Never judge a book by its movie.

J.W. Eagan

 
 
 
 
 
Tác giả: Winfred Burchett
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Hữu Mạnh
Upload bìa: Julius Trev
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1690 / 37
Cập nhật: 2016-12-18 07:44:43 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4: Sự Lôi Cuốn Của Đông Dương
ường như không thể tin được, nhưng thực sự chẳng có gì đáng nghi ngờ. Con người mảnh khảnh với chòm râu dài từ trong cánh rừng bước ra, gậy cầm tay, áo vắt vai, không phải ai khác mà chính là Cụ Hồ Chí Minh truyền thuyết. Được người Pháp đưa tin đã chết đến vài chục lần. Cụ vẫn ở đó, tay đang rộng, mảnh dẻ, nhưng không thể nào nhầm được. Không thể nào quên được buổi gặp gỡ dầu tiên đó, với vẻ ấm cúng và thông minh trong đôi mắt nâu thẫm của Người, đúng một tuần kể từ khi tôi rời Khai Thành, nghỉ vài ngày ở Bắc Kinh để thăm Vét-xa và bé Pi-tơ. Đầu tiên, Cụ Hồ Chí Minh hỏi thăm về sức khỏe của tôi không phải là để xã giao lịch sự mà thực sự là để xem tôi có bị kiệt sức sau nhiều năm ở Triều Tiên và sau chuyến đi dài ngày từ Bắc Kinh đến không?
Trên đường đến Việt Nam, tôi nghe đài sóng ngắn và thấy rằng phần nhiều tin từ Hà nội bị Pháp chiếm đóng đều nói về một địa điểm gọi là Điện Biên Phủ. Người Pháp đã chiếm được địa điểm này làm một căn cứ để tấn công Việt Minh từ phía sau và để quét sạch các sở chỉ huy của họ. Câu hỏi rõ ràng đầu tiên là điều gì đang xảy ra ở Điện Biên Phủ? Bác Hồ lật ngửa mũ lưỡi trai che nắng của Người xuống bàn, đưa mẩy ngón tay mảnh khảnh vòng quanh vành mũ, Bác nói: “Đây là rừng núi, nơi có các lực lượng của chúng tôi. Dưới kia là thung lũng Điện Biên Phủ, ở đó là người Pháp với những đội quân tinh nhuệ nhất. Họ sẽ không bao giờ ra được - tuy có thể mất một ít thời gian”
“Một Stalingrad Đông Dương?”
“Trên một phạm vi khiêm tồn, vâng, hơi giống như Stalingrad”.
Như tôi đã phát hiện trong nhiều cuộc gặp về sau nét điển hình ở Cụ Hồ Chí Minh là chỉ với một vài từ, hoặc một vài hình ảnh, Cụ có thể trình bày được những vấn đề rất phức tạp. Hình ảnh những quân tinh nhuệ nhất của đội quân viễn chinh Pháp lại nhốt vào đáy mũ lưỡi trai của Cụ sẽ là cuộc chiến đấu lịch sử Điện Biên Phủ khi lên đến đỉnh cao. Tại trụ sở trong rừng, tôi gặp ông Phạm Văn Đồng mảnh dẻ với đôi mắt sâu rực cháy, đang bị bệnh sốt rét kinh niên và hậu quả của 6 năm bị giam cầm tại “Hòn đảo địa ngục” Côn Đảo dày vò. Ông rất thích thú nghe kể về các cuộc đảm phán ngừng bắn ở Triều Tiên, nhất là những cuộc đàm phán chính trị ở Bàn Môn Điếm sau khi ký hiệp định ngừng bắn. Ông sẽ sớm đi Giơ-ne-vơ để lãnh đạo phái đoàn Việt Minh tại hội nghị nhằm chấm dứt chiến tranh ở Dông Dương.
Người thông báo cho tôi về bối cảnh của cuộc chiến tranh và về tình hình hiện nay, trả lời những câu hỏi của tôi là ông Xuân Thuỷ, mà 23 năm sau lại dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ Cộng hoà, tại Hội nghị Paris để giải quyết một cuộc chiến tranh khác ở Việt nam. Người duy nhất trong các nhà lãnh đạo chính mà tôi không được gặp trong chuyến thăm đầu tiên là ông Võ Nguyên Giáp, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Việt Minh. Cụ Hồ Chí Minh giải thích có vẻ như xin lỗi: “Lúc này đồng chí Võ Nguyên Giáp đang bận việc gì đó”.
Một vài ngày sau, lực lượng của tướng Giáp, dưới sự chỉ huy tại chỗ của ông, đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào các tiền đồn bảo vệ khu căn cứ chính của Pháp ở Điện Biên Phủ. Cuộc chiến đấu thực sự bắt đầu khi tôi ở trụ sở của Cụ Hồ Chí Minh. Tôi đến Việt Nam hầu như là tình cờ. Những cuộc đàm phán chính trị ở Bàn Môn Điếm đột ngột chấm dứt khi Trưởng phái đoàn Trung Quốc Hoàng Hoa (về sau trở thành Ngoại trưởng) đã mô tả cách tiến hành đàm phán của Mỹ là “một điều xảo trá trắng trợn”. Ác-tơ Đin, đứng đầu phái đoàn Liên hợp quốc, xem đó là một sự xúc phạm đối với danh dự của nước ông ta và cũng bỏ hội nghị.
Hội nghị Ngoại trưởng ở Berlin đã đi đến thoả thuận triệu tập một hội nghị đặc biệt lại Giơnevơ để thảo luận vấn đề Triều tiên. Người ta cũng đồng ý một công đôi việc ghi thêm vào chương trình việc thử giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương. Lúc đó A-lan Uyn-min-tơn có khó khăn về vấn đề hộ chiếu, cho nên tờ Công nhân hàng ngày của London yêu cầu tôi theo dõi Hội nghị đó. Vì tôi chẳng biết một tý gì về cuộc chiến tránh ở Đông Dương nên tôi thấy cần thiết phải nắm được một số bối cảnh có cơ sở hiểu biết khi các cuộc đàm phán bắt đầu ở Giơ-ne-vơ.
