Where the sacred laws of honour are once invaded, love makes the easier conquest.

Addison

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3968 / 7
Cập nhật: 2015-09-14 01:54:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
ừng chân trước cánh cửa nâu bóng trông có vẻ nặng nề, nhìn hàng chữ Tổng Giám Đốc Hoàng Thiện, Trúc Giang biết là mình đã tìm đúng chỗ. Hít vào một hơi thật sâu, sau một phút ngần ngừ, Trúc Giang đưa tay lên gõ nhẹ vào cánh cửa ba tiếng. Một giọng nói đầy uy quyền từ trong phòng vọng ra:
- Vào đi!
Xoya nhẹ quả nắm bằng đồng, Trúc Giang đẩy nhẹ. Cánh cửa trông nặng nề là thế mà cô chỉ cần khẽ đẩy, nó đã nhẹ nhàng mở ra. Trước mặt Trúc Giang là một căn phòng rộng, đồ đạc trang trí trong phòng có vẻ đắt tiền, Trúc Giang nghĩ thế, nhưng không hiểu sao mới thoạt nhìn, cô đã có một cảm giác là đang bước vào một nơi nghiêm khắc, lạnh lùng. Trong phòng chỉ có một ông già, đầu bạc phơ đang cắm cúi làm việc nơi chiếc bàn thật lớn.
Tự nhiên Trúc Giang cảm thấy khớp, cô rụt rè lên tiếng:
- Thưa ông…
Vẫn không ngẩng đầu lên, người đàn ông lạnh lùng hỏi:
- Có chuyện gì?
- Cháu…
Có lẽ thái độ Trúc Giang làm cho ông ấy bực mình thì phải, cô thấy ông miễn cưỡng rời mắt khỏi xấp giấy tờ dày cộm, ngẩng đầu lên với một giọng nói khá gay gắt:
- Có chuyện gì sao không nói?
Rồi dường như nhận ra Trúc Giang là người lạ, ông ngạc nhiên hỏi:
- Cô là ai? Vào đây có chuyện gì?
Trúc Giang đã lấy được phần nào bình tĩnh, bước tới mấy bước, đứng thẳng người trước bàn làm việc của ông lão, cô chìa ra tấm danh thiếp:
- Thưa ông, bác Thành bảo cháu tới đây để…
Nhận ra tấm danh thiếp cảu mình, ông lão gật đầu;
- À, cháu là cháu của cậu Thành à? Thế hôm nay cháu đến nhận việc phải không?
Giọng nói của ông lão - mà Trúc Giang nghĩ là ông Thiện - đã trở nên nhẹ nhàng khiến Trúc Giang thở ra một hơi dài nhẹ nhõm.
Cô vội vã gật đầu:
- Vâng, thưa ông. Hôm nay cháu đến gặp ông vì bác Thành nói ông đã nhận cháu rồi ạ.
- Được rồi, có gì thì từ từ rồi nói. Cháu ngồi xuống đó đi.
Ông Thiện chỉ tay vào chiếc ghế trước mặt. Trúc Giang nhẹ nhàng ngồi xuống, cô đã hoàn toàn bình tĩnh.
Khác hẳn với vẻ lạnh lùng khi nãy, lần này ông Thiện ân cần hỏi:
- Cháu đã tốt nghiệp đại học?
- Dạ!
Trúc Giang tự tin trả lời. Ông Thiện lại hỏi:
- Thế cháu có thể làm được việc gì?
Câu hỏi của ông Thiện làm Trúc Giang ngạc nhiên, cô ngập ngừng một chút rồi lúng túng trả lời một câu chẳng ăn nhập gì với câu hỏi:
- Dạ, thưa ông, cháu đã có bằng C Anh văn và bằng B vi tính à.
Ông Thiện bật cười, giọng cười của ông vang to, sảng khoái, ông bỗng thấy có cảm tình với cô gái nhỏ đang ngồi trước mặt ông.
- Nào ông có hỏi bằng cấp của cháu đâu! Ông chỉ muốn biết khả năng cháu có thể làm được việc gì để sắp xếp công việc cho cháu thôi mà.
Hai mắt Trúc Giang sang rỡ, câu nói của ông Thiện đã làm cô vui mừng rộn lên:
- Thế … thế… ông đã nhận cháu rồi ạ?
Ông Thiện lại cười, một chút vui vui làm ông cảm thấy dễ chịu sau cả giờ đồng hồ vùi đầu vào công việc:
- Thì này giờ ông đã nhận cháu rồi còn gì. Thế cháu có thể giao dịch bằng tiếng Anh được không?
- Cháu chỉ mới nói chuyện thông thường thôi, còn giao dịch làm ăn thì chưa nói lần nào ạ.
Trúc Giang thành thật trả lời, ông Thiện gật đầu:
- Cháu đã quen nói chuyện bằng tiếng Anh là được rồi, công việc giao dịch trong công ty cũng đơn giản thôi, chỉ cần trau dồi thêm một ít từ chuyên môn là được rồi. Để ông bảo dưới phòng hành chính đem cho cháu một số tài liệu, cháu chịu khó về nghiên cứu nhé.
- Nhưng cháu sẽ làm công việc gì ạ?
Trúc Giang thắc mắc, ông Thiện ra vẻ đăm chiêu:
- Hiện giờ, trong công ty của ông không thiếu nhân sự, cho nên bây giờ cũng không biết sắp xếp cháu vào chỗ nào - ông Thiện ngừng lại chút, ông làm ra vẻ lơ đãng nhưng thật ra ông đang chú ý theo dõi thái độ của Trúc Giang. Thấy cô hơi giật mình, nét căng thẳng hiện rõ trên nét mặt, ông chậm rãi nói tiếp - Nhưng ông thường xuyên phải đi gặp khách hàng để trao đổi công việc, những lúc như thế ông cần một người phụ giúp, cháu có thể đi với ông được không?
Đang thất vọng tưởng đâu không có chỗ làm, câu nói cuối cùng của ông Thiện làm Trúc Giang mừng rỡ. Thì ra không phải xui xẻo như cô dã vội nghĩ mà thật ra là quá may mắn.
- Dạ, được chứ, thưa ông!
Trúc Giang trả lời thật mau mắn như sợ ai giành mất phần của mình khiến ông Thiện lại bật cười:
- Vậy thì bao giờ cháu có thể đi làm được?
- Ngay bây giờ, thưa ông.
Lại một câu trả lời vội vã nữa. Bật lên tiếng cưới lớn, ông Thiện nghiêng đầu ngắm cô gái nhỏ đang ngồi trước mặt mình, đúng là con bé đáng yêu. Xua tay, ông nói đùa:
- Không cần phải vội vã như vậy đâu con gái. Cháu cứ chuẩn bị, đầu tuần tới làm việc chứ ngay hôm nay mà cháu đi làm, ông cũng không có tiền để trả lương cho cháu đâu.
Nhận ra vẻ hấp tấp của mình, Trúc Giang đỏ mặt ngồi im. Ông Thiện không cười nữa, mặt ông nghiêm lại:
- Nhưng mà ông nói trước, đi với ông thì mệt lắm đấy nhé. Công ty này cũng khá lớn, khách hàng thì đông, công việc thì nhiều, có khi phải đi từ sớm mà mãi tối muộn mới được về, cháu liệu có kham nổi không?
Nhận thấy sự nghiêm túc trong lời nói của ông Thiện, Trúc Giang ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời:
- Mệt thì cháu không sợ đâu ạ, cháu chỉ ngại công việc quan trọng, cháu lại mới ra trường chưa có chút kinh nghiệm nào lại vụng về làm hỏng mất việc của ông thôi ạ.
Sự thẳng thắn của Trúc Giang làm ông Thiện bằng long, ông gật đầu:
- Cháu không phải lo, công việc tuy nhiều nhưng cũng không có gì khó lắm đâu. Nếu gặp trở ngại, ông sẽ hướng dẫn cho cháu, chỉ cần cháu siêng năng là được rồi.
- Điều ấy thì ông có thể tin ở cháu, cháu sẽ cố gắng chứ không lười biếng đâu ạ!
Rồi Trúc Giang ôm túi đứng lên:
- Bây giờ cháu có thể về được chưa, thưa ông?
Ông Thiện gật đầu, nhưng rồi ông lại gọi:
- Khoan, đợi ông một chút.
Ông Thiện nhấc điện thoại lên, gọi cho một người nào đó. Trúc Giang đứng im chờ đợi. Chỉ trong chốc lát, một anh chàng cỡ chừng ba mươi tuổi bước vào.
- Thưa ông, gọi con ạ?
Đứng trước mặt ông Thiện, miệng thì hỏi ông nhưng mắt anh chàng lại liếc nhìn Trúc Giang với vẻ tò mò.
Ông Thiện gật đầu với anh chàng mới vào, tay chỉ Trúc Giang:
- Đây là Trúc Giang, nhân viên mới. Còn đây là Minh, trưởng phòng hành chính của công ty.
- Chào cô Giang, chúc mừng cô đến gia nhập công ty!
- Cám ơn anh!
Trúc Giang và Minh cùng lên tiếng chào nhau sau lời giới thiệu của ông Thiện. Ngừng một chút, đợi cho hai người chào hỏi xong, ông Thiện lại tiếp:
- Minh này, cậu lấy cho Trúc Giang mấy bản hợp đồng và biên bản các cuộc họp với khách hàng dã thực hiện xong gần đây để cháu ấy nghiên cứu.
- Dạ, thưa ông!
Ông Thiện lại tiếp:
- Trúc Giang này, cháu đi với Minh nhận một ít tài liệu về xem kỹ cách làm việc trước, nếu có gì không hiểu thì gọi điện cho cậu ấy mà hỏi. À, Minh nhớ đưa thêm cho Trúc Giang tập danh mục bằng tiếng Anh nhé.
- Vâng ạ! Nào đi với tôi, cô bé!
Minh mau mắn bước đi, Trúc Giang vội đứng lên, cô chào ông Thiện rồi mới bước theo Minh.
Vừa dẫn Trúc Giang sang phòng làm việc của mình để lấy tài liệu, Minh vừa liếc Trúc Giang mà lòng thầm thắc mắc, ở đâu ra con bé con này mà trông ông cụ có vẻ quí nó thế nhỉ? Vả lại trong công ty hiện không thiếu người, Minh lại thường cận kề bên ông Thiện, đã có lần nào nghe ông cụ nói đến việc tuyển người đâu, thế mà tại sao hôm nay lại có con bé này vào đây học hỏi thế nhỉ? Hai chữ học hỏi vừa lóe lên khiến Minh gnhĩ Trúc Giang là con cháu gì của ông Thiện vào đây thực tập như các sinh viên sắp tốt nghiệp khác.
