I divide all readers into two classes; those who read to remember and those who read to forget.

William Lyon Phelps

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7872 / 10
Cập nhật: 2015-11-21 22:38:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
hìn vẻ mặt rạng rỡ của Doanh Doanh khi cầm chiếc máy ảnh Minolta ông Đặng bồi hồi xúc động, ông nhớ lại hình dáng của Diễm Quỳnh người vợ quá cố yêu dấu mà bao năm bao tháng rồi ông vẫn còn nhớ thương. Ngày ấy Diễm Quỳnh trạc tuổi Doanh Doanh bây giờ, cũng hồn nhiên, lý lắc nhưng dễ làm say người khác bởi vẻ nhí nhảnh và đôi mắt trong sáng đen to như Doanh Doanh. Định mạng tai ác đã cưóp mất Diễm Quỳnh của ông, nàng chỉ sống trọn vẹn hạnh phúc bên ông vỏn vẹn 4 năm ngắn ngủi. Bây giờ đã có bên mình một người đàn bà khác, ông vẫn không thể nào quên. Trong 20 năm qua, ông lao vào làm ăn, của cải ông có rồi lại hết. Ông sống rộng rãi phóng khoáng với bè bạn với mọi người, có lẽ trong sâu thẩm tâm hồn mình ông đã thấy và luôn nghĩ cuộc đời thật là bất trắc, nó có thể bị tắt ngấm bất cứ lúc nào, vì vậy ông sống theo kiểu ngày nào biết ngày đó thôi. số phận con người ai mà biết được mình sẽ ra sao.
Trầm ngâm nhìn con gái, ông ngẫm nghĩ.
Dù sao ông cũng đã có một thời hạnh phúc, công danh khá tốt đẹp, báo chí nói đến ông như nói về một nhân vật nổi tiếng đem nhiều vinh quang về cho đất nước. bao giờ Đăng cũng cho mình là kẻ tầm thường, có thú đam mê săn tầm ảnh đẹp và chính nghề nghiệp dư này đem tiếng tăm lại cho ông. Ông đoạt nhiều giải thưởng quốc tế nhiếp ảnh với nhiều chủ đề khác nhau.
Vừa rồi ông lại được một giải thưởng quốc tế nữa, ông không ngần ngại mua ngay cho Doanh cái máy ảnh khá đắt tiền, và bây giờ ông lặng im sung sướng nghe con ông ríu rít:
-Con không bao giờ ngờ rằng ba cho con mấy chụp hình thứ hai trong khi con đã hư đốn đánh mất cái thứ nhất. Mà lại cho một cái quá "xịn" như cái này. Từ giờ trở đi con phải hết sức cẩn thận giữ nó thật kỹ mới được.
-Nhưng giữ thật kỹ không có nghĩa là cứ cất mãi nó tron tủ ba bốn tháng mới đem ra "chớp nhá" một lần đâu nha!
Doanh cười thật tươi:
-ba khỏi lo, con khai trương máy rồi mà ba chẳng hề hay biết.
Ông Đặng nhạc nhiên:
-Hồi nào hả Doanh Doanh?
Nét cười của Doanh cứ long lanh trong đôi mắt đen, cô hứng thú đáp:
-Mới tức thời đấy, thôi, lúc ba dạy con cách sử dụng máy. Thì cũng có khác chi các máy khác, con loay hoay ngắm nghía và lúc đó ba đang chìm đắm trong suy tư mộng mị gì đó trong rất.. "thần:
Nghiêng đầu thật dễ ghét Doanh tiếp tục líu lo:
-Con nhớ ba từng dạy bí quyết thiên phú của người chụp hình là phải biết "chộp" đúng lúc mới bắt được cái "thần" cho tác phẩm. Thế là con bấm máy ngay để "chộp" cho được cái "thần" của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Hoàng Đăng. Hết hai "pô" rồi ba ơi!
Ông Đăng bật cười trước cách nói của Doanh, xoa đầu con gái, ông trầm giọng:
-Ba hy vọng ở con nhiều lắm đó Doanh. Nếu cho được cái "thần" của ba, ba cho con ngay.
Doanh chun cái mũi nhỏ hơi hếch một cách bướng bỉnh, cô nói rất tự tin:
-COn cũng ráng làm sao có tiếng cái "thần" của mình, cái độc đáo riêng của mình chứ!
