Số lần đọc/download: 29383 / 807
Cập nhật: 2016-11-21 04:42:10 +0700
Hồi 5 - Vân Trung Tử Dâng Kiếm Trừ Yêu
Ðây nói chuyện ông Vân Trung Tử là một vị tiên,tu luyện đã ngàn năm trên núi Chung Nam. Ngày kia Vân Trung Tử xách giỏ đi hái thuốc thấy yêu khí bốc lên đến mây xanh, liền xem xét một hồi, rồi than:
-Con hồ ly tinh đã nhập vào xác người tác quái. Ta mang nghiệp tu hành cốt làm điều nhân đức, nếu không vì thiên hạ, trừ con yêu ấy thì có lẻ nhân gian sinh ra lắm chuyện khổ đau.
Than rồi liền gọi học trò là Kim Hà đồng tử đến bảo:
-Ngươi đi bẻ cho ta một khúc cây tòng khô để ta đẻo chiếc gươm trừ yêu.
Kim Hà đồng tử hỏi:
-Thưa thầy, sao không dùng guơm báu chém yêu cho dứt hậu hoạn?
Vân Trung Tử nói:
-Con yêu ấy chỉ là giống hồ ly tu luyện ngàn năm, cần gì phải dùng đến gươm báu. Ta dùng thanh gươm gỗ cũng đũ trừ nó rồi.
Ðồng tử vâng mệnh đi bẻ một nhánh tùng. Vân Trung Tử đẻo thành một thanh gươm phép, dặn học trò giử động, rồi đằng vân thảng đến Triều Ca.
Bấy giờ vua Trụ đang đắm sắc, đã lâu ngày chẳng lâm triều.
Bá quan văn võ không biết làm sao nên đàm luận xôn xao.
Quan Thượng Ðại Phu Mai Bá nói với Thừa Tướng Thương Dung và Á Tướng Tỉ Can:
-Nay Bệ hạ đắm sắc, bỏ cả triều chính, không coi giang sơn là trọng ấy là điểm loạn lớn. Các ông quyền cao lộc cả, gần gủi bệ hạ hơn, lẽ nào lại khoanh tay ngồi ngó. Xưa nay hễ vua làm quấy thì tôi can, cha làm sai thì con bàn, bạn làm sai thì có bạn khuyên. Các ông không hiểu lẽ ấy hay sao?
Thừa Tướng Thương Dung nói:
-Bệ hạ ngày đêm ở mãi trong cung cấm, không làm sao thấy mặt được, các ông bảo chúng tôi làm thế nào bây giờ?
Mai Bá nói:
-Chúng ta hội đũ mặt văn thần võ tướng rồi giống chuông trống thỉnh bệ hạ ra đền, đồng một loạt can gián. Nếu người nầy tâu mà bệ hạ không nghe thì đến người khác, quyết làm sao cho bệ hạ từ bỏ sắc đẹp, tránh xa kẻ nịnh mới được.
Thừa Tướng Thương Dung nói:
-Quang Ðại Phu nói rất phải. Chúng ta đồng lòng can vua mới đưọc. Bệ hạ đang lâm vào trạng huống này, một mình tôi không đũ sức.
Các quan đồng ứng lên một lượt:
-Xin Thừa Tướng mời bệ hạ lâm triều cho được. Chúng tôi nguyện nhất loạt ủng hộ lời can gián của Thừa Tướng.
Thương Dung liền truyền nổi trống đền rất gấp. Vua Trụ đang ở nơi lầu Trích Tinh nghe nhạc với Ðắc Kỷ, bỗng có tiếng trống nỗi lên inh ỏi, thất kinh nói với Ðắc Kỷ:
-Mỹ nhân ở đây chờ Trẫm một chút. Trẫm ngự triều xem chuyện gì gấp mà các quan nỗi trống đền như vậy?
Ðắc Kỷ nói:
-Thần thiếp đoán chắc không có việc gì đâu. Chẳng qua triều thần thấy bệ hạ yêu mến thần thiếp nên ganh tỵ mời bệ hạ ra để can gián thế thôi.
