Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Số lần đọc/download: 3691 / 290
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Câu Hay
5.1.1. Câu hay là những câu lệch chuẩn tiếng Việt nhưng có thể chấp nhận được trong những tình huống, những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và thường được sáng tạo ra một cách ý thức.
Bài thơ Mắt Lý Công Uẩn (1994) của huy Cận như sau:
Mắt chứa thời gian, chứa không gian nhìn trước nghìn năm mắt địa bàn Vạn dặm phù sa bồi lịch sử
Dời đô, đất nước đã sang trang.
hình như chưa ai dùng ‘mắt địa bàn’. Thế là câu thứ hai lệch chuẩn. Có người thẩm thơ cho rằng câu thứ hai phải là ‘nhìn trước nghìn năm mắt đại bàng’. Đúng là mắt loài đại bàng rất tinh, có thể nhìn xa vài dặm. nhưng dẫu sao cũng
106
chỉ là con mắt sinh vật trần tục, sao mà chứa thời gian, nhìn trước nghìn năm được? ‘Mắt địa bàn’ là một từ lệch chuẩn đắc địa. Chỉ mắt địa bàn mới nhìn thấu thời gian và không gian, làm nền cho câu thứ hai và cho cả một bài thơ hay.
Cũng nói về con mắt, câu ‘Không gì vui bằng mắt Bác hồ cười’ (Tố hữu) là hay. Miệng cười là chuyện bình thường. Còn ‘mắt cười’ là kết hợp lạ, nhưng cách dùng này hợp lý. nó phản ánh nhận thức con mắt là cửa sổ của tâm hồn, vui buồn hiện ra trong ánh mắt.
Câu hay và bản gốc. Câu gốc có thể không ‘hay’ nhất, nhưng cần phải tôn trọng. huỳnh Văn nghệ trong bài thơ nhớ Bắc, viết từ 1946-1948, có câu thơ hay:
‘Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời nam thương nhớ đất Thăng Long’
Không nên sửa lại như huy Cận, rồi Tuyển thơ Việt nam, 2004, và một vài báo khác:
- Từ thuở mang gươm đi mở cõi
ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.
- Từ độ mang gươm đi mở cõi
ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. (AnTĐ, 27.11.2004)
Trong khuôn khổ sách này, chúng ta chỉ đề cập tới loại câu hay mà một người bình thường có thể tạo ra được.
Câu hay là một câu đúng và có giá trị thẩm mỹ ngôn từ.
Đó là những câu đơn giản, không dư thừa, có hình ảnh, súc tích, lời ít ý nhiều, diễn đạt theo cách nói của người Việt, dùng thích hợp với tình huống, phù hợp với văn hóa người
107
Việt và tạo ra cảm hứng thích thú nơi người đọc qua những biện pháp ngôn từ như so sánh, ẩn dụ, ngụ ý, ám chỉ, chơi chữ... để tạo ra thông điệp cần thiết. những câu như vậy, nếu thêm yếu tố bất ngờ lại càng hay.
Câu nêu triết lý hợp với cảm nhận của nhiều người hay ít nhất cũng được nhiều người chia sẻ và ưa thích rồi dùng theo là câu hay.
Chẳng hạn, ‘Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền’ (Lời Thuyết ‘buôn vua’ trong vụ năm Cam). Câu này có vẻ như tự mâu thuẫn. Thực ra, sự đối lập giữa tiền/rất nhiều tiền chỉ là đối lập bề ngoài, còn bản chất chỉ là sự đối lập giữa không nhiều tiền và rất nhiều tiền. Câu này bộc lộ triết lý có tiền mua tiên cũng được nhưng được nói theo giọng con buôn: Không gì không mua được bằng tiền. Chỉ thay từ có thể bằng từ phải, câu trên được chuyển thành lời luật sư ngọc hoàn ‘Cái gì không mua được bằng tiền thì phải mua bằng rất nhiều tiền’. (p. Bản lĩnh người đẹp, tập 8) Đó cũng là triết lý của bà hằng ‘Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền’(p. CTT, t.1) Đối lập tiền/rất nhiều tiền biểu trưng cho đối lập không nhiều tiền và rất nhiều tiền trở thành một khuôn ngôn ngữ: ‘Chuyện của Công Minh không phải vì tiền mà là vì rất nhiều tiền’. (TV, 22.09.2011)
Có nhiều lý do khiến chúng ta sử dụng cách nói có hàm ý. Đầu tiên là ‘nói thật mất lòng’. nói thật cũng làm ‘mất thể diện’, gọi nôm na là ‘mất mặt’. nhưng có những sự việc vẫn cần phải nói thật. Lúc đó nên chọn cách nói gián tiếp. những
108
hàm ý, ngụ ý thích hợp với tình huống là ngụ ý ‘đắt’ và hay.
- Ông... ủng hộ tổng biên tập Lê hoàng gỡ cái vật cản ngay dưới chân mình để đòi một ‘phương thức lãnh đạo tốt nhất là tạo điều kiện để báo Tuổi Trẻ vươn lên xứng tầm quốc gia và khu vực. (b., 03.09.2007)
nếu thay ‘vật cản ngay dưới chân’ bằng ‘vật cản ngay trước mặt’ thì ngụ ý sẽ thay đổi và mất hay. Dưới chân và trước mặt tạo ra hai sự liên tưởng khác nhau. ‘Chân’ là thấp và liên quan tới bước đi. Đối lập lại ‘mặt’ là cao và liên quan tới tầm nhìn. Vật cản ngay dưới chân tạo ngụ ý cái vật cản ngáng đường và thấp kém. Cái đoạn tiếp theo ‘đòi một phương thức lãnh đạo tốt nhất’ khiến người đọc hiểu rõ và hiểu ngay cái ‘vật cản’ dưới chân này ngụ ý điều gì.
Dùng những ‘câu hỏi khéo’ cũng là cách nói hay.
- Chủ tịch nước nguyễn Minh Triết kể: ‘Có lần sang thăm một nước ở Bắc Âu, khi dàn nhạc binh cử quốc thiều hai nước, phía bạn thì từ vua đến các thành viên chính phủ đều hát, còn đến lượt ta chỉ có nghe tiếng nhạc mà không có tiếng người, khiến người đứng đầu nước chủ nhà hỏi khéo: ‘Thế nước bạn quốc ca không có lời à?’ (Tuổi Trẻ, 29.10.2010)
những sự thật xấu xa thì cần được phơi bày. Châm biếm là một phương thức tốt, nhằm bộc lộ sự thật một cách hiệu quả. (x. §5.7.2)
Đoạn văn hay là đoạn văn mạch lạc, giữa các câu có liên kết chặt chẽ về hình thức cũng như nội dung.
Viết sao cho độc giả tự phát hiện ra ý tứ của mình cũng là viết hay.
109
5.1.2. Câu đúng, câu hay: ranh giới mong manh
Thay một chữ, từ câu hay có thể chuyển thành câu bình thường hoặc một câu dở. Thay một chữ, câu hay chuyển thành câu dở. nhưng sự khác biệt này nhiều khi rất khó thấy. Khi tả Kiều tắm, ‘Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.’ được coi là nguyên tác, nhiều bản Kiều in như vậy. nhưng có một bản Kiều lại viết ‘Rõ màu trong ngọc trắng ngà’. Chuyển từ rõ ràng sang rõ màu, nguyễn Khắc Bảo bình luận: ‘Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, khác đi một chữ ra người... phàm phu’ (nn&ĐS, 3.2003, t. 44)
Xem thêm: §6.1 Chữ tác đánh chữ tộ.
Câu không hay là những câu dài dòng, những câu có thể viết ngắn hơn mà vẫn đồng nghĩa, vẫn giữ nguyên sắc thái.
(1) Trên mạng Internet dấy lên những lời đồn đại Choi Jil Sil đã cho Ahn, một người bạn của cô, vay tới 2,5 tỉ won. (b., 03.10.2008)
Trong câu trên, danh từ Ahn được định rõ bằng một chú giải một người bạn của cô. Phong cách khoa học thường dùng cách viết này, nhưng lời nói thường ngày người ta nói giản dị hơn ‘bạn cô là Ahn’ nghĩa là có thể viết phần cuối của câu 1 như sau:
(2) ‘... Choi Jil Sil đã cho bạn cô là Ahn vay tới 2,5 tỉ won’.
Câu 2 hay hơn câu 1.
Cách nói súc tích chứa nhiều lượng thông tin trong môi trường trí thức cũng được coi là hay. năm1996 cố vấn Phạm Văn Đồng tròn 90 tuổi, một giáo viên hỏi:
110
- Thưa Bác, Bác sinh ngày nào ạ?
- Thỉnh thoảng mới có một ngày sinh.
người nghe chưa hiểu ngay. Thủ tướng giải thích thêm ‘Bốn năm mới được sinh nhật một lần’. Suy ra ông sinh ngày 29.02.1906.
5.2. Diễn đạt theo cách nói
của người Việt là diễn đạt hay
nói đúng, nói chính xác là một phương châm quan trọng trong giao tiếp. Để giao tiếp có hiệu quả, cần nói năng dễ nghe, dễ hiểu. Muốn vậy, cần nói như người Việt thường nói.
5.2.1. người Việt thường nói thế nào? nhà văn hóa Phan Khôi cho ví dụ: Trên đường về, nghe hỏi ‘Anh đi đâu về đấy?’ người thợ săn Việt nam sẽ trả lời:
(1) Tôi đi săn về.
người thợ săn Pháp lại lấy cái việc chính mình đang làm (tôi trở về...) để trả lời:
(2) Tôi trở về từ sự đi săn. (Je reviens de la chasse)
Vậy là người Việt trả lời theo cách kể lại tuần tự những việc đã xảy ra: tôi đi - tôi săn - tôi về, và thành ‘Tôi đi săn về’.
người Việt nói ‘từ A trở về’,‘từ A đến B’,... còn ‘trở về từ A’, ‘B đến từ A’... là cách diễn đạt mượn của tiếng Anh, tiếng Pháp. Không nên viết ‘Rất nhiều kỹ sư vi tính trẻ đang trở về từ hoa Kỳ để tiến hành hoạt động kinh doanh Internet tại quê hương’. nên viết ‘Rất nhiều kỹ sư vi tính trẻ đang từ
111
hoa Kỳ trở về tiến hành hoạt động kinh doanh Internet tại quê hương’.
Một trong các cách nói của người Việt là trật tự thời gian các hiện tượng, sự việc đã xảy ra thế nào thì trật tự từ ngữ phản ánh chúng cũng như vậy. Xét thêm câu:
(3)... Tùng bài bạc gì đó thua hết tiền, lại bán xe máy mẹ vợ vay tiền mua cho làm phương tiện kiếm sống. (b., 20.03.2009)
Câu trên do hai câu đơn giản hơn hợp lại:
(3a) Tùng bài bạc gì đó thua hết tiền, lại bán xe máy.
(3b) Mẹ vợ vay tiền mua (xe máy) cho làm phương tiện kiếm sống.
Ở mỗi câu (3a), (3b), chúng ta gặp những chuỗi động từ theo đúng trật tự thời gian xảy ra nên vẫn nghe được: (3a) bài bạc - thua hết - bán; (3b) vay - mua - cho - làm - kiếm.
Cách diễn đạt theo trật tự thời gian dẫn tới hiện tượng tiếng Việt dùng nhiều động từ đi thành chuỗi, dùng nhiều động từ, dùng ít danh từ. Ví dụ:
(4) Tôi đi tìm mua một số sách tặng học sinh giỏi.
Câu trên đã xâu bốn động từ đi, tìm, mua, tặng thành chuỗi. Cách xâu chuỗi động từ kiểu này khiến tiếng Việt có nhiều động từ ghép theo quan hệ nhân quả: bệnh tật; đổ vỡ (có đổ mới vỡ); nghèo hèn (vì nghèo nên hèn); giàu sang; cổ kính (có cổ mới kính)...
Thường thì câu càng ít những từ sự, việc càng dễ nghe hơn, càng hợp với lỗ tai của người Việt hơn. người Việt không nói:
112
(5) Sự có mặt của giám đốc làm chúng ta rất phấn khởi.
Từ ‘sự’ làm câu này thành tĩnh, chuyển danh ngữ ‘Sự có mặt của giám đốc’ thành cụm chủ vị ‘giám đốc đến’ câu bớt được sự và của, ngắn hơn và trở nên động, phù hợp với đặc điểm ‘rất phấn khởi’ hơn:
(5b) giám đốc đến (làm) chúng ta rất phấn khởi.
Quan hệ ‘thua hết tiền - bán xe’, ‘giám đốc đến - chúng ta phấn khởi’ là những quan hệ nhân quả. Thông thường người ta dùng câu ghép nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả thể hiện quan hệ này. Có thể dùng động từ khiến, làm cho... để nêu quan hệ này trong một câu đơn giản như 3, 5b.
Cũng vậy, danh từ ‘tính tiêu cực’ làm câu sau đây nặng nề:
(6) Mặt khác, phe chính trị đối lập Israel cũng đòi điều tra chính thức những lời cáo giác về Iraq do Mossad đưa ra vì điều này phản ánh tính tiêu cực lên tính trung thực trong thông tin tình báo của Israel. (b., 23.12.2003).
Chuyển nó thành động từ thì câu thuận hơn:
(6b)... vì điều này phản ánh tiêu cực đã chi phối tính trung thực trong thông tin tình báo của Israel.
Vì sao câu 7 dưới đây khó hiểu?
(7) nếu chuyên viên không ngay ngắn và thiếu am hiểu sâu sắc công việc để kiểm tra của lãnh đạo thường phát sinh tiêu cực ở khâu nghiên cứu, trình xử lý. (b. 17.07.2003)
Từ của làm câu trên nặng nề.‘Công việc để kiểm tra của lãnh đạo’ là một danh ngữ nghe lạ tai. Thường nói ‘lãnh đạo kiểm tra công việc’. Cũng có thể chuyển thành một danh
113
ngữ: công việc để (/mà) lãnh đạo kiểm tra. Cho nên, nếu dùng kết cấu chủ - vị ‘lãnh đạo kiểm tra’ để mở rộng từ kiểm tra thì câu nghe ‘thuận’ hơn, nhẹ nhàng hơn:
(7b) nếu chuyên viên không ngay ngắn và thiếu am hiểu sâu sắc công việc để (/mà) lãnh đạo kiểm tra, thường phát sinh tiêu cực ở khâu nghiên cứu, trình xử lý.
(8) Mục tiêu để giám sát bất cứ khi nào ra khỏi tầm mắt của họ chính là các ông chồng. (b., 15.10.2011)
Câu (8) nghe rất lủng củng. Mục đích là giám sát. Chúng ta hỏi: giám sát ai - khi nào? Theo trật tự ấy, ta viết:
(8b) Mục tiêu giám sát chính là các ông chồng bất cứ khi nào ra khỏi tầm mắt của họ.
Viết như trên vẫn dài vì ‘bất cứ khi nào’ là ‘mỗi khi’. Vậy có thể nói ngắn hơn nữa:
(8c) Mục tiêu giám sát chính là các ông chồng mỗi khi ra khỏi tầm mắt của họ.
Chú ý tới cách diễn đạt câu theo luật nhân quả chúng ta sẽ bớt đi những cách nói nặng nề:
(9) Không khí trong cuộc họp trở nên rất căng thẳng. Trước tình hình đó, ông Ba bỏ ra ngoài.