-Vậy là con theo nghề tài tử này của ba à?
-Bộ ba không thích sao?
Ông Đặng ngả người tựa vào ghế đá, chiếc ghế đá già nua trong khu vườn kỷ niệm ngày xưa ông từng ngôi với Diễm Quỳnh. Nhìn đôi mắt chờ đợi, dò hỏi của con ông lại nhớ vợ đến quay quắt. Dịu dàng ông bảo:
-Ba rất thích con theo nghề này, đó không phải là một cái nghề đâu, đó là cái nghiệp, giống như cái nghiệp hội hoa.. Muốn thành công cần phải có khiếu, biết say mê, kiên trì và tim tòi sáng tạo mới theo đuổi được con à!
Gịong Doanh lo lắng:
-Con có khiếu đó không ba?
Ông Đăng nheo mắt trêu con:
-Là con của Hoàng Đăng sao lại sợ không có khiếu chớ? Nhưng nè! Học hành tới đâu rồi? Ba nghe bà ngoại có vẻ phiền đó nhe.
Mặt Doanh Doanh xìu xuống, cô buồn hiu:
-Con vẫn cố học chớ đâu hề xao lãng. Nhưng khổ lắm ba ơi!
Ngạc nhiên ông Đăng hỏi nhanh:
-Sao lại khổ?
Doanh Doanh im lặng, cô cẩn thận bỏ chiếc máy ảnh vo cái bao da màu đen và ôm vào người. Nhìn con, ông Đăng nao nao trong lòng. Lần đầu tiên ông nghe con bé than khổ. Cái tiếng "khổ" rơi ra khỏi bờ môi xinh xinh của nó một cách dễ dàng làm ông đỡ lọ Vì nếu đã thật sự biết khổ là thế nào người ta ít bao giờ nói đến nó lắm. Nhưng tại sao Doanh lại khổ cơ chứ? Ân cần ông bảo:
-Có chuyện gì cứ nói cho ba nghe.
Không trả lời ông Đ, Doanh hỏi lại ba cô bằng giọng rụt rè dễ thương:
-Bà ngoại phiền con điều gì vậy ba?
-Ờ! À! Nói chung cũng không phải là phiền. Bà ngoại rất thương con, chuyện đó ai cũng biết. Bà nói tốt về con nhiều lắm, nhưng khi so sánh con với người khác dĩ nhiên ít nhiều Doanh cũng có hạn chế. bà ngoại nói với ba vì lo lắng cho con thôi. Bà ngoại lo con không đậu vào y khoa, năm rồi con và Uyển cùng rớt đại học, năm nay Uyển rất cố sức, ý nó thích làm bác sĩ, trong khi con thì có vẻ lơ là không muốn kèm thêm tại nhà. Vì sao vậy?
Doanh thở dài, rầu rĩ. Cứ chuyện thi cử hoài, khổ thật đó có phải là việc quan trọng nhất đời đâu. Doanh nhỏ nhẹ:
-Con vẫn học đều đặn nhưng ý con không muốn thi Y, con không thể làm bác sĩ được. Con thích một nghề gì phóng khoáng hơn...
-Thì con thi vào trường nào mà con muốn, đâu có gì phải thở dài hả con gái? Con lấy bằng C Anh Văn chưa?
-Khoảng hai tháng nữa ba à!
-Ý con muốn thi vào đâu?
-Con thích học tổng hợp, khoa ngoại ngữ.
-Rất tốt!
-Nhưng ông bà ngoại không muốn mới khô?
-ba sẽ nói chuyện này với ông bà ngoại. An tâm đi, bây giờ cha con mình đi sắm sửa chút ít. Chẳng có gì để phải nói khổ đâu.
Không đợi ông Đăng nhắn lần thứ 2, Doanh đứng nhanh dậy, cô cầm máy ảnh chạy biến vào nhà thay quần áo. Để ba nói với ngoại ý định thi vào Tổng hợp vẫn tốt hơn để cô phải nói điều ngoại không ưa ấy.
