Love is one long sweet dream, and marriage is the alarm clock.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2657 / 5
Cập nhật: 2016-06-02 00:11:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5
ừa nhác thấy Khoa, Thủy Tiên đã chua... như chanh:
- Anh kỹ sư xây dựng đa tài ơi, hôm qua sao anh không đi thác đá Hàn với mọi người vậy?
Khoa biết ngay ý định Thủy Tiên, cô nhỏ tính chọc quê anh đây! Khoa nhẹ giọng:
- Tôi muốn đi lắm, bởi được đi chung với Thủy Tiên là ước mơ của tôi mà.
Tiếc rằng, tôi bị kẹt công chuyện.
Hằng Dung liếng láu:
- Chết chị Tiên, anh Khoa kết mô đen "miệng mồm tép nhảy" của chị rồi.
Thủy Tiên dài giọng:
- Cho tôi xin hai chữ bình yên đi anh Khoa. Bạn tôi đã nếm mùi. "thất bại tình trường" tôi đâu ngốc giẫm lên vết xe đổ chứ. Nhưng tôi không ngờ ảnh nói dối cũng ngọt thật.
Khoa hất hàm:
- Tôi nói dốI!
- Còn không phải chắc. Giá như một mình tôi, tôi nhìn lầm đã đành. Đằng này tới chục con mắt, ai cũng thấy anh đi chung với bạn gái, và điểm anh tớI chính là điểm hẹn của chúng ta, thác đá Hàn. Anh vẫn đi đấy chứ, nhưng rất tệ, anh không thèm nhắn cho tụi này biết, báo hại cả nhóm chờ dài cổ. May mà chưa đứa nào đến nhà tìm anh như ý kiến của Hoài Thương. Nếu không, tụi này quê cỡ nào nữa.
Khoa bứt rứt:
- Tôi xin lỗI!l Thật ra chuyến đi nằm ngoài dự kiến của tôi. Tôi không quen cô ta nhưng được bạn bè giới thiệu nhờ dẫn đường cho cổ đi chơi, tôi sẽ được mói thù lao kha khá.
Hằng Dung kêu lên:
- Anh mà kẹt tiền sao?
- Ai không có lúc này lúc nọ, huống hồ chi tôi còn phụ thuộc ba mẹ. Có tiếng không có miếng.
Hoài Thương chợt nói:
- Thôi mà Thuỷ Tiên. Chúng ta là đồng nghiệp của nhau, còn nhiều cơ hộI để đi chơi. Bây giờ mình bàn vào công việc chính.
Khoa nghiêm trang:
- Xảy ra chuyện gì à?
Hoài Thương chậm rãi:
- Có chút chuyện đấy. Tôi phát hiện ra việc thi công không đảm bảo kỹ thuật.
Khoa nôn nóng:
- Nói rõ đi Thương!
- Vâng! Tôi xin lỗi. HồI chiều qua tôi ghé công trình, vô tình nhìn thấy thợ đang làm sắt đổ những chân hố móng chính ở xưởng máy. Sắt đưa vào thi công bị cắt xén trọng lượng, lẽ ra phảI làm sắt 12, sắt gân, thì tôi thấy anh HảI cho thợ dùng sắt 10 để uốn hình. Đã thế, xi măng trên đá cũng không đủ tiêu chuẩn.
Tôi và anh HảI xảy ra tranh cãi. Tôi đề nghị anh ấy tạm ngừng việc "bỏ sắt" hố móng.
Khoa bật dậy:
- Anh ấy dám làm chuyện động trờI này sao? Để tôi ra xem sao?
Tuấn trầm tĩnh:
- Hoài Thương không nói sai. Vì công ty phần vốn lớn là do tập đoàn Nam Hưng tài trợ. Tất cả chúng tôi đều tin tưởng vào uy tín công ty xây dựng. Xét cho cùng, chả phải chúng ta đều là ngườI một nhà cả hay sao. Phát hiện vật tư bị cắt xén, tất cả chúng tôi đều bất ngờ. Nếu công trình xảy ra sự cố, chả lẽ tập đoàn Nam Hưng không bị tổn thất à?
Khoa nói:
- Tôi cùng chung tâm trạng mọi người. Bất ngờ và giận dữ. Nghề xây dựng là nghề dễ bớt xén tiền bỏ vào túi nhất. Song tôi không cho phép người thân của tôi có cách sống thiếu trung thực. Xm lỗi các bạn! Tôi phải trở về tổng công ty.
Hoài Thương nhẹ giọng:
- Bình tĩnh đã anh Khoa. Tôi nghĩ anh Hải, trong một lúc tính toán không chính xác nên mới xảy ra chuyện. Anh ấy không hẳn vô trách nhiệm. Anh em một nhà, chuyện gì cũng từ từ giải quyết.
Khoa giận Hải kinh khủng. Anh chẳng lạ gì việc Hải bớt xén vật tư bỏ vào túi riêng. Thà ở các công trình khác, đằng này công trình của mình, như cái nhà làm để mình ăn ở suốt đời. Vậy mà... Khoa lặng lẽ bước khỏi phòng điều hành.
Thái độ của anh khiến Thủy Tiên lo lắng:
- Thương! Tụi mình cần đi theo anh Khoa không?
Hoài Thương lắc đầu:
- Tao nghĩ tốt nhất để Khoa tự giải quyết. Có mặt mình, ông Hải nổi máu sĩ diện, chỉ gây thêm phiền phức.
Khoa đi thẳng tới góc lán của nhóm thợ hồ. Thấy anh, mấy người phụ hồ đang ngồi đánh bài, đặt vội những lá bài xuống chiếu, lao nhao:
- Chào cậu chủ:
- Cậu chủ xuống tìm giám đốc à?
Khoa nhẹ cười như vô tình:
- Ủa, hôm nay sao mọi người nghĩ hết vậy? Đổ bê tông hả?
Một ngườI phụ hồ lớn tuổi chép miệng:
- Đâu Có đổ bê tông. Là chúng tôi bị nghỉ làm đấy.
- Sao lại bị nghỉ làm?
- Chuyện này cậu chủ nên hỏi giám đốc, tụi tôi dân "cu li" không dám nhiều chuyện đâu ạ! Mong cậu chủ mau chóng dàn xếp công việc để anh em tôi khỏi ngồi chơi xơi nước. Đã chán lại còn đói nữa.
Khoa hỏi tới:
- Giám đốc Hải đang ở đâu?
Dạ, phía trong kia.
Khoa chào mọi người, anh bươn bã bước vào trong lán. Hải không ngồi một mình. Anh ta đang bàn bạc điều gì đó rất căng thẳng với ban điều hành công trình. Khoa nhận ra vẻ mặt đầy lo lắng của kế toán kiêm thủ kho vật tư Đáng.
Hình như cả nhóm 5 người đều chung tâm trạng bối rối khi nhận ra Khoa. Hải không ngờ Khoa có mặt ở đây sớm như vậy, chứng tỏ thằng em vợ không còn ham chơi hơn ham làm nữa. Khoa là người đầy bản lĩnh, mạnh mẽ, cương quyết, nhiều khi rất lạnh lùng. Hải rất ngán Khoa. Thâm tâm anh luôn mong Khoa mãi rong chơi hơn.
Cố nở nụ cười thật tươi Hải hỏi:
- Cậu Út mới xuống à?
Khoa chào mọi người và thẳng thắn:
- Sao công nhân nghỉ hết vậy anh Hải?
- Đã xảy ra chuyện gì à?
"Nó chưa biết" Hải thầm nghĩ và thấy yên tâm hơn. Anh giả lả:
- Không! Tôi họp ban điều hành và nhóm kỹ sư nên cho thợ nghỉ một buổi xả hơi thôi. Cậu xuống sớm thế này chắc chưa ăn gì phải không? Anh em mình kiếm chỗ nào lai rai và bàn công chuyện luôn nhé.
Khoa âm trầm:
- Cám ơn anh, tôi đã dùng điểm tâm cùng ba mẹ ở nhà. Công trình đang thi công gấp để kịp hoàn thành trước mùa mưa. Vậy thì không lý do gì anh để thợ nghỉ như vậy. Một giờ làm việc của cả mấy chục thợ, anh thừa hiểu sẽ thu được bao nhiêu lợi ích kia mà. Phải anh đang giấu tôi chuyện gì không anh Hải?
