Số lần đọc/download: 335 / 39
Cập nhật: 2020-11-21 22:22:32 +0700
Chương 6: Truyền Thuyết Về Người Cá Ở Nhật Bản
T
ưởng rằng chỉ có trong truyền thuyết, nhưng ít ai ngờ, xác ướp của những sinh vật nửa người nửa cá vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong nhiều đền thờ, miếu mạo cổ kính của đất nước mặt trời mọc.
Xác ướp người cá tại đền Karukayado.
Người cá là một trong số ít những biểu trưng của sự giàu sang, phú quý, sức khỏe... được người dân Nhật Bản tôn sùng. Trở về thành cổ Edo của thế kỷ 18 - 19 (cố đô Tokyo hiện nay), có thể thấy hình ảnh người cá là vật thờ không thể thiếu trong các lễ hội misemono.
Thậm chí cả trong các lễ hội ở châu Âu và châu Mỹ những năm 1800, theo lịch sử còn ghi lại, người cá đã sớm trở thành tâm điểm thu hút của đông đảo dân chúng hiếu kỳ.
Nổi tiếng nhất thời bấy giờ là người cá Barnum's Feejee, được cho là "tác phẩm nhân tạo" của một ngư dân Nhật Bản vào khoảng năm 1810. Bàn tay nghệ nhân này đã khéo léo lắp ghép đầu và nửa thân trên của khỉ vào khúc đuôi của 1 con cá cùng kích cỡ, tạo nên 1 "mỹ nhân ngư" có thật và hoàn chỉnh.
Người ta cho rằng, nhiều đền chùa cổ kính của Nhật Bản vẫn còn bảo quản và cất giấu xác ướp của người cá đến tận ngày nay.
Bức ảnh trên được chụp tại chùa Zuiryuji ở Osaka. Theo đồn thổi, mỹ nhân ngư này là món quà của 1 thương gia vùng Sakai tặng riêng cho sư trụ trì vào năm 1682. Ngoài ra, ngôi chùa cổ này còn lưu giữ xác ướp của 1 kappa (truyền thuyết kể rằng sinh vật này có mình vượn, mỏ ếch, chân tay giống rùa) và 1 con rồng nhỏ.
Một xác ướp khác hiện đang được bảo tồn tại đền Myouchi, thuộc thành phố Kashiwazaki, tỉnh Niigata.
Với độ dài khoảng 30 cm, người cá này có một cử chỉ... chưa ai giải thích nổi: hai tay chống lên ôm lấy cằm. (Có vẻ như đây là tư thế thường gặp ở các xác ướp người cá).
Vị sư trụ trì thường cất giữ "bảo bối" của ngôi đền trong 1 hộp gỗ nhỏ, hiếm ai có cơ may chiêm ngưỡng tận mắt trừ khi là khách quý.
Tiếp theo là người cá tại đền Karukayado, ngoại ô thành phố Hashimoto thuộc tỉnh Wakayama.
Dài 50cm, miệng há rộng để lộ ra ít ỏi mấy chiếc răng nhọn hoắt còn sót lại, hai tay cũng giơ cao ôm má. Phần đuôi vẫn nguyên dấu tích của vẩy cá, còn trên ngực thì hiển hiện rõ nét "di chỉ" của 2 núm vú.
Trong tấm ảnh trên, phía bên trái là bức hình chụp mỹ nhân ngư cao tuổi nhất, có kích cỡ nhất còn sót lại ở Nhật Bản. Với 1.400 năm tuổi, dài 170 cm, hiện người cá này là vật linh của môn phái Shinto, tụ hội ở Fujinomiya dưới chân núi Phú Sĩ.
Mỹ nhân ngư Shinto có chiếc đầu hói và lớn bất thường. Mắt và miệng há rộng, tay có màng như tay ếch và móng vuốt sắc nhọn, đuôi dài khoảng 20 cm. Cấu trúc xương ở nửa thân dưới giống hệt xương cá, tuy nhiên không rõ nửa thân trên có xương hay không. Đáng tiếc, cho đến nay mỹ nhân ngư đã bị sâu mọt đục ruỗng khá nhiều.
Thêm một điều thú vị, một trong những sáng lập viên đầu tiên của trường ĐH danh tiếng Nagoya, một trong những người tiên phong đưa thuốc Tây vào Nhật Bản, người phát minh ra vắc xin bệnh đậu mùa - ngài Keisuke Ito (1803 - 1901) - đồng thời cũng là người nổi tiếng với những bức họa người cá đẹp nhất. Chiêm ngưỡng một số tác phẩm của ông còn lưu lại, người ta có thể cảm nhận sự hiện diện của người cá chân thực đến độ nào.