Không nén được lòng tò mò, Minh quay sang hỏi Trúc Giang:
- Cô bà con thế nào với ông cụ đấy?
- Đâu có bà con ạ!
Trúc Giang lắc đầu, cô thành thật trả lời. Minh ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Ủa, vậy sao cô vào đây thực tập được? Từ trước tới nay, công ty này đâu có nhận sinh viên thực tập bao giờ.
Trúc Giang cũng tròn mắt ngạc nhìn Minh:
- Tôi đâu phải sinh viên thực tập, tôi đã tốt nghiệp rồi mà…
- Cô đừng nói với tôi là cô đến đây để làm việc đó nha!
Minh ngỏ ý nghi ngờ, Trúc Giang gật đầu thật nhanh:
- Phải rồi, tôi đã được nhận vào làm việc ở đây. Hồi nãy anh không nghe ông Tổng Giám đốc nói à?
- Thì tôi cũng có nghe nhưng cứ tưởng ông cụ nói chơi cho vui thôi chứ đâu ngờ cô lại là nhân viên mới thật. Mà trông cô nhí thế kia, ai nói là cô đã tốt nghiệp đâu nào! Mà kể cũng lạ thật…
Mấy tiếng cuối Minh lẩm bẩm trong miệng nhưng Trúc Giang cũng đã nghe được. Không nén nổi thắc mắc, cô buột miệng hỏi:
- Anh nói cái gì lạ?
Quay nhìn Trúc Giang một thoáng, Minh nói thật nhanh ý nghĩ của mình:
- Tại sao cô lại biết mà đến đây xin việc, tôi không hề nghe ông cụ nói gì đến việc tuyển dụng nhân viên cả…
Hiểu ra thắc mắc của Minh, Trúc Giang giải thích:
- Bác tôi quen với ông Tổng Giám đốc nên..
Trúc Giang chưa nói hết câu, Minh đã gật gù:
- Thế thì tôi hiểu rồi. Mà này, ông cụ có vẻ quí cô lắm đấy nhé.
Trúc Giang tròn xoe mắt nhìn Minh:
- Nào tôi có thấy ông cụ đối xử đặc biệt với tôi đâu, chỉ thấy là ông cụ có vẻ hiền thôi hà!
Minh bật cười trước nhận xét của Trúc Giang:
- Ai nói với cô là ông cụ hiền đó, những lúc cụ nổi giận thì cả công ty run lên vì khiếp sợ đấy nhé. Nhưng bình thường thì cụ cũng vui tính lắm, hay nói đùa và rất thương nhân viên. Còn phần cô ấy hở, để tôi nói cho mà nghe. Này nhé, trước hết, công ty không thiếu nhân sự, vậy mà ông cụ đã nhận cô vào làm, rồi lại còn bảo tôi đưa tài liệu cho cô về nghiên cứu trước nữa, nào có ai được như thế bao giờ. Mà ông cụ có bảo sắp xếp cho cô vào việc gì chưa?
Trúc Giang trả lời thành thật:
- Thì hồi nãy ông Tổng Giám đốc có nói tuy công ty không thiếu người nhưng ông cần một người phụ với ông trong việc giao dich với khách hang, mai này tôi sẽ đi với ông.
Minh nhìn Trúc Giang với vẻ ngưỡng mộ rõ rệt, rồi anh bung tay tanh tách:
- Ồ, vậy là cô sắp trở thành nhân vật quan trọng trong công ty này rồi. Phụ việc cho ông cụ thì không là trợ lý thì cũng là thư ký riêng cho ông cụ rồi. Một lần nữa, xin chúc mừng cô.
- Anh Minh, anh nói có thật không vậy?
Trúc Giang băn khoăn hỏi, Minh gật đầu khẳng định:
- Thật một trăm phần trăm, không thể sai chạy vào đâu được.
Vừa đi vừa nói chuyện, dù có đi chậm đến đâu thì Minh và Trúc Giang cũng vào đến phòng làm việc cảu Minh, anh chỉ tay vào chiếc ghế nệm, nói với Trúc Giang:
- Cô ngồi đây đợi tôi một lát, tôi tìm tài liệu cho cô.
Ngoan ngoãn vâng lời Minh, Trúc Giang ngồi xuống chiếc ghế mà anh vừa chỉ. Trong lúc chờ đợi, cô đưa mắt lơ đãng nhìn chung quanh. Phòng làm việc của Minh rộng rãi, sáng sủa, mọi vật trong phòng được xếp đăt ngăn nắp. Tự dưng, trong long Trúc Giang có một cảm giác lạ lung khiến cô bâng khuâng. THế là cô đã có việc làm rồi ư? Chẳng mấy chốc nữa, cô sẽ bước chân vào công ty này với một công việc rõ ràng, cô cũng sẽ có một căn phòng làm việc như thế này? Mà có phải như lời Minh nói lúc nãy không nhỉ? Nếu đúng như vậy thì chẳng lẽ ta lại may mắn như thế hay sao? Và liệu công việc sẽ như thế nào, có giống như những gì cô đã học ở trường không nhỉ? Mà nếu không giống thì không biết sẽ ra sao nhỉ?
- Này cô bé, tôi đã kiếm cho cô được một số tài liệu hết ý rồi đây, cô đem về từ từ mà xem.
Tiếng Minh cất lên bên tai đưa Trúc Giang trở về với thực tại, đưa tay nhận xấp tài liệu từ tay anh, cô rụt re hỏi:
- Anh Minh, có thật là ông cụ xếp tôi vào công việc như anh nói lúc nãy không?
- Sao còn thắc mắc gì nữa? Hay là cô không muốn làm công việc này?
Minh ngạc nhiên hỏi lại, Trúc Giang lúng túng giải thích:
- Không phải như thế, tôi đã biết công việc ra sao đâu mà từ chối. Nhưng tôi không nghĩ mình lại được ưu đãi như thế, bác tôi chỉ nói là tôi đến đây làm thư ký thôi mà.
Minh bật cười:
- Này, cô đừng có căng thẳng quá như thế, thì công việc này cũng là thư ký, nhưng nó chỉ hơi đặt biệt ở chỗ là thư ký riêng cho ông cụ mà thôi. Tuy rằng cô nhận nhiệm vụ này thì cũng khá vất vả dó, nhưng bù lại, cô sẽ học được ở ông cụ rất nhiều kinh nghiệm quý báu đó.
Trúc Giang thở dài, cô lắc đàu nhè nhẹ:
- Nghe anh nói, sao tôi sợ quá.
- Có gì đâu mà sợ, cô cứ yên tâm, ông cụ sẽ hướng dẫn cô tận tình mà. Thông minh như cô, tôi tin là chẳng có gì khó khăn đâu. Nào, dũng cảm lên, có gì không hiểu cứ gọi điện đến đây tìm tôi, tôi sẽ giải thích cho.
Được lời trấn an của Minh, Trúc Giang thấy nhẹ bớt phần nào lo âu và thấy vững tâm hơn. Cô đứng lên:
- Cảm ơn anh nhiều, anh Minh. Thôi, tôi không dám phiền anh làm việc, tôi về đây.
Minh đứng lên theo Trúc Giang, anh tiễn cô ra cửa:
- Chào cô, hẹn gặp lại…
Rời khỏi công ty Hoàng Thiện, Trúc Giang phóng xe trong một tâm trạng bang khuâng khó tả. Cô không ngờ mọi việc lại thuận lợi như thế. Vừa tốt nghiệp Đại Học, cô đã có ngay công việc, mà lại là công việc quan trọng trong một công ty lớn nữa chứ. Hôm trước khi nghe bác Thành nói xin cho cô làm thư ký, Trúc Giang có hơi thất vọng. Chẳng lẽ bao nhiêu năm học hành của cô giờ chỉ là công việc bình thường như thế hay sao? Nhưng rồi Trúc Giang cũng tự nhủ mình phải cố gắng, khi đi làm một thời gian, khi nào quen biết, cô sẽ cố tìm cho mình một công việc nào đó thích hợp hơn.
Trúc Giang không thể nào ngờ được mới bước chân vào cuộc sống, cô đã có ngay một chỗ đứng khá tốt. Thế là từ nay, cô đã có cơ hội để vươn lên, để khẳng định khẳ năng của mình với mọi người. Trúc Giang tự răn mình: dù công việc có khó khăn đến đâu chăng nữa thì cũng phải cố gắng vượt qua bằng mọi cách.
Đưa mắt nhìn chung quanh, Trúc Giang thấy phố phường hôm nay sao nhộn nhịp quá. Trời như trong xanh hơn, nắng như vàng hơn và mọi người trên đường như cũng vui vẻ hơn. Trúc Giang thấy mọi điều dường như đều thay đổi, như cô cũng đang thay đổi, từ một con bé sinh viên bé con đang trở thành người lớn. Có lẽ mọi vật cũng biết Trúc Giang đang vui nên rộn rã chăng?
Không vội về nhà, Trúc Giang rẽ sang con đường dẫn đến nhà Hạ My, phải chia sẻ với nhỏ niềm vui to lớn này mới được.
Đến cổng nhà Hạ My, Trúc Giang không bấm chuông gọi cổng mà réo inh ỏi:
- Hạ My ới ời!
Mới chỉ một câu gọi to của Trúc Giang, Hạ My đã từ trong nhà chạy ra, cô cười với bạn:
- Gì mà réo om sòm thế? Mà nè, nhìn mặt mày Giang tươi rói thế kia, chắc là có chuyện gì vui lắm phải không?
Vừa nói, Hạ My vừa kéo rộng cánh cổng cho Trúc Giang đẩy xe vào. Đá chống xe xong, Trúc Giang quay sang Hạ My hồ hởi:
- Thay quần áo đi My.
Hạ My tròn mắt nhìn Trúc Giang:
- Để làm gì? Đi đâu?
- Đi ăn mừng với tao.
- Vậy là có chuyệnv ui mừng thật hả? Nhưng là chuyện gì?
Trúc Giang đẩy vai Hạ My:
- Thì mày cứ thay quần áo đi với tao đã.
- Nhưng mày phải nói là chuyện gì, tao mới đi.
Hạ My bướng bỉnh cãi lại, Trúc Giang nhăn mặt:
- Thì một lát nữa tao cũng nói, mày cần gì biết bây giờ. Cứ biết là có chuyện vui mừng là được rồi.
Hạ My vẫn trụ chân như cũ, cô lắc đầu:
- Không được, mày phải nói rõ là chuyện gì để tao còn liệu.
- Liệu cái gì? - Đến lượt Trúc Giang vặn lại.
- Liệu xem chuyện đáng ăn mừng đến đâu để tao còn chọn quần áo.
