If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Alan Phan
Thể loại: Giáo Dục
Upload bìa: Thân Mộng Hoàng
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1047 / 145
Cập nhật: 2019-01-28 20:52:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Thách Thức Về Điều Kiện Vĩ Mô Của Việt Nam
ương tự như Trung Quốc, các công ty Việt Nam muốn niêm yết sàn Mỹ sẽ phải đối phó với một số các thách thức vĩ mô do hiện tình kinh tế và tài chính đặc biệt của hai nước này. Những vấn đề chính phải đối phó là, hệ thống pháp luật về tài sản và tiền tệ, những quy định lỏng lẻo về các điều khoản trong hợp đồng, khó khăn về nhân lực cấp cao, nhất là về kinh nghiệm tái cấu trúc tài chính và sự cạnh tranh từ các công ty trên toàn cầu trong lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư.
Bù lại, các công ty Trung Quốc và Việt Nam lại hưởng được vài lợi điểm trọng yếu trong việc niêm yết sàn Mỹ: kinh tế có một mức độ tăng trưởng cao nhờ bắt đầu ở một vị trí thấp trong phát triển; được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan Chính phủ về tư vấn, thuế vụ, ngân hàng…
HỆ THỐNG LUẬT PHÁP
Một vấn đề lớn tôi gặp phải khi tư vấn cho các công ty Trung Quốc lên sàn Mỹ là thủ tục xin giấy phép để “bán” tài sản của công ty ra nước ngoài. Theo đúng luật, công ty muốn xuất khẩu tài sản (dù là tài sản hiện thực, cổ phiếu hay nợ), đều cần có giấy phép của Bộ Thương mại hay Bộ Tài chính. Một tập đoàn lớn như Bank of China hay China Mobile hay Bao Steel có thể đủ sức mạnh để lấy giấy phép này trong thời gian ngắn; nhưng với một công ty nhỏ thì coi như là phải chờ đợi khá lâu. Một công ty bạn ở Shanghai, dù không nhỏ lắm, đã mất đến 4 năm mới có giấy phép.
Do đó, để giải quyết vấn đề, chúng tôi thường dùng hình thức là công ty niêm yết trên sàn Mỹ sẽ là một công ty Mỹ hay công ty thiết lập từ các trung tâm tài chính độc lập (offshore entities). Công ty này sẽ đầu tư mua hay thuê lại các tài sản ở Trung Quốc của công ty mẹ (Ban quản trị hành xử như một công ty quản trị độc lập được thuê mướn). Sau đó, công ty mẹ sẽ bảo đảm là 100% doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ, sau khi trừ thuế, sẽ được chuyển trả cho công ty niêm yết. Như vậy, công ty mẹ sẽ không cần phải xin giấy phép để chuyển tài sản ra nước ngoài.
Dĩ nhiên, đây chỉ là một trong những phương thức chúng tôi thường sử dụng. Quý vị phải cần một luật sư thật am tường và kinh nghiệm về luật lệ Mỹ cũng như luật lệ ở Việt Nam để tạo ra những hợp đồng có giá trị pháp lý, đúng luật, không kẽ hở và được hai chính phủ chấp nhận trên nguyên tắc, để tránh phức tạp về sau này.
Vấn đề hối đoái và thuế vụ là những vấn đề khác cũng cần sự tư vấn khôn ngoan của các công ty kiểm toán cũng như ngân hàng. Họ sẽ làm việc với luật sư của quý vị để đưa ra những giải pháp có lợi cho mọi người.
LUẬT LỆ LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG KHÔNG RÕ RÀNG
Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy luật lệ về thương mại và tài chính của chính phủ rất mơ hồ, thay đổi thường xuyên và có thể được diễn giải bằng nhiều cách. Mỗi chính phủ địa phương, từ làng đến tỉnh đều có cách diễn giải khác nhau theo chiều hướng có lợi cho họ. Tóm lại, sự áp dụng luật pháp và cách xử lý sẽ tuỳ thuộc rất nhiều nơi mối quan hệ của quý vị và các cấp lãnh đạo địa phương.
Đây là điều mà quý vị khó có thể giải thích rõ ràng trong hồ sơ đăng ký từng quý hay thường niên. Do đó, những hợp đồng mà quý vị phải thông báo thường bị diễn dịch rất bất lợi cho công ty và có thể tạo sự thiếu tin tưởng cho các cổ đông hiện hữu và tiềm năng. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này là một chương trình PR-IR để giáo dục cho cổ đông biết về cách thức làm việc và hệ thống pháp luật của nước này.
