Bạn bắt đầu từ đâu không quan trọng, quan trọng là kết thúc ở chỗ nào.

Dorothy Fields & Coleman

 
 
 
 
 
Tác giả: Mỹ Hạnh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4198 / 11
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5 - Nam Hoa
am Hoa vận sơ mi ngắn tay sọc mờ màu nhạt, quần thụng xếp ly. Trông anh như mọi thanh niên Việt Nam trên đường phố, rất giản dị, bình thường, chỉ có dáng cao lớn, đẹp trai là khiến các cô nhân viên bưu điện liếc nhìn. Anh gọi về nhà qua đường điện thoại quốc tế. Đúng như lời Diễm Quỳnh nói, mẹ anh đang cầm máy, anh nói:
- Mẹ ơi! Con, Nam Hoa đây!
- Bốn năm ngày mới gọi cho mẹ. Con có hiếu chưa? Công việc thế nào?
- Rất tốt. Thưa mẹ. Sau khi nói chuyện với mẹ con sẽ gọi cho ba.
- Chừng nào con về?
- Con đợi đoàn kỹ sư xây dựng qua kiểm tra thực địa xong mới về. Sau đó sẽ họp và ký hợp đồng liên hiệp chính thức.
Bà Ngọc Mai mẹ của Nam Hoa rất thương thằng con út thông minh tài năng của mình. Bà chỉ không đồng ý với nó một điều... bà hỏi đến chuyện muốn hỏi:
- Con có thời gian tìm Dế Mèn không?
- Con về kho cũ, người ta nói chú Tài và Dế Mèn đã đi đâu mất từ năm 1978.
Nghe giọng con trĩu buồn, bà Ngọc Mai nén vui mừng vào lòng, an ủi con:
- Đừng buồn, con còn công việc, sự nghiệp phải lo, chuyện ấy mười sáu năm rồi, biết chừng đâu nó đã có chồng con.
Nam Hoa chợt giận hờn vô cớ:
- Mẹ mong con không gặp đựơc Dế Mèn phải không? Con nói cho mẹ biết, con sẽ tìm ra cô ấy dù có là bao nhiêu năm, dù ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi nào.
- Nếu nó có chồng con? Nó hai mươi tám rồi, hồi hai đứa con xa nhau nó mới mười hai, biết gì.
Nam Hoa uất ức:
- Là tại mẹ chia rẽ chúng con, người ta nói ngày cô ấy rời kho, chú Tài bị bệnh nặng, không còn làm việc được. Họ đi trong bệnh tật đói nghèo. Mẹ...
Nam Hoa nghẹn lời, anh không thể hận mẹ mình, bởi hồi ấy anh mới mười ba tuổi. Có ai ngờ anh sẽ yêu một hình bóng trẻ thơ của cô bé tên gọi Dế Mèn.
- Mẹ! Nếu cô ấy đã có chồng con rồi, con cũng sẽ nói cho cô ấy biết. Chúng ta có lỗi với cha con họ.
Bà Ngọc Mai nén tiếng thở dài:
- Mẹ đồng ý điều đó, Nam Hoa! Con cứ làm những gì lương tâm cho phép làm. Có gì nói với mẹ nữa không?
- Mẹ khỏe chứ?
- Rất khỏe. Thằng Nam Sơn với vợ nó mới về ăn cơm cùng nhà mình lúc trưa. Chấn Bình nhắn chú Nam Hoa mua đồ Việt Nam về cho nó.
- Con nhớ! Con gởi lời thăm anh chị Nam Sơn - Thanh Yên -Ngọc Lan - Thoại Vi. Mẹ nối dây cho con nói chuyện với ba.
- Khỏi cần, hôm nay ba con ở nhà, đợi chút mẹ gọi, giữ gìn sức khỏe nhé. Mẹ rất yên tâm khi có Diễm Quỳnh bên con.
Ông Bạch Chấn Hưng, chủ công ty sắt thép Chấn Hưng không nói chuyện với con thuần về công việc:
- Ba sẽ họp đầu ngành Tổng công ty, thông báo số tiền dự toán đầu tư. Hợp đồng với bên thiết kế xây dựng ba ký rồi, đợi con gởi cử Lưu Thiếu Kỳ đem đề án, hợp đồng về, ba sẽ cho họ qua ngay.