Hải cười gượng:
- Quả thật khó qua được con mắt nhà nghề của cậu. Chỉ là vài vấn đề nho nhỏ thôi.
Khoa trầm tỉnh:
- Anh nói rõ được không?
Hải chưa biết phải mở đầu thế nào thì Đáng đã vọt miệng:
- Thợ nghỉ là do bà Thương. Cô ta buộc chúng ta ngừng thi công.
- Lý do gì chứ?
Đáng liếc Hải rồi khó nhọc nói:
- Cô ta nói chúng ta thi công không đảm bảo kỹ thuật. Cậu nghĩ coi, công ty ta xưa nay có bị ai chê trách việc gì đâu. Vậy mà, lần này bị cô ta điểm mặt mới cay chứ. Xét về kỹ thuật, cô ta biết quái gì xi măng, sắt thép mà đòi hỏi, hạnh họe.
Đáng ngừng lời, nhìn Khoa chờ đợi.
Khoa nhếch mép:
- Nói tiếp đi chứ!
Hải vội xen lời:
- Thế này, cậu Út à, chuyện cũng không có gì to tát lắm. Hoài Thương phát hiện thợ làm sắt đổ hố móng không đúng. khối lượng. Tại hồi sáng qua loại sắt trong kho hết. Anh sợ chờ sắt thêm một ngày là chậm trễ mất một khối lượng lớn công việc, nên cho anh em bỏ sắt 10 thay sắt 12. Anh nghĩ chỉ thay đổi chút đỉnh và sẽ bỏ sắt dày hơn, coi như trọng lượng vẫn đảm bảo. Anh từng xử lý rất nhiều trường hợp, anh đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra. Song Hoài Thương không chịu.
Khoa đanh giọng:
- Anh nghĩ cô ta không hiểu gì về xây dựng, anh cố ý làm sai hợp đồng, rút vật liệu biến thành tiền. Cuộc đời này không ranh ma xảo quyệt, đâu dễ giàu, đúng không anh rể? Phàm con người chả ai bỏ qua cơ hội. Nghề nào hưởng lợi của nghề ấy. Tôi không trách anh, ai khôn kẻ đó hưởng. Nhưng đây là công trình của gia đình ta. chính xác, chúng ta tài trợ vốn cổ đông lớn nhất. Nếu xẩy ra rủi ro, chính gia đình ta thiệt hại nặng nế nhất. Hoài Thương không cho anh thi công là đúng.
Hải sầm mặt:
- Cậu đừng nhân đạo, trong kinh doanh nhân đạo mềm lòng là tự sát. Cậu chưa vợ con nên nhìn cuộc sống toàn màu hồng. Còn tôi, nếu không biết cách khiến đồng tiền sanh sôi, liệu chị của cậu được ăn trắng mặc trơn không? TạI sao cậu luôn bênh vực người ngoài thế.
Khoa giận ghê gớm. Trước giờ anh ít quan tâm đến đồng tiền của gia đình.
Song anh thật quá đáng khi xúc phạm chị anh. Anh ta quên mất mình là ai.
Hải thuộc loạI người nhạy cảm trước mọi tình huống. Anh ta nhận ra ngay vẻ giận dữ của cậu em vợ. Ba tháng trước đây, anh ta coi khoa như con cờ, anh ta thích điều khiển thế nào mặc tình. Nhưng bây giờ Khoa không đơn giản nữa.
Cậu em vợ luôn là mối lo sợ của Hải. Lời nói vừa rồi, Hải biết anh nói ẩu, nói bừa. Khoa không tha thứ cho bất kỳ kẻ nào xúc phạm đến chị hoặc gia đình cậu ta.
Giọng Khoa gằn gằn?
- Chị Hai tôi không hề sống nhờ vào anh. Ba mẹ tôi đã cho chị tôi số tiền mà dù xài cỡ nào, chị ấy vẫn sống dư dả suốt đời. Sự thật là vậy. Anh làm sai, đừng đổ lỗi cho người khác. Tôi sẽ về gặp chú Hưng ngay bây giờ.
Hải vẻ biết lỗi:
- Cậu út, cho anh xin lỗi. Chuyện nhỏ nhặt này đâu cần cậu phảI trình báo với chú Hưng. Anh chỉ vì nhất thời bảo thủ ý kiến sai của mình.
Khoa vẫn gằng gằng:
- Tôi không trình báo để lãnh thưởng. Tôi chỉ khống muốn tên tuổi công ty xây dựng Hoàng Anh bị tại tiếng. Anh hiểu rõ hơn tôi, bất kỳ một công ty nào, khi có dấu hiệu sai phạm, uy tín đâu còn nữa.
Hải nhẹ giọng:
- Tôi hiểu. Tôi hứa không để tình trạng này xảy ra nữa. Cậu phải tin và cho anh cơ hội để sửa sai chứ.
Khoa trầm tĩnh:
- Tôi đồng ý! Vấn đề là anh phải khắc phục ngay hậu quả. Đừng tự gây rắc rối nữa. Hoài Thương không phảI tay lơ ngơ, nhớ đấy!
Khoa bước trở ra ngoài. Phía sau anh, Hải trừng mắt nhìn theo đầy hằn học.
Hãy chờ đấy. Sẽ có một ngày thằng Hải này tự đứng bằng thực lực của mình.
Nhất định phải như thế. Hoàng Anh phải là của riêng Hải. một công ty xây dựng cỡ quốc gia. Hải hiểu mình phải nhẫn nhịn để ngày mai huy hoàng.
Khoa trở về văn phòng ban điều hành. Mọi người đã đi lo phần việc của mình, chỉ còn mình Hoài Thương đang ngồi trước màn hình vi tính. Cô hỏi ngay khi nghe tiếng bước chân mà không hề nhìn lên:
- Tình hình sao rồi anh Khoa? Ổn không?
Khoa nhẹ cười:
- Ốn! Anh Hải nhận lỗi, tôi tin ảnh không dám làm ẩu vậy nữa, Thương yên tâm.
- Được thế thì tốt quá, cứ như lúc tôi đề nghị ngừng xây dựng, anh Hải căng thẳng, tưởng chừng khó thay đổi. Cám ơn anh Khoa nghen:
Khoa rùn vai:
- Ai lạl cám ơn người cùng đứng mũi chịu sào như mình chứ. Hải là anh rể tôi, ảnh làm sai coi như tôi có lỗi vậy. Sau này đừng coi tôi như người ngoài cuộc nhé.
Hoài Thương tắt máy nhìn lên:
- Tôi chưa khi nào nghĩ mình là người hơn "cấp bậc" của anh. Tôi có vài vấn đề cần sự góp ý của anh đây.
Khoa ngồi vào ghế, anh im lặng nghe Hoài Thương nói về qui trmh tuyển thợ, mua nguyên vật liệụ và cả vấn đề tìm đối tác, khách hàng. Khoa không ngờ Thương rất sâu sắc, thông minh, cô nắm bắt nguồn tin các mặt hàng đang được thị trường người tiêu thụ trong và ngoài nước khá tinh tế, cứ như cô từng kinh doanh ngành nghề này lâu lắm rồi vậy. Hèn gì cô được những nhà đầu tư như ba anh, như chú Hưng anh tin tưởng, quả không lầm.
Cả hai mải bàn bạc công việc đến quên giờ cơm trưa. Tới khi Hằng Dung thò đầu vào và la lên:
- TrờI! Thì ra hai người vẫn còn ở đây. Bộ không đói bụng sao anh Khoa?
Khoa cười xòa:
- Trưa rồi à? Nhanh quá. Khi công việc cuốn hút, người ta thường quên mọi sự đờI, giờ phải nạp năng lượng thôi.
HằngDông lườm dài:
- Anh Khoa biết tham công tiếc việc thế này. Sao em nghe nói ba anh luôn ca thán về anh nhỉ?
Hoài Thương lừ mắt nhìn Dung.
- Dung à! Em tính học thói bà Tám hả? Còn muốn nói chuyện, chị sẽ tự đi ăn cơm đấy.
