Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Tác giả: Victor Hugo
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Lệ Chi & Hoàng Lâm
Biên tập: Little Rain
Upload bìa: Little rain
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 10945 / 216
Cập nhật: 2014-12-04 05:10:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Em Bé Trong Bóng Tối
1. SEX HIL.
Bão táp trên đất liền cũng không kém phần mãnh liệt hơn ngoài biển cả.
Xung quanh em bé bị bỏ rơi cũng cái cảnh lồng lộn dữ tợn như thế. Khi mà những sức mạnh mù quáng phúng phí cơn giận vô ý thức thì kẻ yếu hèn và kẻ vô tội đành phó mặc cho may rủi; bóng tối đâu biết phân biệt; và sự vật làm gì có những chuyện nhân từ như người ta vẫn gán cho chúng.
Trên đất liền rất ít gió; rét có một cái gì đó bất động. Không một hạt mưa đá. Tuyết rơi dầy kinh khủng.
Mưa đá đánh quất, túi bụi, làm thâm tím mặt mày, làm ù tai, áp đảo, nhưng bông tuyết còn tệ hơn thế. Bông tuyết nghiệt ngã mà hiền lành, lẳng lặng hoạt động. Chạm vào nó, nó tan ra nước. Nó trong sạch như thằng giả dối ngây thơ. Chính bằng những lớp trong trắng thong thả chồng chất lên nhau mà bông tuyết trở thành băng đổ, và tên giảo quyệt đi đến tội ác.
Em bé vẫn tiếp tục bước trong sương mù. Sương mù là một chướng ngại vật mềm, do đó mà nguy hiểm; nó chịu thua nhưng vẫn dai dẳng; sương mù cũng như tuyết chứa đầy phản trắc. Em bé, như một đấu sĩ kỳ dị giữa tất cả những cảnh nguy hiểm ấy, đã lần được xuống chỗ cuối dốc và lọt vào Sex-hil. Nó đứng trên một eo đất mà không ngờ, hai bên đều là đại dương, và không thể nào lạc đường giữa màn sương đó, dưới lớp tuyết rơi đó và cảnh đêm tối đó, mà lại không lăn xuống nước sâu của vịnh sâu bên phải hay làm mồi cho sóng dữ của triền lên bên trái. Nó cứ lần bước giữa hai vực thẳm, không hay biết chút gì.
Eo đất Porlan thủa ấy hết sức gập ghềnh khó đi. Ngày nay nó không cỏn chút gì của cái hình thể ngày ấy nữa. Từ ngày người ta nẩy ra ý kiến khai thác đá Porlan để làm xi măng, toàn bộ ngọn núi đều bị đục đẽo, mất hẳn cái dáng vẻ xưa kia. Ở đấy ngày nay vẫn tìm được đá vôi thời kỳ Jura, đá Sixtơ, và lục thạch từ những vỉa kết nham đâm ra như răng lòi xỉ; nhưng cuộc xẻng đã phạt đứt và san bằng tất cả những chóp núi lởm chởm gồ ghề đó, nơi mà diều hâu hay đến đậu nom rất ghê tởm. Còn đâu những đỉnh nhọn để cho ó biển và hải tặc[95] có thể là nơi gặp gỡ tụ tập; cũng như những kẻ đố kị, chúng ưa làm ô uế các đỉnh cao. Có tìm cũng chẳng thấy ngọn núi bia Gôđômphanh, một từ ngữ cổ xưa của xứ Galơ, có nghĩa là chim ưng trắng. Mùa hè, trong những vùng đất bị khoan và đào thủng như bọt biển ấy còn hái được mê điệt, bạc hà, bào hương thảo dại, tiểu hồi hương biển, có thể pha uống như một thứ thuốc bổ quí, và thứ thuốc lá có nhiều mầu mọc ở cát dùng để dệt chiếu; nhưng ở đó chẳng bao giờ còn nhặt được hổ phách xám, hay thiếc đen, hay cái thứ đá ba lớp, màu xanh lục, màu xanh lam, màu lá đan sâm. Hồ ly, rái cá, chồn trắng, chồn nâu, đã đi hết; ở những vùng hiểm trở này của Porlan, cũng như ở mũi Cornuay, trước kia có hươu, nay không còn nữa. Trong một vài chỗ trũng vẫn đánh được thờn bơn, và cá pinsa, nhưng cá hồi sợ hãi không ngược sông Uê, giữa Xanh-Misen và Noen để đẻ trứng nữa. Người ta không còn thấy như thời Elizabeth các loài chim lạ ngày xưa, to như diều hâu, mổ vỡ đôi một quả táo ra và chỉ ăn hột. Ở đấy không gặp giống quạ mỏ vàng nữa, gọi theo tiếng Anh là Cornish chough, gọi theo tiếng la tinh lả pyrrocorax; chúng tinh nghịch vứt lên mái tranh những cành nho cháy. Cũng không còn thấy loại chim phù thủy, từ quần đảo Êcôx di cư tới, và vung ở mỏ ra một thứ dầu mà dân đảo thường dùng để thắp đèn.
Chiều chiều cũng không còn gặp trong tiếng triều róc rách, con neitse hoang đường ngày xưa, chân như chân lợn mà lại kêu tiếng như tiếng bê. Thủy triều cũng không còn tấp lên cát, giống hải thát có ria, tai cuốn, răng hàm nhọn, bò lết bằng những bàn chân không móng. Trong vùng Porlan ngày nay không còn nhận ra được này, trước kia chẳng bao giờ có họa mi vì không có rừng, nhưng chim ưng, thiên nga, và ngỗng biển thì đã bay đi hết. Cừu Porlan ngày nay thịt béo lông mịn; nhưng cách đây hai thế kỷ giống cừu cái gặm thứ cỏ mặn đắng lại nhỏ bé, thịt dai, lông thô, xứng với những bầy cừu Xentơ chăn dắt bởi những mục đồng ăn tỏi, sống đến một trăm tuổi và đứng xa nửa dặm vẫn có thể bắn thủng áo giáp bằng mũi tên dài hơn thước. Đất cằn cho len cứng. Sex-Hil ngày xưa, vì nó bị phá hoại quá nhiều bởi con người và bởi những ngọn gió dữ Xerlanh gặm mòn cả đá. Ngày nay do đất này có một con đường sắt chạy đến một khu bàn cờ đẹp toàn nhà mới, đó là Sexinhtơn, và có “ga Porlan”. Các toa tàu lăn bánh ở nơi mà ngày xưa những con hải báo quen bò lết.
Eo đất Porlan cách đây hai trăm năm là một cái lưng lừa bằng cát với một cột sống bằng núi đá.
Hiểm hoạ đối với em bé bỗng thay đổi hình thái. Lúc đi xuống, em sợ lăn xuống chân núi cheo leo, trên eo đất, em lại sợ thụt ngã vào các hố sâu. Sau khi gặp vực thẳm, em lại đụng phải vũng lầy. Ở bờ biển mọi thứ đều là cạm bẫy. Núi đá thì trơn, bãi cát thì sụt. Các điểm tựa đều là chỗ mai phục. Cứ như người đặt chân lên kính. Cái gì cũng có thể thình lình rạn nứt dưới chân. Chỗ rạn vỡ là nơi bị mất hút. Đại dương có những chỗ ngồi hạng ba ở tầng dưới, y hệt một nhà hát lớn khéo xây dựng.
Những sông núi hoa cương dài làm chỗ tựa cho hai triền eo đất rất khó leo trèo. Thật khó tìm ra cái mà trong nghề đạo diễn sân khấu người ta gọi là chỗ đặt chân. Con người không trông mong gì được đại dương đón tiếp, núi đá cũng chẳng hơn gì sóng nước; chỉ có chim và cá mới được biển cả dự kiến trước. Đặc biệt các eo đất đều trơ trụi và lởm chởm. Sóng nước mài mòn và đục ruỗng từ hai phía, thu nhỏ chúng lại theo dạng giản đơn nhất. Khắp nơi đều là góc sắc, đỉnh cao, cưa nhọn, đều là những mảnh núi rách xơ dễ sợ, những lỗ hoác đầy răng như hàm cá mập lởm chởm, đều là rêu phong ẩm ướt dễ ngã, là đá lăn cuội đổ tuồn tuột xuống bọt sóng. Ai có ý định trèo qua một eo đất thì mỗi bước lại gặp những tảng đá dị hình to như những toà nhà. giống xương ống chân, xương bả vai, xương đùi, một kiểu mổ xẻ ghê rợn về những tảng núi bị lột hết da. Không phải ngẫu nhiên mà những đường nét bờ biển ấy lại được gọi là Côt-tơ[96]. Khách bộ hành tùy khả năng của mình mà thoát khỏi chốn ngổn ngang đổ nát đó. Lần bước qua bộ xương của một cái xác khổng lồ, việc khó nhọc đó cũng na ná như thế.
- Bạn cứ đặt một đứa bé vào cái công việc khó khăn đó của Ecquyn[97].
Giá giữa ban ngày thì tốt, nhưng lúc ấy lại là đêm khuya, lẽ ra cần có người dẫn đường thì nó chỉ trơ trọi một thân. Tất cả sức mạnh của một người lớn cũng không thừa, thế mà nó chỉ có chút sức tàn của một đứa bé. Thiếu người dẫn đường, một lối mòn cũng có thể giúp ích cho nó. Vậy mà chẳng có lối mòn nào cả.
Theo bản năng, nó tránh dãy núi nhỏ nhọn hoặc và cứ cố sức lần dọc theo bãi. Ở đấy nó gặp phải các bãi lầy.
Nhẵng bãi lầy trước mặt nó chi chít ba dạng, sụt nước, sụt nước, sụt cát. Đó là nạn sa lầy.
Biết được cái phải đương đầu thì hoang mang lo sợ, nhưng không biết mới thật khủng khiếp. Đứa bé chiến đấu với mối nguy cơ xa lạ. Nó dò dẫm từng bước trên cái có lẽ là mồ chôn nó.
Không chút do dự, nó đi vòng các ngọn núi. Nó tránh các hố sâu, đoán mò những cạm bẫy, cố lần theo những chỗ ngoằn ngoèo của chướng ngại vật nhưng vẫn tiến tới. Không đi được thẳng lưng, nó bước thật thận trọng.
Khi cần, nó kiên quyết quay lui. Nó kịp thời biết rút chân ra khỏi cát chất dính ghê tởm của cát lầy. Nó rũ tuyết bám trên người. Mấy lần nó bị sụt nước đến đầu gối. Ra khỏi nước, manh áo tả tơi ướt sũng của nó lại lập tức đóng băng vì cái lạnh ghê người của đêm tối. Nó bước nhanh trong bộ quần áo cứng. Tuy vậy nó cũng đã khéo giữ được khô và ấm trên ngực chiếc áo khoác thuỷ thủ.
Nó vẫn đói cồn cào.