- Sáng mai con ký hợp đồng sơ bộ, con nghĩ cử Thiếu Kỳ về hay hơn, công ty Danamexco rất đáng được ta liên kết.
- Con có dự định gì khi đến giai đoạn xây dựng nhà máy? Công nhân thì sao?
- Điều ấy Thiếu Kỳ sẽ trình bày rõ với ba khi về đến Hồng Kông, con có chủ ý, nếu Thiếu Kỳ phê phán con đối với Danamexco đã tạo cho họ nhiều ưu thế thuận lợi, ba chớ nên tin.
Ông Bạch Chấn Hưng cười:
- Nam Hoa, ba là ba của con mà. Con cũng biết tại sao ba đặt tên con là Bạch Nam Hoa. Việt Nam là quê hương thứ hai của Bạch Gia, ba không quên điều đó.
- Cảm ơn ba. Con gác máy nhé.
- Khoan đã, nếu tìm gặp chú Tài và con bé Dế Mèn, câu đầu tiên con nói là ba xin lỗi họ.
Nam Hoa nghẹn ngào:
- Dạ, thưa ba. Mong rằng con gặp được họ.
Chàng gác máy, trở ra ngoài, trả xong tiền điện thoại, lững thững lấy xe chạy dọc theo đường Bạch Đằng. Tiếng máy xe êm nhẹ khiến Nam Hoa nhớ đến cô chủ nhân nhí nhảnh xinh đẹp của nó. Thủy Tiên, tên một loài hoa quý. Cô ta có cảm tình với Nam Hoa, anh biết rất rõ điều ấy qua vẻ mặt Diễm Quỳnh, mỗi lần anh mượn xe Thủy Tiên, cô thường nói lạnh lùng:
- Thưa ông Bạch! Muốn làm quen với cô ta không cần tìm cớ mượn xe. Nếu ông thích đi, chiều nay Danamexco sẽ mang đến, hoặc ta mua vậy, không có bao nhiêu đâu, ông sẽ có phương tiện đi khắp hang cùng ngõ hẻm tìm Dế Mèn.
Nam Hoa cười nói đồng ý trước cái nhún vai của Thiếu kỳ. Hẳn giờ Diễm Quỳnh và Thiếu Kỳ đi mua xe chưa về đến.
Nam Hoa cho xe chạy luôn về Ông Ích Khiêm, nơi có căn nhà cũ của gia đình chàng ngày xưa, bây giờ là cửa hàng nhà nước bán vật tư. Chàng tấp xe vào quán giải khát đối diện. Mong rằng quán chưa đổi chủ. Điều mong ước ấy thành sự thật. Đó là người đàn bà năm xưa bán sinh tố cho chàng lúc nào cũng thêm đường với một trái táo khô.
- Cậu dùng gì?
Nam Hoa xúc động, vẫn chiếc áo bà ba đơn sơ như thuở nào, chỉ mái đầu chớm bạc và gương mặt hằn nếp nhăn. Lúc nào cũng câu nói ba chứ ấy. Anh nắm tay bà:
- Dì Sang! Con đây! Nam Hoa, con ông Chấn Hưng, dì không nhìn ra con sao?
Bà Sang trố mắt. Thằng con út ông Chấn Hưng. Trời thần đất địa ơi, bà có nằm mơ không? Nó lại về Việt Nam, cao lớn dường này. Ôi cha mẹ! Bà ngó sửng.
Nam Hoa đỡ bà ngồi xuống ghế.
- Chú Sang đâu? Mấy anh chị đâu?
Trấn tĩnh mấy phút, bà Sang mới nói:
- Tụi nói lấy chồng, lấy vợ đi hết, còn hai đứa ở với dì thôi, chú Sang chết mấy năm rồi. Bệnh xơ gan cổ trướng, dì hết tiền hết bạc với ổng, cháu ơi.
Nam Hoa nhìn quanh, quán giải khát ngày xưa rất đông khách, giờ tiêu điều, vẻ trống hoang của ngôi nhà cho thấy chủ nhân đã kiệt quệ tiền bạc.
