
Trên tàu, một bếp lò I-u-kông nhả lên trời một vệt khói xanh, khi con thuyền tiến vào gần bờ người ta nhận thấy ở phía sau thuyền một cô gái trẻ đang điều khiển cái cán dài của bánh lái.
Nhìn thấy cảnh đó, cặp mắt của ông Gia-côp Oen-sơ bừng sáng lên, con gái ông thật đúng nòi nhà Oen-sơ, can trường, dũng cảm. Những năm tháng du học ở thành thị không làm cho con gái ông mềm yếu đi. Chắc chắn cô cũng ưa thích cuộc sống êm đềm nơi thị thành nhưng bây giờ cô đã trở về quê hương và sẵn sàng đương đầu với một cuộc sống gai góc hơn.
Những ý nghĩ ấy cứ xôn xao trong đầu ông Gia-côp Oen-sơ khi con thuyền tiến vào, chỉ lát nữa thôi, nó sẽ cập bến. Một người da trắng duy nhất ở trên thuyền nhẩy xuống mặt đá băng, cầm trong tay dây neo thuyền để hướng lái con thuyền đi trong lạch sông. Nhưng lớp băng chỉ mới đông cứng từ hôm trước nên vỡ tan ra và người đó thụt xuống nước. Do tảng băng xô vào, mũi thuyền lệch đi nên người kia tụt về phía sau. Cô gái vội dưa tay ra nắm lấy cổ áo anh ta, đồng thời hét ra lệnh cho những người Anh-điêng tiếp tục chèo thuyền.
Một mặt vẫn giữ cho đầu anh ta nổi trên mặt nước, một mặt Phrôna tỳ vào cán bánh lái để cho thuyền vẫn ở giữa lạch sông. Chẳng mấy chốc thuyền đã vào tới bờ. Cô để cho Đa-vơ Hác—nay túm lấy anh chàng răng đang đánh vào nhau lập cập và lôi lên khỏi mặt nước rồi đưa anh ta đi ngay cho kịp những người mang thư từ lúc nãy.
Phrôna đứng dậy, 2 má đỏ bừng vì vừa phải gắng sức. Ông Gia-côp Oen-sơ vẫn đứng yên ngần ngại. Dù ông đã đứng trên mép bờ nhưng giữa ông và con gái có một hố sâu ngăn cách là 3 năm trời. Có một cái gì đó khác hẳn giữa cô bé 17 tuổi và cô thiếu nữ 20 tuổi bây giờ ông mới gặp lại! Ông không biết có nên ôm chặt vào lòng cô gái xinh đẹp này hay chỉ cầm tay giúp cô bước lên bờ.
Nhưng ông hết lúng túng ngay vì Phrôna đã lao về phía ông và ngã vào 2 cánh tay ông. Những người đi tìm vàng đứng trên bờ đều nhất loạt quay mắt đi phía khác. Hai cha con ông Oen-sơ nắm tay nhau đi về phía họ:
- Thưa các ông, tôi xin giới thiệu với các ông đây là con gái tôi. Ông Gia-côp Oen-sơ nói dõng dạc, gương mặt ông rạng rỡ một niềm tự hào vô hạn.
Phrôna tươi cười, thân mật chào tất cả mọi người. Ai cũng nhận thấy vẻ ngay thẳng và đôn hậu trong ánh mắt của cô.