Những chuyện bất ngờ của vực thẳm không bao giờ có giới hạn, mọi khả năng đều có thể xảy ra, kể cả sự cứu thoát. Lối ra tuy không nhìn thấy nhưng có thể tìm được. Mình quấn một lớp tuyết ngột ngạt, lạc đường trên một đất nhỏ hẹp giữa hai mỏm của vực sâu, chẳng nhìn thấy gì dưới ấy liệu đứa bé có vượt qua được eo đất không, đó là điều chính bản thân nó có lẽ cũng không thể nói ra dược: Nó đã trượt, đã leo, đã lăn, đã tìm, đã bước, đã kiên trì, có thế thôi. Đó là bí quyết của tất cả mọi chiến thắng. Sau quãng không đầy một tiếng đồng hồ, nó cảm thấy mặt đất cứ cao dần, nó đang đến bờ bên kia, đang ra khỏi Sex-Hil, đang đứng trên đất cứng.
Cái cầu hiện nay nối liền Xenfor-cas với Xmonmaoxen hồi ấy không có. Chắn hẳn trong lúc dò dẫm khôn ngoan, đứa bé đã lần đến tận Oaikơ-rêgít, lúc ấy có một cái doi cát, y như một mặt đường tự nhiên thật sự, chạy suốt Ixt-Flít. Nó đã thoát khỏi eo đất, nhưng một lần nữa lại phải đối diện với bão táp, với trời đông, với đêm tối.
Trước mặt nó lại trải ra tít tắp những cánh đồng mù mịt. Nó nhìn xuống đất, cố tìm lấy một lối mòn.
Thình lình nó cúi xuống.
Nó vừa nhận thấy trên tuyết một cái gì như một dấu vết.
Đây là một dấu vết, là nét hằn của một bàn chân: Màu tuyết trắng làm nổi bật ấn tích nên nhìn rất rõ. Nó ngắm kỹ. Đây là một bàn chân đi đất nhỏ hơn chân đàn ông, to hơn chân con trẻ. Hẳn là chân một người đàn bà.
Quá dấu đó, có một dấu khác, rồi lại một dấu khác, các ấn tích cứ nối tiếp cách nhau độ một bước, và đi sâu vào cánh đồng, phía tay phải. Chúng hãy còn mới và có một ít tuyết phủ lên trên.
Một người đàn bà mới đi qua đây. Người đàn bà này đã bước và cùng đi về hướng mà đứa bé nhìn thấy có khói. Đứa bé, mắt nhìn xoáy chặt vào dấu vết, cố lần theo bước chân.
2. HẬU QUẢ CỦA TUYẾT.
Nó lần mò hồi lâu theo dấu chân đó. Không may, dấu vết mỗi lúc một mờ. Tuyết rơi dày đặc và dễ sợ. Đây là lúc chiếc thuyền con hấp hối, cũng dưới lớp tuyết đó ngoài biển khơi.
Đứa bé, cũng lâm nguy như chiếc thuyền, nhưng có khác là trong cảnh tối tăm chằng chịt không gỡ nổi đang sừng sững trước mắt, nó chỉ có mỗi bàn chân in dấu trên tuyết kia, cố bám vào dấu chân đó như đầu mối mê cung.
Đột nhiên, hoặc do tuyết san bằng hoặc do một lý do nào khác, mọi dấu vết đều bị xoá sạch. Tất cả lại bằng phẳng, nhẵn nhụi sát đất, không còn chỗ nhoà, không một chi tiết. Chỉ còn một tấm khăn trắng trải trên mặt đất và một tấm khăn đen chăng kín bầu trời.
Cứ như thể người đàn bà qua đường đã bay hổng.
Đứa bé cùng đường cúi xuống, cố tìm kiếm.
Hoài công.
Đúng lúc vừa ngẩng lên, em bỗng có cảm giác như nghe được một tiếng gì đó không rõ, nhưng chưa chắc đã có nghe. Nó giống tiếng người, giống hơi thở, giống bóng đen. Nó mang tính chất người hơn thú vật và ma quái hơn sống động. Đó là tiếng động, nhưng lại là chiêm bao.
Đứa bé nhìn nhưng chẳng thấy gì hết.
Trước mắt em, hoang vu bát ngát, trần trụi, tái nhợt.
Em lắng nghe. Điều mà ban nãy em tưởng như nghe được đã tan biến mất rồi. Có lẽ em không hề nghe thấy gì cả. Em lại dỏng tai. Tất cả vẫn im lìm.
Trong toàn bộ cảnh sương mù ấy có cái phần ảo mộng. Em lại cất bước đi nữa.
Cất bước hú hoạ thôi, vì từ đây không còn dấu chân kia nữa để dẫn dắt. Đứa bé vừa đi được mấy bước, bỗng tiếng động lại bắt đầu. Lần này em không thể nào nghi ngờ. Đó là tiếng rên rỉ, gần như một tiếng nức nở.
Em ngoảnh lại. Em đưa mắt nhìn khắp không gian của đêm tối. Em chẳng thấy gì hết.
Tiếng động lại nổi lên
Nếu u linh có thể kêu gào được, ắt nó phải kêu gào như thế.
Không gì thương tâm, não lòng và yếu ớt như cái tiếng giọng ấy. Vì đó là một giọng người. Từ một linh hồn vọng đến. Trong giọng than van ấy có riêng phập phồng. Tuy nhiên nó có vẻ hầu như vô tâm. Nó tương tự như một niềm đau khổ đang kêu gọi, nhưng không biết chính mình là đau khổ và mình đang kêu gọi. Tiếng kêu, có lẽ là hơi thở đầu tiên, có lẽ là hơi thở cuối cùng, lơ lửng giữa tiếng khò khè kết thúc cuộc đời và tiếng oa oa mở đầu cuộc sống. Nó thở, nó nghẹn ngào, nó nức nở. Tiếng kêu van thảm thiết trong chốn vô hình.
Đứa bé tập trung chú ý nhìn khắp chốn phía xa, gần, đáy vực trên cao, dưới thấp. Chẳng có ai cả. Chẳng có gì cả.
Em dỏng tai. Giọng đó vẫn văng vẳng. Rõ mồn một. Gần giống tiếng cừu non.
Em bỗng sợ quá và nghĩ ngay đến chuyện chạy trốn.
Tiếng rên rỉ lại nổi lên. Đây là lần thứ tư. Nghe khốn khổ và ai oán một cách kỳ dị. Người ta cảm thấy sau cố gắng cùng cục đó, vô ý thức hơn là dụng tâm, tiếng kêu có lẽ sắp tắt. Đây là một lời đòi hỏi sắp đứt hồ theo bản năng gửi tới vô vàn thế lực còn trơ lơ lửng trong không trung, đó là một lời ấp úng trong giờ phút lâm chung dâng lên thương đế có thể có được. Đứa bé vội vã tiến về phía có tiếng vọng.
Vẫn chẳng nhìn thấy gì.
Em lại vừa tiến vừa nghe ngóng.
Tiếng than lại tiếp tục. Từ chỗ mơ hồ, không rõ, nó trở thành rõ ràng và hầu như rung rung. Đứa bé đã đến sát gần. Nhưng Ở đâu.
Em đang đứng bên một tiếng kêu than, âm vang run rẩy của một tiếng than trong không trung đang lướt qua bên cạnh. Em vừa bắt gặp một tiếng rên rỉ của con người lơ lửng trong chốn vô tình. ít ra đó là cảm giác của em. cũng mờ mịt hưu lớp sương mù sâu thẳm trong đó em đang chìn ngập.
Đang lúc do dự giữa một bản năng thúc đẩy nên chạy trốn và một bản năng bảo nên đứng lại, em bỗng nhận thấy trên tuyết, ở chân nó, cách vài bước phía trước một mô sóng dài bằng thân người. một gò nhỏ thâm thấp, dài hẹp, giống như chỗ hõm của một cái hố, hệt một nấm mồ trong nghĩa địa trắng xoá.
Đồng thời cái giọng đó lại vang lên.
Chính dưới đó thoát ra giọng người.
Đứa bé vội vàng cúi xuống, ngồi xổm trên mô sóng tuyết và đào bới bằng cả hai bàn tay.
Em thấy hằn lên, dưới lớp tuyết gạt ra, một hình dáng, và thình lình, dưới hai bàn tay của em, trong cái hố đang đào, hiện lên một khuôn mặt tái mét.
Không phải khuôn mặt đó phát ra tiếng kêu. Trên mặt, hai mắt nhắm nghiền, cái mồm há mở, nhưng đầy tuyết.
Bộ mặt cứng đờ, không nhúc nhích dưới bàn tay đứa bé. Vì mấy đầu ngón tay buốt cóng, nên lúc sờ vào bộ mặt lạnh, em be rung cả mình. Đó là đầu của một phụ nữ. Tóc tai lẫn lộn với tuyết. Người đàn bà đã chết rồi.
Đứa bé cố công gạt tuyết. Cổ người chết lòi ra, rồi phần trên ngực lộ cả da thịt dưới lớp áo rách.
Thình lình dưới bàn tay dò dẫm của mình đứa bé cảm thấy có một cử động rất khẽ. Một cái gì nhỏ bé bị vùi lấp và đang nhúc nhích. Em lại hối hả bới tiếp và phát hiện ra thân hình khốn khổ của một hình hài ốm yếu và tái ngắt vì rét, nhưng vẫn còn sống, trần trụi trên lồng ngực của người đàn bà đã chết.
Đó là một bé gái.
Nó cũng được quấn lót, nhưng bằng một mớ giẻ quá ít ỏi, và trong khi giãy giụa, nó đã tuột ra khỏi mớ tã rách. Tay chân gầy guộc, hơi thở của nó hơi thở của nó làm tan một ít tuyết bên dưới và phủ trên.
Một người bảo mẫu ắt phải đoán là cháu mới năm sáu tháng, nhưng có lẽ cháu đã đầy tuổi, vì trong đói khổ, sự phát triển bị thu rút một cách thương tâm, đôi khi dẫn đến sự còi cọc. Khi ló được mặt ra khí trời, cháu khóc ré lên và tiếp tục tiếng thổn thức đau khổ. Người mẹ mà không nghe thấy được tiếng thổn thức đó hẳn đã chết từ lâu.
Thằng nhỏ ẵm em bé vào lòng.
Người mẹ cứng đờ nom thật thê thảm. Một cái gì có vẻ ma quái toả ra từ khuôn mặt kia. Cái mồm há hốc không hơi thở dường như bắt đầu trả lời câu hỏi đặt ra cho những người chết trong chốn vô hình bằng thứ ngôn ngữ không rõ ràng của bóng tối. Trên khuôn mặt kia là phản quang nhợt nhạt của những cánh đồng giá buốt. Người ta thấy rõ vầng trán còn trẻ, dưới mái tóc nâu, dôi lông mày hầu như cau có, phẫn nộ, cánh mũi co dúm, mí mắt nhắm nghiền. Lông mi dán chặt vì sương băng, và từ khoé mắt đến khoé môi, nếp nhăn hằn sâu vì khóc lóc. Tuyết chiếu sang người chết. Trời đông và mộ địa không làm hại nhau. Xác chết là cục băng hình người. Hình ảnh đôi vú để trần thật đau lòng. Chúng đã từng có ích cho đời, chúng mang dấu vết héo hon cao cả của cuộc sống đã được chính con người thiếu cuộc sống cống hiến, và ở chúng vẻ uy nghiêm thay thế cho sự trong trắng trinh bạch. Ở đầu vú có một hạt ngọc trắng ngần. Đó chính là giọt sữa đã đóng băng.
