There is no way to happiness - happiness is the way.

There is no way to happiness - happiness is the way.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Mai Phương
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1802 / 4
Cập nhật: 2016-06-08 09:12:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ất đắc dĩ Hạnh Chi phải làm tiếp viên cho nhà hàng karaoké "Mây Hồng". Hạnh Chi giấu cả nhà.
Làm thuê, làm mướn, nhất là làm tiếp viên nhà hàng karaoké mất danh giá của một Tôn Nữ.
Ôi một thời Tôn Nữ đã bay xa, Hạnh Chi ngậm ngùi tiếc nuối.
Hạnh Chi đi làm rất đúng giờ và nghiêm túc. Khách đến thì Hạnh Chỉ ân cần mời vào phòng hát. Ai có nhu cầu gọi nước giải khát thì cô phục vụ tận tình.
Khách mời hát thì Hạnh Chi cũng hát.
Đặc biệt Hạnh Chi hát rất hay những bài về Huế.
Những buổi tối đi trên cầu Trường Tiền trở về nhà, Hạnh Chi chạnh nhớ Lãm Khương và buổi chia tay hôm nào bài Tạm biệt Huế ngọt ngào như còn đọng mãi dư âm.
"Áo trắng thuở tìm em không thấy.
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
Nón rất Huế mà đời không phải thế.
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Nhịp cầu cong và con đường thẳng.
Một đời anh đi mãi chẳng về đâu.
Con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Tạm biệt Huế với em là Vĩnh biệt.
Hải Vân ơi xin người đừng tắt.
Ngọn sao khuya.
Tạm biệt nhé chiếc hôn thầm lặng.
Anh trở về hóa đá phía bên kia".
Anh trở về có hóa đá phía bê n kia? Không! Anh về Pháp và vẫn tiếp tục công việe nghiên cứu âm nhạc. Chẳng biết công việc thế nào và biết có bao giờ anh trở lại Huế?
Anh tạm biệt Huế với em có là vĩnh biệt? Không! Người ơi! Dù anh không trở lại Huế cũng không là vĩnh biệt đâu.
Anh vẫn còn rất thích giọng Huế dễ thương của em phải không?
Anh đã từng bảo:
"Ai sinh giọng nói dễ thương.
Rót ra có mật có hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bỏng môi".
Khi mô, anh về cố đô, em sẽ nói giọng Huế cho anh nghe.
Có về không anh hay sẽ chẳng bao giờ?
Hạnh Thơ thẫn thờ về đến nhà. Khải Danh vẫn còn đợi chị.
- Mạ đỡ nhiều chưa em?
- Mạ khá nhiều. Mạ hỏi chị đi mô.
- Cứ nói như chị dặn.
- Thì em bảo chị đi đàn trong ban lễ nhạc.
Chỉ có Khải Danh biết Hạnh Chi đi làm tiếp viên karaoké vì Hạnh Chi không thể giấu em trai. Vả lại, việc này thì Khải Danh hiểu rõ.
Khải Danh hỏi chị:
- Chị đi làm ở nhà hàng "Mây Hồng" thế nào?
Hạnh Chi mỉm cười nói nhanh:
- Rất tốt! Chị Lam Mỹ luôn lo cho chị.
- Em muốn hỏi công việc ra răng? Có ổn không?
- Ổn em à! Nói chung, mình đàng hoàng thì khách cũng đàng hoàng. Khi nào khách có mời hát, chị mới hát.
- Làm một thời gian thôi rồi nghỉ, chị ạ!
- Trước mắt là chị phải lo làm để trả nợ cho chị Lam Vỹ. Còn tiền vay hôm cất nhà nữa.
Khải Danh buột miệng hứa hẹn:
- Em sẽ tìm thêm việc làm để phụ chị.
- Phần em, lo chi phí hàng ngày và lo cho chị Hạnh Thơ.
- Mấy lần em đưa tiền, chị Hạnh Thơ cứ bảo có anh Hải Cầm giúp.
- Nhận của anh Hải Cầm phần nào thôi, chứ nhận hoài không được mô.
- Chúng ta cũng sẽ từ từ trả lại cho anh Hải Cầm, chị ạ!
Hạnh Chi mỉm cười buông câu nhận định:
- Chẳng biết anh Hải Cầm nói thế nào mà Hạnh Thơ chịu thi vào y tế để có một nghề khiến cả nhà lất mừng.
Khải Danh lém lỉnh hỏi:
- Chị có biết tại răng mà tiếng nói của anh Hải Cầm có sức mạnh hơn của gia đình không?
Hạnh Chi thản nhiên?
- Tại răng cũng được, miễn Hạnh Thơ tốt nghiệp trở thành y sĩ có việc làm ổn định là tốt.
Khải Danh nhe răng cười:
- Chị Hạnh Thơ nghe theo anh Hải Cầm... Có sức mạnh nào bằng sức mạnh của tình yêu hả chị. Chị cũng nên biết.