Trúc Giang trợn mắt nhìn Hạ My, cô kêu lên:
- Lại còn vậy nữa, bộ chuyện không đáng thì mày mặc quần áo rách hả?
Hạ My tỉnh bơ lắc đầu:
- Đương nhiên là không phải tao mặc đồ rách rồi. Nhưng nếu là chuyện nhỏ thì mày chỉ dẫn tao đi ăn ở quán cóc thôi, vậy thì tao chỉ cần mặc đồ bình thường đâu cần phải diện đồ đẹp làm chi. Ngược lại, nều là chuyện lớn thì khác, đương nhiên là mày sẽ dãn tao đi ăn nhà hang, lúc đó thì tao phải diện cho thật le lói mới được chứ.
Trúc Giang đấm vào vai bạn:
- Không dám đi nhà hàng đâu mày, ăn kem Bạch Đằng thôi.
Hạ My gật đầu:
- Ờ thì ít nhất cũng phải vậy chứ, mày không nói cho tao biết là đi ăn ở đâu. Thôi được, mày cứ việc giữ bí mật đi, tao chỉ cần biết nơi đến là được rồi, để tao diện cho đẹp đẹp một chút, dầu gì cũng là tiệm kem lớn ngay giữa trung tâm thành phố mà, biết bao nhiêu người nhìn ngắm.
Câu nói dứt thì Hạ My cung biến vào nhà trong, để lại cho Trúc Giang tiếng cười rộn rã của mình. Trúc Giang cũng cười, cô đang có niềm vui chất ngập trong lòng mà.
Đối diện nhau trogn tiệm kem, đợi Hạ My xúc muỗng kem đầu tiên cho voà miệng, Trúc Giang mới trịnh trọng tuyên bố:
- Hạ My này, tao có việc làm rồi!
Hạ My tròn mắt nhìn Trúc Giang, cô reo to:
- Xin được việc rồi à? Thật không?
- Đương nhiên là thật rồi, vì tao đang khao mày nè.
Trúc Giang hãnh diện gật đầu, Hạ My hỏi tiếp:
- Mày làm việc gì? Ở đâu? Chừng nào đi làm?
- Tao mới được công ty Hoàng Thiện chấp thuận, thứ hai tới tao đi làm.
Hạ My vỗ tay cái bốp:
- Hay quá, hình như công ty Hoàng Thiện cũng là một công ty lớn phải không Giang? Thỉnh thoảng tao cũng nghe nói đến.
Trúc Giang gật đầu:
- Hình như là thế, tao cũng chưa hiểu rõ lắm về công ty này.
- Vậy mày làm cái gì trong đó?
- Tao cũng chưa biết.
Trúc Giang lắc đầu, Hạ My tròn mắt nhìn bạn:
- Phải mày không Giang? Xin đi làm mà hỏi làm cái gì cũng không biết sao! Sao mày không hỏi rõ giám đốc, lỡ như họ xếp mày làm tạp vụ thì sao?
Đến lượt Trúc Giang trơn tròn mắt lên:
- Có cần phải nói đến như vậy không My? Bộ tao tệ đến nỗi như vậy sao?
Hạ My bật cười khúc khích:
- Ai mà biết được, lúc này việc thì ít mà người thất nghiệp thì nhiều, xin được việc là tốt rồi, ở đó mà lựa với chọn.
Trúc Giang nghênh mặt lên:
- Ai chứ tao thì không dám đâu! Cho My biết, giang được làm phụ tá cho Tổng Giám đốc đó.
Hạ My bĩu môi:
- Đừng có nổ đi nhỏ. Vừa mới ra trường chưa đi làm ngày nào, kinh nghiệm chưa có được bằng cái móng tay, nói cách khác, Giang còn hỉ mũi chưa sạch ở đó mà phụ tá cho Tổng Giám đốc, My không dám tin đâu.
Trúc Giang không giận vì câu nói tỏ ý khinh thường của bạn, cô gật đầu:
- Ờ, để rồi My coi, mai mốt sẽ dẫn My vào công ty cho My sáng mắt ra. Giừo thì ăn kem đi đã kẻo nó chảy thành nước hết bây giờ.
- Ờ há, Giang mà không nhắc, My cũng quên mất trái dừa này đấy chứ. Thôi chuyện đâu còn có đó, hạ hồi phân giải, giờ phải lo thanh toán trái dừa này đã kẻo nó khiếu nại tụi mình đó.
Hai cô gái vừa cười khúc khích vừa cúi xuống trái dừa chứa đầy kem của mình. Bây giờ, trước mắt họ, có điều gì quan trọng hơn trái dừa này nữa đâu.
- Ba tôi có trong phòng không?
Tiếng hỏi vang lên ben tai khiến Trúc Giang đang lúi húi với xấp hồ sơ giật mình vội ngẩng đầu lên. Trông thấy Ngọc Vy, Trúc Giang vội vã chào:
- Chào cô, cô Vy!
Không thèm đáp lại lời chào của Trúc Giang, Ngọc Vy hất hàm hỏi lại:
- Ba tôi có trong đó không?
- Dạ có, thưa cô!
Câu trả lời của Trúc Giang vừa dứt thì Ngọc Vy đã lạnh lùng gõ mạnh gót giầy tiến thẳng vào phòng làm việc của ông Thiện. Không them gõ cửa, Ngọc Vy xoay mạnh quả nắm, đẩy cánh cửa thật mạnh và bước thẳng vào phòng.
Nhìn theo Ngọc Vy, Trúc Giang nhún vai, trề môi một cái tỏ vẻ khinh thường rồi lại cúi xuống làm tiếp công việc của minh. Hành động của Ngọc Vy vừa rồi chẳng có gì đáng cho cô phải quan tâm. Lần nào vào phòng ông Thiện, cô ta lại chẳng cộc cằn như thế! Làm như tới đây là một cực hình đối với cô ta hay sao ấy.
Tuy trở lại công việc của mình nhưng Trúc Giang chẳng thể nào tập trung được khi từ trong phòng của ông Thiện vẳng ra tiếng cãi nhau. Dù thực sự Trúc Giang không muốn nghe thì những lời qua tiếng lại trong phòng cứ vọng vào tai Trúc Giang. Cánh cửa phòng ông Thiện lại không được Ngọc Vy đóng chặt, thế là âm thanh đó cứ xui khiến Trúc Giang ngừng tay làm việc để mà dỏng tai nghe ngóng.
- Rầm!
Trúc Giang đang nghiêng ai nghe ngóng bỗng giật mình đánh thót một cái vì tiếng đập bàn thật mạnh từ trong phòng vẳng ra. Chắc chắn là ông Thiện đập bàn rồi vì tiếp theo sau đó, Trúc Giang nghe tiếng ông Thiện giận dữ quát lên:
- Mày đừng có quá đáng, mày còn thiếu gì nữa mà cứ so bì với nó.
Ngọc Vy cũng to tiếng chẳng kém:
- Con được thứ gì nào? Suốt bao nhiêu năm trời nay, hai vợ chồng con cứ mãi là người làm thuê cho ba, tháng tháng lãnh lương như bao nhiêu người khác chứ có gì hơn ai đâu? Đằng này nó để bị anh con ruồng bỏ tức là nó không còn xứng đáng là con cháu gia đình này, thế mà ba còn lo cho nó một cơ sở lớn như thế, thử hỏi con làm sao mà chịu được?
- Mày không chịu được thì cút đi chỗ khác mà làm việc, mà ở, tao không giữ!
Ông Thiện giận dữ quát lớn, Ngọc Vy ré lên:
- Đó, hễ cứ nói động tới nó là ba không bằng lòng. Hỏi ba vậy chứ, con là gì của ba? Còn nó là gì của ba? Có khi nó còn không phải là cháu ba nữa ấy chứ, vì vậy mà anh con đâu có nhìn nhận gì đến nó đâu.
Ông Thiện đỏ tía cả mặt mày, ông giận tới nỗi hai tay ông run lên bần bật, miệng ông hét to:
- Mày đừng có mà ăn nói hồ đồ, cứ nhìn thằng Duy xem nó có đúng là hình ảnh củ anh mày hồi còn bé hay không? Con người mày chỉ biết có tiền, có lợi lộc mà thôi. Còn tình nghĩa máu mủ mày đem chà đạp dưới chân hết.
Ngọc Vy cãi lại ngay:
- Nó giống anh hai thì sao chứ? Khi mà ảnh không nhìn nhận mẹ con nó tức là mẹ con nó không xứng đáng, vậy thì ba còn bù đắp cho nó làm gì cho uổng phí?
- Thế nào là uổng phí? Ra tiền cho con cháu làm ăn mà mày dám nói là uỏng phí hả? Cứ còn cái thứ làm thì không nên thân, chỉ biết bòn rút của gia đình để tiêu xài ăn chơi hoang phí thì chính đáng hay sao?
Ông Thiện gay gắt hỏi lại, Ngọc Vy trề môi:
- Sao ba biết nó làm ăn? Đó chỉ là cái cớ để nó moi tiền ba một cách hợp pháp mà thôi. Xí, từ trước tới giờ mẹ con nó làm bộ sĩ diện, thanh cao, ra vẻ ta đây không cần tiền. Chứ không phải nó rình rập, đợi có cơ hội là ôm một món thật to cho đáng hay sao?
Ngọc Vy chanh chua lên tiếng đả kích mẹ con Lập Duy một cách thậm tệ. Ông Thiện chỉ còn biết lắc đầu trước đứa con gái quá quắt này của mình:
- Mày đừng có suy bụng ta ra bụng người, không phải ai cũng ham tiền như mày đâu. Nếu mẹ con nó mà tham tiền thì ngày ly dị, mẹ nó đòi trợ cấp hoặc nó nhận tiền cảu tao thì số tiền trợ cấ đó còn lớn hơn số tiền nó mở dịch vụ bây giờ.
- Thì bởi vậy mới nói nó ngu. Chác là bây giờ nghĩ lại thấy tiếc nên đến gỡ gạc đây mà. Chỉ có ba vì tình cảm nên mới nhẹ dạ tin là nó làm ăn đàng hoàng mà xuất tiền ra như thế mà thôi, chứ mà phải tay con ấy hở, một xu cũng đừng hòng.
- Mày thì giỏi lắm rồi, chứ còn tao thì chịu nhận tiếng ngu để cho con cháu nó gạt. Mày giỏi sao không về mà giữ tiền trong túi thằng chồng mày kìa, sao cứ để cho nó nay vũ trường này, mai quán bia ôm nọ rồi thì vợ chồng gấu ó với nhau mãi cho mệt cái lỗ tai tao vậy?