Xin nói ngay, cách đấy mấy tiếng, chính tren cánh đồng này, nơi đến lượt đứa bé lạc đường đi qua, một chị ăn mày vừa cho con bú vừa tìm chỗ trú, đã bị lạc. Vì cóng rét chị đã ngã xuống dưới bão táp và không đứng dậy nổi. Băng tuyết phủ kín người chị. Chị cố sức ôm chặt đứa con vào lòng và đã trút hơi thở cuối cùng.
Cháu gái đã bú pho tượng đá đó.
Lòng tin tưởng thảm thương do thiên nhiên sắp đặt, vì hình như người mẹ vẫn có thể cho con bú ngay cả sau khi thở hơi cuối cùng.
Nhưng miệng cháu bé không tìm được vú, nơi đây giọt sữa bị thần chết lấy đi đã đóng băng và cháu bé, vốn quen nôi ấm hơn mộ địa, đã kêu khóc dưới lớp tuyết dày.
Thằng nhỏ bị bỏ rơi đã nghe thấy tiếng cháu bé hấp hối.
Nó đã đào được cháu bé lên.
Nó đã ôm cháu bé vào lòng.
Cảm thấy được nằm trong vòng tay, cháu bé thôi khóc. Hai khuôn mặt trẻ thơ áp sát vào nhau và đôi môi tím ngắt của cháu bé dán chặt vào má thằng nhỏ như vao vú mẹ.
Cháu gái hầu như sắp đến lúc mà máu đông cứng sắp chặn đứng trái tim. Bà mẹ đã để lại cho con một chút gì trong cái chết của mình, tử thi vốn hay lây, đó là cái lạnh dễ nhiễm. Bàn chân, bàn tay, cánh tay, đầu gối cháu bé như bị liệt vì băng đá. Thằng nhỏ cảm thấy lạnh khủng khiếp.
Trên người nó có chiếc áo khoác khô và ấm. Nó đặt vội cháu bé lên ngực người chết, cởi áo khoác của mình ra, quấn cho cháu tôi lại ẵm cháu lên. Bây giờ gần như trần trụi dưới những đợt tuyết do gió bấc thổi tới, ôm cháu bé trong lòng, nó lại cất bước đi nữa.
Cháu bé vớ được má thằng nhỏ, liền áp mồm vào và được ấm hẳn lên, ngủ thiếp luôn.
Đó là cái hôn đâu tiên của hai linh hồn này trong tăm tối. Người mẹ vẫn nằm ở đất, lưng dán xuống tuyết, mặt ngửa lên trời đêm. Những lúc thằng nhỏ cởi áo quần cho cháu bé, có lẽ từ chốn sâu thẳm vô biên của mình, người mẹ cũng đã nhìn thấy nó.
3. ĐƯỜNG ĐAU KHỔ NÀO CŨNG CÓ THÊM GÁNH NẶNG.
Đã hơn bốn giờ đồng hồ một tí, kể từ lúc chiếc thuyền con rời khỏi vũng Prolan, bỏ thằng hé lại trên bờ. Từ những giờ phút đằng đẵng bị bỏ rơi đó, và cứ đi tới mất, nó chỉ mới gặp, trong cái xã hội con người mà có lẽ nó sắp bước vào, có ba người, một nam, môi nữ, và một đứa bé. Một nam, người đàn ông trên đồi, một nữ, người đàn bà trong tuyết, một đứa bé, cháu gái nó đang ẵm trên tay.
Nó đã kiệt quệ vì mệt, vì đói.
Nó bước quả quyết hơn lúc nào hết, bớt mất một phần sức khoẻ và thêm lên một gánh nặng.
Lúc này nó gần như không có quần áo. Chút ít đồ rách còn lại trên người, vì sương băng đóng cứng, sắc như kính và làm xây xước cả da thịt. Mỗi phút nó một lạnh thêm nhưng cháu hé kia lại mỗi giây một thêm ấm áp. Cái nó mất đi đã không mất hẳn, cháu bé lại thu về. Nó nhận thấy hơi nóng đó đối với cháu bé đáng thương là một sự hồi sinh.
Nó tiếp tục bước tới. Thỉnh thoảng vừa ẵm chặt cháu bé, nó vua cúi xuống và, bằng một tay, bốc tuyết xát mạnh vào hai chân cháu bé để chúng khỏi bị tê cóng.
Có lúc, họng rát bừng bừng như cháy, nó lại bỏ vào mồm một ít tuyết, mút mút, nhờ thế mà đánh lừa được cái khát một phút, nhưng lại đổi khát thành sốt. Giảm bớt hoá ra nặng thêm.
Cơn bão tuyết lồng lộn điên cuồng đã mất hết cả hình dạng, có thể có những trận đại hồng thuỷ của tuyết mà đây là một. Có thể đã đảo lộn khu duyên hải đồng thời xáo động đại dương. Hẳn đây là lúc chiếc thuyền con luống cuống đang tan rã trong cuộc chiến đấu chống đá ngầm.
Dưới luồng gió bấc đó, vượt qua đống tuyết bao la, đứa bé cứ hướng đông đi tới mãi. Nó không biết đã mấy giờ rồi. Từ lâu nó không nhìn thấy khói nữa. Nhưng dấu hiệu đó trong đêm tại thường chóng bị xoá nhoà, vả lại cũng đã quá giờ tắt lửa, cuối cùng có lẽ nó nhầm và có thể không làm gì có thành phố làng mạc ở phía nó đang hướng tới.
Trong ngờ vực, nó vẫn kiên trì.
Hai ba lần cháu bé khóc thét lên.
Nó trên vừa bước vừa đu đưa khe khẽ, cháu bé lại dịu đi và nín thít. Cuối cùng cháu ngủ tay một cách ngon lành. Nó vừa run vừa cảm thấy cháu bé được ấm.
Nó luôn tay khép chật những nếp áo khoác quanh.
Không có tiếng người nào cất lên, không có bước chân nào khua động. không ngọn đèn nào thắp sáng.
Nó nghĩ bụng, ở đây người ta cũng chẳng buồn dậy. Trong toà nhà đá và trong túp lều tranh cũng vẫn một kiểu câm điếc trước những người khốn khổ.
Đứa bé quyết định đi xa hơn và bước sâu vào cái hẻm kéo dài trước mặt, tối om đến mức tưởng như đây là quãng cách giữa hai vách biển chứ không phải lối vào một thành phố.
4. DẠNG KHÁC CỦA HOANG VU.
Nó đang đi vào Uêmơt.
Uêmơt ngày ấy không giống Uêmơt vinh dự và lộng lẫy ngày nay. Uêmơt cũ không có, như Uêmơt hiện nay, một bến tàu thẳng tắp tuyệt đẹp với một bức tượng và một lữ quán để tưởng nhót Giorgiơ đệ Tam. Lý do là vì lút ấy Giorgiơ đệ Tam chưa ra đời. Cũng vì lý do đó, ở sườn ngọn đồi xanh phía đông, người ta chưa vẽ trên mặt đất, bằng những mảnh cỏ trồng và đá phấn, con ngựa trắng dài một ac-păng, con "Bạch mã", đỡ một vị vua trên lưng, và chổng đuôi về phía thành phố, cũng vẫn để biểu dương Giorgiơ đệ Tam. Vả lại những vinh dự trên cũng xứng đáng thôi, Giorglơ đệ Tam, lúc về già đã mất hết cái tài tử mà thời trai trẻ ông không bao giờ có, hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những tai hoạ dưới triều đại mình ông là một người vô tội. Tại sao lại không dựng tượng.
Cách đây một, trăm tám mươi năm, Uêmơt gần đối xứng như một bàn cờ lộn xộn. Anh chàng Axtarôt trong chuyện thần thoại đôi khi dạo chơi trên mặt đất, lưng đeo một cái bị hai túi trong có đủ mọi thứ, kể cả các bà hiền lành ngồi trong nhà. Một lô lều lán hỗn độn từ cái bị ma đó đổ ra cho ta ý niệm về Uêmơt không lịch sự ngày xưa. Và trong các lều lán, có thêm cả các bà hiền lành nữa. Kiểu nhà như thế, hiện nay còn cái hội quán của các Nhạc sĩ. Một loạt những căn nhà tối tăm táp nham bằng gỗ chạm và rêu phong, đấy cũng là một kiểu trổ chạm khác, những ngôi nhà gạch dị hình xiêu vẹo, một số có cột ngôi nọ dựa vào ngôi kia, để khỏi bị gió biển vặn đổ và chìa ra những quãng cách hẹp hình thành một hệ thống đường sá ngoằn ngoèo vụng về, gồm những ngõ hẻm, và ngã tư thường thường ngập nước triều vào tiết cân phân, một mớ bát nháo những ngôi nhà cũ kỹ quây quần xung quanh một toà nhà thờ có từ thời cụ kỵ, đấy là Uêmơt. Uêmơt giống một kiểu làng Noóc-măng ngày xưa trôi giạt sang bờ biển nước Anh.
Du khách, giá có bước vào cái lữ quán ngày nay đã được thay thế bằng khách sạn, đáng lẽ chi tiền một cách đế vương để có được một con thờn bơn rán và một chai vang hai mươi nhăm phrăng, đã phải nhục nhã xơi hai xu cháo cá, tuy thế cũng rất ngon lành. Thật là thảm hại.
Thằng nhỏ lạc đường bế con bé bắt được đi vào phố đầu tiên, sang phố thứ hai, rồi sang phố thứ ba. Nó ngước mắt nhìn lên các tầng gác và các mái nhà để tìm một ô kính sáng, nhưng tất cả đều đóng kín và tắt ngấm. Chốc chốc nó lại gõ vào cửa. Chẳng người nào lên tiếng cả. Có trái tim nào sắt đá bằng khi đã nằm êm ấm trên chăn dưới đệm. Tiếng động và những rung chuyển ấy cuối cùng đã làm con bé tỉnh dậy. Thằng nhỏ nhận thấy thế vì nó cảm thấy buồn buồn ở má. Con bé tưởng là mẹ nên không khóc.
Nó đánh liều đi rẽ và lần mò có lẽ khá lâu trong những ngõ hẻm ngang dọc của Xkơrembrít, hồi ấy ở đây cây trồng nhiều hơn nhà cửa, và hàng rào gai nhiều hơn chỗ ở, nhưng nó đã may mắn đi vào một hành lang hiện nay vẫn còn cạnh Trimiti- Xcun. Hành lang này dẫn nó tới một bãi biển vốn là một bến cảng thô sơ có bao lơn, và bên tay phải nó nhận thấy một cái cầu.
Cầu này là cầu sông Uê nối liền Uêmơt với Mencâm Rêgix, và qua các vòm cầu Hachua ăn thông với Bek Uotơ.
Uêmơt thôn lúc ấy là ngoại ô của Mencâm Rêgix phố và cảng, ngày nay Mencâm Rêgix là một giáo khu của Uêmơt. Làng xóm, đã thu hút mất thành phố. Quá trình diễn biến đó nhờ ở cái cầu kia. Cầu là loại máy hút đặc biệt, hút dân số và đôi khi làm cho một khu bến bãi to lên nhưng lại gây thiệt hại cho một khu đối diện.
Thằng bé đi đến bên chiếc cầu đó: thời ấy nó chỉ là một chiếc cầu gỗ nhỏ có mái. Nó đi qua chiếc cầu nhỏ đó.
