Số lần đọc/download: 4765 / 24
Cập nhật: 2015-12-10 02:36:11 +0700
Chương 6 -
C
ầm xấp giấy tờ Mẫn An vừa đi vừa nhún nhảy như trẻ con...phải lên mấy tầng lầu để lên phòng giám đốc nhưng cô lại không đi thang máy như những người khác, cô thích tự mình bước từng bậc hơn, Mẫn An cảm thấy vui vui vì ý nghĩ đó, nó cũng giống như cô đang từng bước tập tểnh vào đời vậy.
Cô gỏ cửa phòng mà không cần chờ đợi sự lên tiếng đã đẩy cửa vào ngay:
− Thưa giám đốc!
− Cứ gọi tên tôi được rồi. (Giọng Thạch Du lạnh băng) − Vâng! Ông Thạch Du.
Mẫn An thấy anh cau mày, khó chịu nhưng cô phớt lờ.
− Tôi mang giấy tờ cho ông trình ký.
− Tôi biết!
Bây giờ đến lượt Mẫn An cau mày, cô thầm nghĩ quả là những lời mọi người gán gép đã không ngoa, tại sao lại có con người khó khăn đến như vậy? Anh ta hà tiện cả từng tiếng nói có dấm dẳng:
− Biết? Tại sao ông không chịu làm?
− Hả? Cô nói cái gì thế?
Nhìn Thạch Du trợn mắt và động đậy trên chiếc ghế, Mẫn An suýt bật cười. Thì ra đối với Thạch Du những lời nói "mạnh" dể tác dụng hơn.
− Những đơn đặt hàng, hợp đồng dồn đống ra đây mà ông bảo rằng biết. Biết cái gì? Thế đã giải quyết chưa?
− Ở đây tôi là giám đốc chứ không phải cô.
Mẫn An đỏ mặt, lúng túng:
− Chẳng ai đến tranh giành chiếc ghế giám đốc của ông đâu. Nhưng ông nên coi chừng, tình trạng trể nải, mất uy tín thì công Tình yêu cũng không tồn tại, chứ nói chi đến chiếc ghế...
Thạch Du sững người kinh ngạc, anh chưa từng thấy có người nào lại dám đối nghịch với anh như thế. Hay với cương vị trên nên anh chỉ nghe toàn lời nói nịnh nọt, tán dương. Tưởng rằng mọi người đều phục tùng.
Đưa mắt kín đáo quan sát Mẫn An. Thạch Du bắt gặp nét bối rối vương trên đôi mắt nai ngo ngác trông dễ thương chi lạ...có lẽ cô bé nhận thấy mình nói năng không mấy tế nhị hay phê phán không đúng lúc mà đâm ra lúng túng ngại ngùng.
Khoản khắc yên lặng xảy ra giữa hai người nhưng kỳ thật, trong lòng mỗi người lại nghĩ về nhau.
Mẫn An cũng lén quan sát Thạch Du để rồi cô thấy lòng xốn xang, có một cái gì đó đang trào dâng trong lòng ngực...An nhớ đến những chuyện anh đã làm cho cô, anh như vị cứu tinh mỗi khi cô gặp nạn. Anh ngồi đó đang uy nghi bề thế, khuôn mặt chữ điền với vần trán cao đôi mày rậm, anh có cái nhìn vừa nghiêm trang nhưng cũng lại thoáng buồn vì biết rằng trong sóng mắt đó đã vấng vương một hình bóng khác.
Thạch Du phá tan bầu không khí thinh lặng bằng câu nói buồn bã:
− Cám ơn Mẫn An! Dầu sao cũng có cô là người luôn nói thẳng.
Nàng lí nhí:
− Xin lỗi ông, tôi hoàn toàn không cố ý.
Thạch Du bật cười, nụ cười như xua tan hết cả muộn phiền và hiềm khích, anh giơ tay về phía An.
− Bỗng dưng hai chúng ta đều trở thành người rất lịch sự và tế nhị phải Không Mẫn An?
Trước sự cưởi mở của Thạch Du, Mẫn An như bắt gặp ở anh một con người khác và một phong cách khác. Bất chợt An lại liên tưởng đến những điều mà Huy Diễn, rồi những người bạn gái cùng văn phòng...và nhất là những lời nghe chính từ miệng Thủy Liên...Đâu là sự thật? Chẳng lẽ Thạch Du như thế mà biến thái mà lãnh cảm trước giới nữ được sao? Nhưng bằng chứng đó...Kiều Tiên đẹp xinh, lộng lẫy, cô ta như đóa hoa hàm tiếu đang độ khoe hương sắc vậy mà Thạch Du vẫn dững dưng chẳng mảy may rung động. Ắt phải có vấn đề gì?
− An đang nghĩ thế?
