Số lần đọc/download: 7636 / 11
Cập nhật: 2016-06-09 04:33:21 +0700
Chương 5
C
ường bực bội mở mạnh cửa sổ, anh chờ nhưng không có cơn gió nào thổi về phía mình cho vơi bực. Trái lại, không khí bên ngoài nóng hừng hực lại ập vào căn phòng đang sử dụng máy điều hoà khiến anh thêm khó chịu.
Buổi họp thường kỳ của hội đồng quản trị công ty đã xong, nhưng dư âm của nó vẫn làm Cường tức anh ách. Anh không được dự họp vì anh chỉ là một kiến trúc sư, song anh nghe nói lại trong cuộc họp, tay Hoàn đã lớn tiếng chỉ trích anh. Hoàn cho rằng vì anh thiếu năng lực tắc trách nên mới dẫn đến chuyện nhà vừa xây xong đã lún nứt.
– Hừ! Hoàn đúng là hạng ngậm máu phun người. Chính anh ta là người đứng ra coi công trình, Hoàn ăn bớt vật liệu mua vật tư kém chất lượng, làm ẩu làm chối rồi bây giờ đổ thừa bản vẽ của Cường có vấn đề. Anh ta lộng quyền quá sức nhưng ba anh lại im lặng không ý kiến gì. Thái độ cứa ông đã làm nhiều người trong cuộc bất mãn. Còn Cường thì ấm ức vì Hoàn không chỉ nói mình anh, mà Hoàn chê cà phòng thiết kế của anh.
Hình như ba anh đang bị Hoàn khống chế thì phải. Anh ta đã nắm được nhược điểm nào của ông vậy Cường phải am hiểu mới được.
Có tiếng gõ cửa, Cường bật giọng:
– Mời vào.
Ngôn, một kiến trúc sư cùng nhóm của Cường thò đầu vào:
– Ê, đi kiếm quán nào uống vài lon giải hạn cha nội!
Cường nhìn đồng hồ vẫn còn trong giờ làm việc nhưng ăn thua gì đang bực bội đố ai có tâm trạng làm việc.
Tắt máy tính, Cường xuống nhà đỗ xe.
Anh thấy Ngôn và vài ba người nửa đang chờ mình. Cả bọn phóng ào tới cái quán quen. Ngôn là người... khai pháo trước khi tất cả đã yên vị.
Mẹ kiếp thằng Hoàn lếu láo. Trước sau gì nó cũng tiêu đời với tôi. Nó nói những chuyện vô căn cứ như vậy mà sao giám đốc. Yên vẫn làm thinh kìa? Cậu trả lời tôi thứ coi Cường.
Cường nhăn mặt:
– Đừng nói chuyện đó ở bàn nhậu mất ngon cha nội.
Dứt lời, anh ngửa mặt uống gần hết lon bia.
Ngôn lầm lì:
– Đó là chuyện khiến cá bọn bức xúc đến mức phải kéo nhau ra quán, không đi cập tới nó thì uống rượu để làm gì? Tôi nói thiệt nghe, giám đốc Yên có vấn đề đó.
Cường bóp mạnh lon bia:
– Vấn đề gì? ông đã nói phải nói cho rõ, chớ lấp lửng là không xong với tôi đâu.
Không trả lời Cường, Ngôn hất mặt bảo người ngồi kế bên:
– Biết gì, nói đi Cảnh.
Cảnh gãi đầu:
– Chỉ nghe thôi chớ hổng dám biết gì hết. Mà lâu sôi quá rồi kìa, ăn đi các ứng.
Vừa nói, anh ta vừa bỏ thêm rau vào cái nấu đang sôi sùng sục. Cường không ăn, anh khui tiếp lon bia khác và uống.
Anh biết tính những người ngồi chung với mình, họ nhiệt tình, tận tâm, tay nghề cao và trung thực bởi vậy những lời của Hoàn đúng là sỉ nhục họ.
Cường hất hàm:
– Em nghe? Nói đi Cảnh.
Cảnh liếm môi:
– Anh hỏi em mới nói à nghen. Bác Yên giám đốc đang bao một em... à, một cô mới mười chín, hai mươi tuổi gì đó. Nghe đâu cô này là người của tay Hoàn, ông gài bẫy và bác giám đốc đã sa bẫy nên bây giờ nói gì bác cũng phải nghe.
Mặt Cường nóng phừng phực. Anh hối hả:
– Em nghe tin này từ đâu?
Cảnh so vai:
Nếu tin em, anh chỉ cần biết thế thôi, hơi từ đâu làm gì, em ngại đôi chất lắm.
Cường buột miệng:
– Mẹ kiếp!
Rồi kịp thời trấn tĩnh lại, anh lầm lì uống tiếp.
Giọng Cảnh vang lên:
– Tụi em thông cảm với cá nhân bác giám đốc. Nhưng kiểu này chẳng chóng thì chày công ty hoặc là phá sản, hoặc sẽ rơi vào tay Hoàn, lúc đó ba anh coi như mất trắng.
Cường cười khẩy:
Bộ dễ làm được như vậy lắm sao. Đây là công ty cô phán cơ mà.
Ngôn ôn tồn:
Đành rằng là vậy. Tôi khuyên cậu một điều:
Cậu nên về làm việc văn phòng, hớ không nên theo công trình. Có cậu ở đó, tay Hoàn sẽ có vòi lại, anh em se đỡ khổ.
Cường nhăn mặt:
Tôi rất ghét làm việc hành chính.
– Dĩ nhiên được làm đúng chuyên môn của mình là nhất, nhưng cậu phải vì công ty này. Thằng Hoàn đang nhắm cái chức chủ tịch Hội đồng quản trị đó.
Thằng ma giáo ấy đang lợi dụng công ty đề môi giới đất đai ăn chênh lệch, tiền nó bỏ túi riêng chớ đâu có ai ăn được của nó hồi nào.
Im lặng vài giây, Ngôn nói tiếp:
Quý cậu lắm bọn tôi mới bộc bạch như thế, còn tuỳ cậu thôi.
Cường vứt cái lon không xuống đất:
Tôi cám ơn các cậu và sẽ suy nghĩ thật kỹ chuyện này.
Cảnh hấp háy mắt:
– Anh muốn biết gì chuyện riêng tư của bác Yên thì dò dẫm ông Phùng ấy.