Hằng Dung le lưỡi:
- Em đùa thôi, chứa gì chị đã giận em. Em đặt cơm phân bên quán chú Năm rồi. Anh Khoa không chê cơm bình dân thì đi luôn cho vui:
Khoa cười cười:
- Dung nghĩ anh là "Đại gia" ăn nhà hàng thì em lầm đấy. Cơm bụi vốn là sớ thích tự do của anh.
Hằng Dung thản nhiên:
- Không phải "đại gia" thì cũng thuộc hàng công tử nhà giàu. Anh nói em biết vậy, phảI chờ thử nghiệm mới rõ anh thuộc dạng thành phần nào.
Hoài Thượng chắt lưỡi:
- Ôi trời! Hôm nay em ăn nhằm khoai môn hả Dung?
Lần này Dung hết dám bép xép. Cô le lưỡi, nheo mắt với Khoa rồi bươn bả đi trước.
Buổi chiều, xe của Thương hỏng, phải gởi lại ga ra sửa. Hằng Dung tính bắt xe ôm để hai chị em cùng về thành phố. Khoa bỗng chạy xe tới, anh hỏi:
- Hai chị em chưa về à? Muộn rồI đó.
Hoài Thương cười:
- Xe tội hỏng, gửi sửa rồi. Tụi tôi đang chờ đón xe. Sao bây giờ anh Khoa mới về?
- Tôi ghé sang bên thi công coi việc khắc phục sai phạm. Kẹt nhỉ, xe tôi chỉ có thể chớ một người.
Hoài Thương nhẹ giọng:
- Anh đừng lo, đây về thành phố dễ đón xe. Tụi tôi xoay xớ được mà.
Hằng Dung vội và:
- Theo em chị nên về cùng anh Khoa, xe ôm đón được, họ cũng chả dám chở ba đâu.
Hoài Thương lừ mắt:
- Vậy em về đi! Sao nhường chị?
Hằng Dung thản nhiên:
- Tại em lười vô bếp. Về sớm phải nấu cơm, đun nước. Món đậu hũ nhồi thịt chiên bơ, chị làm mới ngon nên em nhường chị về trước, chớ em chả tử tế gì đâu:
Hoài Thương rùn vai:
- Là em nói đó, chị sẽ không tốn tiền xe nữa. Cứ thong thả đón xe vễ nhà nhé em! Đảm bảo em được ăn bữa cơm như ý.
Khoa cười cười:
- Có cần anh kêu xe giùm không Dung?
Hằng Dung cong môi:
- Không cần.
- Vậy tụi anh về trước nghen.
- Vâng! "Tụi anh" đi đường bình an.
Hằng Dung lém lỉnh.
Hoài Thương làm mặt tỉnh leo lên phía sau xe Khoa. Dung không buông tha,cô nhỏ la lảnh lót:
- Ấy! Ngồi xích vào chị Hai ơi! Anh Khoa chạy xe nhanh lắm đó, nhớ ôm eo ảnh kẻo té đấy.
Trời ạ! Con bé này thật quái qủi về nhà phải trị tội nó. Phải cho thật nhiều tiêu vào thit, để con nhỏ láo ăn, láo mép này hết ăn luôn. Hoài Thương ấm ức nghĩ. Khoa hỏi trong tiếng gió.
- Hằng Dung có vẻ thích phá Thương nhỉ?
Thương nhẹ giọng:
- Tại nhà chỉ có hai chị em, nhỏ ấy ý tôi cưng nên theo tôi phá. Nhiều lúc phát bực, nhưng nó mà im lặng vài giờ, tôi lại thấy buồn, quen mất rồi.
Khoa chợt hỏi một câu chả ăn nhập câu chuyện:
- Thương hát hay sao không đi hát, thời nay người ta giàu nhanh bằng con đường ca nhạc. Với Thương, đi hát phải nhàn hạ hơn không?
Hoài Thương chậm rãi:
- Anh nghĩ vậy hả?
- Ừ.
- Anh mà nghĩ thế là anh nhầm to đấy. Nghề ca sĩ, nhìn bề ngoài phấn son, hào hoa vậy chứ chua cay, vất vả gấp mấy lần nghề kinh doanh. Tôi thích hát nhưng rất ghét nhảy nhót, vì vậy tôi không ham nổi tiếng đâu. Còn anh thì sao?
Tại sao anh không nhận công ty do ba anh giao, lại một hai vào làm "lính" chổ tôi?
Khoa cười trừ:
- Tôi sợ thất bại khi tôi không hề có kinh nghiệm kinh doanh. Tôi đành chọn cách đi đường vòng. Xa một chút nhưng chắc.
- Anh cẩn trọng quá nhỉ?
- Chính xác là tôi đang dò dẫm tập tành từng bước chân vào đời. Tôi muốn khi tôi nhận trách nhiệm do ba tôi trao, tôi không còn mặc cảm nữa. Tôi không giấu tham vọng của mình. Nhưng lại muốn đi bằng đôi chân của mình chứ không phải bằng sự nâng đỡ từ ba mẹ. Một ngày nào đó biết đâu tôi và Thương trở nên đốI đầu nhau ấy chứ.
Hoài Thương im lặng cười. Cô thích loại đàn ông mạnh mẽ, bán lĩnh như Khoa. Hai mươi mất tuổi, cô có quá trẻ để trở thành một giám đốc doanh nghiệp được không? Cô có tham vọng quá không nhỉ?
Xe vừa lên đến cầu Sài Gòn, Thương nghe giọng con gái gấp gáp:
- Khoa! Anh Khoa ơi!
Qua kiếng chiếu hậu, Khoa nhận ra người gọi anh là Mỹ Linh. Cô nàng mặc áo hai dây khoe nguyên bờ lưng trần. Cô ta ngồi sau lưng người đàn ông, anh từng gặp một lần. Đàn bà con gái gì lạ, đi chung bạn trai còn gọi người đàn ông khác. Thiệt hết xài.
Hoài Thương ngỡ Khoa không nghe, cô vội đập vai anh.
- Anh Khoa, có người kêu anh kìa.
Khoa rùn vai:
- Kệ cô ta.
Thương nói:
- Sao lại thế, anh Khoa. Hôm rồi anh đi cùng cổ mà.
Khoa làu bàu:
- Cô biết rõ tất cả, vậy mà cứ tỉnh như không, sợ Thương thật. Cổ nhờ tôi làm hướng đạo viên, một ngày đủ để tôi hết dám nhớ cô ta là ai.
Thương từ tốn:
- Cổ không phải người Sài Gòn à?
Khoa kinh ngạc:
- Thương không nhận ra người quen hả?
- Người quen?
- Ừ, cổ nói cổ đồng hương vớI Thương nhưng theo cha xuất cảnh dạng con lai gì đấy. Cô ta từ Mỹ về nên nhờ tôi dẫn tham quan thành phố.
Hoài Thương nghe vậy, bèn ngoái cổ nhìn ra sau. Vừa lúc chiếc xe Dylan màu trắng quen thuộc của Diệp Bách chạy lên kịp xe Khoa. Qua kiếng của mũ bảo hiểm, Thương nhận thấy vẻ ngỡ ngàng hiện trên mặt Bách. Khoa đã biết được những gì về cô qua lời kể của Mỹ Linh? Thương biết Bách nhận ra cô, còn Linh thì không, vì cô bịt kín mặt. Từng là vợ chồng nên Bách và cả cô đều chưa dễ xóa nhòa hình ảnh của nhau. Mỹ Linh giơ tay vẻ muốn níu kéo:
- Anh Khoa Không nhận ra Linh hả? Bất đắc dĩ Khoa phải cười gượng:
- Xin lỗi nghen! Qủa là bất ngờ gặp lại giữa đường nên tôi nhất thời chưa nhận ra Linh.
Anh lịch sự gật đầu chào Bách, bởi anh thấy Bách nhìn Hoài Thương. Oan gia ngõ hẹp thật. Tự nhiên sao để anh quen Mỹ Linh. Một cô gái lai chả thể so sánh với Thương. Anh chàng kia thật "ngu" khi bỏ Thương để cặp bồ cô gái lai Mỹ này.
Mỹ Linh kêu lên vẻ giận dỗi:
- Ôi trờI! Chả lẽ Linh tệ đến mức không thể khiến anh quan tâm à?