− Ơ không...ông...
Mẫn An lúng túng khi bị hỏi bất ngờ, Thạch Du cười nụ:
− Người lịch sự mà An.
− Vâng anh Du!
Trong một phút Thạch Du bỗng thấy thoải mái khi nói chuyện với cô gái này, nhaât là cách thông minh khi đối đáp...xem ra rất tâm đắc...và Thạch Du cũng muốn tìm hiểu thêm về cô gái này?
− Việc ca hát của An dạo này thế nào rồi?
− Thì cũng cũng chỉ là nước đầu tập sự thôi anh ạ.
− Tại sao An lại chọn hát loại nhạc đó?
Thấy Mẫn An trợn mắt nhìn mình, Thạch Du giải thích:
− Tôi đã có lần xem An hát ở sâu khấu Hoa Hồng. Thú thật tôi rất thất vọng.
Mẫn An bộc bạch.
− Không phải tôi muốn hay không thích. Mà là "nhịp sống thời đại" anh ạ. Anh chẳng biết giới trẻ bây giờ chỉ nghĩ đến sự bốc lửa, sôi động, đam mê và cuồng loạn hay sao?
− Giải trí thì phải lành mạnh. Tôi vốn không thích thưởng thức văn hóa nghệ thuật kiểu "bát nháo - vô bổ" như thế.
Mẫn An trở nên trầm mặc:
− Nhưng chính anh cũng vướng vào "trào lưu đó" Anh không nhận thấy những chương trình tổ chức của công tình yêu mình đôi lúc cũng xô bồ, cũng quá tải....sao?
Thạch Du nhướng mày trước một tràng dài "giống như đại bác bắn" của cô nàng thầm nghĩ:
"Đúng là một cô gái trực tỉnh, lúc nào cũng thích xét đoán" Nhưng có lẽ anh lại thấy hợp với mẫu người có "cá tính mạnh" như thế hơn.
Lần đầu tiên bị chỉ trích nhất lại là một cô gái, nhưng Thạch Du lại không cảm thấy khó chịu...và cũng chính vì thế mà câu chuyện cởi mở rôm rả hơn, khoảng cách của họ như cũng rút ngắn để xích lại gần hơn. Một ấn tượng tốt đẹp đang đến với Thạch Du chăng? Anh mỉm cười: Hình như có một vệt nắng đang xuyên vào cùng nhảy múa reo vui...
oOo Ngồi trước bàn trang điểm, Mẫn An lại thở dài. Nàng nhận ra một khuôn mặt thật khác lạ trong gương...Mấy tháng nay lao theo sự dìu dắt của Yến Nga...An cũng thấy mình cũng có chút ít tên tuổi, và bắt đầu được tán dương. Nhưng cũng đồng thời cùng với sự đi lên đó An cảm thấy như mất đi con người thật của mình vậy.
"-Ồ hay! Sao hôm nay mình lại nghĩ lẫn thẩn thế này?" Mẫn An làu bàu, và rồi một gương mặt lờ mờ ẩn hiện...có lẽ nàng đã bị sợi tơ nào vương vấn rồi chăng? Và những lời anh nói quả đúng!...Mẫn An cũng có vui gì khi đứng lên sân khấu "bát nháo" này đâu...chẳng qua vì giận Huy Diễn bỏ rơi mình giữa chừng, nên nàng muốn chứng tỏ mình cũng sẽ nỗi danh, sẽ đi lên mà không cần sự dìu dắt của Diễn mà thôi...Mẫn An thật sự bị lời nói của Thạch Du thuyết phục rồi...
Không ngần ngại Mẫn An dùng chiếc khăn ướt lau sạch khuôn mặt rồi bắt đầu lại công việc trang điểm.
Một mái đầu bạch kim ló vào.
− An ơi đã xong chưa? Không quay lại cô lên tiếng:
− cái gì? Bồ định làm cái gì đây?
Yến Nga bổ nhào đến chổ Mẫn An và kêu lên với vẻ tức tối. An nhã nhặn:
− Mình có làm gì đâu nào?