Chuyến đi thăm Việt Nam đầu tiên đó nhất thiết là phải ngằn, chỉ 2 tuần thôi. Tôi đã tranh thủ gặp các cán bộ cấp cao để thảo luận những mặt khác nhau của cuộc đấu tranh. Vào lúc đó cũng như từ đó về sau, cả những người Việt Minh ở miền Bắc cũng như 10 năm về sau, những người Việt cộng ở miền Nam, tôi chưa hề gặp một nhà cách mạng Việt Nam nào khoác lác hoặc lạc quan tếu. Nêu có ai đó không đúng thì thường chỉ ở khía cạnh tuyên bố thấp hơn tình hình thực tẻ... Những nhận thức và ấn lượng sâu sắc của tôi đã được hình thành không chỉ do các cuộc trao đổi với các cán bộ cấp cao và những báo cáo chi tiết của họ, mà còn thông qua các cuộc đi thăm ở nông thôn, từ những xã ven đồng bằng sông Hồng đến những xã dọc con đường tiếp viện chính đến Điện Biên Phủ. Nếu quân Pháp có thể thấy được những điều xảy ra ban đêm trên các con đường vượt qua đèo núi để đến chiến trường quyết định đó, thì sự sửng sốt của họ khi bất ngờ bị dội pháo sẽ giảm đi rất nhiều. Nông thôn yên tĩnh và thụ động dường ấy nhất là nhìn từ trên không và vào lúc ban ngày, đã sôi sục lên vì hàng trăm nghìn hoạt động vào ban đêm. Từ xe tải đến xe bò, từ xe đạp đến lưng con người, mọi hình thức có thể nghĩ ra được để chở hàng tiếp tế đều đã vượt qua rừng, lên núi xuống dốc, tiến vào Điện Biên Phủ”.
Đạn được qua đường Trung Quốc vào và một số từ chính các xưởng của Việt minh, gạo mua từ đồng bàng sông Hồng, mọi thứ cần thiết để cung cấp và nuôi bộ đội chiến đầu đều đưa vào Điện Biên Phủ qua những đoàn vận chuyển ban đêm vô tận. Trước rạng đông và trước khi máy bay trinh sát phát hiện, con đường tiếp vận có được nguỵ trang bằng những bụi cây mà người ta sẽ dẹp đi khi các đoàn vận tải lại tiếp tục di chuyển n khi trời tối. Chỉ ban đêm người ta mới có cảm giác là cả một dân tộc đang có chiến tranh, ít nhất là ở những khu vực mà tôi đã đến trong 2 tuần đó. Tuy có nhiều dịp tôi chỉ đi cách các vị trí của Pháp một hoặc vài dặm, nhưng tôi chẳng có cảm giác gì về sự có mặt của Pháp, trừ những máy bay của họ bay ban ngày.
Cuộc đấu tranh không phải chỉ đóng khung trong các vấn đề quân sự. Nó đã đến giai đoạn mà sự ủng hộ của quần chúng nông dân sẽ là quyết định trong cuộc chiến đấu tuyệt đỉnh hình thành ở Điện Biên Phủ. Cụ Hồ Chí Minh giải thích rằng để giành được sự ủng hộ đó, người nông dân phải thấy được lợi ích của họ đang chiến thắng.
Do đó khi nông dân xã Hùng Sơn, tỉnh Thái Nguyên, là nơi mà Cụ Hồ đóng trụ sở, làm lễ đốt văn khế ruộng đất và giấy nợ đã từng ràng buộc họ vào bọn địa chủ đã bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất, thì tôi dã cớ mặt. Đó là một buổi lễ đầy xúc động tổ chức vào ban đêm vì ban ngày máy bay địch làm chủ bầu trời. Một cơn mưa sương không thể làm giảm nhiệt tình của nông dân ngồi quanh đống lửa, và cũng không thể làm tắt ngọn lửa bùng sáng lên mỗi khi cò một đống giấy được vứt thêm vào đó. Đó là một trong những phút long trọng nhất mà tôi tình cờ thấy được trong quá trình diễn biến của lịch sử.
Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã đến trụ sở của Cụ Hồ Chí Minh, nơi đây có khoảng vài chục nóc nhà tre lợp tranh dựng rải rác trong rừng để tránh thiệt hại nặng nếu bị ném bom. Với tư cách là người đứng đầu của phong trào kháng chiến Pa-thét Lào của nước Lào láng giềng. Xu-pha-nu-vông đến dự cuộc họp để phối hợp chiến lược ở Giơ-ne-vơ. Là một con người mạnh khỏe đầy sức sống, có nghị lực, ông đã từ bỏ cảnh sung túc của triều đình ở Lu-ăng Pra-băng để sống một cuộc sống khắc khổ, nguy hiểm ở rừng núi. Cũng giống như Cụ Hồ Chí Minh, ông là một người biết nhiều thứ tiếng.
Ông xem xét lại tình hình ở Lào, nhấn mạch sự phối hợp chặt chẽ giữa cuộc đấu tranh ở Việt nam và cuộc đất tranh ở Lào. Ông khẳng định việc đó sẽ được phản ánh trong cuộc chiến đấu này cần phát triển tại Điện Biên Phủ cũng như tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Tôi được tặng một bản đồ vẽ tay chi tiết của Việt Nam dài 6 bộ, rộng 3 bộ Anh tô bằng ba màu để làm quà khi tôi ra đi: màu đỏ là những khu vực do Việt Minh kiểm soát chặt; mầu vàng là khu vực du kích, nghĩa là nơi mà du kích kiểm soát ban đêm và Pháp có thể hoạt động ban ngày; màu xanh là khu vực còn dưới sự kiểm soát chặt của Pháp. Khi so với số ít bản đồ tình hình mà Pháp công bố thỉ có vẻ như Việt Minh quá lạc quan.
Tôi rời Việt Nam so với lúc mới đến, ít ra cũng hiểu rõ hơn về các vấn đề của Đông Dương như: tinh thần của nhân dân, chất lượng lãnh đạo ở Việt Nam và ở Lào.
Có nhiều việc phải ngẫm nghĩ trên chuyến đi dài ngày đến Bắc Kinh và một chuyến đi còn dài hơn, lần này với Vét-xa, trên tàu tốc hành xuyên Siberi đi Moscow và sau đó đáp máy bay đi Giơ-ne-vơ. Đó là một chuyện đi lý thú, một dịp nghỉ chữa bệnh rất cần thiết và thay đồi chế độ ăn sau 2 năm rưỡi cơm dưa muối ở Triều Tiên. Trong những ngày đó, phải mất 7 ngày đêm để chạy qua quãng đường từ hồ Bai-can xuyên Xi-bê-rí đến U-ran, mà chỉ có 10 phút nghỉ ở những ga xa nhau nhất.
Tại Giơ-ne-vơ, mặc dù không quên kinh nghiệm ở Bàn Môn Điếm, chúng tôi vẫn tìm Kiều Quán Hoa và hỏi xem anh ta dự đoán cuộc họp sẽ kéo dài bao lâu. Anh ta mím môi, chớp mắt và nói: “3 tháng”. Một vài ngày sau, khi chúng tôi báo cho một vài bạn đồng nghiệp ở Bàn Môn Điếm rằng chúng tôi đã thuê một căn phòng trong 3 tháng, họ đều nói: “Các bạn điên rồ à?”. Trên thực tế, lần này Kiều Quán Hoa nói đúng. Cuộc hội nghị đã kéo dài gần như đúng 3 tháng.
