Số lần đọc/download: 1760 / 120
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Chương 17
Mátthêu 17,1-8
1 Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. 2 Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. 3 Và bỗng các ông thấy ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người. 4 Bấy giờ ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một
132 WILIIAM BARCLAY
1 /,i-õ
cho Ngài, một cho ông Môsê, và một cho ông Ếlìa”. 5 Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người! ” 6 Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. 7 Bấy giờ Đức Giêsu lại gần, chạm vào các ông và bảo: “Trỗi dậy đi, đừng sợ!” 8 Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giêsu mà thôi.
Tiếp theo biến cô" trọng đại ở Xêdarê Philípphê là giờ phút phi thường trên núi cao.
Trước hết chúng ta hãy nhìn qua khung cảnh nơi đã diễn ra giờ phút vinh quang cho Chúa Giêsu và ba môn đệ tuyển chọn của Ngài. Có một truyền thuyết cho rằng cuộc biến hình xảy ra trên núi Tabor, nhưng không lấy gì làm đáng tin. Trên đỉnh Tabor có một đồn luỹ và một lâu đài lớn, ta thấy cuộc biến hình khó có thể xảy ra trên một hòn núi có đồn luỹ. Cuộc biến hình có thể xảy ra trên núi Hẹcmôn hơn, núi Hẹcmôn nằm cách Xêdarê Philípphê 23km. Đó là một ngọn núi cao, cao đến nỗi người ta có thể nhìn thấy nó từ Biển Chết, ở đầu bên kia Palestin, cách đó hơn 160km. Núi Hẹcmôn cao 3.000m, cao hơn thung lũng Giođan 3.500m. Việc biến hình không thể xảy ra trên đỉnh núi, vì núi quá cao. Canon Tristram kể lại ông và đoàn leo núi đã leo lên đó như thế nào. Để lên đến tận đỉnh núi, họ phải leo mất năm tiếng đồng hồ. Trên đỉnh núi cao như thế, sinh hoạt rất khó khăn. Tristram nói: “Chúng tôi ở lại trên đỉnh núi gần suốt ngày, nhưng chẳng bao lâu chúng tôi bị đau vì không khí quá loãng”. Cuộc biến hình chắc đã xảy ra vào ban đêm, Luca kể rằng lúc ấy các môn đệ đều ngủ gục (Lc 9,32). Ngày hôm sau, Chúa Giêsu và ba môn đệ trở xuống đồng bằng thì gặp người cha có đứa con bị kinh phong đang đợi họ (Lc 9,37). Hiện tượng lạ lùng này chắc đã xảy ra vào lúc hoàng hôn, chập tối, hoặc ban đêm.
Tại sao Chúa Giêsu đi đến đó? Tại sao Ngài đến nơi đồi núi hoang vắng này? Luca hé cho ta thấy câu trả lời. Luca kể rằng lúc ấy Chúa Giêsu cầu nguyện (Lc 9,29).
Chúng ta hãy thử đặt mình vào địa vị Chúa Giêsu lúc ấy, Ngài đang trên đường đến thập giá. Ngài biết rất rõ điều đó, Ngài đã
17,1-8
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 133
nhiều lần nói với môn đệ như vậy. Tại Xêdarê Philípphê chúng ta đang thấy Ngài đốì phó với một vấn đề và giải quyết một câu hỏi. Chúng ta đã thấy Ngài đang tìm xem có người nào biết Ngài là ai, Ngài làm gì không? Chúng ta đã thấy câu hỏi đã được giải đáp thỏa đáng và Phêrô biết rằng chỉ có thể mô tả Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Nhưng vẫn còn một câu hỏi lớn hơn nữa mà Chúa Giêsu cần phải giải quyết trước khi Ngài lên đường đi chuyến cuối cùng. Chúa Giêsu cần biết thật chắc rằng Ngài đang làm những điều mà Cha Ngài muốn Ngài làm, Ngài cần phải biết rõ ý Chúa Cha là muôn Ngài đi đến Giêrusalem để lên thập giá. Chúa Giêsu lên núi Hẹcmôn để hỏi Chúa Cha câu hỏi: “Con có làm theo ý Cha khi con hướng về Giêrusalem không?” Chúa Giêsu lên núi Hẹcmôn để nghe mệnh lệnh của Chúa Cha và để nghe tiếng nói của Chúa Cha. Chúa Giêsu không bao giờ hành động mà không hỏi ý Chúa Cha. Làm sao Ngài có thể bắt tay vào một hành động trọng đại nhất từ trước tới nay mà không hỏi ý Chúa Cha? Tất cả mọi sự việc, Chúa Giêsu đều hỏi một câu hỏi duy nhất là: “Có phải đây là ý Chúa Cha đối với tôi không?”, và đó là câu hỏi Chúa Giêsu đã trình lên giữa cảnh hoang vắng trên sườn núi Hẹcmôn.
Điểm khác biệt lớn lao giữa Chúa Giêsu và chúng ta, và là một trong những điểm quan trọng làm thành con người của Chúa Giêsu, là Ngài luôn luôn hỏi: “Đức Chúa Cha muôn tôi làm gì?”, còn chúng ta hầu như lúc nào cũng hỏi: “Tôi muốn làm gì?”. Chúng ta thường nói rằng đặc điểm có một không hai của Chúa Giêsu là Ngài vô tội. Như thế có nghĩa gì? Nghĩa là Chúa Giêsu không hề có ý riêng mà chỉ có ý Chúa Cha.