Tài xế riêng, chỗ nào ông chú tới lại không biết. Có Điều ông Phùng kín miệng lắm, không dễ moi tin đâu.
Ngôn lừ mắt:
– Mày toàn nói kiêu huề vốn, chẳng lẽ ông Phùng không nể mặt cậu chú?
Cảnh nói:
– Ông Phùng khó chịu cực kỳ, ổng chả nể nang ai đâu. Đã vậy còn thêm tật đa nghi sĩ diện. Rề rề gần ông thử coi ông có tương mình là trộm không.
Ngôn tò mò:
– Đa nghi, sĩ diện nghĩa là sao? Ê Cảnh ực một ngụm bia:
– Trước đây thấy ông có hai đứa con gái đẹp, em rề rà tới nhà chơi với hy vọng sẽ cưa đổ một em. Nhưng tới nhà em chưa lần nào được nói chuyện với con gái ống, đã vậy còn bị ông nói xa nói gần rằng:
Dạo này nhà ống tự nhiên bị mất mấy món lặt vặt như máy Walkman, remote tivi, điện thoại di động...ông làm em quê một trăm tám chục độ nên sau đó em biến luôn.
Cường lừ lừ:
– Vậy à! Chú mày ghé ông Phùng mà không ghé nhà anh nghen.
Cảnh nói:
Lúc ấy ông Phùng chưa vào ở nhà anh.
Mà em hỏi thiệt nghen. Có khi nào anh trò chuyện với hai cô con gái ông Phùng không?
Cường nhún vai:
Ít lắm.
Cảnh cười ma ranh:
Đâu anh thử xuống nhà ông thường xuyên xem ông có rao lên ''Mất đồi, không?
Ngôn bật cười:
– Mày toàn xúi dại.
Cảnh cười hề hề, không khí bàn nhậu đỡ căng thẳng, nặng nề hơn khi mọi người chuyển sang đề tài khác.
Cường bức bối vì những thông tin vừa nghe. Anh không ngờ một người nghiêm túc như ba mình lại rơi vào bay tầm thường ấy một cách dễ dàng như vậy.
Đang giận mà không trút được với ai, Cường chợt bị vỗ mạnh vào vai.
Ngước lên anh bắt gặp nụ cười của Thắng.
Anh ta tự nhiên như quen tất cả:
– Chào! Các ông vui quá nhỉ!
Cường mời lấy lệ:
– Sẵn dịp anh ngồi cùng cho vui hơi?
Thắng nói:
– Tiếc quá! Tôi đi với bạn. Hẹn cậu hôm khác. Gởi lời thăm Xuân Nghi nhé.
Mỉm cười với mọi người, Thắng trở về bàn của mình ở góc quán.
Ngôn nhíu nhíu mày:
– Tay này trông quen quen.
Cường lầu bầu:
– Em vợ thằng cha Hoàn ấy!
Ngôn à ra:
– Nhớ rồi! Tôi có gặp anh ta một lần ở văn phòng luật sư của thằng bạn.
Cường tò mò:
– Ông Thắng tới văn phòng luật sư làm gì kia? Chẳng lẽ ông ta tìm hiểu thủ tục kết hôn?
Ngôn lắc đầu:
– Không phải. Chuyện của anh ta cũng là lạ.
Cường hỏi tới:
– Lạ như thế nào?
Ngôn trả lời:
Tôi nghe thằng bạn kể rằng tay Thắng đang sống ở nước ngoài, trong nước anh ta còn một ngôi biệt thự ở trung tâm Sài Gòn, giá cầu mấy ngàn cây vàng, ngôi nhà này được uỷ thác cho người chị ruột trông coi.
Bây giờ Thắng muốn nhận lại song lại gặp lắc rối từ ông anh rể.
Cảnh chen vào:
– Ông Hoàn dễ gì chịu nha miếng mồi béo bở ấy, Ngôn gật gù:
– Đúng vậy. Ngôi biệt thự được sửa lại sang trọng và cho thuê cúng bộn bạc.
Chính công ty mình đã nhận trang trí nội thất biệt thự đó chớ đâu.
Cường khó chịu:
– Nói vậy chẳng lẽ Thắng không lấy lại được cái thuộc về mình?
Ngôn nói:
– Được chớ, nhưng sẽ khó khăn vì Hoàn đang tìm cách chiếm đoạt ngôi biệt thự ấy.
Cường cười khẩy:
– Dù anh đã được nghe mẹ nói chuyện này rồi nhưng bây giờ nghe người khác nói anh vẫn thấy khó chịu.
Ngôn lại tiếp tục:
– Nghe thằng bạn nói Hoàn bày đặt mai mối cho Thắng một cô vợ dễ dạy do Hoàn điều khiển nhưng không xong vì tay Thắng hiểu ông anh rể mình quá.
Cường hết sức nhột nhạt, anh hỏi:
– Thắng nói thế với bạn anh à?
Ngôn gật đầu:
– Thắng đâu có ngốc. Anh ta đã nhờ luật sư làm mọi thủ tục để lấy lại nhà.
Thế là tay Hoàn hổng giò, ông ta sẽ mất một khoản lợi nhuận lớn từ tiền cho thuê ngôi biệt thự đó bởi vậy Hoàn sẽ càng bám chặt ông giám đốc hơn.
Cường lầm lì uống tiếp. Giờ anh đã lờ mờ đoán được những lời mẹ anh nói về ba. Chắc chắn bà không đê yên cho ông chuyện... trăng hoa tuyết nguyệt này đâu.
Mẹ mà đã ra tay thì ba anh xem như thân bại danh liệt. Lẽ la ba phải biết điều đó chứ. Đằng này ông đả phá lệ đê có một người đàn bà khác. Ba anh đúng là giại cùng mình. Trước sau gì mẹ anh cũng ra tới thôi.
Khi lên xe về, Cường đã ngà ngà say. Anh về đến cổng là trời vừa sập tối, Nhấn chuông inh ỏi, Cường phát quạu vì chờ cổng lâu quá.
– Quái! Cả nhà, cả xóm đâu hết rồi?
Cường khệnh khạng chống tay vào cổng nhấn chuông tiếp tục.
Cửa mở, Ánh Minh thò dầu ra. Bỗng Cường thấy tực nên quát:
– Làm gì lâu lắc vậy?