Hạnh Chi nhăn mày:
- Ta biết chi? Thằng ni kỳ?
- Em nói không phải răng?
- Chị có biết mô! Em cứ hỏí anh Hải Cầm và Hạnh Thơ.
Khải Danh lắc đầu cười:
- Thôi hỏi chi, em nhìn thấy hai người cũng biết rồi. Anh Hải Cầm vào nhà mình cũng vui chị hi? Chị hay chị Hạnh Thơ đều được cả Hạnh Chi dứ tay trên trán Hải Danh:
- Thằng ni nói chi mà dị rứa!
- Không dị mô! Nếu chị Hạnh Thơ yên thì tới chị.
- Tới cái gì! Em đừng nói khùng nữa!
Khải Danh đính chính:
- Em nói chuyện tương lai của chị mà khùng chi!
Hạnh Chi lắc đầu:
- Em còn nhỏ nhít, biết chi mô mà nóí.
Khải Danh kêu ca:
- Ối! Người ta là hướng dẫn viên du lịch mà còn nhỏ nhít ư?
Hạnh Chi cười rúc rích trêu em trai:
- Biết em lớn rồi cậu ấm ạ. Rứa thì hãy lo cho em đi!
- Em có chi mà lo?
- Kiếm con nhỏ mô về giới thiệu với mẹ và chị.
Khải Danh tinh nghịch:
- Em có con nhỏ mô em sẽ khỏi phụ chị hỉ?
- Em lo dược cho thân em là chị mừng lắm rồi.
- Còn mạ?
- Mạ thì chị lo.
Khải Danh ranh mãnh:
- Rủi chị có anh mô rước thì mạ ở với ai?
Đập vai em trai, Hạnh Chi ré lên:
- Có anh mô? Thằng ni nói khùng quá!
Khải Danh vờ hăm dọa:
- Đến chừng chị có anh mô thì em không cho rước đi, đừng khóc hỉ?
Hạnh Chi đập em túi bụi:
- Thằng ni nói bậy quá trời!
Hai chị em cùng cười vang khiến bà Hạnh Phương thức giấc.
- Hai đứa nói chuyện chi mà cười to rứa?
Đưa một ngón tay lên môi ra hiệu với em trai, Hạnh Chi nói khẽ:
- Tụi con đang giỡn! Mạ hãy ngủ đi mạ!
Bà Hạnh Phương lại hỏi:
- Hạnh Chi về rồi đó à? Hôm ni, đàn trong ban nhạc lễ hả?
- Dạ.
Sợ mẹ hỏi nữa, Hạnh Chi lên tiếng:
- Con đi tắm đây! Khải Danh lấy nước cho mạ uống thêm. Lại xem mạ có cần gì không.
Nói xong, Hạnh Chi đi nhanh vào trong.
Trở lại Paris, Lãm Khương tất bật với bao công việc ít có thời gian đưa Linda Kiều Hân đi chơi.
Linda Kiều Hân là cô gái Pháp lai Việt có vẻ đẹp lộng lẫy, mắt xanh lơ, mái tóc vàng óng. Cô lại là người mẫu thời trang sáng giá.
Lãm Khương và Linda Kiều Hân sắp làm lễ đính hôn. Đôi trai tài gái sắc rất đẹp đôi.
Bà Tịnh Thủy - mẹ Lãm Khương rất hài lòng về cô con dâu đẹp và nổi tiếng.
Linda. Kiều Hân còn là con gái rượu của nhà kinh doanh thời trang hãng "Beauty France" rất khá giả.
Biết được lợi thế của mình, Linda Kiều Hân rất kiêu kỳ.
Kiều Hân đến nhà Lãm Khương chỉ gặp bà Tịnh Thủy.
- Anh Lãm Khương có nhà không bác?
Bà Tịnh Thủy tỏ giọng ân Cần:
- Lãm Khương đi vắng rồi. Cháu ngồi chơi Một lát nó về.
Linda Kiều Hân xụ mặt làu bàu:
- Lại đi vắng! Anh ấy chẳng có chút thời gian nào dành cho cháu.
Bà Tịnh Thủy nói như phân trần:
- Nó đi vắng vì công việc cháu à. Suốt ngày cứ bận rộn.
- Anh ấy mê công việc hơn cả cháu, chẳng biết nghĩ đến cháu là gì.
Bà Tịnh Thủy vỗ về con dâu tương lai:
- Cháu thông cảm cho nó đi.
Kiều Hân phàn nàn:
- Anh ấy mê công việc hơn cháu làm sao cháu chịu nổi.
- Để bác nhắc nhở nó?
Chiếc jupe đỏ rực bó sát người, Kiều Hân nhịp hai chân đỏng đảnh:
- Bác nhắc có được chăng? Kiểu này, lúc nào cũng mê công việc, chắc anh ấy bỏ bê con quá!
Bà Tịnh Thủy mỉm cười trấn an:
- Không có đâu. Còn có bác đây mà.