Nhờ mái cầu, trên sàn không có tuyết: Đôi bàn chân trần của nó được một lúc dễ chịu khi bước lên những tấm ván khô đó.
Qua khỏi cầu nó đứng giữa Mencâm Rêgix.
Ở đấy nhà gỗ ít hơn nhà đá. Đấy không phải thị trấn nữa mà là thành phố. Cái cầu dẫn đến một phố khá đẹp, phố Xanh Tôma. Nó đi thẳng vào. Đường phố có những hồi nhà cao chạm trổ, và đây đó những của hàng. Nó bèn gõ vào các cửa. Nó chẳng còn mấy hơi sức nữa để gọi và gào.
Ở Mencâm Rêgix cũng như ở Uêmơt chẳng ai nhúc nhích cả. Nhà nào cũng cửa đóng then cài. Cửa sổ nào cũng có ván ngoài y như mắt thêm mí. Đề phòng rất chu đáo để khỏi bị thức giấc, giật mình khó chịu.
Thằng bé lang thang chịu cái áp lực khó định nghĩa của thành phố ngủ. Những cảnh im lìm kiểu tổ kiến bị tê liệt đó toát lên một cảm giác chóng mặt. Tất cả những trạng thái mê man đó hoà lên ác mộng của chúng, loại giấc ngủ như vậy nhiều lắm và từ những thân hình không cựa quậy đó thoát ra những mộng mị hão huyền. Giấc ngủ có những sự tương tự đen tối không có trong cuộc sống, tư tưởng bị phân tích của những người ngủ chờn vờn bay lên người họ như một thứ hơi nước vừa sinh động vừa đứng im, và kết hợp với cái có thể chắc hẳn cái này cũng đang suy nghĩ trong không gian. Vì vậy mà nẩy sinh những sự rối rắm. Chiêm bao như một đám mây chồng chất những lớp dày đặc và những lớp trong suốt của nó lên cái ngôi sao tinh thần mà. Bên trên những mi mắt khép kín mà ảo giác đã thay thế thị giác, những cái hư và những cái thực tan ruỗng cứ giãn nở trong chốn không thể nào nắm bắt được. Những cảnh sinh hoạt bí mật tản mạn kết hợp với cuộc sống chung ta bên bờ cái chết vẫn dược gọi là giấc ngủ. Sâu bọ và linh hồn quấn quít với nhau trong không khí. Ngay đến con người không ngủ cũng cảm thấy trĩu nặng trên mình cái không khí tràn đầy của một cuộc sống bi đát. Cái ảo tưởng xung quanh, cải thực tế đoán được, làm họ khó chịu. Con người tỉnh táo khi bước giữa những hồn ma trong giấc ngủ của kẻ khác thường dồn đẩy bừa bãi những hình bóng đi qua, họ có, hay tưởng như có, cái cảm giác ghê rợn mơ hồ khi phải hằn học đụng chạm với cái vô hình, và lúc nào họ cũng cảm thấy sức dấy tối tăm của một cuộc gặp gỡ khó tả đang tan biến. Bước đi giữa cảnh tản mạn ban đêm của mộng mị đó, người ta có những cảm xúc của rừng sâu.
Đó là cái người ta gọi là sợ mà không hiểu vì đâu.
Điều một người lớn cảm thấy, một đứa bé còn cảm thấy nhiều hơn.
Cảm giác khó chịu của tâm trạng hãi hùng giữa đêm khuya, bị những ngôi nhà ma quái kia khuếch đại, dồn thêm vào tất cả cái sâu thẳm chung mà nó đang phải chống đỡ kia.
Nó đi vào Conica Lên, và gặp ngay đầu ngõ này Basơ Uotơ mà nó cứ tưởng là đại dương, nó không biết biển ở phía nào nữa, nó quay lại, rẽ sang trái theo phố Maiđơn, vả lùi đến tận phố Xanh Anban.
Ở đây, dựa vào may rủi và không cần lựa chọn, gặp nhà nào nó cũng gõ thật mạnh. Vì nó dồn hết chút sức tàn còn lại, nên những tiếng đáp cửa lúc này nghe loạn xạ và ngắt quãng, với từng hồi từng chập gần như giận dữ. Đó là tiếng cơn run sốt của nó đập vào cửa.
Chợt cố tiếng đáp lại.
Đó là tiếng thời gian.
Ba giờ sáng thong thả vang lên sau lưng nó trên cái gác chuông Xanh Nicôla già lão.
Rồi mọi vật lại chìm sâu vào tĩnh mịch.
Đến một cửa mái cũng không hé mở, điều đó có thể xem như kỳ dị. Tuy nhiên trong một chừng mực nào, sự im tiếng đó cũng có thể giải thích được. Phải nói rằng tháng giêng năm 1690, Luân đôn vừa trải qua một nạn địch lớn, và nỗi lo sợ phải đón tiếp những người ốm lang thang khiến cho khắp nơi lòng hiếu khách đều có phần giảm sút. Người ta không cả hé cửa sổ vì sợ hít thở phải uế khí.
Thằng hé cảm thấy sự lạnh lùng của con người còn khủng khiếp hơn cái lạnh của đêm tối. Đây là một cái lạnh cố tình. Em cảm thấy một nỗi xót xa thất vọng mà em đã không có trong những giờ phút cô đơn vừa rồi. Lúc này em đã trở về với cuộc sống của một người, vậy thà em vẫn cô đơn. Thật quá đỗi cay đắng. Hoang vu tàn nhẫn nó đã hiểu, nhưng thành phố khắc nghiệt thì quá lắm.
Thời gian mà nó vừa đếm từng tiếng lại góp thêm một nỗi thất vọng. Có những trường hợp không gì giá buốt như tiếng chuông thời gian. Đó là một lời tuyên bố về thái độ thờ ơ. Đó là tiếng nói của vĩnh cửu: việc gì đến ta!
Nó đứng lại. Và chắc gì trong giây phút ai oán đó, nó lại không tự hỏi, cứ nằm ra đây mà chết có giản đơn hơn không.
Trong khi ấy con bé ngả đầu và vai nó và lại ngủ nữa. Sự tin cậy khó hiểu đó lại thúc giục nó đi tiếp.
Từ lâu, chỉ gặp xung quanh toàn chuyện sụp đổ, lúc này nó bỗng cảm thấy mình là một điểm tựa. Thôi thúc sâu sắc của nhiệm vụ.
Những ý nghĩ đó, cũng như hoàn cảnh đó đều không hợp với tuổi nó. Có thể là nó không hiểu nổi những thứ đó: Nó chỉ hành động theo bản năng. Nó chỉ biết làm.
Nó bước theo hướng phố Gionxton.
Nhưng lúc này nó không bước nữa, mà nó lết.
Nó bỏ phố Xanh Mêri trên trái, lần mò trong các ngõ hẻm chữ chi và khi ra khỏi một đường ống ngoằn ngoèo giữa hai túp lều nát, nó lại đứng giữa một khoảng trống khá rộng. Đó là một mảnh đất hoang không có nhà cửa, chắc là địa điểm của quảng trường Sextơfin ngày nay. Nhà cửa đến đấy thì hết. Bên phải nó thấy có biển, và bên trái chẳng còn gì là thành phố nữa.
Rồi ra sao đây? Cánh đồng lại bắt đầu. Phía đông, những mái tuyết lớn nghiêng nghiêng đánh dấu những triền núi Radipon. Có nên tiếp tục cuộc hành trình này nữa không? Có nên đi tới và trở lại với những cảnh cô liêu nữa không? hay là lùi bước và trở về với các đường phố. Làm gì giữa hai cảnh im lặng này, giữa cánh đồng câm và thành phố điếc? Trong hai thái độ ruộng rẫy này chọn cái nào
Có cái neo từ bi thì cũng có cái nhìn bác ái. Chính đứa bé thất vọng đang đưa cái nhìn đó ra khắp bốn xung quanh.
Thình lình em nghe có tiếng doạ nạt.
5. YẾM THẾ GIỄU CỢT
Không biết tiếng rít lạ lùng và khẩn cấp nào trong bóng tối đã đến tận tai nó. Có đủ lý do để giật lùi. Nó cứ bước tới.
Đối với những người thất đảm vì vắng lặng thì một tiếng gầm rống lại dễ chịu.
Cái tiếng mỉa mai hung dữ kia bỗng khiến nó yên lòng Tiếng doạ dẫm kia làm một lời hứa hẹn. Ở đấy có một sinh linh đang thức, dù là một dã thú. Nó tiến bước về phía có tiếng rít vẳng tới.
Nó ngoặt theo một góc đường, đằng sau, dưới phản quang của tuyết và biển, một thứ nguồn sáng mênh mông ma quái, nó thấy một vật gì lù lù như được che đậy. Đó là một chiếc xe, nếu không phải một túp lều. Có bánh, thế là một chiếc xe, lại có mái, vậy là một chỗ ở. Từ mái nhô ra một cái ống, và từ cái ống, một làn khói. Làn khói đỏ, như chứng tỏ có lửa hồng ấm áp bên trong. Phía sau mấy bản lề lồi ra cho biết có cửa ra vào, và giữa cửa một lỗ vuông cho thay ánh sáng trong lều.
Nó tiến tới gần.
Tiếng rít ban nãy cảm thấy nó đang đến. Lúc nó vừa tới sát lều tiếng đe doạ ấy trở nên giận dữ. Nó đang đứng trước, không phải một tiếng gầm nữa, mà là một tiếng sủa. Nó nghe có tiếng động đanh gọn như tiếng xích giằng mạnh rồi đột nhiên dưới cái cửa, giữa quãng cách hai bánh xe phía sau, hai ứng răng nhọn, trắng nhởn hiện ra.
Cùng lúc với cái mõm giữa hai bánh xe, một cái đầu thò qua cửa mái.
- Yên nào!
Cái đầu nói.
Cái mõm im.
Cái đầu tiếp.
- Có ai đấy à?
Đứa bé đáp.
- Vâng ạ.
- Ai?
- Cháu.
- Cháu? Là ai? Ở đâu tới?
- Cháu mệt lắm. - Đứa bé nói.
- Mấy giờ rồi?
- Cháu rét lắm.
- Mày làm gì đấy.
- Cháu đói lắm.
Cái đầu đáp lại:
- Không phải ai cũng sung sướng như một nhà quí tộc đâu. Cút!
Cái đầu thụt vào, cánh cửa gió ập xuống. Thằng nhỏ gục đầu xuống, lại ôm chặt con bé ngủ say vào lòng và tập trung sức để lại đi nữa. Nó bước mấy bước và bắt đầu rời xa nơi đó.
Trong khi ấy, đồng thời với cửa mái sắp lại thì cánh cửa mở ra. Bậc xe hạ xuống. Giọng người ban nãy vừa nói với thằng bé từ trong lều hét lên giận dữ:
- Ô hay, sao mày không vào?
Thằng bé vội ngoảnh lại.
- Vào đi! - giọng nói tiếp tục. - Không biết ai dẫn đến cho ta một của nợ thế này, đã đói đã rét lại không thèm vào!
Thằng bé, vừa bị xua đuổi vừa bị kéo lại, vẫn đứng im không nhúc nhích. Giọng nói lại tiếp:
- Tao bảo mày vào, của nợ?