Bị Ông Thiện nói trúng tim đen,Ngọc Vy khựng lại, nhưng vốn là một kẻ trí trá, cô lấp liếm thật mau:
- Ba cứ làm như anh Định đem tiền đổ sông đổ biển hay sao? Anh ấy đâu có dại mà làm chuyện ngu ngốc đó. Đồng ý là thỉnh thoảng anh ấy cũng đi vũ trường thật nhưng là để làm ăn chứ có đi chơi đâu.
Cái lập luận ngu xuẩn cảu cô con gái út làm ông Thiện chán ngấy, không biết là trong đầu nó có chứa bộ Óc như bao nhiêu người khác không hay chỉ toàn bã đậu nên cứ lên tiếng bênh vực thằng chồng sa đọa của nó như thế. Đã bao nhiêu lần ông Thiện lên tiếng đuổi vợ chồng Ngọc Vy ra ở riêng vì không chịu nổi những lần cãi cọ ầm ĩ của hai người, thế nhưng Ngọc Vy cương quyết không chịu dọn đi, chỉ vì cô không muốn mất cái gia tài của ông Thiện mà cô đinh ninh rằng rồi đây, khi ông trăm tuổi già, tất cả sẽ rơi vào tay cô.
Lắc đầu, ông Thiện hỏi thẳng Ngọc Vy:
- Mày khỏi cần bào chữa cho thằng chồng của mày nữa, nó làm gì bộ tao không biết hay sao? Bây giờ nói đi, mày đến đây với mục đích gì, tao còn phải làm việc nữa chứ không rảnh rỗi mà nghe mày nói mấy cái chuyện vớ vẩn đó đâu.
- Cái gì? Cả một đống tiền mà ba nói là chuyện vớ vẩn, ba có điên không? Ba ơi, ba tỉnh táo chút đi!
Ngọc Vy dài miệng nói, ông Thiện xua tay gạt phắt đi:
- Mày khỏi cần phải dạy không tao, chuyên tao làm tao tự biết cân nhắc. Bây giờ mày cần gì, nói đi!
- Con nào dám dạy khôn ba, con chỉ nhắc nhở ba thôi mà.
- Thôi thôi, cám ơn lòng tốt của mày, quan tâm bao nhiêu đó đủ rồi. Mày đừng có quan tâm thêm nữa lại sinh ra lắm chuyện, chỉ khổ cho cái thân già này mà thôi. Giờ mày nói đi, thật ra mục đích của mày bữa nay là gì?
Ngọc Vy ỏn ẻn:
- Con nào có mục đích gì đâu, con chỉ muốn thưa với ba là ba thương tụi con…
Ông Thiện nóng nảy ngắt lời:
- Mày đừng có vòng vo tam quốc làm chi cho mất thời gian của tao, cứ nói thẳng ý định của vợ chồng bay coi nào!
- Thì con đã nói rồi, tụi con nào có mục đích gì đâu. Hôm nay con vào đây là chỉ muốn xin ba cho tụi con một số vốn để lập cơ sở riêng, cỡ như thằng Duy cũng được. Chứ tụi con cũng lớn rồi mà cứ bám vào ba hoài thì kỳ quá.
Ông Thiện trợn mắt lên, ông nhìn con gái chằm chặp như không tin những điều cô vừa nói ra:
- Mày còn dám đòi hỏi tao như vây nữa à? Đâu phải là tao chưa lập cơ sở cho mày. Đã hai lần rồi, có lần nào mày nên thân không?
Ngọc Vy lúng túng cụp mắt xuống, cô không dám nhìn thẳng mặt ông Thiện vì những điều ông nói ra đúng quá. Đã hai lần, ông Thiện mở cho vợ chồng cô một cơ sở làm ăn, nhưng lần nào cũng thế, chỉ làm ăn được năm bày tháng, dù có cố gắng xoay xở cách nào đi chăng nữa, và dù cho ông Thiện có hỗ trợ them về tài chính được chút nào thì cuối cùng, vợ chồng cô cũng đành phải ôm thất bại vè cầu cứu cha.
Ông Thiện rất thất vọng về đứa con gái này nhưng không thể bỏ con đành phải chấp nhận cho Định vào làm việc trở lại trong công ty tuy rằng ở trong đó, Định chỉ là một gã bù nhìn, ngày ngày tới sở cho có mặt để cuối tháng lãnh lương.
Ngọc Vy không chính thức đi làm nhưng thỉnh thoảng cũng vào công ty để ra oai. Và tất cả nhân viên trong công ty, tuy không một ai dám nói ra nhưng chẳng có người nào ưa gì cô con gái út của ông Giám đốc cả.
Ngọc Vy không hề biết đến cái nhìn của mọi người dành cho mình, cô cứ dương dương tự đắc với cái vị trí của mình để rồi cứ mãi làm những trò lố lăng.
Còn chuyện lập cơ sở riêng, đâu phải cô không biết được sự bất lực của mình đối với chồng, đâu phải cô không biết là Định chỉ biết ăn chơi chứ nào có để ý gì đến công việc làm ăn. Nhưng cha cô giàu quá mà, mất bằng đó chứ nếu mất gấp mấy lần như thế cũng đâu có ảnh hưởng gì đến gia tài của ông đâu. Bây giờ ông lại cho thằng cháu nội của ông một số vốn quá lớn, cô phải mau mau bòn rút thêm một số nữa mà phòng thân kẻo không thôi mai mốt ông lại đem cho nó hết thì cô lại trắng tay, nó là cục vàng cục bạc của ông mà, lúc đó cô có hối hận thì cũng không còn kịp nữa.
Nghĩ vậy Ngọc Vy ngẩng đầu lên nhìn cha, cô mạnh dạn nói thẳng:
- Mấy lần trước là tại tụi con chưa có kinh nghiệm nên mới thất bại chứ còn bây giờ, con nghĩ rằng nếu có vốn, tụi con sẽ làm rất tốt.
- Tụi mày mà có kinh nghiệm gì? Kinh nghiệm của mày là ở mấy cái shop để mua sắm, tiêu xài. Còn thằng chồng mày thì đầy kinh nghiệm ở mấy cái vũ trường, quán beer của nó. Tóm lại, tụi bay sẽ làm được cái gì?
Bị Ông Thiện mắng thẳng vào mặt những lỗi của vợ chồng mình, Ngọc Vy tức lắm. Nhưng chẳng lẽ lại im lặng để tự nhận lỗi lầm của vợ chồng mình hay sao. Vì thế Ngọc Vy tìm cách cãi lại:
- Ba đừng nói cho quá, thỉnh thoảng con mới đi mua sắm chứ có đi hoài đâu. Còn anh Định có đi tới mấy chỗ đó cũng là vì công việc thôi chứ nào phải là đi chơi đâu.
Ông Thiện lắc đầu nhìn con gái:
- Mày đúng là u mê hết chỗ nói rồi con à! Thằng Định mà làm ăn cái gì, làm ăn với mấy con vũ nữ hay là mấy con tiếp viên đó hả? Mày cứ tin nó đi, để rồi bữa nào nó đem về cho mấy đứa nhỏ mà nuôi…
Đang nói ngon trớn, dường như ông Thiện nhận ra mình đã lỡ lời, ông vụt im bặt, mặc cho câu nói bị bỏ dở nửa chừng của mình. Ngọc Vy cáu kỉnh nhìn cha:
- Dầu cho ba có ghét anh Định tới đâu thì anh ấy cũng là chồng của con, con rể của ba, có cần ba phải nói quá đáng như vậy không?
- Ba xin lỗi con, Ngọc Vy! Nhưng cũng chỉ vì ba thương con thôi, ba chỉ muốn nhắc con coi chừng chồng con, đừng nên tin tưởng nó quá kẻo có ngày con ân hận không kịp.
Ông Thiện nhẹ giọng nói với con gái, Ngọc Vy gật đầu:
- Con cũng biết là ba thương con, nhưng mà ba cũng đừng có thành kiến với anh Định như vậy. Cũng đâu phải là anh ấy hư hỏng quá đáng như ba nghĩ đâu, chỉ tại anh ấy buồn nên mới đi chơi như vậy. Anh ấy cứ mãi mặc vảm vì nghèo mà phải sống bán vào gia đình vợ, bị mọi người khinh rẻ. Vì vậy con mới xin ba giúp tụi con một lần nữa, cho anh Định có cơ hội làm lại. Những lần trước là vì anh ấy chưa có kinh nghiệm nên mới thất bại, chứ còn lần này con tin là anh ấy sẽ làm được. Tụi con sẽ không làm ba thất vọng đâu, ba đừng từ chối nha ba.
Ông Thiện nhìn con gái mà lòng ngập đầy phân vân. Từ chối con thì ông không nỡ, vì Ngọc Vy là đứa con gái duy nhất mà xưa nay ông vẫn hằng cưng chiều. Nhưng chấp nhận lời thỉnh cầu cảu nó thì ông cũng không thể, vì ông biết rõ thằng rể của ông chẳng có tài cán gì ngoài việc phá tiền. Và chẳng riêng gì mình nó, nếu có dịp, nó chẳng ngại ngùng gì mà không dấm dúi cho gia đình nó. Giao tiền cho nó thật chẳng khác gì đem tiền mà đổ trôi sông, trôi biển. Dù ông thương con thật, nhưng đâu có lý nào biết là không được mà vẫn làm. Vả lại, lần này vợ chồng Ngọc Vy đòi mở cơ sở chẳng qua là vì ganh tỵ với Lập Duy thôi, chứ mấy năm nay, tụi nó đã chịu yên phận làm loài tầm gửi sống bám vào ông rồi, nay thấy ông lo cho cháu nội thì muốn tranh dành để thoa? mãn tính ích kỷ mà thôi.
Nghĩ tới đây, ông Thiện lại thấy bực mình với con giá. Vợ chồng nó sống với ông đã quá đủ đầy rồi còn gì. Bây giờ ông không giao sản nghiệp cho nó chẳng qua là vì ông không muốn công sức một đời ông bỏ ra phải mất đi vì một kẻ không ra gì. Mai đây, khi không còn làm việc được nữa, ông cũng sẽ chia đều cho các con chứ bỏ đi đâu. Vậy mà giờ đây nó đã vội vã tranh giành.
Mf phải chi nó tranh giành với người nào cho đáng! Đằng này nó lại tranh giành với Lập Duy, thằng cháu vốn đã phải chịu nhiều thiệt thòi của ông. Đã bao nhiêu năm nay, ông đã lo được gì cho nó đâu, mãi đến bây giờ, có được một cơ hội, ông đã phải vất vả thuyết phục mãi nó mới cho ông thực hiện được một phần tâm nguyện. Mới chỉ giúp đỡ cháu một chút như vậy thôi mà Ngọc Vy đẫ ganh tỵ như thế, nếu mà nó biết ý định của ông, không hiểu nó sẽ còn làm những gì nữa.