Ánh Minh vênh mặt lên:
Mở cổng không phải việc của em.
Dứt lời, cô ngoe nguẩy đi vào.
Cường lầu bầu:
– Đồ ranh con!
Thái độ của Ánh Minh thường ngày Cường thường vui vẻ cho qua chớ không chấp. Anh còn lấy đó để trêu cô, nhưng bữa nay thì không. Cường tự ái khi nghĩ Ánh Minh biết rất nhiều về gia đình anh, cô qua mặt và coi thường anh chớ có xem anh như một đại ca cả đâu.
Dắt xe vào đóng cổng bằng chân nghe đánh rầm, Cường bước thật nhanh theo Minh:
– Tiêu yêu nữ đứng lại!
Ánh Minh dè dặt hơn khi thấy điệu bộ của anh:
– Lại chuyện gì đây thưa...đại ma đầu. Cường đến gần sát Minh khiến cô phải thụt lùi.
Dứ dứ ngón trỏ vào mặt Ánh Minh, Cường đanh giọng:
– Nói đi! Hôm trước em và mẹ anh đi đâu? Bữa nay em phải nói, nếu không đừng có trách anh.
Ánh Minh lo lắng thật sự. Cô cảm nhận được sự bất thường ở Cường ngay lúc mở cổng. Người anh đầy mùi bia rượu, chắc hắn mới rời khỏi bàn nhậu.
Chẳng biết anh uống tự lúc nào mà mới giờ này đã tàn cuộc nhậu để về nhà quậy thế này.
Không trả lời câu hỏi của Cường, Ánh Minh chuyển đề tài:
– Anh uống nước cam không? Em làm cho.
Cường gắt:
– Đừng đánh trống lãng. Trả lời đi!
Minh liếm môi:
– Em đã nói là không biết rồi mà.
Cường cười nhạt:
– Em coi thường tôi quá! Em không biết hay không thèm trả lời?
Ánh Minh quay mặt đi:
– Xin lỗi anh, em đã hứa với bác, em không thể trả lời.
Giữ chặt vai Minh, khiến cô nhăn nhó vì đau, Cường gằn:
– Vậy để tôi trả lời nhé. Em đưa mẹ tôi đi đánh ghen, đúng không?
Minh đẩy tay Cường ra:
– Anh biết rồi còn hỏi em làm chi nữa?
Mặt Cường đỏ gáy:
– Thật dễ ghét! Vậy là lâu nay em tha hồ cười sau lưng tôi. Trong mắt gia đình em, tôi là một thằng ngố, đúng không?
Ánh Minh bối rối vô cùng. Cô biết Cường đang giận, nhưng cô có lỗi gì đâu chớ. Khổ một nỗi có giải thích lúc này Cường cũng chả thèm nghe.
Giọng dịu xuống Minh nói:
Anh vào nhà nghỉ đi, ngày mai em sẽ nói hết những gì em biết với anh.
Cường lắc đầu rất dứt khoát:
Tôi thích nghe ngay bây giờ.
Ánh Minh thoái thác:
– Em đang... kho thịt, không khéo nồi thịt kho của em sắp khét rồi.
Dứt lời, Minh... co giò chạy nhanh về nhà mình. Cường với tay chụp nhưng Minh đã thoát được. Vỗ nhẹ vào trán cho tỉnh táo, Cường bước theo Minh.
Giờ này căn nhà kho vẫn còn hầm hập nóng, Minh ở nhà có một mình nên cô cuống cả lên khi thấy Cường lù lù ở cửa.
Ánh Minh ấp a ấp úng:
– Ở đây nóng lắm, đã vậy còn nhiều muỗi nữa, anh... anh về nhà mình có máy lạnh thích hơn.
– Hừ! Đây cũng là nhà tôi, em đừng lắm điều. Tôi muốn ở đâu trong nhà mình cũng được hết. Hiểu chưa?
Ánh Minh nóng mặt. Cô tự ái hết sức khi nghe Cường nói thế. Dầu rằng anh có chút rượu, nhưng anh chưa say đến mức không biết trời đất gì như lần đó.
Hơn nữa, khi uống rượu người ta thường nói thật. Sự thật ấy cho thấy trong thâm tâm Cường, gia đình Minh vẫn là hàn tôi tớ ăn nhờ ở đậu.
Ánh Minh mím môi:
– Vâng, thưa cậu chủ. Mời cậu cứ tự nhiên trong căn nhà kho của mình.
Dứt lời, Minh lách ngang người Cường và bước ra sân bằng những bước chân giận dỗi.
Ngồi lại một mình trong không gian tù túng, Cường thấy mình đúng là lố bịch, anh đang bực và trút sự bực dọc đó vào Ánh Minh, một con nhóc chưa rời ghế nhà trường.
Cho rằng Ánh Minh qua mặt anh nhiều chuyện đi, thì Cường cũng không nên làm thế. Nhất là không nên lên mặt quyền hành kiêu chủ và tớ.
Ra sân, anh đi một vòng quanh nhà để tìm Ánh Minh. Cô bé đang ngồi trên những bậc tam cấp cưa bên hông nhà, cánh cửa ấy rất ít khi mơ và đôi khi Cường thấy Minh ngồi học bài ở đó.
Thời khắc nhá nhem tối này, chắc cô bé không ngồi đấy để học bài rồi. Cái dáng nhỏ nhỏ xinh xinh của Minh khiến Cường chạnh lòng.
Anh tằng hắng mà không biết đế làm gì.
Ánh Minh vênh mặt 1ên:
– Thưa cậu chủ, cần chi nữa ạ?
Cường ngập ngừng mãi mới am được lý do:
– À. Tôi... à... anh muốn uống nước cam.
Ánh Minh khịt mũi:
– Dì Am làm nước cam ngon lắm. Anh có thể nhờ dì ấy.
Cường nói:
– Anh thích nước cam do em làm kìa.
Vẫn ngồi bó gối, Ánh Minh bĩu môi:
– Anh thích sai bảo người khác thì đúng hơn. Đó là một trong những lý do khiến em ghét anh.
Cường gật gù:
– Thì ra là thế. Anh thích sai bảo ai đâu?
Minh lên giọng:
– Em chớ ai. Sáng sớm đi đánh tennis anh đã sai người ta mở cổng, uống rượu về thì... thì...
Cường nhìn Ánh Minh:
– Thì sao nào?
