Nguyên tác: Want To Stay Alive?
Số lần đọc/download: 185 / 15
Cập nhật: 2020-06-07 21:39:53 +0700
Chương 5
W
alton Walbeck là người đầu tiên trong số những thành viên giàu có của câu lạc bộ Năm Mươi nhận được lá thư ngắn trong thư từ của mình.
Con người cao lớn, mặt tái nhợt và rất ẻo lả này thừa kế của bố một tài sản lớn và suốt đời không động tay vào cái gì, không học được gì, ngoài việc chơi bài brít. Bây giờ sáu mươi lăm tuổi, ông ta là gánh nặng cho những người quen của mình – ông ta không có bạn bè, – là gánh nặng cho bản thân mình và sợ chết như quỷ sợ bùa.
Sáng hôm ấy, trong bữa ăn sáng có món trứng tráng, – ông ta nóng nảy khác thường. Cái chết của Mrs. Dunc Browler làm ông ta bàng hoàng. Walton Walbeck hết lòng căm ghét sự già lão, nhưng trên cương vị một người chơi bài brít ông ta hoàn toàn ưng ý bà. Cái chết khủng khiếp biết bao! Kinh khủng! Lại nữa, gã bình luận viên càn rỡ trong bản tin buổi sáng lại đổ dầu vào lửa nữa chứ! “Hình như cảnh sát không biết bắt đầu từ đâu”. Thế thì không lo ngại làm sao được! Rồi lại người phụ nữ nọ nữa … Mandy, cô ta nên là gì nhỉ… bị đâm chết bằng dao. Cả gã cảnh sát bảo vệ cô ta cũng bị đâm chết! Bảo vệ! Như thế gọi là cảnh sát bảo vệ sao?
Ông ta với tay lấy lá thư tiếp theo và thấy trước mặt mình một lá thư viết bằng chữ in. Của khỉ gì nữa thế này? Ngần ngừ một chút, ông ta mở phong bì, lấy tờ giấy gập trong đó ra, và bằng động tác đột ngột của mấy ngón tay, mở ra.
Mảnh giấy viết bằng chữ lớn, ngoằn ngoèo; Walbeck đọc, và tim ông ta đập dội, sống lưng lạnh buốt vì sợ hãi.
“Nếu ông còn muốn sống. Hãy làm đúng theo chỉ dẫn sau:
Bỏ vào phong bì năm tờ một trăm đô la và dùng băng dính dán phong bì vào đáy máy điện thoại tự động ở chòi A trong hành lang sân bay vào 12:00 ngày hôm nay.
Nếu không thì ông phải chết.
Ông cho rằng cảnh sát sẽ bảo vệ ông ư? Hãy hỏi Mandy Lucas.
ĐAO PHỦ
Gập tờ giấy này cho vào phong bì cùng với tiền, như vậy ông sẽ an toàn.”
Walbeck ném lá thư đi như nó bị châm đốt. Hoang mang, ông ta bật dậy và lao về đầu kia phòng, tới máy điện thoại. Nhưng giữa đường, ông ta dừng lại. Tim đập như điên dại, không khéo ông ta chết ngất mất.
— Jackson! – Walbeck gọi và gieo phịch xuống ghế bành. – Jackson! – Người đày tớ chịu đựng tính thất thường của ông ta đã mười năm nay thong thả tới gần cửa.
— Thưa ông, ông gọi ạ?
Walbeck nhìn người đày tớ và tim ông rơi rụng. Không thể chờ mong sự cứu giúp gì ở Jackson, cứu giúp gì, y còn lấy làm hạnh phúc vì chủ rơi vào tình trạng kinh khủng như vậy là đằng khác. Ông ta biết Jackson yêu ông ta như thế nào và không nuôi ảo tưởng gì.
— Không… không có chuyện gì hết… đi đi! Sao mi cứ trân mắt nhìn ta vậy? Đi làm việc của mi đi!
— Thưa vâng, thưa ngài.
Jackson ra rồi, Walbeck bắt mình đứng lên. Ông ta tới tủ rượu và rót khá nhiều bren đi. Ông ta uống, chờ cho rượu bắt đầu ngấm. Nhưng ý nghĩ đã ăn sâu vào ý thức không để ông ta yên
ĐAO PHỦ!
McCuen, Mrs. Dunc Browler, người tình của Riddle… bây giờ lại Mandy nữa! Thằng cha này quả thực là điên rồ, mà cảnh sát không thể làm gì nổi gã.
Ông ta loạng choạng trở lại bàn ăn sáng và lại nhìn bức thư. Báo cảnh sát chăng? Mời luật sư của mình chăng? Nhưng họ có thể giúp gì?
Không… tốt hơn hết… và chắc chắn hơn hết là nộp tiền. Cố nhiên là nộp, và nộp ngay! Lập tức đến nhà băng, rút tiền và ra sân bay. Vả lại số tiền có bao nhiêu đâu… chỉ vọn vẹn có năm trăm đô la… muỗi đốt.
o O o
Poke Toholo với chiếc ba lô sau lưng vào phòng ngoài sân bay và lẫn vào đám đông hành khách. Gã tìm một chỗ không có người ngồi cạnh dãy trạm điện thoại và ngồi xuống, chiếc ba lô kẹp giữa đùi. Chẳng ai để ý đến gã. Ở đây có mấy người Seminole mặc áo sơ mi màu và quần bò đứng thành từng nhóm nhỏ, chờ máy bay của mình. Poke giở tờ báo và bắt đầu đọc trang thể thao.
11:30 Poke nhìn thấy Walton Walbeck vào hành lang. Ông ta là khách hàng thường xuyên lui tới câu lạc bộ Năm Mươi và Poke nhận ra ông ta ngay. Walbeck đi về buông điện thoại A. Ở đấy có cô gái nào đang nói và ông ta chờ, nóng nảy nhìn tứ phía và dùng khăn mùi xoa lụa lau từng vùng trán cao.
Cuối cùng cô gái treo ống điện thoại, ra khỏi buồng và bước nhanh đi nơi khác. Walbeck vào buồng và đóng cửa kính lại. Tấm lưng che lấp mọi thao tác. Mấy giây sau, ông ta ra, lén lút nhìn về bên phải, bên trái và vội vã đi về phía lối ra.
Poke đưa mắt nhìn quanh hành lang. Vào buồng điện thoại kiểm tra xem có tiền không chăng? Sự cám dỗ rất lớn, nhưng Poke nén được. Việc gã có mặt ở đây đã là liều lắm rồi.
Walbeck có báo cảnh sát không? Còn bọn họ ra lệnh cho ông ta làm theo chỉ dẫn và bây giờ đang rình kẻ đến lấy tiền thì sao.