Trụ vương nói:
-Mỹ nhân chớ lo. Trẫm ra ngoài một chút là vào ngay, dù triều thần có nói gì Trẫm cũng không nghe theo.
Ðắc Kỷ vội vả lạy đưa. Vua Trụ lên xe đến ngai ngồi ngự. Trăm quan văn võ lạy mừng xong, Vua Trụ thấy Thừa Tướng Thương Dung tay ôm một chồng sớ rất dầy. Bên kia thấy Hoàng Phi Hổ và các quan Ðại phu cũng chuẩn bị như sắp có nhiều việc tâu trình, thì thất kinh, vì bị tửu sắc nhiều, trong đời Vua Trụ hình như không còn muốn làm việc gì khác nữa.
Tuy nhiên, đã lâm triều không lẽ trở vào hậu cung ngay, đành ngồi nán lại mà lòng buồn bã.
Thừa Tướng Thương Dung quỳ tâu:
-Tâu bệ hạ các chư hầu lâu nay dâng sớ về đợi bệ hạ phê chuẩn rất nhiều việc, chẳng biết vì sao bệ hạ không lâm triều, ngày đêm luôn ở nơi cung cấm. Hạ thần chắc có người ở gần bệ hạ cám dổ chăng?
Xin bệ hạ xem việc xã tắc là trọng.
Vua Trụ thở dài nói:
- Trẫm nghe bốn biển bình yên, muôn dân lạc nghiệp. duy phía Bắc có loạn thì Trẫm đã sai Thái Sư đi dẹp rồi. Ðó chẳng qua như mục ghẻ lở, có nghĩa gì. Còn việc triều chính đã có các khanh thay Trẫm điều hành, Trẫm dù có nghi ngơi một thời gian cũng chẳng sao. Các khanh chớ học đòi theo khuôn sáo cũ mà chê Trẫm không chiếu cố đến xã tắc. Người tôi trung không thấy vua nghi ngơi chút ít mà bỏ việc, hoặc có ý khi quân.
Thương Dung tâu:
-Mọi việc đều do bệ hạ quyết định cả, nếu bệ hạ giao cho một đại thần nào mà không tránh khỏi tiếng chuyên quyền, và bệ hạ lại mang tiếng không cần mẫn. Xin bệ hạ xa lánh con đường cũ, đuổi kẻ gian, bỏ sắc dục, trọng đức thương dân, thì xã tắc mới bền vững, nước mới giàu, dân mới mạnh.
Vua Trụ lắc đầu:
-Thôi thôi, Trẫm không muốn nghe mãi những lời nhàm tai ấy. Các khanh không có lời nói nào khác để Trẫm đẹp lòng hay sao?
Trụ Vương nói đến đây thì có Quan Huỳnh Môn vào tâu:
-Có ông Vân Trung Tử xưng là đạo sĩ ở núi Chung Nam xin vào yết kiến bày tỏ mật sự.
Trụ Vương nghi thầm:
-Các quan hôm nay cố can gián nhiều việc, nếu ta để chúng nói mãi nghe khó chịu, lại rườm tai, chi bằng cho vị đạo sĩ này vào nói qua loa vài câu cho vui rồi bãi chầu là hay hơn.
Nghi như vậy, Trụ Vương liền ra lệnh mời đạo sĩ vào.
Vân Trung Tử mặc áo rộng xanh, mặt như dồi phấn, môi tợ thoa son, bước vào trước đền khoan thai để giỏ hoa xuống, nghiêng đầu xá vua Trụ một cái, không lạy, và nói:
-Tôi xin ra mắt bệ hạ.
Vua Trụ thấy đạo sĩ chỉ xá mà không lạy nên không bằng lòng nghi thầm:
-Trẫm trị ngôi trời, giàu sang bốn biển, ai ở trong đất nước đều là bề tôi cả, đạo si tuy là kẽ tu hành, song cũng không thoát ra ngoài bản đồ của Trẫm, tại sao có ý khi quân như vậy?