Trong các cuộc thảo luận non để đẩy hiệp định ngừng bắn lên một hiệp ước hoà bình, mà tất cả những nước tham gia chiến tranh Triều Tiên đều tham dự, Giôn Pho-xtơ Đa-lét dùng mọi cố gắng chính để tổ chức một cuộc can thiệp kiểu Triều Tiên đề cứu người pháp ở Đông Dương. Ngoại trưởng Anh An-tô-ni I-dơn về sau tiết lộ rằng, tại một bữa tiệc tối ngày trước khi bắt đều hội nghị, Đa-lét kéo ông ta ra một mình để yêu cầu Anh ủng hộ cuộc tấn công bằng không quân của Mỹ xuống Điện Biên Phủ. I-đơn viết rằng đêm đó ông ta “lên giường với tâm trạng của một người băn khoăn, lo lắng: “Chúng ta rất có thể dễ rơi vào một cuộc chiến tranh không đúng, chống lại một đối tượng không đúng, ở một địa điểm không đúng”. Vào ngày tiếp theo, như I-đơn đã tiết lộ trong một phần hồi ký của ông ta tên là Full circle (Vòng tròn khép kín), Đa-lét cùng với Chủ tịch Tham mưu liên quân, Đô đốc Ác-tơ W. Rát-pho, còn đi xa hơn nữa bằng việc yêu cầu lực lượng không quân Hoàng gia cùng tham gia với lực lượng không quân của Mỹ trong các cuộc tấn công đó. I-đơn trở về London ngay để gặp Churchill và nói với Churchill rằng, ông ta không tán thành việc Mỹ tin rằng một sự can thiệp như vậy sẽ có hiệu quả hoặc có thể giới hạn chỉ trong việc tấn công bằng không quân. Ông ta trích lời Churchill tóm tắt lập trường như sau: “Điều mà người ta yêu cầu chúng ta làm là giúp vào việc lừa dối Quốc hội dể tán thành một hành động quân sự, mà bản thân nó không đem lại hiệu quả tích cực, nhưng lại có thể đưa thế giới đến vực thẳm của một cuộc chiến tranh lớn”.
Không được biết những chi tiết như vậy nên trong giai đoạn bàn về Triều Tiên của cuộc họp cánh nhà báo cảm thấy có cái gì đó ám muội đang xảy ra. Da-lét tự làm cho người ta chú ý trong ngày đầu tiên bằng việc không bắt tay Chu Ân Lai, do đó nói lên phong cách tham gia của Mỹ. Đa số áp đảo của Nhóm Mười Sáu, tên người ta gọi những nước tham gia chiến tranh Triều Tiên đã hai lần chấp nhận những đề nghị cho một giải pháp Triều Tiên một do Chu Ân Lai và một do Molotov đề nghị, để rồi cuối cùng bị các phái đoàn Mỹ -Nam Triều Tiên bác bỏ. Tướng Oan-tơ Bi-đen Mít, người thay Đa-lét sau vài ngày đầu, đề nghị rằng vấn đề Triều Tiên nên được chuyển cho Liên hợp quốc. Và như vậy là gạt Trung Quốc ra.
So với Bàn Môn Điếm thì đại diện báo chí ở Giơ-ne-vơ lại ở một mức độ rất khác. Trên chóp bu là những chuyên gia được chọn lựa cẩn thận của Bộ Ngoại giao Mỹ và Anh, không bao giờ vi phạm những nguyên tắc ngoại giao như Giô An xốp và các nhà viết bình luận khác, mà theo ông ta những đề nghị diều hâu nhất cũng chỉ được coi là quá bồ câu. Nhưng cũng có những nhà chuyên nghiệp chất lượng cao rất ngạc nhiên trước những biện pháp rất thô bạo của Đa-lét và nhóm của ông ta: những nhà báo, như Tôm Ha-min-tơn ở tờ Thời báo New York; Ri-sớt Ha-rít của tờ Thời báo London, Xây Phri-đen của tờ Diễn đàn nngười đưa tin New York; Giơ-nơ-vi-e Ta-bu-rix của Sở thông tin Paris, là những người mà hoạt động dũng cảm chống phát-xít và quốc xã trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai của họ đã làm cho ngành báo chí đi vào lịch sử; Pi-e Cuốc-ta-đơ người viết bình luận hằng ngày rất có uy tín của báo Nhân Đạo; và An-béc-lô Gia-cô-về-lô của tờ Unita của Đảng cộng sản Italy và nhiều người khác thuộc nhiều quan điểm chính trị khác nhau.
Tình hình xảy ra tại hội nghị đã làm cho không chỉ các nhà báo mà cả những nhà ngoại giao cũng thấy khó chịu. Se-xtơ Pton-ning, quyền trưởng đoàn của đoàn Canada bình luận rất hùng hồn về việc đó:
"Tôi nghĩ tôi đến tham dự một hội nghị hoả bình theo những đường lối đã được đề ra ở Berlin. Trái lại, điều được nhấn mạnh lại là sự cản trở việc thực hiện một giải phảp hoà bình. Tôi đặc biệt khó chịu về những tuyên bố, nhất là của Nam Triều Tiên được Mỹ ủng hộ, gây ấn tượng rằng hội nghị đã được triệu tập chỉ là để chứng minh rằng không thể có một giải pháp chính trị bằng thương lượng".
Ron-ning cũng dứt khoát về lý do tại sao phần thảo luận về Triều Tiên tại hội nghị đã bị thất bại. Nói đến đề nghị của Xmith chuyển vấn đề đó cho Liên hợp quốc giải quyết, khi mà thoả thuận sắp đạt được, Ron-ning viết:
"Chu trả lời rằng việc đó sẽ có nghĩa là Trung Quốc sẽ bị gạt ra khỏi các cuộc thương lượng thêm nữa, bởi vì Trung Quốc không có chân trong Liên hợp quốc và như vậy không thể có thoả thuận cuối cùng về Triều Tiên được. Không có ai lên phát biểu tại hội nghị nữa và hội nghị đã thất bại. Trước đây Đa-lét đã từng hùa với Lý rằng hội nghị sẽ chẳng đưa lại cái gì có thể chấp nhận được và ông ta đã giữ lời hứa".
Một khi vấn đề Triều Tiên đã bị gạt đi rỏi, thì hội nghị chuyển sang bàn bạc về Đông Dương. Ông Phạm Văn Đồng đến hội nghị ngày 4 tháng 5 năm 1954, được Molotov và Chu An Lai đón tại sân bay Giơ-ne-vơ. Tại một cuộc thảo luận ở Liên hợp quốc vài tháng trước đó Ngoại trưởng Pháp đã mô tả ông ta là một “con ma không có thật”. Mặc dù sức khỏe yếu, ông Phạm Văn Đông vẫn có “giá trị thực sự” khi ông bước ra khỏi máy bay. Thế nhưng Bi-đôn vẫn tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của ông trong một vài ngày đầu của cuộc thảo luận về Đông Dương bắt đầu từ ngày 8 tháng 5. Người đồng khí thân thiết của ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyên Giáp, đã trao lại cho ông một vũ khí hiệu nghiệm nhất, mà không phải bất kỳ nhà thương lượng nào cũng có thì dám nghĩ đến để đánh dấu sự bắt đầu của một hội nghị như vậy: Điện Biên Phủ thắng lợi hoàn toàn một ngày trước khi hội nghị đó khai mạc. Nhờ thời điểm tuyệt diệu của ông Giáp, kế hoạch Đa-lét nhằm quốc tế hoá cuộc chiến tranh đã thất hại. Việc ông ta đề nghị cho Bi-đôn một hoặc hai quả bom nguyên tử để dùng ở Điện Biên Phủ đã quá chén.