Yến Nga chìa bàn tay ra. Mẫn An suýt kêu lên kinh ngạc. May là giữa thanh nhiên bạch nhật, nếu không ai mà gặp Yến Nga như thế này giữa ban đêm chắc cũng phải la làng thôi...Với bộ đồ thun may kiểu dính liền quần, Yến Nga như một diễn viên múa của sân khấu xiếc ảo thuật hơn là ca sĩ, ấn tượng nhất có lẽ là sự kết hợp từ mái đầu bạch kim xù đơ, nhất là cái màu xanh chói lọi của chiếc áo, cộng thêm chiếc mắt kính sát tròng đeo trên mắt cũng màu xanh, thêm vào đó là bộ móng tay giả xanh đậm lè, với những chiếc móng dài cong quặp xuống...ta có thể tưởng tượng như những con thú đang giương cao móng vuốt ra để vồ mồi, nhưng trang phục lại như một loài rắn. Mẫn An thật không hiểu nỗi vì sao Yến Nga lại thích chinh phục khán giả bằng mô đen "kinh dị" như vậy? Còn bây giờ nàng không biết người bạn đang đứng trước mình đây, bây giờ là con giáp thứ mấy trong số mười hai con của nhân loại...Gương mặt Yến Nga lộ vẻ bực bội:
− Bồ làm gì xìu ra đó vậy? trang điểm thế này mà bảo là xong à? Bồ muốn làm cho tôi mất mặt sao An? Tui đã "uốn gãy cả lưỡi" để giới thiệu bồ vào chỗ đó, vậy mà...
Mẫn An cười buồn:
− Mình lúc nào cũng nghĩ ơn Nga cả...Nhờ có Nga mà mấy tháng nay mình có nhiều sô diễn ở sân khấu nhỏ, cũng như kiếm được khỏan tiền riêng mà giải quyết mọi chuyện...Nhưng thiệt là ở chỗ ông Hoan này mình chẳng hào hứng...có lẽ Nga đi một mình vậy.
− Không được.
− Tại sao? Mình đâu có giao kèo gì mà Nga sợ.
Yến Nga gở cặp kính ra cài trước ngực, mắt nhìn như xoáy vào Mẫn An.
− Bồ tưởng chỉ cần hát ở vài nơi vậy là đủ, là nổi tiếng rồi sao?...Mình đã nói rồi lần này là cơ hội cho An, tay chủ này định tổ chức một đêm diễn quy mô với những phong cách độc đáo lạ lùng nhất...Có lẽ sau đó sẽ đi nước ngoài...
Điều này Mẫn An đã nghe Yến Nga lập đi lập lại đã nhiều lần, cũng như An đã từng ao ước được đứng trên sân khấu nước ngoài như những ca sĩ nổi tiếng...vậy mà bây giờ đây khi nghĩ điều mà an nói là cơ hộu đến thì Mẫn An lại do dự.
" Em hãy giữ phong cách mình An ạ. Tài năng đừng đánh đổi bằng nhân cách".
Lời Thạch Du hôm nào như vẫn còn âm vang trong lòng Mẫn An. Nó như một sự khắc nhở để An dừng lại đúng lúc.
Mẫn An kéo Yến Nga ngồi xuống cạnh mình, rồi chỉ vào trong gương:
− Yến Nga! Bạn hãy nhìn đi, có còn là bạn nữa không?
− Bồ đúng là "lạc hậu thời đại" Muốn hay muốn nổi danh chưa hẳn là nhờ chất giọng mà phải gây sự chú ý bằng một ấn tượng một phong cách độc đáo riêng, bồ biết không?
− Mình không nghĩ vậy.
− Điều gì khiến bồ từ bỏ hướng đi của mình vậy An?
Mẫn An tâm sự:
− Ai nói với Nga là mình từ bỏ hướng đi chứ? Sân khấu là nổi đam mê của mình từ nhỏ...và mình từng ao ước đứng trên đó...Bây giờ xem như mình thực hiện được điều đó rồi...
Yến Nga có vẻ bực dọc:
− Thôi dẹp bỏ những ước mơ - mộng tưởng gì của bồ lại đi...Tóm lại muốn thay đổi định hướng, có phải An nghe lời xúi của ai đó rồi phải Không?
− Đúng là mình sẽ "thay đổi định hướng" nhưng không phải là xúi giục...Mình thấy anh Du nói đúng, hát dân ca nhạc trữ tình sẽ hợp với chất giọng mình hơn.
− Lại Thạch Du thì ra ông giám đốc "hèn gì chẳng dám xúi"...Mà An này, mình thật tình khuyên bồ đừng "rờ" vào tay đó là hết cuộc đời.
− Vì sao?
− Anh ta không phải "đàn ông"
− Không phải đàn ông mà Nga vừa gọi bằng gì thế? Yến Nga cũng biết Du nữa à? Sao hôm trước Nga bảo không biết:
Yến Nga lúng túng:
− Thì...người lập dị như thế ai mà không biết.
Yến Nga nói xong ngúng ngẩy đi ngay:
− Mình đi trước. An cũng đừng gây khó xữ cho mình nữa. dẫu sao chương trình diễn cũng đã sắp xếp rồi.