Poke lại nhìn quanh lần nữa. Xung quanh chẳng có ai nom ra vẻ cớm, nhưng điều đó chẳng có nghĩa lý gì. Nếu Walbeck liên hệ với cảnh sát, cớm sẽ không lởn vởn ở cạnh buồng điện thoại, mà sẽ quan sát từ một góc kín đáo nào, sẵn sàng bất cứ lúc nào ập đến bắt quả tang.
Giả tiếp tục đọc báo, thỉnh thoảng có người vào chòi A. Họ sẽ không tình cờ đụng vào tiền, – nếu có tiền ở đấy, – trừ phi cố ý tìm…
Cuối cùng gã đứng dậy, bằng dáng đi dạo tới lối ra: ở đấy có những ô tô buýt chạy giữa sân bay và thành phố.
Bên lối ra, gã dừng lại như chợt nhớ ra điều gì, tới gần buồng điện thoại đối diện với buồng điện thoại mà Walbeck đã vào và đóng cửa lại.
o O o
Chuck nhìn đồng hồ, 11:45. Hắn ngồi trên giường hút thuốc: dưới chân hàng đống đầu mẩu thuốc.
Meg ngồi trên chiếc ghế cạnh cửa sổ và nhìn dòng người đang chảy xuống phía dưới. Cô biết Chuck đang chờ đợi gì đó, nhưng cô đã học được thói quen không hỏi han.
Chuông điện thoại khiến cả hai đều giật mình.
Chuck vồ lấy ống điện thoại.
— Chuck à?
Hắn nhận ra tiếng Poke.
— Ờ.
— Sân bay, buồng điện thoại. – Poke nói, rồi còi tuýt tuýt.
Chuck đặt ống điện thoại về chỗ. Mắt hắn rực lên. Poke sẽ không dưng gọi điện thoại… như vậy là đã có tiền đem tới… tiết mục thành công!
— Bây giờ em cần phải đi nơi này. – Bằng một giọng không cho phép phản đối, Chuck nói, nhìn Meg. – Chú ý nghe nhé. Em sẽ đi ô tô buýt đến sân bay. Bến ô tô ở đâu em biết chứ?
Cô im lặng gật đầu.
— Đến sân bay em vào gian tiền sảnh. Bên phải có một dãy buồng điện thoại. Chúng ký hiệu bằng các chữ: A, B, C và v.v… Em vào buồng A. Tiếp đó thì chú ý nghe đây; em quay số, – hắn đưa cho cô mẩu giấy – đây là số điện thoại trung tâm du lịch thành phố. Em muốn biết ở đâu có thể tắm không phải trả tiền.
Meg nghe, mắt cô tròn xoe.
— Đó là vì sao em vào buồng điện thoại, – Chuck nói tiếp. – Ngộ nhỡ cảnh sát hỏi em về chuyện ấy thì sao? Hay tại sao nói chung em đến sân bay. Hãy nói rằng em nghỉ phép và em quyết định nên xem sân bay một chút… em sẽ nói rằng sân bay nói chung là sở thích của em. – Hắn nhìn cô từ đầu đến chân bằng cái nhìn dò xét. – Sẽ không có cớm nào hỏi em điều gì đâu, nhưng nếu có thì em phải có sẵn một chuyện bịa đặt. Rõ chưa?
Cô gật đầu.
— Thế thì nghe tiếp đây… trong lúc quay số, hãy sờ tay xuống dưới đáy máy điện thoại. Ở đấy có một cái phong bì dán xuống đáy bằng băng dính. Lấy chiếc phong bì, cho vào xắc. Có điều chớ để ai nhìn thấy. Hiểu chứ?
Cô liếm môi.
— Thế tại sao anh không đi? Tại sao lại sai em đi? – Cô hỏi, giọng bỗng nhiên khàn đi.
Chuck nhìn cô một cách dữ tợn.
— Lại những bài ca cũ?
Cô giật nảy lên như phải đòn.
— Không… em sẽ làm hết.
— Thế mới là khôn ngoan. Lấy phong bì rồi em trở về đây ngay – Poke sẽ quan sát em. Nên chú ý như vậy.
Cô nhìn hắn, mặt cô như bằng đá.
— Poke là ai?
Hắn nhe răng cười, rồi gật đầu.
— Cừ lắm… em thành công đấy… nhưng nên nhớ rằng em bị theo dõi. Bây giờ thì đi đi.
Cô vơ lấy cái xắc cũ nát và đi ra. Chuck lắng nghe tiếng bước chân cô xa dần, rồi khi biết chắc là cô đã đi rồi, gã chạy trên những bậc thang gỗ, gật đầu với người da đỏ to béo ngồi trên bàn con và ra bờ biển tràn ngập ánh mặt trời.
Chuck len lỏi nhanh qua đám đông. Bến ô tô đây rồi… Hắn nấp sau quầy bán chuối. Meg và mấy người nữa đứng chờ ô tô buýt. Lát sau ô tô buýt đến và Meg lên xe.
Ô tô buýt vừa đi. Chuck chạy tới bến, nơi đỗ chiếc Buick. Cho xe lao nhanh vun vút trên các phố phụ, hắn phóng tới sân bay mười phút trước ô tô buýt. Ở phòng ngoài sân bay, hắn nhìn quanh cần tìm một chỗ có thể xem xét các buồng điện thoại mà bản thân mình vẫn không bị nhìn thấy.
Tìm được chỗ ở gần quán bán áo, Chuck thấy Meg đi nhanh vào phòng ngoài. Cô đi thẳng đến buồng A, và Chuck gật đầu hài lòng. Dường như cô không hoang mang. Không run lên vì sợ.
Cô vào buồng điện thoại, đóng cửa lại. Và bỗng nhiên… từ đâu xuất hiện hai thám tử: cả hai đều cao lớn, râu cạo nhẵn nhụi, vai rộng lớn và có mục đích rõ rệt. Họ chen qua đám đông, tới gần các buồng điện thoại… trán Chuck toát mồ hôi.
Các thám tử đột ngột đổi hướng và dừng lại trước một người da đỏ Seminole trẻ tuổi vừa vào hành lang.
Chuck gạt mồ hôi trên cằm và lấy lại hơi. Các thám tử dồn người da đỏ vào một góc và hỏi cung chéo anh ta. Anh ta phản đối, vung hai tay, còn mọi người đứng há hốc mồm.
Sực tỉnh, Chuck nhìn về buồng điện thoại A – vừa lúc Meg ra khỏi buồng và đi về cửa. Cô không nhìn thấy những gì xảy ra mười giây trước, nhưng cô đi quá nhanh… nhanh một cách đáng ngờ.