Càng nghĩ, ông Thiện càng thấy chán ngán. cả một đời vất vả làm việc, những tưởng những gnày cuối đời sẽ được thảnh thơi, an nhà. Nào ngờ, giờ đây ông còn mãi bận tâm bận trí vì con, vì cháu.
- Sao ba, ý ba thế nào, ba cho con biết đi ba!
Ngọc Vy lại lên tiếng thúc hối, ông Thiện nhìn lại con. Chỉ trong một thoáng, trong đầu ông đã có câu trả lời. Ông chậm rãi lên tiếng:
- Công việc của ba lúc này đang gặp khó khăn, ba không thể rút vốn ra cho con được. Các con cứ sống yên như từ trước đến nay, đừng có làm phiền ba nữa.
Ngọc Vy trân trối nhìn cha, cô không nghĩ là ông lại từ chối thẳng thừng như vậy. Qua phút choáng váng, cô đã kịp có phản ứng:
- Ba, ba nói vậy nghĩa là sao? Thằng Duy lên tiếng một cái là ba đáp ứng liền. Còn bây giờ tụi con xin thì ba kêu là khó khăn, có phải là ba không muốn cho tụi con không?
Trong long ông Thiện đã thấy khó chịu lắm rồi, nhưng ông phải dằn lại. Ông cố lấy giọng nhỏ nhẹ nhưng vẫn nghiêm khắc:
- con đừng có giở tính ganh tỵ của con ra đây. Ba làm việc gì cũng phải suy tính rất kỹ. Lần này ba lo cho Lập Duy cũng là một dịp cho gia đình ta chuộc lại một phần lỗi lầm đối với mẹ con nó. Cũng may là mẹ nó cũng không còn cố chấp như trước kia nên ba mới có cơ hội.
Ngọc Vy cong cớn nhìn cha:
- Gia đình ta làm gì mà có lỗi với mẹ con nó, đó là do anh Toàn thôi chứ dính dáng gì đến ba mẹ mà ba cứ băn khoăn.
- Con đừng nói như thế, làm người cần phải có thuỷ có chung. Ba mẹ đã cưới chị Duyên con về làm dâu thì phải chấp nhận nó là một thành viên trong gia đình. Nếu chẳng may gặp đứa không ra gì cũng phải cố mà chịu đựng. Huống chi chị Duyên con lại không hề có một lỗi lầm gì, tất cả cũng tại anh con không nên thân mà thôi. Hơn mười năm nay, mẹ nó một long ở vậy nuôi con, đó là điều mà chúng ta cần phải tôn trọng. Lập Duy là con cháu nhà ta, làm sao mà ba không lo cho được.
Ông Thiện phân tích cặn kẽ cho Ngọc Vy thấu tình đạt lý, cô không còn cách nào khác hơn là phải chấp nhâj. Nhìn cha một cách ỉu xìu, Ngọc Vy cố vớt cát:
- Con cũng không phải là ganh tỵ với Lập Duy, nhưng mà…
- Nhưng mà sao? Con lại muốn nói đến chuyện ba bỏ vốn cho vợ chồng con làm ăn chứ gì? Không được đâu Vy à, chồng con chưa thể giao trách nhiệm được đâu, để từ từ cho nó biết nghĩ đã.
Ông Thiện nói thẳng lần nữa khiến Ngọc Vy giận dỗi:
- Con biết mà, ba cũng không tin tụi con. Ba coi vợ chồng con đâu bằng thằng cháu nội của ba.
Ông Thiện nghiêm mặt nhìn Ngọc Vy:
- Con đừng có ăn nói lung tung, đứa nào cũng là con là cháu hết. Ba không bao giờ có tư tưởng thiên vị đứa nào hết, lúc nào ba cũng đối xử rất công bằng. Vợ chồng con đã có phần rồi nhưng các con không biết gìn giữ thì rang mà chịu. Đừng có đòi hỏi thêm nữa, ba không giải quyết đâu.
Thất vọng vì sự cứng rắn của cha, Ngọc Vy nói càn:
- Nhưng mà ba giữ để làm gì, mai mốt rồi ba cũng đâu có làm việc được nữa, lúc đó rồi lại mất công tranh giành. Mà các anh con thì người nào cũng có cơ ngơi đầy đủ hết rồi, chi bằng bây giờ ba trao lại cho tụi con cho êm chuyện.
Ông Thiện trơn mắt nhìn Ngọc Vy, dường như đây không còn là con gái ông nữa mà là một kẻ xa lạ Ở đâu vừa xuất hiện trước mặt ông, và điều cô vừa nói ra là một điều không bao giờ ông có thể nghĩ đến. Cuối cùng thì ông Thiện cũng phải tin rằng con giá ông vừa cho ông biết được long tham lam vô độ của nó, và cái tính ích kỷ đã làm cho nó không còn biết đâu là lẽ phải.
Bằng một giọng dứt khoát, ông THiện kiên quyết bảo con gái:
- CHuyện của ba, tự ba biết giải quyết, con không cần phải dạy khôn ba. Còn chuyện giao công ty lại cho vợ chồng con thì con đừng bao giờ nhắc đến nữa, không đời nào ba giao công ty cho thằng Định đâu.
Ngọc Vy nhìn sững cha một lúc, rồi cô ré lên:
- Ba nói vậy có nghĩa là ba không coi tụi con là con cái của ba chứ gì. Con biết rồi, ba không giao cho tụi con là vì ba muốn để dành cho thằng cháu cưng của ba chứ gì. Con nói cho ba biết, con không chấp nhận chuyện này đâu, con không ăn được thì cũng đạp đổ chứ không để yên đâu. Con sẽ quậy tan nát hết cho ba coi.
Ông Thiện quắc mắt nìn con gái, giọng ông đanh lại:
- Con làm gì thì cứ làm thử ba coi! Tùy con đấy, nếu muốn còn ở trong nhà thì phải ngoan ngoãn tuân theo những gì ba đã nói. Còn nếu muốn quậy thì cứ ra khỏi nhà rồi muốn làm gì thì làm. Bây giờ thì con ra khỏi chỗ này đi, ba còn phải làm việc, không rảnh mà nghe con nói nữa đâu.
Tay ông Thiện chỉ thẳng ra ngoài cửa, Ngọc Vy tức tối xách bóp đứng lên. Cô ngoe nguẩy bước đi, miệng lẩm bẩm:
- Cũng tại cái thằng chết tiệt, để rồi mày coi tao.
Ông THiện nhìn theo con gái mà lắc đầu ngán ngẩm, ông không ngời đến giờ này mà ông còn phải bận tâm vì con, vì cháu. Không biết đến bao giờ, ông mới được hưởng an nhàn đây?
Nhảy hai bậc thang một lượt, Trúc Giang vội vã đi như chạy lên phòng làm việc của mình. Chiêc xe chết tiệt hôm nay lại trở chứng khiến cho cô giờ đây phải vội vã như thế này, nhất là hôm nay lại có một buổi họp quan trọng mà cô phải ghi biên bản mới chết chứ.
Vào đến phòng làm việc của mình, Trúc Giang thở ra một hơi dài nhẹ nhõm khi thấy cửa phòng ông Thiện vẫn mở, chứng tỏ ông chưa đi họp. Ngồi vào chỗ của mình, cô nhanh chóng sắp xếp các giấy tờ càn thiết chuẩn bị cho buổi họp sắp tới.
- Reng!
Tiếng chuông trong chiêc điện thoại nội bộ vang lên chỉ có tiếng khiến Trúc Giang biết ngay người vừa bấm máy gọi cô là ông Thiện.
Vẫn không ngừng tay làm việc, cô nhấn nút micro và nhanh nhẹn trả lời:
- Thưa ông, cháu nghe ạ.
Tiếng ông Thiện vang lên trong máy:
- Trúc Giang vào đây ông nhờ một chút.
- Vâng, thưa ông!
Trúc Giang đi ngay vào phòng làm việc của ông THiện, cô hỏi ngay:
- Thưa ông cần gì ạ?
- Cháu đem cho ông bản hợp đồng ký với công ty Phương Đông.
- Dạ, để cháu đem vào ngay a.
Trả lời ông Thiện xong Trúc Giang quay lưng dợm bước đi ngay nhưng ông Thiện đã gọi giật cô lại:
- À! Trúc Giang này, lại đây ông giới thiệu.
Trúc Giang ngạc nhiên quay lại, đến lúc này cô mới nhận ra trước bàn làm việc của ông Thiện có một người đàn ông đang ngồi nhìn cô chăm chú. Nhìn thẳng vào người đó, Trúc Giang càng ngạc nhiên hoen khi nhận ra đó là người mà cô không hề muốn gặp. Phải, người đang ngồi trước mặt ông Thiện chính là Lập Duy.
Trúc Giang chợt ngờ ngợ, cô nhớ lại cuộc cãi vã của ông THiện và con gái ông mà hôm trước cô đã tình cờ nghe được. Chẳng lẽ cái tên Duy mà cô nghe loáng thoáng lại chính là hắn ta. Vậy thì hắn chính là cháu nội của ông THiện hay sao?
Điều thắc mắc của Trúc Giang được giải đáp ngay khi ông THiện đưa tay chỉ vào Lập Duy và nói với cô:
- Giang này, đây là Lập Duy, cháu nội của ông. Còn đây là Trúc Giang, phụ tá của ông đó Duy.
Trúc Giang không nói gì nhưng cô khẽ cúi đầu chào Lập Duy dù trong long cô không hề muốn, nhưng vì hắn ta là cháu cưng của ông Thiện mà, dầu sao cô cũng phải kiêng nể ông cụ một chút chứ.
Ngược lại với Trúc Giang, Lập Duy bật kêu lên với vẻ ngạc nhiên pha lẫn chút khinh thường:
- Cái gì? Cô bé này mà làm phụ tá cho nội ấy hở? Nội có lầm lẫn không vậy, cô ta mà biết làm gì?
Trúc Giang trừng mắt nhìn Lập Duy, cô tức tới nỗi nghẹn lời không nói được. Ông Thiện cười to:
- Này, đừng khinh thường con gái người ta chứ cháu. Trúc Giang giỏi lắm đấy. Cô bé giúp đỡ nội rất nhiều việc đấy.
Lập Duy vẫn tỏ ý nghi ngờ:
- Nội có thiên vị quá không vậy? Cô ta còn đang đi học mà.
- Vậy thì đúng là con chậm tiến rồi. Trúc Giang đã tốt nghiệp đại học rồi đấy.
Lập Duy gật gù:
- Vậy thì đúng là con không có mắt nhìn thật, bởi vì con cứ tưởng đâu cô ấy còn đang học cấp ba, xin lỗi nhé Trúc Giang. Mà này, cô có thấy đúng là quả đất tròn hay không? Đi đâu rồi chúng ta cũng gặp nhau.