Khi Chúa Giêsu gặp nan đề, Ngài không tìm cách giải quyết bằng năng lực suy nghĩ của riêng mình, Ngài không đem vấn đề hỏi ý kiến người khác, Ngài đến cùng Chúa Cha.
Phúc Lành của Quá Khứ
Mátthêu 17,1-8
Ở trên núi, có hai nhân vật xuất hiện gặp Chúa Giêsu, đó là Môsê và Êlia.
134 WILIIAM BARCLAY
17,1-8
Chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng hai nhà lãnh tụ vĩ đại, tôi tớ của Chúa, có những kinh nghiệm có thể đem đối chiếu với Chúa Giêsu ở nhiều phương diện. Từ trên núi Xinai xuống, Môsê không ngờ rằng da mặt ông sáng chói (Xh 34,29). Cả Môsê và Êlia đều có những giờ phút tiếp xúc với Thiên Chúa trên đỉnh núi. Môsê đã lên núi Xinai để nhận Luật (Xh 31,18), Êlia đã gặp Chúa trên núi Hôrếp, không phải trong cơn lốc, cũng không phải trong cơn động đất nhưng trong tiếng êm dịu nhỏ nhẹ (1 V 19,9-12). Cái chết của Môsê và Êlia cũng đặc biệt kỳ lạ. Sách Đnl 34,5.6 kể lại cái chết đơn độc của Môsê trên núi Nêbô, tường thuật như chính Thiên Chúa là Người chôn vị lãnh tụ vĩ đại đó: “Đức Chúa Trời bèn chôn người trong thung lũng tại xứ Môáp, đối ngang Bếtphêô, cho đến ngày nay không ai biết được mộ của người”. Còn Êlia thì theo tuyện xưa kể lại, ông đã đi ra bằng xe lửa và ngựa lửa, trước sự kinh ngạc của môn đệ Êlisa (2 V 2,11). Hai nhân vật vĩ đại xuất hiện gặp Chúa Giêsu khi Ngài sắp lên đường đi Giêrusalem, là những nhân vật gần như là bất tử.
Hơn nữa, chúng ta đã thấy người Do Thái tin rằng Êlia là nhà tiền phong, là sứ giả của Đấng Mêsia. Một số giáo sư Do Thái tin rằng khi Đấng Mêsia đến, sẽ có Môsê đi theo.
Như vậy, sự xuất hiện của Môsê và Êlia ở đây rất là xứng hợp. Nhưng đó không phải là lý do thật để Môsê và Êlia xuất hiện với Chúa Giêsu.
Một lần nữa, chúng ta lại phải quay lại với lời tường thuật của Luca. Luca nói rằng Môsê và Êlia nói chuyện với Chúa Giêsu “về cuộc ximt hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9,31). Từ “xuất hành” trong tiếng Hy Lạp rất có ý nghĩa. Nguyên văn nó là exodos, chữ dùng để chỉ xuất hành ra khỏi Ai cập để đi vào sa mạc hoang vu để rồi cuối cùng đến miền Đất Hứa. Nó chỉ một cuộc hành trình gian nan nhất trong lịch sử nhân loại, cả một dân tộc hoàn toàn tin cậy Đức Chúa Trời đi đến một nơi mà mình không biết. Đó chính là điều Chúa Giêsu sắp làm. Với niềm tin cậy tuyệt đốì nơi Thiên Chúa, Chúa sắp đi vào một cuộc hành trình vô cùng mạo hiểm đến Giêrusalem, một cuộc hành trình đầy nguy hiểm, một hành trình đến thập giá, nhưng cũng là hành trình đem lại vinh quang.
1 /, 1-0
1 ilN IVlUiNU iVl/\ 1 1 neu - 1 Ạr L 1
Trong tư tưởng Do Thái, hai nhân vật vĩ đại Môsê và Êlia tiêu biểu cho một sô" điều. Môsê là nhà lập pháp vĩ đại, là người đem luật của Chúa đến với loài người. Êlia vĩ đại hơn hết trong các ngôn sứ. Qua ông, Chúa trực tiếp phán cách đặc biệt với loài người. Hai vị này là hai đỉnh cao của lịch sử và thành tích tôn giáo của ítraen. Có thể nói đó là hai nhân vật lớn nhất trong lịch sử ítraen, các vị đến với Chúa Giêsu, lúc Ngài sắp lên đường bắt đầu cuộc hành trình mạo hiểm đến nơi chưa biết, để bảo Ngài cứ đi tới. Trong họ, tất cả lịch sử chú ý vào Chúa Giêsu khi Ngài đang đi trên đường Ngài. Trong họ, tất cả lịch sử nhìn nhận Chúa Giêsu là cao điểm của lịch sử. Ngài lập pháp lớn nhất và vị ngôn sứ lớn nhất công nhận Chúa Giêsu là Người họ hằng mơ ước, là Người họ đã báo trước. Sự xuất hiện của họ là hiệu lệnh cho Ngài bước tới. Như vậy, những nhân vật lớn nhất nhân loại làm chứng rằng Chúa Giêsu đã đi đúng đường và khuyên Ngài cứ đi trong cuộc xuất hành (éxodos) mạo hiểm đến Giêrusalem và đồi Khổ Nạn.
