Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 68
Cập nhật: 2023-03-26 21:25:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: Người Điệp Viên Bất Đắc Dĩ
gười được Hoàng Vĩnh Thắng chọn để móc nối với Nga Sô là Vũ Chung An, một kỹ sư cao cấp của Trung Cộng. Vũ Chung An dáng người mảnh khảnh, lúc nào cũng có vẻ trầm mặc xa xôi, như một người thất tình. Trong những năm 1950, Vũ Chung An học ngành kỹ thuật tại đại học Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, Vũ được bổ nhiệm làm việc với các chuyên viên Nga Sô trong công tác phát triển bộ máy chiến tranh của Trung Cộng. Trong nhiệm vụ này, Vũ có dịp xuất ngoại thường xuyên, đặc biệt là sang Nga Sô, Đông Đức và Tiệp Khắc.
Trong thời gian công tác tại Nga Sô, chàng thanh niên Trung Hoa ưu tú họ Vũ đã yêu một cô gái Nga gốc người Đức. Nàng tên là La La, có mái tóc vàng ánh và đôi mắt xanh thật quyến rũ. Mối tình của Vũ Chung An và La La, một thanh niên anh tuấn đông phương với một sắc đẹp hấp dẫn tây phương, thật là đẹp tuyệt với, nhưng cũng vô cùng ngắn ngủi. Hai người phải xa nhau khi tuần trăng mật giữa Mao Trạch Đông và Khruschev chấm dứt.
Vũ Chung An phải trở về Trung Cộng năm 1959, và không hy vọng tái ngộ với người tình La La. Chính vì tình yêu La La mà Vũ Chung An đã bí mật chấp nhận làm điệp viên cho Nga Sô. Quyết định dấn thân vào nghề gián điệp của Vũ một phần do sự cưỡng bức của các giới chức Nga Sô, một phần vì Vũ có ý niệm mơ hồ rằng nếu làm việc cho người Nga, thì một ngày nào đó chàng sẽ gặp lại người chàng yêu dấu.
Vũ Chung An không ngờ áp lực của nghề gián điệp lại kinh khủng đến thế. Vũ cũng không ngờ rằng hai nước anh em Nga-Hoa lại có ngày thù nghịch nhau đến như vậy. Tình yêu cho người tình bên kia biên giới trong lòng Vũ lúc nào cũng say đắm ngất ngây. Nhưng vì hoàn cảnh, Vũ đành phải chấp nhận một cuộc sống nhạt nhẽo tại quê nhà, phải lấy vợ, có con và hưởng sự yên tĩnh đầm ấm của đời sống gia đình.
Một hôm Vũ Chung An nhận được tin của La La. Nàng có thể thu xếp cho Vũ ra khỏi ngành gián điệp của Nga, và sang sống với nàng tại Nga Sô. Thân phụ nàng, một viên chức cao cấp của ngành tình báo Nga Sô, hứa sẽ làm mọi việc để giúp hai người có thể đoàn tụ với nhau. Bây giờ chính Vũ Chung An phải hành động để đạt được mục đích ấy.
Chính lúc nhận được tin của La La thì Vũ Chung An đang sửa soạn cho một chuyến viếng thăm một quốc gia tây phương có liên lạc ngoại giao với Trung Cộng. Với tư cách là trưởng phái đoàn của một toán chuyên viên nghiên cứu kỹ thuật, Vũ có thể trốn khỏi phái đoàn, và tìm tới toà đại sứ Nga Sô để được đưa sang Nga Sô. Công việc thực là giản dị và dễ dàng, và chẳng có gì lưu luyến Vũ tại Trung Hoa cả.
Vũ Chung An có rất ít bà con tại Trung Quốc. Chàng có một người chị cùng cha khác mẹ, nhưng bà chị này già hơn chàng tới 20 tuổi, nên tình thân mật cũng không đằm thắm cho lắm. Ngoài ra Vũ cũng có vợ và các con nữa. Trước kia Vũ lấy vợ không phải là vì tình yêu, và định tâm trước nếu cơ hội xảy tới, chàng sẽ bỏ vợ con ở lại để đi theo tiếng gọi của tình yêu với La La. Một điều Vũ không ngờ là lâu dần chàng có thể yêu vợ và các con đến như thế.