THIẾU LÃNH ĐẠO KINH NGHIỆM VỀ TÀI CHÍNH
Vì thị trường tài chính là một định chế khá mới tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, việc tìm kiếm những nhân tài có kinh nghiệm để quản trị và tái cấu trúc công ty cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là một khó khăn đáng kể. Quý vị có thể thuê mướn một người nước ngoài, phí tổn và trở ngại về ngôn ngữ sẽ tạo ra những vấn đề khác. Trong khi đó, như tôi đã trình bày trước đây, một vị CFO thiếu chuẩn sẽ làm giảm ít nhất là 50% giá trị của công ty dưới mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Tại Trung Quốc, các công ty của tôi thường dùng CFO là người Trung Quốc, nhưng cạnh ông ta chúng tôi thuê một nhà tư vấn quốc tế vài giờ một tuần để hướng dẫn, sửa đổi và duyệt phán các báo cáo, dự án hay hợp đồng để tránh mọi lỗi lầm nghiêm trọng. Nhà tư vấn này cũng có thể giúp công ty liên hệ với những nguồn tài lực trên thế giới.
CẠNH TRANH ĐỂ THU HÚT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
Có tất cả 300 ngàn tỷ USD lưu thông mỗi ngày trên thị trường tài chính thế giới. Đây là một khối lượng giao dịch khổng lồ. Nhưng quý vị phải biết rằng có hơn 30.000 công ty lớn nhỏ tranh dành miếng mồi béo bở này hàng ngày. Hàng trăm địch thủ cùng tầm cỡ và ngành nghề với công ty quý vị cũng đang cạnh tranh ráo riết để thu hút những cổ đông tiềm năng. Và đây là một trận chiến không ngừng nghỉ, 24/7 và hiện diện trên khắp địa bàn của thế giới.
Chỉ những công ty có kế hoạch tiếp thị rõ ràng, một Ban quản trị tài giỏi biết dùng sự minh bạch và kỷ cương công ty để tạo thương hiệu và một CFO biết tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận liên tục, mới tạo được sự chú ý của cộng đồng các nhà đầu tư. Chỉ những công ty này mới đủ điều kiện để đạt mục tiêu cao của họ về vốn liếng, về dòng tiền và về giá trị của cổ phiếu (thị giá).
SỰ TRỢ GIÚP CỦA CHÍNH PHỦ
Ở các quốc gia như Trung Quốc hay Việt Nam, Chính phủ thường đòi hỏi và áp đặt nhiều luật lệ phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà, tạo khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng bù lại, những doanh nghiệp có quan hệ tốt với các cấp lãnh đạo địa phương thường được hưởng nhiều quyền lợi và ân huệ do chính phủ bao cấp. Những ân quyền này thường là sự đặc nhượng về đất đai, thuế vụ hay các khoản tín dụng rẻ. Thêm vào đó, Chính phủ còn có thể trợ giúp về việc giới thiệu đối tác, nghiên cứu công nghệ (R&D), huấn luyện nhân viên, dịch vụ tư vấn từ tin học đến tiếp thị…
Những trợ giúp này sẽ thể hiện tích cực trong các khoản chi thu tại các báo cáo tài chính, kể cả những tài sản vô hình (intangible assets).
MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CAO CỦA KINH TẾ
Cũng như Trung Quốc, khi hội nhập trở lại với thị trường chứng khoán toàn cầu, Việt Nam bắt đầu làm lại từ một hệ thống kinh tế thấp kém. Do đó, khác với các quốc gia đã phát triển, hệ số tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm nội địa – Gross Domestic Product) của Việt Nam thường rất cao (trên 8% GDP mỗi năm). Sự tăng trưởng này gây nên những chú ý cần thiết của cộng đồng tài chính thế giới. Như đã trình bày, hệ số tăng trưởng là mức hấp dẫn nhất trong những yếu tố định giá một công ty.
Biết rõ bất lợi cũng như lợi điểm của điều kiện vĩ mô giúp Ban quản trị lưu tâm đến việc cải tiến điểm yếu và gia tăng điểm mạnh. Sau khi khắc phục mọi thách thức từ quản trị, tài chính đến vĩ mô, công ty của quý vị sẽ sẵn sàng để tranh đua cùng các địch thủ ngang tầm trên thế giới.
Niêm Yết Sàn Mỹ Niêm Yết Sàn Mỹ - Alan Phan Niêm Yết Sàn Mỹ