Mẫn An ngồi thừ ra khi tiếng xe đã đưa Yến Nga xa dần:
Tiếng chim hót líu lo trong khu vườn buổi sáng thật êm tai và dể chịu. Hình như đã lâu lắm rồi Thạch Du không có được cảm giác êm đềm thi vị ấy của thiên nhiên, ngẫu hứng ôm lấy cây đàn guita Thạch Du bước ra vườn:
− -"Ngày nào em tuổi mười lăm. Em hay nghe tôi ngồi đánh đàn. Tiếng đàn làm nỗi nhớ mêng mang. Rồi thời gian dần trôi mau em không nghe tôi dạo phím đàn..."
Mẫn An đứng lặng bên bờ tường nhìn Thạch Du đang ngồi nơi ghế đá, cây đàn trong tay trông anh chẳng khác nào một nghệ sĩ...dáng vẻ phong trần, anh như gởi tâm sự vào lời hát...
Thạch Du dứt lời cũng là lúc anh nhận ra tiếng bước chân lạo xạo trên lối sỏi. Anh ngẩng lên nhìn, một thoáng vui trong đôi mắt ấy.
− An mới tới à?
− Từ lúc anh say sưa dạo phím đàn kìa...Thạch Du không ngờ anh hát hay như thế.
− An nhạo anh đấy à?
Cô chun mũi cười:
− Ngoại lệ, ngộ ghê! Tại sao có người được khen mà không thích nhỉ Thạch Du khỏa lấp:
− Em vào khi nào mà không nghe gọi cổng hả Mẫn An?
− Đã bảo anh bận "say sưa" mà!...Nói chớ chú Quốc, vừa lúc chú đi ra ngoài...chợp nghe anh hát "nhập tâm" quá, nên An không muốn "khuấy động"
− Đã lâu rồi cây đàn bị bỏ quên. Những tưởng đã bị đập và vứt nó đi rồi đó chứ. Bởi vì anh không muốn nhớ lại chuỗi ngày đau khổ ấy...nhưng tiếc thay nó lại là một kỷ vật.
Ánh mắt u buồn lẫn những tia oán hận, Mẫn An đã hiểu qua tâm trạng của Thạch Du, cô muốn chia xẻ, muốn giúp anh xóa tab cái nhìn phiến diện về đàn bà, bởi vì cô không muốn để anh cứ mang nổi niềm riêng. Nhưng bằng cách nào thì Mẫn An chưa nghĩ ra, bởi vì hiện tại cô cũng chỉ là một cộng sự đắc lực của anh mà thôi. Từ khi Huy Diễn và Tân không còn làm nữa thì Thạch Du cũng dần thay đổi...Thạch Du dợm đứng lên:
− Mời An vào nhà.
Mẫn An khoát tay:
− Thôi khỏi anh ạ! Ngồi đây trò chuyện thích hơn.
− Cũng được, vậy An ngồi đi. Tôi vào mang nước ra nhé.
− Ủa nhà hôm nay có vẻ vắng quá hén. Mấy người bạn của anh đâu mất rồi.
− Đó không phải là bạn, mà họ là những sinh viên ở xa có hoàn cảnh khốn đốn mà công tình yêu đã chủ trương hổ trợ và giúp đỡ họ phát triển tài năng.
− À ra thế?
− An nói gì?
− Không... mà anh Du này! (Mẫn An đánh bạo thăm dò) − Sao anh sống như vậy? Anh không nghe mọi người bàn tán.
Thạch Du nhổm dậy:
− Thì ra An cũng thường tình và tò mò như bao nhiêu người khác...Hừ!
Mẫn An vẫn bình thản:
− Thạch Du à! Bỗng dưng anh cau có khó chịu là sao thế. Chẳng phải anh từng bảo An nhìn mình lại đó sao? Mẫn An cũng muốn anh như thế, hãy nhìn lại mình.
− Xem ra "cô" muốn khai thác thì có. Nhưng thôi được hôm nay tôi sẽ nói cho An hiểu vì sao bấy lâu nay tôi đã để mọi người "châm chích" và cũng là người con gái thứ haiu mà tôi kể câu chuyện này.
Bằng giọn g trầm lắng, Thạch Du đều đều kể:
− Năm tôi mười lăm tuổi thì cha qua đời trong một tai nạn giao thông. Ít lâu sau mẹ tôi tái giá mặc dù tôi đã hết sức phản đối...Buồn giận tôi bỏ nhà đi bụi. Bà nội khuyên nhủ và đem về nuôi...Cô Út vì sợ tôi thừa hưởng gia tài nên rắp tâm ganh ghét. Sao đó cô phải lòng một người đàn ông rồi bòn rút tiền bạc cung phụng cho người đó và đối xữ tàn tệ với nội, thậm chí bày mưu dàn cảnh "cướp đột nhập" hòng sang đoạt tất cả tài sản của nội...Nội vì buồn đau và uất ức mà sinh bệnh chết...Cô ruột đã không thương tiếc mà còn tống tôi ra khỏi nhà.