Tuy nghi thế, song nếu chấp trách Trụ Vương lại sợ triều thần khinh mình hẹp hòi, nên làm ra vẽ đại lượng, hỏi qua gốc tích.
- Ðạo sĩ từ đâu đến đây?
Vân Trung Tử nói:
- Tôi theo mây nước đến đây.
Trụ Vương hỏi:
- Sao gọi là mây nước?
Vân Trung Tử đáp:
-Lòng tự vừng mây trắng, ý như dòng nước trong.
Trụ Vương mĩm cười, có ý trêu chọc:
-Nếu mây tan nước cạn thì người về đâu?
Vân Trung Tử nói:
-Mây tan vần nguyệt rạng, nước cạn trái châu bày.
Câu này ý Vân Trung Tử muốn nói: Nếu mây tan thì hiện vào cung Nguyệt, nước cạn thì ẩn vào trái Châu.
Vua Trụ thấy Vân Trung Tử đối đáp thông suốt, đổi giận làm vui phán:
- Lúc nãu đạo sĩ làm lễ mà không triều bái, Trẫm cho là thất lễ. Nhưng bây giờ thấy đạo sĩ có nhiều ý lạ, Trẫm rất vui lòng. Vậy Trẫm bỏ qua đấy.
Nói rồi chỉ một chiếc cẩm đôn, mời Vân Trung Tử ngôi.
Vân Trung Tử chẳng hề khiêm nhượng, liền ngôi xuống ghế, cúi đầu nói:
- Như thế mới phải chứ. Ngôi cửu trùng cũng quý, mà đạo tam giáo cũng cao, lẽ nào không ý thức đưọc?
Trụ Vương hỏi:
-Ðạo tiên cao ở chổ nào?
Vân Trung Tử nói:
-Xin bệ hạ nghe tôi đọc thì rõ:
"Ðạo chia tam giáo, Tiên trọng muôn phần. Trên chẳng chầu thiên tử, dưới chẳng lạy công khanh, lánh tục trần nên ở ẩn, bỏ lưới tục mới đi tu. Uống nước suối không màng danh lợi, ở gành non quên nhục quên vinh. Ðội trời không biết nắng, mặc áo rách coi đời, bẻ bông tươi đội làm nón, cắt cỏ khô làm mền. Lấy nước suối súc miệng, ăn trái cây sống đời. Có lúc vổ tay reo lớn, có khi duổi cẳng nằm dài. Gặp khách tiên thì giảng kinh, nói chuyện,gặp bạn đạo thì uống rượu ngâm thơ. Cười vui theo ý muốn, nói năng theo thích lòng. Không cần bó buộc, chẳng cần nể nang. Luận việc thịnh suy thời thế, xét điều côi rẽ hồn linh. Mặc ý nắng mưa thay đổi, không cần câu thúc thời gian. Ðời già hóa trẻ, tóc bạc trở xanh. Vào non hái thuốc, trị bịnh cứu người. Biết dữ lành vì thông quẻ bói, biết họa phúc vì rõ lòng người. Truyền phép đạo mở lòng cứu thế, làm phép bùa trừ khử yêu ma. Ðạo cao rồng cọp sợ, đức trọng quỷ thần kiêng. Cởi mây xanh bay lên phủ tía, ngồi hạc trắng dạo khắp cung tiên. Biết mấy thiên tạo hóa, thông đạo đức thần linh. Coi danh lợi như mây trôi bèo dạt, so nghề pháp như cứu cánh tinh thần. Tuy tam giáo là trong, song chỉ một đạo là cao.
Vua Trụ nghe nói cũng vui tai, liền phán hỏi:
-Trẫm nghe lời đạo sư nói, nghe mình nhẹ nhàng như thoát khỏi càn khôn, ngẫm lại giàu sang khác gì mây gió. Song chưa biết đạo sư ở động nào? Nhơn việc chi đến đây xin cho Trẫm biết.
Vân Trung Tử nói:
-Bần đạo là Vân Trung Tử, ở động Ngọc Trụ, tại núi Chung nam, nhân lúc thung dung đi hái thuốc, thấy khí yêu xuất hiện tại Triều Ca, khi đến đây thấy quái khí tụ nơi cung cấm, bởi vậy bần đạo có ý xin bệ hạ trừ yêu quái để cứu muôn dân.