Ánh Minh ú ớ.
– Thì,.. té trong nhà tắm, mắc công người ta...
Cường tủm tỉm cười làm Ánh Minh nóng mặt. Cô ấm ức nghe anh hỏi:
– Hôm đó em làm cách nào... bế anh ra khỏi nhà tắm được nhỉ?
Ánh Minh ngó lơ chỗ khác:
– Em kéo lê anh dưới sàn chớ làm sao nữa. Anh lù lù một đống như bao gạo chỉ xanh ấy.
– Em khoẻ thật đấy!
Minh liếc Cường:
– Không biết xấu hổ gì hết.
Đứng bật dậy cô nói:
– Em về đây. Đừng hòng kiếm chuyện với em nữa.
Nhanh thật nhanh, Cường chụp tay Minh kéo lại:
Đã xong chuyện đâu mà về.
Ánh Minh nhăn mặt rụt tay lại:
– Cậu chủ còn muốn gì ở em?
– Muốn uống nước cam. Mau làm cho anh.
– Nhà em chỉ có chanh thôi. Cậu biết rồi đó, chanh thì chua lắm, không hợp khẩu cậu đâu.
Cường nói:
– Chua lắm cũng bằng mồm mép em là cùng. Nếm được vị chua ấy cúng thú vị lắm chớ.
Ánh Minh hết hồn khi Cường lừ lừ tiến tới, cô thụt lùi và chạm phải chân tường nên phải đứng lại.
Cường chống một tay vào vách, một ta vờn lên môi ánh Minh khiến cô rợn cả người.
Cường hơi cúi xuống, giọng thì thầm:
Thay vì nếm vị chua chua nước chanh, anh sẽ nếm thử sự chua ngoa trên môi em.
Minh cố sức đẩy Cường ra:
Anh dám làm thế, em sẽ mách bác Yên...và mách, cà bác Uyển nữa.
Cường chợt khó chịu khi nghe nhắc tới ba mình, anh đanh giọng:
– Em thách anh hả tiểu yêu nữ. Này đừng bao giờ mang ba mẹ anh ta để hù doạ nhé. Anh không phải trẻ con đâu.
Ánh Minh bắt ngay lời Cường:
Nếu là người lớn, anh buông em ra đi.
Cường siết mạnh eo Minh:
– Buông em ra thì được thôi, nhưng đâu dễ dàng cho em như vậy. Em là một con nhóc nhưng lúc nào cũng muốn ngang hàng với anh.
– Em không có.
Cường nói tiếp:
– Lẽ ra em phải năn nỉ anh buông em ra, em lại nói những lời ràng buộc để anh phải làm theo ý em. Em ranh lắm nhóc ạ.
Ánh Minh cố gắng xoa dịu Cường:
– Anh là người lớn, là... là...
Cường cười khẽ:
– Là đại ma đầu phải không? Là đại ma đầu nên anh không từ bỏ thủ đoạn nào để làm người khác ghét mình đâu nhóc. Vừa nói, Cường vừa cúi sát xuống, Minh nghiêng đầu sang một bên để tránh, gương mặt cô đụng phải vai anh. Bí quá và hoảng hốt quá, Ánh Minh cắn dại thật mạnh vào vai anh.
Cường kêu lên đau đớn và dĩ nhiên là anh buông ngay Minh ra. Hồn vía lên mây, Ánh Minh hít vào một hơi dài rồi quay lưng..chạy một mạch.
Cường rúm người lại vì đau. Anh không ngờ con nhóc Minh 1ại phản ứng dữ dội đến thế. Tay giữ chặt vai cho đỡ buốt, Cường bước vào nhà, anh phăng phăng về phòng và cởi ngay áo ra. Vai anh tứa máu, đau hết chịu nổi.
Ánh Minh dựng cây chổi tàu dừa vào gốc cột và ngồi xuống bậc thềm chiều hôm qua cô đã ngồi. Sáng nay, cô cố tình dậy trễ để tránh mặt Cường. Giờ này chắc gã đại mạ đầu ấy đi làm rồi. Minh thẩn thờ ôm mặt, cảm giác... hồn vía lên mây vẫn còn nguyên khi cô nhớ lại.
Suốt đêm qua hầu như cô chỉ ngủ chập chờn, Minh vừa sợ vừa tức Cường:
Anh ta thật đáng đời khi bị cần. Chắc vết cắn ấy sâu lắm, vì cho tới bây giờ hàm răng ê hai cái khểnh của Minh vẫn còn ê âm:
Tất cả cũng tại Cường, ai báo anh làm thế với cô.
Minh cắn anh nhưng cô có vui gì khi phải giớ ngón câu sực. Đã thế, cô còn buồn nữa là khác Minh luôn chua chát với cảm giác mình chi là trò đùa khi ngà ngà say của Cường. Một trò đùa ngu ngốc mà háu quà anh ta nhận chắc là kỷ niệm nhớ đời.
Đang nghĩ ngợi lan man, Ánh Minh giật thót mình khi nghe tiếng bà Am gọi mình:
Lật đật đứng dậy, Ánh Minh chạy về nhà. Nhìn vẻ hớt hãi của cô, bà hỏi:
– Làm gì con chạy dữ vậy?
Minh le lưỡi:
Nghe dì gọi con sợ quá. Chắc lành ít dữ nhiều.
– Cái gì mà lành ít dữ nhiều. Chỉ giỏi gỡ mồm. Nghe dặn nè. Dì đi chợ, con ở nhà làm ơn chờ để mở công cho bác sĩ Diệp.
Ánh Minh ngạc nhiên:
– Bác sĩ Diệp tới làm chi hở dì?
Bà Am cao giọng:
– Bác sĩ thì chỉ chữa bệnh chớ còn làm gì nữa?
Bà chủ lại... lại...
Không phải bà chủ mà là cậu Cường.
Cậu ấy bị sất nằm bẹp dí trong phòng.
Nghe nói tới Cường, trái tim Minh thót lại. Cô ấp úng:
– Anh Cường bị sốt à?
– Thì đó. Thôi dì đi chợ nghen.
Ánh Minh máy móc đóng cổng. Cô thật bất ngờ với tin này. Không biết...
ông trời con người ấy sốt vì bệnh gì đây.
Đi tới đi lui được mấy vòng sàn, Minh nghe chuông gọi cổng kinh kong...