Chuck lại tê liệt vì sợ. Ngộ nhỡ viên cảnh sát quay trở lại và nhìn thấy cô thì sao? Lạ thật, cô bé đi đâu mà vội vã thế? Nhưng Chuck lo ngại vô ích. Các thám tử vẫn mải mê hỏi cung người da đỏ.
Chân cứng đơ, Chuck ra khỏi sân bay. Kìa Meg đã lên xe ô tô buýt, hắn vội vã đến chiếc Buick của mình.
Trên ô tô buýt vẻn vẹn có năm hành khách. Meg trả tiền vé và đến đầu kia toa, nơi nói chung không có ai. Khi cô ngồi xuống, người lái xe tò mò nhìn cô. Phải, nom bộ dạng thì chắc là cô không được khỏe. Lưng như có kiến bò, cô vừa ngồi xuống là tim đập thình thịch như lên cơn sốt. Miễn sao các hành khách khác không nhận thấy gì. Trong mấy phút, cô cố nén cơn run, nhưng ô tô buýt đã ầm ầm lao lên đường nhựa và vẫn không ai quay về phía cô. Dần dần cô yên tâm.
Ô tô buýt hòa vào dòng xe dày đặc, và Meg mở cái xắc. Cô lôi ra chiếc phong bì màu nâu lấy ở buồng điện thoại. Cô nhìn nó, lật đi, lật lại, ngần ngừ giây lát, rồi lấy cái cưa móng tay trong xắc ra và mở phong bì. Cô phải biết trong này có gì.
Bên trong có năm tờ giấy bạc, mỗi tờ một trăm đô la. Thấy số tiền ấy, cô co rúm lại vì sợ hãi… còn cái gì đây? Mảnh giấy… Đao phủ! Nỗi sợ nhường chỗ cho sự khủng khiếp. Cổ họng tắc nghẽn lại, nhưng cô vẫn khắc phục được cơn co thắt họng. Cô lại đọc mảnh giấy, cảm thấy người đầm mồ hôi lạnh.
Thế là rõ cả rồi! Điều mà cô lờ mờ lo sợ té ra là sự thật! Poke là Đao phủ! Gã đã giết bao nhiêu người? Ý nghĩ của cô quay lộn: cô cố nhớ lại. Tuy điều đó có gì quan trọng? Giết một người là ít ư?
Tay run run. Meg cho tiền và lá thư vào phong bì và cất vào xắc.
Thế mà Chuck trói buộc mình với gã da đỏ khủng khiếp đó… và cô cũng bị trói buộc với gã!
Meg bắt mình tập trung suy nghĩ.
Poke dọa người ta và tống tiền họ, còn cô đi thu thập số tiền đó. Cảnh sát có thể theo dõi cô! Cô có thể bị bắt khi lấy chiếc phong bì.
Và bị kết tội giết người!
Ồ không! Cô không muốn dính líu tới việc giết người, cho dù là vì Chuck đi nữa! Đầu cô rối loạn hết cả, nhưng đâu là lối thoát! Ra đầu thú với cảnh sát chăng?… Cô co rúm lại. Nói thì dễ; đi báo cảnh sát! Ừ thì giả sử cô đến hang ổ của bọn cớm đấy, và kể hết với họ. Cho dù họ tin cô đi nữa thì tiếp đó sẽ ra sao? Gửi trả về cho cha mẹ ư? Đúng hơn hết là họ sẽ tống cô vào một nơi nào đó mà ở đấy dường như cô sẽ an toàn.
Không, chỉ có một lối thoát. Ngay lúc này, về Miami. Từ Miami đi về miền Bắc, càng xa Paradise City càng tốt. Náu mình ở một nơi nào đó, quên Chuck đi và bắt đầu lại tất cả từ đầu.
Chỉ cần cô đã quyết định như thế, cơn hoang mang lập tức biến mất.
Được, cô sẽ làm cách ấy, đơn giản thôi. Hai dặm nữa đến bến ô tô. Cô sẽ yêu cầu người lái dừng xe lại. Và đáp xe buýt về Miami. Rồi từ đó…
Và cô lại lạnh cứng người đi vì thất vọng. Tất cả hành lý của cô ở trong căn phòng nhỏ rận rệp do lão da đỏ béo nọ cai quản. Cô chẳng mang theo cái gì cả. Sao cô ngốc nghếch đến thế? Thì chính cô có hai đô la trong xắc, vậy mà cũng không để dành được.
Cô ngồi nhìn chằm chằm ra cửa sổ một lúc.
Hai đô la ư? Cô làm sao vậy, hóa rồ rồi chắc? Còn năm trăm thì cô không thèm chắc? Có điều… cô có đủ gan lấy số tiền ấy không? Khi ấy cô là đồng lõa, hay bọn cớm gọi thế nào nhỉ? Bù lại là tự do. Cô họa là ngu ngốc thì mới không lợi dụng món quà đó.
Năm trăm đô la đủ để cô đến tận Nữu Ước. Ở đấy cô sẽ xin được việc làm.
Cơn run đã hết, niềm tự tin trở lại với Meg. Cô lén lút mở túi và đếm lại năm tờ giấy trăm mà không rút chúng ra khỏi phong bì.
Phải thế thôi. Cô suýt khóc nức lên vì nhẹ nhõm. Chẳng cần Chuck nào nữa. Chẳng có cảnh sát nào nữa! Chẳng còn nghi ngại gì nữa. Cô kiên quyết đóng xắc lại, đứng lên và theo lối đi tới chỗ người lái xe.
— Xin anh làm ơn dừng xe ở bến ô tô. – Meg đề nghị và ngạc nhiên nghe thấy giọng mình điềm tĩnh như thế. – Gần tới rồi phải không ạ?
— Ờ… vài phút nữa. – Anh ta đáp lí nhí, không nhìn về phía cô. – Tôi sẽ dừng.
— Cảm ơn. – Meg nói và trở về chỗ cũ.
Mấy phút sau, xe buýt lái về phía bến ô tô lúc ấy đông người và Meg ra.
Kẹp chặt cái xắc, cô đi về phía quầy bán vé.
— Chào em.
Cô như bị sét đánh. Cô chậm chạp quay lại.
Từ cửa sổ chiếc Buick, Chuck nhìn cô. Mặt lộ ra nụ cười tự mãn.
— Chở em đi chứ, bé em? – Anh ta hỏi.
o O o
Elliot Hansen được coi là tay chơi bài brít lỗi lạc, ông ta hoàn toàn hài lòng với cương vị thư ký câu lạc bộ Năm Mươi – ông ta là kẻ đồng tính luyến ái bất trị, và mặt thể thao của bài brít không khiến ông bận tâm chút nào.