Bà Phát nằm thiu thiu trên ghế bố cho Lam Tuyền nhổ tóc ngứa. Cô con dâu bà mới tài làm sao! Bàn tay nhỏ nhắn có móng dài bôi hồng của nó vừa mân mê nhổ tóc vừa cào lớp da đầu của bà đến mà thích thú. Lam Tuyền cất tiếng ngân nga như ru ngủ làm bà Phát chạnh lòng nhớ hai cô con gái. Bà có bốn người con, hai trai, hai gái. Diễm Qỳnh cô con gái thứ 3 đã chết trẻ. Diễm Trang cô con gái thứ tư ở nước ngoài với chồng, rốt cuộc tuổi già bà trơ trọi. Con bé Doanh Doanh có làm bà đỡ cô quanh nhưng nó còn trẻ quá không đủ sức để hiểu. Để chịu đựng những cái mà bọn trẻ thường cho rằng lẩm cẩm của người khác thế hệ với chúng qúa xạ Còn Năm Hiền, bà có thương yêu cách mấy cũng chỉ là người dưng, nó vì mang ơn ông bà Phát cứu sống nó sau một căn bệnh ngặt nghèo nên đã theo ở với gia đình bà trên 20 năm, chuyện gì trong nhà Năm Hiền cũng biết hết nhưng nó cũng không phải là con hay dâu gì của bà để bà tỏ bày hết mọi điều.
Bà Phát xuýt xoa một tiếng khi Lam Tuyền nhổ phải sợi tóc đã ngứa:
-Con tài thật, ở đây con Doanh với con Năm cũng hay nhổ tóc cho mẹ, nhưng tụi nó nhổ toàn đứt ngang không thôi8, càng làm mẹ thêm bực. Con nhổ điệu này vài bữa đầu mẹ dám sói lắm.
Bà Lam Tuyền cười ngọt:
-Con đâu nhổ chụm chung một chỗ mà mẹ lọ Hôm nào con mua thuốc về nhuộm tóc cho mẹ, trông trể ra ít nhất năm sáu tuổi.
-Ôi! Đừng bày đặc, ba con không chịu đâu. Ổng sợ chất hoá học làm hư da đâu.
-Mẹ làm trước, nói sau ba có chịu hay không cũng xong rồi!
Ba Phát cười mắng đùa:
-Chắc con từng áp dụng chiến thuật này với thằng VŨ nhiều lân rồi. Phải không??
Biết là mình đã lỡ buột miệng, Lam Tuyền vớt vát:
-Con đâu dám vậy, thưa me! THấy mẹ có vẻ buồn buồn, con mạo muội đùa cho mẹ vui ấy thôi!
Thinh lặng mãi, hồi sau bà Phát mới thở dài:
-Con tinh ý lắm Tuyền à! Quả là mẹ buồn bực hết sức.
Lam Tuyền dò dẫm để nhặt tin:
-Mẹ.. buồn làm gì, đàn ông người nào lại chắng như vậy.
Bà Phát bật cười:
-Mẹ có buồn gì ba con đâu..
Rồi bà lầu bầu:
-Mẹ chỉ tức cái phường phóng đãng, vô ơn.
Lam Tuyền vội nói vào, giọng bà như cố xoa dịu cơn giận của mẹ nhưng thực chất những lời bà nói chỉ tổ chế dầu vào lửa:
-Mẹ đừng giận dượng Đăng tội nghiệp, tính dượng ấy từ xưa đến nay có khác mấy. Nếu ngày trước dượng Đăng đàng hoàng thì ba mẹ đâu phải cực nhọc vất vả nuôi nấng dạy dỗ con Doanh nên người, để bây giờ dượng ấy có dịp đề nghị này, ý kiến nọ với ba mẹ như một người cha hết lòng yêu thương con.
-Thằng Đăng cùng một tuổi thằng Vũ phải không Tuyền?
Đạ phải
-Hừ, vậy mà trông nó còn trẻ trai chán.
Lam Tuyền mím môi nhưn giọng vẫn ngân lên thật thánh thót:
-Ôi dào! Ba của bé Uyển cực lắm, suốt ngày hết làm trong bệnh viện lại làm thêm ở nhà, làm sao bì được với người rảnh rỗi ăn chơi như dượng Đ. Dượng ấy đâu phải ràng buộc trách nhiệm gia đình con cái, đâu phải lo toan, bận bịu nên lâu già là chuyện thường mà mẹ.