Sự kiện ít được biết này là do một nhà báo Pháp rất xúc động nói với tôi lại Giơ-ne-vơ, đã được Bi-đô nhắc tới trong quyển sách của ông ta Từ cuộc kháng chiến này sang cuộc kháng chiến khác. Tại một cuộc họp ở Paris giữa Bi-đôn, Đa-let và I-đơn ngày 23 và 24 tháng 4 1954, trước Hội nghị Giơ-ne-vơ, Đa-lét kéo riêng ông ta ra một chỗ và nói: “Và nếu tôi cho anh 2 quả bom nguyên tử để dùng tại Điện Biên Phủ thì sao?” Phản ứng của Bi-đôn là việc đó sẽ “gây nguy hại cho người bảo vệ hơn là cho kẻ tấn công”.
Rồi Bi-đôn tiếp tục hành động như thể ông ta đã có Mỹ và cả các cường quốc phương Tây là đồng minh của mình, nhưng thực tế thì ông ta không có như vậy. Ông ta có Đa-lét nhưng không có nước Mỹ. Và thậm chí cũng không có sự ủng hộ của đa số trong Quốc hội Pháp. Sau một tháng thảo luận một cánh vô bổ, Chính phủ Đa-ni-en Bi-đôn bị đổ và một tuần sau thì được thay bằng một Chính phủ do Pi-e Măng-đét Phrăng-xơ đứng đầu. Măng-đét Phrăng-xơ cam kết thương lượng hoà bình ở Đông Dương vào ngày 20 tháng 7, đúng một tháng sau khi nhận chức nếu không thì sẽ từ chức.
Từ Washington, Đa-lét còn hoạt động rất mạnh để ngăn cản giải pháp hoà bình và thiết lập một công cụ để thực hiện sự can thiệp quốc tế. Do đó, tổ chức hiệp ước Đông - Nam Á (SEATO) ra đời, mà ông ta hy vọng nó sẽ lao vào hành động đúng lúc để ngăn cản Pháp “đầu hàng”. Một cuộc họp trọng yếu giữa Đa-lét, I-đơn và Măng-đet Phrăng-xơ đã được tổ chức ở Paris ngày 12 và 13 tháng 7, một tuần trước hạn cuối cùng cho hoà bình hoặc là tan vỡ. Các quan hệ tốt đã được thiết lập giữa Măng-đét Phrăng-xơ và Chu Ân Lai (quá tốt đến nỗi không thể hợp với lập trường của Việt Nam, như về sau đã được tiết lộ) nhưng người Nga và người Việt Nam thì nghi ngờ rằng Đa-lét đã thắng ở Paris và sẽ có một sự can thiệp theo kiểu Triều Tiên. Đó là một trong những lúc nghiêm trọng nhất của Hội nghị về Đông Dương, theo như tôi đã biết qua các cuộc tiếp xúc của tôi với các phái đoàn Trung Quốc và Việt nam. Điều làm sâu sắc thêm những mối ngờ vực của họ là thực sự chẳng có gì được công bố trên báo chí về cuộc họp Paris đó.
Như đã được tiết lộ công khai nhiều năm sau, ông Phạm Văn Đồng đã đồng ý nhận thoả hiệp quan trọng do sức ép của Trung Quốc. Nhưng thoả hiệp đó đã lấy những bảo đảm mà Chu đạt được trong các cuộc gặp song phương với Măng-đét Phrăng-xơ làm cơ sở. Vào ngày 10 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng đã chấp nhận một đường ranh giới quân sự tạm thời dọc theo vĩ tuyến thứ 16 không phải vĩ tuyến 13 như ông đã đề nghị. Ông cũng đã đồng ý các cuộc bầu cử của mỗi nước trong vòng 2 năm chứ không phải 6 tháng, và ông đã rút lui những đòi hỏi rằng những người Khmer It-xa-rắc ở Campuchia và Pa-thét Lào ở Lào tham gia hội nghị. Nhưng đến ngày 10 tháng 7 thì về phản ông, đó là lúc đã đi đủ xa và không thể đi xa hơn nữa và Molotov đã ủng hộ lập trường đó của ông. Từ trước đến nay, mọi thứ đều xoay quanh hiệu lực của những bảo đảm mà Măngđét Phrăng-xơ đưa ra cho Chu Ân Lai. Không khí quanh ba phái đoàn cộng sản, nhất là phái đoàn Việt nam, trong đêm 13 tháng 7 năm 1954 là một bản sao của không khí ở Khai Thành trong đêm ngày 10 tháng 9 năm 1951. Đó là một tình hình có thể bốc cháy, nhưng có lẽ là một tình hình trong đó các sáng kiến báo chí có thể đóng góp được một vai trò.
Sáng hôm sau, tôi bay đi Paris và tạt vào Quai d' Orsay (Bộ Ngoại giao Pháp). Tôi đi qua cửa chính nhưng bị một người bảo vệ an ninh chặn li. Tôi trình tình thẻ báo chí Hội nghị Giơ-ne-vơ của tôi và yêu cầu được gặp một phát ngôn báo chí. Người bảo vệ nói: “Nhưng hôm nay là ngày 14 tháng 7 (ngày Baxti), không có ai ở đây cả”. Thì ra tôi hoàn toàn không nhớ đến ngày đó.
Tôi khăng khăng nói rằng nhất định phải có ai đó làm nhiệm vụ trực ban, và đến lúc đó thì một người cao lớn, áo quần lịch sự, xuất hiện và hỏi nhu cầu của tôi. Tôi đưa thẻ báo chí ra anh ta xem xét hồi lâu rồi nói: “Theo tôi!”