- Giờ còn ai ở với dì?
- Thằng Quang dạy học tuốt trong Điện Bàn, cuối tuần mới về. Thằng Toàn, con không biết nó đâu, hồi con đi nó mới hai tuổi, giờ mười tám tuổi, ăn học không đến nơi đến chốn, mới vào làm công ty vệ sinh được mấy tháng. Kìa, nó về tới rồi.
Một gã con trai cao lòng khòng, mặt non choẹt dựng xe đạp chạy vào nhà, la toáng:
- Mẹ ơi!
Gã con trai khựng lại khi thấy Nam Hoa, bà Sang vẫy tay:
- Ba con thường kể, ông Chấn Hưng người Tàu tốt bụng giúp ba số tiền mua nhà. Đây là con trai út của ổng ở bên Tàu mới về, con chào anh Nam Hoa đi.
Toàn e dè đưa tay:
- Chào anh Nam Hoa. Em là Toàn.
Nam Hoa bắt tay gã con trai thật chặt, hỏi:
- Dì nói em làm ở công ty vệ sinh sao giờ chưa đi làm?
Toàn hơi ngượng ngó mẹ, bà Sang lắc đầu:
- Gì mà con xấu hổ, con người xấu, chớ việc làm nào cũng giúp ích xã hội cả.
Toàn ngước nhìn Nam Hoa:
- Em ở đội xe rác thành phố, tối mới đi làm, ban ngày đi học thêm về điện - điện tử.
Nói, mà bụng Toàn nghĩ thầm: Quái! Anh người Tàu, sau giống người mình vậy ta, tiếng nói cũng vậy, hệt giống dân Việt Nam.
- Em có chí vậy tốt, từ nay anh thường qua lại Việt Nam, mình nối lại tình quen biết cũ.
Cả bà Sang và Toàn đều nhoẻn miệng cười. Sực nhớ ra, bà hỏi Toàn:
- Sao đang học lại chạy về?
- Con thấy anh Đức chở chị Hoài đi khám bệnh, sực nhớ tối nay phải hùn tiền đi thăm chỉ. Mẹ! Cho con hai ngàn.
- Có vậy mà chạy về? Đến tối cũng còn kịp mà.
- Con học xong rồi, lo về bán với mẹ.
- Vậy con ngồi đây nói chuyện với anh Nam Hoa, mẹ qua đây chút.
Một chút của bà Sang, khi trở lại, đi theo bà có cả chục người, họ vây lấy Nam Hoa, anh nhớ ra họ, tất cả đều ở chung một quãng đường, đều quen biết với gia đình anh. Vậy là chào hỏi loạn xạ, ôm nhau tíu tít. Nam Hoa trả lời liên tục về gia đình anh. Nghe nói anh trở lại Việt Nam liên kết kinh doanh với Danamexco mở nhà máy sắt thép và bán nguyên liệu vật tư, ai cũng chúc mừng, tấm tắc khen ông Chấn Hưng có con tài giỏi, lại tình nghĩa keo sơn. Toàn ra ngoài để người lớn trò chuyện, anh thấy Đức chở Hoài chạy xe qua, bèn gọi lớn.
- Anh Đức!
Đức không nghe, chạy luôn, nghĩ sao Toàn phóng xe chạy theo. Vừa đạp vừa nghĩ Hoài chẳng đời nào ngồi cho ai chở, anh Đức chở lên, chở về chắc chị bệnh nặng rồi.
Toàn đạp đi quên cả chào Nam Hoa, khi anh đứng lên từ giã ra về không thấy Toàn đâu nữa. Bà Sang lắc đầu, nói với anh:
- Nó cứ như con lật đật, chạy đi rồi, theo anh tổ trưởng của nó.
Nam Hoa cười:
- Con sẽ ghé lại thăm dì và Toàn khi có dịp.
oOo
Nam Hoa về đến Pacific Hotel đã mười sáu giờ, Thủy Tiên đón anh ngay bên ngoài. Hôm nay cô bận đầm trông thật đẹp, khỏe mạnh, màu hồng của áo làm cô thêm phần trẻ trung rực rỡ.
