Số lần đọc/download: 2881 / 5
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:40 +0700
Chương 5
N
ắng đau giờ chiều thật gắt. Không khí ngột ngạt làm ai cũng thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Đám nhân viên trong quán quay ra rủ nhau chơi đánh bài tiến lên. Khách vắng nên bà chủ cũng dễ dãi làm ngơ.
Song Lan không biết chơi bài, cô ngồi dựa bên quầy nghe nhạc. Cái thú tuyệt nhất mà cô có được với công việc làm thêm này là âm nhạc.
Quán có rất nhiều dĩa nhạc hay, chất đầy trong một cái phòng máy nhỏ cạnh quầy pha chế. Ban ngày mở nhạc Việt Nam, buổi tối thì thường là nhạc ngọai quốc. Bài nào cũng được chọn lọc kỷ càng.
Song Lan thích nghe nhạc ban ngày hơn, vốn liếng tiếng Anh của cô kém cỏi, nên không kịp hiểu mấy lời bài hát ngọai, vả lại âm thanh ồn ào của thứ nhạc này cô không thích lắm. Cô chỉ chuộng nhạc Việt Nam, âm điệu êm đềm, lời cũng đậm đà, y vị. Nhất là những bài có hơi hưởm dân ca hoặc đồng quê.
Anh chàng ở gian phòng máy thì lại có cái gu mê điệu sloqu. Anh ta thường chọn những bài tình ca của Trịnh Công Sơn, cách ngồi cũng mang dáng vẻ suy ngẩm của triết gia, giống y cái tướng cao nhồng, ốm yếu và cập kính cận dày cộm của anh.
Giàn máy tốt nên âm thanh của bài "Một cõi đi về" vang lên trong lúc này thật tuyệt vời. Giọng nam trầm trầm man mác làm Song Lan mê mãi lắng nghe.
Cho đến khi bà chủ hắng giọng gói, cô mới nhớ đến phận sự của mình.
Một trong hai người khách mới vào có vẻ ngạc nhiên khi thấy cô:
- Cháu làm việc ở đây à?
Nhận ra đây là ông Anh, người trọ chung nhà mà có lần cô gặp mặt, Song Lan cũng gật đầu chào ông:
- Dì Bính giới thiệu cho cháu.
Ông Anh gật gù. Quay trở lại gã đàn ông trẻ có nước da đen nhem ngồi cạnh, ông nói:
- Hình như hôm qua cháu có gặp Trịnh Huy rồi phải không? Chúng ta ở chung một tầng đấy.
Nhìn qua, Song Lan cười nhẹ:
- Cháu đã gặp qua rồi ạ.
Giờ đây, với ánh nắng chói chang ban ngày, cô đã nhận ra gã là người hàng xóm cộc tính. Chẳng những vậy, cô còn nhận ra hắn cũng chính là người có thái độ giễu cợt khinh người đi chung với anh chàng mắt kính ngồi cũng cái bàn này hôm nào. Tên khách đầu tiên của công việc chạy bàn của cô, nhưng cũng là người đem cô ra làm trò ngạo.
Có lẻ bửa nay đi với ông Anh, nên hắn ăn mặc chỉnh tề hơn. Áo sơ mi quần áo đàng hòang, mớ tóc dài cũng được chải và cột gọn sau ót.
Không thèm nhìn hắn lâu, cô hắng giọng hỏi ông Anh:
- Thưa, chú uống gì ạ?
Ông quay sang Trịnh Huy:
- Con uống gì đây Huy?
Gã cất cái giọng khàn khàn cố hữu:
- Dạ, cà phê đen.
Ông Anh ngẩng lên:
- Một đen một đá nhe cháu.
Song Lan dạ nhỏ, cô lùi vào trong. Vài phút sau cô mang khay nước ra. Đến bàn, vừa đặt khay xuống, cô đã thấy gã tên Huy ngấm nghía đầu dưới chân mình rồi tủm tỉm cười.