- Tôi không nghĩ thế...
Một chiếc hon da lách lên cắt đứt câu chuyện, bởi Khoa phải điều khiển xe của anh. Diệp Bách gằn giọng, anh thấy Hoài Thương bất chợt ôm chặt bờ vai của Khoa. Cô sợ té Bách thì tức tối vô cớ. Anh gằn Mỹ Linh:
- Em làm ơn ngồI đằng hoàng, kẻo không té chết đấy.
Mỹ Linh thản nhiên:
- Chết dễ vậy sao, tay lái anh vững lắm kia mà. Tự dưng nổI qiạu nạt ngườI ta bộ anh ghen hả?
Bách nhếch môi:
- Ghen với cậu ta à? Anh muốn cảnh cáo em thôi Linh. Cậu ta đáng chở bạn gái, em chưa quen người ta lâu bíết bạn gái cậu ấy ở mối quan hệ gì?
Mỹ Linh cười cười:
- Muốn biết đâu khó. Anh Khoa ơi, sao không giới thiệu để tụi em được quen nhau.
Khoa rùn vai:
- Xin lỗi Linh, cổ là đồng nghiệp của tôi. Chúng tôi phải đi gấp, cảm phiền tôi đi trước nghen.
Dứt câu, Khoa vào số, Chiếc xe lách như một mũi tên thật nhanh giữa dòng xe cộ buổi chiều cuối tuần. Thêm một lần nữa Thương phải vội vã bám chặt eo Khoa. Diệp Bách ghen hờn vô lối trong im lặng lầm lì chạy xe. Khoa thích thú bởi khoảng cách giữa anh và Thương vô tình được xích lại gần nhau. Hơi thở gấp gáp vì sợ của Thương phía sau lưng anh nóng hổi, ước gì suốt đời nay anh mãi được là người chở cô đi khắp thành phố nhỉ? Còn Thương qua phút bất ngờ, cô nhận ra cử chỉ thân mật của mình dành cho Khoa. Cô trở nên bốI rốI, tất cả cũng tại cô ta. Chắc chắn Diệp Bách đang nghĩ Khoa là "người tỉnh" của Thương, ánh mắt Bách tố cáo điều đó.
Hoài Thương chậc lưỡi, mặc kệ Bách nghĩ gì. Cô đâu cần bận tâm chứ...Thương nhè nhẹ ngồi trở lại khoảng cách cần có giữa hai người. Khoa trầm tĩnh:
- Anh ta là gì của Thương?
Hoài Thương hiểu Khoa đang hỏi gì. Dù Khoa không nhìn rõ được nét mặt cô, Thương vẫn nghe cổ họng mình như chợt đắng.
- Anh muốn hỏi ngnời chở Mỹ Linh à?
Khoa không ừ mà nói theo cách khác. Cách mà Thương không hề nghĩ đến:
- Tôi từng bắt gặp một lần anh ta quan sát Thương. Ánh mắt anh ta lúc đó chứa đựng một trời đớn đau tiếc nuối. Tôi nghĩ nếu hai người không là bạn, chắc chắc anh ta thuộc dạng "yêu đơn phương".
Hoài Thương đăng đắng.
- Anh tinh mắt đấy. Nếu tôi nói anh ta là chồng tôi, anh tin không?
Khoa không ngờ Hoài Thương lại khẳng định điều này. Dù Mỹ Linh từng kể anh nghe, nhưng anh chưa tin thật. Một cô gái còn quá trẻ như Thương, nói có chồng mấy ai tin nổI?
Khoa cười nhẹ:
- Tôi tin thương nói thật, nhưng vì sao phảI ly hôn?
- Xin lỗi nghen! Tôi không muốn nhớ về quá khứ.
- Tôi chả có ý phanh phui tò mò đời tư của Thương. Tại tôi thấy... hai người chia tay khi tình yêu thương còn đong đầy ánh mắt. Tôi đoán giữa hai người có uẩn tình.
- Anh nghĩ thế à? Anh thêm nghề coi tướng số người khác sao?
Khoa trầm tĩnh:
- Tôi không sai chứ?
Thương thở dài:
- Tôi không hứa, có thể một lúc nào đấy tôi bất chợt muốn tâm sự khi ấy có anh bên cạnh, tôi nghĩ là tôi sẽ kể cho anh nghe. Bây giờ anh cho tôi xuống đây.
Khoa nhìn đường, anh ngạc nhiên:
- Còn xa mới tới nhà của Thương, sao lại xuống? Phải cô giận tôi không?
Tôi sẳn sàng xin lỗi và quên ngay câu chuyện tôi vừa hỏi.
Hoài Thương cười hiền:
- Tôi muốn ghé thăm người bạn. Ngày trước chị ấy từng là "mối hàng" của tôi, tôi không tự ái ẩu đâu, anh chả nên tự dằn vặt mình. Tôi nói thật đấy.
Khoa đành phải dừng xe. Hoài Thương mỉm cười chào Khoa rất tự nhiên.
Chờ Khoa chạy xe đi một đoạn xa, cô mới ngoắt xe ôm để về nhà. Cô đã nói dối Khoa, cô rất sợ đối diện lòng mình. Bề ngoài cô có vẻ cứng rắn, thực ra trái tim cô vẫn nhói đau mỗi khi ai đó chợt hỏi về ngày xưa của cô. Cái ngày xưa... vừa rờI khỏI cuộc sống của cô chỉ ít ngày, thật ngắn nhưng lại quá tàn nhẫn, đớn đau. Cô muốn quên, dù biết rằng rất khó, hạnh phúc vuột khói tầm tay, vẫn thi thoảng ùa về khuấy động tâm hồn yếu đuối mong manh của cô. Hãy cố quên nó đi, Thương ơi!
Điệp Bách gắt Hằng Dung thật mạnh, anh đi như chạy trên lối sỏi dẫn vào căn nhà quen thuộc. Hằng Dung lao theo Diệp Bách, giọng cô đầy giận dữ:
- Anh Bách! Anh không nên đến đây nữa. Để chị tôi yên tĩnh được không?
Diệp Bách cao giọng:
- Tôi hiểu tôi không còn tư cách đến đây. Nhưng Hoài Thương đang đau khổ tôi không thể bỏ cô ấy một mình.
- Anh nói hay lắm! Tiếc rằng sự thật lại không được như anh nói. Chính anh ký giấy ly hôn bắt tôi ký kia mà. Hai tháng rồi tôi đang dần quên ngày xưa mình từng là ai.
Giọng nói của Thương chợt vang lên ấm trầm, đắng ngắt, khiến cả Bách và Hằng Dung ngơ ngác. Hằng Dung bước sấn lên trước, đưa tay đỡ vai thương:
- Chị đang mệt, ra đây làm gì? Mặc kệ thứ giả nhân giả nghĩa ấy, em đưa chị vô nhà nằm nghĩ nghen.
Hoài Thương chậm rãi:
- Chị chưa chết nổI đâu em đừng lo lắng quá! Còn anh nữa, anh sao mãi đeo bám tôi vậy. Cô vợ lai của anh không hiền đâu. Anh về đi!
Diệp Bách nghèn nghẹn:
- Hoài Thương! Anh đã sai, anh xin lỗi em! Anh mới biết rõ chuyện...mẹ và Kim Ngọc đựng chuyện hại em.
Hoài Thương nhếch môi:
- Biết để làm gì, khi mọi việc được an bài.
- Anh...
- Đừng nói là anh muốn ly hôn Mỹ Linh. Chuyện đã qua hãy để nó trôi qua.
Tùy theo lòng người hiểu sao cũng được. Tôi không trách ai cả. Tại số phận tôi là vậy mà.
- Nhưng anh không thể im lặng khi hiểu rõ em bị tiếng oan. Anh không chịu nổi khi hình dung cảnh em bị người ta dè bỉu, khinh khi. Mẹ và Kim Ngọc đã làm tổn thương em. Còn anh thì, mù quáng, thụ động. Anh muốn chuộc lỗi, chỉ cần em đồng ý anh sẽ tung hê tất cả.