- Anh Nam Hoa! - Giọng cô có chút nũng nịu.
- Chào Thủy Tiên, tôi trả xe và cảm ơn cô bằng một tách cà phê cacao, cô có vui không?
Mặt cô gái rạng rỡ:
- Rất vui lòng, vì hôm nay là dịp cuối cùng anh mượn xe Thủy Tiên. - Cô gái xịu buồn.
Nam Hoa cất xe rồi cùng Thủy Tiên qua quán cà phê bên cạnh, anh lịch thiệp kéo ghế mời cô ngồi.
- Thủy Tiên uống gì?
- Anh uống gì, Thủy Tiên uống nấy.
- Vậy tôi uống cam vắt với Thủy Tiên, con gái uống cam tươi nhiều da rất đẹp.
Đợi Nam Hoa kêu nước uống xong, Thủy Tiên mới tấn công:
- Anh Nam Hoa rành về thẩm mỹ con gái vậy chắc nhờ cô thư ký xinh đẹp hết lòng hướng dẫn.
Nam Hoa thản nhiên lắc đầu:
- Cô thư ký của tôi chỉ nói với tôi về những cuộc tiếp chuyện, những con số, tôi biết điều ấy ở mẹ và chị tôi, cả hai đều muốn mình tươi mát, xinh đẹp để giữ hạnh phúc gia đình.
- Anh Nam Hoa có vẻ chìu bác và chị?
- Với phụ nữ trong gia đình, đó là yếu tố để được yêu thương.
Người phục vụ đưa hai ly cam vắt tới, Nam Hoa khuấy đều đặt trước mặt Thủy Tiên.
- Mời Thủy Tiên.
- Mời anh Nam Hoa. - Cô gái duyên dáng nói.
Hớp từng hớp nhỏ nước cam vàng óng. Thủy Tiên mắt không rời Nam Hoa, anh có vẻ đăm chiêu.
- Anh Nam Hoa đang suy nghĩ gì?
- Không có gì.
- Anh nói dối, có phải nghĩ đến cô thư ký xinh đẹp đang chờ anh về.
Nam Hoa nhướng mày:
- Cô ấy về rồi ư?
Thủy Tiên khó chịu:
- Nếu chưa về, sao em biết từ nay anh không còn mượn xe em nữa? Điều em lạ, sao cô ấy và ông luật sư của anh lại mua một chiếc 81 cũ mèm.
Nam Hoa mỉm cười giảng giải:
- Công việc kinh doanh buộc tôi phải ghép mình vào giới thượng lưu xã hội, đi đây đó phải phô trương vẻ hào nhoáng bên ngoài, cho nên tôi muốn có những lúc được sống giản dị bình thường như mọi người khác, chiếc xe có thể khiến tôi trở nên xa cách với những người thân yêu của tôi nếu gặp lại.
Nam Hoa nói với Thủy Tiên, mà thật ra nói với lòng mình. Anh đang nghĩ đến hình ảnh người đàn ông sáu mươi già nua bệnh hoạn, đến cô bé Dế Mèn của anh, chân trần chạy nhảy vì không quen mang dép. Họ nhất định đang cực khổ ở một nơi nào đó, họ nguyền rủa anh đã quên lời hứa năm nào. Dế Mèn có thể vì không chữ nghĩa, vì chẳng ai thân quen đã không kiếm được việc làm nuôi cha, có thể cô ấy đi vào con đường....
Nam Hoa đột nhiên toát mồ hôi, anh lắc đầu xua đi ý nghĩ rồ dại. Không đâu! Dế Mèn của anh ngay từ khi mười tuổi đã tỏ ra kiên cường, nhất định không có...
- Anh Nam Hoa! Anh làm sao vậy?
Nam Hoa đứng dậy:
- Xin lỗi Thủy Tiên! Tôi rất mệt cần nghỉ một lát.
Thủy Tiên hốt hoảng, anh ấy xanh thật, cô nói:
- Để em gọi bác sĩ.
Nam Hoa xua tay:
- Không cần!