Ánh Minh đếm thật chậm từ một tôi mười mới ra mở cửa. Để cô ta chờ cho bơ ghét.
Bạch Diệp hôi ngay khi chạm mặt cô:
– Anh Cường sao rồi?
Minh ngọt sớt:
– Dạ em không biết.
Bạch Diệp liếc xéo Ánh Minh trước khi bước vào nhà. Phòng khách không có ai cả. Chắc bà Uyên đang ở cạnh con trai. Diệp tự nhiên bước lên lầu và tới đúng phòng của Cường. Nghĩ là bà Uyển trong đó nên không gõ cửa, Diệp tự mở ra.
Trong phòng chỉ mỗi mình Cường. Anh đang ngồi trên giường, phạch ngực áo và nhìn xuống vai mình. Nghe tiếng động, Cường ngẩng lên và vội kéo áo gài nút lại.
Bạch Diệp mỉm cười, nụ cười rất ư bác sĩ, cô lên tiếng trước:
– Anh đợi em lâu không? Vừa nghe bác gọi điện là em đến ngay.
Cường gượng gạo:
– Thật mất công em quá. Anh chi hơi sốt chút mà mẹ đã quýnh lên.
Đến bên Cường, Diệp nói:
Đừng có coi thường sốt. Anh nằm xuống để em khám cho.
Cường xua tay:
– Không cần đâu.
– Vậy em đặt thủy nhé?
Cường lại lắc đầu nguầy nguậy, Diệp đưa tay sê trán Cường, cô kêu:
Anh đang sốt đây mà.
Cường nói ngay:
– Anh sẽ mua thuốc hạ sốt. Em không phải lo.
Bạch Diệp phụng phịu như con gái mười tám:
– Em không lo mà được hay sao? Anh khách sáo làm em ngại quá.
Cường không biết làm sao khi Bạch Diệp tự nhiên ngồi xuống kế bên mình.
Cô lấy ống nghe ra và đưa tay cởi nút áo Cường.
Anh hối hả gạt phăng tay Diệp vì sợ cô thấy vết cắn trên vai.
Bạch Diệp ngạc nhiên lẫn khó thịu. Cô hơi gắt:
– Anh sao thế?
Cường xẵng giọng:
– Anh đã bảo không sao rồi.
Diệp ấm ức:
– Biết vậy em đã không tới.
Cường so vai:
– Em sang đo huyết áp giùm mẹ anh thì tốt hơn. Mẹ anh mới bệnh đó.
Anh vừa dứt lời, bà Uyển bước vào, thấy Diệp, bà ngạc nhiên:
– Uả! Cháu tới rồi mà bác không hay.
Bạch Diệp mách ngay:
– Bác coi đó. Anh Cường khống cho cháu khám trong khi anh đang bị sốt chớ đâu phải bình thường.
Cường nhăn nhó:
Trong đời ai chả vài lần bị sốt. Em đừng quan trọng hóa chuyện sốt. Anh xin em mà.
Diệp nhìn bà Uyển:
– Anh nói ngang như vậy, bác xém được không?
Bà Uyển ôn tồn:
– Con sốt cả đêm mà Cường.
Anh nhìn bà rồi nhìn Diệp:
– Con đở nhiều lắm rồi, mẹ làm phiền Diệp quá:
Đang giờ làm việc, bỏ bệnh viện lâu không nên đâu. Em cho anh vài viên thuốc hạ sốt là ổn thôi.
Bạch Diệp có vẻ tự ái:
– Anh cần thuốc chớ đâu cần bác sĩ, Cường im lặng. Anh khiến Diệp càng tự ái hơn. Thấy thế, bà Uyến vội báo:
– Cháu làm ơn đo huyết áp cho bác. Hôm qua tới giờ bác cũng không được khỏe, nên mới gọi cháu. Trước là khám cho bác, sau này cho Cường. Cái thằng thân to như gấu mà sợ bác sĩ. Thật là hết sức.
Bạch Diệp biết khó lay chuyển được Cường nên đành nói:
– Vâng. Cháu sẽ khám cho bác ạ.
Giận dỗi cô bước theo bà Uyển và không thèm chào Cường lấy một tiếng.
Anh chẳng những không giận mà còn thở phào nhẹ nhỏm.
– Mẹ thật... hết biết. Bà gây khó cho anh khi mà bác sĩ Diệp tới mà không hỏi ý kiến anh.
Cường đâu thích bác sĩ, nhưng mẹ cứ muốn vun vào, thật khổ hết sức.
Cường nhăn mặt vì vết cắn ở vai tự nhiên đau buốt lên. Răng của Ánh Minh bén thật, suốt đêm anh đau ngủ không được. Sáng nay vai anh sưng vù, nhức nhối, đã vậy người cứ hâm hấp sốt:
Cường cũng muốn được bác sĩ khám vết thương cho uống thuốc, nhưng bác sĩ Diệp mà khám rồi tra hoi lung tung thì còn ra thể thống gì.
Nằm tựa lưng vào vách, Cường mơ tivi coi cho quên đau. Anh vừa coi vừa nghĩ tới con tiểu yêu nữ Ánh Minh. Con bé ấy đúng lợi hại, chắc từ hôm qua tới giờ con nhỏ hả hê lắm.
Mà tại sao Cường lại có thái độ như thế với Ánh Minh nhỉ? Anh đâu hề say.
Anh muốn trêu cho con bé hốt hoảng và hậu quả thật tồi tệ. Minh không sợ mà còn phan ứng mau nữa.
Tủm tỉm cười, Cường thấy thích tính cách của con bé. Lòng bâng khuâng anh chợt muốn có Ánh Minh ở đây để trò chuyện hết sức.
Bà Uyển bước vào, giọng đầy trách móc:
– Con không tế nhị chút nào. Con bé đã cất công tới mà không để nó khám bệnh.
Cường nhăn nhó:
– Con xin mẹ đó. Bác sĩ nào khác thì được chớ Bạch Diệp thì con chịu:
– Con chê nó mới ra trường, chả kinh nghiệm à? Mẹ chỉ muốn tạo cơ hội cho hai đứa. Con đừng khó tính quá như vậy.
Cường làu bàu:
– Con không khó, nhưng con dám cá, Bạch Diệp không thể nào bắt mạch cho con được.