Chính vì lý do đó, Vũ Chung An bị xâu xé, một bên là tình yêu quyến luyến gia đình và tổ quốc, và một bên là sự hấp dẫn được ra khỏi thế giới gián điệp và gặp lại người yêu cũ. Vũ chán ghét công việc làm gián điệp lúc nào cũng dễ gặp nguy hiểm. Nhưng bỏ cuộc ngay cũng không phải dễ dàng gì. Nếu chàng cứ sống tại Trung Hoa thì sớm muộn cũng có ngày bại lộ, và bại lộ thì chắc chắn sẽ đưa tới cái chết tủi nhục vì tội phản quốc. Và đây là cơ hội thoát hiểm rất hiếm hoi.
Vũ Chung An cứ lưỡng lự cho tới phút chót. Rồi cuối cùng chàng bác bỏ đề nghị của La La, và trở về Trung Hoa cùng với phái đoàn. Khi Vũ về tới Trung Hoa sau chuyến xuất ngoại, việc đầu tiên chàng làm là viết một bản tự thú rất dài và rất tỉ mỉ về những hoạt động chàng làm gián điệp cho người Nga. Bản tự thú này đã tới tận cơ cấu cao nhất về tình báo trong bộ tổng tham mưu. Lập tức chính quyền tổ chức một cuộc họp giữa ủy ban quốc phòng và tình báo, có cả sự hiện diện của Vũ Chung An. Kết quả của buổi họp là Vũ Chung An được lệnh phải tiếp tục nghề gián điệp như cũ, nhưng lần này làm phản gián, chống lại Nga Sô cho quyền lợi của Trung Cộng.
Thế là Vũ Chung An vẫn phải tiếp tục công việc gián điệp như trước, và tiếp tục cung cấp tin tức tình báo cho Nga, nhưng những tin Vũ cung cấp đều là những tin đã được tình báo Trung Cộng soạn ra để lừa Nga Sô. Vũ lại phải tiếp tục một cuộc sống hai mặt: một gián điệp bí mật và một chuyên viên nhà nước. Vũ là một chuyên viên giỏi, một kiểu mẫu thông minh và làm việc chính xác. Đáng lẽ Vũ được đề bạt lên những chức vụ cao cấp hơn, nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt với vai trò gián điệp và chuyên viên khiến Vũ không được thăng cấp. Người ta muốn Vũ tiếp tục là một người không đáng chú ý.
Tuy nhiên chẳng bao lâu Vũ Chung An bước vào một giai đoạn “ngủ yên.” Tin rằng Vũ không thể và không muốn trốn sang Nga Sô với mình, La La lại xuất hiện và cho Vũ biết chàng có thể rời bỏ nhiệm vụ gián điệp của mình. Sự cho phép tỵ nạn chính trị tại Nga Sô trước kia nay vẫn còn hiệu lực. La La hối thúc Vũ phải có quyết định ngay.
Thoạt đầu Vũ Chung An lo ngại không biết cấp trên tiếp nhận sự móc nối của La La như thế nào. Nhưng cấp trên của Vũ Chung An tỏ ra hiểu biết và giúp đỡ chàng trở lại cuộc sống bình thường. Không những Vũ được phép rời khỏi nghề gián điệp, mà chàng còn được tha thứ hết mọi tội làm gián điệp cho Nga trước kia. Vũ Chung An cảm thấy như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng dài. Chàng bắt đầu yêu đời và những kỷ niệm với La La ngày một mờ nhạt dần. Mọi việc trở nên yên lặng bình an trong vài năm, cho mãi tới năm 1971, một năm đen tối nhất trong đời Vũ Chung An.