Hoài Thương lạnh lùng:
- Muộn mất rồi. Anh đã chết trong tim tôi vào buổi sáng ở tòa án. Cuộc hôn nhân với Mỹ Linh là một sự đổi chác, như ngày xưa ở tuổI 17, tôi phải làm vợ anh chỉ vì số tiền cậu mợ tôi vay mẹ anh. Luật đời có vay có trả. Anh đang trả lại cho tôi món nợ tủi hờn năm đó. Chỉ khác, hiện tại Mỹ Linh là chủ nợ. Cô ta yêu anh, bao nhiêu đó đủ để anh gạt bỏ tôi. Anh yên tâm, dù thế nào tôi cũng đứng vững và không dễ gục ngã đâu.
Dứt lời, cô xoay người bỏ đi vào nhà. Diệp Bách nhận ra mỗi lúc Thương mỗI mạnh mẽ cứng rán hơn. Vậy mà mẹ anh lại nhẫn tâm bôi nhọ cô. Sự bôi lem ghê tởm nhất, thất đức nhất mà bây giờ anh còn bàng hoàng, không hiểu nổi tại sao một người mẹ, người vợ nhà quê lại có thể làm được?
Hằng Dung kéo tay Bách:
- Anh về đi! Từ nay không chỉ có chị Thương, cả tôi nữa. Tôi không muốn gặp anh ở đây đâu. Bởi anh còn tới làm phiền chị tôi, sẽ kéo theo mẹ anh, vợ anh đến. Thêm một lần nữa, tôi buộc lòng phải phản kháng. Khi ấy, kết quá xấu cỡ nào, anh cũng đừng trách tôi.
Diệp Bách hiểu Hằng Dung không dọa suông. Nuốt tiếng thở dài vào lòng.
Diệp Bách lặng lẽ quay đi. Anh càng lúc càng giận mẹ anh. Chính bà đã khiến trái tim anh tan nát. Chính bà, đã ép anh hủy bỏ hạnh phúc đời anh. Hoài Thương là cô gái nhân hậu. Cố nuốt nhịn. tủi nhục cũng vì muốn anh trọn vẹn chữ hiếu. Hiếu thảo. đâu do anh toàn tâm, toàn ý. Anh nợ Hoài Thương qúa nhiều dù thời gian làm chồng vợ chỉ gói gọn trong ba năm.
Diệp Bách vừa bước vào phòng khách đã bắt gặp ánh mắt sắc như dao của mẹ anh nhìn xoáy vào anh. Bên cạnh bà, Mỹ Linh đang khóc ấm ức. Chắc chắn cô nàng đã ỉ ỏi điều gì với mẹ. Nét mặt bà Bình đầy sắc giận. Bà hỏi ngay mà không chờ anh chào:
- Con đi đâu suốt buổi tối vậy Bách?
Diệp Bách cười gượng:
- Con chào má. Má lên hồi nào sao không điện thoại để con đi đón? Con kẹt vài việc, chỉ mới ra ngoài vài giờ. Con cùng Linh ăn cơm chiều xong con mới đi đó mà.
Bà Bình gằn giọng:
- Vậy à! Má lên tới hồi chập tối đã thấy Mỹ Linh ở nhà một mình. Vợ chồng mới cưới, Mỹ Linh đi xa về, thành phố hay dưới quê đều còn lạ lẫm với nó. Con không nên ra ngoài một mình bỏ Mỹ Linh ngong ngóng ở nhà, coi không được.
Diệp Bách không dè mỗi lúc mẹ anh mỗi bênh vực Mỹ Linh. Anh không tin mẹ anh không biết những chuyện Linh thích đi chơi một mình, bởi bà rất sâu sắc và có nhiều tai mắt ở thành phố. Bà bênh vực con dâu, trách mắng anh, chứng tỏ Mỹ Linh đã biết điều, với bà rất nhiều. Diệp Bách nhếch môi:
- Con nhớ rồi thưa má.
Cách nói của Bách hệt đứa trẻ "bảo gì dạ đấy" ngoan ngoãn, tuân lệnh. Bà Bình tự hào về điểm này của con trai, bà gật đầu:
- Má tin con! Bởi con xưa nay luôn kính trọng ba má. Linh à! Má muốn đi nghỉ, con tùy ý xử phạt Diệp Bách theo ý con. Má không thiên vị con trai má đâu.
Mỹ Linh sốt sắng:
- Dạ! Má để con đưa má về phòng.
Bà Bình khoát tay:
- Không phiền con đâu, má tự lo cho mình được. Nhưng theo má, vợ chồng con nên về quê tìm một người bà con xa để phụ giúp việc gia đình. Cơm hàng cháo chợ mãi không phải là giải pháp tốt cho một gia đình khá giả con ạ!
Mỹ Linh cười tươi:
- Dạ, con hứa suy nghĩ lại lời của má.
- Con không phải e dè. Gia đình ta đâu thể bắt con vào bếp. Thời đại này, nhà khá giả, ai cũng thuê ngườI giúp việc con ạ? Con cứ để má tự thu xếp.
Mỹ Linh vẻ do dự:
- Như thế... tiện không, thưa má?
- Ôi dào, con gái quê còn thất học cả xứ, khối đứa mong đổi đời, dù chỉ là đi phụ việc gia đình trên thành phố. Má nhất định rồi, chuyến này về má sẽ liệu cho con.
Mỹ Linh nhẹ giọng:
- Ý má định sao, con xin nghe lời.
Bà Bình trở lên phòng riêng. Mỹ Linh hạ bớt âm thanh, vẫn không giấu được nét hằn học:
- Anh tìm cô ta à?
Dịệp Bách hờ hững:
- Cô ta nào?
- Anh đừng hòng qua mặt em. Lúc nãy vì có má, em không muốn anh bị mắng, chứ em thừa biết anh về bên nhà cũ gặp Hoài Thương.
Diệp Bách nhếch môi:
- Em không ghen à? Nếu đúng như lời em nói.
Mỹ Linh thản nhiên:
- Em không biết ghen. Có lẽ tại tuổi trẻ của em sống bên Mỹ, tất cả mối quan hệ gần. như tự do. Và thời gian vừa qua, em nhận thức được rõ tình cảm, vị trí của em trong anh. Em không yêu anh như em từng nghĩ như dạo vừa trở về Việt Nam.
Diệp Bách nhìn Linh:
- Và bây giờ em đang hối hận?
Mỹ Linh thở dài:
- Hối hận trong sự muộn màng. Em biết Thương không chấp hhận quay lại với anh. Em không chối, chính em cũng đang khát khao một người đàn ông khác. Người đàn ông ấy mạnh mẽ, lạnh lùng trước em càng khiến em quay quắt.
Em từng nghe một câu nói "cái gì càng khó nắm bắt, cái đó càng qúi giá". Em lấy được anh từ trong tay Hoài Thương quá dễ dàng. Khi em hiểu được điều này thì em đã mất cơ hội yêu thương người khác.
Diệp Bách chua chát:
- Em đã yêu Khoa, đúng không?
- Tiếc rằng Khoa không hề có tình cảm với em. Hơn nữa nhỏ Bảo Trân em họ em, còn được mẹ anh Khoa chọn làm con dâu. Em không thể.
Diêp Bách trầm tĩnh:
- Cám ơn em đã thật lòng. Hãy để tôi cho em một lời khuyên rất thật. Em vẫn có thể lấy người đàn ông em yêu. Chỉ cần chúng ta chia tay. Tình yêu không phải là món quà thích nhường ai thì nhường.
Mỹ Linh thảng thốt:
- Anh muốn ly hôn lần nữa à?
- Anh chỉ muốn làm một điều tốt cho em.
- Còn ba mẹ?
Diệp Bách nhếch môi:
- Đã đến lúc phải sống vì bản thân mình. Anh...
Mỹ Linh chợt cười như khóc:
- Tôi hiểu rồi, anh là kẻ ích kỷ, anh đã cứu được sự nghiệp gia đình anh qua cơn phá sản nhờ tiền bạc của tôi. Bây giờ qua sông rồi, anh quên mất con thuyền. Anh đừng hòng. Nãy giờ tôi chỉ thử anh thôi. Tôi đang rất căm hận Hoài Thương! Chính sự thanh thản, nhẫn nhịn của nó khiến tôi biết căm ghét, ghen hờn. Tôi không ngốc giẫm vào vết chân của nó đâu.