Kiều Hân tức tối chì chiết Lãm Khương:
- Bác hãy bảo ban anh Lãm Khương chứ con không thể chịu nổi. Anh ấy xem thường không biết quý trọng cháu. Đừng tưởng chỉ có mình anh ấy, cháu còn cả số ngưởi đeo đuổi.
- Bác biết điều dó. Thằng Lãm Khương nhà bác có phước lắm mới được cháu. Cháu xinh đẹp tài hoa.
Kiều Hân hả lòng hả dạ trước những lời tâng bốc của bà Tịnh Thủy. Nhưng giọng cô vẫn đầy dỗi hờn:
- Anh Lãm Khương thật đáng ghét. Từ hôm anh ấy về đến nay, cháu chỉ gặp có mấy lần.
Bà Tịnh Thủy tiếp lời Kiều Hân:
- Bác cũng vậy thôi, ở chung nhà mà đến tối mới gặp Lãm Khương. Nó đi suốt ngày.
- Anh ấy đi đâu mà đi mãi thế hở bác?
- Công việc nghiên cứu của nó ấy mà.
Kiều Hân dài giọng trách móc Lãm Khương:
- Người gì đâu mà xem trọng công việc hơn gia đình.
Rồi cô nghiêm giọng:
- Không thể để anh ấy như thế mãi bác ạ!
Bà Tịnh Thủy nhìn Kiều Hân đồng tình:
- Bác cũng nhắc nhở nó hoài đó chứ. À! Chừng nào nó về, bác sẽ bảo nó đưa cháu đi chơi.
Biết chừng nào Lãm Khương về đây?
Linda Kiều Hân thở ra đầy vẻ bực dọc:
- Anh ấy thật là chán, làm cho cháu mất cả hứng thú.
Vừa lúc đó, Lãm Khương về đến nhà. Anh hớn hở nói với bà Tịnh Thủy mà chẳng để ý đến Linda Kiều Hân:
- Mẹ ơi? Chuẩn bị hành lý giúp con. Con sẽ đi Việt Nam công tác dài hạn.
- Hả!
Linda Kiều Hân ré lên, rồi hỏi Lãm Khương dồn dập:
- Tại sao anh bay sang Việt Nam công tác? Ai bảo anh đi?
- Ủa, Kiều Hân? Em đến hồi nào vậy?
Ánh mắt xanh của Kiều Hân lóe lên tia nhìn giận dữ:
- Anh đừng có giả lá. Trả lời em đi!
Trước thái độ giận dỗi của Kiều Hân, Lãm Khương cười cầu hòa:
- Anh có việc phải về Huế công tác.
Kiều Hân hậm hực:
- Không ai bắt buộc anh phải đi cả.
Thấy tình hình căng thẳng, bà Tịnh Thủy lên tiếng dàn xếp:
Kiều Hân đợi con khá lâu lồi, hãy đưa nó đi chơi đi Lãm Khương. Mọi việc sẽ nói sau.
Lãm Khương vẫn dặn bà Tịnh Thủy:
- Mẹ sắp xếp đầy đủ các thứ cho con nhé. Con sắp bay rồi.
Bà Tịnh Thủy cũng giận dỗi:
- Chừng nào bay thì mẹ sắp xếp.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Lúc đó chắc con bay mình không quá.
Bà Tịnh Thủy hối thúc:
- Thôi đi đi, đừng lằng nhằng nữa!
Lãm Khương gãi đầu:
- Đi đâu hả Kiều Hân?
- Đi đâu cũng được.
Kiều Hân đáp cụt ngủn lồi đứng lên dong đưa chiếc túi xách trên vai, ngúng nguẩy bước đi.
Bà Tịnh Thủy ra hiệu cho Lãm Khương.
Anh vội bước theo Kiều Hân:
- Lên xe đi, anh đưa em đến nơi nào em thích!.
Kiều Hân dần dỗi bước lên xe, mặt tối sầm như đêm ba mươi.
- Về Huế đi, để xem tại sao anh đòi bay sang đó nữa!
Lãm Khương cười phân bua:
Anh về Huế công tác. Ở đó có nhiều việc phải làm.
Kiều Hân tức tối gắt lên:
- Ở đây không có việc làm hay sao? Đừng kiếm chuyện đi!
Cho xe lướt êm trên đường phố, Lãm Khương nhẹ nhàng giải thích:
- Công việc nghiên cứu của anh đòi hỏi nhiều thời gian và phải đi thực tế.
Kiều Hân dài giọng đay nghiến:
- Anh đi mấy tháng rồi vẫn chưa đủ sao? Mới về chưa tròn tháng đã đi nữa?
- Công việc mà em!
Kiều Hân hất mặt lên:
- Chẳng có công việc gì cả. Anh bay sang Việt Nam thật là vô lý.
Lãm Khương nóng mũi:
- Việc của anh làm sao em biết được?
Liếc Lãm Khương với ánh mắt sấc như dao lam, Kiều Hân cao ngạo:
- Đừng tưởng em không biết công việc của anh. Em còn biết hơn thế nữa kìa.