Chăm chú nghe Thạch Du kể An chen vào:
− Anh hận người cô của mình suy cho cùng nó cũng có nguyên nhân...bắt nguồn cũng từ người đàn ông nọ.
− Câu chuyện đâu dừng lại ở đó. Nhờ một luật sư riêng của nội và ba mà tôi giành được mấy cổ phần làm ăn của cha là ngôi biệt thự này...Và tôi cũng biết thêm rằng mình đã có một người vợ hứa hôn do sự sắp đặt ngày trước của cha mẹ...và tôi cũng coi như báo hiếu cho cha... Quan hệ với cô gái ấy cũng trở nên tốt đẹp trong mấy năm trời. Đùng một cái cô ấy lấy chồng và đi xuất ngoại, tôi mới vỡ lẽ ra cô ta chẳng hề yêu tôi bao giờ cả, người cô yêu là một gả đàn điếm ăn chơi gia đình không chấp nhận nên cô ta đã lợi dụng sự hứa hôn, lợi dụng tôi để làm bức bình phong, cho những cuộc hẹn hò của họ.
trong lúc buồn đời, buồn tình tôi có quen một cô gái khác, nàng chỉ mới qua tuổi học sinh và đi làm cho một xưởng chế biến. Tình yêu kéo dài chưa được bao lâu thì tôi phát hiện ra nàng đang cặp bồ với một ông chủ xưởng và có thai... vì sợ bà vợ ông ta biết được và đánh ghen nên cô ta đã tính nước cờ này, xui cho tôi là đối tượng được chọn...cú sốc này lại càng nặng nề tâm lý tôi hơn, tôi chán ghét và căm hận tất cả phụ nữa trên thế gian...
Mộ câu chuyện thật không tưởng tượng nổi. Mẫn An lặng nghe mà lòng dấy lên những bực tức lẫn oán giận không ít, dù Mẫn An là khách quan chả trách Thạch Du là người trong cuộc cho nên anh căm phẫn và giận dữ là đúng thôi.
Thạch Du búng tay cái chóc tỏ vẻ bất cần:
− Vì thế mà mấy năm nay tôi sống mà không cần để ý thiên hạ thêu dệt hay huyền thoại như thế nào về con người của tôi...
− An hiểu! và theo An nghĩ thì cô gái này chính là người thứ nhất nghe câu chuyện của anh phải Không?
Thạch Du không nói chỉ giật đầu...khóe môi anh lại điểm nụ cười bởn cợt. Du tiếp:
− Tôi tưởng tượng ra mình sẽ hận "đàn bà con gái" tận xương tủy. Tôi trả thù họ bằng cách mà giờ nghĩ lại, đôi khi tôi cũng kinh tởm chính mình.
Tròn mắt lạ lẫm và chú ý đến nhgững lời Thạch Du nói, nhưng Mẫn An không sao đón nổi hành động của anh là gì.
− Sao? Thích nghe lắm à?
Thạch Du lại hỏi với giọng lấc khấc, nửa tự ái nhưng nửa tòn mò lại thắng...Mẫn An dài giọng:
− Tôi nghĩ trước sau gì anh cũng nói ra hết. Biết đâu tôi là người thứ hai cũng là người duy nhất hiểu tận tường...dù gì Mẫn An trong mắt anh bây giờ cũng không đến nổi ghét phải Không?
Thạch Du thò tay vào túi áo tìm gói thuốc và nói:
− Xin lỗi An tôi muốn hút một điếu thuốc.
− Anh cứ tự nhiên.
− Tôi chỉ sợ khói thuốc làm An không quen và khó chịu.
Mỉm cười tự nhiên và thận thiện An nói:
− Không quen thì đúng! Vì tôi không biết hút nhưng khó chịu thì không. Tôi ngửi được mùi khói thuốc, anh cứ hút tự nhiên và thoải mái.
Rít một hơi thuốc thật sâu vào lồng ngực, rồi Thạch Du thở ra từ từ cho những sợi khói bay bay...Anh nhìn những sợi khói trắng mù mờ đang hòa vào khoảng không mà hắng giọng:
− An biết tôi trả thù bằng cách nào không? Tôi bỏ tiền ra mua họ như những món đồ chơi, "vùi dập - chà đạp và vứt bỏ".
− Thật là kinh khiếp, tàn nhẫn và độc ác quá...Anh có thể như vậy sao Du?
− Vâng chính tôi còn kinh tởm mình mà...Nhưng cuộc chơi nào rồi cũng kết thúc với một sự vui vẻ lẫn chán nản...và tôi đã vô cùng chán ngán với lối chơi này...Thế là từ đó...(Du nín bặt) Mẫn An vò nát những chiếc lá cây trong tay, cô ném ra xa mà vẫn nghe cồn cào...bực tức vô cớ...