Diệp Bách phẫn nộ nhìn Mỹ Linh. Tiếng cười của cô như tiếng gió lồng lộng xoáy vào đầu anh, nhức nhối. Thêm một lần nữa, Bách đã thua những người đàn bà thân cận anh. Giọng nói của Linh rin rít:
- Anh ngu lắm! Con Thương đang được thằng Khoa đeo bám. Hắn không thích nhỏ em họ tôi. Suy cho cùng, rủ bỏ được anh, con nhỏ mừng hết lớn. Giờ được con trai tổng giám đốc ưu ái, Hoài Thương đâu ngu quay lại với anh, gã đàn ông còn thua xa Khoa kia.
Diệp Bách hét nhỏ:
- Em im đi! Hoài Thương không phải là người tham sang phụ khó.
- Ôi! Chồng yêu qúi của em. Nãy giờ em đâu nói cô ta tham vàng bỏ ngải.
Khổ nỗi chính mẹ con anh đã bôi phết lên người cô ta một lớp than đen, hôi hám đấy chứ.
Mỹ Linh rùn vai:
- Nếu có trách, anh nên trách mẹ anh. Tôi chẳng qua chỉ là một con cờ trong ván bài của bà ấy. Tôi hứa giúp anh nếu anh còn hứng thú trở lại với Hoài Thương.
Diệp Bách ném cho Mỹ Linh ánh mắt vằn tia máu. Anh giận dữ bỏ lên phòng, còn lại một mình nơi phòng khách, Mỹ Linh gục đầu xuống bàn, cô âm thầm nghĩ kế hoạch phá Hoài Thương. Giá như mọi việc được trở lại từ đầu, cô sẽ chẳng bao giờ lấy Diệp Bách. Cô ghê sợ bà mẹ chồng tham lam, hiểm độc.
Liệu cô còn cơ hội hay không. Cô yêu Khoa mất rồi, cô không muốn anh thuộc về ai. Khoa phải là một nửa của cô dù phải đổi bằng hết cứ giá nào.
Những ngày tiếp theo, Hoài Thương cố tránh mặt Khoa. Công việc ngập đầu khiến cô quên mất chuyẹn phải ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Chiều thứ bảy, Thủy Tiên hẹn xuống đón Thương đi dự sinh nhật Hà Thu, Hằng Dung về thành phố từ trưa vì bà Du vừa ở quê lên khám bệnh. Hằng Dung không quên gọi điện thoại dặn Thủy Tiên:
- Chị nhớ đừng để chị Hai em uống bia đó nghen.
Thủy Tiên cười:
- Một ly đâu có sạy mà Dung sợ.
- Em biết, nhưng chị Hai đang mang em bé, lỡ có chuyện gì tội lắm.
- Nhỏ này giống y hệt tính má chị, hở chút lo xa. Em đừng quên nhiều bà bầu khoái uống bia để khi sanh con, em bé có tóc vàng da trắng đấy.
Hằng Dung la nhỏ:
- Em không đùa đâu. Chị để chị Hai uống dù chỉ một giọt gì có chất 'cay", em sẽ ứ thèm nhìn mặt chị nữa.
- Nghe nhỏ hù, chị nổi cả da gà. Yên trí đi nhỏ, chị luôn vì "Tương lai con em" bạn bè mà.
Hằng Dung chỉ yên tâm khiThủy Tiên hứa đưa Hoài Thương về tận nhà.
Hoài Thương không biết sự dặn dò của nhỏ em họ. Hơn bốn giờ chiều cô đóng cửa phòng làm việc định ra công trường xem lại phần đổ nền xưởng. Bất chợt Thương thấy mặt mày sây sẫm. Cô vội ngồi thụp xuống đất ngay phía ngoài cửa phòng làm việc. Chóng mặt kinh khủng, dù đã ngồi dưới nền xi măng, tay ôm mặt nhưng Thương vẫn cảm giác toàn bộ căn nhà đang quay tròn quanh cô, mỗi lúc một dữ dội...
- Hoài Thương!
Mơ hồ, trước lúc nằm vật ra đất, cô nghe ai đó gọi tên mình.
Mi mặt trĩu nặng, mùi cồn, mùi ête hòa trong gió khiến Thương khó chịu. Cố nhướng mắt, cô nhìn quanh quất. Căn phòng kê vài chiếc giường, người ra vào, kẻ nằm ngồi, rên rỉ tạo nên một âm thanh bệnh tật. Hoài Thương biết mình đang nằm viện. Là ai đưa cô vào đây?
- Chị Hai!
Giọng Hằng Dung mếu máo, nhỏ mít ướt này chắc khóc lâu rồi. Thương cố choài tay ngồi dậy nhưng Dung la nhỏ:
- Đừng dậy, chị còn yếu lắm, chị không thấy tay chị đang truyền dịch à. Bác sĩ dặn chị phải nằm yên, không được đi lại lúc này.
Hoài Thương lo lắng, cô đưa tay rờ bụng:
- Sao vậy Dung? Đã xảy ra chuyện không may hả?
- Chưa xấu đến mức phải. đem chị ra phán quyết. Bác sĩ nói chị choáng do làm việc quá sức. Chị cần nghỉ ngơi theo chế độ bác sĩ vạch ra.
- Ai đưa chị vô đây thế. Chị Tiên đâu?
Hằng Dung xụ mặt:
- Chị Tiên bị em mắng phần sợ chị chết nên ngồi ngoài khóc miết à.
- Vô duyên, tự nhiên sao mắng chị ấy.
- Em đã cảnh cáo. Tại chị ấy sợ chị giận để chị uống rượu, mới xảy ra chuyện, cũng may anh Khoa kịp đỡ chị nếu không trời biết được bây giờ chị thế nào.
Hoài Thương thở dài:
- Số chị không dễ chết đâu nhỏ ơi! Ông trời cho tồn tại để gánh tai kiếp nữa đó.
Hoài Thương không hề biết bác sĩ đã kịp lập hồ sơ bệnh án của cô, theo lời xác nhận của Khoa.
- Anh quan hệ thế nào với bệnh nhân? Anh trai? Bạn hay chồng cô ấy?
Khoa từ tốn:
- Cô ấy mắc bệnh gì? Sao bác sĩ hỏi kỹ quá vậy?
- Bệnh tật, cổ không có. Chỉ do làm việc nhiều, ăn uống không điều độ dẫn đến suy nhược cơ thể thôi. Bào thai không khỏe lắm đâu.
Khoa bật kêu:
- Cô ấy có thai?
Bác sĩ nhìn anh đăm đẳm:
- Có gì không ổn hả? Nghĩa là anh không phải người nhà cổ? Vậy tôi phiền anh báo tin để chồng cổ tới. Chúng tôi không muốn một mầm sống phải ra đời trong tình trạng suy yếu.
Khoa quyết định:
- Tôi xin lỗi. Tôi là chồng cô ấy. Vợ tôi tên Võ Hà Hoài Thương.
Bác sĩ Tâm cười cười:
- Lạ thế, vợ chồng sao không biết vợ mình có báu cà? Gần ba tháng rồi.
Khoa gãi tóc:
- Bác sĩ thông cảm. Vợ tôi tính lạ lắm. Cô ấy thích tạo bất ngờ cho người thân, chắc cổ muốn biết chính xác con trai hay con gái nên đã không kể cho tôi biết.
- Cũng phải, nhưng giấu kiểu này cũng nguy hiểm lắm đó. Cổ ăn ít làm việc vất vả, không chịu san sẻ, em bé chậm phát triển Khoa vẻ biết lỗi:
- Từ nay tôi sẽ quan tâm nhiều đến cổ. Cô ấy là giám đốc, không làm việc chân tay nên chủ quan đấy. Bác sĩ cho biết, tôi phải làm thế nào ạ?
Bác sĩ Tâm kê toa thuốc để Khoa đi mua cho Thương uống, còn chép môi dặn:
- Mấy cô gái tài cao, tham vọng lớn, ham công việc lắm. Cậu phải cương quyết ép cô ấy ăn uống, nghỉ ngơi nhiều sanh con so, quan trọng cho sức khỏe sau này của người mẹ.