Đưa tôi vào một phòng rộng, anh ta tự giới thiệu là Ma-xơ-nê và nói liệu có thể giúp tôi được gì. Bằng cách cố hết sức giải thích tầm quan trọng của câu hỏi có liên quan đến giai đoạn nghiệm trọng này của Hội nghị Giơ-ne-vơ, tôi đề nghị anh ta có thể cho tôi biết về Hội nghị các Ngoại trưởng vừa qua không. Bằng một câu trả lời thẳng thắn nhất ở cấp đó, anh ta cho biết tình hình căn bản như sau: Đa-lét khăng khăng đòi thành lập ngay Tổ chức SEATO và can thiệp ngay vào Đông Dương. Măng-đét Phrăng-xơ trả lời không tán thành. Đa-lét đập bàn. Măng-đét Phrăng-xơ cũng đập bàn. I-đơn kiên quyết ủng hộ Măng-đét Phrăng-xơ. Đa-lét bỏ đi một cách giận dữ. Chính sách của Pháp là làm mọi thứ hợp lý để đạt một cuộc ngừng bắn vào ngày 20-7-1954. Rất tiếc là lúc đó tôi đã không viết cho tờ Thời báo, tôi liền gọi điện cho tờ Công nhân hàng ngày và sáng hôm sau, tờ báo này dành đủ chỗ cho bài của tôi về thất bại của Đa-lét trong việc bắt nạt người Pháp và người Anh trong việc tôi kéo họ phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ tạo ra một Triều Tiên thứ hai ở Việt nam. Bài đó đã được đọc tại Giơ-ne-vơ vào lúc tôi trở về ngày hôm sau và đã góp phần vào những cố gắng được nối lại để đi đến một giải pháp, trong khi ông Phạm Văn Đồng vẫn đồng ý từ vĩ tuyến 16 lùi lại vĩ tuyến 17 để làm dễ dàng cho một giải pháp toàn bộ có thể ký đúng vào lúc mà Măng-đét Phrăng-xơ đã tự đặt ra cho mình.
Sự tiếp tục với một bộ phận có trách nhiệm của nhóm báo chí thường đóng một vai trò quan trọng để thúc đẩy công việc, khi mà ngoại giao trở nên quá cứng rắn. Những tiếp xúc như vậy vượt qua được những khó khăn chính trị và tư tưởng, và cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ việc I-đơn và Măng-đét Phrăng-xơ thực sự muốn chấm dứt chiến tranh và đã bác bỏ những mệnh lệnh của Đa- lét. Một ví dụ của việc này là tình bạn của tôi với A-đen-be đờ Xi-gông-dác, lúc đó là phóng viên ngoại giao của tờ báo Pháp Nước Pháp buổi chiều. Anh ta đã cùng hoạt động với Măng-đét Phrăng-xơ trong phong trào Nước Pháp tự do của Charles De Gaull khi phong trào này đóng trụ sở tại London. Quan hệ của anh ta với Măng-đét Phăng-xơ cũng đại khái như quan hệ của tôi với Chu Ân Lai, Kiều Quán Hoa và Phạm Văn Đồng, vì vậy những quan điểm ở cấp báo chí nhanh chóng quay trở về cấp bộ. Tuy nhiên, tình thân hữu kiểu Bàn Môn Điếm với các nhà báo Mỹ không tồn tại nữa. McCarthy vẫn còn đó (hắn ta bị đổ đúng 9 ngày sau khi HộI nghị Giơ-ne-vơ kết thúc) và phần đông các nhà báo Mỹ ăn và uống từng nhóm riêng. Những cuộc gặp của tôi với Xây-phri-đen của tờ Diễn đàn thông tin New York chẳng hạn, luôn luôn phải được tổ chức ở một quán ăn xoàng xĩnh nào đó xa trung tâm họp báo của Hội nghị. Quan điểm chính thức của Mỹ cho rằng Hội nghị Giơ-ne-vơ rồi sẽ kết thúc trong một thất bại đau đớn và chiến tranh sẽ mở rộng là không thể tránh khỏi. Các quan chức báo chí Mỹ dường như có ý định tách các nhà báo ra khỏi những điều đang thực sự xảy ra, nhưng dùng một biện pháp ít nay gắt hơn là kiểu mệnh lệnh của Rít-uê.
Suốt trong ngày 20 tháng 7, hoạt động ngoại giao rất sôi nổi, những dự thảo hiệp định được luân chuyển giữa các phái đoàn. Nhiều thì giờ quý đã bị mất đi vì Oan-tơ Bi-đen Mít không chịu hợp tác trong bất kỳ công việc nào, nằm khoèo tại buồng khách sạn và mọi dự thảo đều phải gửi đến đó. Ông ta còn bận với các đại biểu của chế độ Ngô Đình Diệm mà Mỹ đã dựng lên ở Sài Gòn mới 15 ngày trước đây và với các đại biểu của Lào và Campuchia để thúc đẩy họ đưa ra những cản trở cuối cùng không cho hiệp định có thể ký được vào nửa đêm ngày 20 tháng 7.
Phiên họp cuối cùng được định vào 8 giờ tối, nhưng rồi bị hoãn hết giờ này sang giờ khác cho đến nửa đêm. Xe hơi và các chuyên gia thảo hiệp định đi, về giữa cáo biệt thự của I-đơn và Molotov vì hai đồng chủ tịch và nhân viên của họ đang làm việc cho những dự thảo có thể chấp nhận được. Việc làm này của hai đồng chủ tịch đã bị gây khó khăn vì những điều bác bỏ và vì những điều khoản mà mãi tới phút cuối cùng Xmit mới đưa ra cho những người mà anh ta che chở.
Những phóng viên, trong đó có cả bản thân tôi, gọi điện về cho báo của mình từng phút một. Nhưng nửa đêm đến, rồi một giờ, rồi hai giờ sáng, quá chậm không thể kịp đăng trên phần lớn các báo châu Âu. Về kỹ thuật mà nói, Măng-đét Phrăng-xơ đã thua cuộc chạy đua với thời gian. Nhưng xe hơi vẫn còn chạy tới chạy lui và đoàn báo chí vẫn tiếp tục ở lại Nhà Báo chí, là nơi các phương tiện thông tin và chuyển điện đã được tập trung. Đến 3 giờ 50 phút sáng ngày 21 tháng 7, có công bố rằng hiệp định đình chiến đã được ký cho Việt nam và Lào (một hiệp địch tương tự cho Campuchia được ký lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày). Một tuyên bố cuối cùng của Hội nghị sẽ được đưa ra vào cuối buổi chiều ngày 21-7.
Đối với những người quan sát, thì hành động cuối cùng của cuộc họp lịch sử diễn ra vào buổi chiều ngày 21, khi các đại biểu xuất hiện để thông qua các văn kiện cuối cùng. Những nhà chụp ảnh chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư, chen nhau chiếm những vị trí tốt nhất cùng với nhân viên thư ký, đánh máy, lái xe lẫn lộn với những nhà báo hoặc bất kỳ ai có lý do để có mặt lúc để chụp ảnh các Ngoại trưởng khi họ xuất hiện lần cuối.