Vũ Chung An không bị ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Văn hoá, nhờ sự che chở của sở tình báo quân đội. Bởi vậy một hôm chàng rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai người lạ mặt bước vào văn phòng của chàng. Họ yêu cầu Vũ phải trở lại nghề tình báo như trước kia. Vũ được lệnh phải lập lại sự liên lạc với tình báo Nga Sô. Họ cho biết đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng họ giao cho Vũ, nhưng không cho biết tại sao phải liên lạc với tình báo Nga. Vũ nhận thấy mình đã quá ngây thơ khi tin rằng những bí mật trong quá khứ của mình đã được mọi người quên rồi. Chàng vẫn còn là một vũ khí của hệ thống tình báo, mặc dù vũ khí ấy đã được cất đi một thời gian khá lâu.
Lúc Vũ Chung An bắt đầu làm gián điệp cho sở tình báo quân đội trong thập niên 1960 thì bộ An Ninh được lệnh phải trợ giúp chàng. Vào năm 1971 thì bộ An Ninh và sở tình báo quân đội đã trải qua những thay đổi lớn lao về nhân sự sau cuộc Cách mạng Văn hoá. Các lãnh tụ quen biết Vũ nay không còn nữa, người bị cầm tù, người thì bị thuyên chuyển đi nơi khác.
Cả hai cơ quan an ninh và tình báo quân đội trước kia do Lương Sĩ Thành cầm đầu. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, Lương Sĩ Thành là tù nhân của Lâm Bưu. Chức vụ trước kia của Lương Sĩ Thành nay do Hoàng Vĩnh Thắng và Sài Phúc Chi đảm nhiệm. Sài Phúc Chi là một con cáo già trong ngành tình báo, và đã thành công liên lạc được với mọi phe nhóm: Mao, Lâm Bưu, Giang Thanh và Chu Ân Lai. Sài Phúc Chi được Mao dùng để tạo ra những sự xung đột trong cuộc Cách mạng Văn hoá, nên Sài Phúc Chi rất quen với việc phục vụ chính trị cho cấp trên.
Công việc chính của Sài Phúc Chi tại bộ An Ninh được giao cho Lý Giản. Lý Giản là một trong hai tướng Trung Cộng không có kinh nghiệm quân sự từ thời hồng quân mới thành lập, đã tỏ ra có khả năng chính trị từ lúc phục vụ tại quân khu Thẩm Dương. Trong cuộc Cách mạng Văn Hoá, Lâm Bưu đã tìm cách cho Lý Giản được bổ nhiệm cầm đầu ủy ban kiểm soát trong bộ An Ninh, sau khi những người tình nghi thuộc phe nhóm Lưu Thiếu Kỳ và Lương Sĩ Thành bị loại hết. Lâm Bưu quả thực đã thắng Giang Thanh trong cuộc chạy đua bổ nhiệm người của mình vào những chức vụ bỏ trống.
Sự thay đổi cấp lãnh đạo khiến Vũ Chung An rất bối rối khi bắt buộc phải trở lại nghiệp tình báo. Vấn đề khó là phe quân sự không cho bộ An Ninh biết mục đích công tác của Vũ Chung An. Lâm Bưu có lẽ đã yêu cầu Lý Giản để mặc Vũ Chung An tự do hoạt động trong công việc móc nối với người Nga. Lâm Bưu thực ra cũng không tin cẩn Lý Giản lắm, nên che giấu việc làm của Vũ Chung An. Nhưng các nhân viên bộ An Ninh tỏ ra quá mẫn cán và biết được sự liên lạc với người Nga của Vũ Chung An. Bộ An Ninh ngờ rằng bộ tổng tham mưu không biết rõ lý lịch của Vũ Chung An, và tin rằng Vũ đang hoạt động cho Nga Sô. Vì thế bộ An Ninh tự ý mở cuộc điều tra về hành tung của Vũ Chung An.