Anh gọi tính tiền, rồi như quên cô gái ngồi với mình nãy giờ, anh chạy nhanh về Hotel bước lên thang máy, rảo về phòng.
Diễm Quỳnh ngồi ở phòng khách, tay đang mân mê cành cúc trắng, thấy anh gọi to:
- Ông Bạch!
Cô chạy ra, Nam Hoa vẫn đi, cô chạy theo.
Nam Hoa dừng lại ở phòng mình.
- Xin lỗi cô, tôi cần yên tĩnh, cô và Thiếu Kỳ đi ăn cơm không cần gọi.
Anh đóng sập cửa, bỏ Diễm Quỳnh đứng sững bên ngoài, không thay quần áo, anh nhào xuống giường, nện mạnh tay vào nệm. Tay anh không đau mà tim gan nhức nhối. Nếu cô ấy không đi vào con đường ấy, nếu không lấy chồng sinh con, nhất định sẽ như... sẽ như...
Bỗng dưng hình ảnh cô gái ban sáng hiện ra xanh xao, gầy guộc, áo quần sạch sẽ nhưng không che dấu được vẻ cũ kỹ, cô ta có đôi mắt rười rượi buồn, nhìn anh ngơ ngác. Nam Hoa nhói lòng, có thể Dế Mèn như cô ta, bệnh nặng đến ngất giữa đường, không một người thân bên cạnh. Dế Mèn! Em có như cô ấy không? Khốn khổ đến vậy, đôi mắt cô ta nhìn anh như trách móc, như oán hờn số phận để cô phải khổ, còn anh và mọi người chung quanh quá sang trọng, dư thừa. Dế Mèn! Nếu gặp nhau, em có nhìn anh như cô ấy nhìn anh? Dế Mèn! Anh xin em! Cho anh tìm được em, dù em có là gì, anh vẫn quỳ dưới chân em nói câu tạ lỗi. Dế Mèn ơi!
Nam Hoa nhắm nghiền mắt, vẫn thấy rõ bóng dáng Dế Mèn. Lạ thay, vẫn cô bé bận áo hoa, tóc rẽ cột chùm, mà đôi mắt của người con gái ban sáng, mắt đen sâu thẳm rượi buồn. Cô bé đang ngồi với Nam Hoa trên bờ biển, tay vọc cát, miệng liến thoắng:
- 9 lần 7 - 63, 9 lần 9 - 81. Anh Nam Hoa, thuộc hết rồi.
Cô bé vênh mặt:
- Cần gì đến trường, anh đi học bao nhiêu chữ về dạy em đủ rồi, đỡ tốn.
Nam Hoa không đủ lý lẽ để cãi với Dế Mèn, đành nhăn nhó đem lời cha dạy nói lại:
- Quỷ con! Phải đi học cho có bằng này, bằng kia, mai sau mới làm ăn ra tiền chớ, không có học, dốt nát chẳng ai ưng đâu.
Dế Mèn trợn mắt:
- Hôm gặp em, anh Nam Hoa nói ƯNG em mà? Em chỉ cần anh với ba ƯNG, còn ai thì không cần. Bộ anh hết ƯNG em rồi à?
Thằng bé ấp úng:
- Ai nói mi tao không ưng mi? Nhưng ƯNG này khác với ƯNG kia.
- Tại sao khác? Cũng Ư...N....G mà?
Thằng Nam Hoa chịu chẳng biết nói sao cho Dế Mèn hiểu, đành ngẩn tò te nhìn con bé vọc cát, miệng toe toét cười:
- Anh Nam Hoa ơi!
- Gì?
- Tắm biển!
- Tao không biết bơi.
Với Dế Mèn đó là điều không thể hiểu nổi.
- Tại sao? Anh lớn hơn em mà.
- Mẹ tao nói, số tao bị bà Thủy chấm, không đựơc học bơi, tắm sông, tắm biển, sẽ chết đuối.
Con bé lại càng không hiểu:
- Học bơi mới khỏi chết đuối chớ. Đi! Ra tắm với em, em dạy anh bơi.
Nó níu tay Nam Hoa, chú chàng ghì lại, hỏi:
- Dế Mèn biết bơi à? Học ở đâu?
