Cuộc chiến thật sự là giữa những gì bạn đã làm, và những gì bạn có thể làm. Bạn so sánh bạn với chính mình chứ không phải ai khác.

Geoffrey Gaberino

 
 
 
 
 
Tác giả: Mỹ Hạnh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5780 / 35
Cập nhật: 2015-12-02 17:41:17 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 -
ạt không đắn đo, hỏi độp Ánh, sau cả tháng trời tìm không thấy Thành.
- Mấy lần Ánh ghé chơi, có gặp ai trong nhà anh không?
Ánh không phải kẻ vô tâm, sự khác thường ở Đạt suốt mấy tuần qua, với Ánh là một bài toán chưa có đáp số. Nhưng cô thản nhiên nói:
- Không. Bộ nhà anh, ngoài anh và dì Út, còn có ai nữa sao?
- À! Không. Ánh này! Em có quen người bạn nào tên Thành không?
Cô lắc đầu:
- Em không nhớ. Nhưng bạn thân thì không có. Sao anh hỏi vậy?
Đạt nhìn mặt Ánh, biết cô nói thật. Anh buồn bã quay đi, quên cả chào Ánh.
Phòng làm việc buổi trưa vắng người, Ánh quyết hỏi cho ra lẽ. Cô kéo Đạt lại:
- Có chuyện gì, sao anh không nói với em?
Đạt lo đãng:
- Chuyện không liên quan đến Ánh đâu.
Ánh tự ái. Hai người yêu nhau, sao lại không liên quan? Hay quả thật cô chưa nắm chắc con tim Đạt?
- Anh nói vậy nghĩa là sao? Em chưa là gì trong anh ư?
Đạt sực tỉnh. Câu nói Ánh như muốn xác định chuyện hai người. Nhưng với anh, hiện tại chưa phải lúc. Anh thích Ánh đâu có nghĩa là tất cả.
- Anh đang có chuyện buồn trong nhà, Ánh thông cảm, một lúc nào đó, anh sẽ nói rõ ràng. Giờ anh phải đi. Xin lỗi Ánh.
Ánh bất lực nhìn theo. Cô hiểu anh khá rõ. Đối với công việc, Đạt nghiêm túc. Đối với đối thủ, Đạt không từ thủ đoạn để đạt kết quả. Đối với đồng sự, Đạt hoà đồng. Chỉ riêng với bản thân anh, giờ Ánh mới thấy, khi Đạt khép kín mình, không một ai có thể đến gần.
Lúc ấy, Đạt đã về lại công trình. Thật ra, anh muốn về nhà, một mình trong cõi riêng tư ấy, nhưng Đạt là mẫu người của công việc và trách nhiệm. Ngôi nhà họ đang thi công, cách chi nhánh công ty một quãng. Nhân cũng theo công trình, tiếp tục công việc phụ hồ.
Đạt dừng xe, cùng lúc Nhân tất tả chạy ra, má đỏ hồng trong nắng. Công trình còn vắng lặng bởi đang giờ nghỉ trưa. Thấy Nhân, Đạt hỏi:
- Sao chị đi làm sớm vậy?
- Lúc sáng, tôi rửa sạn chưa xong.
Nhân xắn tay áo, tới bên bể rửa, nhìn Đạt hỏi lại:
- Sao ông ghé sớm vậy? Công trình có vấn đề ư?
Chẳng hiểu sao, vẻ mặt khắc khổ, xanh xao của Nhân khiến Đạt có ấn tượng. Lạ kỳ nhất là đôi mắt, đôi mắt chị vẫn trong veo, trong một hình hài cằn cỗi.
Đạt đến ngồi tựa vào đống cốp pha chất cao, nhìn Nhân và nói:
- Không ai như chị cả. Làm hết việc không hết giờ. Tôi đến đây vì chẳng có chỗ nào để đi.
Nhân ngẩn ra, chẳng lẽ anh ta nghèo hơn mình, đến độ không có nhà? Không đâu. Anh ta có xe máy và dù trong bộ đồ bụi bặm công trình, con người ấy vẫn "toát ra" hơi tiền lẫn danh vị.
- Ông nói giỡn chứ gì?
Nhân lấy cái rỗ tre để lên đống sạn, lấy xẻng định xúc, Đạt chợt nói:
- Còn một giờ nữa mới chính thức làm việc, chị có thể nói chuyện với tôi một lát không?
Hình như anh ta không ổn? Nhân nghĩ và lẳng lặng đi lại gần anh, ngồi xuống và nói:
- Ông có chuyện buồn hả? Nếu vậy, nói ra sẽ dễ chịu hơn.
- Chị nói cứ như luôn gặp chuyện buồn và xử lý được cả.
- Tôi ngày nào mà không có chuyện buồn. Nghèo mà, nên bất cứ chuyện gì xảy ra, đều gây buồn. Nhưng tôi đã quen rồi. Mỗi khi buồn quá, tôi thường nghĩ đến má tôi, đến con tôi là như có thêm sức mạnh vượt qua tất cả.