- Dạ!
Rời phòng bác sĩ, Khoa tần ngần trước cửa hàng thuốc tây. Lý do Thương sống khép kín nội tâm là đứa bé. Bề ngoài chả ai tin cô từng làm vợ.... ba năm.
Cô còn rất trẻ, giống như sinh viên năm đầu của một trường đại học. Không trực tiếp làm việc với cô, anh đã không nhận ra cô rất mạnh mẽ, quyết đoán trọng kinh doanh.
Anh trở lại phòng bệnh với lỉnh kinh các bịch thuốc nơi tay. Anh không quên mua thêm tô cháo thịt bằm nóng đem lên cho Thương.
Được Dung nói trước, Thương vẫn không tránh khỏi bối rối khi thấy Khoa.
Lúc này anh vừa gần gũi, thân thiết với cô, chứ không như lúc làm việc.
Hằng Dung bụm miệng:
- Anh Khoa mua gì lủ khủ vậy?
Khoa cười nhẹ:
- Thuốc của Hoài Thương ấy mà. Bác sĩ dặn phải cho cô ấy uống ngày theo toa. Tôi mua thêm cháo để Thương ăn vì Thương chưa ăn gì, phải không?
Hoài Thương chống chế:
- Lúc ấy chưa hết giờ làm việc, ai bỏ đi ngang xương thế. Còn gì kỷ luật nữa.
- Bây giờ ăn bù nghen. Ăn xong để uống thuốc. Bác sĩ nói cô lườI ăn lắm, hiện cơ thể cô rất yếu.
Thương chớp mắt:
- Tôi sợ ăn cháo lắm. Dung à, hay em mua cho chị ổ bánh mì chả.
Hằng Dung xua tay:
- Ôi! Không được đâu, bánh mì vừa khô vừa nóng. Ăn vô không đảm bảo dinh dưỡng. Em biết chị kbông thích ăn cháo, nhưng bệnh thì phải nghe lời bác sĩ chị ạ. Huống hồ anh Khoa chắc mua cháo đặc biệt, không chừng ăn một lần chị ghiền, hết ghét cháo ấy chứ. Đúng không anh khoa.
Khoa cười cười:
- Tôi không rành lắm, thấy bác sĩ dặn nên mua cháo thịt hoặc tim gan cho Thương, nên tôi mua. Thương ráng ăn đi rồi tối hỏi lại bác sĩ xem thay đổi được không? Chính tôi thà uống cả phê chứ ăn cháo tôi cũng ngán lắm.
Cách nói chuyện của Khoa khiến Hoài Thương bật cười. Nhờ vậy cô ăn hết tô cháo một cách ngon lành.
Bác sĩ đề nghĩ Thương nằm lạI để theo dõi cái thai. Thương ngán ở bệnh viện vô cùng tận. Nhưng cô vẫn không dám cãi. Dù sao cô vẫn sợ thai nhi bị ảnh hưởng. Cô không muốn đứa bé sinh ra bị suy dinh dưỡng, trí não kém phát triển.
Bà Du ngạc nhiên khi thấy Khoa tỏ ra lo lắng nhiều cho Thương. Hằng Dung gắt nhỏ:
- Mẹ! Khi không mẹ nhìn anh Khoa dữ vậy. Làm như mẹ mới gặp ảnh lần đầu không bằng.
Bà Du hạ giọng:
- Tại mẹ thấy lạ. Cậu ấy ngó bộ công tử thế không ngờ cũng biết cách chăm sóc người bệnh. Ai sau này lấy được cậu ấy thiệt phước.
Hằng Dung le lưỡi trêu bà Du:
- Con đủ tiêu chuẩn không mẹ?
Bà Du tỉnh queo:
- Con hả? Ma khô ưa thì đủ.
Hằng Dung giậm chân:
- Mẹ? Người ta xinh đẹp dễ thương cỡ này vậy mà nói "Ma ưa". Con bị ma ưa thật, sợ rằng mẹ khóc hết nước mắt ấy.
Hoài Thương nhẹ giọng:
- Thím chọc em thôi. Dung. Cỡ em gái chị chả lo ế.
Hằng Dung cười tươI:
- Em ước được như chị, phân nửa quá tốt rồi.
- Giống chị khổ đau, tủi hận chứ sướng ích gì.
- Sau cơn giông tố trời lại nắng. Chị chính là bến bờ bình yêu nhất cho những ai lãng tử, phong trần, sau tháng năm mỏi mòn, dừng chân. Anh Khoa là ví dụ.
Hoài Thương liếc khoa:
- Đừng đưa chị lên trời. Chị sợ té lắm.
- Em chỉ nói sự thật, phải không anh Khoa.
Khoa trầm tình:
- Hằng Dung nói đúng đấy. Thương đã hi sinh rất nhiều cho mầm sống trong em. Hãy cố thêm ít nữa, còn sức gánh nặng gia đình và sự nghiệp:
- Cám ơn lời khuyên của anh.
Bà Du ra ngoài mua thêm ít vật dụng cá nhân, Hằng Dung theo bán mẹ, sau khi bỏ nhỏ một câu:
- Em giao chị Hai cho "sếp coi". Chị xỉu lần nữa em bắt tội anh Khoa.
Khoa thản nhiên:
- Yên tâm đi nhỏ, anh biết mình phải làm gì với cô gái bướng bình nhất hành tinh này.
Hoài Thương im lặng. Dạo này cô luôn thấy khó thở mỗi khi gặp Khoa, ánh mắt của anh khiến cô thấy mình chông chênh như muốn bay lên cao.
Hoài Thương cắn môi:
- Cám ơn anh Khoa nghen!
- Về chuyện.gì?
- Hôm qua không có anh chắc tôi tiêu rồi.
- Làm gì nghiêm trọng vậy. Công ty thiếu gì người. Không có tôi ắt có người khác gặp em thôi. Nhưng tôi vẫn thấy mình may mắn, giữa chúng ta hình như có duyên nợ.
Hoài Thương cúi đầu:
- Anh đã biết...rồi phải không?
Khoa nhẹ nhàng.
- Vừa đủ để thấy em đáng bị.... đòn về tội không biết bảo vệ trẻ con. Vừa đủ để tôi tự cho phép mình từ nay phảI quàn tâm đến em hơn.
Hoài Thương lắc đầu:
- Không cần đâu anh Khoa. Anh nên dành thời gian cho Bảo Trân. Con gái ai cũng có tự ái riêng. Bảo Trân là người được gia đình anh chọn lựa. Cổ đáng được đốI xử tốt.
Khoa nhún vai:
- Bảo Trân trong tim tôi mãi mãi chỉ là cô em gái, không ai ép được tôi phảI thay đổi. Hạnh phúc một đời, tôi không để ai đặt để đâu, dù mẹ tôi có khóc than thế nào.
Honi Thương im lặng. Cô chợt nhớ đến Diệp Bách, thời gian gần đây Bách luôn tìm cớ ghé thăm cô. Anh ân hận, day dứt. Hoài Thương lạnh lùng, mọi việc, chấm dứt. Mẹ Bách không đơn giản. Cô chả muốn dây dưa làm gì. Tiếng xấu chưa phai, thêm tiếng giật chồng người ta nữa. Thà cô sống khổ cực vẫn hơn. Huống chi bây giờ cô đã có danh vị, tiền tài. Thời đói khổ, nhắc cô đừng sống trên mây, trên gió. Thực tế có giàu sang, quyền thế vẫn được trọng dụng hơn. Cô không muốn Khoa dính líu vào đời tư của cô. Khi cô đang sống bằng đồng vốn đầu tư của dòng họ, gia đình anh. Phải biết thân, biết phận mình là ai.
Hoài Thương nhẹ giọng:
- Cám ơn anh đã lo lắng, quan tâm tôi. Bây giờ tôi thật sự khỏe trở lại. Anh nên về Sài Gòn đừng để mẹ anh muộn phiền. Bà mẹ nào cũng ích kỷ như nhau.
Bởi trong lòng mẹ, con cái mãi chỉ là những thiên thần nhỏ, luôn cần sự bảo bọc, chăm chút của gia đình. Anh đừng để tôi khó xứ.