Lãm Khương cười cười:
- Em biết gì thì nói anh nghe.
- Ai thèm nói với anh!
- Thôi, đừng bốc hỏa nữa, vào đây uống cà phê nghe nhạc.
Lãm Khương dừng xe trước một phòng trà sang trọng. Cùng Kiều Hân bước vào nhưng anh chẳng thoải mái chút nào.
Biết mình là một người mẫu thời trang rất nổi tiếng được nhiều người biết đến, cô bước đi đầy kiêu hãnh.
Đối vội Lãm Khương thì Kiều Hân luôn bám sát và truy vấn đủ điều. Lãm Khương không thích Kiều Hân chen vào đời tư của anh, dù hai người có là gì của nhau. Nhưng Kiều Hân thì luôn muốn quản lý anh.
Vào phòng trà, Kiều Hân kênh kiệu chờ Lãm Khương kéo ghế cho cô.
Sống ở Pháp lâu năm, Lãm Khương cũng là người đàn ông lịch sự có thừa.
Sau khi kéo ghế cho Kiều Hân ngồi, Lãm Khương lịch sự hỏi:
- Em uống gì?
Kiều Hân cao ngạo:
- Uống rượu.
Lãm Khương cau mày:
- Uống rượu ư? Người mẫu còn phải ăn kiêng nữa là?
- Uống rượu mới bốc đồng cùng anh.
- Anh có bốc đồng gì đâu.
Kiều Hân cong cớn đôi môi đỏ mọng:
- Không bốc đồng mà đòi bay sang Việt Nam.
Lãm Khương tặc lưỡi:
- Anh đã bảo vì công việc.
- Chẳng có công việc gì buộc anh phải trở về Huế nữa.
- Anh còn nghiên cứu nhiều vấn đề khác nữa.
Lãm Khương trả lời Kiều Hân rồi gọi nhân viên phục vụ mang thức uống.
Hai ly ca cáo được mang ra. Lãm Khương bảo Kiều Hân:
- Em uống ca cao đi!
Kiều Hân điệu đàng hất mái tóc vàng hoe ra sau:
- Em không muốn uống.
- Tại sao?
- Đi với anh chảng hào hứng chút nào. Anh không tự giác đưa em đi chơi mà rất miễn cưỡng.
Lãm Khương nhẹ giọng:
- Em thông cảm, anh sắp đi rồi.
Kiều Hân càng tức khí:
- Đi à? Anh thích đi lắm phải không? Ai đời đi xa mà chẳng chút bịn rịn vởi người yêu lại còn mong được đi.
Lãm Khương gãi đầu gãi tai:
- Em thông cảm? Anh chẳng thích màu mè. Sắp bay sang Việt Nam thì anh cứ nói thẳng.
Kiều Hân giãy nảy lên:
- Anh đừng nhắc đến chuyện bay đi Việt Nam, em không muốn nghe đâu.
Lãm Khương đáp xuôi:
- Vậy em thích gì cứ nói.
Kiều Hân thản nhiên:
- Em thích được làm bà chủ quản lý anh đó.
- Cái gì?
Lãm Khương muốn bật khỏi ghế ngồi, rồi anh cười gằn:
- Quản lý anh không dễ đâu nha.
- Không dễ, em cũng quản lý.
Hớp một ngụm cà phê đen sóng sánh, Lãm Khương ngả ra ghế ngồi, mắt nhìn Kiều Hân châm chọc:
- Em đừng nên đòi quản lý người khác. Không tốt đâu!
Kiều Hân chậm rãi từng tiếng:
- Em chỉ quản lý anh thôi.
- Càng không nên! Anh như cánh chim bay khắp nơi.
Kiều Hân lắc lắc mái tóc vàng:
- Bởi vậy em mới quản lý chặt để chim không bay.
Lãm Khương cười khẩy:
- Em không quản lý dược anh đâu.
Kiều Hân cong cớn đôi môi nói với giọng thách thức:
- Anh làm sao thoát khỏi được tay em.
- Anh là chim anh cứ bay.
- Em sẽ nhốt chim lại.
Không dễ đâu.
Mắt Kiều Hân chiếu cho Lãm Khương một tia nhìn sắc bén.
- Có nghĩa là anh rất thích bay đi chứ không chịu ở đây hả?
Lãm Khương cười:
- Anh đi vì công việc.
Kiều Hân cáu kỉnh:
- Công việc gì cũng vứt. Anh không được bay sang Việt Nam.
Lãm Khương lắc đầu:
- Em không phán lệnh được cho anh đâu.
Kiều Hân nằn nì:
- Anh hãy ở lại đây với em, đừng đi Việt Nam.
- Anh đã quyết định đi rồi, em đừng ngăn cản.
Linda Kiều Hân quắc mắt nhìn Lãm Khương:
- Anh thật là quá đáng, tại sao cứ nằng nặc đòi đi? Em không tin là anh đi vì công việc.