Đạt nhếch môi cay đắng:
- Vậy sao? Nhưng má tôi, đáng cho tôi nghĩ về sao? Ba tôi đáng để tôi hy sinh sao? Tôi lại chưa có vợ con để có mục đích hiến dâng đời mình. Người tôi muốn trọn đời yêu thương, săn sóc, chia sẻ vui buồn là anh tôi. Nhưng anh ấy đã đi rồi.
Đạt thẫn thờ, mắt cay xè, đau đớn nói:
- Ảnh bỏ tôi đi rồi. Nghĩa là ảnh không thể nào tha thứ, ảnh không chút gì thương tôi.
Nhân bối rốt khi thấy mắt Đạt đẫm ướt. Anh gục đầu vào đôi bàn tay để trên đầu gối, dáng vẻ đầy tuyệt vọng, chán chường. Được em thương đến vậy, sao người anh bỏ đi? Chẳng lẽ ...có một lỗi lầm quá lớn?
- Ông đừng buồn nữa. Mọi sự ăn năn đều dẫn đến tha thứ, sẽ có một ngày, anh ông thấu hiểu, quay về.
Đạt miên man:
- Không đâu. Vì tôi, mẹ anh ấy chết, vì tôi anh thành kẻ mồ côi. Vì tôi, anh trọn đời tật nguyền. Ảnh có một người cha, là tôi cướp. Anh có một mái nhà, là tôi làm nát tan. Làm sao anh tôi có thể tha thứ được?
Nhân điếng hồn nhìn Đạt chầm chậm. Trời ơi! Có ghê gớm vậy không? Con người anh ta đâu có vẻ gì ...
Đạt ngẩng lên, vẻ kinh sợ trong mắt Nhân khiến Đạt sực tỉnh. Anh lắc mạnh đầu. Trời! Mình đã nói gì khiến chị ta nhìn mình như quái vật vậy? Đạt! Mày điên rồi.
Đạt bật dậy, bỏ đi, gắt gỏng:
- Không cần nhìn tôi kiểu đó, tôi cũng đủ muốn chết rồi. Nhưng không như chị nghĩ đâu.
Đạt lên xe phóng thẳng một mạch. Nhân nhìn theo lòng rối rắm: ghét, thương, giận, buồn lẫn lộn. Người đâu đến lạ. Còn mình, đâu hơn gì.
Hôm ấy, Nhân về kể cho mẹ nghe chuyện Đạt. Hôm ấy, Đạt cũng uống say mèm ở một quán bar và khi đến nhà, cứ ngồi suốt đêm trong ngôi vườn đầy ánh sáng.
oOo
Đêm cô tịch và vắng lặng, tiếng côn trùng rỉ rả, tiếng gió lay cây lá xào xạc. Tiếng thằn lằn chặc lưỡi canh khuya, lại khiến Thành thao thức với sự cô độc riêng mình.
Gương mặt người con gái trong quá khứ chợt hiện về dù Thành cố xua đi, cố chôn vùi suốt mười năm qua.
Ngày ấy, Ánh đẹp tinh khiết. Nét tinh khiết của cô nữ sinh mười hai làm vẻ rực rỡ của bó hoa trong tay cô trở thành thừa. Bó hoa ấy, Ánh tặng Thành vì lòng ái mộ tiếng đàn của anh. Giữa rừng người, giữa cờ hoa, Ánh trong mắt Thành nổi bật, in đậm vào con tim non trẻ tuổi mười tám. Năm ấy, Thành mới bước chân vào năm đầu nhạc viện.
Họ làm bạn nhau rất nhanh, yêu nhau ngay khi kết bạn. Thành nói yêu Ánh lúc cô không kiềm được, trong một lần anh biểu diễn về, đã ôm anh, hôn anh ngay giữa phố, bằng tất cả vẻ e ấp trinh nguyên.
- Anh yêu em.
Cô thẹn thùng lẫn vui sướng. Trai gái bén lửa yêu, như đôi sam khắng khít, bên ngoài cổng nhà Ánh.
Thành hôn Ánh, nụ hôn thiêng liêng đầu đời và hôn mãi vì Ánh không chịu rời anh.
Chuyện tình yêu mình, Thành chưa kể Đạt nghe, anh chỉ nói với mẹ về cô bạn gái và dự định đưa cô đến thăm thì biến cố đời anh xảy ra...
Họ đến bằng xe hơi bóng lộn, người tài xế chở Đạt đi học, cúi đầu trước họ cung kính nói:
- Dạ, cậu Đạt tới lui nhà này chứ không đi đâu cả, thưa ông bà chủ.
Người đàn bà lộng lẫy nhìn quanh rồi nhìn qua Thành, nhếch môi nói, đôi hàm răng trắng bóng khít rịt:
- Nó lấy vàng đưa cho chú em phải không?
Chẳng buồn đợi Thành trả lời, người đàn bà quay sang người đàn ông:
- Dù sao em cũng hú hồn, cứ tưởng nó rơi vô ổ xì ke, ma tuý.