- Đó là điều mà tôi không bao giờ mong đợi đấy.
Trúc Giang lạnh lung trả lời. Ông Thiện ngạc nhiên nhìn hai người:
- Ủa, hai đứa quen nhau à?
Lập Duy chưa kịp trả lời thì Trúc Giang đã nói ngay:
- Cháu đâu có vinh dự được quen với ông ấy đâu, thưa ông cháu ra ngoài làm việc ạ!
Nói vừa dứt lời, Trúc Giang quay bước đi ngay không để cho ông cháu Lập Duy kịp phản ứng. Mãi đến khi Trúc Giang đi khuất rồi, ông THiện mới ngẩn người quay sang nhìn cháu:
- Con bé nó nói gì thế nhỉ?
Lập Duy bật cười:
- Cô bé ấy ghét con lắm đấy nội à!
Ông Thiện nhìn chăm chú vào thằng cháu cưng:
- Mày đã chọc ghẹo gì con người ta mà để nó tức tối thế?
Ánh mắt ông Thiện có vẻ nghi ngờ, Lạp Duy vội vã lắc đầu quầy quậy:
- Nào con có chọc ghẹo gì cô bé đâu nội, chỉ là do tình cờ, co mới gặp cô ấy hai lần mà lần nào thì cũng đụng xe cô ấy ngã nhào. Vì vậy mà cô ấy mới ghét con đấy chứ.
Hiểu ra, ông Thiện đã thấy yên tâm về thằng cháu trai của mình, nhưng ông vẫn rầy rà:
- Mày đi đứng phải cận thận chứ con, lỡ như có chuyện gì thì sao?
Lập Duy gãi đầu:
- Chỉ là tai nạn thôi mà nội.
- Nhưng rồi có bồi thường cho người ta thoa? đáng không? Rồi còn gia đình người ta nữa, con cũng phải nói sao với họ chứ?
- Nào cô ấy có lấy bồi thường đâu, lần nào cô ấy cũng mắng con một trận nên thân. Cũng may là lần nào cũng chỉ va quẹt nhẹ thôi, vả lại cô ấy là em của thằng bạn con nên họ cũng không nói gì, con cũng có đến xin lỗi họ rồi nội à.
- Vậy thì nội cũng yên tâm, nhưng mà con nhớ là từ nay phải đi đứng cho cẩn thận đó.
- Con biết rồi nội à - Lập Duy thở phào khi nghe ông Thiện dặn dò, anh chuyển hướng câu chuyện - À, Trúc Giang làm việc được không nội?
- Sao đây, bộ con để ý đến con bé rồi à?
Ông Thiện hóm hỉnh nhìn thằng cháu cưng lên tiếng trêu trọc.
Lập Duy cười cười:
- Đâu phải đâu nội, hồi nãy con đã nói rồi, Trúc Giang là em thằng bạn con, là thằng Hoài hùn vốn với con đó mà.
- Là em gái của bạn mà lại là bạn thân thì để ý càng dễ chứ sao con.
Lập Duy gãi đầu.
- Có cần phải trêu chọc con như vậy không hở nội? Con đâu có để ý cô bé đó đâu, người mà con quan tâm là nội mà. Con chỉ muốn hỏi để biết là cô ấy có đỡ đần công việc cho nội tốt không vậy mà.
- À, nếu con chỉ muốn biết có vậy thì nội cũng cho con biết là Trúc Giang làm việc tôt lắm. Tuy mới ra trường nhưng Trúc Giang rất chịu khó, lại thông minh, nhanh nhạy nên nắm bắt công việc tốt lắm, nhờ vậy mà nội cũng đỡ mệt.
- Con cũng mừng cho nội có người đỡ đần, gia đình Trúc Giang tốt lắm, nội có thể tin cậy cô ấy nội à.
- Đâu cần con nói nội mới biết điều đó, nhưng dù tin cậy đến đâu chăng nữa thì Trúc Giang cũng vần là người ngoài, làm sao bằng được con cháu trong nhà.
Ông Thiện nhìn Lập Duy bằng một cái nhìn đầy ý nghĩa khiến anh nhột nhạt. Đứng lên, Lập Duy tìm cách rút lui:
- Con tới thăm nội chút thôi, giờ con phải về nội à, công việc ở cửa hang cũng bận lắm.
Ông Thiện chưa kịp trả lời thì từ ngoài cửa, Trúc Giang đã vội vã bước vào, cô hấp tấp hỏi:
- Ông ơi, bản hợp đồng với công ty Phương Đông không có ở chỗ con, hình như hôm qua con đã đưa cho ông rồi.
Ông THiện lắc đầu:
- Ông đã coi rồi, không có ở đây.
Trúc Giang lo lắng:
- Ông coi lại dùm con lần nữa đi, con tìm hết ở chỗ con rồi mà không thấy.
- Ờ, để ông coi lại.
Ông Thiện coi lại xấp giấy tờ trên bàn của mình, ông lắc đầu nhìn Trúc Giang:
- Không có Giang à, con về tìm ở chỗ con đi.
Trúc Giang nhìn ông THiện, cô muốn khóc vì lo. Hơn ai hết, cô là người hiểu rất rõ tầm quan trọng của bản hợp đồng này trong buổi họp hôm nay, Giờ họp đã cận kề, nếu như bản hợp đồng này mà mất, cô sẽ không còn thời gian để làm lại.
Trả lời ông Thiện, giọng Trúc Giang run run:
- Con tìm kỹ rồi ông à, không thấy đâu hết.
Nhận thấy sự lo sợ của Trúc Giang, ông Thiện trấn an cô:
- Con cứ từ từ tìm lại cho kỹ. Biết đâu nó lẫn vào tập hồ sơ nào đó thì sao. Ông sẽ cho dời cuộc họp lại thêm 1 giờ nữa, con bình tĩnh đi về tìm đi.
Nãy giờ đứng làm người bàng quan, Lập Duy bỗng chen vào với lối nói ngang phè của mình:
- Giáy tờ thì phải cẩn thận chứ, cái nào để riêng cái đó, làm sao mà lẫn lộn được. Vậy mà lúc nãy nội khen cô ấy giỏi lắm.
Trúc Giang trợn mắt nhìn Lập Duy, cô không ngờ hắn ta lại "thừa nước đục thả câu" như vậy. Loiự dụng lúc cô đang bối rối với công việc mà lên tiếng chỉ trích cô, thật đúng là con người không thể ưa được.
Nhưng Trúc Giang chưa kịp đối đáp thì ông THiện đã xua tay bảo cả hai:
- Lập Duy không được nói như vậy, con người mà, ai cũng phải có lúc sơ suất chứ. Còn Trúc Giang, lo về tìm hồ sơ cho ông kịp đi họp, đừng để ý đến chuyện hkông cần thiết.
Vâng lời ông Thiện, vả lại cũng biết mình có lỗi, Trúc Giang đành phải nín thinh. Cô lườm Lập Duy 1 cái bén gót tưởng như có thể cắt đôi người anh ra làm hai mảnh rồi mới vội vã quay lưng bước đi.
Trong lúc hấp tấp, Trúc Giang chỉ lo làm sao mau chóng tìm được bản hợp đồng nên không chú ý gì đến chung quanh. Vì thế, vừa bước ra đến cửa phòng, cô va thật mạnh vào một người cũng đàn vội vã đi vào. Trong lúc bất ngờ, Trúc Giang mất thăng bằng đập người vào cạnh cửa đau điếng. Cũng may người vừa vào đã kịp níu cô lại với tiếng hỏi thảng thốt:
- Em làm gì mà vội vã thế Trúc Giang?
Vừa xoa chán với vẻ đau đớn, Trúc Giang vừa nhăn nhó trả lời:
- Em tìm bản hợp đồng với công ty Phương Đông.
- Bản hợp đồng nào?
- Bản hợp đồng mới ký hôm qua, anh Minh không biết đâu. THôi buông em ra để em đi tìm kẻo muộn rôi.
- Phải bản nào không?
Vừa hỏi Minh vừa dơ cao một xấp giấy mà nãy giờ anh vẫn cầm trong tay lên. Trúc Giang vội cầm lấy, vừa đọc lướt qua vài dòng, cô đã reo lên:
- Đúng nó rồi, anh lấy nó ở đâu vậy anh Minh? Anh giữ mà em không biết làm nãy giờ em tìm quá trời.
- Nó nằm trong tâp hồ sơ mà ông cụ đưa cho anh chiều qua, chắc lúc đó gần giờ về nên cụ không để ý.
Trúc Giang thở ra một hơi nhẹ nhõm:
- Hèn gì mà ông nói là không có ở chỗ ông.
Ông Thiện đưa tay lên vỗ vỗ vào đầu:
- Vậy mà ta lại không nhớ gì hết, đúng là ta đã già nên lần lộn mất rồi.
- Thì cũng phải có lúc này lúc kia chứ nội, đâu phải cứ như thế là già đâu.
- May quá, nhờ anh Minh mang sang kịp lúc chứ không thì em lại trở thành một con bé vụng về, vố ý vô tứ mất thôi.
Trúc Giang nói với Minh nhưng mắt nhìn Lập Duy với một vẻ ác cảm không cho giấu mà giọng thì chua như giấm khiến ông Thiện biết ngay là cô bé đang chỉa mũi dùi vào trả đũa Lập Duy. Cũng đáng đời cho thằng cháu cưng của ông, ai bảo hồi nãy lên tiếng chỉ trích bậy bạ mà chi!
Nhìn Trúc Giang đang như con nhím nhỏ xù lên vì tức trong khi thằng cháu ông thì không biết trong đầu nó nghĩ gì mà cứ tủm tỉm cười hoài. Đột nhiên trong đầu ông Thiện nảy sinh một ý tưởng mới, hai đứa trông có vẻ xứng đôi đấy chứ! Chẳng phải ông vẫn quí Trúc Giang vì con bé xinh xắn, ngoan ngoãn lại chăm chỉ đấy sao? Nay ông lại thấy thêm được một tính cách mới của con bé, nhưng chính cái tính đanh đá đó mới có thể làm cho thằng cháu bất trị của ông xiêu đổ.
Ông Thiện thầm thú vị với suy nghĩ của mình. Nhưng không vội gì, mọi việc cứ để từ từ diễn ra theo tự nhiên của nó. Ông bật cười nói với cả hai trước vẻ mặt ngơ ngác của Minh:
- Này thôi, ở đó mà hơn thua với nhau thì đến tỗi cũng chưa xong đâu. Bây giờ Lập Duy về trước đi con, tối ghé nhà cho ông nói chuyện. Cong Trúc Giang chuẩn bị đi họp với ông.