Vào cái ngày nắng rực ấy, ông ta ngồi bên bàn của mình và nhìn kỹ thám tử Lepski như nhìn con nhện lớn xù lông không biết từ đâu sa xuống bồn tắm của người ta.
Elliot Hansen là một người đàn ông cân đối, oai vệ và nghiêm trang. Tóc bạc dày rậm, xõa xuống cổ áo. Hàng răng giả trắng lóa mỗi ngày ông ta đánh ít nhất ba lần. Hansen cam đoan rằng ông ta sáu mươi, nhưng dù có vứt đi bảy năm thì bạn vẫn nhầm: nom ông ta trẻ hơn nhiều. Phạm vi tiếp xúc của ông ta là những người giàu đến mức bất nhã. Ông ta tắm trong sự giàu sang, chỉ uống rượu vang cũ đã để lâu năm. Thậm chí ngay cả bây giờ Hansen cũng không bỏ lỡ dịp ôm nhẹ lấy ở nơi nào trong nhà vệ sinh một gã đẹp trai vừa thoạt gặp,
Sếp cảnh sát Terrell quyết định: phái Tom Lepski tới gặp Hansen, ở đây cần chính anh – người không bay lượn trên mây, xa với thói làm sang, không rụt rè trước sự giàu có và có tính tự ái ghê gớm.
— Tôi nghe ông đây. – Hansen nói dịu dàng như hát. Ông ta rút trong măng sét ra chiếc mùi xoa lụa xức nước hoa và phe phẩy trước cái mũi tinh tế của mình.
Bằng cái giọng cảnh sát khiến Hansen phải nhăn mặt, Lepski giải thích mục đích việc anh ta đến đây.
Elliot Hansen gốc người Anh. Nhiều năm trước ông ta là quản giáo cho một quận công, nhưng có lần quận công dính líu vào chuyện xấu xa với một gã hướng đạo nào đó. Ít lâu sau cảnh sát Anh chán ngấy chính những hành động của Hansen, ông ta buộc phải rời khỏi đất nước, và ông ta vui sướng nhận chức thư ký một câu lạc bộ uy tín của những người chơi bài brít ở Florida, câu lạc bộ của những người đặc quyền.
Hansen nghe Lepski, khó lòng tin vào tai mình.
— Ôi, bạn thân mến của tôi ơi, điều đó thật quá sức tưởng tượng. Kẻ nào trong số các nhân viên phục vụ của chúng tôi ư? Không, không. Dứt khoát không thể có được.
Lepski căm ghét những kẻ đồng tính luyến ái không kém gì Hansen căm ghét các thám tử. Anh ngọ nguậy trên ghế, cố nén sự cáu kỉnh.
— Chúng tôi đang tìm một tên da đỏ. – Anh ta nói. – Theo những điều chúng tôi biết, gã trạc hai mươi ba, tóc đen dày rậm, mặc quần bò thẫm màu và sơ mi hoa. Ở câu lạc bộ của các ông có gã da đỏ hợp với sự miêu ta đó không?
— Trẻ như thế ư? – Hansen nhăn mặt. – Không… không tất cả những người da đỏ của chúng tôi đều có tuổi. Họ làm việc với chúng tôi nhiều năm… và còn làm nhiều năm nữa… suốt đời họ mặc sơ mi hoa. – Ông ta ngả đầu ra phía sau và phì cười. Lepski cảm thấy âm thanh ông ta phát ra như tiếng con ngựa cái hí.
— Ồ vâng… nhưng ông hãy đặt mình vào địa vị chúng tôi, – Lepski dồn ép. – Hai thành viên của câu lạc bộ các ông đã bị giết chết. Người thứ ba quyết định tự vẫn: người tình của ông ta đã bị giết chết. Tự nhiên chúng tôi nảy ra câu hỏi: có mối liên hệ gì giữa kẻ giết người và câu lạc bộ của các ông không? Chúng tôi biết kẻ giết người là một người da đỏ Seminole. Ông nắm được vấn đề chứ? Có thể là kẻ nào trong số nhân viên của các ông đã bắn các thành viên của câu lạc bộ chăng?
Hansen mìm cười ngạo nghễ, phô ra những hàm răng giả sang trọng.
— Ông bạn thân mến ạ, tôi cam đoan với ông rằng ông tìm không đúng chỗ rồi, tuyệt đối không đúng chỗ rồi. Những người phục vụ của chúng tôi làm việc ở đây không phải năm đầu tiên… Hoàn toàn không phải năm đầu tiên. Họ kính mến chúng tôi hết lòng… Ông không thể hình dung được điều đó đâu. Những người da đỏ đó là những người hết sức trung thành, rất có tâm hồn. Họ yêu mến chúng tôi hết lòng.
— Thế ngộ nhỡ có người nào thù hằn các ông thì sao? – Lepski bền bỉ dò hỏi. – Có thể có người nào cho rằng các ông đối xử tệ với người đó thì sao?
— Đối xử tệ? – Hansen ngạc nhiên thành thật. – Thái độ đối với nhân viên ở đây cực kỳ tốt. Chúng tôi như một gia đình lớn và hạnh phúc.
Lepski bắt đầu thở một cách nặng nhọc.
— Các ông không sa thải một người nào trong số nhân viên chứ? Có thể có người nào không đáp ứng được các đòi hỏi của các ông chăng?
Trong suốt thời gian nói chuyện, Hansen nghịch chiếc bút máy ngòi vàng. Đến đây chiếc bụt tuột khỏi tay và lăn trên bàn. Ông ta hơi giật mình, dường như một thần kinh răng nào đó chợt tác động trong giây lát. Điều đó không lọt khỏi mắt Lepski.
Tiếp đó là một quãng ngừng lặng lâu, rồi Hansen cầm cái bút lên và lại bắt đầu lăn nó giữa các ngón tay.
— Ờ… đấy là trong quá khứ… phải, đã từng có chuyện như thế. – Ông ta gắng thốt lên một cách miễn cưỡng.