Bà Uyên lắc đầu:
Tự cao quá. Đúng là cha nào con nấy.
Cường buột miệng – Dạo này ba và mẹ thế nào rồi?
Bà Uyển nhìn Cường trân trối:
– Thế nào là... là thế nào? Con muốn ám chỉ điều gì?
Cường thản nhiên:
Con thấy thời gian gần đây ba và mẹ ít đi chung nên mới hỏi thế, chớ con có ám chỉ gì đâu.
Bà Uyển thở ra:
– Ôi dào! Mẹ có khỏe đâu mà đi chung với ông ấy. Công việc của ba con chủ yếu là giao tiếp, mẹ không hợp với chuyện đó, ở nhà tốt hơn.
Ngập ngừng bà nói tiếp:
– Việc ở công ty bây giờ bề bộn lắm. Một mình ba con làm không xuể. Hay là con về phụ ông ấy?
Cường nhìn mẹ. Bà đang toan tính gì đây?
– Ở công ty ba đã có anh Hoàn, coi chỉ thêm rách việc.
Bà Uyển lắc đầu:
– Mẹ lại không nghĩ thế. Thằng Hoàn là đứa thủ đoạn, làm sao tin nó được.
– Nhưng lâu nay anh vẫn là trợ thủ đắc lực của ba.
Bà Uyển ngập ngừng:
– Mẹ muốn cho con biết chuyện này.
Cường có thể đoán được nhưng anh vẫn hỏi:
– Chuyện gì hả mẹ?
Chuyện của ba con. Ông ấy đang bao một con nhỏ trạc bằng tuổi con là cùng.
Cường vờ thảng thất:
– Sao mẹ biết?
Bà Uyển trả lời:
– Dì Tú Anh cho mẹ hay. Dì ấy đã chỉ chỗ ba con và con nhỏ đó hò hẹn.
Cường gật gù:
– Lần đó mẹ đi với Ánh Minh phải không?
Mắt bà Uyển long lên:
Mẹ đã nhìn thấy ông ấy và con bé đó. Mẹ đã định làm rùm lên rồi tới đâu thì tới.
Nhưng mẹ đã kịp bình tâm nấp vào một chỗ. Khổ nỗi trái tim mẹ đã không chịu nổi.
Cường xót xa nhìn mẹ, bà nói tiếp:
– Sau đó mẹ đã nhiều lần khuyên lơn, thậm chí năn nỉ ba, mẹ vẫn mong ông ấy biết nghĩ lại... Tiếc rằng ba con u mê quá rồi. Bởi vậy mẹ phải lo cho con và Xuân Nghi. Tài sản này không thể rơi vào tay kẻ khác dù chỉ là một hào. Mẹ đã suy tính rất nhiều, nhất định con phải về công ty. Con hiểu không?
Cường ôn tồn:
– Vâng. Con hiểu rồi.
Bà Uyển tươi ngay nét mặt:
– Bác Thứ, ba Bạch Diệp sẽ chỉ vẽ cho con. Từ từ con sẽ quen việc và sẽ thay chỗ của ba.
Cường nhíu mày. Anh thấy khó chịu khi mẹ nhắc đến Bạch Diệp và ba cô ấy. Mẹ anh đã tính toán đâu ra đó cả rồi. Những lời bà vừa nói là mệnh lệnh chớ không phải đề nghị.
Bà Uyển lại nói bằng giọng chủ quan:
– Trong nhà này mẹ sắp xếp chuyện gì là ra chuyện đó. Để cho con Nghi không nghe lời mẹ cố bám thằng Thắng. Hừ! Sau bữa cơm ở nhà mình, Thắng đâu xuất hiện nữa, nó cũng đâu hò hẹn gì với con. Bây giờ có quê mặt, có buồn lòng cũng ráng chịu. Con cũng nên lấy đó làm gương.
Cường nhăn nhó:
– Sao mẹ lại xọ chuyện này sang chuyện nọ vậy?
Mẹ chỉ muốn nhắc nhớ con thôi. Có yêu ai cũng phải tính toán, lựa chọn.
Hiểu chưa?
Cường im lặng. Ngày xưa, mẹ cũng tính toán lựa chọn để lấy cho bầng được ba, một người có vẻ bề ngoài nhưng nghèo. Bà luôn tự hào về ông chồng của mình. Thế nhưng bây giờ thì sao? Bà đã không giữ được ông như bà vẫn muốn.
Đúng là bi kịch.
Bà Uyển nhìn Cường:
– Quên nữa. Con ăn gì? Mẹ sẽ sai con bé Minh mua hộ?
Cường xốn xang khi nghe tên Ánh Minh.
Anh biết Minh đang ghét mình thấu xương và cũng đang sợ mình muốn chết.
Bà Uyển lại nói:
– Phải ăn chút gì rồi mới uống thuốc chứ.
– Tội nghiệp! Bạch Diệp có cho thuốc đây.
– Con mới là người bệnh, sao mẹ lại tội nghiệp bác sĩ?
Bà Uyên lườm anh:
– Hừ! Sao thì con thừa biết:
Cường cười cười:
Con hổng dám biết rồi.
– Nào! Con có muốn ăn không?
Cường ậm ự:
– Mẹ nhờ... mua phở cho con.
– Được rồi. Phở tái phải không?
– Vâng.
Dứt lời, anh khoan khoái nằm xuống giường.
Vết cắn trên vai lại buốt lên khiến Cường rên thành tiếng:
– Ranh con! Hãy đợi đấy! Rồi sẽ biết tay anh.
Cường không biết mình sẽ làm gì Ánh Minh, mà đòi sẽ cho con bé biết tay.
Nằm nhắm mắt, đầu suy nghĩ lung tung về công ty, về ba mình, về mẹ, về bác sĩ Diệp, Cường chợt nghe giọng Ánh Minh. Đúnglà cái giọng chua ngoa của cô:
– Phở của cậu đây thưa... thiếu gia.
– Không thèm... động đậy, Cường tiếp tục nằm im như đang ngu. Anh muốn nghe Minh tiếp tục chua ngoa.
Đặt tô phở nóng đựng trên một cái khay lên bàn, Ánh Minh định bỏ mặc tên đại ma đầu nhưng ngẫm nghĩ cô lại thấy kỳ. Dầu gì lúc nãy bà Uyển cũng đã xuống tận nhà nhờ Minh:
''Làm ơn mua hộ anh Cường tô phở để anh ăn dằn bụng trước khi uống thuốc''.