- Dạ, con về đây nội.
Không dám cãi lời ông Thiện, Lập Duy ngoan ngoãn vâng dạ rồi quay lưng, nhưng trước khi bước đi, anh còn rang nháy mắt với Trúc Giang một cái:
- Anh về nha cô bé!
- Hứ!
Đáp lại lơig chào của Lập Duy, Trúc Giang nguẩy đầu hứ một cái thật dài khiến ngay cả Minh dù không hiều gì hết cũng phải bật cười.
"Ta mang cho em một đoá quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm…"
Vừa chà mạnh chiếc khăn long váo mái tóc đang ướt nước của mình, Trúc Giang vừa nghêu ngao một bài tình ca quen thuốc của TCS. Sau một ngày làm việc bận rộn, giờ phút này là lúc thoải mái nhất của cô. Vừa được rũ sạch bụi bặm, vừa được ngâm mình trong làn nước mát, Trúc Giang đã bỏ hết những vất vả của công việc để trở về với bản tính hồn nhiên của mình.
Thời gian qua mau thật, mới đó mà Trúc Giang đã đi làm được ba tháng rồi. Có lúc Trúc Giang tưởng chừng như cô mới chỉ chớp mắt một cái, cuộc đời cô đã thoắt chuyển sang một giai đoạn mới.
Trúc Giang thật sự bằng long với cuộc sống hiện tại của mình. Công việc của cô tuy có hơi vất vả nhưng rất phù hợp với khả năng của cô khiến cho cô có nhiều hứng thú trong công việc. Bên cạnh đó, Trúc Giang luôn nhận được sự hỗ trợ của Minh và sự chỉ dẫn tận tình của ông THiện cũng như tấm lòng thương yêu của ông dành cho cô khiến cho có lúc, Trúc Giang tưởng như công ty Hoàng Thiện chính là mái ấm thứ hai của mình.
Ở công ty Hoàng THiện, Trúc Giang học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ mà trước kia cô tưởng chừng chỉ có trong sách vở. Những cái mới nhậ biết được càng cuốn hút Trúc Giang vào với công việc hơn và cô lại hăng say làm như không biết mệt mỏi.
- Giang ơi!
Tiếng bà Trúc gọi ngoài cửa đã cắt đứt những ý nghĩ đang tản mạn trong đầu Trúc Giang. Cô ngừng ngay tiếng hát nghêu ngao của mình và lên tiếng đáp ngay:
- Dạ, cửa con không gài chốt, mẹ vào đi mẹ.
Cánh cửa được mở ran gay và bà Trúc vội vã bước vào, gương mặt lo lắng của bà khiến Trúc Giang cũng ngạc nhiên:
- Có chuyện gì hở mẹ?
- Sáng nay chị Duyên có nói với con là nó đi đâu không?
Trúc Giang ngơ ngác nhìn mẹ:
- Sáng nay chị ấy cũng đi làm bình thường thôi mà mẹ, vì thế mà chị ấy có nói gì với con đâu.
- Nó cũng không nói là chiều nay nó đi đâu à?
Bà Trúc lại gặng hỏi thêm câu nữa, Trúc Giang lại lắc đầu:
- Dạ không, bộ xảy ra chuyện gì hở mẹ?
- Mẹ cũng không biết tại sao mà giờ này nó ại chưa về nữa, có khi nào nó đi làm về muôn như thế này đâu?
Bà Trúc nói rõ điều lo lắng của mình. Trúc Giang nhẹ thở ra một hơi dài, tưởng gì, hoá ra là chuyện về muộn của chị Duyên. Cô trấn an mẹ:
- Chắc là không có chuyện gì đâu mẹ, có khi công việc nhiều quá, chị ấy phải cố gắng làm cho xong nên mới về muộn thôi mà, mẹ đừng quá lo lắng.
- Mẹ không lo sao được, có khi nào chị con về muộn như thế này đâu. Mà nó lại không gọi điện về báo cho mẹ biết đẻ mẹ yên tâm nữa chứ.
- Để con gọi điện lên chỗ làm của chị ấy xem sao.
Vừa nói, Trúc Giang vừa thả chân xuống đất tìm đôi dép, nhưng bà Trúc đã nói:
- Mẹ đã gọi điện tới đó rồi, và người ta cũng trả lời là mọi người trong công ty đã về hết từ lâu rồi, vì thế mẹ mới lo chứ.
- Chắc là chị ấy đi đâu với bạn bè chị ấy đó mẹ.
Bà Trúc vẫn không vơi lo lắng:
- Nhưng mà có đi đâu thì cũng phải gọi điện về cho mẹ biết để khỏi mong chứ. Có đâu mà lại để cho mẹ phải mong đứng mong ngồi như thế này. Chị con lại yếu đuối chứ có mạnh mẽ gì đâu, vì vậy mà mẹ mới phải lo chứ. Mà thằng Hoài cũng không trông thấy đâu nữa. Thật có muốn nhờ cậy gì cũng không được.
- Anh Hoài còn bận ngoài cửa hàng mà mẹ.
Bà Trúc lại tiếp tục cằn nhằn:
- Còn ba con nữa, ông ấy cứ thản nhiên đọc báo, thật chẳng biết lo lắng là gì! Mẹ thì chẳng chạy xe được, thật chẳng biết làm sao nữa bây giờ!
Trúc Giang nhìn mẹ với một tâm trạng khó tả. Có cần mẹ phải lo lắng quá như vậy không nhỉ? Chị Duyên mới đi làm về muộn có một lúc thôi mà mẹ đã phải băn khoăn lo lắng đến như vậy hay sao? Mà trong khi với nhịp sống vội vã trong xã hội bây giờ thì chuyện về muộn cũng là chuyện bình thường thôi mà. Hay tại vì người về muộn là chị Duyên nên mẹ mới rối lên nhe thế? Nếu như là cô thì liệu mẹ có quan tâm được như thế hay không?
Trúc Giang vội vã lắc mạnh đầu như để xua tan đic ái ý nghĩ ganh tỵ vừa hiện lên tròn đầu cô. Bất giác, cô buột miệng nói với bà Trúc:
- Còn con đây làm chi, mẹ muốn làm gì sao không nói với con?
Bà Trúc ngần ngại nhìn con:
- Tại con cũng mới đi làm về, mẹ sợ con mệt nên…
- Con cũng không mệt lắm đâu mẹ à, tắm được một cái là con thấy khoẻ hẳn ra rồi.
- Vậy thì con đi đang này cho mẹ một chút được không?
Bà Trú ngập ngừng, Trúc Giang sốt sắng trả lời:
- Được chứ mẹ, đợi con thay quần áo một chút rồi con đi cho. Mà mẹ muốn đi đâu hở mẹ?
- Mẹ không đi, con đi một mình thôi.
Bà Trúc lắc đầu, Trúc Giang hỏi lại:
- Mà đi đâu ở mẹ?
- Con chạy lên sở làm của chị Duyên hỏi xem nó về từ lúc nào? Rồi con đến nhà mấy người bạn thân của chị con xem nó có ở đó hay không?
Nghe mẹ nói, Trúc Giang hơi khựng lại. Cũng là chuyện chị Duyên về muộn. trong cái thành phố rộng mênh mông với mấy triệu dân và vô vàn vô số những con đường, những con hẻm này, biết chị ấy đi đâu mà tìm nhỉ? Mẹ cô thật là biết cách chuốc lấy những sự rắc rối cho mình.
Trúc Giang định lên tiếng phản đối nhưng rồi nhìn thất gương mặt lo lắng của mẹ, cô đành pải gật đầu mà trong bụng thì than thầm:
- Để con đi liền đây mẹ à!
Vừa thay quần áo, Trúc Giang vừa ngán ngẩm lắc đầu. Bây giờ mà đi tìm chị Duyên thì biết chị ấy ở đâu mà tìm. Chắc là đành phải xách xe chạy lăng quăng trong thành phố cầu may mà thôi. Mà đi như thế cho đến bao giờ nhỉ? Trúc Giang tự hỏi rồi lại cũng tự trả lời với mình, chắc chắn là tối nay cô sẽ mất một buổi tối rồi, mà mấy khi cô có được một buổi tối thảnh thơi như tối nay nhỉ!
Trúc Giang thầm tiếc cho mình, những tưởng đâu hôm nay được làm những điều mình thích mà từ khi đi làm đến nay, cô đã phải bỏ quên nó vì công việc. Mấy cía đĩa nhạc thật khó mua, mấy quyển truyện nước ngoài đang chờ đợi cô, vậy mà bây giờ lại phải xách xe chạy nhông, thử hỏi có còn cái gì chán hơn nữa hay không?
Tuy chán ngán, Trúc Giang vẫn phải làm theo điều bà Trúc muốn. Cô uể oải dắt x era, nhưng mới vừa ra tới cổng, cô đã gặp được Hoài đang phóng xe về tới.
Trông thấy em gái đang dắt xe như định đi đâu, Hoài hỏi ngay:
- Em định đi đâu mà tối như thế này còn dắt x era?
- Em đi tìm chị Duyên.
- Tại sao mà phải tìm?
- Không biết tại sao mà giờ này chị ấy đi làm vẫn chưa về anh ạ!
Hoài lắc đầu, anh xua tay:
- Có khi nó đi chơi với bạn thì sao, cần gì phải tìm, em vào nhà đi Giang.
Trúc Giang cũng lắc đầu:
- Thôi để em đi tìm chị ấy anh ạ kẻo mẹ lo lắng cho chị ấy lắm.
Hoài nhìn em gái với một ánh mắt hơi lạ. Lại cũng là mẹ anh, thật không công bằng chút nào! Một đứa con gái đi chơi lại bắt một đứa con gái khác đi tìm, mà biết tìm ở đâu trong cái thành phố có hang ngàn tụ điểm vui chơi này. Hoài cũng thấy bực mình với cách cư xử của mẹ, riết rồi trong con mắt mẹ anh chỉ còn có mỗi Trúc Giang thôi chắc.
Mặc cho Hoài nghĩ gì, Trúc Giang vẫn cứ đợi anh dắt xe vào để lấy lối đi ra. Hoài cau mặt nhìn em gái:
- Biết nó ở đâu mà tìm, nó lớn rồi chứ có còn bé bỏng gì đâu mà phỉa lo với lắng. Đi vào, không tìm kiếm gì nữa hết.
Hoài nói một cách cương quyết quá khiến Trúc Giang chùn bước, cô không dám cãi anh nhưng vẫn còn e ngại về phía mẹ:
- Mẹ bảo em đi, cãi lời mẹ giận đó anh.
- Giận cái gì mà giận, đúng thì thôi chứ. Em cứ ở nhà, không đi đâu bây giờ hết. Mẹ có nói gì cứ mặc kệ anh, đẩy xe vào nhà.