Nhưng còn hơn thế nữa, không chỉ có nhà lập pháp lớn nhất và vị ngôn sứ lớn nhất bảo đảm với Chúa Giêsu rằng Ngài làm đúng mà còn có chính tiếng của Thiên Chúa Cha nói với Ngài rằng Ngài đã đi đúng đường. Các tác giả sách Phúc Âm đều nói đến đám mây sáng láng che phủ họ. Đám mây đó là một phần lịch sử của dân ítraen. Trong suốt lịch sử ítraen, đám mây sáng láng tượng trưng cho sehchinah, không gì khác hơn là vinh quang của Thiên Chúa Toàn Năng.
Trong Xuất hành chúng ta thấy có cột mây hướng dẫn dân ítraen đi đường (Xh 13,21-22). Trong Xuất hành ghi lại việc xây dựng Đền Tạm cho đến khi hoàn thành, cuối câu chuyện có nói: “Đám mây che phủ Lều Hội Ngộ và vinh quang của Đức Chúa đầy tràn Nhà Tạm” (Xh 40,34). Cũng chính trong đám mây Chúa hiện xuống để ban bản Luật cho Môsê (Xh 34,5). Một lần nữa, chúng ta lại gặp đám mây sáng láng mầu nhiệm đó ở buổi lễ cung hiến đền thờ Salômôn: “Xảy ra khi thầy tư tế ra khỏi nơi thánh bèn có mây đầy dẫy nhà của Đức Chúa” (1 V 8,10.11; 2 Sk 5,13.14; 7,2). Khắp trong Cựu Ước đều có hình ảnh đám mây trong đó hiện diện vinh quang nhiệm mầu của Chúa.
i JU
WILUAIVI DAKLLA Ï
1 /,1-0
Chúng ta có thể ghi nhận thêm một sự kiện linh hoạt nữa. Các du khách có kể lại một hiện tượng kỳ lạ, đặc biệt của núi Khécmôn. Edersheim viết: “Một điểm đặc sắc đáng lưu ý về núi Khécmôn là mây tụ lại hết sức nhanh trên đỉnh núi, chỉ trong vài phút, mây đã họp lại thành cái nắp dày úp trên đỉnh núi, rồi tan ra cũng nhanh như vậy, và hoàn toàn biến mất”. Trong dịp này chắc chắn có một đám mây kéo đến sườn núi Khécmôn, và chắc chắn mới đầu các môn đệ không để ý, vì hiện tượng đó xảy ra bất thường trên núi Khécmôn. Nhưng đã có một việc xảy ra, chúng ta không cần phải đoán điều gì xảy ra, đám mây trở nên sáng chói và bí ẩn, và từ đó vang ra tiếng phán uy nghiêm từ trời, đóng dấu ấn thừa nhận của Thiên Chúa Cha trên Chúa Giêsu Kitô. Ngay lúc đó, cầu nguyện của Chúa Giêsu đã được phúc đáp, Ngài đã biết không còn nghi ngờ gì nữa Ngài đã đi đúng đường và cứ tiếp tục đi tới.
Núi Biến Hình đối với Chúa Giêsu quả thật là một đỉnh núi tâm linh. Cuộc xuất hành (éxodos) đã đặt ra trước mặt Ngài, Ngài có đi đúng đường chăng? Cuộc mạo hiểm đi đến Giêrusalem, đến vòng tay chờ đợi của thập giá như thế có đúng không? Trước hết, có sự xác minh lịch sử, có nhà lập pháp và vị ngôn sứ lớn hơn hết đến bảo Ngài cứ đi tới. Nhưng rồi lại còn lớn hơn cả sự vĩ đại trên đây, đó là tiếng nói chuẩn y của Thiên Chúa Cha. Chính việc xảy ra trên Núi Cao đã khiến Chúa Giêsu bước đi không nao núng trên con đường tới thập giá.
Bài Học Cho Phêrô
Mátthêu 17,1-8
Sự Biến Hình không phải chỉ tác động trên Chúa Giêsu, mà còn cho cả môn đệ nữa.
1. Chắc chắn tâm tư các môn đệ vẫn còn xót xa, hoang mang bởi lời quả quyết của Chúa Giêsu rằng Ngài phải tới Giêrusalem, để chịu nhục hình, bị đốì xử như tên tội phạm, chịu đau đớn, bị đóng đinh vào thập giá và chết. Trước mắt họ, tương lai chỉ toàn một màu đen nhục nhã. Nhưng hoàn cảnh của núi Biến Hình là
I /,i-ỗ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2137
vinh quang. Vinh quang là nét chính của câu chuyện từ đầu cho đến cuối. Mặt của Chúa Giêsu sáng láng rực rỡ như mặt trời, áo Ngài chói lòa ánh sáng.
Người Do Thái biết rõ lời hứa của Thiên Chúa đối với người công chính: “Mặt họ sẽ chiếu sáng như mặt trời” (II Esdras 7,97). Không một người Do Thái nào thấy đám mây sáng láng mà không nghĩ đến sehchinah, vinh quang của Thiên Chúa ngự trên Ngài.