Lãm Khương khẽ hỏi:
- Không vì công việc thì vì cái gì?
- Vì cái gì thì anh biết. Nhưng anh không giấu được em đâu.
- Anh chẳng có gì phải giấu.
Kiều Hân lại bắt đầu hỏi như truy Lãm Khương:
- Anh ở Huế mấy tháng mới vừa về sao lại đòi đi nữa?
Lãm Khương trả lời qua loa:
- Lần này anh đi là việc khác.
- Chẳng có việc gì cả. Anh đừng hòng lừa em.
- Em suy nghĩ lung tung chi cho mệt vậy?
Linda Kiều Hân không hiểu sao Lãm Khương cứ đòi bay sang Việt Nam. Cô nghi ngờ anh quá đỗi. Phải có lý do gì, chứ công việc chỉ là cái cớ.
Kiều Hân không tin Lãm Khương gắn bó với công việc ở Việt Nam đến thế, đặc biệt là Huế.
Kiều Hân vênh cằm lên:
- Em không suy nghĩ lung tung đâu mà nói đúng đấy. Anh hãy khai báo với em, bằng không thì đừng trách em.
Đôi mày rậm của Lãm Khương thoáng cau lại. Anh thật sự khó chịu trước thái độ kiêu kỳ của Kiều Hân. Cô cho mình có quyền bắt chẹt anh và buộc anh phải phục tùng cô.
Lãm Khương cảm thấy ngày càng xa cách Kiều Hân. Anh không thể thích hợp với cô gái lai này. Kiều Hân luôn đỏng đảnh và sống rất phóng túng theo phong cách phụ nữ Tây phương.
Bất chợt Kiều Hân buông câu hỏi thẳng thừng:
- Lúc nào anh cũng bảo vì công việc, chẳng lẽ anh mê công việc hơn em ư?
Lãm Khương nín thinh. Cuộc đối thoại với Kiều Hân khiến anh thêm mệt mỏi và nhàm chán.
Kiều Hân đùng đùng nổi giận hăm he:
- Em không để anh mê công việc mà lạnh nhạt với em đâu. Anh đừng tưởng chỉ có mình anh nha, em có cả khối đấy!
Lãm Khương bực dọc:
- Anh biết rồi, em khỏi giởi thiệu.
Đắc ý vì làm cho Lãm Khương nổi giận, Kiều Hân cười rúc rích:
- Em phải giới thiệu cho anh biết để anh tưởng chỉ mình anh.
- Anh không tưởng gì cả.
Trước thái độ thản nhiên của Lãm Khương, Kiều Hân ấm ức vô cùng. Lẽ ra, anh phải quýnh quáng lên vì sợ mất Kiều Hân thế mà anh dửng dưng.
Đôi mày tỉa khéo léo của Kiều Hân nhướng cao. Giọng cô đầy âm sắc kiêu hãnh:
- Anh mà hững hờ em thì khối kẻ nhào vô toàn là tổng giám đốc, thương gia không hà.
Lãm Khương đáp tỉnh rụi:
- Nếu em thích cứ bảo họ nhào vô.
Kiều Hân vẫn một giọng khiêu khích:
- Anh không giữ, để họ nhào vô thì đừng có tiếc!
Chẳng biết Lãm Khương có tiếc hay không? Anh đang tự hỏi lòng mình.
Người mẫu thời trang Linda Kiều Hân cao sang danh vọng cũng đầy tham vọng. Lãm Khương khó đáp ứng được nhu cầu của cô.
Lãm Khương bật hỏi:
- Em nghĩ là anh phải tiếc à?
Kiều Hân cong môi lên:
- Chứ sao! Anh sẽ tiếc một đời đấy.
- Anh nghĩ là không tiếc gì cả.
- Đừng chủ quan? Bộ anh tướng anh là tiến sĩ âm nhạc ngon lắm hả? Khối người còn hơn anh nhiều.
Lãm Khương lừng hừng đáp:
- Anh chẳng hơn thua với ai bao giờ.
Kiều Hân giậm chân tức tối:
- Em nói thế mà anh không chịu hiểu gì cả. Em không muốn anh bay sang Việt Nam, anh nghe rõ chưa?
Lãm Khương buông câu chắc gọn:
- Vấn đề là không phải em muốn hay không mà anh đã quyết định đi rồi.
Kiều Hân giận ứ hơi cứ muốn gào lên:
- Anh không được đi!
- Em không thể ra lệnh cho anh được đâu!
- Nếu anh đi thì chúng ta cắt đứt.
Tưởng giở chiêu hăm dọa làm chơ Lãm Khương nao lòng chùn bước, nhưng anh đứng bật dậy:
- Chúng ta về thôi, đừng bàn chuyện này nữa!
Kiều Hân thấy máu nóng bốc lên đỉnh đầu:
- Không bàn chuyện này thì bàn chuyện gì? Anh nhất quyết đi là có động cơ thúc đẩy đấy.