Khoa trầm tĩnh:
- Em có thể không tin tôi. Nhưng tôi không thấy tổn thương khi nói ra ý nghĩ của mình. Em là người con gái đầu tiên và duy nhất khiến trái. Tim tôi rung động? khiến tôi thay đổi ý nghĩ của mình. Tôi sẽ chờ em. Chờ tình yêu của mình.
Hoài Thương ngồi chết lặng. Cô nghe trái tim cô nhói đau, tê cứng trước những câu nói như một lời tỏ tình của Khoa. Thương nghe giọng cô đặc đi:
- Anh Khoa! Tha lỗi cho tôi. Trong tim tôi đàn ông là một thứ vi rút đáng sợ.
Tôi không còn lòng tin vào họ.
Khoa nhẹ giọng:
- Em đừng có suy nghĩ bi quan như vậy. Phàm làm người, ai không trải qua vài lần vấp ngã, có đau thương mới. can đảm nhìn lại chính mình. Nỗi nhọc nhằn hôm nay để ngày mai ta được thanh thán hơn. Em vốn kiên cường, hãy đẹp bỏ tự ti mặc cảm. Em sẽ thấy cuộc sống quanh ta mãi chỉ một nnàu hồng.
Tôi không quan trọng quá khứ của em. Hãy coi quá khứ là một vết thương ngoài. da. Nó rất mau lành, khi ta biết cảm thông, biết xoa dịu chia sẻ cùng nhau. Tôi sẽ kiên nhẫn chờ em thay đổi. Nói được những gì cần nói với em, tôi thấy lòng tôi lắng lại rất nhiều. Bây giờ tôi về thành phố tôi nhất định có được giấc ngũ ngon. Tôi mặc kệ đời thường còn bao nhiêu giông gió muốn trút xuống tôì hay em. Tôi nhất định gánh chịu tất cả. Em phải tin tôi.
Anh nheo mắt, mỉm cười cùng cô, rồi chậm rãi, ung dung Khoa bước ra của.
Hoài Thương nuốt vào lòng tiếng thở dài xót xa. Cử chỉ của Khoa khiến cô nóng mặt.
Ngày còn làm vợ Bách, cô hầu như chả mấy khi được Bách âu yếm vuốt ve yêu thương. BởI hai vợ chồng lấy nhau như một cuộc mua bán, trao đổi.
Thương không làm sao quên được nỗi hận trong lòng, dù cô vẫn biết tất cả đều một tay bà mẹ chồng tác yêu tác quái dựng lên. Ngày ly dị, cô nhìn Bách sánh đôi cùng Mỹ Linh, trái tim cô đau thắt, nó muốn nổi loạn, muốn phá nát ngực cô. Tận lúc đó, cô chợt nhận ra cô đã yêu Bách. Tất cả đều muộn màng.
"Từng đêm trắng cô đơn, một mình. Tôi mong nhớ, nghe mưa rơi ngoài hiên vắng.
Dù vẫn biết em không quay về, nhưng tôi vẫn chờ mong...
Diệp Bách đã dùng bài hát "Nỗi nhớ nơi con tim mồ côi", anh hát trọn một tháng đầu tiên khi vợ chồng ly dị, trước cổng ngôi nhà cũ của hai vợ chồng.
Tiếc cho anh! Tiếc cả cho Thương, khi lấy nhằm một người chồng không đủ sức chở che, bảo vệ vợ mình. Biết làm sao. Giữa chữ tình - chữ hiếu, Bách chỉ được chọn một.
Bây giờ, chút đớn đau một thời con gái tinh khôi, chút mong manh tình đầu vừa chợt đến, là đứa con mang trong bụng. Nó mãi là của riêng cô, trong tuổi hai mươi còn quá nhiều mộng đẹp.
Từ bây giờ Thương phải biết tự lo lắng, chăm sóc bản thân. Cô không thể để thêm một lần xảy ra sự bất cẩn.
Ngoài cổng bệnh viện, Bảo Trân và Mỹ Linh đi tới đi lui, chờ Khoa.
Bảo Trần bực bội:
- Chả biết làm cái thứ gì trong đó mà lâu lắc lâu lơ, chưa chịu ra vậy cà?
Mỹ Linh nhếch môi:
- Em quên rằng Khoa đi nuôi bệnh à?
- Nhưng con nhỏ Dung vô trong ấy lâu rồi. Ảnh đâu cần phải ở mãi bên người ta chứ.
Mỹ Linh vỗ vai:
- Nếu sốt ruột quá em thử vô đó coi sao, đứng càm ràm chi cho mệt đầu, mệt miệng.
Bảo Trân bặm môi:
- Tại em ghét con nhỏ ấy. Em không vì lời năn ni của bác Nam, em đâu thèm tốn công chạy từ Sài Gòn xuống đây chứ. Ờ phải rồi, còn chị nữa...Chị chờ anh Khoa làm gì vậy?
Mỹ Linh tỉnh bơ:
- Anh Khoa mời cơm chị tối nay.
Bảo Trân tròn mắt:
- Cái gì nữa đây? Ảnh mời chị ăn tối?
- Em không tin à? Không tin em cứ chờ là biết. Chị gạt em làm gì. Anh Khoa bảo thích chị.
Bảo Trân cắn môi:
- Không lý nào ảnh quên, hôm nay nhà anh ấy mở tiệc đãi khách Khoa hứa sẽ về nhà.
Đúng lúc Khoa dắt xe ra. Anh nhíu mày nhìn hai cô gái:
- Hai chị ẹm Linh thăm ai bệnh à?
Mỹ Linh đu tay Khoa:
- Kìa anh! Sao anh có thể quên anh đã hứa tối nay dẫn em đi ăn tối.
Bảo Trân xụ mặt:
- Hẹn bạn gái ngọt miệng, sao anh còn gọi điện về nhà hứa với mẹ anh để bà một hai bắt "người ta" phải đi đón anh?
Khoa ngán ngẩm nhìn hai cô gái. Anh đọc rất rõ sự giả dối do họ dựng lên, anh thản nhiên:
- Anh xin lỗi hai em. Việc bất ngờ xảy ra khiến anh mệt ngất ngư. Đã xuống đây rồi thì ta cùng về cho vui.
Mỹ Linh cong môi:
Nhưng em muốn anh hứa.
Khoa cười:
- Ngày rộng tháng dài, sẽ có một ngày trời quang mây tạnh để, tôi làm hướng đạo viên cho em. Bây giờ tôi rất buồn ngủ, hay cùng tôi về Sài Gòn, về nhà tôi ăn chút gì đó rồi chia tay. Đồng ý nhé.
Bảo Trân tươi cười.
- Anh ấy nói vậy,mình phải về thôi chị Linh. Sẵn hôm nay nhà anh ấy đãi tiệc, chị vô chơi cho vui.
Miệng Trân mời ngọt xớt, thật ra trong bụng cô biết tỏng, Mỹ Linh chả đời nào đường đột đến nhà Khoa.
Ném cho Trân ánh mắt sắc như dao, Mỹ Linh chồm đến hôn nhanh lên môi Khoa trước nét mặt bàng hoàng, tê cứng của Bảo Trân. Loáng cái Mỹ Linh quay đầu xe, cô nói:
- Em đi Long Khánh, không làm phiền anh nữa. Anh đừng quên hôm nay nợ em một lời hứa đấy. Chị bai nhé, cô em họ xinh đẹp.
Khoa mỉm cười, giấu đi sự ghê sợ của mình trước cái dạn dĩ rất Mỹ của Mỹ Linh.
Anh thấy tội nghiệp Bảo Trân. Cô chưa đủ già giặn để đốI đầu cùng Mỹ Linh trong cuộc chơi tình ái.
- Mình về thôi em!
Giọng Khoa thật ngọt. Bảo Trân quên ngay nỗi giận hờn. Cũng may cô xuống bằng xe ôm. Bây giờ được ngồi sau lưng Khoa trên chiếc mô tô của anh, Bảo Trân thấy cô được ông trời đền bù rất đầy đủ. Cô ước gì con đường trở về thành phố mãi là một kỷ niệm đáng nhớ cho cô và cho Khoa.
Hãy Đến Bên Em Hãy Đến Bên Em - Hồng Kim