‘Trước tình hình đó’ khiến vế sau nặng nề. người dân bình thường sẽ dùng quan hệ ‘nhân quả’ vì vậy, thấy vậy:
(9b) Không khí trong cuộc họp trở nên rất căng thẳng. Thấy vậy, ông Ba bỏ ra ngoài.
Có những cách nói vay mượn, nghe mãi cũng thành quen. nhiều xướng ngôn viên trên tivi nói ‘Cám ơn sự quan tâm
114
theo dõi của các bạn’. nhưng ‘Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi’ vẫn thuận tai hơn.
5.2.2. Trong câu nhân quả thì nguyên nhân, điều kiện xảy ra trước kết quả xảy ra sau.
nguyên nhân xảy ra rồi kết quả mới xảy ra. Vậy cách nói ‘Vì A nên B’; ‘Do A mà B’ thuận tai hơn cách nói ‘B bởi A’; ‘Sở dĩ B vì A‘. Câu ‘nếu chăm sẽ giỏi’ nghe thuận tai hơn ‘Sẽ giỏi nếu chăm’. Câu ‘nếu có tiền tôi sẽ mua xe honda’ dễ nghe hơn câu ‘Tôi sẽ mua xe honda nếu có tiền’.
Viết kết quả trước, nguyên nhân sau nên câu dưới đây khó hiểu:
(10) Thế nhưng khi những tay cá cược mê Manchester City sắp ‘dọn nhà’ ra vỉa hè ở vì... Anelka, thì tiền đạo này lại cất tiếng hát: từ đầu mùa bóng đến nay Anelka liên tục ghi bàn cho Manchester City. (b., 27.09.2003)
nên sửa lại như sau:
(10b) Thế nhưng khi những tay cá cược vì Anelka mà ‘bắt’ Manchester City sắp ‘dọn nhà’ ra ở vỉa hè, thì tiền đạo này lại tỏa sáng: từ đầu mùa bóng đến nay anh liên tục ghi bàn cho Manchester City.
Cũng vậy, cách nói ‘Tuy A nhưng B’ phổ biến hơn, nghe thuận tai hơn cách nói ‘B tuy A’.
nguyên tắc trật tự từ ngữ phản ánh trật tự thời gian các hiện tượng, sự việc đã xảy ra cũng được dùng trong những kiểu câu khác như câu hỏi, câu mệnh lệnh...
115
nếu việc chưa xảy ra chúng ta hỏi:
(11) nếu tôi bật tivi có làm phiền anh lắm không? nếu việc đã xảy ra rồi thì hỏi:
(11b) Tôi bật tivi có làm phiền anh lắm không? Kiểu hỏi sau đây khó nghe:
(11c) Có làm phiền anh lắm không nếu tôi bật tivi?
5.2.3. Ai, nào, sao, gì, đâu, bao giờ,... - những từ phiếm định độc đáo của tiếng Việt.
ngoài chức năng để hỏi, những từ trên đây còn dùng để tạo ra những câu thể hiện ý tuyệt đối theo phương thức tác động tới yếu tố phiếm định là tác động tới tất cả. Thế nào là ‘tác động tới yếu tố phiếm định’? Một số ví dụ:
Trong các câu ‘Ai cũng vậy thôi’ (TY, 39); ‘Ở đời cái gì cũng thế’ (TY, 260) từ cũng đã đối chiếu với yếu tố phiếm định ai, gì... nên tạo ra những câu có ý nghĩa tất cả: mọi người đều vậy, ở đời mọi thứ đều thế.
những câu sau đây đều là những câu chất vấn yếu tố phiếm định để tạo ra ý nghĩa bác bỏ tuyệt đối:
(A) Tôi về bao giờ? (→ tôi chưa hề về) (B)Cácôngcómấtgìđâu.-ngôTấtTố(→cácôngkhông
mất gì cả)
- Tôi nói đâu nào? (→ tôi không hề nói)
- Bác bán rẻ thế còn đâu ra tiền lời. (→ không còn tiền lời) - Làm gì chẳng xong. (→ chắc chắn xong)
116
- Ông là người Êđê, có học, lẽ nào ông quên câu nói đó. (Xuân Du) (→ ông không thể quên)
- Được là được thế nào? (MĐLnnM, 77) (→ không được)
- Tôi nói điều đó để làm gì kia chứ? (→ tôi không nói)
- Sao lại không liên quan đến ai? (TY, 510) (→ có liên quan đến người khác)
- Thoát khỏi thế nào được! (→ không thể thoát được)
- Còn gì nữa đâu mà yêu. - Lê Lựu (→ không còn gì nữa)
- nào ai còn dám nói năng một lời. - Kiều (→ không ai dám nói).
(C) Trong các câu ‘Chẳng ai đến cả’; ‘Không đời nào họ cho anh vay’; ‘Chẳng sao cả’; ‘Không đâu còn thứ hàng này’... từ ‘chẳng’ đã phủ định yếu tố phiếm định ai, đời nào, sao, đâu... để tạo ra những câu có ý nghĩa phủ định tuyệt đối: mọi người đều không đến, chắc chắn họ không cho anh vay, mọi nơi đều không còn hàng này,...
những phương thức (A), (B), (C) không thấy ở tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng nga và nhiều ngôn ngữ khác, nên khi dịch những kiểu diễn đạt đặc Việt nam này, hoặc người ta tìm những cách diễn đạt khác, hoặc chỉ dịch ý hoặc người ta né và bỏ qua. Chúng tôi đã kiểm tra điều này qua tuyển tập truyện ngắn Tình yêu sau chiến tranh (2003) - và bản dịch có uy tín Love after war (2003) - của Wayne Karlin và hồ Anh Thái (chủ biên).
‘Tỉnh người ta thiếu gì?’. ‘Thiếu gì’ nghĩa là không thiếu gì nên được dịch ý là ‘Tỉnh người ta có đầy người như vậy’.
117
‘Đâu còn thì giờ lo chuyện nhà cửa’. (TY, 35); ‘Đâu còn thì giờ’ nghĩa là không còn thì giờ, nên được dịch ý là ‘quá bận’: she was too busy’. (LAW,19); ‘Dời đi đâu? Tiền đâu mà dời?’ (TY, 35); Chất vấn ‘tiền đâu?’ tức là không có tiền, nên được dịch ý là quá nghèo: Evacuate to where?... our village is real poor’. (LAW,19) ‘nào có thấy nhà em về đâu ạ! Chờ hết nước hết cái mà hoài công, anh ơi!’ (TY, 23) ‘nào có thấy’ tức là tuyệt đối không thấy. Thế là được dịch thành ‘he’s nowhere to be seen...’ (LAW,6); ‘nếu không thì lo gì tôi’ (TY, 116). ‘Lo gì tôi’ tức là ‘không phải lo cho tôi’. Và đã được dịch thành một mệnh đề ghép phủ định ‘If you’re not, then don’t worry about me’.
Tương tự, những cách so sánh cực cấp nhất dưới đây cũng là kiểu diễn đạt đặc Việt nam vì không thấy ở mấy ngôn ngữ Anh, Pháp, nga. Câu ‘Ai yêu Bác hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng?’ có nghĩa là nhi đồng yêu Bác hồ Chí Minh nhất. Câu ‘Mẹ không thương con thì thương ai?’ có nghĩa là mẹ thương con nhất. Câu ‘Anh ta mà giỏi thì còn ai không dốt?’ có nghĩa là anh ta dốt nhất.
Chú ý tới quy tắc trên đây sẽ tránh được những câu dư thừa.
(12) Tôi không nghĩ rằng sẽ có bất kỳ đội bóng nào muốn gặp chúng tôi vào lúc này. (b., 24.06.2012)
hai lỗi trong câu trên là:
a) Câu này bày tỏ ý kiến của người nói. Vậy nên viết ‘Tôi nghĩ rằng [không...]’. nếu bác bỏ ý kiến người khác thì mới viết ‘Tôi không nghĩ rằng...’
118
b) Chỉ cần viết ‘không đội bóng nào’ là đã diễn tả được ý phủ định tuyệt đối ‘mọi đội bóng đều không...’. Câu trên đã dư từ ‘bất kỳ’. Chúng ta sửa lại:
(12b) Tôi nghĩ rằng không có đội bóng nào muốn gặp chúng tôi vào lúc này.
5.2.4. Trong tiếng Việt có những cấu trúc hay dùng. người Việt thích dùng câu chủ động, ít dùng câu bị động.
Cách thể hiện ý bị động cũng khác. Đó là phương thức đảo bổ ngữ lên đứng ở đầu câu và có thể không cần dùng trợ từ thể hiện phương thức bị động ‘bởi’, ‘bằng’ như ở nhiều ngôn ngữ khác. Còn lại, trật tự tác nhân - hành động (trật tự chủ ngữ - vị ngữ trong câu chủ động) vẫn giữ nguyên.
Ở dạng chủ động chúng ta nói:
(a) Ba buộc một con trâu ở bụi tre. (b) Ba tặng sách cho năm.
Chuyển sang dạng bị động, người Anh hay người Pháp sẽ nói: ‘Một con trâu bị (/được) buộc ở bụi tre bởi Ba’; ‘năm được tặng sách bởi Ba’. nói vậy không sai ngữ pháp nhưng không là cách nói của người Việt. Chúng ta nói:
(a’) Một con trâu (bị/được) Ba buộc ở bụi tre. (a’’) Một con trâu buộc ở bụi tre.
(b’) năm được Ba tặng sách.
Cũng vậy, không nên nói: ‘hàng nghìn nạn nhân đã bị giết chết bởi bom nguyên tử. (Tivi, 08.01.2006). nên nói: hàng nghìn nạn nhân đã bị bom nguyên tử giết chết.
119
nên sửa câu dưới đây thế nào?
(13) Bằng cách này, chính quyền Mỹ có thể hạn chế những lời chỉ trích đến từ Israel và những người Mỹ gốc Do Thái vì đã nghiêng về phía Palestine.
Có ba điều lưu ý về bổ ngữ của câu trên:
a) giới ngữ đến từ... không thuận tai.
b) Chuyển danh ngữ ‘những lời chỉ trích đến từ Israel...’ thành câu chủ động ‘Israel... chỉ trích’ sẽ dễ nghe hơn.
c) ‘Lời chỉ trích... vì đã...’ là cách diễn đạt kết quả-nguyên nhân ngược với trật tự nhân quả. Thay ‘vì’ bằng ‘là’ sẽ chuyển thành cách diễn đạt sự kiện-giải thích. Vậy:
(13b) Bằng cách này, chính quyền Mỹ, có thể hạn chế Israel và những người Mỹ gốc Do Thái chỉ trích là đã nghiêng về phía Palestine.
Thuận cấu trúc tiếng Việt là thuận theo trật tự hành động như ‘giao ai làm việc gì’. Có giao việc rồi mới làm việc, vậy là thuận. Bằng cách đảo trật tự, chúng ta tạo một câu đồng nghĩa ‘giao việc gì cho ai (làm)’, nhưng ít người dùng cách nói này vì không ‘thuận tai’ người Việt.
Trong quá trình hội nhập hợp tác quốc tế, nhiều văn bản thương mại, văn hóa, khoa học,... được soạn theo hai thứ tiếng. Trong những trường hợp này lại càng cần chú ý viết tiếng Việt theo cách nói của người Việt. Không nên gò tiếng Việt theo khuôn tiếng Anh hay tiếng nước ngoài nào khác. Trên báo Tuổi Trẻ ngày 24.04.2002 dẫn nhiều ví dụ về lời văn trong hiệp định thương mại Việt-Mỹ sao mà ‘xa lạ, khó hiểu
120
và mơ hồ’ khiến nhiều doanh nghiệp nói họ không nắm hết các ý của bản hiệp định này.
Ví dụ:
1) Thương mại hàng dệt và sản phẩm dệt. (khoản 4, điều I, chương I)
Sao không viết ‘mua bán mặt hàng dệt’?
2) giao lưu biên giới. (khoản 3, điều I, chương I)
Sao không viết ‘buôn bán tiểu ngạch’ hay ‘biên mậu’?
3) giao hàng từ cửa đến cửa. (door to door delivery)
Sao không dùng cách nói quen thuộc ‘giao hàng tận nhà’ của người Việt?
4) Mỗi bên điều hành các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có ảnh hưởng tới thương mại để tạo cho hàng hóa của bên kia những cơ hội cạnh tranh có ý nghĩa đối với các nhà cạnh tranh trong nước. (Điều 2, chương I)
Chúng ta không nói ‘điều hành các biện pháp thuế quan’, mà cũng không nói ‘nhà cạnh tranh trong nước’. Cho nên, lẽ ra điều trên cần được viết là ‘Mỗi bên áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan tác động đến thương mại sao cho tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng đối với sản phẩm của bên kia so với sản phẩm trong nước’.
5.2.5. Trật tự bình thường trong một câu tiếng Việt là:
trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ - công cụ
(14) ngày 20.03, cựu nữ hoàng Juliana, người cai trị hà Lan trong 32 năm (1948 - 1980), đã qua đời do nhiễm trùng phổi
121
tại cung điện Soestdijk, hà Lan, thọ 94 tuổi. (b., 22.03.2004)
Cách viết trên mơ hồ vì đứt mạch văn: chết tại cung điện Soestdijk chứ không phải do nhiễm trùng phổi tại cung điện. Chúng ta sửa bằng cách đảo lại trật tự thành phần câu: Đưa trạng ngữ chỉ nguyên nhân ‘do nhiễm trùng phổi’ lên đầu câu:
(14b) Do nhiễm trùng phổi, ngày 20.03, cựu nữ hoàng Juliana, người cai trị hà Lan trong 32 năm (1948 - 1980), đã qua đời tại cung điện Soestdijk, hà Lan, thọ 94 tuổi.
(15)... đàn ông thường xuyên tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt giảm so với người không có hoạt động thể chất. (b., 04.12.2010)
(16)... đàn ông và phụ nữ tham gia vào các hoạt động thể chất vừa phải và mạnh có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi giảm. (b., 04.12.2010)
hai câu trên đã diễn đạt ngược trật tự vị ngữ-bổ ngữ. giảm gì? - giảm nguy cơ mắc bệnh. Vậy nói ‘Có nguy cơ mắc bệnh giảm...’ là ngược trật tự, khiến người đọc nhanh vội lầm tưởng là ‘có nguy cơ mắc bệnh...’. nên sửa là:
(15b)... đàn ông thường xuyên tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
(16b)... đàn ông và phụ nữ tham gia vừa phải các hoạt động thể chất mạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi.
Chúng ta nói theo trật tự trạng ngữ - nguyên nhân - kết quả:
122
(17) hôm qua ở quận Ba, vì hỏng thắng một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda.
Không nên đưa trạng ngữ xuống cuối câu, như:
(17b) Vì hỏng thắng một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda hôm qua ở quận Ba.
(17c) Vì hỏng thắng, hôm qua một chiếc xe tải đã tông vào một xe honda ở quận Ba.
5.2.6. Liên tục trong cấu trúc
Không theo luật liên tục trong cấu trúc (còn gọi là liên tục trong mạch văn) thường dẫn tới những câu trúc trắc, khó hiểu.