Bà ngoe nguẩy, chỉ tay vào mũi Thành:
- Từ nay, chú em không được lân la với thằng Đạt, rõ chưa? Cũng may, vàng chưa vô tay chú em đấy. Nếu rồi, coi như rũ tù.
Thành chết lặng nhìn bà, rồi nhìn người đàn ông từng là cha mình. Ông ta sang trọng quá, bóng láng quá, gương mặt điển trai biến dạng ở lứa tuổi gần ngũ tuần, phì nộn, him híp, nung núc là thịt. Trong Thành không có cảm giác máu thịt, xúc cảm trơ trơ, chỉ dấy lên niềm khinh ghét đến gai người. Thành cung tay, gằn giọng:
- Mời ông bà đi cho. Còn con ông bà ...Xin lỗi. Nó muốn đến, tôi không cản được.
Ông Tiến Lợi nhìn chằm Thành, thằng con trai này có vẻ quen thuộc, mà ông không nhớ gặp ở đâu. Giọng ông không căng lắm.
- Thằng Đạt xin mấy cây, bác không cho vì không biết nó dùng vô việc gì. Nó dại lắm, bèn lấy cắp. Thì ra là vì cháu...
- Không phải - Thành cắt ngang - Tôi chưa khi nào cầm một đồng bạc của con trai ông. Với tôi, đồng tiền ...
Thành nín bặt. Bà Diệp đi chợ về, đang vô đến nơi, thấy người đông, ngỡ là khách sộp nào tới may đồ bèn xởi lởi:
- Chào ông. Chào bà. Xin lỗi, vì để ông bà phải ...
Bà nghẹn ngang. Ông Tiến Lợi và vợ xoay đối diện bà. Họ trợn mắt, há hốc.
Bà Hoa vụt gào lên, lăn xả tới, chụp bà Diệp, cấu xé, gào thét:
- Thì ra là mày. Thì ra chúng mày hùa nhau muốn cướp mất luôn con trai tao, cướp sản nghiệp tao.
Một thoáng bất ngờ, Thành nhào tới gỡ mẹ thoát khỏi tay người đàn bà, xô mạnh bà ra, hét:
- Đi! Các người ra khỏi nhà tôi mau. Đi đi!
Ông Tiến Lợi đứng sững, bối rối, ú ớ. Bà Hoa điên ruột, thét tài xế:
- Đánh mẹ con, con giật chồng này cho tao. Bằng không, mày mất việc. Lai! Mày nghe tao nói không?
Lai ngần ngừ "Lệnh ông không bằng cồng bà". Hắn tặc lưỡi bước tới, xô Thành chúi nhủi, dang tay tát mạnh vào bà Diệp đang nức nở khóc, hai tát tay mạnh nói:
- Cảnh cáo chị, từ nay liệu hồn xéo đi.
- Mầy ... - Ông Lợi quát, vụt khựng lại khi thấy đôi mắt đỏ ngầu, long sòng sọc của vợ.
Bà Diệp choáng váng ôm cột nhà, nỗi nhục, nỗi hận, khiến bà ngửa mặt gào lên, gào to, gào mãi những tiếng gào ghê rợn như không thể phát từ cửa miệng con người. Thành ôm mẹ, tâm trạng chẳng kém gì mẹ, anh điên dại, thấy mẹ bị làm nhục, đánh đập, còn anh bất lực đến không bảo vệ được.
Thành vội chụp cây kéo cắt vải nhào tới Lai. Ông Lợi sực tỉnh, ôm Thành lại.
- Đừng con.
Thành vùng vẫy. Bà Hoa lừ đừ đi lại gần bà Diệp. Ông Lợi quýnh, buông Thành ôm lấy vợ kéo đi ra, nói liên hồi, tay ném cây kéo ra xa.
- Anh thề với em, không hề biết bả ở đây. Chừng ấy đủ rồi, làm lớn chuyện sẽ tổn thương danh dự mình, không chừng dính đến công an thì phiền phức.
Kẻ xô, người đẩy, giằng co. Vừa lúc Đạt chạy xe máy vô nhà, Đạt bối rối nhìn quanh, định hỏi thì Lai thì thầm nói vội:
- Bà đó là vợ lớn của ba cậu. Cậu mà không khéo, họ gặp tai họa đó.
Đạt ngây người, xuống xe. Thành đúng là anh Hai của Đạt ư? Đạt đi vào như mơ. Bà Hoa thấy con, vụt gào khóc. Đạt ôm mẹ, nhìn cha:
- Má Diệp là má lớn của con thật hả ba? Vậy anh Thành đúng là anh Hai con rồi. Trời ơi! Con có anh thật sao?
Đạt không biết câu nói ấy, chính là bản án tử hình Đạt vô tình treo trên đầu bà Diệp. Lòng ghen tuông ích kỷ, thói hợm mình, ỷ tiến, ỷ quyền đã khiến mẹ Đạt thành kẻ sát nhân ...
Ánh Mắt Trong Tim Ánh Mắt Trong Tim - Mỹ Hạnh Ánh Mắt Trong Tim