Kiều Hần không nỏi thẳng ra, nhưng cô biết chắc là Lãm Khương có cô gái nào rồi.
Đứng phắt dậy, Kiều Hân gắt gỏng:
- Anh mà lãng nhăng với cô gái nào thì không yên với em đâu.
Lãm Khương lắc đầu không nói gì. Hai người ra về với hai tâm trạng khác nhau.
Mặc dù Kiều Hân nói thế nào, Lãm Khương vẫn cương guyết bay sang Việt Nam để công tác vì anh đã tình nguyện.
Đi làm về, Hạnh Chi vô cùng ngạc nhiên khi thấy Lãm Khương đang ngồi trò chuyện cùng bà Hạnh Phương và Khải Danh.
- Ơ...
Lãm Khương nở nụ cười thật tươi khi thấy Hạnh Chi tròn mắt ngạc nhiên:
- Gì mà lạ lùng dữ nhỉ? Không tin anh trở lại Huế sao, Hạnh Chi?
Hạnh Chi ngập ngừng:
- Em không nghĩ là anh trở lại Huế sớm thế.
Lãm Khương nhắc lại lời hôm nào:
- Anh chỉ nói lời tạm biệt Huế chứ không vĩnh biệt mà!
Con tim bé nhỏ tội nghiệp của Hạnh Chi thoáng reo vui, nhưng cô vẫn giữ vẻ bình thản.
Khải Danh lên tiếng:
- Anh Lãm Khương tình nguyện về đây công tác đó chị. Rứa là cố đô mình thu hút anh nớ.
Hạnh Chi cười hỏi:
Rứa cố đô Huế có điều chi thu hút anh vậy?
Mắt Lãm Khương lấp lánh nét cười:
- Cố đô có nhiều thứ thu hút anh, như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, Núi Ngự sông Hương đặc biệt là... người cố đô.
Hạnh Chi nói vu vơ:
- Người cố đô có chi mô mà thu hút anh?
Giọng Lãm Khương đầy âm sắc vui tươi:
- Có chứ?
"Ai sinh giọng nói dễ thương.
Rót ra có mật có hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bỏng môi...".
Lãm Khương thích thú ngâm nga rồi lý giải:
- Anh còn nặng nợ với Huế nên trở lại đây công tác tiếp?
Khải Danh thông báo vởi Hạnh Chi:
- Chị ơi? Anh Lãm Khương định trọ ở nhà mình nữa đó.
Hạnh Chi trả lời:
- Ở mô được. Ngôi nhà cổ đã hư hại trầm trọng chưa sửa được.
Lãm Khương lên tiếng:
- Anh thích ở ngôi nhà cổ rêu phong này. Nơi đây thanh vắng đễ làm việc.
- Bây chừ thì không thể ở được.
- Thật là tiếc nhỉ!
Hạnh Chi giải thích thêm:
- Sau khi anh đi rồi, mưa bão xảy ra làm ngôi nhà bị cuốn nóc xiêu vẹo, cả gia đình em phải ở tạm căn nhà mới cất bên đây. Nhà hư nặng, mạ em buồn lắm.
Bà Hạnh Phương lên tiếng ngay:
- Ngôi nhà của dòng họ hoàng tộc để lại mạ con tôi không gìn giữ được khổ tâm lắm.
Lãm Khương cất giọng ôn hòa an ủi bà Hạnh Phương:
- Bác đừng quá lo, từ từ Hạnh Chi và Khải Danh sẽ sửa sang lại. Bác hãy lo giữ gìn sức khỏe.
Hạnh Chi gật đầu:
- Em cũng nói với mạ như thế.
Bà Hạnh Phương xót xa:
- Mạ bệnh, con vất vả trăm chiều còn lo được nhà cửa chi mô.
Lãm Khương góp lời:
- Lo sức khỏe cho bác trước tiên, bác ạ.
Hạnh Chi nhìn Lãm Khương.
- Lần này anh đến khách sạn ở hỉ.?
Anh tìm chỗ trọ ở lâu dài.
Khải Danh lên tiếng:
- Em sẽ tìm chỗ trọ cho anh Lãm Khương.
Hạnh Chi gật nhẹ:
- Phải đó, Khải Danh! Em tìm chỗ mô thanh vắng có ngôi nhà cổ cho anh Lãm Khương ở trọ.
Lãm Khương đưa tay chỉ ngôi nhà cũ kỹ của gia đình Hạnh Chi.
- Anh thích ở ngôi nhà cổ này hơn.
Khải Danh kêu lên:
- Nhà em sắp sập rồi anh ơi!
Nghe qua Khải Danh kể chuyện, Lãm Khương đã hiểu được phần nào sự túng quẩn của gia đình Hạnh Chi. Một dòng họ hoàng tộc danh giá bị sa sút cũng thật nghiệt ngã.