(18) Đội tuyển bóng rổ Thành phố hồ Chí Minh đã mất chức vô địch quốc gia ngay trên sân nhà, sau trận thua Không quân vào tối 21.10, đã chấm dứt một chuỗi dài liên tục nhiều năm liền thống lĩnh bóng rổ Việt nam. (b., 24.10.1996)
Câu trên nghe trúc trắc vì đã vi phạm tính liên tục trong cấu trúc. nên nói theo trật tự ‘mất chức... và đã chấm dứt’. hơn nữa, sau khi thua mới mất chức. Vậy nên đưa trạng ngữ chỉ thời gian lên đầu câu:
(18b) Sau trận thua Không quân vào tối 21.10, Đội tuyển bóng rổ Thành phố hồ Chí Minh đã mất chức vô địch quốc gia ngay trên sân nhà và đã chấm dứt một chuỗi dài liên tục nhiều năm liền thống lĩnh bóng rổ Việt nam.
Câu dưới đây được viết trong tình huống nga và Pháp kêu gọi phong trào ‘Một máy bay cho Iraq’, bất chấp lệnh cấm vận của Liên hiệp Quốc đối với Iraq:
123
(19) Đặt những diễn biến này trong lời đe doạ của ngoại trưởng Mỹ M. Albright ngày 02.10, nhân chuyến thăm Paris, rằng ‘bất kỳ nước nào cho máy bay bay tới Iraq cũng sẽ bị mất quyền bay tới hoa Kỳ’ (gazeta.ru), sẽ thấy ý nghĩa không nhỏ của các hành động của nga và Pháp. (b., 05.10.2000)
Vì sao câu trên đây khó hiểu? Một phần vì viết dài (tới 55 tiếng). nhưng khó hiểu chủ yếu do cấu trúc. Lẽ ra nên dùng cấu trúc thông thường ‘có A mới B’ cho kiểu câu trên. Câu cũng vi phạm nguyên tắc liên tục trong mạch văn (lời nói của M. Albright bị ngắt ra để chen vào đoạn ‘nhân chuyến thăm Paris, rằng’). Vậy nên sửa lại như sau:
(19b) Có đặt những diễn biến này trong lời đe doạ ‘bất kỳ nước nào cho máy bay bay tới Iraq cũng sẽ bị mất quyền bay tới hoa Kỳ’ (gazeta.ru) của ngoại trưởng Mỹ M. Albright ngày 02.10 nhân chuyến thăm Paris mới thấy ý nghĩa không nhỏ của các hành động của nga và Pháp.
(20) Chín trong số 10 nhà khoa học có mặt tại cuộc họp chiều 03-03 của hội đồng khoa học bảo tồn di tích Bộ Văn hóa - Thông tin để lấy ý kiến tham mưu cho bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - huế quyết định xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh đã bày tỏ chính kiến kiên quyết phản đối việc xây dựng này. (b., 04.03.2005)
Câu trên dài quá. Chủ ngữ đứng cách vị ngữ quá xa làm đứt mạch văn. Kết quả là thông tin chủ yếu ‘9/10 nhà khoa học phản đối’ bị chìm đi. nên tách thành 2 câu. Câu 1: trạng ngữ mục đích - chủ ngữ - vị ngữ; câu 2: Kết quả.
124
(20b) Để lấy ý kiến tham mưu cho bộ trưởng, chiều 03-03 hội đồng khoa học bảo tồn di tích Bộ Văn hóa-Thông tin có cuộc họp về quyết định xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - huế. Chín trong số 10 nhà khoa học có mặt đã kiên quyết phản đối việc xây dựng này.
(21) Làm sao trả lời được dư luận khi mà khối thuốc nổ nay được biết là đã được chôn ngay dưới lòng đường và trong một cái cống chỉ vài ngày trước đó trong một vụ đào đường sửa ống cống? (b., 05.03.2005)
Câu trên khó hiểu cũng do đứt mạch văn: một mặt,câu được viết theo dạng bị động, bổ ngữ ‘khối thuốc nổ’ đặt ở trước; mặt khác, phụ ngữ địa điểm ‘trong một cái cống’ đứng cách xa vị ngữ ‘chôn’; hơn nữa trật tự những thông tin trực tiếp về cái cống ở đâu (ngay dưới lòng đường), và vì sao chôn được (trong một vụ đào đường sửa ống cống) rồi thông tin về vụ đào đường ‘chỉ vài ngày trước đó’ được đặt khá tùy tiện. Do vậy, nên đưa chúng xuống cuối cùng. Và chúng ta có thể sửa:
(21b) Làm sao trả lời được dư luận khi mà nay được biết là khối thuốc nổ đã được chôn trong một cái cống ngay dưới lòng đường trong một vụ đào đường sửa ống cống chỉ vài ngày trước đó.
5.2.7. Tuy nhiên, trong nói năng còn có những quy tắc khác. Điều muốn nhấn mạnh sẽ được đưa lên đầu câu.
nếu muốn nhấn mạnh một xe honda bị tai nạn, chúng
125
ta sẽ dùng một trật tự ngược với trật tự thông thường. Đưa bổ ngữ này lên đầu câu dùng để nhấn mạnh và chúng ta nói theo lối bị động: ‘Một xe honda đã bị một chiếc xe tải hỏng thắng tông vào’. nếu muốn nhấn mạnh tới việc mua xe honda chúng ta không nói theo kiểu câu điều kiện - kết quả ‘nếu có tiền tôi sẽ mua xe honda’ mà đưa kết quả lên trước: ‘Tôi sẽ mua xe honda nếu có tiền.’
Vì lý do tu từ, nên tránh các từ lặp lại đứng gần nhau.
(22) nhân tiện, tôi giới thiệu với tất cả các bạn quyển ‘Đường vào khoa học của tôi’ của giáo sư Tôn Thất Tùng. (b., 26.09.2000)
Câu trên trúc trắc vì có hai từ của đứng gần nhau. Đặt hai từ này cách xa nhau, câu sẽ dễ nghe hơn:
(22b) nhân tiện, tôi giới thiệu với các bạn quyển sách của giáo sư Tôn Thất Tùng: ‘Đường vào khoa học của tôi’.
nếu tiêu đề quyển sách không có cụm từ của tôi và bỏ đi từ tất cả - một từ dư - thì cách viết đầu tiên vẫn dễ nghe:
(22c) nhân tiện, tôi giới thiệu với các bạn quyển ‘Đường vào khoa học’ của giáo sư Tôn Thất Tùng.
(23) Tác dụng tốt của cá tăng lên với việc ăn cá thường xuyên, với nguy cơ đột quỵ ít hơn 28% nơi những người ăn cá nhiều hơn năm lần/tuần. (b., 28.01.2005)
Câu trên trúc trắc vì lặp lại từ cá, ăn cá và trình bày câu theo trật tự ngược kết quả - nguyên nhân. nên đảo lại trật tự:
(23b) những người ăn cá thường xuyên, nhiều hơn năm lần/tuần, (thì tác dụng tốt của cá tăng lên) nguy cơ đột quỵ ít hơn 28%.
126
người Việt thích cách nói đối làm câu ít liên từ và ngắn đi.
(24) gần cái gì ta ghét là khổ. Xa cái gì ta yêu cũng khổ. (nam Cao)
Có thể dùng cặp đến/đi thay cho quan hệ nhân quả:
(25) Tuổi già đến, sức khỏe đi; Tuổi già đến, trí nhớ đi; Chuyên cần đi, thất bại đến.
5.3. Diễn đạt đơn giản là diễn đạt hay
5.3.1. Có những cách diễn đạt không sai nhưng người đọc khó tiếp nhận vì không đơn giản.
Về từ ‘hai thân’ trong những ngày thơ ấu của nguyên hồng, nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin chú thích: ‘Dùng trong những tổ hợp chỉ người trong quan hệ gia đình thân thuộc’. (trang 5) Chỉ cần giải thích: hai thân (hay song thân) là từ chỉ cha và mẹ.
(1) Legend muốn nối mạng cho đông đảo khán giả truyền hình. nguyên nhân: cho tới nay cứ 175 người trong số 1,2 tỉ dân Trung Quốc thì mới chỉ có một người sở hữu PC, nhưng hầu hết các gia đình đều đã có tivi. (b., 07.10.1999)
Câu (1) khó hiểu vì khá dài và không đưa nguyên nhân lên trước. nên tách thành 3 câu. Phần nguyên nhân có quan hệ nghịch nhân quả, nên ta dùng cấu trúc ‘tuy... nhưng’:
(1b) Tuy hầu hết gia đình Trung Quốc đã có tivi nhưng còn rất ít gia đình có PC. Ở đất nước 1,2 tỉ dân này, cứ 175 người thì mới chỉ 1 người có PC. Vì vậy Legend muốn nối mạng cho đông đảo khán giả truyền hình.
127
(2) Dường như cái tâm tưởng ấy đơn giản chỉ là sự phản kháng đối với một ông thầy mà họ vốn đã quá chán ghét. (b., 19.06.2012)
Câu trên không sai nhưng dư không cần thiết và do vậy không hay. Chỉ cần nói ‘phản kháng ai’ chứ không nên nói ‘phản kháng đối với ai’. Từ ‘một’ dùng chỉ một đối tượng chưa xác định, nhưng ông thầy ‘mà họ đã quá chán ghét’ đã xác định. Vậy từ một cũng dư. Chúng ta sửa bằng cách bỏ bớt ‘đối với một’:
(2b) Dường như cái tâm tưởng ấy đơn giản chỉ là sự phản kháng ông thầy mà họ vốn đã quá chán ghét.
5.3.2. Câu ngắn thường đơn giản
người Việt nói ‘mười năm nay’. nó đơn giản hơn ‘mười năm trở lại đây’.
nên viết ‘hạn hán, động vật chết đói’. Không nên viết: ‘hạn hán làm động vật chết vì đói’. Mọi người nhận ra ngay quan hệ nhân quả hạn hán - chết đói nên có thể lược bỏ những từ gây khiến làm cho, khiến cho,... để câu ngắn gọn hơn mà vẫn dễ hiểu. Câu dễ hiểu là câu hay. Cũng không cần nói chết vì đói. ‘Chết rét’, ‘chết khát’, ‘chết bệnh’ là những cách nói đơn giản thường gặp.
Để viết câu ngắn hãy dùng các phép liên kết câu như phép thế đại từ, phép lặp, phép liên kết lô gích ngữ nghĩa để tách câu dài thành những câu ngắn. (x. §9.2.)
Lưu ý: Không phải cứ câu ngắn là dễ hiểu. nếu viết một câu tương đối ngắn để truyền tải nhiều thông tin và viết theo
128
cách ngược với lối nói thông thường trong tiếng Việt thì vẫn có thể thành câu khó hiểu. Ví dụ:
(3) hitler sau khi tiết lộ với Frank cái bí mật tối cao của mình, đã cử Frank đến Áo để xác minh nguồn gốc của hắn: ai thực sự là cha ruột của người cha ra đời ngoài giá thú của hắn? (b., 10.10.1998)
Phần cuối cùng rất khó hiểu. Bình thường, viết ‘ai thực sự là cha ruột của hắn?’, ai cũng hiểu ngay. nhưng người viết đã giải thích thêm về cha hắn, một người cha ra đời ngoài giá thú. Cách viết bất bình thường này gây khó hiểu. người Việt nói ‘đứa con ngoài giá thú’ chứ không bao giờ nói ‘người cha ngoài giá thú’. Có thể sửa câu trên theo cách tách thành hai câu:
(3b) Cha hắn là một đứa con ngoài giá thú. (nhưng) ai thực sự là cha ruột của cha hắn?
người Việt không nói ‘cha ruột của cha’ mà nói ‘ông nội’. Vậy tốt nhất nên nói:
(3c) Cha hắn là một đứa con ngoài giá thú. (nhưng) ai thực sự là ông nội của hắn?
Những từ có nghĩa cụ thể, trừu tượng và khái quát
Khi dịch những tin tức báo nước ngoài nên đặc biệt chú ý tới hiện tượng này. Vì trong những từ điển song ngữ không thể nào giải thích được hết sắc thái của một từ ở ngôn ngữ gốc. Khi dịch sang tiếng Việt, có nhiều trường hợp chúng ta không tìm được từ ngữ tương đương về sắc thái. Câu trong tiếng Anh chấp nhận được, nhưng ở tiếng Việt thì không.
129
Từ 16 năm trước có những tít báo: ‘Săn đầu người’ ở Việt nam (b., 23.06.1996), Dịch vụ ‘săn đầu người’. (b., 19.40.1996)
Chắc hẳn những tựa đề này được đặt ra có liên quan tới từ ngữ head - hunters hoặc head - hunting firm trong một bài tin tiếng Anh nào đó. Với tiếng Anh, cách dùng từ ngữ này là bình thường, nhưng trong tiếng Việt đầu người mang ý nghĩa cụ thể. Do vậy, săn đầu người tạo ra một nghĩa cụ thể, người ta nghĩ tới một cuộc chiến giữa các bộ lạc thổ dân thời xa xưa, và một hình ảnh man rợ: tù binh bắt được liền bị chặt đầu. Bởi vậy, dù đã được đặt trong ngoặc kép, những tiêu đề trên vẫn không thể chấp nhận được. nếu như đầu là một từ mang ý nghĩa cụ thể, thì các từ đầu óc, trí óc, trí tuệ lại mang ý nghĩa khái quát, trừu tượng. Do vậy, trong hai tiêu đề trên nên thay từ đầu bằng một trong 3 từ trên đây, chẳng hạn: ‘Săn đầu óc’ ở Việt nam, Dịch vụ ‘săn trí tuệ’. Tuy nhiên, nếu thay đầu bằng chất xám thì nghĩa của hai đầu đề trên không hề thay đổi: Săn chất xám ở Việt nam hoặc Dịch vụ săn chất xám. Có điều, những từ ngữ không chuẩn dùng riết rồi quen tai. Cụm từ ‘săn đầu người’ bất hợp lý ngày nào nay đã quen tai. hội nhập quốc tế dẫn tới hiện tượng nhập vào tiếng Việt những từ ngữ xa lạ với văn hóa Việt.
Cụ thể hóa những từ trừu tượng và trừu tượng hóa những từ cụ thể
Viết một từ mang nghĩa khái quát có thể tạo ra những câu có hàm ý và trở thành câu hay.
130
Một nghệ thuật nêu những điều hàm ẩn là cách chuyển những từ ngữ cụ thể sang những từ có nghĩa khái quát (thông thường nhất là chuyển từ đơn tiết sang từ ghép đẳng lập chứa từ đơn đó, đồng thời cũng là nghệ thuật chọn các từ ngữ đặt vào những tình huống thích hợp nhằm tạo ra những câu hai nghĩa. Trong truyện ngắn Đôi giày hạnh phúc, Andersen quan sát hiện tượng trẻ em chui qua hàng rào chơi với nhau. Ông nhận thấy những đứa trẻ nhỏ và có cái đầu nhỏ thường dễ chui ra chui vào. nhưng nếu viết vậy thì chẳng có gì để người lớn phải suy nghĩ. Ông thấy đầu óc là một từ trỏ phẩm chất trí tuệ và từ chui khiến ta liên tưởng tới sự luồn cúi nên tạo ra một câu (được người dịch chuyển tài tình) trên bề mặt là viết cho trẻ em nhưng trong chiều sâu ý tứ lại dành cho người lớn:
(4) Trường hợp này cũng như những trường hợp thường gặp trên đời, chính những cái đầu óc chật hẹp lại thường chiếm ưu thế.