Cô cũng bất chợt lia mắt xuống. Khi biết ra thứ hắn nhìn châm chú là đôi sandal củ của mình, cô hiểu ra ý tứ của cái cười kia nên mím môi lặng thinh bo tung thu trên khay ra.
Như nhận thấy có gì khác lạ trên nét mặt của Song Lan, ông Anh đưa mắt nhìn từng người, từ cái cười của Trịnh Huy đến gương mặt kém tươi của Song Lan. Cuối cùng không đóan ra, ông đành lên tiếng:
- Gì vậy? Bộ cả hai vẫn còn chuyện xung đột à?
Trịnh Huy cười cười:
- Đâu có gì chú.
- Không có gì? Vậy sao con cười?
Gã thanh niên dừa ghe cười vang:
- Trời đất, bộ con cười mà chú cũng cấm?
- Chú không cấm, nhưng cái cười của con hiện giờ hình như có vấn đề.
Trịnh Huy nhún vai, hắn rút điếu thuốc cấm trên môi như để khỏi trực tiếp trả lời thắc mắc của ông.
Thấy vẻ ẩn nhẫn của Song Lan, ông Anh liền hỏi cô:
- Nó trêu chọc cháu hả?
Không muốn phiền phức, Song Lan lắc đầu:
- Dạ, không có gì đâu ạ!
Ông Anh lại hắng giọng:
- Hôm qua nghe nói nó làm cháu sợ dữ lắm phải không?
Liếc khẻ về dung dung nhả khói của Trịnh Huy, cô đáp nhỏ:
- Cháu sợ chút thôi, nhưng bây giờ hết rồi.
Ông Anh gật đầu:
- Chưa biết nhau nên hiểu lầm vậy thôi, cháu đừng ngại nhé.
Song Lan dạ nhỏ. Cô muốn vào trong, nhưng ônh Anh giữ cô lai. Chỉ cho cô cái ghế trong bàn ngụ ý muốn mời cô ngồi, ông hỏi:
- Cháu làm ở đây có được không?
Song Lan không ngồi ghế, cô cầm khay đứng cạnh để trả lời ông:
- Dạ, cũng tạm chú ạ.
Ông gật gù:
- Bà Bính cũng khá quan tâm đến cháu đấy nhỉ. Giới thiệu cho người quen, mà lại gần nhà.
Bổng nhiên, ông chép miệng nói băng quơ:
- Thật ra trọ chung nhà, chung tầng, có thể xem như có chút duyên.
Chúng ta nên đối xử hòa hộp thân thiện với nhau là tốt nhất. Người ta nói bà con xa không bằng láng giềng gần mà, phải không hai đứa?
Song Lan chưa kịp hiểu hết ý ông thì Trịnh Huy chợt búng tàn thuốc cười:
- Chú làm như con ở luôn cái nhà trọ đó vậy.
Ông Anh quay lại ngạc nhiên:
- Con chịu về nhà rồi à?
- Không có. - Trịnh Huy ngắt ngang lời ông. Giọng gả trở nên cộc lóc:
- Vậy sao con nói...
- Con có nói về đâu - Trịnh Huy ngắt lời.
Ông Anh nghiêm giọng:
- Không về nhà thì tính dọn đi đâu nữa? Chuyện của bà Bính sáng nay chú đã nói được rồi, con cứ ở đó, đâu có sao. Con không lỗi lầm gì, cứ ở bình thường, có gì phải ngại?
Trịnh Huy nhún vai không đáp.
Nhận thấy câu chuyện chuyển qua không khí nặng nề, và có lẻ phần nào dính dáng đến mình, Song Lan tìm cách tháo lui:
- Chú và anh uống nước ạ, cháu vào trong làm việc.
Cả hai người đàn ông không ai lên tiếng, chỉ có cái gật đầu của ông Anh như thay cho sự đồng ý. Song Lan thầm thở phào, cô quay người đi nhanh vào trong.