Bà Phát im lặng, bà lại đắm chìm trong chuyện ngày xưa... Hồi con Quỳnh dẫn Đăng về ra mắt gia đình, bà đã không ưa gã con trai to lơ"n có mái tóc phủ ót đen rậm rì và đôi mắt nhìn xoáy như không biết e dè kiêng sợ ai. Với đôi mắt lì lợm ấy thì chắc chắn con gái bà phải chịu lép vế thôi! Và chuyện xảy ra y như thế. Diễm Quỳnh có vẻ qụy lụy thằng đàn ông sống lang thang bụi đời ấy, trong khi bạn củ Vũ, bao nhiêu người học y, học dược theo cầu cạnh si mê Qùynh đều de bỉu, chê bai.
Bà Phát thở dài tư lự. Ngày đó, bà đã sợ cô con gái cưng mới 18 tuổi đầu phải về làm dâu nhà người ta nên bà bắt rể. Và đã "bắt " phải thằng rể quỷ sứ! Lối sống và cách nghĩ của cả nhà nó khác hẳn, gần như trái ngược với nề nếp gia đình trí thức phong lưu của nhà bà. Lúc ấy Quỳnh có hơi choáng một thời gian ngắn đầu, nhưng sau đó con bé mau chóng hoà nhập vào lối sống của chồng - Một kẻ chẳng biết giờ giấc là gì, muốn đi lúc nào thì đi, ăn lúc nào thì ăn, niềm say mê đọc nhất của nó là chiếc máy ảnh. Hừ! Nó có thể bỏ vợ hàng tuần để rong ruổi đâu đâu với cái máy chụy hình, thế mà con vợ Ở nhà vẫn vui vẻ đợi chờ mới kỳ!
Đối với cha mẹ vợ. Đăng một mực lễ phép nhưng nhìn vào mắt Đ, bà biết nó không thật sự nể sợ gì bà đâu. Mỉm cười gượng gập bà Phát hơi mím môi lại. Dầu sao tuổi của bà cũng bằng tuổi người chị thứ hai của nó thôi..
Ngo ngoe bàn tay trên ghế bố, cảm giác bực bội, khó chịu từ ngày xưa nào bỗng trỗi dậy trong lòng bà. Ngày ấy nhiều lời bàn ra, tán vô rằng gia đình bác sĩ Nghiêm Hồng Phát làm sui không xứng đã làm bà phiền lòng. Và cảm giác ấy đến nay vẫn còn đầy nguyên mỗi khi mà nhớ lại. VỢ chồng bà rất lúng túng khi phải giao tế xưng hô với ba mẹ thằng Đăng - Hai ông bà già tuổi đáng ba mẹ bà, vì Đăng là con út thứ 15 trong gia đình gồm 14 anh em. một gia đình giàu có hơn gia đình bà, nhưng họ khôn gphải là dân phong lưu trí thức mà dân làm nên nhờ buôn bán chắc chiu từng đồng từng cắc, từ đồi ông đến đời cha.
Điều lỡ khóc lỡ cười nữa là, người anh rể thứ hai lại là bạn học chung với ba ngày xưa, kẻ dám cả gan viết thơ tỏ tình vào năm bà 16 tuổi. Bao nhiêu mối quan hệ đời này qua đời nọ chồng chéo đan vào nhau làm bà sượng sùng, xấu hổ. Đó cũng là lý do khiến vợ chồng bà thân với gia đình thông gia vợ của Ngọc Vũ nhiều hơn với gia đình thông gia chồng Diễm Quỳnh.
Dĩ nhiên, những điều trên không phải là lý do chánh để từ xưa bà đã không ưa Đ. Sâu xa và rõ nhất chắc là vì tính tình ương ngạnh, nên bà rất ghét. Cộng thêm cái nặng ký, nặng tuổi của gia đình nó nên bà càng thêm không ưa, không ưa cho đến tận bây giờ.
Lam Tuyền nhẹ nhàng xoa nhè nhẹ hai bên thái dương cho bà rồi hỏi:
-Vì lý do gì dượng Đăng lại buộc mẹ cho con Doanh thi vào tổng hợp ngoại ngữ vậy?