- Chẳng học gì hết, tự nhiên biết bơi.
- Tao thích tắm lắm, nhưng hứa với mẹ rồi.
Con bé hiểu, anh Nam Hoa hứa, nghĩa là làm.
- Vậy anh đưa em ra doi cát xa kia chơi!
Dế Mèn chỉ tay về tít phía xa, có doi cát lộ ra biển, trên ấy vắng người hơn đây.
Hai đứa nắm tay nhau tung tăng đi, cát trắng biển xanh, núi to đen thẳm tít ngoài xa, gió thổi lồng lộng, hai đứa vui đùa đuổi chạy đến lần doi cát.
Dế Mèn dụ khị:
- Anh Nam Hoa, ra ngoài doi cát chơi, có cá bé tẹo lội nhiều lắm.
Gì chớ cá, Nam Hoa rất thích, nó có một hồ riêng, cấm tiệt anh Nam Sơn, chị Ngọc Lan đụng vào.
Dế Mèn không gạt, nước chỗ doi cát trong vắt, cá lội nhiều vô kể, Nam Hoa say sưa nhìn.
- Bên này nữa, anh Nam Hoa.
Chỗ đó Dế Mèn biết nước rất sâu, xoáy thành vực, nên dù nước cạn vẫn lút đầu hai đứa. Nam Hoa đi tới, Dế Mèn xô nó xuống nước rồi nhảy theo ngay. Nam Hoa chới với, hét la, Dế Mèn nắm áo:
- Anh đừng sợ! Đừng vùng vẫy, thả nổi thân hình tự nhiên, đầu ngẩng lên, tay khoát nước ra hai bên, mạnh đó! Như vậy hai chân đạp mạnh trườn mình về phía trước, đó! Như vậy... cứ vậy.
Nam Hoa vâng lời mẹ, chưa từng tắm biển, chớ không phải nhút nhát, qua giây phút mất bình tĩnh, nó theo lời Dế Mèn học bài bơi đầu tiên, nó thấy Dế Mèn nắm áo thì yên tâm, bơi, đập loạn xà ngầu. Dế Mèn kiên trì níu áo anh Nam Hoa bơi theo bằng một tay. Từ sáng đến trưa, Nam Hoa đã bơi được vài thước nước. Thấy môi Nam Hoa tím lại, Dế Mèn mới chịu lôi lên bờ.
Thằng bé cứ nằm thở dốc dưới tia nắng mặt trời chói chang, Dế Mèn cười toe:
- Đó là tại anh bận áo quần, chiều nay cởi ra hết, bận quần đùi thôi sẽ bơi hay hơn.
Nam Hoa không giận nổi Dế Mèn, bởi cậu đang sung sướng vì đã biết bơi, té ra tập bơi không khó. Vậy mà mẹ nhát đủ điều, để tụi bạn mỗi lần rủ đi biển hoặc cắm trại, thấy Nam Hoa lắc đầu, là cười chế giễu, chọc ghẹo nói nó thỏ đế. Đựơc rồi nhé! Hết mùa hè này biết tay tao.
Thấy Nam Hoa ướt sũng, ông Tài la trời, bảo đi tắm lại, thay quần áo phơi ngay, kẻo bà chủ bất chợt xuống là chết. Hôm ấy ông Tài gọi điện thoại về nhà ông chủ xin phép cho Nam Hoa ở lại chơi trên kho số 1 đến chiều về vì Dế Mèn đang muốn anh Nam Hoa dạy thêm toán.
Sau đó, mặc kệ Nam Hoa kéo tay năn nỉ, ông Tài vẫn phết vào mông Dế Mèn năm cây, tóe đom đóm, con bé mặt tái xanh, nhưng không khóc, thằng Nam Hoa rơm rớm nước mắt, miệng méo xệch, Dế Mèn ngoan ngoãn vòng tay xin lỗi cha, rồi kéo thằng Nam Hoa chạy vô kho, nó đang bận cái quần đùi ông Tài, lưng rộng phải túm lại bằng dây thun, một cục trước bụng.
- Anh giận em không?
- Không. Dế Mèn đau không?