Nhưng có lẽ vì vậy mà An nhìn rõ được con người thật của Thạch Du để thấy vì sao anh phải uất ức trong lòng.
...Tiển Mẫn An ra cổng Thạch Du nói nhiệt tình:
− Hôm nay Vú Hà có công chuyện riêng phải ra ngoài, nên tôi không mời An ở lại dùng cơm. Tôi hẹn An một dịp khác sẽ giới thiệu người Vú đã nuối tôi từ nhỏ.
Mẫn An ngạc nhiên:
− Thế tôi lại đây nhiều lần mà không biết.
− Vú về quê lo bệnh cho chồng...giờ ông qua đời nên Vú mới trở lên thôi...
− Ra vậy! Thôi An về, vâng xin hẹn anh dịp khác. Và An rất tin như vậy, vì anh đã hứa giúp đỡ An chuyển qua hát nhạc dân tộc, thì cơ hội đến nhà anh sẽ thường hơn đấy.
Thạch Du đứng nhìn theo đôi bàn tay vẩy vẩy của cô mà không rõ lòng đang nghĩ gì...
oOo Bàn tay Vú Hà cứ run lên theo từng lời kể của bà Năm Ánh, tách trà cứ tung lên như nhảy khỏi tay Vú, Vú phải để tách trà xuống bàn.
− Chị Hà, chị hãy bình tĩnh nào.
− Chyuện vậy mà Năm Ánh bảo tôi bình tĩnh làm sao được chứ. Trời ơi! Có phải là con tôi không?
Rồi bà lại ôm mặt khóc sụt sùi. bà Năm Ánh thương cảm:
− Thật ra mọi chuyện trên đời đều có thể xảy ra cũng như không thể xảy ra chị Hà ạ...vả lại chuyện người giống người còn có, huống chi chỉ là cái bớt son. Hơn nữa tôi thấy cô gái nọ chẳng có một nét gìi trên khuôn mặt giống chị cả, chị Hà ạ.
Vú Hà bùi ngùi:
− Cũng chính vì không giống cha giống mẹ mà con bé đã không được thừa nhận, bị hất hủi cho đến nông nỗi "đoạn lìa cốt nhục" như thế...Trời ơi là trời!
Vú Hà lại kêu gào vẻ đau thương. Bà Năm Ánh cũng xúc động không kém. Trong đầu bà câu chuyện hôm nào Vú Hà kể lại vẫn còn như in, một gia đình giàu có lại đem cháu nội gởi vào cô nhi viện, để rồi mới hay ông bà nội đã ký tên cho một gia đình khác và họ đã mang đi biệt tăm. Mắt bà Năm Ánh vụt sáng, bà chạy đến bên chiếc tủ, lôi một đống đồ đạc ra lục tìm, một lát bà reo lên:
− Đây rồi!
− Hả?
− Chị cứ khóc bù lu làm tôi quên mất. Có cái địa chỉ hôm đó cô gái nọ có dặn tôi đến kiếm cổ nếu vết thương có gì...Rồi khi tìm đến chỗ chị không có chị ở đó...Tôi lại quên bẵng đi luôn...
Vú Hà chắp tay lên ngực vẻ mừng rỡ:
− Ôi cám ơn trời phật, cám ơn cô nhiều lắm cô Ánh. Nếu đúng là con tôi thì cô chính là người mụ sinh "lần thứ hai" đó...
− Thôi đưọc rồi! Chưa biết sự việc thế nào...Chị uống nước cho tĩnh táo đi, rồi mình đi đến đó...
− Ừ. Đi ngay Ánh ạ.
oOo Chiếc xích lô dừng trước cổng sắt màu xanh...bà Nam Ánh coi lại thật kỷ số nhà ghi trên vách cổng...Nhưng sao ổ khóa năm trơ trọi im lìm với tấm bảng nhỏ gài bên dưới: "Nhà choi thuê". Nghĩa là sao? Hai người đàn bà đều không hiểu được.
Nhưng hỏi cũng chả biết ai mà hỏi. Nhà ở thành phố thì san sát nhưng cửa kín tường cả, lúc nào cũng đóng im ỉm, thậm chí hai nhà kế cận nhau, còn không biết tên nhau nữa là.
Thất thiểu quay trở ra, vẻ mặt Vú Hà in đầy nổi thất vọng vừa lúc cánh cổng vào bên cạnh hé mở...Bà Năm Ánh vội bước lại chụp tay cậu bé đang dắt chiếc xe đạp.
− Cháu. Cháu ơi! Cho dì hỏi thăm.
− Hỏi mẹ chaú à? mẹ cháu hỏng có ở nhà đâu.