Vừa trông thấy Trúc Giang đi trở vào nhà, bà Trúc đã bật kêu lên:
- Ủa, sao con còn chưa đi?
Trúc Giang nhìn Hoài cầu cứu, anh thản nhiên nói với mẹ:
- Con bảo nó ở nhà đó mẹ, Trúc Duyên nó đi chơi biết đâu mà tìm.
- THì không biết mới đi tìm chứ nếu biết thì còn nói làm gì nữa.
- Việc gì phải đi tìm, nó đi chơi chán thì nó về. Trúc Giang mới đi làm về, để cho nó nghỉ ngơi.
Những lời nói của Hoài làm bà Trúc hết sức tức giận, nhưng từ trước đến giờ bà vốn nể con trai nên không biết làm sao để nói lại anh, bà quay sang trút sự tức giận vào Trúc Giang:
- Là tại con làm biết phải không Giang? Lúc nãy là do tự con nhận lời đi tìm chị con mà, mẹ đâu có ép con đâu, sao bây giờ lại kêu với anh con là mới đi làm về mệt, cần phải nghỉ ngơi?
Ánh mắt nghiêm lanhk của mẹ làm Trúc Giang hoảng sợ, tự nhiên cô trở nên ấp úng:
- Mẹ Ơi, con đâu có…
Nhìn thấy vẻ khó xử của em gái, Hoài chen vào:
- Không lien quan gì đến Trúc Giang đâu mẹ à! Là do con thấy em đi nên mới bảo nó trở vào chứ nó có kêu ca gì đâu - Quay sang em gái, Hoài nháy mắt - Nè Giang, anh đói bụng rồi, em mau vào thay quần áo rồi dọn cơm cho anh ăn đi.
Hiểu ý Hoài, Trúc Giagn chạy biến vào nhà trong. Đợi em gái đi khuất, Hoài nhẹ nhàng nói:
- Mẹ đừng nhe vậy mà mẹ, Trúc Giang nó nhạy cảm lắm, coi chừng nó tự ái.
- Nó tự ái thì sao chứ? Bộ mẹ không có quyền lo lắng cho con của mẹ hay sao?
- Nhưng cũng không nên quá đáng như vậy, mẹ à. Coi chừng khi nó biết ra sự thật…
Hoài buông lửng câu nói, bà Trúc quắc mắt nhìn con:
- Nó biết thì sao? Chẳng lẽ nó dám phản đối mẹ hay sao? Nếu mà như vậy thì mẹ cũng không cần đâu, mẹ sẽ cho nó ra khỏi nhà ngay lập tức, mẹ đâu có mắc nợ nần gì nó mà mẹ cứ phải hầu nó mãi. Mẹ không ngờ con lại như thế, Hoà à! Cứ tưởng là cho con biết sự thật thì con sẽ ủng hộ mẹ, không ngờ con lại đi bênh vực cho nó - Bà Trúc chợt đổi giọng mỉa mai - Mà con bênh vực nó thì cũng phải thôi, dù sao thì nó cũng có một nửa dòng máu như con mà, chỉ có mẹ mới là người dưng mà thôi,
- Mẹ Ơi, chuyện qua quá lâu rồi, nhắc lại làm gì cho nó bận lòng. Mẹ đừng để ba phải suy nghĩ.
Hoài càng lên tiếng can ngăn, bà Trúc càng tức giận:
- Chỉ có ba con biết suy nghĩ còn mẹ thì không hả? Con có biết mẹ đã mang nặng trong long nỗi ấm ức suốt 20 mấy năm hay hay không? Vậy mà mẹ vẫn phải cứ ngậm đắng nuốt cay mà sống, còn bây giờ mới nhắc tới là con đã sợ ba con buông, bộ chỉ có ông ấy mới là người, còn mẹ là gỗ đá chắc?
Bà Trúc càng nói càng tỏ ra phấn khíc. mặt bà đỏ lên và nước mắt bà ứa ra. Hoài hoảng hốt trước sự việc quá bất ngờ này, anh ôm vai bà dỗ dành:
- Mẹ Ơi, nào con có ý gì đâu, chỉ là con thuận miệng nên nói ra vậy thôi. Con xin lỗi, mẹ đừng giận con.
Bà Trúc quẹt nước mắt:
- Nào mẹ có bắt lỗi phải gì con đâu, mẹ chỉ muốn nói để con biết là mẹ có phân biệt đối xử với Trúc Giang đâu. Nhưng mà Trúc Duyên nó về muộn nên mẹ nóng ruột thôi, con đừng áy náy. Con vào tắm rửa nghỉ ngơi một lát rồi đợi em nó về còn ăn cơm.
THấy mẹ đã có vẻ nguôi ngoai, Hoài yên tâm. Nào phải anh không biết nỗi khổ tâm của mẹ, nhưng cả cha anh nữa. Hoài biết, ông luôn canh cánh trong long nỗi buồn thêm nỗi ân hận vì nhiều lẽ. Rồi lại còn Trúc Giang nữa, nếu như con bé biết được sự thật không hiểu nó sẽ ra sao?
Hoài lắc đầu không dám nghĩ tiếp, anh nhỏ nhẹ nói với mẹ:
- Con biết rồi, mẹ à. Nhưng bây giờ cũng còn sớm lắm, chắc là em nó đang vui chơi với bạn bè ở chỗ nào đó. Để một lát nữa nếu em nó chưa về, con sẽ đi tìm.
Hoài vừa nói dứt câu thì có tiếng xe gắn máy phân khối lớn chạy vào sân, cả hai mẹ con ngừng câu chuyện cùng ngóng ra sân. Người bước vào nhà không phải là một mà là hai, Trúc Duyên yểu điệu bước vào theo sau là Lập Duy. Hoài lên tiếng:
- Sao lại có sự trùng lặp như vây?
Trúc Duyên hỏi lại trước khi sà xuống ngồi cạnh mẹ:
- Trung lặp cái gì, anh Hoài?
Hoài hất hàm:
- THì đó, em về nhà cùng lúc với Lập Duy đến chơi.
- Đâu có phài là trùng lặp đâu, anh Duy chở em về mà.
Mãi đến lúc này bà Trúc mới lên tiếng:
- Con đi đâu mà lại gặp Lập Duy? Và chiều nay tại sao mà lại về muộn như thê? Con làm mẹ lo lắng quá.
Trúc Duyên hớn hở kể:
- Nào con có đi đâu đâu, chiều nay vừa tan sở, con đang đứng đón xe thì gặp anh Duy, anh ấy chở con ra ngoại ô chơi, sẵn tới giờ cơm, tụi con ăn luôn nên mới về muộn.
Hoài thấy bực mình trước sự vô tâm của em gái, anh sẵn giọng:
- Lần sau có đi đâu thì phải gọi điện về báo cho mẹ hay nhé. Cứ để mẹ trông đứng trông ngồi lo lắng đủ thứ.
Mãi đến lúc này, Trúc DUyên mới nhìn thấy đôi mắt còn hoe đỏ của mẹ. Cầm lấy tau bà, cô nũng nịu:
- Con xin lỗi mẹ, tại hôm nay vui quá nên con quên mất. Nhất định lần sau con không để cho mẹ phải lo lắng như vậy nữa.
- Còn có lần sau như vậy nữa thì em ăn đòn đó.
Hoài cau mặt nhìn em gái, Lập Duy sau câu chào hỏi lúc mới vào vẫn ngồi im giờ mới lên tiếng:
- Cháu xin lỗi bác vì đã đưa Trúc Duyên đi chơi mà không xin phép để bácphải lo lắng:
- Anh Duy, anh đâu có lỗi, là do em thôi.
Trúc Duyên vội vã kêu lên khi thấy Lập Duy tỏ ra áy náy, bà Trúc xua tay:
- Không ai có lỗi ở đây hết, chỉ là do sơ ý thôi. Trúc Duyên, conv ào thay quần áo rồi còn ăn cơm nữa, ba con đợi lâu rồi. Để mẹ vào gọi Trúc Giang dọn cơm. Lập Duy ở lại ưn cơm với gia đình bác cho vui nhé cháu.
Trúc Duyên trong mắt nhìn mẹ:
- Ủa, muộn vậy mà cả nhà chưa ăn cơm à? Tụi con ăn rồi, bây giờ bụng hãy còn no căng, chỗ đâu mà chứa nữa.
Hoài đứng lên, anh cảm thấy bực mình vì cô em gái. Một gnày làm việc mệt mỏi, về đến nhà không được nghỉ ngơi, lại còn phải đợi nó về ăn cơm. Thế àm nó đi chơi cho đã không cần biết gì đến gia đình, đã vậy lại còn xảy ra chyện này chuyện kia nữa, thử hỏi ai mà không bực?
Quay sang thằng bạn thân, anh chìa tay:
- Ngồi chơi nha Duy, tao phải vào tắm rửa một cái rồi còn ăn cơm nữa.
Lập Duy cũng đứng lên bắt tay bạn:
- Mày cứ tự nhiên đi, tao cũng về bây giờ đây.
Nghe Lập Duy đòi về, Trúc Duyên nhõng nhẽo kêu lên:
- Ý, anh Duy ở lại chơi với em chứ về chi vội vậy, còn sớm mà.
- Anh về cho Duyên còn nghỉ ngơi chứ, em đã làm việc cả ngày mệt mỏi rồi.
- Cần gì nghỉ ngơi, công việc em lànc ó gì là vất vả đâu!
Lập Duy vẫn kiều từ:
- Nhưng anh có chút việc phải làm, Duyên à.
- Vậy thôi em không dám giữ anh Duy nữa, nhưng mà mai anh Duy nhớ đón em nha.
Lập Duy nhẹ nhàng lắc đầu:
- Anh không hứa được đâu, trúc Duyên à. Anh bận lắm, sợ em đợi mất công em.
Lời từ chối của Lập Duy làm Trúc Duyên hơi thất vọng, nhưng cô khôn khéo giấu đi tâm trạng của mình. Cô nhỏ nhẹ:
- Vậy khi nào anh Duy rảnh thì gọi điện cho em nha, để em tiễn anh.
Lập Duy khoát tay:
- Không cần đâu Duyên, anh tự về được rồi. Em nghỉ đi.
Lập Duy về rồi, Trúc Duyên mau chóng trở về phòng. Đi chơi với Lập Duy thật vui khiến cho thời gian qua thật nhanh. CHắc chắn là anh ấy dã để ý đến mình rồi nên mới chiều mình như vậy. Trúc Duyên nghĩ thầm như thế, và cô thấy long rồn rã hẳn lên.
Cho Vừa Dấu Yêu Cho Vừa Dấu Yêu - Hoàng Kim