Thắng bé quyết định, đặt một chân lên bậc thang thứ nhất.
Nhưng tiếng gầm gừ ở dưới xe lại cất lên.
Nó vội giật lùi. Cái mõm há hoặc lại xuất hiện
- Yên nào! - giọng người quát.
Cái mõm thụt ngay vào. Tiếng gầm gừ thôi hẳn.
- Lên đi người kia tiếp. Thằng bé trèo một cách vất vả lên ba cái bậc. Nó lúng túng vì con bé cũng quá, buộc kỹ và quấn chặt trong tấm áo đến nỗi không nhận thấy gì cả, chỉ thấy một mớ dị hình bé tẹo.
Nó bước hết ba bậc và, đến ngạch cửa, dừng lại. Không một cây nến nào cháy trong lều, hẳn là do tính tiết kiệm của cảnh nghèo. Lều chỉ được chiếu sáng nhờ ánh hồng từ một cửa lò gang trong đó lách tách ngọn lửa than bùn. Trên mặt lò, một cái bát và một cái hũ đang bốc hơi nom có vẻ đựng thức ăn. Có mùi thơm. Đồ đạc trong nhà gồm một thùng gỗ, một ghế đẩu, một đèn kính, không thắp, treo ở trần. Thêm vào vách ba tấm ván có tay chống, Và một chỗ mắc áo, lủng lẳng những thứ linh tinh. Trên mấy tấm ván và ở mấy cái đinh, lủng củng cốc tách, đồ đồng, một nồi cất, một cái chậu giống những vại để nghiền sáp thành bột gọi là chậu xát và một lô những vật kỳ dị mà thằng bé chẳng hiểu tí gì, đó chính là bộ đồ bếp của nhà hoá học. Lều hình chữ nhật, cái lò nằm phía trước. Không phải là một phòng con, nó chỉ hơn cái hộp to một tí. Bên ngoài nhờ tuyết chiếu còn sáng hơn bên trong được lò soi rọi. Tất cả trong lều đều tù mù không rõ. Tuy nhiên nhờ có ánh lửa hắt lên trần, ta đọc được mấy chữ viết hoa sau đây: UYÊC XUYT TRIẾT GIA
Thằng bé đúng là đã vào nhà của Ômô và Uyêcxuyt.
Ta vừa được nghe bên này nói, bên kia gừ.
Đến ngưỡng cửa, em trông thấy một người đứng cạnh bếp lò, cao lênh khênh, không râu, vừa gầy vừa già, quần áo màu xám, cái trán hói chạm đến mái, ông ta không thể nhón chân. Lều chỉ vừa khít.
- Vào đi! - người đó là Uyêcxuyt, nói.
Thằng bé bước vào.
- Đặt cái bọc của mày xuống kia.
Thằng bé đặt lên mặt hòm cái gánh nặng, rất thận trọng vì sợ làm nó giật mình tỉnh dậy.
Người kia lại nói.
- Sao mày đặt nhẹ nhàng thế. Giá là hộp thánh tích có lẽ may cũng không nâng niu hơn thế đâu Mày sợ làm bục mớ giẻ rách của mày sao. Hả đồ báo cô đáng ghét chưa! Giờ này mà còn lang thang ngoài đường phố. Mày con cái nhà ai? Trả lời đi chứ. Nhưng không, tao cấm mày trả lời. Cần đi vào vấn đề cấp bách hơn, mày đang rét, sưởi đi đã.
Nói xong ông nắm hai vai đẩy thẳng bé đến trước bếp lò.
- Ướt như chuột! Lạnh như ma! Thế này mà định vào nhà người ta đây! Nào. lột tuốt những của thối tha này ra, đồ bất lương!
Rồi bằng một bàn tay run run phũ phàng, ông giật toang những manh áo của thằng bé ra, còn bàn tay kia ông gỡ ở đỉnh xuống một chiếc sơmi đàn ông và một cái áo chun bó sát mà ngày nay người ta còn gọi là áo "hôn em nhanh lên" [98]
- Đấy bộ cánh của mày. - ông chọn trong đống một miếng vải len rồi dùng nó xoa xát trước lò lửa hai cánh tay của thằng bé đang hoa mắt, rã rời, và trong giây phút trần truồng ấm áp này đang tưởng như được nhìn thấy và sờ phải trời xanh. Xát cánh tay xong, ông lau đến chân.
- À, ra cái xác ma của mày chẳng bị cóng chỗ nào cả. Tao cũng khá ngốc nghếch, cứ tưởng mày thế nào cũng cóng ở chân sau hoặc chân trước gì đó! Lần này không què lê đâu. Mặc áo vào. Thằng bé mặc sơmi và ông già lồng ra ngoài cho nó chiếc áo chun.
- Bây giờ - ông lấy chân đẩy cái ghế đẩu tới trước, rồi vẫn ẩy vào vai, bắt thằng bé ngồi xuống và chỉ vào cái bát đang bốc hơi trên bếp lò. Cái mà thằng bé thoáng nhìn thấy trong bát lại cũng vẫn là trời xanh, nghĩa là một củ khoai một ít mỡ.
- Mày đang đói, ăn đi.
- Ông lấy trên tấm ván một miếng cùi bánh cứng và một cái đĩa sắt, đưa cho thằng bé:
Thằng bé do dự.
- Liệu tao có phải bày bàn không đây? - ông nói.
Rồi ông đặt cái bát lên đầu gối thằng bé.
- Nhá hết đi.
Cái đói thắng cái sợ. Thằng bé cắm đầu ăn. Thằng bé thảm hại ngốn ngấu hơn là ăn. Tiếng bánh nhai rau ráu vang vui khắp lều.
Ông già cảu rảu
- Đừng nuốt vội thế, đồ phàm ăn kinh khủng! Cái thằng vô lại này tham ăn quá thể! Nom cái quân chó chết đói khát này ăn mà bực mình quá. Có nhìn một nhà quí tộc ăn mới biết. Đời ta, ta đã từng thấy cảnh công tước ngồi ăn. Họ có ăn đâu, thế mới là cao quí chứ. Lại còn lúc họ uống nữa. Nào, lợn lòi con, tọng cho đầy vào!
Bụng đói làm gì có tai, đặc điểm này khiến thằng bé chẳng may may xúc động trước lô tính từ kia, cộc cằn nhưng lại được xoa dịu bởi những cử chỉ từ thiện, nghịch nghĩa có lợi cho nó. Lúc này, nó đang tập trung vào hai điểm cấp bách và hai điểm say sưa, là ăn no và sưởi ấm.
Uyêcxuyt lại tiếp tục lẩm bẩm bài thuyết giáo:
- Ta đã được thấy đích vua Giắc ăn ở Benkơtinh Hanzơ, lúc ấy người ta đang ngắm tranh của nhà danh hoạ Ruybenx tại đấy, hoàng thượng có động vào gì đâu. Cái thằng khố rách này đớp khiếp quá! Đớp, từ ngữ này gốc ở từ súc vật mà. Sao ta lại nảy ra cái ý đến Uêmơt thế này, đến cái nơi chỉ dành cho ma vương quỉ sứ. Từ sáng ta chẳng bán được tí gì, ta đã nói với tuyết, ta đã thổi sáo cho bạn nghe, mà chẳng bỏ túi được lấy một xu, bây giờ đêm tối lại đem đồ khố rách tới cho ta. Cái đất gì mà gớm ghiếc! Đánh nhau, vật lộn, thi đua giữa ta và lũ qua đường ngu ngốc. Họ tìm cách ấn cho ta toàn tiền lẻ, còn ta lại cố đưa cho họ toàn cao đan hoàn tán. Thế là hôm nay chẳng có tí gì! Không một thằng ngốc nào ở ngã tư, chẳng có xu nào trong két. Ăn đi, đồ quỉ sứ! bẻ ra và nhá khoẻ vào! Chúng ta đang sống trong một thời đại chẳng có gì bì kịp sự trâng tráo của bọn ăn chực. Ăn cho béo vào cho tao chết đồ ăn bám. Cái thằng này nó còn hơn cả đói, nó điên. Có phải thèm khát đâu, đây là dã man. Nó bị suy nhược do vi trùng chó dại. Không chừng nó bị dịch hạch cũng nên. Mày có mắc dịch không thế, đồ kẻ cướp? Nó mà lây cho Ômô thì chết! Không, mày chết đã đồ bần tiện, chứ ta không muốn con sói của ta chết. Chà, ta cũng đang đói đây. Ta tuyên bố đây là một sự kiện khó chịu. Hôm nay ta đã làm việc rất khuya. Trong đời có những lúc người ta phải vội vã. Tối nay ta nóng ăn. Ta có mỗi một mình. Ta nổi lửa, ta chỉ có một củ khoai, một mẩu bánh, một miếng mỡ và một ít sữa, ta cho lên đun, ta nghĩ bụng, tốt, ta sẽ ăn cho no nê. Đúng vào lúc ấy. Xoảng! Con thần trùng này rơi xuống đầu ta. Nó chễm chệ ngồi giữa ta và mâm thức ăn của ta. Vậy là sạch nhẵn phòng ăn của ta. Tọng đi. đồ cá măng, nhét đi, đồ cá mập, mày có mấy hàm răng trong cái máy nhai của thày thế? Đớp đi, đồ sói con. Không, ta rút lui từ ngữ này vì tôn trọng giống sói. Nuốt hết đồ ăn của ta đi, đồ thuồng luồng! Hôm nay ta làm việc rất khuya, dạ dày thì rỗng, cổ họng thì khản, lá lách thì đau, ruột gan rối bời, phần thưởng của ta là được nhìn người khác ăn. Không sao, chia đôi. Nó ăn bánh, ăn khoai, ăn mỡ, còn ta đã có sữa.
Đúng lúc đó một tiếng kêu, thảm thiết và kéo dài, nổi lên trong lều.
Ông già dỏng tai.
- Bây giờ mày lại còn kêu, đồ mật thám! Sao mày kêu?
Thằng bé ngoảnh lại. Rõ ràng nó không kêu. Nó đang đầy một mồm.
Tiếng kêu vẫn không dứt.
Ông già vội đến bên cái thùng gỗ!
- Ra cái bọc này gào! Trời đất quỷ thần ôi! Bây giờ lại đến cái bọc làm om sòm! Cái bọc của mày, sao nó lại quang quác như vậy?
Ông hèn cởi bỏ tấm áo thuỷ thủ. Một cái đầu trẻ em nhô ra, mồm há tướng và kêu bai bải.
- Thế nào, cái gì thế này? - ông hỏi - Thế là thế nào? Lại thêm đứa nữa. Chưa hết sao? Có ai đấy! Cứu tôi với! Phải cận thận! Tai vạ thứ hai! Mày đưa đến cho tao cái gì thế này thằng kẻ cướp? Mày cũng biết là nó khát chứ? Nào, phải cho nó uống. Được- Bây giờ đến sữa ta cũng không có nữa.
Ông vừa lục trong đống táp nham trên tấm ván một cuộn băng, một miếng vải và một cái lọ con, vừa run rẩy lẩm bẩm:
- Đất nước chết tệt!
Rồi ông ngắm nghía con bé.
- Con gái.