Chắc chắn cảnh tượng ấy đã làm môn đệ phấn khởi, họ đã thấy vinh quang bên kia cảnh nhục nhã, khải hoàn bên kia cảnh khổ đau, vương miện bên kia thập giá. Ngay lúc ấy, họ cũng chưa phải là đã hiểu trọn vẹn, nhưng chắc chắn họ đã lờ mờ ý thức được rằng thập giá hoàn toàn khổ nhục, nhưng nó đi liền với vinh quang là nét chính của cuộc xuất hành đến Giêrusalem, và đến cái chết.
2. Xa hơn nữa, Phêrô đã học được hai bài học trong đêm đó. Khi Phêrô thức dậy thấy cảnh tượng đó, ông phản ứng ngay, đề nghị được dựng ba cái lều, một cho Chúa Giêsu, một cho Môsê và một cho Êlia. Phêrô luôn luôn là con người hành động, lúc nào ông cũng phải làm một cái gì. Nhưng cũng cần có những thì giờ yên tĩnh, thì giờ để suy gẫm, tôn thờ, thì giờ dành cho niềm kính SỢ, phủ phục trước sự hiện diện của vinh quang Thiên Chúa: “Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Thiên Chúa” (Tv 46,11). Có thể nhiều lúc chúng ta quá bận rộn làm việc, trong khi lẽ ra chúng ta nên yên lặng lắng nghe, học hỏi, tôn thờ trong sự hiện diện của Chúa. Trước khi bước ra chiến đấu, mạo hiểm, con người cần để thì giờ quỳ xuống học hỏi, cầu nguyện.
3. Mặt khác, Phêrô lại muôn chờ đợi trên sườn núi. Ông muốn kéo dài giờ phút huy hoàng ấy, ông không muốn trở về công việc thường ngày, ông muốn ở lại mãi mãi với ánh vinh quang rực rỡ.
Mọi người đều có thể hiểu cảm nghĩ đó. Ai đã từng trải qua những giây phút thân mật, trong sáng, bình an, gần gũi Chúa cũng đều muôn kéo dài những giây phút đó. Như A.H.McNeile đã diễn tả: “Núi Biến Hình bao giờ cũng thích thú hơn là công tác phục vụ hằng ngay hay con đường thập giá”. Nhưng Núi Biến Hình đã được ban cho ta chỉ để cho ta có sức mạnh làm công tác phục vụ hằng ngày và bước đi trên con đường thập giá. Susanna Wesley
138 WILIIAM BARCLAY
I I,y-1
đã CÓ một lời cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa xin hãy giúp con nhớ rằng tôn giáo không bị giới hạn trong nhà thờ hay nguyện đường, cũng không chỉ thực hành bằng cầu nguyện hay suy gẫm, mà là ở bất cứ nơi nào con được ở trong sự hiện diện của Ngài”. Giờ phút vinh quang không xuất hiện vì chính nó, nó xuất hiện là để khoác vẻ đẹp lóng lánh, rực rỡ cho những công việc bình thường mà trước kia chúng chẳng hề có.
Con Đường Thập Giá
Mátthêu 17,9-13.22.23
9 Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông rằng: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy". '° Các môn đệ hỏi Người rằng: “Vậy sao các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước?” " Người đáp: “Ông Êlia phải đến để chỉnh đốn mọi sự. 12 Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Elia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế”. 13 Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gioan Tẩy Giả.
22 Khi thầy trò tụ họp ở miền Galilê, Đức Giêsu nói với các ông: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, 23 họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy”. Các môn đệ buồn phiền lắm.
ở đây ta lại thấy Chúa Giêsu bảo phải giữ kín sự việc, điều đó rất cần thiết. Khi người ta tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia mà lại không biết Đấng Mêsia là ai, làm gì, thì thật là nguy hiểm. Toàn thể quan niệm của họ về nhà tiền phong và về Đấng Mêsia cần phải thay đổi tận cội rễ.
Cần phải mất một thời gian dài mới sửa được quan niệm về một Đấng Mêsia chinh chiến. Quan niệm ấy đã ăn sâu vào đầu óc người Do Thái nên rất khó, hầu như không thể sửa đổi được. Câu 9-13 là một đoạn khó hiểu. Nó có ý như thế này: Người Do Thái đồng ý là trước khi Đấng Mêsia đến Êlia sẽ trở lại làm sứ giả và nhà tiền phong của Ngài: “Này, Ta sẽ sai ngôn sứ Elia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sỢ của Đức Chúa”. Malakhi đã
i /, 14-2U
TIN MƯNG MATTHÊU - TẠP 2139
viết như vậy rồi ông tiếp: “Ngươi sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo Ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất này” (MI 4,5-6). Ý niệm về sự trở lại của Êlia cứ thu nhập thêm chi tiết mỗi lúc một chút, cho đến khi người Do Thái tin là chẳng những Êlia đến mà con khôi phục lại mọi sự trước khi Đấng Mêsia đến, nghĩa là ông chuẩn bị thế giới sẩn sàng, xứng hợp cho Đấng Mêsia bước vào. Theo ý đó, Elia sẽ là một nhà cải cách vĩ đại phi thường, ông sẽ đi khắp thế giới để tiêu diệt điều ác, sửa sang mọi sự lại cho ngay chính. Kết quả là người ta chỉ nghĩ đến nhà tiền phong và Đấng Mêsia theo nghĩa quyền lực.