Ông ta nhớ tới gã da đỏ trẻ tuổi nọ. Chuyện ấy vào hồi nào nhỉ? Bốn tháng trước chăng? Ông ta đã cố gắng quên trường hợp khó chịu đó, nhưng bây giờ ký ức làm sáng tỏ tất cả với sự rõ ràng đáng sợ. Tên gã là gì nhỉ? Toholo ư? Phải…, bố gã làm việc ở câu lạc bộ đã hai mươi năm. Một lần ông già đến gặp ông ta và xin cho con vào làm việc. Nhìn thấy gã, Hansen đồng ý ngay – cái thằng đẹp trai quá, vóc dáng tuyệt vời. Nhưng tính tình mọi rợ biết bao. Khi Hansen mỉm cười với gã… hai người ở trong nhà vệ sinh, cạnh bồn rửa, và ông ta khẽ vuốt ve gã. Nhớ lại Hansen như phải bỏng. Cái thằng mọi rợ xiết bao. Trong trường hợp này bất cứ người nào cũng sợ hãi. Cố nhiên ông đi hơi quá đà. Nhưng gã trai nom hấp dẫn quá. Nói vắn tắt lại, phải giải thoát khỏi gã thôi. Ông ta giải thích với ông bố hết sức lịch sự: con trai ông làm việc ở câu lac bộ hiện thời không thích hợp… trẻ quá. Khi ấy ông già nhìn ông ta bằng con mắt chẳng lành. Hansen lo lắng ngọ nguậy trong ghế bành. Trước mắt ông ta hiện lên đôi mắt đen rực lên sự khinh miệt.
Nhưng không thể nói với viên thám tử kinh khủng này về Toholo. Hễ bắt đầu giải thích thì… không. Không thể được.
— Ông có nhớ cụ thể một người da đỏ nào mà ông đã buộc phải cho thôi việc không? – Lepski lặp lại câu hỏi.
Cái giọng cảnh sát nghiêm khắc khiến Hansen bực tức.
— Đã mấy năm nay không có chuyện như thế. – Ông ta nói. – Cố nhiên có những người ra đi. – Ông ta nhìn Lepski và lập tức đưa mắt nhìn đi nơi khác. – Tuổi tác buộc phải như vậy. Chúng tôi cho họ về nghỉ hưu.
Lepski đã đánh hơi thấy dấu vết.
— Ông có bản danh sách nhân viên đấy chứ?
Hansen chớp mắt một cách bối rối. Ông ta rút chiếc mùi xoa lụa và chấm vào hai thái dương.
— Cố nhiên.
— Ông có thể cho xem được chứ?
— Nhưng tôi cam đoan với ông rằng ông chỉ mất thời giờ vô ích.
Lepski ngả người lên lưng ghế. Mặt hơi gầy, Hansen nghĩ, đúng là con diều hâu.
— Tôi được trả lương để mất thời giờ. – Lepski nói một cách nghiệt ngã. – Thế sao, ông không muốn cho tôi xem bản danh sách ấy à?
Hansen bỗng cảm thấy yếu đuối. Nhưng ông ta kêu gọi tất cả lòng tự hào đến giúp mình.
— Tôi yêu cầu ông giữ vững khuôn khổ của phép lịch sự, – ông ta nói, nhưng giọng ông ta run lên một cách phản bội. – Nếu ông muốn xem bản danh sách, tôi sẽ đưa ông xem.
— Vâng, tôi muốn xem.
— Xin mời.
Hansen mở ngăn kéo bàn và giao cho Lepski quyển sổ bọc da.
Lepski nghiên cứu bản danh sách những tên người tuyệt không nói với anh điều gì, nhưng anh tin chắc: Hansen cố che giấu điều gì.
— Tôi cần bản sao. Sẽ phải nói chuyện với tất cả mọi người. – Anh nói dằn từng tiếng và ném quyển sổ xuống bàn.
— Vâng được.
Nhưng Hansen vẫn ngồi không nhúc nhích. Một khoảng thời gian nào đó, hai người nhìn nhau, Lepski nói:
— Ngay bây giờ, tôi sẽ đợi.
— Vâng được.
Hansen đứng lên, chân run run, và cầm lấy quyển sổ đi ra. Năm phút sau, ông ta quay trở lại và đưa cho Lepski tờ giấy.
— Đây… ông cầm lấy… chưa chắc nó đã đem lại cho ông điều gì, nhưng một khi ông đã yêu cầu…
Lepski nghiên cứu bản danh sách, rồi ngẩng đầu lên và nhìn chằm chằm vào Hansen.
— Thiếu một người. Anh ta nói. – Trong danh sách của ông có mười lăm người da đỏ, vậy mà ở đây có mười bốn.
Mặt Hansen dài ra.
— Xin lỗi,… ông không hình dung nổi các nhân viên của tôi thường gây cho tôi bao nhiêu đau khổ. Cô thư ký của tôi gần như là kẻ hoàn toàn ngu ngốc.
— Thật ư? – Lepski giơ tay lấy quyển sổ bọc da mà Hansen cặp dưới nách. Mặt tái đi, Hansen giao cho anh ta.
Lepski nhanh chóng đối chiếu lại các tên.
— Toholo là ai? – Anh ta hỏi.
Hansen liếm cặp môi khô.
— Cô ta không ghi Toholo vào danh sách à? Cái cô này, lại đến thế kia ư? Đấy là một nhân viên già của chúng tôi. Một người trung thành nhất. Tôi cam đoan với ông, có thể không nghĩ gì đến ông ta. Toholo. Ông ta làm việc ở đây đã hai mươi năm.
Lepski đứng lên.
— Tốt rồi… xin lỗi đã quấy quả ông. – Anh ta đi ra, nhưng chợt dừng lại và hỏi: – Ông không phản đối nếu tôi nói chuyện với ông ta ngay bây giờ chứ?
Hansen gieo phịch mình xuống ghế. Cầm lấy cái bút ngòi vàng, ông ta nhìn nó. Ông ta lập tức ỉu xịu và biến thành ông già lụ khụ.
— Nếu ông không làm phiền các hội viên câu lạc bộ thì xin cứ nói chuyện. – Ông ta nói bằng giọng khàn khàn. – Lão ấy ở quầy bán rượu.
— Quầy bán rượu của các ông ở đâu?
Hansen tiếp tục nhìn cái bút.
— Ở đầu cuối hành lang, cửa bên trái.
Đến đây ông ta tự chủ được. Cần làm một cái gì. Lẽ nào để cả cuộc đời đã giữ gìn được của ông bỗng chốc sụp đổ? Ông ta đứng lên và thất vọng nhìn Lepski.
— Nhưng tôi cam đoan với ông… ông sẽ chỉ phí thời giờ vô ích.
— Ờ… điều đó thì ông đã nói rồi. – Lepski đáp và ra khỏi phòng làm việc.