Nhà sập, mẹ đau. Một mình Hạnh Chi phải vất vả ngược xuôi chạy vạy. Cô Tôn Nữ phải làm đủ thứ nghề để sinh sống. Lãm Khương thầm phục khả năng chịu đựng của Hạnh Chi.
Buổi tối, Lãm Khương và Hạnh Chi cùng đi dạo trên bờ sông Hương.
Trong lòng Lãm Khương vần vang lên câu hát:
"Con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huê rất sâu.".
Đêm về, ánh đèn sáng choang. Sông Hương loang loáng tím. Nghe trong không gian thoang thoảng hương thơm, có phải hương từ đòng sông phía trước?
Hạnh Chi khe khẽ hỏi:
- Anh có chỗ ở ổn định rồi chứ?
- Ổn rổi, nhờ Khải Danh tìm giúp cho anh.
Lãm Khương trấ lời rồi ôn tồn báo:
- Về Pháp, anh rất nhớ cơm hến và chè cung đình của em.
Hạnh Chi thật lòng bảo:
- Hôm mô anh đến, em nấu cơm hến mời anh hỉ.
- Nghe Khải Danh bảo em bận rộn làm, lại mở quán cơm hến nữa à?
- Phái làm đủ thứ để xoay xở anh ạ!
- Em còn châm nón bài thơ nữa không?
- Làm vất vả mà thu nhập chẳng bao nhiêu, em nghỉ rồi. Bây chừ làm tiếp viên karaoké cho nhà hàng Mây Hồng của Lam Mỹ và Khang Vỹ.
Lãm Khương ngạc nhiên:
- Thế à! Bọn họ kinh doanh nhà hàng ư? Khang Vỹ có còn nghiển cứu?
- Em cũng không biết nữa?
Hạnh Chi đáp khẽ và kể mọi chuyện cho Lãm Khương nghe và kết luận:
- Em không còn con đường nào khác, bất đấc dĩ phải làm tiếp viên karaoké, công việc mà em chẳng muốn, cái nghề mà mọi người khinh khi.
Lãm Khương nhìn Hạnh Chi an ủi:
- Làm tiếp viên karaơké có gì sai trái đâu em. Miễn mình lao động chân chính và luôn giữ gìn nhân cách.
- Em biết mọi người khinh thường em.
- Chỉ vì em là một Tôn Nữ cành vàng lá ngọc mà bây giờ phải bươn chải để nuôi gia đình phải không?
Hạnh Chi nhẹ giọng tâm sự:
- Lúc đầu em cũng mặc cảm lam chứ một Tôn Nữ danh giá. Nhưng rồi em cũng quen. Làm gì em cũng cố giữ nề nếp của dòng họ hoàng tộc. Nhỏ Hạnh Thơ cứ bảo em sĩ diện.
Lãm Khương cất tiếng hỏi:
- À? Hạnh Thơ thế nào rồi?
- Hạnh Thơ đang học y tế để trở thành y sĩ.
- Thế là ổn rồi.
- Con bé chịu học, em cũng rất mừng.
Hạnh Chi hỏi lại Lãm Khương:
- Lần ni, anh về Huế nghiên cứu chi?
Lãm Khương đáp một cách sôi nổi:
- Anh nghiên cứu Huế và những nét văn hóa của Huế. Nhiều thứ lắm, anh còn nặng nợ với Huế mà.
Hạnh Chi tiếc rẻ rất trẻ con:
- Em chẳng được nghiên cứu như anh.
Lãm Khương bật cười:
- Em đã đóng góp rất nhiều trong dàn nhạc lễ của cung đình Huế rồi còn gì.
- Em chỉ là hậu sinh chẳng biết gì?
- Chắng biết gì mà tiếng đàn tranh rất ngọt.
Hạnh Chi hồn nhiên đáp:
- Học thì sẽ biết.
- Nhưng anh chưa biết. Hôm nào em dạy anh đàn nghe!
Hạnh Chi lắc đầu nguầy nguậy:
- Thôi đi, ông tiến sĩ ơi, chế nhạo em chi! Không dám dạy anh mô!
Lãm Khương năn nỉ:
- Dạy anh đi, anh không biết đàn thật mà.
- Ông tiến sĩ âm nhạc mà không biết đàn tranh à? Không tin mô!
- Anh chỉ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cũng phải biết thể hiện chứ anh.
Nheo một bên mắt, Lãm Khương cười hỏi Hạnh Chi:
- Anh không biết thể hiện rứa là anh dở tệ phải không?
Hạnh Chi lắc nhẹ:
- Không dám nói ông tiến sĩ dở tệ mô!
- Anh dở thật mà?
- Anh tài giỏi mới làm tiến sĩ.
- Tại mấy công trình nghiên cứu của anh có chất lượng nên được phong.
- Được phong làm tiến sĩ hỉ?
- Anh thích đi dạy hơn làm tiến sĩ.
Hạnh Chì ngạc nhiên:
- Đi dạy ự. - Anh sẽ dạy về âm nhạc.
- Rứa là anh sẽ dạy ở các trường nghệ thuật sân khấu.