Vì vậy Chúa Giêsu sửa lại quan niệm đó. Ngài nói: “Các Kinh sư nói rằng Êlia sẽ đến như một đám cháy tẩy uế và báo thù. Thật ra người đã đến rồi, nhưng con đường của người là con đường đau khổ và hy sinh, cũng như con đường của Con Người”. Chúa Giêsu nêu rõ ràng con đường phục vụ Thiên Chúa không bao giờ là con đường gạt bỏ người ta khỏi cuộc sống, mà luôn luôn là con đường thu phục người ta bằng tình yêu hy sinh.
Đó là điều các môn đệ phải học biết, và vì thế mà họ phải yên lặng cho đến khi họ học biết được. Nếu họ đi ra rao giảng về một Đấng Mêsia chinh chiến, họ chỉ rước lấy thảm họa. Theo ước tính thì trong thế kỷ trước khi Chúa chịu đóng đinh đã có hơn 200.000 người Do Thái thiệt mạng vì những cuộc cách mạng bạo loạn vô ích. Trước khi muốn rao giảng về Chúa Giêsu, người ta phải biết Ngài là ai và làm gì, vì thế các môn đệ phải yên lặng và học hỏi cho đến khi Chúa Giêsu dạy họ biết về sự cần yếu của thập giá. Chúng ta phải đem cho mọi người sứ điệp của Chúa Giêsu chứ không phải ý tưởng của chúng ta và không ai có thể dạy người khác trước khi chính mình chưa được Chúa dạy dỗ.
Đức Tin Thiết Yếu
Mátthêu 17,14-20
14 Khi thầy trò đến với đám đông, thì có một người tới quỳ xuống trước mặt Đức Giêsu 15 và nói: “Thưa Ngài, xin thương xót con trai tôi, vì cháu bị kinh phong và bệnh tình nặng lắm: nhiều lần ngã vào lửa, và cũng nhiều lần ngã xuống nước. 16 Tôi đã đem
140 WILIIAM BARCLAY
17,14-20
cháu đến cho các môn đệ Ngài chữa, nhưng các ông không chữa được". 17 Đức Gỉêsu đáp: “Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà! Tôi còn phải ở với các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem cháu lại đây cho tôi”. 18 Đức Giêsu quát mắng tên quỷ, quỷ liền xuất, và đứa bé được khỏi ngay từ giờ đó.
19 Bấy giờ các môn đệ đến gần hỏi riêng Đức Giêsu rằng: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” 20 Người nói với các ông: “Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: ‘Rời khỏi đây, qua bên kia!’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được”.
Ngay khi vừa từ giã vinh quang trên núi trở về, Chúa Giêsu đã đụng đầu ngay với vấn đề trần thế và đòi hỏi thực tế. Có một người đem đứa con trai bị kinh phong đến với các môn đệ trong khi Chúa Giêsu vắng mặt. Người cha tin rằng bệnh tình của đứa con là do tà ma quấy nhiễu. Cậu bé bị bệnh rất nặng, rất nguy hiểm cho cậu ta và mọi người. Ta có thể hình dung ra tiết thở phào nhẹ nhõm khi Chúa Giêsu xuất hiện, và Ngài nắm lại tình hình vốn đã vượt khỏi tầm tay môn đệ. Bằng một lời phán mạnh mẽ, nghiêm nghị, Chúa Giêsu đuổi quỷ ra, cậu bé được chữa lành. Câu chuyện này có rất nhiều ý nghĩa.
1. Chúng ta không thể không xúc động trước đức tin của cha cậu bé. Dù các môn đệ đã được ban quyền đuổi quỷ (Mt 10,1), nhưng trong trường hợp này họ công nhận mình bất lực. Nhưng dù các môn đệ thất bại, người cha vẫn không chút nghi ngờ quyền phép của chính Chúa Giêsu. Như thế là ông ta tự nhủ: “Tôi chỉ cần gặp chính Chúa Giêsu thì mọi nan đề của tôi sẽ được giải quyết, nhu cầu của tôi sẽ được thỏa mãn”.
ở đây có một cái gì chua chát, có một cái gì rất phổ biến và thức thời. Có nhiều người cảm thấy Hội Thánh, những người theo Chúa Giêsu, trong thời mình, thế hệ mình đã thất bại, bất lực không đối phó nổi với những thói hư tật xấu của con người nhưng trong tâm tưởng họ nghĩ rằng: “Nếu ta có thể vượt qua khỏi những kẻ theo Chúa, nếu ta có thể tiến tới phía sau bộ mặt Giáo Hội, sau sự thâ't bại của Hội Thánh, nếu ta có thể gặp chính
1 /, 14~z,u
TIN MUNU MATTHEU - TẠP 2141
Chúa Giêsu thôi, thì ta sẽ nhận được những điều ta cần”. Đây là điều vừa lên án chúng ta vừa khích lệ chúng ta, nhiều người dù đã mất lòng tin nơi Hội Thánh, vẫn không bao giờ bỏ mất niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô.