Nghe tiếng khóc là biết ngay. Nó cũng ướt đằm.
Cũng như ban này đối với thằng nhỏ, ông giật hết chỗ giẻ rách buộc chặt vào người con bé hơn là mặc. rồi ông quấn cho nó bằng một mảnh vải thô nhưng sạch và khô. Việc gói ghém rất nhanh và thô bạo làm cho con bé hờn gắt.
- Nó meo meo đã khiếp chưa - ông nói.
Đoạn ông lấy răng rứt một mảnh khăn bông, xé ở cuộn băng một miếng vuông vuông, rút ra một sợi chỉ, lấy cái bình sữa trên lò xuống, đổ chỗ sữa vào cái lọ con, nhét mảnh khăn bông vào lưng chừng cổ lọ, phủ vuông vải con lên mảnh khăn, buộc cái nút bằng sợi chỉ, áp cái lọ vào má xem nó nóng quá không và bằng tay trái ẵm con bé vẫn cuống quít khóc sa sả.
- Nào? Mời cô xơi tối cho! Ngậm lấy đầu vú đi.
Và ông ấn vào mồm cháu bé cái miệng cổ lọ. Con bé mút lấy mút để. ông vừa đỡ cái lọ nghiêng nghiêng đúng tầm vừa lẩm bẩm:
- Quân đốn mạt, cùng một duộc cả. Vừa ý là im thin thít.
Con bé bú mạnh và túm chặt cái đầu vú do ông thượng đế cáu gắt kia trao cho, đến nỗi sặc ho mất một lúc.
- Mày đến chết nghẹn mất thôi - Uyêcxuyt mắng. Con ranh này cũng háu ăn đáo để!
Ông rút vội mẩu khăn bông con bé đang mút cho dứt cơn ho, rồi lại vừa ấn cái lọ vào mồm nó, vừa nói.
- Bú đi, con đĩ.
Trong lúc ấy, thằng nhỏ đã đặt nĩa xuống. Nhìn cháu bé bú nó quên cả ăn. Ban nãy lúc nó ăn, trong mắt nó là sự thoả mãn, giờ đây là lòng biết ơn. Nó nhìn cháu bé sống lại. Việc hoàn thành cuộc hồi sinh do nó mở đầu làm cho mắt nó long lanh một thứ phản quang rất khó tả Uyêcxuyt vẫn tiếp tục nhấm nhẳng những lời phẫn nộ.
Thằng nhỏ chốc chốc lại ngước nhìn Uyêcxuyt bằng đôi mắt rơm rớm niềm xúc động khó định nghĩa mà con người đáng thương bị hất hủi và cảm kích cảm thấy, nhưng không sao phát biểu nổi.
Uyêcxuyt giận dữ mắng nó:
- Kìa, ăn đi cho
- Thế còn bác? -
Thằng nhỏ vừa nói vừa run run, mắt long lanh một giọt lệ.
- Bác không ăn gì cả sao?
- Mày có ăn hết đi không, ranh con! Đã không đủ cho tao thì cũng chẳng nhiều nhặn gì lắm đối với mày.
Thằng bé lại cầm nĩa lên, nhưng không chịu ăn.
- Ăn đi - Uyêcxuyt quát. - Có phải vấn đề tao đâu. Ai bảo mày lo cho tao? Mày là thằng nhãi ranh chân đất, lễ sinh tồn của giáo khu Không xu, tao bảo mày phải ăn cho hết. Mày đến đây để ăn, uống, ngủ, ăn ngay, không tao lẳng ra cửa, cả mày cả con bé trơ tráo của mày?
Trước lời đe doạ, thằng nhỏ lại chỉ đầu ăn. Nó cũng chẳng có gì phải vất vả nhiều để thanh toán cho còn lại trong bát.
Uyêcxuyt lẩm nhẩm:
- Nhà không được kín lắm, lạnh vẫn lọt qua khe kính.
Đúng thế, một ô kính phía trước bị vỡ, do xe xóc hay, do trẻ con ném đá, Uyêcxuyt có dán vào chỗ thủng một ngôi sao giấy nhưng nó đã bong mất. Gió bấc lùa vào đấy.
Ông ngồi mớm trên cái thùng gỗ. Cháu bé, nằm nửa trên tay nửa trên đầu gối, say sưa mút mút cái chai, mắt lim dim niềm hạnh phúc của những hài đồng trước mặt Chúa và của trẻ thơ bên vú mẹ.
- Nó no rồi - Uyêcxuyt nói.
Và lại tiếp:
- Bây giờ thì chúng mày thuyết giáo về đức tính điều độ đi! Mảnh giấy dán ở Ô kính bị gió thổi tung, bay lơ lửng trong lều, nhưng việc đó cũng không làm cho hai đứa bé mải nghĩ đến việc sống lại phải bận tâm lo lắng.
Trong lúc con bé bú và thằng nhỏ ăn, Uyêcxuyt vẫn nguyền rủa.
- Thời nghiện rượu bắt đầu từ thuở sơ sinh. Các ngài hãy chịu khó làm giám mục Tiôtxông rồi hò hét chống uống rượu quá độ. Ngọn gió lùa đáng ghét thật. Lại thêm cái bếp lò già nua của mình nữa. Nó phì phì khói um, đến thành lông quặm mất thôi. Đã khổ sở vì rét lại bực mình vì khói. Nhìn không rõ gì nữa. Cái thằng này nó đang lợi dụng lòng hiếu khách của ta. Thế mà ta vẫn chưa nhận rõ được cái mõm của nó. Tiện nghi ở đây còn thiếu nhiều. Nói có Thượng đế, ta rất thích những yến tiệc đầy cao lương mỹ vị trong những căn phòng kín đáo. Ta đã lỗi mất thiên hương của mình, ta sinh ra để làm người say mê khoái lạc. Nhà hiền triết lớn nhất là Philôxênex chỉ ước an có được cái cổ hạc để hưởng thụ dài lâu hơn nữa những lạc thú cỗ bàn. Hôm nay chẳng thu được lấy một xu! Suốt ngày chẳng bán được gì cả. Tai hại thật. Thưa nhân dân, thưa các chú lính hầu, thưa các ngài tư sản, xin giới thiệu đây là thầy thuốc, đây là y học. Mất công toi, anh bạn ơi. Cuốn xếp cái hiệu bào chế của anh lại thôi. Ở đây ai cũng đều khoẻ mạnh. Đây là một thành phố đáng nguyền rủa chẳng có lấy một người bệnh! Chỉ mỗi ông trời bị tháo tỏng. Tuyết gì mà lạ lùng! Anazagorax dạy rằng tuyết màu đen, ông ta nói có lý, lạnh lùng là đen tối. Băng đá là đêm tối. Gió bấc gì mà lạ! Ta tưởng tượng vẻ tuần thú của những người đi biển. Phong ba là lúc quỉ xatăng đi qua, là mẹo thú rừng lừa chó săn chạy thật nhanh rồi quay phắt lại, ở trên đầu chúng ta. Trên mây, cái này có đuôi, cái kia có sừng, cái này là lửa ngọn, cái kia có vuốt ở cánh, cái thì bụng phệ như tể tướng đại thần, cái thì đầu to như hàn lâm viện sĩ, trong mỗi tiếng động, người ta lại nhận ra một hình dáng: Tân phong, tân quỉ, tai lắng nghe, mắt nhìn thấy, mỗi tiếng rền vang là một diện mạo. Lạy Chúa, có người ở ngoài biển, điều đó thì hiển nhiên. Các bạn ơi, hãy liệu mà thoát khỏi bão táp, còn tôi. tôi có thoát được cuộc đời cũng đã là quá lắm rồi. À mà ta có mở quán trọ đâu? Thế tại sao lại có khách tới nhà. Thống khổ của toàn dân bắn vào tận cảnh nghèo của ta. Đống bùn to của nhân loại bắn vào lều ta những giọt thật gớm guốc. Ta bị phó mặc cho tính phàm ăn của khách qua đường. Ta là một cái mồi. Mồi của những kẻ chết đói. Trời đông, đêm khuya, một cái lều giấy, một người bạn tri kỷ dưới chân và đứng ở ngoài trời, bão táp, một củ khoai, bếp lửa to bằng nắm tay, mấy đứa ăn báo cô, gió lùa qua mọi khe hở, không có lấy một xu, và những cái bọc biết sủa! Mở ra, ở trong là đồ khố rách. Thế mà cũng gọi là số phận. Ta phải nói thêm là luật pháp đã bị vi phạm: Hừ! Thằng du thử với con du thực của mày, quân móc túi ranh ma, đồ quái thai độc ác, đã quá giờ tắt lửa mà mày còn lượn ngoài phố! Nếu nhà vua phúc hậu của chúng ta mà biết chuyện này, thị chính Người sẽ tống cổ mày xuống hầm sâu cho mày mở mắt! Ra công tử đi dạo chơi đêm với tiểu thư! Trời rét mươi lăm độ âm mà đầu trần chân đất! Mày cũng phải biết là cấm chứ. Có qui định và chỉ dụ cả đấy, đồ phản loạn! Du đãng thì bị trừng phạt, người lương thiện có nhà riêng thì được bảo vệ trông nom, vua chúa là thân dân chi phụ mẫu. Còn ta, ta có chỗ cư trú! Lẽ ra mày đã bị quất roi giữa nơi công cộng, nếu người ta bắt gặp mày, và như thế cũng đáng đời. Trong một quốc gia thuần phong mỹ tục cần phải có trật tự. Ta đã có lỗi. Không tố giác mày với cảnh sát Nhưng bản chất của ta vốn như vậy, ta hiểu điều thiện, nhưng ta làm điều ác. Hừ! Đồ ma cô! Tình trạng thế mà dám mò đến với ta! Ta không để ý đến tuyết trên người lúc chúng bước vào. Tuyết tan. Thế là cả nhà ta ướt sũng. Ở trong nhà mà bị lụt. Rồi lại phải đốt than không cháy để làm khô cái hồ này. Than thì mười hai đồng một yến! Làm thế nào để nằm ba người trong cái lán này đây? Bây giờ vậy là hết, ta đang mở nhà trẻ đây, ta sắp có trong nhà tương lai đói rách của Anh quốc đang cai sữa. Công việc, nhiệm vụ và chức trách của ta là thu nhỏ cái bào thai để khó của con mẹ Đói Nghèo, là cải thiện vẻ xấu trên con mồi ít tuổi của giá treo cổ, và ban cho bọn ăn cắp ranh con những hình dáng triết gia! Lưỡi gấu là cái dao tạc tượng của Chúa. Phải nói là nếu ba mươi năm nay ta không bị những kẻ nợ như thế này ăn tàn phá hại thì ta đã giàu rồi Ômô đã béo và ta đã có một phòng y học đầy của lạ, đầy những dụng cụ mổ xẻ ngang với bác sĩ Linacơrơ, nhà phẫu thuật của vua Hăngri VIII, đầy đủ các loại thú vật, những xác ướp Ai Cập, và những thứ khác tương tự thế! Ta đã có chân trong Hội Bác sĩ, và ta đã có quyền sử dung cái thư viện xây dựng từ năm 1652 bởi ngài Harvê danh tiếng, và đã đến làm việc trong phòng kính của toà nhà mái tròn, từ trên đó nhìn thấy được toàn cảnh thành phố Luân Đôn! Ta đã có thể tiếp tục công trình tính toán của ta về hiện tượng mặt trời bị ám đen, và chứng minh rằng một lớp hơi có tính chất sương mù đang từ thiên thể thoát ra. Đó là ý kiến của Giăng Kêple, sinh trước ngày Xanh Bactêlêmi một năm, và là nhà toán học của hoàng đế. Mặt trời là một cái lò sưởi đôi khi cũng nhả khói. Bếp lò của ta cũng vậy. Bếp lò của ta cũng chẳng hơn gì mặt trời. Phải, lẽ ra thì ta đã giàu có thân phận ta đã khác, ta đã công thô bỉ, ta đã không làm giám giá trị khoa học ở các đầu đường xó cho. Vì quần chúng không xứng đáng với học thuyết, quần chúng chỉ là một đám đông ngu muội, chỉ là một tập thể nháo nhào đủ loại về tuổi, về giới, về tính khí, về hoàn cảnh, mà các nhà hiền triết của mọi thời đại không do dự trong việc khinh bỉ, và những nhà ôn oà nhất đúng thôi, cũng không ưa cái tính quá khích và hung bạo của nó. Ai ta đã chán ngấy cái đang tồn tại. Để kết thúc, con người sống có bao lăm. Chóng thôi, đời người, à không, dài chứ. Từng lúc một, để chúng ta khỏi tuyệt vọng, để chúng ta ngoan ngoãn chịu đựng và để chúng ta không lợi dụng những cơ hội tuyệt vời để tự treo cổ khi có đủ dây và đủ đinh, thiên nhiên cũng ra vẻ chăm nom săn sóc đôi tí đến con ngươi. Tuy vậy đêm nay thì không. Thiên nhiên nham hiểm làm cho lúa mọc, làm cho nho chín, làm cho hoạ mi líu lo. Thỉnh thoảng một tia sáng bình minh, hay một cốc rượu vang nồng, đó là cái người ta vẫn gọi là hạnh phúc. Một đường viền hạnh phúc thưa thớt xung quanh tấm khăn liệm đau khổ mênh mông. Chúng ta có một vận mệnh, mà vải thì do quỉ sứ dệt, còn đường viền lại do Chúa đảm nhận. Trong khi chờ đợi, mày đã ăn hết bữa tối của tao rồi, đồ kẻ cắp!