Cây bút rời khỏi tay Hansen. Nỗi sợ lan khắp toàn thân. Ông ta nhớ lại hai mươi năm trước một người bạn tốt bụng gọi điện cho ông ta và nói rằng cảnh sát đang quan tâm đến ông và tốt nhất là ông nên rời khỏi nước Anh… ông vẫn hy vọng rằng nỗi sợ bò lan ấy ông sẽ không còn phải trải qua nữa, vậy mà lại…
Nhưng cảm giác ấy đã rình ông ta sáng hôm sau khi ông ta nhận được bức thư mà dòng đầu là: “Nếu ông còn muốn sống”.
Tác giả bức thư đòi ông ta năm trăm đô la và dưới ký:
ĐAO PHỦ
o O o
Chuck lái xe trên con đường xóm dẫn tới một trong vô số bãi tắm trên bờ biển. Bãi tắm này nhiều đụn cát nên không được ưa chuộng lắm, nhưng ở đây đã có xe đỗ và ở biển có người tắm.
Chuck đỗ chiếc Buick của mình lánh riêng ra một chút. Rồi hắn ta quay về phía Meg. Trong thời gian chuyến đi ngắn ra bãi tắm, họ không nói với nhau lời nào.
— Em lấy được rồi chứ? – Hắn ta hỏi.
Tay run run, cô mở xắc, lấy ra chiếc phong bì và đưa cho hắn.
— Em đã xem có cái gì trong đó chưa? – Hắn hỏi khi thấy phong bì đã mở. Rồi hắn lấy ra năm tờ một trăm đô la. – Ác quá. – Hắn lầu bầu. – Mới cứng.
Từ trong phong bì bay ra tờ thông điệp của Đao phủ nằm giữa những tờ giấy bạc và rơi xuống ghế ngồi.
— Em đã xem cái này rồi chứ?
Meg nắm chặt hai tay, kẹp giữa hai đầu gối. Lời nói tắc nghẹn trong cổ. Cô chỉ ngồi nhìn Chuck.
— Thế em đi đâu vậy bé? – Chuck hỏi. – Về Miami à?
Cô gật đầu, rồi thu hết cố gắng, nói:
— Em không tham dự trò chơi này nữa đâu. – Cô cảm thấy tiếng cô khàn như tiếng vịt đực. – Em thấy thế đủ rồi. Em sẽ không nói với ai. Em xin hứa.
— Ờ, cố nhiên. – Chuck gấp những tờ giấy bạc lại, cất vào túi áo sơ mi. – Nhiều kẻ kém thông minh thường nảy ra ý nghĩ như vậy. Một số trong bọn chúng thậm chí gặp may, nhưng em sẽ không gặp may đâu, bé ạ, anh bảo đảm như thế đấy.
Cô nhìn hắn bằng cái nhìn cháy rực, gần như điên dại.
— Em hứa rồi mà. Không hở với ai lời nào. Có điều hãy thả em ra. Anh gắn mình với gã da đỏ điên khùng ấy làm quái gì? Chuck. Chúng ta cùng nhau trốn đi, được không? Gã giết người mà. Chuck, anh nghe em chứ, hả?
Từ trên trời bỗng rơi xuống một quả bóng lớn dùng trên bãi tắm, màu trắng và đỏ, đập vào tai xe.
Chuck và Meg giật mình ngả người ra phía sau.
Một chú bé gày gò, nước da rám nắng mặc chiếc quần tắm hẹp chạy tới nhặt quả bóng. Lượm được quả bóng, nó vui sướng cười với Chuck.
— Xin lỗi Mr.. – Thằng bé nói, lưỡng lự giây lát, rồi đề nghị. – Ông muốn đá một cái không?
— Sao lại không nhỉ? – Chuck ra khỏi xe. Hắn cầm lấy quả bóng của thằng bé, ném xuống cát trước mặt mình, rồi đá một cái thật mạnh. Quả bóng bay tít lên cao. Kêu ré lên vì khoái trá, thằng bé lao theo quả bóng bay về phía đại dương.
Chuck trở lại xe.
— Thằng bé đến dễ thương. – Hắn nói. – Em ạ, vào tuổi nó anh không có cả đến quả bóng… nói chung chẳng có cái cóc khô gì cả.
— Với em như thế đủ rồi. – Meg kêu lên the thé. – Anh nghe thấy chứ? Em không thể tiếp tục như thế nữa.
Chuck lượm mảnh giấy của Poke, đọc rồi nhìn Meg.
— Thế em có muốn sống không bé?
Cô co rúm cả người lại, chúi vào một góc.
— Em sao vậy, không loạn trí đấy chứ? – Chuck nói tiếp. – Em và anh bị ràng buộc với gã da đỏ điên dại đó, mà đấy là một việc đặc biệt. Ờ thì em chuồn đi, nhưng cứ thử nghĩ xem em có trốn xa gã được không? Cứ giả sử em đến được Miami. Thực tình anh chẳng biết không có tiền em làm thế nào đến được đó. Nhưng Miami đem lại lợi ích gì cho em khi chưa biết chừng em sẽ bị một lưỡi dao cắm vào gan hay một viên đạn vào đầu? – Hắn gõ tay vào tờ thư. – Em đọc rồi chứ? Vậy hãy tự hỏi mình: em còn muốn sống nữa không?
— Không việc gì phải dọa em. Em hoảng sợ rồi. Thôi em bỏ cuộc.
Chuck bắt đầu ngoáy mũi.
— Em ạ, có cái gì đã làm anh chán ngấy rồi. Em cứ việc đổi lông đi. Hãy ra khỏi xe đi đâu thì đi, nhưng có một điều anh hứa với em…
Cô gái nhìn chằm chằm vào hắn.
— Chết thì chết anh sẽ không ném lấy một bông hoa vào quan tài em đâu.
— Mr.! – Thằng bé quay trở lại, Chuck toác miệng cười với nó.
— Ông có muốn đá một cú nữa thật mạnh không?
Chuck nhìn Meg.
— Cuốn xéo đi… Chú thấy ta đi chơi với ai chứ.
Hắn ra khỏi xe, cầm lấy quả bóng của thằng bé và co chân đá thật mạnh. Rồi hắn cùng với thằng bé chạy theo quả bóng về phía mặt nước; quả bóng đập xuống đất, Chuck để cho thằng bé lượm lên, rồi giằng lấy và lại đá về phía đại dương.
Meg ngồi nhìn hai người.
Cô đơn, không một niềm hi vọng nào về tương lại… đang chờ cô ở phía trước ư? Khiếp thật… Cô ở lại trong chiếc Buick.
o O o
Những cửa hàng và quầy hàng của chợ thành phố nằm dài tới nửa dặm trên bờ biển. Trên mỗi quầy phất phới một mái che nhiều màu vui vẻ. Người buôn toàn là người da đỏ.