2. ở đây chúng ta thấy những nhu cầu thường xuyên thúc bách Chúa Giêsu. Từ nơi vinh quang trên đỉnh núi, Ngài đi thẳng tới gặp gỡ những đòi hỏi của nhu cầu và nỗi khổ của con người. Từ nơi nghe tiếng phán của Chúa Cha, Ngài đi thẳng tới nơi nghe tiếng kêu gào của nhu cầu con người. Trên trần gian, người giống Chúa Giêsu hơn hết là người không bao giờ xem đồng loại mình là sự phiền nhiễu. Ta dễ cảm thấy mình là tín đồ trong lúc cầu nguyện tĩnh tâm, ta dễ cảm thấy mình gần Chúa khi xa tránh trần gian, gần gũi thiên đàng. Nhưng đó không phải là đạo, đó chỉ là chủ nghĩa tránh đời (xuất thế). Đạo chân chính là sau khi quỳ gối trước ngai Chúa thì đứng dậy đi ra gặp người ta và những nan đề của hoàn cảnh con người. Người hành đạo chân chính phải tiếp thu sức mạnh từ nơi Chúa để đem cho người khác. Một người hành đạo chân chính phải gặp Chúa trong phòng kín đáo, phải gặp gỡ con người ngoài chợ huyên náo. Người hành đạo chân chính đem trình những nhu cầu của mình lên cho Chúa, không phải để mình được bình an thanh tĩnh, dễ chịu không bị quấy rầy, nhưng là để mình có đủ nhân ái, năng lực, đáp ứng được nhu cầu của kẻ khác.
3. ở đây chúng ta thấy nỗi buồn của Chúa Giêsu. Lời Chúa nói ở đây không phải Ngài có ý muốn bỏ môn đệ, không ở với họ nữa. Ngài có ý nói rằng: “Ta phải ở với các người bao lâu nữa các người mới hiểu được?” Không có điều gì giống Chúa Giêsu hơn là tinh thần nhẫn nại. Khi chúng ta hết chịu đựng nổi sự điên rồ ngu dại của con người, chúng ta hãy nhớ lại sự nhẫn nại vô biên của Chúa đối với những hành động hoang đàng, bất trung, ngoan cố của mỗi chúng ta.
4. Ở đây, chúng ta thấy sự cần thiết của đức tin. Không có đức tin thì không có việc gì có thể xảy ra. Khi Chúa Giêsu nói về việc dời núi thì Ngài dùng thành ngữ quen thuộc đối với người Do Thái. Một giáo sư tài ba có thể giảng Kinh Thánh, giải quyết những điểm khó khăn, thường được gọi là người bứng núi hay người san bằng núi. Dời núi, bứng núi, san bằng núi là những từ thường dùng để chỉ sự thanh toán những khó khăn. Chúa Giêsu không hề dùng
142 WILIIAM BARCLAY
1 /,Z¿+-¿/
nó theo nghĩa đen, hữu hình. Ngài muốn nói rằng: “Nếu ngươi có đủ đức tin, tất cả mọi khó khăn sẽ được giải quyết, luôn cả những công tác khó khăn nhất cũng có thể thực hiện được”. Đức tin nơi Chúa là công cụ giúp người ta dời hòn núi khó khăn nằm chắn trên lối đi.
Thuế Đền Thờ
Mátthêu 17,24-27
24 Khi thầy trò tới Caphácnaum, thì những người thu thuê' cho đền thờ đến hỏi ông Phêrô: “Thầy các ông không nộp thuê'sao?” 25 Ông đáp: “Có chứ!” Ông về tới nhà, Đức Giêsu hỏi đón ông: “Anh Simôn, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài?” 26 Ông Phêrô đáp: “Thưa, người ngoài’’. Đức Giêsu liền bảo: “Vậy thì con cái được miễn. 27 Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bôn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh”.
Đền thờ Giêrusalem phải chi phí rất tốn kém. Mỗi ngày phải dâng lễ vật hai lần, sáng và chiều, mỗi buổi một con chiên một tuổi. Kèm theo con chiên còn có lễ vật khác như rượu, dầu và bột mì. Hương liệu để đốt hằng ngày đều phải mua và pha chế. Những bộ áo lễ đắt tiền của các thầy tư tế vẫn phải thay đổi, chỉ riêng chiếc áo của vị thượng tế cũng đã bằng giá chuộc một vị vua. Tất cả mọi thứ đều cần đến tiền.
Bởi vậy, căn cứ vào Xuất hành 30,13, người ta đặt ra lệ cho tất cả mọi người nam Do Thái từ hai mươi tuổi trở lên đều phải trả một món thuế đền thờ là hai chỉ bạc. Vào thời Nơkhemia, vì dân còn nghèo quá nên chỉ trả một phần ba số đó. Món thuế đó tương đương với hai ngày lương của công nhân ở xứ Palestin thời ấy. Hằng năm số thuế này thu được khoảng 400 lượng vàng. Trên lý thuyết, món thuế ấy có tính cách bắt buộc, giới chức của đền thờ có quyền khấu trừ tài sản của người nào không nộp thuế.
i /,/4-Z/
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 143
Phương thức thu thuế được tổ chức rất cẩn thận. Vào ngày đầu tháng Ađa, tức là tháng ba dương lịch, người ta công bố khắp các làng mạc, thị thành xứPalestin là đã đến kỳ nộp thuế. Đến ngày 15 tháng ấy, người ta đặt các quầy thu thuế ở mỗi thành, mỗi làng, rồi dân chúng đến đó nộp thuế. Đến ngày 25 tháng Ađa ai chưa nộp thuế thì đến tận đền thờ Giêrusalem để làm nghĩa vụ.