Cũng có những câu sai liên quan đến từ trừu tượng và cụ thể:
(5) Sau đó trở thành một tướng lĩnh nổi tiếng của quân đội’. (Tạp chí X, số 168)
‘Tướng lĩnh’ là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát nên không thể đi với từ một. Một cá nhân thì phải là một vị (/viên) tướng. Chúng ta lưu ý một quy tắc: rất nhiều từ đơn có nghĩa cụ thể nhưng khi chuyển sang từ ghép đẳng lập lại có ý nghĩa khái quát.
131
So sánh: nhà/nhà cửa, ruộng/ruộng vườn, áo/quần áo, con/con cái, mặt/mặt mũi... Trong nhiều trường hợp hai từ trong từng cặp nêu trên không thể thay thế cho nhau được.
những kết hợp bất ngờ, kết hợp lạ thường tạo ra cách viết có hàm ý. Viết có hàm ý là viết hay:
(6) Đang nghĩ lang thang thế, bỗng chúng tôi bị một bác cán bộ xã vặn hỏi. (Văn nghệ, 30.05.1992)
(7) Đèn điện ở phố sáng choang, chủ và nhân viên tươi cười chào khách và hớn hở đếm tiền. (TTCn, 19.10.2003)
(8) năm 1957, mẹ tôi sinh con đầu lòng,... Rồi nỗi lo lắng cho bố tôi đã làm mẹ nước mắt nhiều hơn sữa,... (SSTT, 02.06.2010)
‘nghĩ’ là từ trừu tượng còn ‘lang thang’ là từ trỏ hành động cụ thể. nghĩ lang thang là một kết hợp hay.
(9) những tay skippơ bắc loa về những chiếc tàu thủy mà gửi sang những lời nguyền rủa chọn lọc nhất. (Paustovsky, 331, người kể chuyện cổ tích)
nếu nói thẳng ‘dùng những lời nguyền rủa ngoa ngắt nhất’ sẽ không còn là ngôn ngữ châm biếm nữa. Cách nói ‘A được chọn lọc’ có tiền giả định: A là một thứ tốt; ‘gửi A đã chọn lọc’ là gửi những cái tốt; cái tích cực. gửi lời nguyền rủa chọn lọc nhất là ‘tốt nhất về phương diện nguyền rủa’. Vì vậy, (9) là câu hay.
132
5.4. Câu dùng thích hợp với tình huống, phù hợp với văn hóa người Việt
những câu không thích hợp với tình huống và văn hóa giao tiếp là những câu dở.
Tình huống giao tiếp liên quan tới Ai nói? Ai nghe? nói điều gì? nói ở đâu? nói khi nào? nói trong hoàn cảnh nào?
Cùng chỉ người mẹ nhưng dùng u, bu, đẻ, má, bầm... tùy nơi tùy lúc thích hợp mới đạt hiệu quả như mong đợi.
Văn hóa giao tiếp là giao tiếp có văn hóa và phù hợp với văn hóa người Việt.
Trong một báo cáo tin chiến thắng thời chống Pháp, có câu ‘Trận đánh đẹp’. Câu này đúng nhưng không thích hợp với điều được nói đến. Bác hồ gạch từ ‘đẹp’ đi: Trận đánh nào cũng gian khổ, có chết chóc, không có trận đánh đẹp.
Câu ‘ngô Đình nhu (em của ngô Đình Diệm) là con út của ngô Đình Khả, Bộ trưởng Bộ Lễ dưới triều vua Thành Thái’ (b., 01.02.2008) có hai chỗ sai. Thứ nhất, nhu không phải là con út, vì còn là anh ngô Đình Luyện và ngô Đình Cẩn. Thứ hai, từ ngữ không phù hợp với ngôn ngữ thời đại được nhắc tới: Các triều vua Việt nam không có chức bộ trưởng, chỉ có chức thượng thư. Đây là lỗi phong cách.
Yếu tố người nói cũng giúp chúng ta đánh giá mức độ sai của một câu.
‘Cô: Muốn giữ cho miệng sạch sẽ chúng ta phải làm gì nào?
133
Bé: Dạ, phải tắm cho cái miệng.’ (b., 12.01.2008)
người lớn không được nói ‘tắm cho cái miệng’ (chỉ nói tắm mình) nhưng với trẻ em còn thiếu nhiều từ ngữ, có thể thông cảm với lối nói này.
Trong một bài ký, nguyễn Duy thuật lại:
- Tàu bay chạy chậm dần trên đường băng, một bà nhắc mọi bà: ‘Chờ cho tàu bay họ rồi hãy cởi dây, nhá.’ Cô giáo Thủy hỏi tôi: ‘Em chưa hiểu tiếng họ nghĩa là gì?’. ‘họ là tiếng người đi cày ra lệnh cho trâu bò dừng lại - một động từ chỉ dành riêng cho trâu bò thôi’. Em cười ngất, trên tàu bay lại học được một từ mới, một mệnh lệnh của người đi cày. (Văn nghệ, 20.07.1996).
Động từ họ trong câu ‘chờ cho tàu bay họ rồi hãy cởi dây, nhá’ dùng không đúng, nhưng là lời của người nông dân lần đầu đi máy bay nên có thể châm chước lỗi này.
Quy tắc chung cho con người trong giao tiếp có văn hóa là biết tôn trọng thể diện và giữ lịch sự.
Thể diện là một đặc điểm của con người liên quan đến lòng tự trọng của mỗi cá nhân. Rất nhiều ngôn ngữ có cụm từ ‘giữ thể diện’ và ‘mất thể diện’ mà người Việt gọi là ‘mất mặt’. Cách nói sượng mặt, tím mặt, mặt mo, mặt thớt... đều liên quan tới mất ‘thể diện’.
Phó thủ tướng nguyễn Tấn Dũng: ‘Thật ra tôi biết có nơi, có người phê phán lãng phí nhưng mình cũng lãng phí, cũng chi vượt... Tôi không tiện nói cụ thể nhưng đều có tên tuổi đầy đủ trong các báo cáo hết đấy. (Tuổi Trẻ, 13.11.2002)
134
hai phương diện của thể diện: thể diện dương hay thể diện tích cực, là những điều mà con người muốn mình được tôn trọng, và thể diện âm hay thể diện tiêu cực là những điều mà con người muốn mình được tự do hành động. Mỗi người có một không gian cá nhân tự do. Không gian này còn là lãnh địa. Không ai muốn người khác xâm phạm lãnh địa của mình. Trong giao tiếp cần tôn trọng thể diện người khác. nói sao cho người ta ‘nở mày nở mặt’ và không bị ‘bôi gio trát trấu (vào mặt)’ tức là không bị xúc phạm thể diện như vậy là nói hay.
Có những cách nói khác nhau để đạt mục đích. Ví dụ:
- Đêm đã khuya, trong khi hai vợ chồng già rất khó ngủ thì anh thanh niên hàng xóm lại mở nhạc rất to, rất ồn. họ không sao ngủ được. Cụ ông đứng dậy đi ra cửa. Cụ bà hỏi đi đâu vậy.
Cụ ông: Tôi định bảo hắn là hãy chấm dứt ngay cái trò mở nhạc nhảy, gào thét ầm ĩ đó đi.
Cụ bà: Có lẽ ông chỉ nên hỏi anh ta xem trời đã khuya rồi liệu anh ta có định đi nghỉ sớm không mà ai thì cũng cần phải đi ngủ.
Lời cụ ông là xúc phạm thể diện, còn lời cụ bà là tôn trọng thể diện anh thanh niên.
Để không xúc phạm tới thể diện tiêu cực của người khác, có chiến lược lấy né tránh, lấy chấp nhận, không can dự vào quan điểm của người đối thoại làm cơ sở. Đó là cách nói vòng vo, không đề cập thẳng vào vấn đề. nói mập mờ gây
135
nên những cách suy nghĩ theo hướng khác theo kiểu ‘người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo’. Sẵn sàng xin lỗi. Không làm nổi bật bản thân, không tự đề cao. Thậm chí, bày tỏ thái độ bi quan cũng khiến người đối thoại suy nghĩ, xem xét lại quan điểm của mình.
Lễ phép và lịch sự
nhiều nước phương Tây coi lịch sự như là một yếu tố cần thiết để giữ thể diện, đảm bảo cho cuộc giao tiếp thành công. Lịch sự tích cực là không làm điều gì xúc phạm tới thể diện người khác. Đó là cần biết lắng nghe, không áp đặt, đối xử bình đẳng và để người nghe tự do lựa chọn.
Với quan niệm về lợi ích và tổn thất, Leech đưa ra nguyên lý lịch sự: hãy tối thiểu hóa những lối nói mà mình cho là bất lịch sự (lịch sự tiêu cực) và tối đa hóa những lối nói mà mình cho rằng lịch sự (lịch sự tích cực). nó được cụ thể thành các phương châm giao tiếp lịch sự: khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm.
Ai cũng cần học nói hay. Có nhiều triết lý về nói năng. ‘Một thương tóc bỏ đuôi gà/ hai thương ăn nói mặn mà có duyên...’; Thiệt vàng thử lửa thử than/ Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.’ nếu như thành ngữ Việt là ‘Ăn có nhai, nói có nghĩ’, ‘Chó ba khoanh mới nằm, người ba năm mới nói’ thì người Pháp cũng có thành ngữ tương tự ‘Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói’. nói hay là một trong tứ đức công, dung, ngôn, hạnh của phụ nữ Việt nam. ‘Đa ngôn đa quá’.
‘nói ngọt lọt đến xương’ là khéo léo. người ta thường thích khen, kể cả Diêm Vương.
136
- Một anh chuyên nịnh bợ người khác. Khi chết xuống âm phủ vừa ló mặt vào đã bị Diêm Vương đập bàn quát: ‘Tại sao cứ đi bợ đỡ người khác. Ta chúa ghét loại người như mi.’ Tên nịnh bợ khấu đầu thưa: ‘Bẩm vì người đời ai cũng ưa nịnh nên con mới phải nịnh hót người ta. Chứ như đại vương là bậc công minh chính trực, soi xét rõ ràng từng chân tơ kẽ tóc thì ai dám nói nịnh bợ một câu nào ạ!’ Diêm Vươg khoái quá, luôn miệng tán thưởng: ‘Đúng, đúng vậy! Có cho phép mày cũng chả dám!’
Có những điều không nên nói rõ ra trần trụi khiến ai đó đau lòng, ngượng ngập. Có thể tổn thương tới người nói, người nghe hoặc cả hai. Trong những trường hợp ấy, cần tránh nói những điều kiêng kị, nên chọn những câu dễ nghe trong những cách nói đồng nghĩa, dùng uyển ngữ hoặc tìm cách nói có hàm ý một cách tế nhị để diễn đạt.
Ví dụ:
Thấy người yêu cũ bế một đứa bé tóc vàng. Phước cay đắng hỏi còn Trâm trả lời không rõ ràng nhưng đủ để Phước hình dung ra những bi kịch có thể về một đứa con lai.
- Con ai đấy?
- Con của thời loạn. (Kịch Một chuyện tình, đ., 29.06.2008) Trả lời như vậy là khéo.
- Trong hội nghị có người ngủ gật. Báo cáo viên nói: ‘Các bạn dãy thứ ba bên phải tôi vui lòng nói nhỏ đi một chút, kẻo làm giật mình những bạn đang ngon giấc và để cho những người muốn nghe tôi nói được nghe rõ hơn.’ Đó là phê bình khéo.
137
- Triệu Tử Long vì cứu A Đẩu, con Lưu Bị, mà suýt nguy đến tính mạng. Khi an toàn và gặp chủ tướng, Lưu Bị (có động tác định ném A Đẩu xuống và) nói ‘Vì mày mà ta suýt mất một tướng tài’. Với câu nói khéo hạ thấp lợi ích của mình và đề cao Triệu Tử Long khiến viên tướng này rất xúc động và càng trung thành với Lưu Bị hơn.
Có thể đề nghị khéo, từ chối khéo hoặc khoe khéo:
(A) Vợ: Anh ơi, chị Thanh vừa mới mua một đôi giày mới kiểu đẹp tuyệt trần.
Chồng: Thế hả? nếu cô ấy xinh như em thì chẳng cần phải mua kiểu giày đó.
(B) - Cô chuyển về quận 7 đi lại chắc ngại lắm nhỉ?
- Đi đâu đã có ô tô, cũng chẳng thấy ngại.
người trả lời đã chọn một tình huống thích hợp để khoe mới có ô tô. Thế là khéo.
Dùng uyển ngữ là một cách nói khéo. Để tránh những từ kiêng kỵ, có thể mượn tiếng nước ngoài đồng nghĩa cho vào trong ngoặc kép thì sắc thái nghĩa sẽ chuyển từ xấu sang trung tính. Khi đặt tựa đề Chợ tranh ‘nuy’ đặt ở trang bìa (b., 12-18.10.2003), Tuổi Trẻ Chủ nhật đã tránh tựa đề Chợ tranh khoả thân. Từ ‘khoả thân’ có thể gây ra ấn tượng xấu về loại tranh này.
giao tiếp hào hiệp là tránh tranh cãi không cần thiết, là sẵn sàng cảm ơn, sẵn sàng xin lỗi, nhận phần thiệt về mình ‘ai nhất thì tôi thứ nhì’. Việc đời, năm người mười ý là lẽ thường. nên sẵn sàng tán đồng để tôn trọng người khác. ‘Cám ơn bạn đã cho biết ý kiến’, ‘Ý kiến chị rất hợp lý’;
138
‘Tôi chưa đồng ý với anh, nhưng ý kiến của anh rất đáng để chúng ta cùng suy nghĩ thêm’,... Đừng vội ngắt lời khi ai đó đang say sưa trình bày, luận bàn, nhất là khi người ta đang hào hứng kể chuyện mình, kể chuyện con cái, gia đình người ta.
- Vợ chồng bàn nhau nên đi đâu chơi. Chồng: ‘Em chọn đi.’ nói vậy là khéo vì đã tôn trọng, đề cao quyền người vợ.
Không nên nói dài. Có người ví von, ‘khi chúng ta trình bày vấn đề, nên như mini giuýp, càng ngắn càng hay’. Mặc Tử: ‘Con nhái bén ngày đêm kêu rát họng mà chẳng ai đoái hoài. nhưng con gà trống vừa cất lên tiếng gáy sáng là chuyển động cả đất trời.’
Khiêm tốn là tránh khoe mình, tránh nói quá nhiều tới cái ‘tôi’, tránh khoe con cái, tránh khoe kiến thức, tránh khoe giàu sang, tránh nói những từ thể hiện sự quá tự tin, khẳng định tuyệt đối ‘đương nhiên là...’, ‘tất nhiên là...’. nên dùng những từ tình thái mềm mỏng hơn: ‘Có lẽ’, ‘Tôi nghĩ rằng’... Truyện dân gian từng châm biếm hạng người dùng câu trả lời dư để khoe của: ‘Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này đứng đây, không thấy con lợn nào chạy qua’. Edison khi đã nổi danh liền phải chạy trốn các nhà báo để có thời gian thầm lặng tiếp tục công việc phát minh. Còn Einstein khi buộc phải trả lời một phóng viên Mỹ về công thức dẫn tới thành công, đã đáp:
- Đó là A = X + Y + Z, X là công việc, Y là vui chơi... - Thế còn Z là gì ạ?