Cô chẳng hiểu họ đang nhăn mặt nhăn mày vì chuyện gì, những câu khi nãy của ông Anh giúp cô hiểu ra lý do làm ông có vẻ bực dọc ngầm với cô.
Vậy là tiên đóan của chị Hà có phần đúng. Bà Bính quả thật đã viện cái vụ Ồn ào không đáng sáng hôm qua để yêu cầu gã Trịnh Huy kia dọn đi. Có lẽ ông Anh đã về kịp lúc để can thiệp. Hèn gì mà ông có vẽ gì đó như trách cứ cô. Mà thật ra cô cũng đâu có lỗi gì nhỉ.
Một hai nhóm khách vào quán cắt đứt luồng suy nghĩ của cô. Song Lan quay lại với công việc mất một lúc. Chừng quay lại cái bàn dưới gian hai đặng để tính tiền, cô không thấy ông Anh còn ở đó nữa.
Miệng ngẩm điếu thuốc còn cháy đỏ, Trịnh Huy móc ví ho hung đưa cho Song Lan tờ giấy bạc. Cô quay vào quầy chóc lát trở ra. Đưa lại cho gã mớ tiền lẻ, cô ngập ngừng:
- Anh cho tôi... xin lỗi.
Trịnh Huy ngạc nhiên:
- Về chuyện gì?
Cô hắng giọng:
- Tôi biết vì chuyện sáng hôm qua mà anh bị dì Bính làm khó. Thật tình hôm qua tôi sợ quá nên mới la rùm lên như vậy. Tôi... không biết chuyện không đáng như vậy mà anh lại bị phiền phức.
Dụi mẫu thuốc vào gạt tàn, hắn lắc đầu:
- Thôi, không có gì đâu, tôi đâu trách cô.
- Nhưng tôi...
Hắn cười ngắt lời cô:
- Chắc thái độ của chú Anh làm cô ngại chứ gì? Chú ấy dễ bực dễ nguội lắm, đừng sợ. Vả lại, không phải lỗ của cô thì ngại cái gì.
Câu nói của hắn vô tình lại gióng lời của ông Anh khi nãy. Ong Anh bảo hắn không có lỗi thì sao lại ngằn ngại, hắn cũng nói cô như vậy. Mà cũng phải, cô và hắn đâu ai lỗi gì. Nếu hắn hiểu như thế thì cô cũng thấy nhẹ lòng.
Hắn đứng lên lơ đểnh nói:
- Có điều tôi vẫn còn ở cạnh phòng với cô. Nếu mai mốt ra vô có gặp nhau, dù mặt mũi tôi có bậm trợn thật nhưng cô đừng có quá sợ hải mà hét lên như sáng qua là được rồi.
Hắn đi rồi mà Song Lan còn lựng khựng với câu nói không biết là mai mĩa hay trêu chọc ấy. Cô thật tình ấy nấy vì chuyện dính dáng đến mình nên đến xin lỗi, Trịnh Huy lại dửng dưng và ngạo mạn quá.
Quay vào trong, cô lắc đầu. Người thành phố quả thật có cách xử xự lạ lùng và phức tạp, cô không tài nào hiểu nỗi.
Nghĩ đến những năm tháng dài sau này, cô còn phải thích ứng để sống và học tập ở đây, cô cảm thấy ngày khó khăn đầy dậy. Nhất là với cái tính thật thà chậm hiểu của cô nữa.
Chắc chắn là gian nan lắm đấy. Cô thầm thở dài.
Thế là Song Lan đã đậu vào trường Sân Khấu Điện Ảnh. Tin mừng này đến với cô vào một sáng thứ ba, ngày nghỉ trong tuần của cô.
Cầm thư báo trên tay, cô mừng đến muốn khóc.
Bà Bính sau khi trao phong thư kín ấy cho cô, đã cố ý đứng gần chờ xem kết quả. Khi cô quay lại bà với gương mặt ngẩn ngơ xúc động, bà tíu tít chúc mừng và hối chị Hà gọi một dĩa cơm tấm đặc biệt cho cô.