Trụ Vương nói:
-Nơi cung cấm là chổ canh phòng nghiêm ngặt ngày đêm đều có quan quân ứng hầu, đâu phải chốn rừng núi u tịch mà có yêu quái lộng hành? Có lẽ đạo sư lầm chăng?
Vân Trung Tử vừa cười vừa nói:
-Yêu quái là giống tà ma, nếu biết nó thì nó không dám đến. Sở dỉ nó không dám lộng hành là vì bệ hạ không biết nó.
Nếu không trừ sớm sau này tai họa không nhỏ. Tôi xin đọc bốn câu thơ này cho bệ hạ rõ:
Sắc sắc màu dở khấy bệnh nhân
Hao mòn thể chất lẫn tinh thần!
Nếu ai biết nó là yêu mị
Yêu mị làm sao giết được thần?
Trụ Vương hỏi:
-Nếu trong cung có yêu thì làm cách gì trừ được?
Vân Trung Tử nói:
-Không khó gì. Tôi có một thanh gươm bằng gỗ, bệ hạ đem trấn trong cung tự nhiên yêu ma phải chết.
Nói rồi giở giỏ ra, lấy thanh gươm trao cho Vua Trụ, và đọc tiếp bốn câu thơ nữa:
Ðẻo nên hình kiếm vốn cây khô
Phù phép thần tiên đã luyện vô
Một đạo hào quang chưa thấy ánh
Ba ngàn yêu khí đã ra tro
Trụ Vương hỏi:
-Gươm này trấn tại đâu?
Vân Trung Tử nói:
-Trấn tại lầu Phấn Cung (gần cung cấm) trong ba ngày sẽ thấy hiệu nghiệm.
Trụ Vương liền sai nội thị đem gươm treo tại lầu Phấn Cung như lời Vân Trung Tử nói.
Nội thị vâng lệnh đi tức khắc.
Trụ Vương lại nói với Vân Trung Tử:
-Ðạo sư có phép lạ, thấu được thiên cơ, biết trừ yêu mị, nếu đạo sư chịu rời bỏ Chung Nam sơn về đây giúp Trẫm, Trẫm sẽ phong cho quan tước, hưởng lộc đời đời, như vậy không sung sướng sao, dại gì ở góc núi đầu non, phí một cuộc đời tài ba như vậy.
Vân Trung Tử nói:
-Bệ hạ có lòng chiếu cố đến kẻ núi non,quê mùa. Song bần đạo là kẻ biếng nhác, không từng biết chuyện trị nước trị dân. Sáng dậy mặt trời lên ba sào còn ngủ nướng ở trần trùn trục vẫn ngao du…
Trụ Vương ngắt lời:
-Như thế có gì là sung sướng, sao cho bằng áo tía đai vàng, con sang vợ quý, muốn hưởng gì cũng có.
Vân Trung Tử nói:
-Tuy vậy có rất nhiều cái hay, tôi xin đọc cho bệ hạ nghe:
Mình thảnh thơi
Lòng thong thả
Muôn việc mênh mông không đoác cả
Chẳng bận lo công danh như lặt rau
Chẳng muốn cướp đất như nhổ mạ
Chẳng tham lưng buộc đai ngời
Chẳng muốn mình mang gấm lạ
Chẳng ham làm Tể Tướng mà vuốt râu
Chẳng muốn dựa quân vương cho phỉ dạ
Chẳng tham lên ngựa xuống xe
Chẳng muốn vào quỳ ra xá
Chẳng ham ba họ hưởng quyền cao
Chẳng muốn ngàn chung ăn lộc cả
Lều tranh bao quản hẹp hòi
Áo vải chỉ nài tơi tả
Túi khô sẳn đóa hoa tươi
Áo rách có hồ sen lá
Mê mang giấc điệp mặt nghinh ngang
Mường tượng tiệc đào môi giục giả
Quản bao thỏ lặn ác tà
Mãn xuân sang hạ…
Vua Trụ nghe đến đây, khen:
-Trẫm nghe lời đạo sư ca thật là thanh lịch.