- Z là im lặng!
139
Trong không ít trường hợp, im lặng cũng là một cách nói. Văn hào gamzatov nói ‘Tôi mất ba năm để học nói, nhưng phải mất tới 60 năm để học im lặng!’
Lịch sự còn là không áp đặt. Không dùng quyền lực buộc người khác theo ý mình, kể cả khi phê bình: nói ‘tôi thấy’, ‘mình thấy’, ‘theo tôi thì’... để người tiếp nhận coi đó chỉ là những ý kiến tham khảo.
Tăng khen, giảm chê là lối nói thiện cảm.
Lưu ý là không phải lúc nào lối nói gián tiếp cũng đồng nghĩa với phép lịch sự.
Dùng lối nói gián tiếp để chỉ trích, mỉa mai, đe doạ... sẽ xúc phạm nặng nề tới thể diện người nghe. Cách nói gián tiếp ‘gái khôn chọn chồng giữa chốn ba quân. gái lỡ thì mới đi lấy thằng nát rượu ấy làm chồng’ biểu thị lời châm chọc hoặc mỉa mai bóng gió nên ít lịch sự hơn lời khuyên trực tiếp ‘Đừng nên lấy thằng nát rượu ấy làm chồng.’
Cách nói trực tiếp ‘Anh phải ăn cơm tối với tôi rồi mới được về’ mới nghe có vẻ áp đặt, nhưng là áp đặt chân tình nên tỏ ra lịch sự hơn cách hỏi:
- Sao anh không ở lại ăn cơm tối với tôi rồi hẵng về?
- Anh ở lại ăn cơm tối với tôi rồi hẵng về có được không?
hai câu hỏi trên gián tiếp mời ở lại ăn cơm nhưng là câu hỏi lựa chọn khiến người nghe cảm thấy khách sáo trong lời mời.
những từ chỉ mức độ thân mật (từ xưng hô) và những từ bày tỏ sắc thái tình cảm, kêu gọi thiện chí ở người nghe
140
trong những lối nói trực tiếp nhiều khi còn quan trọng hơn là lối nói gián tiếp. ‘Tối nay anh rửa chén giùm em nha!’ dễ nghe hơn ‘Tối nay anh có rửa chén được không?’
nên chú ý tới những câu đồng nghĩa để tránh câu mơ hồ gây hiểu lầm tai hại, như:
‘ngày 15.01, phiên bản có tiếng video clip sex của hTL... và bạn trai lại xuất hiện trên mạng’. (b., 16.01.2008)
Trong câu trên, có tiếng được dùng để đối lập với không có tiếng, nhưng người nghe có thể hiểu sang một nghĩa khác: người viết khen ‘phiên bản video clip sex của hTL là có tiếng’. Vậy nên thay tiếng bằng một từ đồng nghĩa của nó: âm thanh. ‘Phiên bản có âm thanh video clip sex của hTL...’
Trước câu hỏi ‘Chính phủ Mỹ có thừa nhận ông Ahmadinejad là tổng thống hợp pháp của Iran?’, Robert gibbs - người phát ngôn nhà Trắng - trả lời:
- Ông Ahmadinejad là tổng thống được bầu của Iran.
nói vậy là hớ, vì được bầu có hiệu quả là hợp pháp - điều chính phủ Mỹ không muốn thừa nhận, nên hôm sau ông ta phải cải chính:
- Ông ấy đã được nhậm chức và đó là một thực tế. Còn liệu bầu cử có trung thực hay không, rõ ràng là dân chúng Iran vẫn còn có những câu hỏi...’ (Tuổi Trẻ, 14.08.2009)
Trong ngôn ngữ có những từ, những câu được gọi là đồng nghĩa. nhưng thật ra chẳng có đồng nghĩa tuyệt đối. giữa chúng luôn có những nét nghĩa riêng, dẫn tới những sắc thái riêng và do vậy có thể chuyển tải được (hoặc phản lại) ý định của người viết.
141
- Có giai thoại sau: Vua nằm mộng có người nhổ hết răng của ông ta đi. gọi người đến đoán mộng.
Tể tướng: Cả nhà bệ hạ sẽ chết trước bệ hạ.
Vua giận quá, giết chết tể tướng.
Ai-van-ti: Bệ hạ sẽ trường thọ hơn mọi người trong gia quyến.
Vua rất vui, bèn ban thưởng cho Ai-van-ti.
Dùng những từ đồng nghĩa thích hợp có thể tạo ra những cách nói thân thiện hơn. ngày nay, người Việt không dùng từ ‘đày tớ’, ‘người ở’, mà gọi bằng ‘osin’. nhiều người tránh luôn từ osin mà dùng ‘người giúp việc (gia đình)’.
Mức độ gây sốc giảm dần khi bày tỏ suy nghĩ muốn phá bỏ một cái thai: ‘Có phá thai hay không’ > ‘Có giữ cái thai này hay không’ > ‘Có sinh đứa bé này hay không.’ Dùng ‘Tôi cũng chưa quyết định có sinh đứa bé này hay không’ là cách nói khéo.
- Theo nguồn tin cho biết thì hôm đó có hai phiên tòa cùng lúc, nên luật sư phải ‘chạy sô’. (Tuổi Trẻ Cười, 01.08.2008)
người làm các ngành nghề biểu diễn nghệ thuật, người dạy học mới phải chạy sô. Còn luật sư... mà chạy sô thì còn đâu tâm trí, công sức chuẩn bị nữa. Đây là câu châm biếm hay.
Lịch sự còn liên quan tới phong tục của từng vùng miền, từng dân tộc.
người miền Bắc: khi đang ăn hoặc khách đến nhà lúc gần trưa, thì mời khách ‘Tiện thể (/gặp bữa) ông (/bà/ chú/ cô)
142
vào ngồi ăn với chúng tôi’. Không mời là bất lịch sự. Biết quy tắc này, khách thường không nhận lời. Ai mà nhận lời, ngồi vào ăn thì chủ nhà nghĩ ngay là người thô lỗ, không biết gì... ‘Mình chỉ mời rơi mà ông ta cũng nhận lời’.
người miền nam: không có quy ước như vậy, đã mời là thật lòng. ngồi vào ăn thì thêm vui vẻ, không khách sáo. Không nhận lời thì lại thể hiện sự xa cách, không chân tình.
người Việt có thói quen hỏi về tuổi tác, gia đình... thể hiện sự quan tâm và thân tình. nhưng nhiều dân tộc khác, hỏi vậy là mất lịch sự, tò mò, thóc mạch chuyện riêng tư người khác.
‘Lễ’ trong phạm trù văn hóa Việt.
Mỗi dân tộc có đặc điểm văn hóa riêng.
Khác biệt về văn hóa trong giao tiếp liên quan đến những phong tục, quan niệm. Buổi lên lớp đầu tiên về tiếng nga tại một trường đại học ở Mỹ, thầy giáo cho con chó của mình làm trò rất mỹ mãn theo những lệnh bằng tiếng nga. Ông nói: ‘Các bạn thấy đấy, tiếng nga rất dễ học, đến con chó nghe tôi nói cũng hiểu ngay, huống chi các anh!’ Đây là một lời cổ vũ sinh viên Mỹ, vì người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung rất yêu quý chó nuôi. nhưng nếu đem câu này nói với sinh viên Việt nam tại một trường học ở Việt nam thì khác chi một lời chửi.
Một mặt, ở mọi nơi người ta vẫn giao tiếp với nhau theo cùng một quy tắc. Mặt khác, có những nghi thức giao tiếp rất khác nhau giữa các dân tộc. Có khi một nghi thức của dân tộc này có thể là xa lạ, buồn cười, chướng mắt thậm chí là quái gở đối với một dân tộc khác.
143
Chẳng hạn, cùng một quy tắc phải giữ lịch sự trong giao tiếp, nhưng giữa các dân tộc lại có những cách thức, những nghi thức thể hiện khác nhau.
Một sinh viên Tây Ban nha học ở Pháp tâm sự: Trong bàn ăn khi người Pháp đưa cho bạn lọ muối thì bạn phải nói ngay ‘cảm ơn!’. nếu không người ta sẽ để ý đấy. nhưng tôi biết chắc nếu tôi nói như vậy ở Tây Ban nha dứt khoát tôi sẽ bị người ta cười, chế giễu.
nghe đâu ở hàn Quốc, giữa những người có quan hệ thân thiết thì không nói ‘cảm ơn’.
Đa dạng và khác biệt. Với người phương Tây, người ta khuyên người bán hàng nên thiết lập mối quan hệ bình đẳng với khách hàng. ‘Đừng nói: Tôi xin lỗi vì đã làm phiền ngài. hãy nói: Chúng ta nên đối thoại một cách bình đẳng.’ Lời khuyên này không thể áp dụng ở nhật Bản, Việt nam và nhiều nước châu Á khác. Làm theo lời khuyên này có thể gây ra những hậu quả thảm hại. Ở đây khách hàng được coi là thượng đế, họ quen với kiểu tự hạ mình của những người bán hàng. Trong xưng hô, người bán hàng thường tôn khách hàng lên cao và hạ mình xuống. Trạc tuổi nhau, thậm chí lớn tuổi hơn nhưng người bán hàng vẫn xưng em ngọt xớt và gọi khách là anh, chị.
giá trị của một cách thức ứng xử cũng thay đổi giữa các nền văn hóa. người Pháp hay ngắt lời người khác nói xen ngang vì họ cho đấy là biểu hiện của tính tích cực và nhiệt tình tham gia vào cuộc trò chuyện. người Đức lại cho điều này là vô chính phủ, không thể chấp nhận được.
144
Với người Việt, ‘tiên học lễ, hậu học văn’. Phạm trù lễ bao trùm phạm trù lịch sự. Đánh giá phẩm chất, nguồn gốc một người, trước hết người Việt xem đó có phải là con nhà gia giáo, nền nếp hay không chứ không nhắc tới tính cách có lịch sự hay không. ‘Lịch sự’ một từ thiên về phong cách thanh lịch, tinh tế, lịch lãm, còn ‘lễ phép’ nói tới phẩm chất lễ độ, chứ không chỉ là ‘lịch sự’. Phạm trù lịch sự của người Việt được đặt trong mối quan hệ mật thiết với phạm trù lễ.
Mỗi hành vi ngôn ngữ bị chi phối bởi nhiều ‘triết lý’, được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nào đó. Điều này giúp ta giải thích vì sao có những hành vi ngôn ngữ giống nhau nhưng hành vi này được coi là lịch sự (hoặc không lịch sự) còn hành vi kia thì hoàn toàn không. Vì phạm trù lễ quan trọng hơn phạm trù lịch sự nên ‘Con yêu cầu cha phải thế này, phải thế kia’ bị coi là vô lễ, nặng hơn mất lịch sự rất nhiều. Còn cha ra lệnh con, bắt buộc con phải làm việc này, việc khác thì hoàn toàn không bị coi là mất lịch sự. Việc ra lệnh này phù hợp với triết lý ‘quyền huynh thế phụ’. Tức là, trong tâm thức người Việt, phạm trù tôn ty, quyền lực quan trọng hơn phạm trù lịch sự.
Quan niệm tôn ty về giới dẫn tới những quy định về hành vi ứng xử giữa nam và nữ, nhiều vụ chồng ngược đãi vợ vì cho rằng vợ đã ‘không ăn nói theo đúng đạo vợ chồng’. Thể diện của nam giới và của nữ giới cũng khác nhau:
Bạn bè rủ chồng đi nhậu, vợ nói: ‘Anh đừng đi, em có chuyện này muốn nói với anh’. nếu câu trên chỉ có hai vợ chồng với nhau thì chồng không thấy đó là một mệnh lệnh.
145
nhưng nếu câu trên nói trước mặt bạn bè chồng, người chồng sẽ cảm thấy bị mất mặt lớn. (Khi bạn bè đi rồi, chồng: có mặt bạn bè tôi mà cô nói thế à? Sau đó là cuộc xô xát.)
nam giới có thể chịu đựng lời mắng như ở dơ, lười biếng, luộm thuộm... nhưng họ không thể chấp nhận được những lời như đồ vô dụng, đồ ăn bám váy phụ nữ... là những lời xúc phạm thể diện quá mức.
Có lễ giáo, tế nhị và lịch sự được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua những quốc ngữ, thành ngữ, tục ngữ. Câu hay là câu sử dụng thích hợp những thành ngữ, tục ngữ.
Cần chú ý tới cách diễn đạt trong tiếng dân tộc. Cách nói người h’Mông là bình thường với người Việt, nhưng với người Mông lại không đúng và đáng trách. Cần nói là người Mông. Ông Cư hoà Vần, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội, có lần đã nói rằng đối với người Mông, âm ‘hơ’ có nghĩa xấu. (nLB, 9.99, tr.54)
5.5. Cách nói dân gian
và những lời quen thuộc
những lời quen thuộc
Dù ở thời nào và với dân tộc nào thì tận dụng những lời quen thuộc cũng là một biện pháp ngôn từ tạo ra những câu nói ấn tượng.
Khi phát biểu ‘Không tồn tại những cuộc chiến tranh miễn phí’ giáo sư E. Stighlitz, giải nobel kinh tế 2001, láy lại một câu nói thường gặp của người Mỹ ‘không tồn tại những
146
bữa ăn miễn phí’ để tiết lộ chi phí thật của cuộc chiến tranh Iraq là 3.000 tỉ USD, chứ không phải là 50 tỉ như chính quyền Bush từng tuyên bố. (b., 08.06.2008)
người Việt ưa dùng lối nói này.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Phùng gia Lộc có phóng sự (1) Cái đêm hôm ấy đêm gì
Có lẽ, đây là một trong những tác phẩm gây chấn động nhất lúc đó. Tựa đề lại được trích từ một câu trong Cung oán ngâm khúc.
Báo Thanh niên giật tít cho bài phỏng vấn nguyễn Đình Thi về Quốc hội đầu tiên của nước ta:
(2) Cái thuở ban đầu dân quốc ấy... (Thanh niên, 06.01.1996)
Tít báo này thật ấn tượng. Chúng ta quen thuộc câu thơ nổi tiếng của Thế Lữ ‘Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ ngàn năm chưa dễ đã ai quên’. Cái hay của tít báo ở chỗ chỉ thay một từ lưu luyến bằng dân quốc, chủ đề tình yêu lứa đôi bất ngờ chuyển thật tài tình thành chủ đề tình yêu đất nước Việt nam dân chủ cộng hòa thời mới khai sinh với Quốc hội đầu tiên.
Trong Thanh niên Thời Đại, số 1.1995, có bài
(3) Bom Bo còn có nhịp chày khuya?
những người ở thời điểm ấy, còn ai chưa từng say sưa lắng nghe bài hát nổi tiếng một thời Tiếng chày trên sóc Bom Bo của nhạc sĩ Xuân hồng? người viết đã dùng hình ảnh cốt lõi nhịp chày khuya của một bài hát quen thuộc để
147
tạo ra một tựa đề theo hình thức chất vấn khiến người đọc cảm nhận được một điều không bình thường là cuộc sống hôm nay của người dân sóc Bom Bo còn quá cơ cực. Đồng thời, nó cũng thấp thoáng đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn về trách nhiệm xã hội với người dân sóc Bom Bo, những đồng bào dân tộc trước đây hết lòng vì nghĩa lớn, từng giã gạo chày tay nuôi bộ đội. Đó là một cách viết hay.