Poke Toholo đứng dưới cái quầy chồng chất cam. Chủ quầy là một người da đỏ tên là Jupiter Lucie.
Lucie gợi cho ta nhớ đến một quả bóng nhỏ bằng cao su căng hơi, vui vẻ và rất nảy, ông ta ngửi hơi đã không chịu nổi bọn nhà giàu và cảnh sát, nhưng không đần độn đến nỗi dám làm liều. Lucie nổi tiếng trong số dân buôn là “người đứng đắn” vì ông ta không bao giờ hỏi gì và xọc mũi vào việc người khác. Khi Poke đến gặp ông ta và xin vào làm không công cho ông ta thì Lucie không suy nghĩ lâu. Ông ta biết bố Poke. Ông ta biết Poke là người nóng nay và hiểu rằng một khi gã đã xin vào làm không công tức là gã cần nơi ẩn náu.
Và khi hai thám tử mồ hôi mồ kê mặc thường phục tới quầy của ông ta thì Lucie đưa ra một chuyện bịa đặt chuẩn bị sẵn.
— Đây là em họ tôi. – Ông ta giải thích, nở nụ cười hạnh phúc phô ra những chiếc răng bịt vàng. – Gã đứng đắn… giống tôi như lột. Họ gã cũng như họ tôi, Lucie. Gã tên là Joe, còn tôi là Jupiter. – Các thám tử ghi tên và đi tiếp.
Mrs. Bertha Harris có thành kiến với cảnh sát. Ba mươi năm trước, bà ta bị túm lấy tay ở một cửa hàng tự phục vụ, và cho đến giờ bà ta vẫn nhớ kẻ tố giác để bắt bà ta đã cư xử như thế nào. Cho nên, khi ô tô của Jaycobi tới mô ten Xin Kính Mời, bà ta quyết định: ờ được, chú bồ câu ạ, ta sẽ tiếp đón chú một cách xứng đáng.
Như thường lệ, bà ta nhai xúc xích hăm bua.
— Chúng tôi đang tìm một gã da đỏ. – Jaycobi nói, giọng không biểu lộ niềm hi vọng gì đặc biệt. Khoảng hai mươi lăm tuổi, tóc đen rậm, người cao, mặc sơ mi hoa và quần bò thẫm màu. – Câu ấy anh ta đã nói ba mươi lần trong ngày và không đưa anh tiến một bước tới gần đích, nhưng anh ta tin chắc: nước chảy đá mòn… – Có người nào như thế nghỉ lại ở khách sạn của bà không?
Bertha nấc cụt một tiếng đưa tay che miệng.
— Ở đây tôi có đủ khách trọ. – Rút cuộc bà ta nói. – Số người này tới, số người khác đi. Tôi mà ghi nhớ từng người thì sẽ kiếm được cả một tài sản như giải đố trên ti vi.
— Vậy người da đỏ thường nghỉ lại ở khách sạn của bà, phải không? – Jaycobi hỏi, hiểu rằng với mụ phù thủy đã phát phì này anh sẽ chẳng thu được gì.
Bertha cắn một miếng xúc xích hăm bua, nhai, nhìn qua bên Jaycobi bằng cái nhìn trống rỗng.
— Không… tôi sẽ không nói như vậy.
— Việc nghiêm trọng đấy. – Giọng Jaycobi trở nên cắng rắn hơn. – Chúng tôi đang tìm một kẻ giết người. Vì vậy tôi hỏi lần nữa; có một gã da đỏ trẻ tuổi nghỉ lại ở mô ten của bà không?
— Tôi không hề nghe nói gì về vụ giết người ông nói. Ông là cảnh sát, vì vậy ông đi tìm.
— Lần thứ ba tôi nhắc lại câu hỏi: mới đây có một người da đỏ trẻ tuổi nghỉ ở mô ten của bà không?
Vụ giết người!
Bertha đột nhiên toát mồ hôi hột. Bà ta đã tự nhủ: không giúp bọn mật thám này chút gì cả… Nhưng rõ ràng đây không phải chuyện đùa.
— Đã có một kẻ như thế… gã có nghỉ lại đây.
Trong mười phút, Jaycobi khai thác sự miêu tả của bà ta, nhưng rút cuộc anh ta hân hoan: không nghi ngờ gì nữa, chính là gã.
— Thế gã có đăng ký vào sổ không?
— Ở khách sạn của tôi tất cả đều đăng ký vào sổ. – Bà Bertha đức hạnh trả lời một cách đàng hoàng và đưa cho anh ta quyển sổ nhàu nát.
— Harry Lukon? Đấy là gã phải không?
— Ờ.
— Tôi cần gọi điện thoại. – Jaycobi tuyên bố.
— Muốn gọi bao lâu thì gọi.
Jaycobi gọi điện thoại về sở cho Beigler. Nghe xong Beigler hứa sẽ phái ngay đến mô ten một đội thuộc phòng điều tra về các vụ giết người.
— Còn anh. Max ạ, anh cứ tự giải quyết công việc ở đấy kho đến khi họ tới… có lẽ dò đúng vết rồi đấy.
Jaycobi bỏ máy.
— Tuy nhiền điều đó vẫn chưa đủ. – Bertha làu bàu với vẻ gớm ghiếc. – Bây giờ bọn các ông sẽ không để cho ai yên.
Jaycobi mỉm cười.
— Nói như thế còn nhẹ nhàng quá, Mrs. Harris ạ. – Anh ta nói cho bà ta yên lòng.
o O o
Vào lúc này trong ngày, quầy rượu sang trọng của câu lạc bộ Năm Mươi không có khách. Lepski gặp Boca Toholo một mình. Lão bày ô liu và hạnh đào muối vào các khay, chuẩn bị cho giờ cao điểm: vài tiếng nữa khách sẽ đổ đến.
Boca Toholo người nhỏ bé, hom hem, tóc đang điểm bạc, mắt như hai hạt cườm bằng hổ phách đen. Thấy Lepski vào căn phòng sáng lờ mờ, lão đặt hộp hạnh đào muối xuống quầy, mặt lão không biểu lộ vẻ gì đặc biệt. Lão bao giờ cũng nhận ra cảnh sát ngay khi mới thoạt nhìn. Cảnh sát có mặt ở đây, nơi tôn nghiêm nhất này, hẳn là có chuyện gì hết sức nghiêm trọng. Nhưng lương tâm lão trong sạch, lão nhìn vào mắt Lepski không có gì là che giấu và sợ sêt.
— Ông là Toholo phải không? – Lepski hỏi.
— Vâng, thưa ngài, tôi đây. – Ông già trả lời bình tĩnh.