Nếu khi Minh mua phở về mà không gặp lúc bà Uyển đang nghé điện thoại:
còn lâu cô mới thèm...bê lên tận đây. Cô chẳng thích thú gì khi đối diện với Cường, nhưng cô phải làm ơn cho trót.
Ánh Minh lại gọi:
– Dậy ăn phở, thưa cậu chủ.
Cường vẫn nằm im, Minh khịt mũi.
– Lần nào nhậu vào cũng làm trò. Chán thật. Dứt lời, Ánh Minh mím môi véo mạnh vào vai Cường. Rủi ro thay cô lại véo ngay vết cắn hồi tối khiến Cường đang nằm phải bật dậy, miệng kêu lên đau đớn.
Ánh Minh hốt hoang lùi ra xa. Cô tròn xoe mắt nhìn vai áo trắng của Cường dính máu đỏ tươi.
Mặt nhăn nhó vì đau, Cường rên:
– Em ác quá vậy Minh. Chắc tôi đến chết vì em mất. Ui cha là đau!
Ánh Minh cuống cả lên khi thấy Cường cởi áo để lộ vết thương sâu thẳm trên vai.
Điều khiến cô ấn tượng nhất là vết thương ấy đang rỉ máu.
Minh xoắn hai tay vào nhau, miệng ấp úng:
– Em... em xin lỗi. Em không cố ý.
Cường chì chiết:
– Hừm! May là em không cố ý.
Ánh Minh liếm môi:
– Ai bảo em gọi mãi mà anh không dậy làm chi.
Cường vừa nhìn vết thương vừa nói:
– Tôi chả hề nghe tên mình.
Minh bắt bẻ:
– Nhưng anh nghe tiếng em đúng không?
Cường nhấn mạnh:
– Tôi đang nằm mơ thấy mình đi chợ và tôi chỉ nghe tiếng bà bán cá ngoài chợ léo nhéo.
Ánh Minh tức lầm, cô lầm bầm:
– Vậy anh... ăn nhéo là đúng rồi.
Cường lừ mắt:
– Em lầm bầm gì đó:
– Có gì đâu ạ!
Cường ra lệnh:
– Em xuống nhà lấy bông băng, acool, oxy già lên đây... băng vết thương cho tôi.
Minh kêu lên:
– Đó là việc của bác sĩ Diệp, sao lúc nãy anh không nhờ chị ấy?
Cường liếc Minh:
– Hừ! Ngốc như vậy cũng hỏi. Nhắm tôi bảo mình bị.... câu sực, mẹ tôi và Bạch Diệp tin không?
– À, anh nói người ta là... là...
Ánh Minh chưa nói hết lời thì bà Uyển bứớc vào, Cường vội kéo áo lại, một tay che lên vai vì sợ bà Uyển thấy vết máu trên áo.
Nhưng anh sợ bằng thừa, bà Uyên không hề để ý, bà bảo:
– Ánh Minh trông chừng anh Cường hộ bác, bác ra ngoài có chút việc sẽ về ngay.
Cường cau mày:
– Mẹ làm gì vội vậy? Mẹ ra ngoài một mình con không yên tâm, lỡ như lần trước...
Giọng bà Uyển nghiêm lại:
– Con không phải lo. Mẹ đã gặp một vài người trong hội đồng quan trị công ty chớ không đi như con đang nghĩ đâu ở nhà con phải ăn và uống thuốc rồi mới được ngủ.
Cường ngắt ngang lời bà:
– Trời ơi! Con có phải trẻ con đâu mà mẹ dặn kỹ quá vậy?
Bà Uyển tủm tỉm cười với Minh:
Anh Cường có phải trẻ con không Minh?
Ánh Minh lễ phép:
– Dạ.... Hình như cháu đã đọc ở đâu một câu đại loại là:
Trong một người đàn ông nào cũng có một đứa trẻ con'' ạ. Nếu anh Cường khác người ta thì anh ấy không phải đàn ông ạ.
Bà Uyển bật cười trong khi Cường trợn mắt nhìn Minh.
Cô ngoan ngoãn mời:
Anh ăn phơ đi kẻo nguội. Đợi bà Uyển di khỏi cửa, Cường liền...đì Ánh Minh:
– Đau thế này tôi khống nhắc tay lên nổi để cầm đũa, em làm sao thì làm.
Minh vênh mặt:
– Anh đang là một quý ông hay một đứa nhóc mẫu giáo nhỉ?
Cường thản nhiên:
Tôi là nạn nhân của em. Em đừng hòng rũ bỏ trách nhiệm của mình.
Ánh Minh hỏi thẳng:
– Anh muốn em đút chớ gì?
Cường khinh khỉnh:
Tôi chỉ muốn no bụng để uống thuốc thôi.
Minh bưng tô phở lên:
– Đúng là nhỏ mọn. Lỡ có phỏng mồm thì ráng chịu chớ đừng quy thêm trách nhiệm cho em đó.
Nhìn Ánh Minh loay hoay với tô phở, với đũa muỗng, Cường cười thầm trong bụng. Cô nàng dáo để này cần bị trêu dài dài cho đằng tỉnh lại.
Anh chưa kịp nói gì cho... bõ ghét, Ánh Minh đã chu mồm dỗ dành:
– Nào. Ngoan... ngoan..... ùm...
Cường nhăn mặt:
– Chắc em khiến tôi sặc mất. Nghiêm túc một chút đi.
Ánh Minh ngơ ngác thấy mà thương:
– Dạ.... Em vẫn như thế khi dút cơm cho bé Sa Kê ở cạnh nhà.
Cường ngắt lời cô:
Nhưng tôi không phải bé Sa Kê.
Ánh Minh nhoẻn miệng cười:
– Vậy thì anh tự ăn được chớ gì:
Anh là người lớn mà. Đã là người lớn thì phải rộng lượng, ai lại chấp nhất người nhỏ.
Cường gạt ngang:
Thôi đủ rồi. Em lắm điều quá.
Cầm đũa lên, Cường nói:
– Làm ơn xuống tủ thuốc lấy bông băng lên đây hộ tôi.
Ánh Minh gật đầu:
Vâng. Em sẽ lấy ngay.
Cường lừ mắt:
– Nè! Không được trốn luôn đó.