Trong lúc ấy thì con bé, mà ông vẫn vừa ẵm trên tay rất nhẹ nhàng vừa nói lải nhải, lim dim đôi mắt, dấu hiệu hoàn toàn thoả mãn. Uyêcxuyt nhìn kỹ cái lọ và lầu bầu:
- Nốc hết nhẵn rồi, con đĩ.
Ông đứng lên, tay trái đỡ cháu bé, tay phải mở nắp thùng gỗ và kéo ở trong ra một tấm da gấu, mà ta còn nhớ ông vẫn gọi là tấm da thật của ông.
Vừa làm ông vừa nghe thằng nhỏ ăn và liếc mắt nhìn nó.
- Từ nay mà phải nuôi cho cái thằng háu ăn kia lớn thì vất vả lắm đây! Đúng là một con sán sơ mít nằm trong bụng công cuộc làm ăn của ta.
Vẫn bằng một tay ông cố trải thật khéo tấm da gấu lên mặt hòm, ông dùng khuỷ tay và gượng nhẹ để khỏi phá giấc ngủ mới thiu thiu của con bé. Đoạn ông đặt cháu lên tấm da thú, ở phía gần lửa nhất.
Xong việc, ông để cái lọ không kên bếp dò và nói to:
- Ta mới thật là người đang khát!
Ông nhìn vào hũ:
- Còn được mấy ngụm sữa kha khá, ông đưa hũ lên gần môi. Vừa định uống thì mắt ông chợt nhìn vào con bé, ông vội đặt hũ lên bếp lò, cầm lấy cái lọ, mở nút ra, dốc nết chỗ sữa còn thừa vào vừa đủ đầy lọ nhét mảnh khăn bông và lại buộc miệng vào lên trên mảnh khăn ở cổ lọ.
- Dù sao ta cũng vừa đói vừa khát - ông nói và tiếp thêm: - Thôi, không được ăn bánh thì ta uống nước lã vây.
Phía sau bếp lò có một cái vò mẻ.
Ông bê cái vò lên, đưa cho thằng hé:
- Mày có muốn uống không"
Thằng bé uống xong lại lúi húi ăn.
Uyêcxuyt lại bưng lấy vò đưa lên miệng. Nhiệt độ nước bên trong thay đổi không đều do để gần bếp lò. Ông uống ưng ực vài ngụm và nhăn nhó.
- Nước tưởng là tinh khiết, mày y hệt lũ bạn bè giả dối. Trên thì ấm dưới thì lạnh.
Trong khi ấy thằng bé đã ăn xong. Cái bát không chỉ hết nhẵn mà phải nói là sạch bong. Thằng bé nhặt bỏ mồm, tư lự, ít vụn bánh vương vãi trên những nếp nhăn của chiếc áo chun và trên đầu gối.
Uyêcxuyt quay lại phía thằng bé.
- Chưa xong đâu. Bây giờ, đến tao với mày. Mồm đâu phải chỉ để ăn, còn để nói nữa chứ. Bây giờ ấm áp rồi, nhét no rồi, đồ súc sinh, liệu hồn, mày phải trả lời những câu tao hỏi. Mày ở đâu đến?
Thằng bé đáp:
- Cháu không biết.
- Sao, mày không biết? Tối nay cháu bị bỏ rơi trên bờ biển.
- À! Thằng bả gà! Mày tên gì? Hư đón đến mức để bố mẹ bỏ rơi.
- Dạ cháu không có bố mẹ.
- Mày cần hiểu tính tao một tí, và chú ý rằng tao không ưa nghe người ta hát những bài gọi là chuyện cổ tích đâu nhé. Mày có bố mẹ, vì mày có con em kia.
- Dạ nó không phải em cháu.
- Nó không phải em mày?
- Dạ không.
- Thế thì là gì?
- Một con bé cháu bắt được.
- Bắt được!
- Vâng.
- Thế nào? Mày nhặt được à?
- Vâng.
- Ở đâu? Mày mà nói dối, tao giết chết.
- Dạ trên một người đàn bà chết trong tuyết.
- Lúc nào
- Dạ cách đây một giờ.
- Ở đâu
- Dạ cách đây một dặm.
Những vòng cung trên trán Uyêcxuyt nhăn lại và gãy góc, biểu thị cảm xúc của lông mày một triết gia.
- Chết! Thế là một người đàn bà hạnh phúc! Phải để chị ta đấy, trong đống tuyết của chị ta. Vậy là tốt. Ở phía nào?
- Dạ phía biển.
- Mày có đi qua cầu không?
- Dạ có.
Uyêcxuyt liền mở cái cửa mái phía sau và quan sát bên ngoài. Thời tiết vẫn không khá hơn. Tuyết vẫn rơi dầy đặc, tiêu điều.
Ông đóng cửa thông gió lại.
Ông đi đến chỗ ô kính và, bịt cái lỗ bằng một miếng giẻ bỏ thêm than vào bếp lò, trải thật rộng tấm da gấu ra trên mặt thùng gỗ, cầm một quyển sách to trong góc, đặt xuống đầu giường để làm gối, và đặt lên cái gối dài đó đầu cháu bé đã ngủ say.
Ông ngoảnh lại phía thằng nhỏ.
- Mày nằm xuống kia.
Thằng nhỏ vâng lời, nằm thẳng xuống bên cạnh con bé.
Uyêcxuyt quấn tấm da gấu quanh hai đứa nhỏ và dắt kỹ dưới chân chúng. Ông với tay lấy trên một tấm ván và thắt vào quanh mình một cái thắt lưng vải có túi to, chắc hẳn trong đó có đồ lề mổ xẻ và ít lọ rượu thuốc.
Đoạn ông nhấc cái đèn kính ở trần xuống, thắp lên. Nó là thứ đèn ló.
Đèn sáng, nhưng lũ trẻ vẫn khuất trong bóng tối.
Uyêcxuyt hé cửa và nói:
- Tao ra ngoài đây. Đừng có sợ. Tao sẽ quay về ngay. Cứ ngủ đi.
Và hạ cái bọc xe xuống, ông gọi
- Ômô?
Một tiếng ư ử thân ái đáp lại.
Uyêcxuyt cầm đèn bước xuống, bậc xe lại rút lên cửa lại đóng vào. Lũ trẻ nằm một mình.
Từ ngoài thột giọng nói, giọng của Uyêcxuyt, hỏi vào:
- Thằng bé vừa ăn mất phần tao, mày chưa ngủ đấy chứ?
- Dạ chưa.
- Thế thì nếu nó rống, mày cho nó nốt chỗ sữa.
Có tiếng mở xích loảng xoảng, và tiếng chân người thêm cả tiếng chân súc vật đi xa dần.
Một lúc sau, hai đứa trẻ ngủ say.
Một cảnh hoà giao nhịp thở rất khó tả, hơn cả trong trắng, đây là cảnh thơ ngây, một đêm tân hôn trước ích phân biệt trai gái. Thằng nhỏ, và con bé, trần truồng, nằm cạnh nhau, ở những giờ phút yên tĩnh này, đang trong trạng thái gần gũi cao thượng của bóng tối, bao nhiều giấc mơ có thể có ở tuổi này đang phảng phất từ đứa này sang đứa kia, dưới những mí mắt nhăm nghiền của chúng chắc hẳn có ánh sáng của tinh cầu, nếu từ ngữ hôn nhân không thích hợp ở đây, thì chúng đang là đôi vợ chồng theo kiểu thiên thần. Những hình ảnh ngây thơ như thế trong bóng tối như thế, một gương trong trắng như vậy trong cảnh ôm ấp như vậy, những chuyện lấn quyền trời đất đó chỉ có thể có ở tuổi thơ mà thôi, và không một mênh mông nào so sánh nổi với nét vĩ đại này của trẻ nhỏ. Trong mọi vực thẳm đây là vực sâu nhất.
Cái án vĩnh viễn khủng khiếp của một người chết rồi mà vẫn bị xiềng xích, cảnh đại dương mông mênh bám chặt một chiếc thuyền đắm, cảnh tuyết trắng bao la phủ kín những hình hài bị chôn vùi, cũng không xúc động bằng hai miệng con trẻ chạm vào nhau một cách hết sức thần tiên trong giấc ngủ và sự gặp gỡ cũng không phải là một cái hôn nữa. Có thể là đính hôn, cũng có thể là thảm hoạ, Kề nhau đó mà vẫn canh cảnh bên lòng điều chưa hay biết. Đẹp đẽ đấy, nhưng biết đâu lại chẳng hãi hung. Người ta cảm thấy lòng thắt lại: Chất thơ ngây còn cao quí hơn cả đức hạnh. Chất thơ ngây do bóng tối thiêng liêng tạo thành. Chúng đang ngủ. Yên tĩnh: ấm áp. Sự trần truồng của thân thể quấn quít nhau hơn hợp với sự trong trắng của tâm hồn. Chúng nằm đó như nằm giữa vực sâu.