Một hôm nhân viên bộ An Ninh theo dõi Vũ Chung An tới nhà Quán Dịch thuộc bộ ngoại giao, tại đó Vũ Chung An ăn tối với một người đàn ông trung niên, ăn mặc sơ sài. Họ trông thấy Vũ Chung An trao cho người đàn ông một chiếc cặp da nhỏ. Người đàn ông ấy vội vã rời khỏi nhà Quán Dịch, bước vào một chiếc xe hơi mang bảng số tại Bắc Kinh đang chờ sẵn bên ngoài. Nhân viên bộ An Ninh theo dõi chiếc xe hơi đó chạy quanh các đường phố Bắc Kinh, và đi tới khu vực cấm của quân đội. Chiếc xe đó đi qua hàng rào kiểm soát rất ngặt nghèo của bộ tổng tham mưu một cách dễ dàng mau lẹ, rồi chạy thẳng tới khu vực bộ tổng tham mưu. Đến đó thì nhân viên bộ An Ninh không còn thấy gì thêm nữa.
Một bản báo cáo chi tiết của nhân viên phản gián bộ An Ninh về Vũ Chung An đã được gửi tới bàn giấy của Lý Giản ngày 24-8-1971. Bản báo cáo xác định lệnh cho Vũ Chung An liên lạc với Nga Sô xuất phát từ giới chức cao cấp tại bộ tổng tham mưu, có thể chính là Hoàng Vĩnh Thắng. Bản báo cáo kết luận tất cả hành động của Vũ Chung An cần phải được thông qua tại bộ An Ninh, nếu không thì hành động của Vũ Chung An được coi là tội phản quốc, và có thể bị trừng phạt bằng án tử hình.
Lý Giản rất đỗi kinh ngạc khi đọc bản báo cáo. Trong suốt mấy tháng nay, Lý Giản bận hoạt động về an ninh cho những cuộc thương thuyết bí mật giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Tiến sĩ Kissinger và thủ tướng Chu Ân Lai đã bí mật gặp nhau để sửa soạn cho cuộc viếng thăm của tổng thống Nixon năm 1972, nhằm chấm dứt sự thù nghịch của hai nước từ mấy chục năm nay. Bây giờ những cuộc móc nối bí mật với Nga Sô có thể làm hỏng tất cả công trình hoà giải của Trung Cộng với Hoa Kỳ. Chắc chắn Mao Trạch Đông sẽ rất tức giận nếu hay biết nội vụ.
Lý Giản điều tra thì được biết Mao Trạch Đông vẫn chưa biết việc móc nối của bộ tổng tham mưu với Nga Sô, nhưng Lý Giản không biết việc này có phải do Lâm Bưu chủ trương hay không. Thật là một hoàn cảnh mâu thuẫn: trong lúc Mao Trạch Đông đang cố trình bày một nụ cười thân thiện với người Mỹ thì Lâm Bưu lại muốn bắt tay với người Nga.
Lý Giản có hai lựa chọn để giải quyết vấn đề: trình bày tất cả sự việc cho cấp trên của mình là Sài Phúc Chi, hoặc gặp thẳng Hoàng Vĩnh Thắng. Nhưng đối với Lý Giản thì cả hai cách đều không ổn. Lý Giản biết chắc Sài Phúc Chi sẽ mau lẹ hy sinh một vài thuộc hạ, buộc tội họ theo chân Lưu Thiếu Kỳ hoặc theo phe tư bản. Sài Phúc Chi chẳng ngại ngùng quẳng một số người cho sư tử nếu hắn ta được hưởng lợi đôi chút. Lý Giản không muốn Hoàng Vĩnh Thắng và Lâm Bưu gặp khó khăn mà có lợi cho Sài Phúc Chi. Chính Lâm Bưu trước kia đã giúp Lý Giản rất nhiều tại quân khu Thẩm Dương và Bắc Kinh. Lý Giản biết mình chịu ơn Lâm Bưu rất nặng và bây giờ phải hết lòng đền ơn Lâm Bưu.