Ba Phát nhếch mép, giọng rít lại đầy ác cảm:
-Vì nó thích làm trái ý mẹ muốn, vì nó không ưa con gái nó theo cái nghề gần như là truyền thống bên vợ nó. Cái nghề mà thằng Đăng từng... nhạo báng rằng: "làm vẻ vang cho ai chẳng biết, sao không giỏi cứu được mạng vợ nó đi!"
Bà Lam Tuyền kêu lên vì ngạc nhiên và phẫn uất, dù câu nói này bà đã từng nghe mười mấy năm trước khi Đăng quá khổ vì mất vợ:
-Sao cơ! Dượng Đăng quá quắt đến thế kia à! thật hết chỗ nói. Sống hay chết còn có số nữa chư"! Quả là dượng ấy không xem ba ra gì hết.
-Nó mà xem ai ra gì. Nó chống ba mẹ ra mặt, hồi con Doanh mới vào lớp sáu, mẹ cho đi học đàn dương cầm, thì từ Nha Trang vào nó gạt phăng đi rồi đưa con Doanh vào nhà văn hoá gì đó học vẽ học vời, học được mấy năm, vẽ cái tào lao gì tao có biết, sau đó lại chuyển qua học chụp hình. Rồi bây giờ lại xúi nó không học bác sĩ.
Lam Tuyền rù rì bên tai bà mẹ chồng:
-Vậy là con hiểu ý ông ta rồi:
-Con hiểu nó thế nào?
Đượng ấy cho con Doanh học ngoại ngữ để sau này nó làm lợi cho bên nội nó. Bữa hổm con nghe dượng Đăng khoe là anh em dượng ấy đã thành lập được một công ty xuất khẩu yến và một số hải sản quý hiếm ở Nha Trang. Dĩ nhiền họ rất cần con cháu giỏi sinh ngữ để giao dịch.
Mặt bà Phát đanh lại:
-Hừ! Chắc cả dòng họ nó nghĩ tao là con mẹ già nuôi không cháu cho họ hưởng. Mẹ chẳng thể nào ưa được mụ chị hai thằng Đăng.
Dầu biết rằng Lam Tuyền không cách chi hiểu được vì sao bà lại ghét chị của Đ, nhưng bà Phát vẫn ngượng ngùng với chính mình. Hơn sáu mươi tuổi đầu. Cháu ngoại, cháu nội đều có đủ rồi, vì đâu bà lại buột miệng nói một câu kỳ vậy kìa? Thế mới biết với đàn bà, có những cái mà họ sẽ nhớ mãi và đem theo cả lúc xuống mồ.
Lam Tuyền lại rỉ rả cái giọng như như mưa dầm ướt đất:
-Lá nào chẳng rụng về cội hả mẹ? Đời xưa người ta bảo "cháu bà nội, tội bà ngoại " ngẫm lại đúng y chớ chẳng sai một ly, một nét. Công mẹ mười mấy, hai mươi năm cực khổ nuôi con Doanh khôn lớn, sắp nhờ vả được thì thiên hạ lại muốn nhận lại cháu nội, phủ công bà ngoại lâu này, độc thật!
Lời con dâu nói làm bà Phát uất nghẹn. Đúng là cái dòng con buôn giỏi tính toán. Ngày xưa bà nội Doanh Doanh vì nó là núm ruột của bà, là giọt máu của con gái bà, bà thương con nên làm sao bỏ cháu. bà nội Doanh Doanh không hề toan tính gì cả, chỉ ngày đêm van vái ơn trời cho nó mau ăn chóng lớn rồi theo nghề bác sĩ, nghề mà cả nhà này đã theo để cứu người, nhất là những người bệng ngặt nghèo như mẹ nó xưa kia.
Tữ nhỏ, con bé hình như cũng mơ thành bác sĩ. Tới giờ vẫn chưa nói sẻ bỏ ước mơ này. Vậy sao cha nó lại bảo với bà như thế kia? Phải như con Tuyền mới nói không?
Bất giác bà Phát rên lên, bà ca cẩm:
- Đời người ta khôn gkhi nào dứt lọ Hết lo con, tới lo cháu. Nhưng mẹ nghĩ con Doanh không thuận ý cha nó đâu.