Các ngoại trưởng cùng với một vài nhân viên đi ra theo từng phái đoàn một để lên xe của họ. Điều khá đặc biệt là quần chúng hoan nghênh và vỗ tay theo sự đánh giá của họ đối với thành tích của mỗi đoàn. Đối với I-dơn và Molotov thì quần chúng hoan nghênh rầm rộ vì công việc không mệt mỏi của họ với tư cách là đồng chủ tịch. Người ta hoan nghênh khá rộng rãi Măng-đét Phăng-xơ, có lẽ vì đã thắng cuộc cho chính ông ta. Người ta vỗ tay chào các đại biểu của Vương quốc Lào và Campuchia. Đối với Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng, có sự tung hô của quần chúng. Đối với Chu Ân Lai đó là do tài khéo léo của ông ta vào buổi xuất hiện đầu tiên của mình trên sâu khấu ngoại giao thế giới. Còn đối với ông Phạm Văn Đồng thì rõ ràng là vì thái độ rộng lượng và hoà giải của ông. Người cuối cùng xuất hiện là Oan-tơ Bi-đen Mít được tiếp đón trong sự im lặng. Ông ta là người duy nhất xuất hiện không có nụ cười trên môi, và không có tiếng vỗ tay hoặc một lời hoan hô: một kiểu yên lặng dành cho kẻ bị mất mát. Đóng góp cuối cùng của ông ta là tách Chính phủ của mình ra khỏi hiệp định đã đạt được nhưng đã cam kết rằng Mỹ “sẽ không đe doạ hoặc dùng vũ lực để làm rắc rối các hiệp định đó”. Trên thực tế, như tôi đã đưa tin tại chỗ, trong vòng vài tháng sau, và như Tài liệu Lầu Năm góc xác nhận 17 năm sau đó, Mỹ đã đi vào con đường dùng vũ lực “để phá hoại các hiệp định trước khi mực khô trên các chữ ký”
Cuối ngày đó những người phát ngôn phái đoàn Mỹ và Anh thông báo không chính thức cho một số nhà báo được lựa chọn rằng đường ranh giới tạm thời dọc vĩ tuyến 17 để tách và tập kết các lực lượng chiến đấu sẽ trở thành đường chia cắt chính trị vĩnh viễn. Khi được hỏi về việc đó, ông Phạm Văn Đồng nói. “Người Mỹ đến Giơ-ne-vơ với những kế hoạch của họ, và chúng tôi, với những kế hoạch của chúng tôi. Họ muốn không có Hội nghị Giơ-ne-vơ. Thay cho một cuộc ngừng bắn, họ muốn một cuộc chiến tranh mở rộng với sự can thiệp của Mỹ. Nhưng như bạn thấy đó, chúng tôi đã đạt được một cuộc ngừng bắn. Và bạn sẽ thấy chúng tôi sẽ thống nhất đất nước chúng tôi. Không có chính phủ nào có thể được duy trì ở miền Nam, dù cho có viện trợ ào ạt của Mỹ, nếu Chính phủ đó công khai chống lại công cuộc thống nhất đất nước”.
Lịch sử chứng minh rằng ông đúng. Nhưng sự thiệt hại thật khủng khiếp - máu của người Việt nam và cả của người Mỹ nữa, đã phải đổ trên những cánh rừng và đồng ruộng của Việt nam trước khi lời tiên tri đó trở thành sự thật. Và dưới ánh sáng của điều mà về sau đã xảy ra trên chính đất nước của họ và của chiến sự với Trung Quốc và Campuchia, nhiều người Việt nam 25 năm sau còn công khai lên tiếng về những ngờ vực, mà trong thời gian đó đang diễn ra hội nghị, họ chỉ dám nói một cách riêng tư: những hy sinh tại Giơ-ne-vơ có xứng đáng không? Có phải sẽ tốt hơn nếu không tiếp tục dùng vũ khí để thống nhất Việt nam và giúp các lực lượng cách mạng ở Campuchia, và Lào giành chính quyền không? Đối với cán cân quân sự giữa Việt minh và đồng minh của mình với đội quân viễn chinh của Pháp, thì việc quét sạch người Pháp ra khỏi Đông Dương chỉ là một vấn đề đơn giản thôi. Nhưng còn một điều chưa rõ, nó đè nặng lên suy nghĩ của Liên Xô và Trung Quốc là mức độ đe doạ miệng hố chiến tranh của Đa-lét thực hay giả. Vì vậy những ưu thế của thắng lợi không được phát huy. Trong lời bình luận của ông sau khi ký, ông Phạm Văn Đồng xúc động sâu sắc đã nói với chúng tôi: “Tôi chẳng biết chúng tôi sẽ giải thích việc này như thế nào cho các đồng chí của chúng tôi ở Miền Nam”.
Thực tế rằng Việt nam, người chiến thắng không thể tranh cãi, nhưng rộng lượng đã nhân nhượng nhiều nhất ở Giơ-ne-vơ, đã được thấy rõ trong đánh giá của Se-xtơ Ron-ning, 20 năm về sau:
“Chính những nhân nhượng của Chu Ân Lai và những nhân nhượng mà Chu Ân Lai xui cụ Hồ Chí Minh chấp nhận đã giúp cho Măng-đét Phrăng-xơ đạt được hiệp định Việt nam, Lào và Campuchia. Mặc dù thắng lợi quân sự của tướng Giáp đối với các lực Lượng quân sự của Pháp từ Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng đã có nhân nhượng quan trọng nhất khi ông chấp nhận sự chia cắt tạm thời của Việt nam trong 2 năm. Nhân nhượng đó đó cản trở việc thống nhất trở lại”.
Làng xóm đã chuyển về sát các đường lớn và ban ngày nông dân làm việc trên đồng ruộng của họ, khi tôi từ biên giới Trung Quốc đuổi theo đơn vị Việt Minh được chỉ định là đơn vị đầu tiên vào Hà nội ngày 9 tháng 10 năm 1954. Trẻ con chơi trên đường phố; những nhà mới xây được trang trí bằng cờ đỏ và khẩu hiệu; phụ nữ, trẻ em và những người buôn bán đi lại trên dường làng; nông dân chạy từ ruộng lên để hoan hô khi chúng tôi đi qua. Hơn bao giờ hết, đoàn nhà báo nước ngoài nhỏ bé của chủng tôi là chứng cớ rành rành đầu tiên rằng hoà bình đã chấm dứt sự tách rời Việt nam ra khỏi thế giới bên ngoài. Nếu chúng tôi dừng lại ở đâu một lúc thì nhân dân mang đến nước chè, hoa quả mời chúng tôi và sờ vào người chúng tôi. Con đường chạy qua những tàn tích của các thành phố thuộc địa quan trọng trước kia và những xã mới được dựng lên trên tro tàn của những xã cũ. Từ biên giới cho đến khu vực cách Hà Nội khoảng 12 dặm không còn một chiếc cầu nào còn đứng vững. Bốn con suối lớn phải qua bằng phà, trên một chục suối nhỏ khác thì qua bằng đường ngâm sâu. Hàng nghìn mẫu ruộng bậc thang bỏ trắng, đất khô và nứt nẻ. Pháp đã ném bom phá huỷ một bể chứa dẫn nước vào các kênh.