Lãm Khương gật đầu:
- Anh về đây công tác và sẽ có kế hoạch cho những ngày sắp tới. Rứa là cố đô Huế đón nhận anh.
Lãm Khương khẽ đùa giọng:
- Rứa em có đón nhận anh không?
Hạnh Chi gật đầu một cách vui vẻ.
- Tất nhiên, người xứ Huế sẽ đón nhận anh.
- Anh xin làm thành viên cho xứ Huế mộng mơ.
- Anh đang ở xứ Huế đây nì.
Bất Chợt, Lãm Khương cất tiếng hỏi:
- Em vẫn còn ở trong dàn nhạc lễ của cung đình Huế chứ Hạnh Chi.
- Vẫn còn! Sao anh hỏi thế rứa?
- Anh sẽ xin vào đàn nhạc lễ của cung đình. Em xin giúp anh nhé.
Hạnh Chi lắc đầu:
- Anh là tiến sĩ không ai đám nhận mô.
- Anh thích, anh sẽ xin.
- Lúc nãy bảo sẽ dạy nhạc, chừ đòi vào dàn nhạc lễ?
- Vì trong dàn nhạc lễ có em đó Hạnh Chi.
- Có em thì răng?
Lãm Khương nhìn Hạnh Chi nở nụ cười đầy ẩn ý:
- Có em thì Huế đẹp hơn.
- Rứa mà cũng nói!
Lãm Khương thích đối đáp để nghe mãi giọng nói dễ thướng của Hạnh Chi.
Hạnh Chi nói chuyện rất hay mà đàn hát cũng lất hay.
- Em làm tiếp viên karaoké ở Mây Hồng có ổn không?
Bỗng dưng Lãm. Khương lại hỏi đến công việc của Hạnh Chi. Lúc đầu cô rất ghét nhưng làm đã quen nên cũng thản nhiên:
- Cũng ổn.
- Có hát không?
- Khi nào khách có yêu cầu thì em mới hát. Hầu hết là những bài về Huế.
- Anh lất thích nghe em hát về Huế.
Hạnh Chi cười rúc rích:
- Khi mô anh vào dàn nhạc lễ, em sẽ hát.
Lãm Khương ngọt giọng nần nì:
- Em hát bây chừ cho anh nghe.
Nghiêng đầu nhìn Lãm Khương, Hạnh Chi khẽ đùa:
- Anh ni lạ hỉ! Không vào nhà hàng karaoké mà yêu cầu tiếp viên hát.
- Anh chỉ nghe hát đúng nơi.
- Nơi mô?
- Bên dòng Hương Giang này.
Hạnh Chi đưa mắt nhìn dòng sông đêm lung linh. Nước trôi phẳng lặng.
Những chiếc thuyền bềnh bồng. Tiếng hát trong thuyền vang xa, trong trẻo. Hào hứng Hạnh Chi cũng cất tiếng hát ngọt ngào bay bổng bài Huế Thương.
"Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón.
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ.
Em trao nón đợi và em hẹn hò.
Tôi nhớ khúc ca.
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế.
Nam Ai, Nam Bình mà sao thương thế.
Lắng trong vui buồn mộng mơ.
Em hát nghe thân thương ư, Huế ơi...".
Hòa trong tiếng ca của Hạnh Chi, Lãm Khương cất giọng thiết tha:
"Em nghiêng vành nón bài thơ.
Vầng trăng xứ Huế bất ngờ mọc lên.
Sáng soi đôi lúm đồng tiền.
Hắt nghiêng bóng mãi vào triền thơ tôi".
Ánh mắt Hạnh Chi tròn xoe nhìn Lãm Khương.
- Anh biết bài ni?
Môi Làm Khương nở nụ cười đầy vẻ tự hào:
- Anh yêu Huế và anh bắt đầu sưu tầm những bài về Huế để hát.
Hạnh Chi khẽ đùa:
- Liệu anh có định trở thành nhà Huế học không?
- Không dám mô! Lấn sân của các cụ!
Cả hai cùng cười vang.
Đêm đêm bừ sông Hương tuyệt đẹp.
Dòng sông hiền hòa chảy Và Huế cững rất hiền từ như dòng sông.
Lãm Khương đã trở lại Huế.
Hạnh Chi không bao giờ nghĩ là anh trở lại Huế công tác.
Niềm Yui bất ngờ òa vỡ trong tim Hạnh Chi. Tưởng anh ở Paris xa vời vợi.
Chừ thì anh đang hiện diện ở xứ Huế mộng mơ.
Trông anh toát lên vẻ điềm đạm, thanh lịch, Hạnh Chi thấy anh thật gần gũi biết bao. Tưởng chừng anh là người thân xa cách đã lâu nay gặp lại.
Hai người nói chuyện mãi tới tận khuya mới trở về nhà...
Một Thời Tôn Nữ Một Thời Tôn Nữ - Hồng Kim Một Thời Tôn Nữ