Lam Tuyền nhướn đôi mày chỉ còn là một đường chỉ thật nhỏ, giọng lơ lửng:
-Con nghĩ, cũng chưa hẳn con Doanh không nghe lời cha nó xúi bẩy đâu me.
Sững người lại, bà Phát hơi nhỏm mình lên:
-Tại sao con nói như vậy?
Cố tình thong thả để gây thêm phút chờ đợi căng tha9?ng cho bà mẹ chồng. Lam Tuyền duỗi đôi tay, vươn vai cho đỡ mỏi rồi chậm chạp nói:
-Mẹ đã thấy cái máy ảnh dượng Đăng mới mua cho nó chưa?
-Có, nó chụp cho mẹ vài "pô" rồi
-HÔm mới được cho máy ảnh, con Doanh đem khoe tùm lùm. Nó vào thư viện lôi bé Uyển đang học ra, nhất định bắt con bé làm mẫu cho nó chụp. Bé Uyển vì đang say sưa giải tóan nên ý không muốn ra. Thế là con Doanh lên giọng mai mỉa bất chấp có cả cậu Viễn ở đó.
Bà Phát khó chịu. Bà biết tính hay quậy phá, noí năng đốp chát giống hệt dòng bên nội của con Doanh nhưng dù gì bà cũng la người trực tiếp dạy dỗ con bé từ nhỏ, Nghe Tuyền nói vậy bà cắt ngang:
-Ôi, cái tật nó hay lách chách. Vậy nó nói gì hả con? Thật bực hết sức!
Lam Tuyền ngập ngừng:
-Mẹ nghe rồi bỏ chớ đừng rầy Doanh Doanh, nó lại ghét con Uyển thì tội!
Suốt ruột bà Phát gắt:
-Ừ, thế nào nói tiếp đi con
-Thấy con Uyển không ra, nó lắc đầu bảo: "Phải học chăm, học siêng như chị may ra mới dám thi vào y khoa để nối nghiệp dòng họ Nghiêm, con Doanh Doanh, lười học hơn ham chơi chỉ dám chọn một nghề nào đó phù hợp với năng khiếu sẵn có quá"
Con bé Uyển khờ ơi là khờ, nó hỏi nghĩa là sao? Thì con Doanh mới nhấp nháy đôi mắt hòn bi của nó mà giải thích rằng "Doanh thích theo nghề của ba, Doanh sẻ thi vào ngành Tổng hợp Anh văn... "
Mặt bà Phát sa sầm xuống, không đợi Lam Tuyền nói dứt lời ba nạt ngang:
-Nó nói như vậy à! Đồ vong ơn, đồ ngu ngốc.
Lam Tuyền vội xuýt xoa ve vuốt:
-Ôi! xin mẹ đừng giận, con bé Doanh Doanh còn trẻ người non dạ, nó đâu hiểu ý đồ sâu xa của ba nó.
Bà Phát kể lể:
-Con Doanh nó tệ lắm, nó chỉ thấy gần mà không thấy xạ Con xem có ai nuôi cháu ngoại khổ cực vì cháu ngoại như me không? Suốt mười mấy năm đằng đẵng thử hỏi bên nội nó vào thăm nom được mấy lần, quà cáp tiền bạc được bao nhiêu so với sự giàu có của cả dòng họ nhà nó. Mẹ và ba con lo cho nó ăn học rất đàng hoàng, dì Tư nó ở nước ngoài căn đi dặn lại phải lo cho nó thi vào y rồi dì nó sẽ bảo lảnh đi du học, học chuyên về thẩm mỷ, cái nghề vừa danh giá vừa hái ra tiền như chơi ở xứ này, vậy mà, nó ngốc đến mức ham chơi hơn ham học để tính chạy theo cái nghề đong lường, cân đếm đầu cơ tích trữ của dòng họ nội nhà nó.
Lam Tuyền cũng bất ngờ với những lời mẹ chồng đang ca kệ. bà cay đắng khi nghe tính toán của gia đình chồng dành cho Doanh Doanh. Thế đấy, người ta gần như quên khuyấy có một đứa cháu nội ở xa, người ta chưa bao giỡ để ý xem nó sẽ thi vào đại học nào, đã trượt năm rồi, thì năm nay sẽ ra sao? Chuyện bà đua Ngọc Uyển vào Sài Gòn để học ôn thi là cả một toan tính vụ lợi.