— Tôi là Lepski ở sở cảnh sát. – Lepski trèo lên chiếc ghế đẩu. Khuỷu tay anh ta đặt lên mặt quầy đánh bóng của quán rượu và nhìn người da đỏ với vẻ nghiên cứu, nhưng không có gì thù địch.
— Tôi hiểu, thưa ngài.
— Tôi đã nói chuyện với Mr. Hansen, trước có một người da đỏ trẻ tuổi, trạc hai mươi ba, tóc đen dày rậm làm việc ở đây. Mr. Hansen không nhớ người ấy. Thế còn ông?
Toholo ngẩng đầu lên.
— Có lẽ ông nói về con trai tôi chăng, thưa ngài?
Lepski không tính đến món quà như thế.
— Con trai ông à? Anh ta hiện vẫn làm việc ở đây chứ?
Ông già lắc đầu.
— Con trai tôi có thể thành công lớn trong nghề nghiệp ở đây. Nó là người có năng khiếu bẩm sinh phục vụ ở quán rượu, tôi còn xa mới bằng nó. Quả là một tài năng, nhưng Mr. Hansen cho rằng nó quá trẻ, và con trai tôi phải ra đi.
Lepski chăm chú nhìn ông già. Điều không che giấu nổi mắt anh là lòng căm thù, thể hiện trong mắt ông già da đỏ như một vết thương đã lâu ngày.
— Con trai ông hiện ở đâu, Toholo?
— Tôi không biết, thưa ngài. Nó đã đi khỏi thành phố. Đã bốn năm tháng nay không có tin tức gì về nó. Tôi hy vọng nó đã tìm được việc làm trong một tiệm rượu lịch sự nào đó. Nó quả là có tài về công việc này.
— Anh ta đã làm việc ở đây có lâu không, trước khi Mr. Hansen thấy là anh ta quá trẻ?
— Lâu không ấy à? Khoảng hai tháng.
— Có lẽ Mr. Hansen và con trai ông có điều gì không ưa nhau chăng?
— Đấy không phải là việc của tôi, thưa ngài.
Nguyên nhân là ở đây đây, Lepski nghĩ.
— Hãy kể vể con trai ông đi, ông Toholo. Tại sao anh ta không viết thư? Quan hệ hai bố con không tốt chăng?
Toholo nhìn đôi bàn tay mảnh mai thẫm màu của mình.
— Con trai tôi đã gây ra chuyện gì không hay chăng, thưa ngài?
Lepski ngần ngừ. Rồi quyết định: phải lật quân bài lên bàn. Sẽ không tệ hại hơn trước. Cố nhiên người ta có thể sập cửa lại trước mũi anh, nhưng nếu gặp may thì sao?
— Ông có nghe nói về Đao phủ chứ?
Ông già ngẩng đầu lên và nhìn Lepski.
— Vâng có, thưa ngài.
— Chúng tôi biết rằng kẻ giết người đó là người da đỏ. – Lepski nói bằng giọng cố hết sức mềm mỏng. – Gã đã giết hai thành viên câu lạc bộ của các ông và một người bạn gái của thành viên thứ ba. Kẻ đó đã bị loạn trí. Chúng tôi phải tìm ra gã trước khi gã kịp giết thêm một người nữa. Chúng tôi biết gã còn trẻ. Chúng tôi cố mò ra dấu vết gã. Vì thế tôi muốn ông cho biết: con trai ông là người thế nào?
Mặt ông già trở nên xám ngắt.
— Thưa ngài, ông nghĩ rằng con trai tôi làm việc ấy sao?
— Toi không khẳng định như vậy. Chúng tôi phải kiểm tra tất cả. Hiện giờ chúng tôi tìm một người da đỏ bệnh hoạn biết rõ đời tư của các hội viên câu lạc bộ của các ông. Đã xảy ra chuyện gì giữa Hansen và con trai ông?
Bối rối, Toholo cầm cái cốc lên và bắt đầu lau cốc. Lepski thấy tay ông ta run run.
— Tôi không biết gì về chuyện ấy cả, thưa ông. Chẳng qua Mr. Hansen thấy rằng con tôi còn quá trẻ đối với công việc ở đây, có vậy thôi.
— Ông có ảnh của con trai ông không?
Ông già sững người. Ông ta bắt mình đặt cái cốc xuống quầy, lấy cái cốc khác.
— Không thưa ngài. Người da đỏ chúng tôi không thích chụp ảnh.
— Thế con trai ông quan hệ với các hội viên khác của câu lạc bộ ra sao?
Quan sát ông già, Lepski cảm thấy bằng trực giác câu hỏi ấy sắp đánh gục Toholo. Chỉ lay động ông ta chút nữa thôi và nhất định sẽ bật ra một cái gì.
Toholo co rúm lại như nhỏ hẳn đi.
— Thưa ngài, tôi hy vọng rằng nó sẽ sống hòa hợp ở đây, nhưng đôi khi nó cũng khó sống.
Lepski ngẫm nghĩ về điều đã nghe được.
— Ông muốn nói rằng những người già kỳ quặc có ví tiền dày cộp ấy… đôi khi tác động đến thần kinh anh ta chứ gì?
Toholo thậm chí lùi lại.
— Không, thưa ngài, không hề có chuyện gì như thế. Chẳng qua con trai tôi còn trẻ. Mà những người trẻ tuổi… – Ông già im lặng, phẩy tay một cách bất lực.
Lepski bắt đầu thương ông già. Có ai lại vui lòng tố giác con trai mình?
— Anh ta có chuyện gì rắc rối với cảnh sát không?
Cặp mắt màu hổ phách cua rộng của ông già mở rộng.
— Cái gì không có là không có, thưa ngài, ơn Chúa không hề có chuyện như thế.
Ngừng một lúc, Lepski hỏi:
— Thế nói chung có chuyện gì khó chịu không?
Toholo ngừng lau cốc, đặt lên quầy và nhìn Lepski cái nhìn buồn rầu đến nỗi Lepski cảm thấy bứt rứt. Im lặng một lát, rồi anh vẫn lặp lại câu hỏi.
— Con trai tôi không phải là người dễ tính. – Ông già nói giọng khàn khàn. – Ở nhà với nó cũng khó xử. Thậm chí tôi đã phải nhờ đến bác sĩ. Bác sĩ đã nói chuyện với Poke, nhưng thanh niên ngày nay khó tính thế đấy.
— Thế bác sĩ của ông là ai?
— Bác sĩ của tôi ư? – Toholo ngẩng đầu lên, như ngạc nhiên về câu hỏi. – Bác sĩ Wanniki.
Lepski lấy sổ tay và ghi họ của bác sĩ.