Nhóm của chúng tôi gồm hai nhà báo Xô-viết, một Tiệp, một Ba Lan, một Áo, một Italy và tôi, đã ngủ đêm tại một tiền đồn nhỏ của quân đội nhân dân Việt nam cách Hà Nội 12 dặm. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đến nơi hẹn với một sĩ quan Pháp. Anh ta sẽ đi với chúng tôi qua vùng chưa rút quân để vào Hà Nội theo dõi việc chuyển chính quyền hết vùng này đến vùng khác. Hai bên đường nhựa vẫn còn giây thép gai, pháo đài và boong-ke của Pháp. Trên các boong-ke là những lưới giây thép gai nhìn từ xa trông giống những mạng nhện không lồ. Tại một chiếc cầu bắc qua một nhánh nhỏ của sông Hồng, người sĩ quan hộ tống đang đợi, cùng với một đơn vị tiền phong của Quân đội Nhân dân Việt nam. Gọn gàng trong bộ đồng phục ka-ki sạch sẽ với dép cao-su họ trông rất trẻ và tươi cười, tỏ ra rất quen với kỷ luật khi họ sắp thanh hàng và đợi lệnh ra đi. Dấu hiệu đầu tiên của đội quân viễn chinh là một người lính châu Phi mất tinh thần, ngồi xổm trên cầu, quân phục đầy mồ hôi và bụi bặm, súng kẹp giữa hai đầu gối, đầu cúi xuống ngực - một bức tranh của sự khổ sở và mất tinh thần. Anh ta là điển hình cho số còn lại. Khi chúng tôi đến gần Gia Lâm, ngay phía bên kia sông Hồng của Hà Nội, chúng tôi thấy một vài biểu hiện của sức mạnh quân đội Pháp: xe tăng hạng nặng, xe bọc thép, trọng pháo, lính đội mũ sắt ngồi trên những xe 10 bánh, sắn sàng kéo ra trong khi đội quân trẻ, hay ít ra là có vẻ trẻ, mang súng các-bin. lựu đạn tự tạo và dép cao-su, đang đợi để tiến vào tiếp quản.
Thành phố màu xám và có vẻ hoang vằng, vụt sống lại khi họ tiến vào. Việc chuyển giao đã được thực hiện từng khối từng khu vực cho đến khi thành phố được hoàn toàn giải phóng. Đôi khi, phía bên này của một đường phố đã được giải phóng, phía bên kia còn bị chiếm đóng trên vài giờ nữa. Tình hình đó đã gây ra một cảnh tượng trái ngược đầy kịch tính; một bên thì cờ đỏ sao vàng tung bay ở các cửa sổ, nhân dân chen chúc nhau trên vỉa hè, giữa lề đường và phố xá hoặc nhà ở, vừa hoan hô vừa khóc, ôm chầm lấy các chiến sĩ làm cho các chiến sĩ cũng khóc theo; còn bên kia thì những cảnh sát quân sự Pháp to béo, lưỡi lê trên họng súng sẵn sàng túm ngay những ai tìm cách ra đường hoặc treo cờ chỉ vài phút sớm hơn lúc chuyển giao. Sự hăng hái phút chốc này tượng trưng cho sự nuối tiếc 80 năm thuộc địa của họ khi họ dứt ruột phải ra đi.
Dọc theo vỉa hè, nhân dân tiến song song với người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt nam đi đầu đoàn quân, biển người ngày càng đông khi những chiến sĩ giải phóng tiến sâu vào thành phố. Bộ chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt nam kêu gọi bình tĩnh và trật tự, trước hết không khiêu khích... và tình hình đã diễn ra đúng như lời kêu gọi. Nhưng từng khối, từng khối thành phố nở rộ lên sức sống diệu kỳ. Chỉ một vài giờ sau đã xuất hiện cờ đó, cổng chào vững chắc, với chim bồ câu hoà bình, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, đèn hoa với tất cả những biểu tượng của hoà bỉnh, chiến thắng giải phóng và hân hoan.
Việc tiến vào tiếp quản có tính chất nghi thức của quân đội nhân dân Việt nam sẽ được thực hiện ngày hôm sau. Dân phố làm việc cả đêm để dựng nhưng cổng chào trên các đường tiến. Ngoài số làm tay sai rút theo quân Pháp, toàn bộ nhân dân đã đổ xuống đường để đón các chiến sĩ giải phóng đi bằng xe tải và xe gíp của Mỹ, điều khiển những trọng pháo và súng chống máy bay Mỹ, mang theo súng Ba-do-ka và súng máy Mỹ, chiến lợi phẩm thu được ở Điện Biên Phủ và ở các chiến trường khác. Sự vui sướng đạt đến đỉnh cao khi một tin lan rộng như lửa rừng nói rắng những anh hùng trở về chính là những chiến sĩ thuộc “Trung đoàn của Thủ đô Hà Nội”. Trung đoàn đã được thành lập chủ yếu từ nhữnh công nhân và sinh viên đã từng bảo vệ thủ đô chống lại bọn xâm lược Pháp 8 năm trước đây. Sau 2 tháng chiến đấu anh dũng bảo vệ từng tấc đất, họ đã ra đi. Đến trưa, lễ tiếp quản thành phố chính thức đã chấm dứt, nhưng trước khi kết thúc, chiếc tàu điện đầu tiên trang trí đầy hoa và cờ chạy trên các đường phố, nói lên sự cảnh giác của nhân viên địa phương bảo vệ Nhà máy điện chống lại âm mưu của Pháp muốn tháo dỡ nhà máy đi. Những xe tải đầy gạo và các hàng hoá khác tiến vào Thủ đô đi sau các đội quân. Buổi chiều, từng nhóm chiến sĩ và nhân dân cùng nhau làm việc để tổng vệ sinh, bốc rác rưởi lên xe tải của quân đội, quét đường phố, vỉa hè, thông các cống rãnh; quân đội và nhân dân kể lại với nhau những điều xảy ra trong 8 năm trời cách biệt.
Có tin đồn về sự phá hoại và chắc chắn có hành động phá hoại trong những ngày đầu của cuộc tiếp quản. nhưng các nhà chức trách mới rất cẩn thận khi nói về vấn đề này. Trật tự được lập lại trong thành phố một cách êm thấm và mọi hoạt động trở lại bình thường đã gây nên những ấn tượng mạnh mẽ cho các nhà báo cùng vào với Quân đội Nhân dân Việt nam, và những nhà báo được hấp nhận bên cạnh người Pháp, được ở lại thêm vài ngày.
17 năm sau khi đọc lại những tiết lộ của Phái đoàn quân sự Sài Gòn, được CIA thành lập trong Hội nghị Giơ-ne-vơ để tiến hành phá hoại và thực hiện các hành động nửa quân sự khác ở miền Bắc, người ta mới thật kinh ngạc trước hiệu quả hoạt động của những cán bộ Việt Minh để tiếp tục mọi công việc và ở những bọn phá hoại.
Phái đoàn quân sự Sài Gòn bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 1954 khi cuộc đàm phán Giơ-ne-vơ đã tiến hành được 3 tuần. Khi người đứng đầu của nó, đại tá Ét-oát G. Lan-xđan (không quân Mỹ) đến Sài Gòn với một hộp tài liệu nhỏ, áo quần và một chiếc máy chữ...