Đến gặp Hoàng Vĩnh Thắng cũng không có lợi gì cho Lý Giản. Nếu Hoàng Vĩnh Thắng sai lầm làm quấy thì có ngày Lý Giản sẽ bị liên lụy. Cuối cùng Lý Giản đi đến một giải pháp theo hắn là ổn thỏa nhất. Lý Giản sẽ ra lệnh chấm dứt các cuộc điều tra về Vũ Chung Anh, và tỏ ra không biết gì về vụ này. Lý Giản sẽ không bao giờ hỏi về mục đích của Vũ Chung An, và không muốn dính dấp đến chuyện rắc rối này.
Công việc đầu tiên của Lý Giản là cách chức tất cả nhóm đi điều tra về Vũ Chung An và viết bản báo cáo về Vũ Chung An. Lý Giản gặp năm nhân viên điều tra từng người một, và tống giam họ với lý do “có bằng chứng phạm tội ác.” Việc làm đó rất dễ dàng đối với Lý Giản. Trong những năm vừa qua, Lý Giản đã từng bắt giam hàng ngàn người như vậy trong bộ An Ninh, và giả mạo đó là lệnh của Sài Phúc Chi. Lý Giản đã lập một danh sách những thuộc cấp sẽ bị gán cho tội “liên lạc với ngoại quốc bất hợp pháp.” Những người này sẽ không bao giờ được xét xử công khai. Khi cần, Lý Giản chỉ cần nói cho họ biết họ có tội và bắt giam họ.
Sau khi nhóm năm người thuộc ban điều tra bị bắt giam rồi, Lý Giản dự định cất giấu tài liệu rắc rối này đi, hy vọng sẽ chẳng có ai biết. Bề ngoài có vẻ Lý Giản đang bảo vệ Lâm Bưu và Hoàng Vĩnh Thắng, nhưng thưc ra Lý Giản đang cố gắng bảo vệ chính mình bằng cách hy sinh năm nhân viên thuộc hạ. Lý Giản cố hết sức tránh né một cuộc đụng độ trong đó Lý Giản chẳng có lợi lộc gi.
Nhưng không may cho Lý Giản, một trong năm người bị bắt giam đã cố gắng hết sức để tự giải thoát, và chứng tỏ sự trung thành của mình. Người này viết lại những sự kiện của cuộc điều tra mà anh ta và bốn người khác cùng tham dự. Bản điều trần này đã lọt được vào tay Hứa Sang, phụ tá của Lý Giản. Hứa Sang là một trong số vài người còn sót lại trong số mười ba phụ tá bộ trưởng An Ninh. Hứa Sang đã từng được Chu Ân Lai che chở trong các cuộc tấn công của cuộc Cách mạng Văn hoá. Chu Ân Lai còn ca ngợi Hứa Sang về sự chăm chỉ thi hành nhiệm vụ. Hứa Sang rất đỗi kinh ngạc trước hành động rửa tay của Lý Giản. Hứa Sang quyết định tự mình trình bày sự việc cho Sài Phúc Chi và thủ tướng Chu Ân Lai.
Ngày 7-9-1971, Chu Ân Lai sai người bí thư thân cận lâu năm là Giang Đức Hồng đến toà Nhân Dân Đại Sảnh để gặp Hứa Sang. Hứa Sang lúc nào cũng khâm phục Giang Đức Hồng vì họ Giang hết lòng trung thành với Chu Ân Lai, và cũng được Chu Ân Lai tin cẩn. Cuộc gặp gỡ giữa hai người rất ngắn ngủi.
Giang Đức Hồng nói với Hứa Sang, “Thủ tướng đã nắm vững mọi vấn đề. Ngoài thủ tướng và Sài Phúc Chi, đừng nên cho ai biết việc này. Thủ tướng rất biết ơn ông trong vụ này.”
Hứa Sang cảm thấy an tâm và hài lòng với mình. Hứa Sang rất sung sướng đã báo đáp lại Chu Ân Lai những ơn trước kia Chu Ân Lai đã giúp mình. Hứa Sang tin rằng Chu Ân Lai sẽ giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan.
Cái Chết Của Lâm Bưu Cái Chết Của Lâm Bưu - Nguyễn Vạn Lý Cái Chết Của Lâm Bưu