6. THỨC DẬY.
Ngày bắt đầu hết sức thê lương. Một ánh sáng nhờ nhờ buồn bã xuyên vào căn lều. Một cảnh bình minh giá buốt. Cái màu nhợt nhạt đó, phác hoạ thành hiện thực bi thảm những đường nét trên các vật bị đêm tối khoác cho một vẻ ngoài ma quái, không thức tỉnh hai đứa bé đang ôm nhau ngủ. Trong lều ấm áp. Hai hơi thở hoà vào nhau nghe như hai làn sóng yên lặng. Ngoài trời không còn bão tố nữa, ánh sáng hoàng hôn từ từ lấn chiếm chân trời. Các chòm sao tắt dần như những cây nến bị thổi tắt ngọn trước ngọn sau. Chỉ còn dăm ba ngôi sao to cố chống lại. Tiếng hát văng vẳng của vô biên đang dâng lên từ biển cả.
Bếp lò chưa tắt hẳn, ánh sáng mờ mờ dần dần sáng rõ. Thằng nhỏ ngủ ít hơn con bé. Trong nó có cả người thức lẫn người canh. Khi một tia sáng chói chang hơn cả xuyên qua ô kính, nó chợt mở mắt ra, giấc ngủ con trẻ chấm dứt thành quên lãng, nó nằm mơ mơ màng màng, không biết mình đang ở đâu, cũng không biết có cái gì bên cạnh, chẳng buồn cố gắng nhớ lại, cứ nhìn mãi lên trần, và phân vân vơ vẩn trước dòng chữ Uyêcxuyt - Triết Gia mà nó chăm chú quan sát nhưng không đọc nổi vì nó không biết đọc.
Có tiếng chìa khoá khua trong ổ khiến nó phải ngóc đầu lên.
Cánh cửa xoay, bức xe hạ xuống. Uyêcxuyt về, ông bước ba bực. Cái đèn đã tắt cầm ở tay.
Đồng thời có tiếng bốn chân thú nhanh nhẹn leo lên bực lên xuống. Đó là Ômô, đi theo Uyêcxuyt, nó cũng về nhà của nó.
Thằng bé tỉnh hẳn, có hơi giật mình một tý.
Con sói, chắc hẳn thèm ăn, ngoác mồm theo thường lệ buổi sáng, nhe tất cả răng ra trắng nhởn.
Lên được nửa chừng nó dừng lại, đặt hai chân trước vào trong lều hai khuỷu chống trên ngưỡng cửa, như một nhà thuyết giáo bên mép toà giảng. Từ xa nó hít hít đánh hơi cái hòm gỗ mà nó không quen nhìn thấy có người như vậy. Nửa mình sói của nó, đóng khung trong cái cửa, nổi lên đen xẫm trên nền sáng ban mai nó quyết định, và bước vào.
Thằng bé vừa trông thấy con sói trong lều, vội nhổm khỏi tấm da gấu, ngồi dậy và đứng chắn trước con bé vẫn ngủ say hơn bao giờ hết.
Uyêcxuyt vừa móc xong đèn vào cái đinh ở trần, ông lẳng lặng, thong thả vô tâm cởi bỏ chiếc thắt lưng có túi đồ nghề ra và lại đặt lên tấm ván, ông không nhìn và dường như không trông thấy gì cả. Mắt ông nhoà đục. Một cái gì sâu lắng đang rung động trong trí óc ông.
Tư tưởng ông cuối cùng xuất hiện, như thường lệ, bật ra một tràng tiếng nói. ông nói to:
- Nhất định là hạnh phúc! Chết, chết thật sự.
Ông ngồi xổm xuống, hất một xẻng xỉ vào lò và vừa cào than vừa lẩm bẩm.
- Vất vả lắm mới tìm được chị ta. Ma quỉ xa lạ đã vùi chị ta xuống, dưới hơn năm mươi phân tuyết. Không có Ômô, bằng cái mũi nhìn tài như Crixtốp Cô lông nhìn bằng đầu óc, thì ta còn là bì họp trong băng tuyết và chơi ú tim với thần chết. Điôgien[99] trước kia cầm đèn đi tìm một người đàn ông, nay cầm đèn đi tìm một người đàn bà, ông ta đã gặp phải lời châm chọc, ta đã tìm thấy tang tóc. Sao mà chị ta lạnh thế! Chạm vào tay, cứ như một hòn đá. Mắt chị ta im lặng cách gì! Tại sao lại có thể ngu ngốc đến mức chết mà còn để lại trên trần một đứa con. Bây giờ ba người mà ở trong cái hộp này thì quả chẳng tiện tí nào! Thật tai bay vạ gió. Thế là bây giờ ta đã có gia đình! Con trai, con gai đủ cả.
Trong lúc Uyêcxuyt nói, Ômô lẻn đến cạnh bếp lò. Bàn tay con bé nằm ngủ thõng xuống giữa bếp lò và cái hòm gỗ. Con sói thè lưỡi liếm liếm bàn tay.
Nó liếm nhẹ nhàng đến nỗi con bé vẫn ngủ không tỉnh giấc.
Uyêcxuyt quay lại.
- Tốt lắm, Ômô. Ta sẽ là bố, mày sẽ là chú.
Rồi ông lại tiếp tục công việc cửa vị triết gia, gần lửa, vẫn không bỏ dở bản độc thoại.
- Nhận làm con nuôi. Xem như xong. Vả lại Ômô cũng rất muốn thế. ông ngẩng lên.
- Ta muốn biết kẻ nào chịu trách là về cái chết này? Có phải là con người không? Hay là… - Mắt ông nhìn lên không trung. như nhìn suốt quá trần nhà và mồm ông thì thầm.
- Có phải chúng không?
Rồi trán ông gục xuống như quá nặng và ông nói tiếp:
- Đêm tối đã chịu khó giết chết người đàn bà này.
Cặp mắt ông vừa ngẩng lên thì gặp ngay bô một thằng hé đã tỉnh đang lắng nghe ông nói Uyêcxuyt đột ngột hỏi nó:
- Sao mày lại cười?
Thằng bé đáp:
- Cháu có cười đâu.
Uyêcxuyt bỗng như run cả người, ông quan sát thằng bé thật chăm chú và im lặng một lúclâu rồi nói.
- Thế thì mày khủng khiếp thật.
Ban đêm trong lều không thật sáng lắm nên Uyêcxuyt gã được thấy mặt thằng bé đâu. Giờ đây ban ngày ông mới nắm rõ.
Ông đặt lòng bàn tay lên vai thằng bé, ngắm nghía bộ mặt nó một lần nữa với một thái độ quan tâm mỗi lúc một thêm xót xa, và quát to:
- Đừng có cười nữa!
- Da cháu có cười đâu - thằng bé nói
Uyêcxuyt bủn rủn từ đầu đến chân:
- Mày cười tao biết.
Rồi túm chặt thằng bé, lay lấy lay để - biểu hiện của giận giữ nếu không phải của yêu thương.
Ông quát hỏi nó một cách thô bạo:
- Ai làm mày thế này?
Thằng bé đáp:
- Cháu không hiểu ông muốn nói gì.
Uyêcxuyt hỏi tiếp:
- Mày có cái cười này từ bao giờ?
- Cháu vẫn thế này ạ - Thằng bé nói.
Uyêcxuyt vừa quay về phía cái thùng gỗ vừa nói khẽ:
- Ta cứ tưởng việc này không còn nữa.
Nói xong ông rút ở đầu giường, rất khẽ để khỏi thức tỉnh nó, quyển sách ông dùng làm gối dưới đầu con bé.
- Nào ta thử xem Conquext - ông nói khẽ.
Đây là một mớ giấy khổ rộng, đóng da mềm, ông dùng ngón tay cái giở từng tờ, dừng lại ở một trang, mở quyển sách ra thật to trên bếp lò và đọc:
- … De Denasatis[100] - Đây rồi.
Ông đọc tiếp:
- Bucca fissa usque ad aures, genzivis denudates, naseque murdridato masca eris, et ridebis simper[101].
- Đúng rồi.
Đoạn ông lại gác quyển sách lên một tấm ván, mồm lẩm bẩm.
- Một chuyện tình cờ mà đi sâu vào sẽ chẳng hay ho gì. Ta dừng lại trên mặt thôi - Nào, cười đi con!
Con bé tỉnh dậy. Nó chào mọi người bằng một tiếng khóc thét
- Nào, bảo mẫu, cho bú đi - Uyêcxuyt nói
Con bé đã ngồi dậy.
Uyêcxuyt vội lấy trên bếp lò cái lọ và đưa cho nó mút.
Lúc này, mặt trời đang lên, mấp mé chân trời. Tia đỏ xuyên qua ô kính và chiếu thẳng vào mặt con bé đang ngoảnh về phía ông. Mắt con bé như hai mảng gương hướng đúng vào mặt trời, phản chiếu lại cái vòng tròn đỏ rực. Đôi con ngươi đứng im mí mắt cũng vậy.
- Kìa - Uyêcxuyt nói - ra nó mù!
Chú thích
[95] Một loại hải âu đuổi đánh các loài chim biển khác, bắt phải nhả cá đã ngậm trong mỏ ra cho chúng ăn.
[96] Tiếng Pháp. có hai nghĩa là xương sườn và bờ biển.
[97] Ecquyn (Hercule). Vị thần trứ danh trong thần thoại Hy Lạp là đã biểu tượng của sức khoẻ phi thường đã từng lập mười hai kỳ công khó khăn và nguy hiểm.
[98] Nguyên văn bằng tiếng Anh: Kiss me quick.
[99] Điôgien (Diogène. 413 - 323 trước công nguyên): triết gia danh tiếng của Hy Lạp, thuộc phái khuyển nho. Tục truyền ông hay cầm đèn đi giữa ban ngày. Ai hỏi ông tìm gì ông trả lời: tôi tìm một con người.
[100] Về vấn đề cắt mũi.
[101] Tiếng La tinh: mồm rạch đến tận mang tai, lợi nhe ra ngoài, mũi bị cắt xẻo. mày sẽ là một cái mặt nạ, và mày sẽ cười mãi mãi.
[95] Một loại hải âu đuổi đánh các loài chim biển khác, bắt phải nhả cá đã ngậm trong mỏ ra cho chúng ăn.
[96] Tiếng Pháp. có hai nghĩa là xương sườn và bờ biển.
[97] Ecquyn (Hercule). Vị thần trứ danh trong thần thoại Hy Lạp là đã biểu tượng của sức khoẻ phi thường đã từng lập mười hai kỳ công khó khăn và nguy hiểm.
[98] Nguyên văn bằng tiếng Anh: Kiss me quick.
[99] Điôgien (Diogène. 413 - 323 trước công nguyên): triết gia danh tiếng của Hy Lạp, thuộc phái khuyển nho. Tục truyền ông hay cầm đèn đi giữa ban ngày. Ai hỏi ông tìm gì ông trả lời: tôi tìm một con người.
[100] Về vấn đề cắt mũi.
[101] Tiếng La tinh: mồm rạch đến tận mang tai, lợi nhe ra ngoài, mũi bị cắt xẻo. mày sẽ là một cái mặt nạ, và mày sẽ cười mãi mãi.
Thằng Cười Thằng Cười - Victor Hugo Thằng Cười