Thằng bé nói ngay mà mắt nhìn người lạ như dò xét.
− Không! Dì hỏi nhà bên cạnh...
− À! Thì ra mấy dì muốn thuê nhà hả...vậy mà cháu hết hồn...cú tưởng kiếm...
Thằng bé bổng bỏ ngang rồi im bặt.
Tuy không hiểu gì nhưng giờ phút này hai người đàn bà đâu bận tâm đến vẻ khác lạ cũng như câu nói lấp lửng của cậu bé làm chi.
− Dì không thuê nhà mà hỏi cái cô gái ở nhà này, cô ấy đâu mà cho thuê vậy cháu...
− Dạ đâu biết! Mà nhà này hỏng phải của cô gái nào đâu...của bà Bảy Ngộ cho thuê. Hai dì muốn hỏi thăm thì đến bà Bảy đó...Thôi con đi đây để bị mẹ mắng.
Thằng bé nói và phóng xe vịt cái mất hút...Đúng là gia đình thằng nhỏ có vấn đề, khi thì nó nói mẹ không có ở nhà lúc thì bả o mẹ mắng. Vú Hà chép miện thầm nghĩ, nhưng rồi cũng chẳng bận tâm chi chuyện thiên hạ.
− Giờ tính sao chị Hà?
− Tìm bà Bảy Ngộ nào đó.
− Ở đâu?
Mặt Vú Hà chợt sáng. Vú Hà kéo bà Năm quay lại cánh cổng khóa khi nảy. Đây rồi hàng chữ liên hệ địa chỉ...số điện thoại.
Vẫy chiếc xích lô hai người đàn bà lại buông tiếng thở dài...
oOo Mùi chiên xào từ nhà bếp bốc lên nồng nặc, thơm phưng phứt, Thạch Du ngang qua nhà bếp đã định đi luôn nhưng chợt nhớ gì anh quay lại, Vú Hà đang cắm đũa mà đôi mắt như để tận đâu. Mùi thơm không còn nữa mà hình như có một sự cháy khét.
− Vú Hà!
− Ơ...
Vú Hà lúng túng quay lại đôi đũa rơi xuống đất...Vú khom xuống lượm và chợt nhớ vội tắt bếp, vẻ mặt u buồn, Thạch Du nhìn người Vú bằng ánh mắt thương cảm.
− Vú có chuyện gì à?
− Không có đâu cậu Du.
− Vú đưùng có giấu con. Mấy hôm nay thầy Vú lạ lắm. Lúc nào cũng thở ra...Nếu Vú không khỏe thì cứ nghĩ ngơi đi...Chuyện ăn uống không cần thiết phải chăm chút cho con như vậy.
− Ừ. Vú biết rồi mà!
Hình như bà Vú có tỏ vẻ nhu bình thường, nhưng Thạch Du vẫn nhận ra có một cái gì đó thật là bất ổn, chợt Du thấy ngón tay trỏ nơi bàn tay trái của Vú sưng húp tím bầm. Du hốt hoảng:
− Tay Vú sao Thế?
− Ờ...hôm trước Vú chặt xương trúng tay thôi mà.
− Vú chủ quan quá...sưng tẩy lên thế kia mà hỏng sao? Vú có uống thuốc gì chưa.
Vú Hà cười xòa:
− Làm bếp đứt tay là chuyện bình thường thôi Du ạ, có gì mà cậu cứ hoảng lên.
Vú Hà chỉ biết nói thế để Thạch Du an lòng. Quả là mấy ngày nay Vú chẵng còn tâm trí để tập trung vào việc gì cả. Những tưởng mọi chuyện đã thuộc về quá khứ xa xăm. Vú cam phận sống trong chuỗi ngày còn lại trong cô đơn quạnh quẻ...Thì Vú lại gặp "sơ" Ngọc người ở cô nhi viện ngày xưa. lại được nghe một câu chuyện thật vô cùng thương tâm là đứa con gái của Vú sau khi gia đình giàu có đem khỏi cô nhi viện để đổi với một người bạn khác một đứa con gái lại để hợp hóa giấy tờ đi nước ngoài. Người đàn bà có tên Ly Ly với đứa con gái lai vì tình cảnh gia đình cũng đã cho đứa nhỏ này cho bạn mình nuôi nấng. Thế là khi Vú Hà gặp bà Ly thì mọi chuyện cũng đã đâu vào đấy...Người bạn đó không còn ở đất Sàigòn...Nhưng qua tấm ảnh cũ của nhà bà Ly, Vú Hà đã nhận ra nét mặt hao hao giống chồng mình, chồng của Vú Hà vì nguyên nhân đó mà trở nên tâm thần và vừa mới qua đời cách đây không lâu...Bỗng dưng ngày hôm nay Vú lại có một nguồn tin về đứa con mình...Nhưng rồi nó hiện ở nơi đâu. Vú Hà vẫn không quên lời bà Bảy Ngô hôm Vú và bà Năm Ánh tìm đến, sau khi nghe Vú trình bày bà nói:
− Hai chị tìm cô An hả? (một cái tên lạ hoắc!...Vú Hà thầm nghĩ) − Thú thật tôi cũng chẳng rõ về thân thế gốc tích...chỉ thấy cô ấy bảo thuê ở để tiện việc đi làm...Hơn nữa tiền bạc cũng sòng phẳng, và hậu hỉ khiến tôi chẳng có gì phải phàn nàn hay lưu ý cả. Vả lại căn nhà đó để không cho thuê nên tôi cũng ít lui tới.