Ánh Minh nhún vai:
Đã hứa với bác Uyển là sẽ trông chừng anh, em trốn làm chi.
Dứt lời, cô le lưỡi trêu Cường:
– Ăn ngon nhé!
Minh nhẹ nhom khi bước rà khỏi phòng của Cường. Tủ thuốc không khó khăn gì để tìm nhưng Minh vẫn nhấn nhá thật lâu. Cô tò mò nhìn ngắm thặt kỹ nội thất ngôi nhà của gia đình Cường. Sang trọng, tiện nghi, hiện đại và dĩ nhiên mọi thứ trong ngôi nhà này đều đắt tiền.
Tự nhiên Ánh Minh thấy buồn. Cô thật mơ mộng hão huyền khi có lúc đã nghĩ tới Cường. Anh ta thuộc tầng lớp khác. Tầng lớp đó cách thng lớp gia đình cô rất nhiều. Bậc tam cấp dẫn lên ngôi nhà lớn tuy không cao, song muốn bước lên cô phải có cơ hội.
Bữa nay với Ánh Minh là một cơ hội, nhưng là một cơ hội cười ra nước mắt.
Cô được vào ngôi nhà này đề làm công việc giống công việe của một người hầu gái mà người Minh đang phục dịch chính là thiếu gia Cường.
Bước chân lên cầu thang của Minh chợt trĩu nặng, cô tự nhủ:
Hãy thực tế, hãy thực tế, con ngốc ạ!
Khi ánh Minh vào, Cường đã ăn xong, anh cao giọng:
– Em làm gì lâu dữ vậy?
Minh hóm hỉnh:
– Không phải em lâu mà là tại anh ăn nhanh, nhanh đến mức em bất ngờ luôn.
Cường hơi quê, anh bào chữa:
– Chẳng phải em bảo tôi ăn nhanh kẻo nguội là gì?
Ánh Minh khúc khích:
– Anh chịu nghe lời em sao? Chắc trời sắp có bão, bão to.
Cường càu nhàu:
– Hừ! Lúc nào cũng lý sự.
Cường cởi áo ra, Ánh Minh thấy vai anh sưng đỏ, vết răng cửa cô rất sâu và dĩ nhiên đang rướm máu.
Cường lừ mắt:
– Thế này vừa lòng hả dạ em chưa?
Ánh Minh nuốt nước bọt:
– Chưa. Vì thật tình em không cố ý mà chỉ tự vệ chính đáng.
Cường đốp chát:
– Hừ? Tôi chi đùa chớ có làm gì bậy mà em tự vệ?
Ánh Minh lí nhí:
– Anh đùa y như thật, ai mà biết.
Cường xuýt xoa:
Răng y như răng sói... Đau thật!
Minh chớp mi:
– Để em rửa vết thương cho anh.
Nói dứt lời, Ánh Minh lấy chai oxy già xịt vào vết thương cho nó súi bọt trắng.
Cường nhăn nhó khiến Minh buột miệng:
– Đúng là nhà giàu đứt tay... Đại ma đầu gì nhõng nhẽo chúa!
Cường nạt:
– Lắm điều?
Minh lên giọng:
– Em nói không đúng sao. Vết thương chỉ to bằng hạt đậu mà làm như ghê gớm lắm.
– Em không phải bác sĩ Diệp đâu mà anh làm nũng.
Cường gắt:
– Lại bác sĩ Diệp. Em thích gán ghép tôi và cô ấy nhỉ!
– Tại em thấy hai người xứng lắm.
– Xứng ở điểm nào? Em nói không được là biết tay tôi.
Ánh Minh lấy băng keo cá nhân dán lên vết thương. Cô nói một hơi:
– Em thấy hai người môn đăng hộ đối, trình độ ngang bàng, tuổi tác không chênh lệch.
Cường gõ nhẹ lên đầu Minh:
– Ngốc ơi! Đã là bồ chưa?
Minh lấp lưng:
– Anh hỏi để làm gì? Đó là bí mật, em không trả lời đâu.
Cường nheo mắt:
– Bí mật hả? Coi chừng bị.... bật mí đó.
Ánh Minh phủi tay vào nhau:
– Xong. Không phải bác sĩ, em chỉ biết làm thế thôi. Lở có nhiễm trùng em không chịu trách nhiệm. Cường quơ cái áo thun trên ghế:
– Nói như vậy chắc anh phải đi chích gừa chó dại quá!
Ánh Minh giậm chân:
Anh...anh thấy ghét...
Cường tủm tỉm cười. Lâu lắm rồi, kể từ khi anh rời ghế giảng đường, tới bây giờ anh mới tìm lại được cảm giác thích thú khi trêu một cô gái để cô ấy có phản ứng như Ánh Minh. Bất chợt Cường thấy mình trẻ trung hơn, hồn nhiên hơn. Với những áp lực khó chịu của công việc, dần dà Cường đã đánh mất những trò nghịch ngợm thời đi học. Công việc của anh tiếp xúc với đàn ông nhiều hơn Uyển sẽ trách em trông anh không cẩn thận.
Cường gật đầu:
– Anh biết rồi.
Minh chợt nghiêm giọng:
– Em xin lỗi đã làm anh bị thương ở vai.
Tất cả cũng tại chúng ta hay đùa. Từ giờ trở đi, em hứa sẽ không đùa, không chua ngoa, đanh đá và ác khâu với anh nữa. Em sẽ trở về đúng vị trí con gái của người 1ái xe cho gia đình anh, mình đừng 1à huynh muội nữa.
Cường chưa kịp nói gì, Ánh Minh đã đứng lên.
– Em không lấy thuốc hộ anh được đâu.
Anh nhớ phải uống đó.
Ánh Minh đi rồi, nhưng Cường vẫn còn đứng một chỗ. Anh biết cô bé còn giận mình.
Tất cả cũng vì đùa quá lố. Anh đã lợi dụng đùa để định hôn Minh. Chính anh là kẻ không ra gì. Mối quan hệ tốt đẹp của hai người đã có vết rạn, nếu Cường không khéo léo mối quan hệ ấy gãy đổ như chơi.
Cường thở dài:
''Mình đừng là huynh muội nữá'. Ánh Minh đã nói một cách dứt khoát nhưng anh biết mình khó có thế dứt khoát với những vương vấn trong tim.