- Tôi đãi nhé - Bà tuyên bố - Coi như tôi mừng cho cô. Cô thật giỏi quá, vậy là đã đậu được rồi.
Song Lan ngại ngùng từ chối thì bà làm vẻ mặt giận dỗi:
- Cô làm gì vậy, chỉ là dĩa cơm thôi mà, chẳng lẽ tôi muốn tỏ ý chúc mừng mà cô cũng không nhận sao?
Bà nhiệt tình quá làm Song Lan cũng đành cảm ơn mà nhận lấy. Chỉ vài phút sau, chị Hà đã mang về một dĩa cơm đầy.
Trong khi cô trố mắt nhìn dĩa cơm, bà Bính cười:
- Chỉ là cơm sườn bì chả thêm cái trứng ốp la thôi mà.
Song Lan chắt lưỡi:
- Thức ăn nhiều gấp mấy lần, nhiều quá dì ơi!
Bà Bính khoát tay hồ hởi:
- Ờ thì coi như ăn hết dĩa cơm này, là cô cũng học hết chương trình và đậu cao khi ra trường vậy mà. Ráng lên nha, tôi sẽ đợi khi cô ra trường làm đào chính đó. Lúc đó nhất định tôi sẽ đổi lại dĩa cơm hôm nay bằng một cái vé hát hạng nhất.
Song Lan cười ngượng nghịu:
- Con cũng sẽ ráng, nhưng chưa biết học xong ra trường có được đóng đào chính ngay không nữa.
Bà Bính động viên:
- Ráng học cho giỏi, ra trường đậu cao chắc là được mà. Gì chứ tôi có thể đoán trước cô thế nào cũng thành công. Cô trẻ tuổi, vừa có sắc, vừa có tài, vai đào chính không giao cho cô thì giao cho ai.
Song Lan mắc cở chỉ biết cười. Bà Bính lại nói:
- Không biết sau mấy năm cô học xong cải lương sẽ ra sao, mong rằng sẽ khá hơn tình hình bây giờ.
Gương mặt Song Lan chợt trầm lặng hẳn, cô gật nhẹ đầu:
- Con cũng mong như vậy, chứ với tình hình cải lương mất dần sân diễn như bây giờ thì buồn lắm.
Cô thở dài:
- Người ta nói thời buổi hiện đại này, sân khấu cải lương không còn khán giả nữa.
Bà Bính lắc đầu:
- Ai nói? Khán giả cải lương vẫn còn nhiều lắm, đâu có mất được. Tôi tin rằng còn thiếu gì những người như tôi nè, mê cải lương cho tới chết.
Bà Bính bùi ngùi:
- Tôi là dân coi cải lương mỗi ngày hồi xưa coi đến thuộc cả lời ca luôn. Vậy mà bây giờ nằm nhà coi mấy cái băng video, thật tình không thích lắm đâu. Được vào rạp coi người sống động thấy thích hơn nhiều.
Mắt bà trở nên xa xăm:
- Tôi nhiều lúc thấy tiếc cái hồi xưa làm sao đâu. Hồi đó rạp nào cũng có đoàn cải lương xoay tua diễn, tha hồ mà coi. Nội Sài Gòn cũng có cả chục đoàn, mỗi đoàn trụ một tuần sáu ngày là tôi cầm quạt đi coi đủ sáu ngày. Thật đã!
Bà chép miệng:
- Bây giờ rạp hát cái thì làm hotel, cái thì chỉ toàn là hát đại nhạc hội gì đó, thấy mà buồn.
Song Lan chùng giọng:
- Thật ra gia đình con cũng có máu mê cải lương. Bà ngoại thấy con thích nên khuyến khích con lên đây học và theo nghề. Cải lương là niềm ao ước của con, con nhất quyết học để theo nghề, dù biết chắc rằng khi ra trường sẽ gian nan lắm.