Có những lời quen thuộc đã thấm sâu vào lòng người. Khi bạn viết một điều gì đó, hãy tận dụng những lời quen thuộc một cách sáng tạo thích hợp với hoàn cảnh và tình huống giao tiếp nhằm tạo ra những câu hay. Có thể là trích nguyên văn (câu 1), thay đổi một vài từ ngữ (câu 2) hoặc dùng hình ảnh cốt lõi (câu 3).
nhạc sĩ Thanh Tùng có bài hát Trái tim không ngủ yên, nên cuộc giao lưu của nam nữ thanh niên chưa có gia đình được báo Lao Động đặt tít Cuộc giao lưu của những ‘trái tim không ngủ yên’. (Lao Động, 23.12.1998). Sài gòn thường nóng nên trong một bài hát của Phạm Tuyên có câu ‘Anh ở trong này không có mùa đông’. Cũng có những mùa đông trời Sài gòn khá lạnh, ấy thế là huỳnh Dũng nhân viết bài ‘Anh ở trong này cũng có mùa đông’ (báo Lao Động) nói lên tiếng reo vui của người Sài gòn đã lâu mới có dịp chưng diện áo ấm đẹp và quang cảnh Sài gòn thêm đẹp.
Trong Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng cho cố hồng nói câu cửa miệng ‘Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!’. Câu này trở thành kinh điển để nhắc tới những chuyện nói dai mà không đi đến đâu. Và ‘Ông Cuông ơi, ông cứ hay chất vấn về nạn ‘chạy
148
chức, chạy quyền’, liệu có giải quyết được vấn đề gì trong cuộc sống, hay chỉ là ‘biết rồi, khổ lắm, chất vấn mãi?’ (b., 28.04.2008)
Có điều, nên lưu ý tới con dao hai lưỡi khi vận dụng những lời quen thuộc.
Trên trang bìa của một tạp chí (số 167) đưa lên một bài đinh ‘Bắc thang lên trời... đào vàng’. Bài đề cập tới một chuyện nghiêm túc là đi tìm trong vũ trụ những chất quý hiếm. Tít trên khiến người đọc khó liên hệ ngay được với chủ đề thực của nó. hầu hết sinh viên báo chí của trường X đều liên hệ tới ‘đào vàng’ theo nghĩa đen rồi kết luận đây là chuyện hoang tưởng, một việc làm không bao giờ thực hiện được vì vàng chỉ có dưới đất mà thôi. Một số khác liên hệ tới câu ca dao ‘Bắc thang lên hỏi ông trời/ Đem tiền cho gái có đòi được không?/ Ông trời phán bảo rằng không/ Đem tiền cho gái đừng mong mà đòi’. Từ câu kết đừng mong mà đòi họ cũng rút ra kết luận đây chỉ là chuyện ảo tưởng.
Dùng thành ngữ và tục ngữ một cách hợp lý và vận dụng sáng tạo.
Tục ngữ, thành ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người lao động, những lời nói nôm na, giản dị mà giàu hình ảnh, thấm đượm tâm hồn và triết lý dân tộc. Chúng dễ hiểu với mọi người, được mọi người tiếp nhận, sử dụng và vận dụng dễ dàng. Vì vậy, sử dụng đúng, vận dụng khéo và thích hợp tục ngữ, thành ngữ sẽ làm bài viết thêm hấp dẫn.
Đáng tiếc là tục ngữ, thành ngữ hiện nay ít người dùng và cũng hay hiểu sai, thậm chí ngay cả người soạn từ điển tục
149
ngữ cũng hiểu sai. Trong một Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1997) tác giả giải thích ‘Thâm đông, hồng tây, dựng may’ có ý nói ‘cuối mùa đông mà thấy phía tây hồng thì bắt đầu có gió may’ (t. 291). Thế là đã hiểu thâm đông là đi sâu vào mùa đông. Thật ra thâm đông có nghĩa là ‘ở phía đông có mây đen tối sầm’. Trong một từ điển tục ngữ khác (2010) nêu tục ngữ: ‘Tát nước theo mưa’. Lẽ ra ‘Té nước theo mưa’ - lợi dụng cơ hội, thực hiện một hành vi xấu để kiếm lợi.
Vận dụng thành ngữ, tục ngữ thế nào?
Có những tình huống cho phép giữ nguyên một tục ngữ, thành ngữ:
A: Sáng nay tớ chiêu đãi cậu.
B: Buồn ngủ gặp chiếu manh rồi.
Phổ biến nhất là biến đổi chúng cho phù hợp với hoàn cảnh. Vận dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ sẽ tạo ra những câu hay. Muốn vậy cần hiểu rõ nghĩa của chúng, đặc biệt là con đường hình thành nghĩa của chúng. nghĩa của thành ngữ, tục ngữ được hình thành theo phương pháp biểu trưng.
Rất ít thành ngữ, tục ngữ có nghĩa đen. Thường đó chỉ là những thành ngữ, tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, dự báo thời tiết, như kinh nghiệm xem trăng rằm ‘sáng tốt tằm, tối tăm tốt lúa’, hay xem chuồn chuồn bay ‘chuồn chuồn bay thấp thì mưa...’. nhưng ngay cả những thành ngữ, tục ngữ loại này nhiều câu cũng mang nghĩa biểu trưng. Thế nào là nghĩa biểu trưng?
150
Trong câu ca dao-tục ngữ ‘gió đông là chồng lúa chiêm/ heo may gió bấc là duyên lúa mùa’. Không ai hiểu từ chồng theo nghĩa đen. Chỉ có thể hiểu từ chồng biểu trưng cho quan hệ hòa hợp giữa gió đông và lúa chiêm.
Chúng ta có tục ngữ ‘Một người làm quan cả họ được nhờ’. Từ ‘làm quan’ biểu trưng cho đối tượng có quyền lực và tiền bạc, nên cấu trúc khái quát sau của nó là:
(I) Một người A, nhiều X được B
Ở đó, A là đối tượng có quyền lực và tiền bạc như
A = làm quan; làm bí thư; làm chủ tịch; làm giám đốc,...;
X = những người cùng hội cùng thuyền; con cái; họ hàng; làng xóm; phe cánh; đồng bọn;
B là hưởng lợi, như: vô biên chế; đi du học; về hà nội; được trúng thầu; được nhận dự án...
- nhờ bí thư huyện mà bà con hợp tác xã gia Đạo được xem một buổi chiếu phim lưu động, vận dụng tục ngữ trên Phó chủ nhiệm hợp tác xã này nói đùa với bà bí thư huyện: ‘Một người làm quan cả làng được nhờ’. (p. BTTU)
Phó chủ nhiệm hợp tác xã đã vận dụng tục ngữ trên theo cách trực tiếp: ‘Một người làm bí thư cả làng được nhờ’. Thời bao cấp nhờ bí thư nhỏ mà bà con xã được xem một buổi chiếu phim lưu động. Với bí thư lớn thì ‘Một người làm bí thư cả họ được ra hà nội, hoặc ‘Một người làm bí thư cả họ được vô biên chế.’ Chúng là những biến thể của tục ngữ đã cho.
Cao tay hơn, trong phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây đăng trên báo nhật Tân từ ngày 05.12.1934, Vũ Trọng Phụng cho bà
151
Cai Bu Dích nói: ‘Thôi ông cứ yên tâm... Một người lấy Tây, cả họ được nhờ’. Độc giả thích thú vì nhà văn họ Vũ chỉ thay từ ‘làm quan’ bằng từ ‘lấy Tây’ là có một ‘tục ngữ’ mới thích hợp với mụ cai me Tây này.
Thành ngữ cũng vậy. Màn trời chiếu đất là một thành ngữ.
Trong chương trình thời sự của VTV1 ngày 09.01.1999, khi đề cập đến những biện pháp khắc phục hậu quả của nạn lũ lụt ở miền Trung, xướng ngôn viên đã nhắc lại lời bộ trưởng Lê huy ngọ: ‘Tập trung khắc phục tình trạng màn trời chiếu nước’. Câu trên đã vận dụng tài tình thành ngữ ‘màn trời chiếu đất’ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, còn gọi là nghĩa biểu trưng. nếu như ở màn trời chiếu đất nghĩa đen nói về chuyện ngủ: ngủ ngoài trời không màn, không chiếu thì ở màn trời chiếu nước cũng là ngủ ngoài trời không màn, không chiếu. Và ngủ trên vùng đất lụt mênh mang nước. Cả hai đều có nghĩa bóng là ‘cảnh sống không nhà cửa, nhà cửa tan hoang, dầu dãi nắng mưa’.
Ví dụ: ‘Đồng tiền phải gắn liền với nỗ lực’. (b., 25.12.2009)
Câu trên là biến thể của ‘Đồng tiền gắn liền khúc ruột’. hoàn cảnh của nó là vận động viên cầu lông nguyễn Tiến Minh bị giảm tài trợ từ 50 triệu/tháng xuống 20 triệu/tháng, do bị văng khỏi tốp 10 thế giới. nhà tài trợ tuyên bố, nếu Minh lại lọt vào tốp 10 thì lại được tài trợ 50 triệu/tháng như cũ. Vậy là Tiến Minh phải nỗ lực để được nhiều tiền tài trợ.
Tạp chí Tri Thức Thế giới (Trung Quốc) dự báo về thái độ khác thường của Mỹ là giữ bình tĩnh trước lời tuyên bố
152
có vũ khí hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và không đưa ra một lời đe doạ lại tín hiệu nghiêm trọng đó (TTCn, 29.05.2005). Đó là thái độ ‘Con chó định cắn sẽ không sủa’. Câu này là biến thể của tục ngữ Anh ‘Con chó sủa thì không cắn’.
giữa các dân tộc, có nhiều tục ngữ, thành ngữ tương đương. nhờ vậy có thể chuyển những câu nước ngoài thành những câu như người Việt thường nói. ‘nếu chúng ta nhìn một sợi dây, sẽ thấy ở một đầu là những bài tập gian dối nhỏ của Piper high, còn đầu kia làm những lời nói dối nghiêm trọng của các tên tuổi lớn’. (b.,16.02.2002) Có thể dùng tục ngữ ‘Vết rạn thời trẻ, miếng mẻ tuổi già’ hay ‘Bé ăn trộm gà, già ăn trộm trâu’ để diễn đạt nội dung trên.
Lấy thêm một tục ngữ nữa: Triết lý người Việt là ‘Ăn cây nào rào cây ấy.’(ăn cây A rào cây A) nhưng những kẻ vô ơn, bội bạc thì ‘ăn cây A rào cây B’. Chọn A là cây táo, chỉ cần cho B không phải táo, chúng ta sẽ được hàng loạt câu nói về những kẻ vong ơn bội nghĩa này: ‘Ăn cây táo rào cây sung’, ‘Ăn cây táo, rào cây bồ hòn’, ‘Ăn cây táo, rào cây soan dâu’, ‘Ăn cây táo, rào cây bồ quân’... Chỉ cần hóm hỉnh một chút là bạn có thể phê phán những kẻ tôn thờ và bảo vệ cho những phong bì có ‘nhân’ bằng câu ‘ăn cây táo, rào cây... phong bì’ (nDCn, 13.01.1991)
Với những ông viện kiểm sát, những ông nhà báo hoặc tướng tá phục vụ cho Trương Văn Cam và cho những ai đó, chúng ta nói ‘Ăn cây táo, rào cây... năm Cam’, ‘Ăn cây táo, rào cây... đô la’... Tít báo ‘Trống cha xuôi, kèn mẹ ngược’
153
(SgTT, 21.02.2011) cũng là cách vận dụng thành ngữ ‘Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’.
nghĩa của một tục ngữ phụ thuộc vào cách cấu tạo và tình huống của tục ngữ đó.
nghĩa của tục ngữ ‘Cái khó bó cái khôn’ được hình thành theo lý lẽ nhân quả. Một sự kiện có thể là nguyên nhân của những sự kiện khác nhau. Ấy thế nên từ tục ngữ trên, người ta tạo ra cách nói ca ngợi những người biết khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến: ‘Cái khó ló cái khôn’. nhưng lý lẽ của những kẻ đi hối lộ và nhận hối lộ luôn luôn sách nhiễu người khác lại là Có khó mới ló bao thơ, cái khó ló cái bao thơ... Còn cái khó ló cái ngu chỉ là cách nói vần vô nghĩa kiểu sát thủ đầu mưng mủ. Khó ai chấp nhận lý lẽ này.
Một người bị hôn mê, chết ngất một lúc không còn hay biết những việc xảy ra xung quanh nữa gọi là ‘bất tỉnh nhân sự’. Thế còn loài vật bị ‘bất tỉnh nhân sự’ thì sao? nhà báo có thể tạo ra một ‘thành ngữ’ mới. Trong một phóng sự về bọn dùng súng xung điện bắn chó ngất đi để bắt trộm, tác giả viết: ‘Kẻ gian mở công tắc điện (dòng điện tăng lên cực mạnh qua hệ thống xuyệc điện), những chú chó xấu số bị bắn trúng lập tức bị điện giật ‘bất tỉnh cẩu sự’ ngay tại chỗ. (Tuổi Trẻ, 27.09.2002) Thế là vận dụng sáng tạo một thành ngữ thích hợp với tình huống.
Muốn vận dụng thành công một tục ngữ hay thành ngữ, nên chú ý tới vần nhịp của chúng. Khi đặt tiêu đề ‘Phép nước thua lệ trường’ (b., 12.09.2001), tác giả đã vận dụng nhưng lại phá vỡ sự hiệp vần vốn có trong tục ngữ gốc ‘Phép vua
154
thua lệ làng’. Sao không đặt là ‘Phép vua thua lệ trường’? Trong câu này không ai hiểu từ vua theo nghĩa đen cả. Đừng sợ người ta hiểu lầm là nước ta đang có vua theo nghĩa đen. Dân gian chỉ hiểu theo nghĩa bóng.
Có câu nôm na là cha mách qué vì đôi khi tục ngữ, thành ngữ không né những từ ngữ kiêng kị. Do vậy, cần giảm bớt cách nói thô lậu khi gặp những câu như vậy. Trong lễ đón tiếp Phó thủ tướng Trung Quốc Tập Cận Bình, cờ Trung Quốc có 6 ngôi sao. Lẽ ra chỉ có 5 - một lớn và 4 nhỏ biểu trưng cho những dân tộc ở 4 khu tự trị, vì vậy có người bình luận rồi văng tục trên một trang mạng (25.12.2011): ‘Cờ với chả quạt như cái con củ... cờ!
Danh ngôn là những câu nói nổi tiếng, đúc kết được những quy luật, những chân lý phổ biến. Chúng nổi tiếng vì có lối nói giàu hình ảnh trong một nội dung sâu sắc giàu chất trí tuệ. Vì vậy nhiều người hiểu, thích và cũng thường dùng danh ngôn nhằm tạo ra những câu hay.