Trong đoạn sách này, ta thấy Chúa Giêsu nộp thuế cho đền thờ. Các viên chức thu thuế đến hỏi Phêrô là thầy ông có nộp thuế không? Đây là câu hỏi đầy ác ý, họ mong Chúa không chịu nộp, để phe chính thông có cớ tố cáo Chúa Giêsu. Phêrô trả lời ngay là Chúa Giêsu nộp thuế. Rồi ông đi trình Chúa Giêsu rõ tự sự. Trong câu 25.26, Chúa Giêsu đã dùng theo kiểu dụ ngôn để nói, có thể Chúa đã dùng một trong hai hình ảnh sau đây, nhưng dù là hình ảnh nào cũng chỉ là một thôi.
a/ Thời xưa, những quốc gia chiếm những nước khác làm thuộc địa ít khi nghĩ tới lợi ích của những dân tộc bị trị. Hơn thế họ còn cho rằng các dân tộc bị trị có bổn phận cung phụng cho họ. Do quan niệm đó mà khi một ông vua bắt được một dân tộc khác thần phục, dân của vua đó được miễn SƯU thuế, còn dân bị trị phải nai lưng ra đóng thuế. Theo ý ấy, Chúa Giêsu muốn nói: “Đức Chúa Trời là Vua ítraen, chúng ta đây là dân ítraen thật, vì chúng ta là công dân của Nước Trời, người ngoài mới phải đóng thuế, còn chúng ta thì được miễn”.
b/ Có lẽ Chúa dùng một hình ảnh đơn giản hơn. Khi ông vua đánh thuế dân chúng, thì ông không bắt gia đình hay người nhà mình phải đóng, vì mục đích đánh thuế là để cung ứng cho người nhà mình. Ớ đây, món thuế này là món thuế đóng cho đền thờ, là nhà của Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài đã chẳng từng nói khi cha mẹ tìm Ngài tại Giêrusalem rằng: “Cha mẹ không biết rằng con phải ở trong nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49, dịch theo nguyên văn). Đã là con, sao lại còn nộp thuế cho Nhà của Cha mình?
Tuy vậy, Chúa Giêsu dạy họ nên nộp thuế, không phải vì luật bắt buộc mà vì một bổn phận cao cả hơn. Ngài nói rằng Ngài cần nộp thuế “để khỏi làm cớ cho họ sa ngã”. Nguyên văn Hy Lạp skandalon là cái gì làm cho người ta vấp, té ngã. Như
144 W1L11AM BAKLLAĨ
1 / /
vậy, ý Chúa Giêsu muốn nói: “Chúng ta cần nộp thuế để khỏi làm gương xấu cho kẻ khác, để khỏi làm cho người ta vấp phạm. Chúng ta không chỉ làm bổn phận của chúng ta mà còn phải đi xa hơn bổn phận, để chỉ cho người khác thấy điều họ cần phải làm”. Chúa Giêsu không cho phép mình làm điều gì khiến người ta coi nhẹ những nghĩa vụ thường nhật của đời sông. Trong đời sống thường nhật lắm lúc chúng ta được quyền hưởng những miễn trừ, những chu cấp. Có những điều mà chúng ta có thể yên tâm cho phép mình làm, nhưng chúng ta nhớ đừng bao giờ đòi hỏi một điều gì hay cho phép mình làm điều gì có thể làm gương xấu cho kẻ khác.
Chúng ta có thể hỏi thêm, tại sao câu chuyện này lại được chép ra ở đây? Vì giới hạn của sách, các tác giả Phúc Âm hẳn phải chọn lọc tài liệu. Vậy tại sao chọn câu chuyện này? Chúng ta nên nhớ rằng thời gian viết sách Mátthêu là khoảng năm 80 - 90 SCN. Trước đó ít lâu, người Do Thái và các Kitô hữu Do Thái phải đốì phó với một vấn đề thực tế vô cùng rắc rối. Ta đã biết mọi đàn ông Do Thái trên 20 tuổi đều phải đóng thuế đền thờ, nhưng đền thờ đã bị san bằng vào năm 70 SCN, và sau đó không còn được xây lại nữa. Sau khi đền thờ bị triệt hạ, Vespasian, hoàng đế Rôma, ra sắc lệnh đem món thuế hai chỉ bạc của dân Do Thái đóng góp cho đền thờ để nộp quỹ của đền thờ thần Jupiter ở Rôma. Đây quả thật là cả một vấn đề. Nhiều người Do Thái cũng như Kitô hữu Do Thái sẩn sàng nổi dậy chống lại sắc lệnh đó. Một cuộc nổi loạn như vậy lan rộng sẽ rước lấy những hậu quả tai hại, vì nó sẽ bị nghiền nát ngay, và người Do Thái cũng như các Kitô hữu sẽ mang tiếng xấu là những công dân bất trung phản loạn.
Câu chuyện này được ghi vào sách Phúc Âm là để khuyên các Kitô hữu, nhất là Kitô hữu Do Thái, dù rằng các bổn phận công dân có khó chịu đến đâu, họ cũng phải chấp nhận và gánh vác. Câu chuyện này dạy chúng ta rằng Kitô giáo luôn đi đôi với nghĩa vụ công dân. Những Kitô hữu nào tự miễn cho mình những nhiệm vụ của một công dân tốt, thì không phải chỉ thiếu bổn phận công dân mà cũng không làm tròn bổn phận Kitô hữu.