Nhóm miền Bắc của phái đoàn cũng ra đi với toán quân cuối cùng của Pháp...
Nhóm miền Bắc dùng những ngày cuối cùng của nó ở Hà Nội để làm biến chất số dầu của Công ty vận tải xe buýt làm cho các máy của xe buýt bị hỏng dần vì dùng thứ dầu đó; để tiến hành những hành động đầu tiên nhằm phá hoại lâu dài đường xe lửa (việc này đòi hỏi phải hợp tác với một nhóm kỹ thuật đặc biệt của CIA ở Nhật Bản) và để soạn một danh sách chi tiết các mục tiêu có thể thực hiện các hoạt động nửa quân sự trong tương lai.
Khi cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Tiến sĩ Đa-ni-en En-xbe bị truy tố năm 1971 vì đã trao một bản sao Tài liệu Lầu Năm góc cho tờ Thời báo New York, Uỷ ban bảo vệ anh ta được thành lập đã mời tôi làm “cố vấn chuyên môn danh dự”. Nhiệm vụ rất dễ dàng của tôi là cung cấp chứng cớ bằng tài liệu nói lên rằng, điều mà người ta xem là tuyệt mật đối với công chúng Mỹ, thực ra chỉ là điều mà mọi người đều biết công khai ở nơi thực hiện chính sách của Mỹ, một trường hợp nói lên điều đó là việc “phá hoại định giờ đường xe lửa” mà CIA chủ trương. Trong tập thứ 5 của bộ Tài liệu Lầu Năm góc do nhà xuất bản Gra-vơn xuất bản, tôi đóng góp một chương Phía tiếp nhận trong đó mô tả phần đông các nhân viên của Lan-xđan đã bỏ trận địa như thế nào khi họ đặt chân lên miền Bắc, như anh ta đã thừa nhận. Người Việt nam biết rất rõ những hoạt động của Lan-xđan, của các đội chiến tranh tâm lý gián điệp và phá hoại của anh ta. Tình cờ mà tôi biết được câu chuyện về mưu đồ phá hoại đường xe lửa khi tôi viết câu chuyện về mỏ than Hòn Gai - Cẩm Phả, chẳng bao lâu sau khi người Pháp rút đi. Một người nào đó đã chú ý đến một người đi lang thang ban đêm quanh các đống than bánh tại vùng để than. Người ta tưởng hẳn là một tên ăn cắp vặt. Nhưng khi hắn ta đặt những bánh than vào đống than, hắn ta đã bị bắt và những bánh than đã bị phát hiện có chứa những chất nổ cực mạnh; chắc chắn đó là công việc của toán gián điệp CIA ở Nhật. Khi cho những viên than đó vào đầu máy xe lửa hoặc vào các nhà máy điện và các lò của các xưởng thì chúng sẽ gây thiệt hại kinh khủng, nhưng không thể tìm được nguyên nhân. Khi tôi ở Cẩm Phả các toán công nhân còn phải dỡ cái núi than bánh để tìm: người ta có thể nhận ra được những bánh thán “nóng” chính là do nó ít láng hơn các bánh than khác. Các nhà chức trách Việt nam sau khi giải thích toàn bộ câu chuyện, kể cả việc kẻ phạm tội là một nhân viên ngầm của Pháp được CIA tiếp quản, cho học kỹ thuật gián điệp và phá hoại, rồi cho thâm nhập trở lại Bắc Việt nam, đã yêu cầu tôi không viết về vấn đề đó vì họ không muốn Lan-xđan biết rằng họ đã biết rõ các hoạt động của y.
Khi cuộc sống ở miền Bắc trở lại bình thường, tôi đi Bắc Kinh, rồi lại trở lại Việt nam với Vét-xa và Pi-tơ, để cho Pi-tơ lúc này đã 2 tuổi tập nói từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt nam, xen vào giữa là tiếng Pháp. Có rất nhiều vấn đề về những thay đổi lớn lao để đưa tin như cải cách ruộng đất, việc đối xửr với các dân tộc thiểu số, việc bắt đầu thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, chỉ trừ có việc thi hành điều khoản then chốt của Hiệp định Giơ-neyơ: tiến hành các cuộc bầu cử trong vòng 2 năm để thống nhất đất nước chưa được thực hiện. Chẳng bao lâu, các báo bắt đầu không còn quan tâm đến Việt nam sau khi sự chém giết đã chấm dứt, hoặc ít ra là có vẻ như vậy, cho nên tôi tập trung vào việc thu thập tư liệu cho một quyển sách được xuất bản ở nhiều nước và bằng nhiều thứ tiếng với đầu đề Phía bắc vĩ tuyến 17. Sách đã được xuất bản lần dầu tiên năm 1956 và trên bìa bọc quyển sách tiếng Anh có câu ghi chú: “Tác giả bày tỏ niềm tin rằng không có sức mạnh nào có thể ngăn cản được nhân dân Việt nam bắt tay với nhau qua hàng rào giả tạo đó (vĩ tuyến 17) để quét sạch nó”.
Giữa tháng 5, tôi đến Hải Phòng để theo dõi việc lá cờ tam tài bị hạ xuống lần đầu tiên ở phía bắc vĩ tuyến 17 và việc các quan chức quân sự và hành chính cuối cùng xuống tàu chiến đi Sài gòn. I. Vét-xa đánh dấu sự kiện lịch sử này bằng việc cho Goóc giơ chào đời từ một bệnh viện Hà Nội.
Tôi cũng đi thăm Lào để nối lại sự quen biết cửa tôi với Hoàng thân Xu-pha-nu-vông tại trụ sử trong rừng thuộc tỉnh Sầm Nưa và đi Campuchia, để làm quen với Thái tử Nô-rô-đôm Sihanouk trong Hoàng cung của ông ta ở Phnompenh.
Tháng 7 năm 1956 đã đến và qua đi mà không có bầu cử như đã được quy định coi đó như một phần thiết yếu của Hiệp định Giơ ne vơ. Tình hình lúc đó chứng minh rõ ràng rằng chừng nào một chính phủ phụ thuộc vào Mỹ còn cầm quyền ở Sài Gòn thì sẽ không hề có bầu cử hoặc bất cứ một hình thức nào khác của một giải pháp chính trị cho Việt nam Và điều gì xảy ra ở Việt Nam nhất định sẽ ảnh hưởng quyết định đến tình hình của Lào và Campuchia.
Vào đầu năm 1957, tôi đã viết và xuất bản một quyển sách thứ hai: Ngược dòng Cửu Long, nói về tình hình Lào và Campuchia. Không có khả năng cho những phát triển mới trong tương lai trước mắt ở khu vực này vì vậy tôi bắt đầu nhìn quanh tìm những đồng cỏ mới. Sự lựa chọn nhất định sẽ bị hạn chế vì, trong lúc này tôi bị mất hộ chiếu.
Hồi Ký Winfred Burchett Hồi Ký Winfred Burchett - Winfred Burchett Hồi Ký Winfred Burchett