Có điều, nhiều danh ngôn phổ biến với người Pháp, người Anh... nhưng với người Việt thì lại không ‘dễ hiểu’ chút nào. Một danh ngôn dùng với dân tộc này thì có thể rất hay nhưng chưa chắc dân tộc khác đã dễ dàng tiếp nhận.
năm 1980, trên tờ Le Monde (Thế giới) của Pháp có bài phóng sự về những người Tiệp Khắc chạy sang cư trú chính trị ở Pháp. Trong đó có tiểu đề: Je ne pense pas donc je suis (Tôi không suy nghĩ vậy thì tôi tồn tại). ngay dưới tiểu đề này là câu một người Tiệp Khắc trả lời phỏng vấn: ‘Ở đất nước chúng tôi, tôi không suy nghĩ vậy thì tôi tồn tại’. Một người
155
Pháp bình thường có thể cảm nhận ngay được ý tứ của câu trên, vì đó là cách nói ngược một câu nổi tiếng của triết gia Pháp Descartes mà học sinh trung học Pháp đã được học trong giờ triết: ‘Je pense, donc je suis’ (Tôi suy nghĩ vậy thì tôi tồn tại).
Để hiểu những câu nói ngược, cần hiểu từ ngữ trong đó theo nghĩa đặt trong hoàn cảnh của câu nói. Có khi nghĩa đen thành nghĩa bóng và nghĩa bóng lại thành nghĩa đen. Ý tứ câu này nảy sinh từ hoàn cảnh của một người xin cư trú chính trị và được bắt đầu bằng ‘Ở đất nước chúng tôi...’. Lúc này, người ta không hiểu ‘tôi không suy nghĩ’ (je ne pense pas) theo nghĩa đen nữa mà lại hiểu thành ‘tôi không độc lập suy nghĩ’. Và mệnh đề ‘tôi tồn tại’ chỉ là ‘tôi được sống yên ổn’, ‘tôi vẫn còn trên cõi đời này. Cả tiểu đề lẫn câu trả lời phỏng vấn dẫn tới ý ‘Ở đất nước chúng tôi, ai không có độc lập suy nghĩ thì được sống yên ổn’. Tầng sâu ý nghĩa của câu này rõ ràng là ‘Đất nước chúng tôi không có tự do tư tưởng’. nhưng rất nhiều người Việt, trong đó có sinh viên báo chí, đã không hiểu ý tứ câu này.
Qua ví dụ trên chúng ta lại thấy rằng có thể vận dụng một tục ngữ, một danh ngôn theo cách nói ngược miễn là hợp với tình huống.
Khi vụ bê bối tay thợ may Francesco Smalto chuyên dẫn gái cho tổng thống Bongo bị phanh phui, tường thuật vụ này báo Tuổi Trẻ chạy tít ‘Chiếc áo làm nên... tên ma cô’. (b., 15.04.1995) Bạn đọc thấy ngay ở đây đã vận dụng một tục ngữ Pháp rất quen thuộc ‘Chiếc áo không làm nên thầy tu’.
156
Có rất nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Do vậy một tục ngữ, một danh ngôn cũng có thể có nhiều biến thể vận dụng khác nhau. Cái câu nói ngược với Descartes tôi không suy nghĩ vậy thì tôi tồn tại, nếu dùng cho giới lái xe thì lại được hiểu là khi lái xe ‘nếu tôi tập trung chú ý, không suy nghĩ lung tung thì sẽ không xảy ra tai nạn, vậy thì tôi sống’.
Chả cứ người Việt mới hay dùng thành ngữ, tục ngữ. người nước ngoài cũng thích dùng thành ngữ, tục ngữ.
Thủ tướng Pháp Balladur muốn tạo cơ hội cho mọi người có xe hơi đã quyết định bán giảm giá xe hơi cho người nghèo và họ được mua trả góp. Châm biếm chủ trương ‘xoá đói giảm nghèo’ này, tạp chí L’Événement số ra trong tuần 19- 25.05.1994 đăng một bài với hàng tít ‘Một chiếc ô tô không làm nên mùa xuân’. người Pháp cũng có tục ngữ ‘Một con én không làm nên mùa xuân’ nên họ hiểu ngay hàm ý của bài báo trên là một chiếc ô tô không làm nên sự giàu có. Dù có ô tô, nghèo vẫn cứ là nghèo!
Ở Việt nam nhiều bạn biết ban nhạc nổi tiếng Rolling Stones. năm 1994, khi ban nhạc này phát hành một album mới và in lại một số album cũ, tờ báo Pháp Le Monde ngày 14.07.1994 đã giới thiệu và bình luận về chuyện này bằng bài ‘Tình yêu cho những hòn đá cũ’ (Pour l’amour des vieilles pierres). Rolling Stones là ‘những hòn đá lăn’ sao lại thành những hòn đá cũ được? Có thể giải thích điều này như sau: Châm ngôn của ban nhạc này dựa theo tục ngữ Anh ‘A rolling stone gathers no moss’. nghĩa đen là ‘hòn đá lăn thì không bám rêu’ còn nghĩa biểu trưng là ‘ai hay xê dịch thì
157
chẳng giàu có’, nhưng cũng có thể hiểu là ‘ai luôn thay đổi thì chẳng bị trì trệ.’ những album cũ - những hòn đá bám rêu ấy - là những hòn đá cũ.
Tiếng nước nào cũng có những tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ và danh ngôn. Khi tiếp nhận, cần dịch cho thoát ý. nên cố gắng dịch chúng ra những tục ngữ, thành ngữ Việt tương đương. Để làm tốt điều này, nên nhớ bản chất và quy tắc hình thành nghĩa của tục ngữ, thành ngữ trong các ngôn ngữ đều giống nhau: Chúng được hình thành theo con đường biểu trưng. Có vậy mới thành những bản dịch theo cách nói của người Việt.
người Ấn Độ có tục ngữ Một bó đuốc không soi được biển cả. Còn Một cây gỗ không làm nên ngôi nhà là tục ngữ Ruanda. Một bông hoa không làm nên vòng nguyệt quế (tục ngữ hindu), Một hạt gạo không nấu thành nồi cháo (tục ngữ Kazakhstan), Một hạt đậu không làm nên món ăn (tục ngữ Indonesia). người Ả Rập lại có tục ngữ Một ngón tay không che nổi cái mặt, Một bông hoa và một con én không báo hiệu mùa xuân (tục ngữ nga). nhưng người Anh ở xứ sở sương mù lạnh lẽo thì lại mong ước chim nhạn và ánh nắng trời: Một con chim nhạn không làm nên mùa hè. những tục ngữ trên đều cùng nghĩa vì ai cũng hiểu chúng theo nghĩa bóng: một cá thể không làm nên chất lượng. Chúng đồng nghĩa với câu Một cây làm chẳng nên non hay Có cô thì chợ thêm đông, cô đi lấy chồng chợ chẳng kém vui của chúng ta.
Vận dụng khéo tục ngữ, thành ngữ trong bài viết là một nghệ thuật.
158
5.6. Những biện pháp ngôn từ
5.7.1. Ẩn dụ
Ẩn dụ là một biện pháp ngôn từ tạo ra những cách nói có hình ảnh, những cách nói lời ít ý nhiều.
Cách viết ‘Đáng tiếc nhất cho MU là Rooney lại ‘bắn chim’ khi thực hiện quả đá 11m’ (Tuổi Trẻ, 15.12.2010) hay hơn cách viết theo nghĩa đen ‘Rooney lại đá vọt xà ngang’.
So sánh hai câu
(a) Em sẽ không đi với anh đâu.
(b) Em sẽ không đi cùng đường với anh đâu.
Đứng một mình, câu a chỉ có nghĩa đen, còn câu b thì khác. Từ đường trong câu b có thể mang nghĩa ẩn dụ đường đời - mục đích quan niệm về lối sống. Vậy nên, ngay cả khi đứng một mình nó vẫn có thể có nghĩa bóng ‘em khác anh về quan niệm sống và do vậy em sẽ không phụ họa, không theo anh đâu.’ Đây là câu hay.
Các dân tộc thường có những ẩn dụ giống nhau vì ẩn dụ liên quan mật thiết tới nhận thức. Điều này cho phép dịch khá dễ dàng những ẩn dụ, người đọc tiếp nhận tự nhiên và cảm nhận được cái hay của ẩn dụ. Lấy từ chết để minh họa.
(1) ‘Lách’ luật hay là ‘chết’? (Pháp luật, 04.12.2001)
‘Chết’ trong tít trên được hiểu một cách ẩn dụ. Doanh nghiệp lách luật để tồn tại, nếu không sẽ phá sản tức là ‘chết’.
159
(2) Ông ấy rầu lắm, ngồi đâu là ngồi chết một chỗ. Ông ấy không tha thứ. nhất định từ con.
ngồi chết là ngồi một chỗ bất động rất lâu. Chết có ẩn dụ là bất động. Cũng vậy, có cách nói mực nước chết trong các công trình thủy điện.
Mở rộng nghĩa của bất động thể xác sang bất động trong đời sống, hoạt động tinh thần, chúng ta gặp câu nói nổi tiếng của một nhà văn Pháp:
(3) Trên bia mộ của nhiều người đáng lẽ phải chữa lại là chết lúc ba mươi tuổi, chôn lúc sáu mươi tuổi.
Một bài báo viết:
- nói theo Tổng thống nga V. Putin thì ‘cả hai cuộc khủng bố có cùng chữ ký’: từ phương thức (dùng xe chở chất nổ), chiến thuật (đánh bom liều chết) đến tính chất của địa điểm (đều là các toà nhà làm việc hoặc cư trú của nhân viên chính phủ). (b., 16.05.2003)
Cùng chữ ký có ẩn dụ là cùng do một tổ chức thực hiện.
Anh em nhà Wright - Wilbur và Orville - người Mỹ, là người khai phá dũng cảm trong lịch sử ngành hàng không. Lần đầu tiên họ đã lái thành công máy bay có động cơ lên bầu trời ngày 17.12.1903. Ít lâu sau, trong tiệc chào mừng những người anh hùng này tại Pháp nhân chuyến du lịch châu Âu, họ được mời nói chuyện. Dù đã hết sức từ chối nhưng cuối cùng Wilbur Wright vẫn phải đứng lên phát biểu trước những nhân vật có danh tiếng ở Paris. Ông nói giản
160
dị: Theo tôi biết, trong các loài chim, biết nói thì chỉ có vẹt. Thế mà vẹt lại bay không cao.
Cho đến nay, bài diễn văn dài một câu này vẫn được coi là hay. Ở đây ông đã dùng ẩn dụ: biết nói - những lời nói hay, bay không cao - không bay lên bầu trời được, không làm được việc gì lớn. Và hàm ý của câu này là ông không giỏi nói những lời đẹp đẽ nên chỉ nói ngắn, và ông chỉ muốn nêu lên một triết lý: muốn thành công thì phải khổ công rèn luyện.
Trong văn học và báo chí, chúng ta thường xuyên gặp những lối nói ẩn dụ. Tiêu đề truyện ngắn Trong tay có đá của nguyễn ngọc Tư mang ẩn dụ trong lòng mang hận thù. Bình luận về những hủ tục cưới xin làm mất đi những ý nghĩa cao đẹp của một số phong tục, một phóng viên viết: ‘Thái độ của chủ nhà phụ thuộc vào độ dày mỏng của chiếc phong bì.’ Tít báo ‘Thức dậy vùng đất bãi’ cũng là ẩn dụ. hơn nữa trật tự đảo ngược này gây ấn tượng mạnh hơn trật tự bình thường: Vùng đất bãi thức dậy.
Dùng sai từ ngữ có thể khiến một ẩn dụ thành ngô nghê, khó hiểu. Báo Lidove noviny, Cộng hòa Czech, mô tả vai trò của thượng viện sau 13 năm ra đời và lấy làm tiếc vì không làm được việc gì bèn dùng ẩn dụ để hạ tít: ‘Một đứa trẻ không được mong muốn’. (b., 14.01.2010) Tít tiếng Việt này dở, nhưng có thể trở thành hay nếu thêm chữ như: Một đứa trẻ không được như mong muốn.
Có những ẩn dụ đòi hỏi tri thức nền để hiểu: ‘Xe phóng nhanh như vậy thì sớm về Văn Điển lắm đấy’. nếu không
161
biết Văn Điển là một nghĩa trang ở hà nội thì không thể hiểu rằng câu trên có hàm ý là: ‘Xe phóng nhanh như vậy thì dễ gặp tai nạn chết người lắm đấy’.
Thay thế đồng nghĩa (paraphrase) vào những tình huống phù hợp: khi cần nói những câu dễ nghe, tránh điều kiêng kị: ‘Sinh thời Vũ Bão có tâm niệm viết và đặt tên sách theo đủ 24 chữ cái. Ông đã có các tên sách từ chữ A đến chữ X,... cuốn sách có chữ U được xuất bản sau khi ông mất, còn cuốn chữ Y thì Vũ Bão khất nợ lại trần gian’. (Tuổi Trẻ, 31.10.2011) Cách nói này có hình ảnh và tế nhị hơn cách nói ‘Vũ Bão chết mà chưa kịp viết’.
5.7.2. Châm biếm: vài phương thức thường gặp
Dựa vào quán ngữ ‘hứa cuội’ nhà báo đặt tít những cây cầu nhà họ... ‘hứa’ (Tuổi Trẻ, 05.06.2004) cho bài viết về những cây cầu mà thời hạn hoàn thành cứ được khất lần, lui dần, lui dần... Thậm chí cầu Vàm Sát chưa biết bao giờ mới hoàn thành nên ‘sẽ hoàn thành năm hai ngàn không trăm... chưa biết’. Đó là cách viết châm biếm. những cách viết này tạo nên lời phê phán châm biếm mạnh mẽ về một lối làm ăn tuỳ tiện không có kế hoạch.
Châm biếm những ai tin vào tử vi hợp tuổi vợ chồng, nhà báo vận dụng thành ngữ ‘cưới chạy tang’ để viết ‘Kiên trì cầm cự cho đến lúc ‘đủ già’ để hiểu rằng xem tuổi là một thứ dở hơi tốn thời gian, thì họ đành phải cưới... chạy tuổi.’ (Tuổi Trẻ, 01.12.2007)
162
Tạo ra những cách nói châm biếm qua phép liên tưởng. Viết ‘Thái độ của chủ nhà phụ thuộc vào độ dày mỏng của chiếc phong bì’ là lời châm biếm chua cay nền ‘văn hóa phong bì’ trong ứng xử thời nay.
Dùng cách nói ngược: gắn nét nghĩa trỏ hành động tốt cho hành động xấu: Trong bài ‘Mãi lộ vẫn hoành hành’, nhà báo viết ‘Ba cảnh sát giao thông đang... miệt mài làm việc’ (Tuổi Trẻ, 15.02.2008); ‘Được chia tiền tham ô thì cũng được chia tù’.