− Khi trả nhà cô ta không nói đi đâu sao chị?
− Không! Nhưng có điều này tôi nghe người bạn ở khu đó nói sau này cô thường dẫn một cô bạn gái về đó nhưng cách phục sức trang điểm của cô nọ thì người ta đoán là hạng cave ở vũ trường, cũng có thể là loại gái bao của những ông chủ giàu có...
Vú Hà thoáng lo sợ khi nghĩ đến đứa con của mình phải rơi vào tình cảnh đó.
Bà Năm Ánh đã an ủi và trấn an cũng như hứa sẽ tìm ra được tông tích cô gái vô danh kia cũng đã mấy ngày rồi, chẳng biết bà Ánh có dò la được gì chưa. Vú Hà vô cùng sốt ruột, nên cứ để đầu óc đi lúng túng...
− Thôi con có công việc phải đi. Vú làm gì cứ làm đi, nhưng nhớ nếu có bệnh gì Vú nên đi bác sĩ nhé.
Thạch Du lên tiếng cắt ngang luồng suy nghĩ của bà. Vú Hà không nói gì chỉ lẳng lặng nhìn theo bóng Du...
oOo Yến Nga à! Em nói sao, Mẫn An đến nhạc viện học đàn và nhạc dân tộc hả?
− Đúng vậy!
− Thật là lạ!
− Chẳng có gì gọi là "lạ" cả anh yêu...mà cái đó gọi là "động lực tình yêu".
Huy Diễn gằn giọng:
− Em nói gì?
− Mẫn An bảo em là nó đã tìm được tình yêu.
− Chẳng lẽ em muốn nói chính là Thạch Du.
− Vâng ¨ Huy Diễn kêu lên:
− Em ơi là em! Đã bảo em qua để làm mất uy tín của Thạch Du cũng như của công ty dần dần...vậy mà em không làm được việc lại để họ cùng tiếp cận nhau.
− Anh mới lạ! Cơ hội đến với họ như thế, giống như là "cua kẹp" vậy mà người ta nói "cua kẹp" thì trời giáng cũng không nhả nữa, huống hồ chi em?
− An không tin Thạch Du co§ bệnh đồng ti§nh sao?
Yến Nga suy nghĩ:
− Không hoàn toàn tin. Có nghĩa là con nhỏ vẫn còn do dự, phải chi tên Tân gà mái đừng bỏ việc vì người yêu gài số de thì tình thế bất lợi rất nhiều...đằng này.
Huy Diễn đăm chiêu.
− Thôi được việc tạm gác lại để anh lo. Nhưng em chưa nên buông Mẫn An ra dễ dàng nhé. Vô tình nó phá hỏng kế hoạch của anh. Anh hứa không để cho nó yên đâu.
Yến Nga liếc xéo Diễn:
− Chớ không phải anh đã từng để con tim "xao động" vì nó sao?
Huy Diễn bẹo cằm Yến Nga nịnh nọt:
− Đàn ông mà! Thằng nào chẳng khoái hoa lạ hở em? Có điều bông hoa này sặc mùi "quê mùa" làm sao hấp dẫn hả em cưng?
Rồi gã trợn mắt nói thêm:
− Mẫn An đó, không có "vé" với anh đâu...
− Xì! Ai thèm...
Yến Nga nói thế nhưng trong lòng sung sướng rơn. Từ lâu rồi lao vào chốn đèn hoa ảo sắc, Yến Nga đã quên cả hiện tại, quá khứ cũng như vùi chôn cả tương lai...rồi gặp Diễn cô đã si mê và yêu Huy Diễn cuồng nhiệt bất cần Diễn có yêu mình thật không...Bây giờ vì Diễn cô sẵn sàng lôi cả cô bạn mà đã có một thời gian dài lo lắng, yêu mến cô...vào cuộc. Đúng là trò đời!
Trong khi đó Huy Diễn lại phác thảo cho mình những tính toán khác. Đối với hắn dù không ăn vẫn phải phá cho hả...