Liền khiến quân đem hai mâm vàng biếu cho Vân Trung Tử làm lộ phí về đường. Vân Trung Tử cười lớn:
-Cảm tình bệ hạ, nhưng bần đạo không biết dùng những thứ đó, xin bệ hạ nghe bần đạo ngâm bài thơ này:
Theo duyên theo phận ẩn sơn lâm
Tợ nước, đường mây, kinh ít cuốn
Nắm dây cầm bản, gậy non tầm
Thuốc hay trong túi cho người mạnh
Thơ mới bền lòng gặp khách ngâm
Mỗi hột kim đơn ngàn tuổi lẻ
Chẳng ham vàng bạc đựng đầy mâm
Vân Trung Tử ngâm xong, xá Vua Trụ một cái, rồi giủ áo tay áo đi thẳng.
Bấy giờ các quan muốn thay nhau lên tâu trình công việc, nhưng Trụ Vương ngồi lâu đã mỏi mệt, liền đứng dậy về cung.
Bá quan ngơ ngác, cùng nhau tự động bãi triều, chờ dịp khác.
Vua Trụ về đến dinh Thọ Tiên không thấy Ðắc Kỷ ra đón, lòng hồi hộp không yên.
Có quan nội thị ra rước, vua hỏi:
-Tô mỹ nhân sao không ra đón trẫm?
Nội thị tâu:
-Tô mỹ nhân lâm bệnh nặng nằm thiêm thiếp trên giường. Trụ Vương thất kinh, vội bước xuống long xa, hối hả vào phòng khoát màn, xem thấy Ðắc Kỷ mặt trắng nhợt, môi như giấy bạch, nằm thở pheo pheo như gần đứt hơi.
Vua Trụ gọi lớn:
-Mỹ nhân, trước khi Trẫm lâm triều diện mạo mỹ nhân còn như đóa hoa tươi, sao mới chốc lát sắc diện mỹ nhân như thế này Trẫm biết làm sao bây giờ?
Ðắc Kỷ gắng gượng mở mắt nhìn Vua Trụ, và thều thào:
-Bệ hạ ơi! Khi sớm mai thần thiếp đưa bệ hạ lâm triều, thần thiếp đoán chừng bệ hạ gần về nên ra ngoài đón, chẳng ngờ khi đi ngang lầu Phấn Cung, thần thiếp thấy cây gươm treo ở đấy nên giật mình toát mồ hôi ra, bịnh tình thế này. Thần thiếp tủi phận mình bạc phước vô duyên, không được hầu bệ hạ được lâu. Xin bệ hạ an dưỡng mình rồng, đừng nghi đến thần thiếp nữa…
Vua Trụ nghe nói đứng chết điếng một lúc lâu, rồi thầm nghĩ:
-Lão đạo sĩ nói là trong cung có yêu, cho gươm linh để trừ yếm, tại sao Tô mỹ nương trông thấy gươm ấy lại lâm bịnh. Tô Ðắc Kỷ là con gái của Tô Hộ, thì sao lại là yêu quái được, Chắc đạo sĩ đã gạt ta dùng tà thuật để hại người yêu của ta.
Nghi nhu vậy, Trụ Vương thuật chuyện Vân Trung Tử đến tặng gươm thiêng cho Ðắc Kỷ nghe. Ðắc Kỷ vừa khóc vừa nói:
-Bệ hạ đã nghe lầm loài quỉ mị, dùng tà thuật gây rối cung vi, nếu bệ hạ không đốt cây gươm ấy thì thần thiếp chết mất.
Trụ Vương liền truyền nội thị đem gươm phép đốt tức khắc.
(Cơ nghiệp Thành Thang đã đến lúc suy đồi, nên khiến Vân Trung Tử không dùng gươm thiệt. Nếu Vân Trung Tử dùng gươm thiệt thì hồ ly tinh trông thấy đã chết ngay, còn đâu phá rối Trụ Vương mất nước?)