Trong tiểu phẩm cười, thường dùng biện pháp đọc chệch âm, giao lưu thành ‘giao lu’, những ‘kiến thức’ ngược đời, những cách suy luận ngược đời:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, đã tái bản tới lần 3 mà vẫn cung cấp kiến thức ‘hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1.200 mét so với mực nước biển’. Điều này vênh rất nhiều với thực tế, hồ Ba Bể chỉ cao 145m so với mực nước biển. Tuổi Trẻ Cười bèn bình: Có lẽ sách giáo khoa tính theo ‘thước’ của thiếu nhi nên nhiều hơn chăng? (Tuổi Trẻ Cười, 01.11.2009)
Chưa từng ai hạn chế tốc độ người đi bộ, ấy thế nhưng trên một đoạn đường nhựa phẳng lỳ thẳng tắp vẫn còn lại tấm biển báo tốc độ 5km/giờ. Thế là trang báo mạng thanhnienonline châm biếm về thói làm ăn cẩu thả bằng tít ‘Biển báo tốc độ cho người... đi bộ’. (23.06.2011)
163
5.7.3. Chơi chữ
nói lái là một cách chơi chữ.
nhưng đôi khi người ta thực hiện việc nói lái còn nhằm mục đích giữ bí mật.
Trong bài ‘Xé bức màn dối trá trong vụ thảm án Lệ Chi Viên’, tiến sĩ Đinh Công Vĩ viết rằng Thái hậu nguyễn Thị Anh dàn dựng vụ án này. Theo bài báo, nguyễn Thị Anh có thai sẵn từ ngoài nhưng khôn khéo được vào cung, đẻ ra Bang Cơ (vua nhân Tông) mà vua Thái Tông vẫn tưởng là con mình. Chuyện này hai quan thị Đinh Thắng, Đinh Phúc biết, vì họ là người phải ghi chép lại ngày giờ phi tần ‘vào’ với nhà vua. hai ông đã mật báo cho Thái sư Lân quốc công Đinh Liệt biết việc này. Sau khi nhân Tông bị giết, Đinh Liệt mới kín đáo ghi vào Bút ký hồng Mai vần thơ sau:
‘nhung Tân hà hữu tống thai tinh Lục nguyệt khai hoa quái dị hình niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh’
Tạm dịch: ‘nhân Tông đâu phải máu con rồng/ Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng/ năm tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép/ hoàng bào để vết tiếng ngàn năm’. (Văn nghệ, 05.10.2002) nói lái: nhân Tông → nhung Tân; Đinh Thắng
→Thăng Đính.
- Sau trận Anh hòa với Algerie 0 - 0 ở Cape town, báo chí
Anh đã châm biếm: 164
‘Thật là một đống Roobish’; ‘Trận đấu của anh hề Cape’ (Daily Mirror). Đó là chơi chữ: Roobish là từ ghép tên cầu thủ Rooney với từ rubbish (rác rưởi); Còn Cape vừa ám chỉ sân đấu ở Cape town, vừa ám chỉ huấn luyện viên Capello. (b., 20.06.2010)
- Sau vụ nATO tấn công nam Tư, người ta đã ‘định nghĩa’ lại tổ chức này thành:
= new American Terrorist Organization (Tổ chức khủng bố mới của Mỹ), hoặc:
= nazi American Troop Organization (Tổ chức của đội quân phát xít Mỹ)
= new Armed Test Organization (Tổ chức thử nghiệm vũ khí mới)
nATO còn có nghĩa là ‘ngày tận thế’, vì tên bộ phim Terminator (ngày tận thế), có chứa từ này.
Chơi chữ để câu nói thêm dí dỏm và gây ấn tượng.
- Trả lời phỏng vấn về cảm tưởng khi không được vào đội tuyển Anh đi nam Phi. Theo Walcott cười: ‘I’m a winger, not a wingher’ (Tôi là tiền vệ cánh chứ không phải một người hay than vãn). Theo Walcott đã chơi chữ: winger (tiền vệ cánh) phát âm gần giống wingher (người hay than vãn). (Tuổi Trẻ, 30.10.2010)
5.7.4. So sánh
So sánh là biện pháp ngôn từ thường gặp. Chúng luôn luôn gây những ấn tượng mạnh mẽ. Dùng cách so sánh có
165
thể chuyển tới người tiếp nhận những thông điệp đằng sau câu chữ.
- Châm biếm về những lời hứa suông, thủ tướng hun Sen nói: ‘Các nhà tài trợ giống như những con gà mái cục tác nhiều nhưng chẳng bao giờ đẻ trứng’. (TTCn, 21.08.2001)
- Tổng thống Obama hành động giống cựu tổng thống george Bush hơn là ứng viên tổng thống Obama. (Tuổi Trẻ, 22.12.2009)
Câu này phê phán tổng thống Obama không còn là ông Obama hứa hẹn khi tranh cử nữa, ông ta lại vẫn như tổng thống tiền nhiệm george Bush. Xa hơn, có thể là thông điệp: lời hứa của các chính khách khi tranh cử thường khác xa hành động của họ sau khi trúng cử.
- Trong Chí Phèo, sau khi Chí gặp Thị nở ở vườn chuối, nam Cao viết một câu khá lạ: ‘Chúng nó ngủ như chưa bao giờ được ngủ’. Thấy hay hay, nhiều người bắt chước theo: ‘Chúng nó ăn như chưa bao giờ được ăn’; ‘Chúng nó khóc như chưa bao giờ được khóc’... Câu nào được coi là hay, là hấp dẫn sẽ được nhiều người khác dùng theo như một ‘mốt’. Đó là những câu ‘ăn theo’. Càng lặp lại nhiều thì mức độ hay càng bị giảm đi. Tới một lúc nào đó, kiểu câu này sẽ trở thành sáo rỗng.
Kiểu so sánh này được dùng cho những so sánh tuyệt đối: ‘Tiếng đàn bầu khắc khoải, cô độc như nỗi buồn đến chẳng buồn hơn được nữa của những thân phận đời nổi trôi’. (Tuổi Trẻ, 13.10.2010)
166
5.7.5. Khẩu ngữ
ngôn ngữ văn chương, nếu không phải là những mẩu thoại, thì không nên dùng khẩu ngữ.
Sách hướng dẫn làm bài tập tự luận và cảm thụ văn thơ 12 (nhà xuất bản Đ., 2008), viết ‘Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn trên thế giới, đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chiếc được’. Viết bắt chước chứ không viết theo khẩu ngữ Bắc Bộ là bắt chiếc. hơn nữa, Lỗ Tấn còn là một tài năng thể thao hay sao mà gọi là danh thủ?
Khi viết văn châm biếm, bạn có thể và nên dùng khẩu ngữ. Khẩu ngữ trong những cách nói ngược khiến ta hình dung ra một người đang nói giễu, đang mỉa mai:
- Trong thiên hạ, sinh viên là nhân vật biểu trưng tươi đẹp nhất của người nghèo, người có thu nhập thấp, có khi chẳng có thu nhập gì sất. (Tuổi Trẻ Cười, 01.11.2009)
- Chủ trương nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đây đã bị các ông bà mần ra dự án này làm cho hư bột hư đường rồi. (Tuổi Trẻ Cười, 01.11.2009)
- Oách gớm nhẩy! Cổng ra cổng nhé. (Chu Lai, Phố, 374) (nhẩy ← nhỉ)
‘nhị Thủy vào ở hẳn ký túc xá:
- Để chị bớt lo cho em... ‘ví lại’ em không thích làm một thứ manơcanh.
- người mẫu thời trang chứ! - Kỳ Duyên chữa lời nó.’ (Văn nghệ, 23.03.1996)
167
Khẩu ngữ là ngôn ngữ giao tiếp. Các lời thoại trong phim là khẩu ngữ. Khẩu ngữ giúp ta nói ngắn gọn:
- Em biết rồi.
Biết cái gì mà biết! (Kim sưn cố lên!, tập 35)
nói ‘Em không biết gì mà lại bảo là biết!’ thì dài hơn nhiều.
Trong khẩu ngữ có những cách nói ngược làm nên màu sắc khẩu ngữ đặc thù.
- người như thế này mà lại đi ăn cắp, đẹp mặt chưa!
Cách nói mỉa mai ‘Đẹp mặt chưa!’ đã xúc phạm thể diện nặng nề hơn, đau hơn lời nói thẳng ‘đồ xấu xa!’.
- Chị không ở nhà nấu cơm giúp mẹ mà lại đi chơi, hay thật!
Cách nói mát hay thật là lời trách móc, chê bai.
Mẹ nựng con: ‘Chó con của mẹ, trông dễ ghét chưa kìa!’
5.7. Từ câu không chuẩn mực tới câu hay và từ câu hay tới câu thường
Thông thường chúng ta viết ‘Tôi đọc sách và ăn bánh mì khô với nước lã’. Viết như vậy là rạch ròi chuyện đọc và ăn. Khi viết ‘đọc sách cùng những tạp chí khoa học’ chúng ta hiểu đọc sách và đọc tạp chí khoa học. Viết vậy là chính xác và rõ ràng. Ấy thế nên câu của Doãn hoàng giang: ‘Thời gian rảnh rỗi tôi vùi đầu ở thư viện, ngấu nghiến đọc mọi loại sách cùng bánh mì khô và nước lã’ (Tuổi Trẻ, 11.10.2010)
168
không theo khuôn mẫu thông thường, dường như không chuẩn mực. Ai cũng biết bánh mì để ăn chứ không để đọc nên câu trên gây bất ngờ. người ta chú ý tới điều bất thường ‘đọc... bánh mì khô và nước lã’. Câu trên không chuẩn mực về cấu trúc ngữ pháp nhưng lại lột tả được ý ‘say mê đọc sách trong cuộc sống rất khó khăn’ nên dễ được chấp nhận và trở thành một câu hay.
Khéo tận dụng các nét nghĩa
Viết ‘Vấn đề nhức nhối hơn cả là số chị em tham gia làm cửu vạn khá đông, chiếm từ 50% - 60% lực lượng buôn lậu, trong đó không ít chị tuổi trên 70 và trẻ em dưới 10 tuổi’ (b., 01.05.1999) là sai. Thứ nhất, dư từ ‘từ’. Thứ hai, không nên trẻ hóa các cụ bà trên 70 tuổi thành ‘chị’. nên sửa lại thành: ‘Vấn đề nhức nhối hơn cả là số chị em tham gia làm cửu vạn khá đông, chiếm khoảng 50% - 60% lực lượng buôn lậu, trong đó không ít người tuổi trên 70 và có cả trẻ em dưới 10 tuổi’.
Tuy nhiên, thạc sĩ nguyễn Thị Oanh mất lúc 79 tuổi, thông thường phải gọi bằng ‘cụ’, nhưng lại có tít ‘Cô Oanh đã ra đi’. (Tuổi Trẻ, 02.05.2009) Sao lại gọi bằng ‘cô’? Có hai lý do cho cách dùng này:
- Để tạo ra không khí gần gũi, thân thương, chúng ta gọi bác, cô: Bác Tôn, và cô Oanh.
- Có những người già nhưng chưa già về năng lực lao động, vẫn còn làm việc có hiệu quả, vẫn sáng tạo, thì họ chưa già về sức sống chúng ta không chú ý tới tuổi tác mà chú ý tới con người hoạt động trí tuệ trong họ. Chúng ta nhắc tới nhà thơ Tố hữu, nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn nguyễn Tuân,
169
nhà báo Trần Bạch Đằng... mà không gọi họ bằng ‘cụ’, trừ khi muốn nhấn mạnh tới tuổi tác.
Khuôn sáo. Lúc mới xuất hiện, một tiêu đề nào đó có thể rất hay và do vậy tiêu đề này trở thành khuôn mẫu cho hàng loạt tiêu đề khác, nghĩa là nó có sức sản sinh mạnh. Khuôn mẫu ngôn ngữ của tiêu đề đó thường được sử dụng để đặt nhiều tiêu đề tương tự với sự thay đổi ở những từ ngữ liên quan đến nội dung. Từ đó hình thành các khuôn tiêu đề. Truyện ngắn ‘Có một đêm như thế!’ của Phạm Thị Minh Thư được giải nhất trong cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1981. Ấy thế là có một đợt sóng cồn các tiêu đề ‘có một ngày như thế’, ‘có một làng như thế’, ‘có một bệnh viện như thế’, ‘có một cô bảo mẫu như thế’, ‘có một thầy thuốc như thế’, ‘có một cán bộ hội như thế’... Khuôn tiêu đề ‘Có một... như thế’ nay vẫn được dùng rất nhiều. Tương tự, có những khuôn ngôn ngữ khác cho hàng loạt đề báo như: Một thoáng (+địa danh), nghề X cũng lắm công phu, Thấy gì qua (+sự việc), Mặt trái của... (tấm huy chương), X - con dao hai lưỡi...
Mặt khác, năm nào cũng luôn có những loại sự kiện giống nhau và giống những năm trước. Đó là những ngày lễ, tết, kỷ niệm, tổng kết thành tích, khen thưởng... thành ra cũng có những bài báo na ná như nhau. Thế là cũng thành những tiêu đề theo khuôn: Phấn khởi chào mừng ngày..., Thi đua lập thành tích kỷ niệm ngày..., Kỷ niệm 40 năm ngày..., Vài suy nghĩ về..., Cố gắng lập thành tích..., Chào mừng ngày..., Đẩy mạnh..., Tăng cường...
170
Sáo mòn. Cái gì lặp lại mãi rồi cũng thành nhàm chán. những từ ngữ, hình ảnh dù hay đến mấy nhưng dùng lặp đi lặp lại thì cũng dần dần trở nên quen thuộc với độc giả. Sức hấp dẫn của chúng giảm dần, giảm dần và mất hay. Tới một lúc nào đó, nếu tiếp tục dùng nữa, độc giả sẽ thấy chán: ‘Biết rồi, khổ lắm, viết mãi!’. Điều này giống như uống trà. Thưởng thức một hai nước đầu thật tuyệt. nhưng uống đến nước sái bốn, sái năm thì còn gì là ngon nữa. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng tìm kiếm những cách dùng mới, cố gắng tạo ra những từ ngữ mới, hình ảnh mới thay thế cho những thứ đã bị mòn.
Để chống lại lối sáo mòn Phấn khởi chào mừng 30 năm ngày thành lập công ty SJC, có nhà báo đã đặt tựa đề Khi SJC có nghĩa là vàng (KTSg, 01.10.1998). SJC là tên tắt tiếng Anh của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn (Saigon Jewelry Company). Tựa đề này cô đúc và rất hình tượng. hấp dẫn vì ở đây cụm từ ‘có nghĩa là vàng’ có thể được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. (vàng - thứ của cải quý nhất).
Ăn theo
Khâm phục, học tập những cách viết hay là cần thiết để luôn luôn tự nâng cao năng lực ngôn từ của mình. nhưng nếu chỉ có rập khuôn, chỉ có ăn theo sẽ dần dần làm bài viết của mình mòn đi, nhạt nhẽo đi. Việc cóp theo những ‘bài văn mẫu’ gây hại nhiều hơn là lợi.
Khai thác các nhân vật điển hình văn học không phải là ăn theo. những cô Tấm, nàng Kiều, chị Dậu, những Sở Khanh, Xuân Tóc đỏ, Chí Phèo, làng Vũ Đại... đã trở thành
171
những điển hình, đại diện cho những lớp người khác nhau, những nhóm xã hội khác nhau thời xưa cũng như thời nay. Và ai cũng biết. Chúng ta có thể dùng luôn tên những nhân vật này cho xã hội hiện đại. Vậy thì, những bài báo, những truyện ngắn Chí Phèo lấy vợ, Chí Phèo thành tiến sĩ, Chí lên ghế lãnh đạo trong hậu Chí Phèo hay truyện Chí Phèo mất tích?... chỉ là khai thác nhân vật Chí Phèo ở thời hiện đại.