Bặm đôi môi mỏng Lam Tuyền nghĩ tiếp:
-Tại sao lại không tính toán chứ khi cái biệt thự đồ sộ đầy đủ của chìm của nổi có cơ lọt vào tay kẻ khác, trong khi ông chồng ta cũng là trưởng nam gia đình này lại quá hiền lành đến mức gần như không có lòng tham, không cần thứ gì rào! Hừ, ông bà nội phải có trách nhiệm với cháu nội trước tiên chứ, sao chỉ quan tâm đến đứa cháu ngoại tộc côi cút hoài vậy? Hừ, chẳng ai mở miệng bảo con Uyển thi vào y khoa cả trong khi họ đã chuẩn bị từ lâu cho con quỷ nhỏ đi du học về giải phẩu thẩm mỹ. Mà phải chi con bé Uyển học ngu học dốt gì cho cam.
Bất chợt giọng bà run lên vì uất ức:
-Con Doanh có phúc có phần thế mà không biết hưởng.
Bà Phát lạnh lùng:
-Nó không hưởng thì con Uyển hưởng. Mẹ nói thật, con cháu đứa nào mẹ cũng thương đồng đều, không phải mẹ quên phần con Uyển đâu. Ngặt một nỗi con Diễm Trang hồi xưa rất thương Diễm Quỳnh, bây giờ nhớ tới chị thì nghĩ tới cháu, vì vậy nó gởi tiền về lo cho con Doanh ăn học, mẹ đâu có ý kiến gì được. Ngày mai mẹ đích thân hỏi con Doanh xem nó sẽ chọn con đường nào cho tương lai.
Nếu nó theo thằng cha ham chơi bời của nó thì dứt khoát mẹ sẻ bảo con Diễm Trang lo cho con Uyển. Phần con Doanh để thằng Đăng lo.
Thở dài một tiếng bà Phát nói tiếp:
-Mẹ nói thật không biết con tin không. Chớ nhìn ngôi biệt thự đồ sộ này, đâu ai nghĩ ba mẹ chẳng dư dả. Tính ba con từ tâm thương người, chữa trị ngoài giờ không lấy tiền, lại cho thuốc người nghèo làm phước. Bây giờ về hưu đến nơi, ngoài số tiền còn gởi ngân hàng ra đâu có gì nữa đâu. Mẹ muốn lo cho con Uyển chỉ cũng nhờ nơi Diễm Trang thôi! Rồi mẹ sẻ ngỏ ý với Trang khi qua bển gặp nó.
Bà Lam Tuyền cười toe toét:
-Con cám ơn mẹ, mẹ đã nghĩ đến cháu nội của mẹ. Con sẽ cố gắng dạy dỗ Uyển cho tốt hơn, để nó không phụ lòng ông bà nội và cô Tư.
Ngần ngừ một chút Lam Tuyền hỏi nhỏ:
-Mẹ.. giấy tờ xuất cảnh của ba mẹ sắp xong chưa?
-Sắp xong rồi, ba mẹ cũng muốn được đi đây đi đó cho biết. Mẹ cũng nhớ Diễm Trang lắm. Gặp nó mẹ sẻ bàn kỷ chuyện cho con Uyển đi du học nếu thật là con Doanh chê.
Liếc mắt nhìn khu vườn rộng thêng thang, Lam Tuyền nói bâng quơ:
-Thường người già đi du lịch họ hay ở luôn bên đó lắm, mẹ à!
Không hiểu thâm ý con dâu, bà Phát cười:
-Ba với mẹ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện này! Còn mồ mả ông bà, quê hương, nguồn cội nữa. Đi rồi phải về chứ con!
Mải mê ước lượng đánh giá giá trị thành tiền của ngồi biệt thự, Lam Tuyền không nghe bà Phát nói gì. Trong đầu Lam Tuyền đang tính toán làm sao khi ba mẹ chồng bà đi nước ngoài thì ngôi nhà và khu vườn này sẽ về tay bà.
Những Ngăn Tim Hồng Những Ngăn Tim Hồng - Trần Thị Bảo Châu Những Ngăn Tim Hồng