Con bé xuýt xoa:
- Đau lắm. Nhưng vẫn cứ lời, em chịu năm roi, anh biết bơi, lợi hơn nhiều.
Nam Hoa nghe lý luận của Dế Mèn mà cứ ngớ ra. Mấy đứa bạn ƯNG nó có đứa nào như Dế Mèn đâu, chịu thiệt thòi về mình để nó nhận cái lợi.
- Dế Mèn! Mai anh đem kẹo đến cho mi.
Con bé cười rúc rích:
- Hối lộ em hả? Anh mà xưng mi, anh phải xưng em.
- Anh gọi không được. - Nam Hoa ấp úng nói.
Con bé lại cười:
- Vậy cứ gọi mi tao, miễn lòng anh ƯNG em là được rồi, em vui lắm, vì anh ở với Dế Mèn hoài, đến lúc anh học em mới buồn, vì đón anh hoài mà cả tuần có khi anh đến chỉ hai lần.
- Hoài! Hoài! Hoài!
Cái tiếng ấy dội vào tiềm thức Nam Hoa khiến anh sực nhớ. Cô gái ngất xỉu có đôi mắt khiến anh nôn nao bứt rứt ấy tên Hoài, mà lúc nãy ngồi ở nhà bà Sang anh cũng nghe nhắc đến Hoài. Anh Đức chở chị Hoài đi khám bệnh. Thế này nhé! Cô đi khám chụp phim phổi đi... Một sự trùng hợp ngẫu nhiên về tên người hay đúng là cô gái dó? Cô ta cũng bệnh, cũng đi khám chiều nay, Đức là tổ trưởng của Toàn, nhưng là gì của cô gái?
Nam Hoa! Mày điên rồi à? Có liên quan gì tới mày? Nếu đúng cô gái ngất xỉu ở đây, nếu đúng họ là gì của nhau? Anh bực tức nhổm dậy, chạy vào phòng tắm, nước từ gương sen tỏa ra mơn man khắp người khiến anh tỉnh táo, lấy khăn lau khô người, anh sực nhớ chưa lấy y phục thay. Quấn chiếc khăn ngang người, Nam Hoa ra khỏi phòng tắm, anh chợt đỏ mặt đứng sựng. Âu Dương Diễm Quỳnh đang bước vào, mắt tròn xoe nhìn anh. Nam Hoa lúng túng, Diễm Quỳnh sượng trân.
- Xin lỗi ông Bạch!
Cô lui ra khép cửa, Nam Hoa thay nhanh áo quần. Quái quỷ! Mình đã nói cô ta đi ăn cơm với Thiếu Kỳ đừng chờ mà.
Anh nhìn ra cửa kính, ngoài phố đã lên đèn. Anh cầm máy sấy, thản nhiên sấy khô tóc, mặc kệ Diễm Quỳnh đứng chờ.
Anh mở cửa, đã chỉnh tề trước mặt cô thư ký không chê vào đâu được.
- Tôi không thích lay-ơn đỏ, cô bảo người của khách sạn thay đi.
- Vâng, thưa ông Bạch.
- Cô và Thiếu Kỳ chưa đi ăn?
- Ông Kỳ nói chờ ông, thấy đã mười tám giờ, ông vẫn chưa ra, ông Kỳ nói tôi vào xem ông có đau không.
Nam Hoa qua phòng khách, những đóa cúc đại đóa trắng tinh khiết ở bàn khiến anh dịu lòng, màu trắng bao giờ cũng khiến anh yêu thích.
Thiếu Kỳ hỏi:
- Anh có gì không?
Tay Nam Hoa bất giác vuốt lên đóa cúc trắng.
- Không có gì, tôi gặp vài người quen cũ của gia đình.
- Anh muốn ăn cơm ở đâu?
- Một restaurant nào ở bờ sông đi. Cô Diễm Quỳnh nói ngay với quầy tiếp tân, trước lúc tôi trở về, thay hoa trong phòng tôi. Bất cứ hoa gì miễn màu trắng.
Mấy Nẻo Đường Yêu Mấy Nẻo Đường Yêu - Mỹ Hạnh