Bà Bính an ủi:
- Thích thì mình cứ theo đi cô ạ, từ từ ra trường mình tính sau. Nếu tới khi ra trường, sân khấu cải lương vẫn chưa khá hơn, mình làm nghề khác. Cho dù phí mất mấy năm học hành thật nhưng học cho tới nơi tới chốn cái nghệ thuật mình thích thì cũng hả dạ. Chuyện không theo nghề được chỉ là hoàn cảnh thôi mà, phải không?
Song Lan nhìn bà cảm động:
- Con cũng có suy nghĩ như vậy đó dì. Nếu mai mốt không theo với nghề, con vẫn hài lòng với mấy năm học của mình hôm nay.
Bà Bính gật gù. Song Lan nhìn bà nhỏ nhẹ:
- Con may mắn khi đến đây trọ Ở nhà dì. Dì thật tốt. Con cám ơn dì! Dì giúp đỡ con nhiều, lại còn an ủi khuyến khích con nữa.
Bà cười:
- Có gì đâu. Nói thật với cô nghen, tôi cũng chẳng tốt gì với ai đâu. Có điều thấy cô chân chất hiền lành, không màu mè, không học đòi như nhiều đứa con gái khác, nên tôi có cảm tình.
Và bà nháy mắt:
- Thêm nữa là tôi với cô cùng đào cải lương mà. Không hạp với nhau sao được, phải không?
Song Lan phì cười trước sự thẳng thắn bộc trực của bà. Bà ưu ái cô nhưng không muốn nhận lời cám ơn của cô.
Bất chợt như nhớ ra, bà Bính ồ lên một tiếng:
- Tôi quên mất, cứ ngồi kế bên cô càm ràm hoài, làm nãy giờ cô chưa ăn được chút nào.
Bà đứng dậy cười:
- Thôi cô cứ tự nhiên ăn sáng đi, tôi không nói nữa đâu. Hôm nay cô nghỉ làm, vậy chút tối đi coi cải lương với tôi nghen, rạp Đại Đồng có đoàn tỉnh lên diễn. Để tôi kêu con Hà đi mua vé.
Bà nhìn quanh rồi chép miệng:
- Không biết con nhỏ này đi nhiều chuyện ở đâu rồi.
Miệng phàn nàn, bà đi ra ngoài xóm. Còn Song Lan ngồi lại trước dĩa cơm đầy ứ. Đặt bức thư báo còn cầm khư khư trên tay xuống bàn, cô cứ nhìn nó mà lơ ngơ hết ngẫm nghĩ rồi lại cười một mình.
Vậy là cô đã qua được chuông đầu rồi đó. Từ đây cánh cửa trường Sân Khấu đã mở ra cho cô. Việc học hành trước mắt sẽ còn lắm khó khăn, nhưng cô quyết tâm vượt qua.
Cô sẽ vừa học vừa làm thêm vừa tự lập vừa theo đuổi nghiệp cầm ca, sống đúng với ao ước của mình. Mai này thành nghề về khoe với ngoại, diễn cho ngoại coi, còn gì thích bằng.
Cô sẽ viết thư về, báo cho ngoại biết tin này. Chắc là ngoại mừng ghê lắm, đứa cháu gái của ngoại đã đậu rồi. Nếu cô về bên ngoại, chắc chắn ngoại sẽ ôm cô vào lòng mà hết lời khen ngợi đứa cháu cưng.
Cái bụng trống rỗng buổi sáng thúc giục làm cô nhớ đến dĩa cơm đầy ắp thức ăn trước mặt.
Cứ xem như đây là những khó khăn gian nan của khóa học và những ngày vừa học vừa làm mai này, cô nhủ lòng nhất định phải vượt qua nó mới mong đạt được ước vọng của mình.
Thế rồi như một chiến sĩ hăng hái, cô hít một hơi dài, cầm muỗng nĩa lên, và bắt đầu thanh toán dĩa cơm.