1 /,Z4-Z/
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2145
Trả NỢ Như Thế Nào?
Mátthêu 17,24-27
Bây giờ nói đến nội dung câu chuyện. Nếu chúng ta lấy nghĩa đen của câu chuyện thì có nghĩa là Chúa Giêsu bảo Phêrô đi bắt một con cá, và sẽ thấy một đồng tiền trong miệng con cá, đủ để nộp thuế cho cả thầy lẫn trò. Chú ý là câu chuyện chấm dứt ở lời nói của Chúa Giêsu, và không hề nói là Phêrô đi làm như vậy.
Trước khi xem xét câu chuyện, chúng ta cần nhớ rằng người Phương Đông thích làm cho câu chuyện sinh động càng hấp dẫn càng tốt, và họ thường kể với nụ cười mỉm. Phép lạ này khó ở ba điểm:
1. Thiên Chúa không làm phép lạ thế cho những công việc mà chúng ta tự mình có thể làm được. Vì nếu Chúa làm phép lạ thế cho chúng ta như vậy thì chỉ có hại, chẳng giúp ích được cho chúng ta. Dù các môn đệ có nghèo mấy cũng không đến nỗi phải cần một phép lạ để giúp họ kiếm một đồng bạc. Kiếm một đồng chẳng phải là điều quá sức của họ.
2. Phép lạ này vi phạm quyết định lớn của Chúa Giêsu là Ngài không bao giờ dùng quyền năng lạ lùng của Ngài để thỏa mãn nhu cầu riêng của mình. Ngài có thể biến đá thành bánh để ăn lúc đói, nhưng Ngài từ chối. Ngài có thể dùng quyền năng để nâng cao uy tín Ngài như một người có tài làm phép lạ, nhưng Ngài từ chối. Nếu câu chuyện hiểu theo sát nghĩa đen thì có nghĩa là Chúa Giêsu dùng quyền năng linh thiêng của Ngài để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của Ngài. Đó là điều Chúa không bao giờ làm.
3. Nếu hiểu phép lạ này theo nghĩa đen thì cũng có vấn đề về mặt đạo đức. Đời sống sẽ loạn nếu một người có thể trả nỢ mình bằng cách kiêm tiền trong miệng cá. Cuộc sống không được sắp đặt đê con người thỏa mãn nhu cầu mình cách biếng nhác, không chút cố gắng làm lụng. Một vĩ nhận Hy Lạp nói: “Các thần đã thiết định mồ hôi là giá của mọi vật”. Điều này đúng với tư tưởng Kitô giáo lẫn Hy Lạp.
146 WILIIAM BARCLAY
lồ
Nếu vậy, chúng ta nói thế nào? Có thể nói đây là câu chuyện thần thoại không? Chuyện tưởng tượng không có chút thật sự nào? Hoàn toàn không.
Hãy nhớ rằng người Do Thái thích làm câu chuyện nên sinh động. Do đó câu chuyện có thể đã xảy ra như sau: Chúa Giêsu bảo Phêrô: “Phêrô, ngươi nói đúng đấy, chúng ta cũng phải trả món nợ luật và phải lẽ này. Ngươi biết phải làm gì rồi! Hãy trở về đi đánh cá một ngày, ngươi sẽ kiếm được đồng tiền trong miệng cá để trả thuế. Một ngày đánh cá sẽ có đủ tiền chúng ta cần”.
Chúa Giêsu nói: “Phêrô hãy trở về với công việc đánh cá, đó là cách để trả nợ”. Người đánh máy sẽ có được cái áo mới qua bàn máy chữ; thợ sửa xe sẽ có lương thực cho vợ con mình qua máy móc của xe. Thầy giáo phải kiếm sống với bảng đen và cục phấn; người thư ký sẽ có đủ nhu cầu mình và cho những người thân yêu trên sổ sách và giấy tờ kế toán.
Khi Chúa Giêsu nói điều này, Ngài mỉm cười dùng ngôn từ hài hước. Ngài không bảo Phêrô lấy đồng tiền trong miệng các theo nghĩa đen; Ngài bảo Phêrô là một ngày làm việc sẽ có đủ tiền trả thuế.
Theo một nhà chú giải khác thì câu chuyện đúng như nghĩa đen là Chúa Giêsu bảo Phêrô đi câu một con cá, mở miệng nó ra, lấy đồng tiền trong miệng con cá đem ra đóng thuế cho cả thầy trò. Chúa Giêsu không nhặt một viên sỏi lên hóa thành đồng tiền rồi trao cho Phêrô đóng thuế, Phêrô phải đi câu cá, nghĩa là ông phải làm việc. Chúa không ban phép lạ để người ta tránh làm việc, đồng thời Chúa dạy dù có bỏ công sức ra cũng cần có phép lạ của Chúa để người ta khỏi tự phụ, kể công mà không nhận biết ơn lành của Thiên Chúa. Kitô hữu là người phải làm việc, đồng thời cũng phải nhận biết thành quả công việc mình là phép lạ của Chúa cho. Vâng lời, làm việc thì phép lạ sẽ xảy ra.